Wednesday, February 29, 2012

Nhà nước và người dân

TRẦN HỮU QUANG
Sau vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng), nhiều bài báo đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau. Bài này chỉ tập trung bàn về một số vấn đề liên quan đến quyền của người dân và cấu hình vận hành của một nhà nước pháp quyền.
Do báo chí đã tường thuật nhiều nên bài này không nhắc lại diễn biến vụ việc, cũng không bàn về những sai phạm của các viên chức ở Tiên Lãng và Hải Phòng, mà chỉ thử phân tích một vài vấn đề rút ra từ vụ xung đột này, xét trong mối quan hệ giữa nhà nước với người dân.
“Sở hữu toàn dân” và sự võ đoán của chính quyền địa phương
Vụ Tiên Lãng không chỉ dừng lại ở sự xung đột giữa một số nông dân với chính quyền địa phương, mà còn cho thấy rằng đã đến lúc không thể không đặt lại vấn đề thể chế sở hữu toàn dân về đất đai vốn là cội nguồn của vụ xung đột này cũng như nhiều vụ kiện cáo tương tự khác.
Theo lời GS. Võ Tòng Xuân, nhiều chủ trang trại và chủ ruộng vườn lâu nay rất sợ khái niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, và ông cho rằng khái niệm này không những “tạo kẽ hở cho tham nhũng” mà còn gây ra những bất công cho nông dân (TBKTSG, 9-2-2012, tr. 10-11). Theo ông Lê Huy Ngọ, cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính chế độ sở hữu toàn dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến “nhiều khiếu kiện đất đai thời gian qua” (Sài Gòn Tiếp thị – SGTT, 15-2-2012, tr.4). Còn theo GS. Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có rất nhiều điều “không thống nhất” và “bất cập” trong các quy định cơ bản về sở hữu đất đai; “chúng ta chưa là nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) thì chúng ta đừng nên đặt ra các yêu cầu của một nước XHCN phải được áp dụng ngay trong điều kiện của thời kỳ quá độ” (SGTT, 15-2-2012, tr.5).
Điều hết sức nguy hại và nguy hiểm là chính vì cơ chế này mà sinh ra tình trạng võ đoán và tùy tiện của chính quyền địa phương, khi cán bộ cấp huyện hay nói rằng “nhà nước có quyền muốn thu hồi đất của ai thì thu”, theo lời GS. Đặng Hùng Võ (TBKTSG, 2-2-2012, tr.11).
Đa sở hữu đối với ruộng đất
Điều trớ trêu ai cũng biết là bây giờ ở đâu cũng nói “mua đất” hay “bán đất” bất chấp cụm từ “chuyển quyền sử dụng đất” ghi trên giấy tờ giao dịch! Theo LS. Trần Hữu Huỳnh, ý tưởng sở hữu toàn dân thực ra không “dựa trên một nền tảng lý luận khoa học nào cả mà chỉ là từ ý kiến của một vài vị lãnh đạo sau thời kỳ miền Nam vừa giải phóng” (TBKTSG, 2-2-2012, tr.9). Bản thân Luật Đất đai năm 1987, theo GS. Võ Tòng Xuân, chỉ là một “giải pháp tình thế” vì sau đó còn phải sửa đến năm lần mà vẫn còn gây ra những hậu quả khó xử cho đến tận bây giờ, và quan niệm sở hữu toàn dân hoàn toàn đi ngược lại yêu cầu của thực tiễn kinh tế xã hội lẫn quyền lợi và nguyện vọng của nông dân đối với ruộng đất do ông bà tổ tiên để lại, nhất là ở miền Nam (TBKTSG, 9-2-2012, tr.9-11).
Quan niệm toàn bộ ruộng đất đều thuộc “sở hữu toàn dân” và đi kèm theo đó, những lo ngại về sự tích tụ ruộng đất và nguy cơ hình thành tầng lớp “địa chủ mới”, thực ra đều là di sản của hệ thống tư tưởng tập trung quan liêu, bao cấp và bình quân chủ nghĩa từng thống trị một thời gian dài.
Các nhà luật học có thể tiếp tục thảo luận về những khái niệm như sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu quốc gia… nhưng quyền tư hữu ruộng đất của người nông dân phải là một quyền được Hiến pháp công nhận tương tự như ở các nước công nghiệp phát triển. Theo quan điểm của GS. Võ Tòng Xuân, “hai vấn đề mấu chốt của Luật Đất đai cần sửa đổi ngay: bỏ ‘hạn điền ba héc ta’ và công nhận ‘sở hữu tư nhân’ về đất đai” (TBKTSG, 9-2-2012, tr.11).
Ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cũng cho rằng cần xem xét lại khái niệm “đất đai là sở hữu toàn dân”, nhưng ông cho rằng “nếu có sở hữu tư nhân thì tất nhiên chúng ta phải có hạn điền” (SGTT, 15-2-2012, tr.4). Đối với quan điểm này, nếu cần thì Nhà nước có thể “hạn điền” bằng công cụ thuế, vốn là một công cụ điều tiết mang tính chất kinh tế, chứ không thể dùng một công cụ cấm đoán mang tính chất hành chính.
Nếu trước đây trong thời bao cấp, những thuật ngữ như kinh doanh, tư thương, tư bản tư nhân, thị trường tự do… vẫn còn là những từ húy kỵ, thì bây giờ khái niệm “quyền tư hữu ruộng đất” cũng đang mang số phận tương tự đối với người nông dân. Với đường lối đổi mới sau năm 1986, Đảng và Nhà nước đã chính thức thừa nhận quyền tự do buôn bán và sản xuất kinh doanh của người dân – thực chất là “cởi trói” và trả lại những quyền tự do này mà lẽ ra người dân đương nhiên phải có. Do vậy bây giờ, việc công nhận quyền tư hữu ruộng đất của nông dân thực chất cũng chỉ là trả lại quyền này cho họ mà thôi, chứ chẳng phải là một sự “đột phá lý luận” hay sáng kiến gì vĩ đại, nếu xét trong khuôn khổ tư tưởng của một nhà nước pháp quyền!
Nhà nước pháp quyền và cơ chế kiểm soát quyền lực
Người ta thường cho rằng xét về nguyên tắc thì bất cứ một chủ trương hay chính sách nào của nhà nước cũng đều phải xuất phát từ lợi ích của người dân. Nhưng nếu chỉ nói đến “lợi ích” thôi thì chưa đủ, mà còn phải nói đến quyền của người dân. Đây chính là một trong những điểm khác biệt căn bản giữa một nhà nước phong kiến với một nhà nước pháp quyền hiện đại. Một vị vua minh quân thời phong kiến có thể chăm lo cho lợi ích của muôn dân vì lòng thương dân thương nòi, nhưng với một nhà nước pháp quyền thì sở dĩ phải chăm sóc lợi ích của công dân, hoàn toàn không phải do tình thương hay sự tốt bụng mà trước hết là vì nghĩa vụ tôn trọng các quyền dân sinh và dân chủ của người dân mà nhà nước này đã cam kết bảo vệ thông qua bản hiến pháp.
Qua vụ Tiên Lãng hay qua chuyện đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội, vấn đề tổng quát cần đặt ra một cách cấp bách hiện nay là mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, ít ra xét trên hai phương diện có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là cấu hình của bộ máy nhà nước pháp quyền và các quyền dân sinh và dân chủ của người dân.
Việc công nhận quyền tư hữu ruộng đất chính là thể hiện yêu cầu vừa nêu. Chỉ khi nào dựa trên quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền của người dân thì các chính sách nhà nước, ngoài tính hợp pháp (legality), mới mang tính chính pháp (legitimacy) của một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đề cập tới vụ Tiên Lãng, một vị Phó trưởng ban Dân vận trung ương nhận định rằng vụ này biểu hiện tình trạng “quan liêu, xa dân” (Tuổi trẻ, 18-2-2012). Nhận định này mới chỉ đề cập tới khía cạnh đạo đức của công chức, chứ chưa đụng chạm tới vấn đề cốt lõi hơn là nghĩa vụ và quyền hạn của công chức nhà nước. Nếu người dân được quyền làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm, thì công chức nhà nước chỉ được phép làm những gì mà luật pháp cho phép.
Qua kinh nghiệm vụ Tiên Lãng, chúng ta có thể nhận diện rõ rệt một vấn đề hết sức hệ trọng liên quan đến vấn đề cấu hình bộ máy nhà nước, đó là vấn đề kiểm soát quyền lực nhằm bảo vệ hữu hiệu lợi ích chính đáng của người dân – chẳng hạn trong mối quan hệ giữa các cơ quan hành pháp và tư pháp ở địa phương. Khi mà người dân “khởi kiện lên tòa án huyện nhưng thua kiện, khởi kiện tiếp lên tòa án tỉnh thì được khuyến khích thỏa thuận”, rồi “chưa làm theo đúng tinh thần thỏa thuận thì chính quyền đã cưỡng chế”, theo lời GS. Đặng Hùng Võ, “vậy người dân có thể tìm công lý ở đâu khi mọi cánh cửa đều đã đóng” (TBKTSG, 2-2-2012, tr.11). Đây quả là trường hợp điển hình của tình trạng bị vô hiệu hóa của cả hệ thống tư pháp.
Vì quyền lực luôn luôn có khả năng bị lạm dụng, nên người ta lúc nào cũng phải nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát quyền lực, thông qua sự kiểm soát lẫn nhau trong bản thân các định chế của bộ máy nhà nước cũng như sự kiểm soát của các định chế của xã hội dân sự như báo chí và các đoàn thể.
Liên quan tới việc xử lý các hậu quả trong vụ Tiên Lãng, chúng tôi ủng hộ quan điểm của GS. Hoàng Xuân Phú và TS. Nguyễn Vân Nam: không thể truy tố về tội “chống người thi hành công vụ”, mà cao lắm chỉ có thể truy tố về tội “tự vệ vượt quá giới hạn” (xem thêm Tuổi trẻ, 17-2-2012, tr. 18).
Một bộ máy nhà nước lành mạnh là một tổ chức trong đó các quyết sách phải được thực thi một cách nghiêm minh, nhất quán mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân người công chức hay người lãnh đạo. Đó cũng là một bộ máy có những cơ chế kiểm soát nội bộ và vận hành hiệu nghiệm để mỗi khi gặp vấn đề trục trặc thì không cần phải dựa dẫm vào một “đấng minh quân” mới tìm ra giải pháp. Tình trạng hành xử võ đoán, ra lệnh tùy tiện, muốn nói gì thì nói hay xử thế nào cũng được mà không đếm xỉa gì tới luật pháp… như đã từng xảy ra ở Tiên Lãng bộc lộ một tình trạng rạn vỡ trong bộ máy. Hiển nhiên là điều này không chỉ gây ra thiệt hại cho người dân và làm mất lòng tin nơi người dân, mà còn là một thứ ung nhọt của bản thân bộ máy.
Suy rộng ra về tình trạng võ đoán hay tùy tiện trong việc đưa ra các quyết sách của Nhà nước, chúng ta cũng có thể liên tưởng tới chuyện đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội kể từ ngày 1-2-2012 vừa qua. Ở đây, người ta có thể đặt ra những câu hỏi như: Cách ban hành quyết định đổi giờ này có hợp pháp hay không, có xâm phạm vào quyền dân sinh của người dân hay không, xét về mặt luật pháp và luật học? Liệu chính quyền một thành phố có “quyền” ban hành một chính sách động chạm đến người dân mà không cần tham khảo ý kiến của họ?
Lẽ tất nhiên, trong bài toán nhức đầu phải giải giữa chuyện kẹt xe với chuyện xáo trộn giờ giấc của dân cư, giải pháp không hề đơn giản. Nhưng chính vì thế mà quy trình ra quyết định của chính quyền lại càng cần phải cẩn trọng. Một quyết định ảnh hưởng đến nền nếp sinh hoạt thường nhật của hàng triệu gia đình không thể được ban hành một cách võ đoán bất chấp quyền được hỏi ý kiến của người dân vì đụng chạm đến quyền dân sinh của họ, mà lẽ ra buộc phải thông qua việc tham khảo ý kiến người dân, có thể bằng nhiều kênh khác nhau, nhưng nhất thiết phải làm một cách khoa học và có hệ thống. Ở những trường hợp quan trọng hơn, đó là biện pháp trưng cầu dân ý.
Trong bất kỳ tình huống nào, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp hoặc chiến tranh, Nhà nước đều không có quyền tự mình nhân danh “lợi ích của nhân dân” để ban hành những quyết định vượt ra ngoài thẩm quyền của mình. Đây là một trong những nguyên tắc nền tảng của một nhà nước pháp quyền. Một trong những bài học rút ra từ vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng cũng chính là điểm này.
Vụ Tiên Lãng thực sự “nghiêm trọng”, theo lời Đại tướng Lê Đức Anh, cựu Chủ tịch nước, bởi lẽ “các cán bộ đã biến quan hệ giữa chính quyền với người dân là quan hệ hợp tác để xây dựng cuộc sống, xã hội phát triển thành quan hệ đối kháng giữa chính quyền với người dân”, và “nếu không xử lý nghiêm minh nó sẽ lan tỏa ra cả nước” (báo Điện tử Chính phủ, http://baodientu.chinhphu.vn, 11-2-2012).
Qua vụ Tiên Lãng hay qua chuyện đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội, vấn đề tổng quát cần đặt ra một cách cấp bách hiện nay là mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, ít ra xét trên hai phương diện có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là cấu hình của bộ máy nhà nước pháp quyền và các quyền dân sinh và dân chủ của người dân. Bởi lẽ nếu không nhận diện và giải quyết được những vấn đề này thì người dân sẽ buộc phải đặt câu hỏi: nhà nước này là nhà nước của ai và vì ai? Nhìn dưới góc độ tích cực thì đây cũng chính là thời cơ chín mùi để tiến hành một cuộc cải tổ toàn diện và căn bản.

Tuesday, February 28, 2012

Kiểm soát và cân bằng quyền lực

DAVID  WILLIAMS
 Nam Tước Acton có một câu nói nổi tiếng: “Quyền lực luôn tham nhũng; quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối.” Khi có quá nhiều quyền lực trong tay, ngay đến người tốt cũng cai trị độc đoán. Do hiểu rõ bản chất của vấn đề như vậy, chủ nghĩa hiến chế mới nảy sinh, và đó là một bước ngoặt so với cách nghĩ truyền thống về quyền lực ở châu Á cũng như phương Tây. Trong cách nghĩ truyền thống, người ta thường ca tụng các nhà lãnh đạo và trao cho họ quyền lực tuyệt đối để bảo vệ an ninh quốc gia. Các nhà lãnh đạo truyền thống thì muốn xem thần dân trong nước như con cái, để họ làm nhiệm vụ của bậc cha mẹ và ra quyền hành xử như cha với con. Vượt ra khỏi tư duy đó là điều tiên quyết để thiết lập một chính phủ hiến định và công bằng.
1. Khi một người hay một nhóm nhỏ độc quyền quyền lực, họ sẽ trấn áp người khác.
Sau một thời gian, sự tập trung quyền hành quá mức dẫn đến tha hóa về cả tinh thần và vật chất, do đó người tốt dù có muốn đi nữa cũng mất khả năng lèo lái quốc gia một cách sáng suốt. Không một cá nhân nào hoàn toàn trong sạch. Ai cũng ít nhiều có thiên kiến, sai lầm về tư tưởng và vị kỷ. Một người tốt không phải là người không có nhược điểm. Người tốt là người biết kiềm chế và vượt qua được những nhược điểm đó. Nhưng để làm được điều này, họ cần có sự hỗ trợ của người khác. Nhưng khi tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, người cầm quyền gạt bỏ khả năng và cơ hội hỗ trợ của những người khác.
Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.
Quyền lực tuyệt đối tha hóa tinh thần, vì khi một người có quyền lực trên hết thảy mọi người khác, những người khác sẽ chỉ nói những điều họ nghĩ rằng người cầm quyền muốn nghe. Họ giấu đi những điều gây phật lòng, và không bao giờ bày tỏ những quan điểm và ý kiến trái ngược. Kết quả là người cầm quyền chẳng bao giờ nghe được những điều cần biết để có thể lãnh đạo sáng suốt hơn. Tệ hại hơn, sự tha hóa tinh thần này có thể dẫn đến tha hóa tâm hồn. Nếu không ai dám đưa ra những thông tin hay ý kiến chói tai, hoặc phản đối người cầm quyền, người cầm quyền cứ tưởng mình không hề có thiên kiến, không hề mắc sai lầm và không hề vị kỷ. Từ đó anh ta cho rằng mọi ý kiến của anh ta đều đúng. Anh ta bắt đầu ngộ nhận rằng lợi ích cá nhân của anh ta chính là lợi ích của xã hội. Khi ấy, anh ta trở thành một kẻ độc tài.
Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.
Dĩ nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng xuất thân là người tốt. Ngược lại, họ có thể ham muốn quyền lực chỉ để trấn áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho những kẻ về hùa theo họ. Những người như vậy vốn đã tha hóa ngay từ trước khi họ có quyền lực. Một khi tập trung quyền lực trong tay, họ sẽ sử dụng ngay quyền lực đó để đàn áp kẻ khác.
Tóm lại, những chính quyền nắm quyền lực quá tập trung sẽ lạm quyền và tham nhũng. Cách duy nhất để giới hạn quyền lực của họ và tránh lạm dụng là tản quyền.
2. Vì lý do đó, hiến pháp cần phân bổ quyền hành cho nhiều thành phần khác nhau của chính quyền để có sự giám sát và cân bằng quyền lực.
Bởi quyền lực tập trung sẽ sinh lạm dụng, không có cách giải quyết nào khác ngoài việc phân chia quyền lực cho các thành phần khác nhau của chính quyền. Ý tưởng này được gọi là giám sát và cân bằng quyền lực: hiến pháp thiết lập nên sự cân bằng về quyền lực giữa các thành phần khác nhau của chính quyền để chúng có thể giám sát lẫn nhau. Giám sát và cân bằng quyền lực chính là cốt lõi của chủ nghĩa hiến chế. Vì không một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào thâu tóm mọi quyền lực, sẽ không ai có quyền lực tuyệt đối để đàn áp kẻ khác. Khi các ngành trong chính quyền cần sự hợp tác của nhau thì họ phải lắng nghe nhau, phải thương thảo và phải cùng nhau làm việc. Khi nhiều người có khả năng tác động lên chính quyền và chính sách, chính quyền đó mới có thể trở nên công bằng và trung dung hơn, bởi vì khi đó chính quyền không chỉ còn phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ. Đồng thời, chính quyền cũng sẽ sáng suốt hơn, bởi các chính sách hay quyết định là kết quả của quá trình thảo luận trong đó nhiều cách nhìn khác nhau đã được cân nhắc.
Một số người, đặc biệt tại châu Á và châu Phi, lo ngại rằng giám sát và cân bằng quyền lực sẽ tạo nên bất ổn, tranh cãi, bế tắc, thậm chí nội chiến. Đúng là khi cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực không được thiết kế hợp lý, hậu quả của nó có thể không như mong đợi. Nhưng nếu được thiết kế tốt, nó sẽ không dẫn đến bất ổn quá mức bình thường. Những đất nước ổn định và thịnh vượng đều có một cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực nào đó. Lựa chọn duy nhất ngoài phân quyền là tập quyền. Mà tập quyền, như đã phân tích ở trên, luôn dẫn đến cai trị áp bức. Điều này rõ ràng tệ hại hơn nhiều so với những bất đồng bắt nguồn từ những tranh cãi chính trị thông thường.
Có nhiều mô hình giám sát và cân bằng quyền lực, do các yếu tố khác nhau được kết hợp một cách khác nhau. Nếu được thiết kế một cách cẩn trọng, giám sát và cân bằng quyền lực có thể giảm thiểu một cách có hiệu quả các bất ổn, cũng như tăng cường bảo vệ người dân chống lại chính quyền tha hóa và độc đoán.
3. Các hiến pháp phân quyền theo nhiều cách khác nhau
Có nhiều cách phân chia quyền lực giữa các nhân tố của chính quyền. Và các hiến pháp khác nhau thiết lập nên các chính quyền với kết cấu khác nhau. Có hiến pháp gọi người đứng đầu chính phủ là tổng thống, có nơi khác gọi là thủ tướng, lại có chỗ kết hợp ngành hành pháp và lập pháp với nhau trong một hội đồng mà người đứng đầu hội đồng không phải là tổng thống mà cũng chẳng phải thủ tướng. Vài hiến pháp công nhận chính quyền địa phương bán tự trị, nơi khác thì không. Có hiến pháp tổ chức hai viện lập pháp, có chỗ chỉ có một viện duy nhất. Như vậy, trong nhiều hệ thống hiến định khác nhau, kết cấu của chính quyền là khác nhau. Vì vậy, phân chia quyền lực giữa các thành phần chính quyền của các hệ thống hiến định khác nhau cũng sẽ khác biệt.
Thêm vào đó, cho dù các hiến pháp có quy định kết cấu chính quyền tương tự như nhau, chúng vẫn có thể phân chia quyền lực theo nhiều cách khác nhau cho các nhân tố đó. Thí dụ, tổng thống có thể có quyền phủ quyết những dự án luật do bên lập pháp đưa ra, hoặc có thể không có quyền đó. Thượng viện của ngành lập pháp có thể chỉ có quyền cố vấn cho hạ viện, nhưng viện này cũng có thể có quyền bác bỏ các dự luật của hạ viện. Chính quyền địa phương có thể có quyền lực rộng rãi trên các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân trong khu vực đó. Nhưng họ cũng có thể chỉ có quyền lực hạn chế trong một số lĩnh vực mà thôi.
Trong bài viết ngắn ngủi này, thật khó để liệt kê hết tất cả hình thức phân quyền. Nhưng tựu trung lại, các mô hình chính là:
* Hầu hết các hiến pháp chia chính quyền trung ương thành ba phần – quyền lập pháp, quyền hành pháp và tòa án. Các quyền này được trao cho những người hay nhóm người khác nhau. Một số hiến pháp tách biệt hoàn toàn các quyền lực này, tức là các nhân tố trong chính quyền không hề có những mảng phận sự chồng lấn. Nhưng cũng có một số hiến pháp cho phép sự chia sẻ quyền lực nhất định, chẳng hạn tổng thống vừa có quyền hành pháp vừa có quyền phủ quyết dự luật (một phần của quyền lập pháp) trong một số trường hợp hạn chế. Phương thức phân quyền này được gọi là tam quyền phân lập.
* Một số hiến pháp phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hay vùng lãnh thổ. Do sự phân chia này được quy định bởi hiến pháp, chính quyền trung ương không thể can thiệp vào phạm vi quyền lực của chính quyền vùng lãnh thổ. Quan trọng hơn cả, chính quyền trung ương không thể giải tán chính quyền địa phương đó hoặc tước đoạt một số quyền đã được hiến pháp trao cho họ. Có trường hợp chính quyền vùng lãnh thổ có thể soạn hiến pháp cho riêng địa phương họ, với cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tòa án như chính quyền trung ương. Phương thức phân chia quyền lực này được gọi là chính thể liên bang.
* Mọi bản hiến pháp chính danh phân chia quyền lực giữa chính quyền và công dân nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân. Một số quyền cá nhân tự bản chất là quyền nhân thân, như quyền kết hôn. Nhưng một số quyền mang tính chính trị, như quyền biểu tình hoặc quyền thành lập hội đoàn chính trị. Bằng cách thực thi các quyền này, công dân có thể kiểm soát chính phủ. Phương thức phân quyền này được gọi là quyền cá nhân.
* Mọi hiến pháp dân chủ còn phân chia quyền lực giữa chính quyền công dân thông qua bầu cử. Trong một nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Chính quyền có bổn phận phục vụ người dân, chứ người dân không phải phục tùng chính phủ. Nhưng người dân không thể cáng đáng hết công việc hàng ngày của chính quyền vì còn phải lo cho cuộc sống riêng của họ. Vì vậy, hiến pháp cho chính quyền quyền thay mặt người dân để giải quyết công việc trong những lĩnh vực phù hợp, với tư cách là công bộc của nhân dân. Tuy vậy, nhân dân vẫn nắm quyền giám sát tối thượng. Nếu nhân dân không hài lòng với cách làm việc của các viên chức chính quyền, họ có thể bỏ phiếu bãi nhiệm các viên chức đó qua bầu cử.
4. Dù mọi quốc gia đều cần tản quyền, có nhiều hình thức phân quyền khác nhau, và các quốc gia khác nhau phải chọn những hệ thống khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó.
Như đã trình bày ở trên, có nhiều hình thức phân quyền. Một số hiến pháp áp dụng nhiều hình thức cùng một lúc, trong khi một số hiến pháp khác chỉ áp dụng một hình thức phân quyền mà thôi. Không có một hình thức phân quyền nào được xem là duy nhất phù hợp cho mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Đã có rất nhiều sách vở bàn đến các hình thức phân quyền trong bản hiến pháp. Đôi khi các phân tích đó mang nặng tính chuyên môn. Do đó, trong phạm vi bài viết ngắn này, khó có thể tóm gọn mọi khía cạnh của các tri thức đó.
Tuy vậy, bài viết này nhấn mạnh một điều quan trọng: các hình thức phân quyền khác nhau mang lại các hệ quả khác nhau. Bởi cân bằng và giám sát quyền lực là trọng tâm của thể chế hiến định, các nhà soạn thảo hiến pháp đã dành nhiều công sức nghiên cứu các hệ quả của mỗi hình thức phân quyền khi chúng được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp lẫn nhau. Thế nhưng, không có một hệ thống hiến định nào hoàn hảo hay đạt mọi mục đích đặt ra. Các nhà soạn thảo hiến pháp luôn phải chọn lựa hoặc thỏa hiệp. Chẳng hạn, một số thể chế hiến định tạo điều kiện cho mọi khuynh hướng chính trị được đại diện trong chính quyền, nhưng lại có thể khiến chính trị bị chia rẽ và phân tán, vì sự tham gia của quá nhiều luồng ý kiến khác nhau sẽ khiến các bên khó đạt đồng thuận để ra quyết định. Một số thể chế hiến định khác có thể khiến vài khuynh hướng chính trị thiểu số không được đại diện trong chính quyền, nhưng bộ máy chính trị hoạt động suôn sẻ hơn. Một số hệ thống tập trung vào ý thức hệ chứ không phải quyền lợi “cục bộ” của từng địa phương. Một số hệ thống khác lại chú trọng đến các mối quan tâm cụ thể của các địa phương chứ không đặt nặng ý thức hệ, v.v… Mỗi thể chế hiến định này đều có những ưu và khuyết đỉểm.
Như vậy, mỗi quốc gia sẽ thấy có một số hệ thống thích hợp với họ hơn là những hệ thống khác. Tùy từng quốc gia cụ thể, những mục tiêu nhất thiết cần phải có, và những nhược điểm cần đặc biệt lưu tâm mà tránh, sẽ không giống nhau. Ví dụ, văn hóa của một số quốc gia có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay một người mà thôi, như người đứng đầu hành pháp, và rồi người này tìm cách thâu tóm những quyền lực khác cho riêng anh ta. Một số quốc gia khác xem việc hạn chế quyền hành pháp là quan trọng, nên trao nhiều quyền lực hơn cho ngành lập pháp và tòa án. Cách này có thể có nhược điểm là sự thiếu vắng một ngành hành pháp mạnh có thể ứng phó mau lẹ trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nhưng nếu phải cân bằng giữa các ưu và khuyết điểm của từng hệ thống cho một quốc gia cụ thể, hệ thống cho phép ngăn chặn chính quyền độc đoán có ưu điểm hơn hẳn so với một hệ thống chủ trương cho ngành hành pháp quyền được tự do làm theo ý họ. Nghệ thuật soạn thảo một bản hiến pháp cần lưu tâm đến các đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia là vì thế.
Trần Duy Nguyên và Nguyễn Thị Hường dịch

Sunday, February 26, 2012

ĐẶC TÍNH DỊ THƯỜNG CỦA VÙNG ĐẤT TIÊN LÃNG .


Nhân đọc bài ĐỘC CHIÊU NGÔN NGỮ HẢI PHÒNG cũa BÙI VĂN BỒNG , và sau khi áp dụng khoa tử vi Lý thuyết Số/numerology , tôi đả thấy được nhửng ĐẶC TÍNH DỊ THƯỜNG của vùng đất Tiên lãng . Bài này rất cần thiết cho bất cứ ai muốn về Tiên lãng làm ăn (như anh Vươn) , hay DỰ ĐỊNH LÀM QUAN tại đất đó .


Thưa các bác ,
Qua tính toán bằng Lý thuyết Số /numerology , tôi thấy địa danh Tiên lãng bằng 10 . Sau đây là ý nghỉa của số này và giải thích của tôi .
SỐ 10
BÁNH XE ĐỊNH MẠNG
(THE WHEEL OF FORTUNE)
1/. . .Số cũa thăng trầm , tùy theo ước muốn cá nhân . Sự việc có thể tốt hay xấu , tùy theo hành động đã chọn . Số 10 có thể kích thích những đáp ứng QUÁ MỨC trong tình yêu hoặc thù hận – kính trọng hay sợ hải .”
GIẢI THÍCH : ở Tiên lãng , người làm điều tốt thì được khen ngợi tối đa nhưng kẻ làm điều xấu thì bị chửi , mà theo ngôn ngử dân dân gian , là “vuốt mặt không kịp” .
2/ số 10 là tượng trưng của Tình yêu và Ánh sáng , có thể tạo ra tất cả nhửng gì bạn có thể tưởng tượng hoặc hình dung . Hảy tưởng tượng một điều gì đó và ra lịnh/quyết định , nó sẻ thành hiện thực .”
GIẢI THÍCH : ở vùng đất này , nhờ có quyết tâm , anh Vươn đả làm được chuyện lấp biển vá trời .
3/ Quyền lực để bày tỏ nhửng quan niệm có tính sáng tạo này trở thành thực tế là cố hửu (1) , nhưng (quyền lực này) phải được dùng với sự KHÔN NGOAN , bởi vì quyền lực của sự sáng tạo tuyệt đối này củng chứa đựng quyền lực đối nghịch của sự HŨY DIỆT TUYỆT ĐỐI . Tự làm chủ mình và lòng thương người vô hạn (infinite compassion) phải đi kèm quyền lực thứ nhứt để tránh thảm kịch của quyền lực thứ hai . Kỷ luật phải đi trước Thực thi quyền hành (Dominion) . “
GIẢI THÍCH : ở Tiên lãng , muốn làm việc gì thành công thì phải tự làm chủ mình và có lòng THƯƠNG NGƯỜI VÔ HẠN (ứng với cuộc đời anh Vươn qua lời kể của đồng bào quanh khu đầm của anh) . Khi không có 2 yếu tố , kẻ nào có quyền lực tại Tiên lãng sẽ có kết cục là sự HŨY DIỆT TUYỆT ĐỐI . Quá đúng đối vói ông Lê văn Liêm và đồng bọn củng như các quan tham ở Hải phòng đã đồng-mưu với Lê văn Liêm như bí thư Thành , đại tá Ca , Đổ trung Thoại , v.v... (danh sách rất dài) . / .
(1) 1. Sẵn có từ lâu: Đức tính cố hữu của dân tộc ta 2. Thuộc một cách tự nhiên, không thể tách khỏi: Chuyển động là tính chất cố hữu của vật chất.

Saturday, February 25, 2012

Hoa Kỳ đón đoàn vận động nhân quyền VN

Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ San Jose
Cập nhật: 10:29 GMT - thứ ba, 21 tháng 2, 2012
Hôm Chủ Nhật 19/2 giới chức hành pháp Hoa Kỳ cho biết họ muốn gặp gỡ cộng đồng người Mỹ gốc Việt vào ngày 5/3 để nghe quan điểm về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Thông tin do nhạc sĩ Nam Lộc chuyển đến truyền thông Việt ngữ nói cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày thứ Hai 5/3 tại Bạch Cung (White House).

Biểu tình của đồng bào tại Mỹ đòi thả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang
Ngày hôm sau phái đoàn người Việt sẽ có những tiếp xúc với dân biểu và nghị sĩ tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn của báo Cali Today ở San Jose, nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết phái đoàn sẽ có những người từ 50 tiểu bang đã ký tên vào thỉnh nguyện thư về nhân quyền Việt Nam gửi Tổng thống Barack Obama. Còn lại là người của ban tổ chức, một số ca sĩ; và đại diện truyền thông.
Đây là kết quả của nỗ lực vận động cho nhân quyền Việt Nam được nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc trung tâm băng nhạc Asia, khởi xướng qua một thỉnh nguyện thư đưa vào trang nhà của Bạch Cung từ hôm 7/2.
Thỉnh nguyện thư ngắn gọn này dài chỉ 120 chữ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không phát triển thêm quan hệ giao thương với Việt Nam cho đến khi tình hình nhân quyền ở đó được cải tiến.
Bản thỉnh nguyện thư viết rằng từ năm 2007 đến nay chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp dã man qua việc quản chế, bắt giam hay xử án tù những người có quan điểm bất đồng với nhà nước như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, blogger Điếu Cày.
Gần đây nhất, nhạc sĩ Việt Khang đã bị bắt, được cho là vì đã sáng tác và hát những ca khúc phản đối Trung Quốc gây hấn, xâm lăng đất biển của Việt Nam và phản đối công an Việt Nam bắt giam nhiều người Việt bày tỏ lòng yêu nước qua những cuộc xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn vào mùa hè năm qua.
Để được Tòa Bạch Ốc quan tâm và trả lời, thỉnh nguyện thư phải có ít nhất 25 nghìn chữ ký trong vòng một tháng. Thỉnh nguyện thư cho nhân quyền Việt Nam trong vòng mười ngày đã có được 50 nghìn chữ ký của người Việt tại Mỹ.

Hành pháp Mỹ từng có những lần mời đại diện cộng đồng gốc Việt vào Bạch Cung để lắng nghe ý kiến về tình hình Việt Nam
Đó là điều khiến giới chức hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ chú ý, vì so sánh với những thỉnh nguyện thư khác liên quan đến một số vấn đề đang gây tranh luận trong quần chúng, như việc không gia hạn chính sách giảm thuế của Tổng thống George W. Bush hay vấn đề kết hôn đồng tính mà trong thời gian hạn định thu thập chữ ký cũng cũng chỉ được đôi ba vạn.
Vì sự nhiệt tình lên tiếng của người Mỹ gốc Việt cho nhân quyền tại Việt Nam, Bạch Cung đã yêu cầu được gặp gỡ phái đoàn người Việt vào đầu tháng Ba.
Sự kiện Bạch Cung tiếp xúc với người Việt để lắng nghe quan điểm của họ hay để giải thích chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thì đây không phải là lần đầu tiên.
Mời trước bầu cử
Trước kì bầu cử tổng thống năm 1992, giới chức chính quyền của Tổng thống George H.W. Bush (tức ông Bush cha) đã mời một số người Việt vào Bạch Cung để nghe trình bày về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trước khi có những bước đầu trong việc dỡ bỏ cấm vận.
Năm 2007, trước khi đón Chủ tịch Bấm Nguyễn Minh Triết chính thức thăm Hoa Kỳ, Tổng thống Bush (con) cũng đã gặp gỡ đại diện một số tổ chức chính trị của người Mỹ gốc Việt để nghe quan điểm của họ.
Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam gần đây trở nên nghiêm trọng hơn với việc Hà Nội gia tăng bắt giam, quản chế nhiều người chỉ vì họ muốn bày tỏ lòng yêu nước trước vụ việc Trung Quốc có những động thái muốn kiểm soát biển Đông, vốn là khu vực tiềm ẩn lượng lớn dầu khí và là trục giao thông đường biển quốc tế.
Trong tình thế đó, tuy đàn áp người biểu tình Hà Nội lại muốn nâng quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam lên tầm chiến lược.
Nhiều quan chức Mỹ đã đến Việt Nam để lượng định tình hình và vấn đề nhân quyền được các giới chức nhắc nhở Hà Nội cần phải cải thiện trước khi quan hệ hai nước được nâng lên cao hơn.
Đầu năm nay một phái đoàn bốn Bấm thượng nghị sĩ Mỹ thăm Việt Nam. Sau đó Thượng Nghị sĩ John McCain phát biểu rằng muốn được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn việc bán vũ khí chiến lược cho Việt Nam, Hà Nội cần phải cải tiến tình hình nhân quyền.
Thứ trưởng ngoại giao đặc trách châu Á – Thái Bình Dương là ông Kurt Campbell đầu tháng này cũng đã đến Việt Nam. Ông kêu gọi Hà Nội cần tôn trọng nhân quyền thì mới hi vọng có quan hệ tốt hơn với Washington.

Chủ đề tự do tôn giáo được nhắc đến liên tục trong quan hệ Mỹ - Việt
Dân biểu Loretta Sanchez thuộc Quận Cam, thủ phủ của người Việt ở miền Nam California, đã đề nghị kết nối việc giao thương giữa hai nước với mức độ cải tiến nhân quyền của Hà Nội.
Cùng lúc, dự luật H.R. 1410 liên quan đến nhân quyền Việt Nam đã được một tiểu ban thuộc ủy ban ngoại giao Hạ viện dưới sự chủ tọa của dân biểu Chris Smith biểu quyết thông qua sau khi nghe điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Buổi điều trần có sự tham dự của một số người Việt như Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch cơ quan Boat People SOS và cựu dân biểu Cao Quang Ánh.
Trong quá khứ, vào các năm 2001, 2004 và 2007 Hạ viện đã thông qua dự luật về nhân quyền, nhưng không được Thượng viện đem ra bàn thảo nên đã không trở thành luật.
Trong sinh hoạt chính trị Mỹ, Thượng viện là cơ quan lập pháp có nhiều ảnh hưởng trong việc định hướng chính sách ngoại giao của đất nước vì đó là cơ quan phê chuẩn các hiệp ước giữa Hoa Kỳ và các nước, phê chuẩn việc tổng thống bổ nhiệm các đại sứ.
Trong tiến trình bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tiếng nói của các thượng nghị sĩ rất quan trọng.
Khi hai thượng nghị sĩ John McCain và John Kerry cùng đồng ý đưa ra một nghị quyết hỗ trợ cho việc thiết lập quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton mới chính quyết định bang giao vào năm 1995.
Với quan hệ hai nước đang phát triển, không hi vọng một dự luật liên quan đến nhân quyền Việt Nam sẽ được quốc hội thông qua và được Tổng thống Barack Obama ban hành.
Tuy thế, những vi phạm nhân quyền của Hà Nội không phải là điều mà Hoa Kỳ không quan tâm. Vì chính sách đối ngoại của nước Mỹ luôn ở thế chân vạc bao gồm quyền lợi kinh tế, vị trí chiến lược và lý tưởng tự do, dân chủ.
Chỉ khi nào Việt Namcùng chia sẻ ba định hướng trên về quan hệ quốc tế với Hoa Kỳ, khi đó Việt Nam mới có thể trở thành đồng minh chiến lược.
Tác giả hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo độc lập sống tại vùng Vịnh San Francisco. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của ông. Mời quý vị chia sẻ ý kiến ở trang Bấm Facebook.




Monday, February 20, 2012

TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO SỰ CÔNG BẰNG .
 
Thưa các bạn ,
Ở các nước theo NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , tỉnh trưởng , bộ trưởng , thủ tướng ,và kể cả tổng thống nếu sai trái thì sẽ NHANH CHÓNG bị cất chức/truất phế và sau đó sẽ chịu sự điều tra của một cơ quan tư pháp ĐỘC LẬP . Đó là chưa kể sự soi rọi LIÊN TỤC của quyền thứ tư : BÁO CHÍ .
Ông tổng thống Đức đã phải từ chức vì lợi dụng chức vụ để
mượn tiền mua nhà . Đó là nhờ sự phanh phui của vài tờ báo Đức ; vì báo chí , theo như truyền thống , luôn luôn là TAI MẮT của nhân dân . Tuy nhiên ở một số nước - không chịu hội nhập trào lưu cùng thế giới - báo chí vẫn còn phải làm theo sự CHỈ ĐẠO của chính quyền !!!
Trong vụ Tiên Lãng , ông Nguyễn văn Thành , bí thư TP Hải phòng và một số lãnh đạo khác đã coi thường dư luận và chà đạp lên pháp luật , chẳng qua các ông ấy nghĩ rằng mình vẫn còn một HẬU THUẨN rất lớn mạnh ở sau lưng mình !!!
Đất nước mình nó như vậy rồi !
TRONG KHI ĐÓ :
Ngày 17/2/12, Tổng thống Đức Christian Wulff đã chính thức tuyên bố từ chức, sau vụ bê bối vay nợ cá nhân xảy ra từ năm 2008, thời ông còn là Thống đốc của bang Hạ Saxony. Phát biểu tại lâu đài Bellevue, ông Wulff đã nhắc tới “sự tin tưởng” của dân chúng đối với ông “đã giảm sút”. Và vì lý do đó, ông “không thể tiếp tục cương vị này”, dù thề rằng mình vô tội, dù khẳng định đây chỉ là “vấn đề cá nhân”.
“Trách nhiệm đảm bảo công bằng” cho dân chúng là một trong những nội dung quan trọng nhất của lời tuyên thệ đối với bất kỳ Tổng thống Đức nào. Và lẽ công bằng nhất dành cho một Nguyên thủ Quốc gia, như ông Wulff, là TỪ CHỨC khi niềm tin của dân chúng đối với ông bị tổn hại.
Giới hạn niềm tin, là thứ không được quy định trong Luật, nhưng lại rất rõ ràng và là một ràng buộc đối với mọi chính quyền, mọi quan chức.
VN đang "nắm dao đằng lưởi"! 

Như các bác đều biết :
      Sau khi đánh cho “Mỹ cút , ngụy nhào” , VN lúc đó giống như Tôn hành Giả trong Tây du Ký “coi trời bằng vung” vì lúc đó lực lượng QS của VN đứng vào thứ tư trên thế giới .
      Ông Lê Duẩn sau đó , muốn bình thường hóa với Mỷ nhưng lại đặt điều kiện (Mỷ phải bồi thường chiến tranh tới vài tỷ đô) : Mỷ thì ko muốn có điều kiện gì hết . Sau đó , VN thay đổi lập trường thì Mỷ đả bắt với TQ rồi (theo ông Trần quang Cơ trên BBC) .
      Sau khi đánh nhau “bươu đầu sứt trán” với TQ từ 1979 , 84 và kéo dài đến 88 thì VN đả tìm cách bình thường hóa với TQ sau khi thấy LX và khối CS Đông Âu sụp đổ .
      Khi thương thuyết với kẻ thù ở thế yếu như vậy thì ngay cả đứa bé lên ba củng biết VN đả NHƯỢNG BỘ rất nhiều . Tuy ko ai biết hết nhửng gì mà 2 bên đả cam kết trong mật nghị Thành Đô nhưng qua một vài bí mật được tiết lộ bởi ông Cơ thì ta thấy các ông chóp bu cả hai đảng đả MẶT CÃ với nhau nhiều thứ - mà cả ông Cơ củng ko biết (xin xem hồi ký Trần quang Cơ) . Đến nổi BT ngoại giao lúc đó đả nói “Bắc thuộc lần thứ ba” .
      Một khi VN đả KHẤU ĐẦU với TQ thì chẳng khác nào Tôn hành Giả chấp nhận để cho Phật Tổ chụp vòng Kim Cô lên đầu của mình . Ngoan ngoản thì ko sao ; cứng đầu , chống đối Phật tổ thì sẻ bị vòng Kim Cô siết cho bể đầu .
     Do vậy , từ là một nước đả từng đánh thắng 2 đế quốc sừng sỏ , từng là “lương tâm của nhân loại” , VN hiện nay rất HÈN YẾU đối với TQ , thua cả anh chàng hải đảo Phi luật Tân với toàn vủ khí thời đệ nhị thế chiến .
VN có mua vũ khí hiện đại của Nga , v.v... thì chỉ ĐÁNH LỪA được nhửng người dể tin mà thôi .
     Thứ nhứt , vì mọi ĐỘNG TĨNH lớn nhỏ , đặc biệt về quân sự , của VN thì TÌNH BÁO TQ ĐỀU BIẾT . Ví dụ : có 1 lần , một máy bay VN bị rơi khi huấn luyện mà Tân hoa Xả đả loan tin đó TRƯỚC cả báo chí VN ; như vậy chứng tỏ tình báo TQ đả có mặt ở khắp mọi nơi .
      Thứ hai , đây mới là điều quan trọng , TQ đả dùng nhửng mưu kế (như MUA CHUỘC , MỸ NHÂN KẾ , v.v...) để khống chế các nhà lảnh đạo trước đây và hiện nay của VN khiến họ không dám bướng bỉnh , cứng đầu với TQ . Vì chỉ cần bướng bỉnh , cứng đầu với TQ , họ sẻ tung hình ảnh hay bằng cớ thì chết cả lủ .
       Tôi không nói quá đáng đâu : mọi quyết định quan trọng , ở VN đều phải được TQ cho phép . Hay nói rỏ , muốn quyết định điều gì quan trọng VN gần như đều phải THỈNH THỊ Ý KIẾN của TQ – như đả TỪNG LÀM trong thập niên 1950-60 theo ông Hoàng văn Hoan , phó chủ tịch quốc hội VN thời đó .
       Vì một lẻ rất đơn giản , các nhà lãnh đạo VN đang “nắm dao đằng lưởi” .

Quan hệ Việt Trung trong cuộc chiến VN . 

    Người xưa có các câu : “sự thật sẽ giải thoát chúng ta” , “không thể lấy bàn tay che mặt trời” và “không có lửa , sao có khói” .
    - “Nếu buộc phải ngửi cứt thì nên ngửi cứt Tây , không nên ngửi cứt Tàu” (ông HCM đã trả lời trong một phỏng vấn của một nhà báo phương Tây . Đúng là ghét của nào trời cho của nấy !) .

      Tài Trần: Trước đây , trên đài BBC đã có bài nói về sự tham dự của quân TC trong trận Điện biên phủ 1954 – do các viên chức TC phổ biến .
       Bài dưới đây dịch từ quyển Looking Back on the Vietnam War của William Head , ấn bản 1993 (từ trang 106-114) . (Tác giả W. Head đã dựa vào các tài liệu mà một phần lấy từ báo chí chính thức của TC) . Theo tôi nghĩ bài viết này đã nêu được nguyên nhân chánh dẫn đến thái độ trịch thượng và đàn anh của TC trong thời gian qua .
      Ba dấu chấm trong ngoặc (…) tượng trưng cho những đoạn nói về chính trị giửa hai phe trong cuộc chiến VN , tôi xin lược bỏ vì nghĩ rằng điều này không làm thay đổi ý tưởng của tác giả W. Head .

==========


               TRUNG CỘNG ĐÃ DỒN HẾT TIỀN CƯỢC VÀO HÀ NỘI

       “ Trong những năm đầu của thập niên 1960 , Bắc VN đã là một trong những đồng minh về chính trị và quân sự thân thiết nhứt của Bắc kinh (BK) . Khi cuộc khẩu chiến giữa TC và LX leo thang , và khi LX dưới thời Krushchev nhích từng bước tiến tới sự không can dự vào cuộc xung đột đang leo thang ở Đông dương thì Hà Nội (HN) ngày càng ngã theo BK . Vào khoảng đầu năm 1964 , HN đã thực sự đứng hẳn về TC khi phong trào CS quốc tế đã tách làm hai nhánh . Khi Krushchev mất chức và Mạc tư Khoa theo đuổi một chánh sách can thiệp mạnh hơn dưới thời Kosygin và Brezhnev , thì dù cho HN đã cố gắng giữ khoảng cách bằng nhau đối với hai đàn anh nhưng quan hệ HN-BK vẫn luôn luôn thắm thiết . Theo lời ông Hoàng văn Hoan (từng là phó chủ tịch quốc hội VN) , cho tới năm 1968 , HN luôn THỈNH THỊ ý kiến BK trước khi quyết định một việc gì quan trọng (4) . Tóm lại Mỹ đã lâm chiến với một trong những đồng minh thân thiết nhứt của TC . Ảnh minh họa : 

. .
     Trọng lượng của quyền lợi của TC tại bắc VN đã được phản ảnh qua quy mô của hổ trợ của TC đối với HN trong cuộc chiến . Theo BK , giửa 1950 và 1978 , TC đã cung cấp chiến cụ tương đương với hơn 20 TỈ ĐÔ LA cho bắc VN . Số lượng này gồm vũ khí , đạn dược , và quân trang quân dụng đủ trang bị cho 2 triệu binh sĩ . Chỉ trong năm 1962 thôi , nhằm nâng cấp khả năng chiến đấu cho lực lượng CS tại nam VN để đối phó với những cố gắng chống du kích của Mỹ và VNCH , TC đã cung cấp 90.000 súng máy và súng trường . Theo những tiết lộ sau cuộc chiến , TC đã cung cấp sự hổ trợ SỐNG CÒN  cho bộ máy hậu cần (tiếp vận) của bắc VN gồm việc cung cấp hơn 30.000 xe tải , 2 triệu tấn xăng dầu , và sửa chữa 900 km đường xe lửa . TC cũng cung cấp cho HN một số lượng lớn đường ray , đầu máy và toa xe lửa ; đã trang bị toàn bộ cho vài trăm nhà máy cho bắc VN ; và đã cung cấp hơn 300 triệu mét vuông vãi và 5 triệu tấn gạo ; cộng với một số lượng lớn lao những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của dân chúng bắc VN . (Thời gian đi tù ở miền Bắc từ 1977-81 , tôi nhận thấy các nông cụ trong các trại tù đều sản xuất tại TQ ; lương khô 701 , quần áo , mền , kể cả quần đùi cho tù ; áo khoác dài mùa đông 2 lớp cho CA cũng của TC .- Tài) . TC cũng cho HN ngoại tệ mạnh tương đương vài trăm triệu đô (6) .
. . .
       Có thêm những sự kiện quan trọng nói lên sự hổ trợ mạnh mẽ của TC cho HN trong giai đoạn giữa thập niên 1960 (12) .
      Thứ nhứt , vào MÙA XUÂN 1966 , gần 50.000 lính TC đã có mặt tại bắc VN để điều khiển súng phòng không , điều hành công tác hậu cần và sửa chữa các tổn thất do bom gây ra . Theo thống kế chính thức của TC , giữa tháng mười 1965 và tháng ba 1968 (khi quân TC đã rút đi) có tổng cộng hơn 320.000 quân TC đã phục vụ tại bắc VN với năm cao nhứt lên tới 170.000 người (13) . Không quân của bắc VN đã xử dụng các sân bay ở nam TC . Một hệ thống ra-đa bao gồm các trạm ở nam TC đã được lập để bảo vệ không phận bắc VN cũng như theo dõi và cung cấp các hoạt động của không quân Mỹ cho KQ của bắc VN .

Ảnh minh họa : 

     Thứ hai , các đơn vị giải phóng quân của TC được đưa vào bắc VN vẫn mặc quân phục chính quy , giữ nguyên phù hiệu của đơn vị và đã xữ dụng cách liên lạc thông tin không có độ an ninh cao . Họ cố tình cho người Mỹ biết ý định và quyết tâm của họ trong cuộc chiến VN .
     Thứ ba , trong một số trường hợp , máy bay TC đã giao chiến với máy bay Mỹ khi họ lỡ xâm nhập vào không phận TC để truy kích đối phương : BK cho biết đã bắn hạ 9 máy bay Mỹ và gây hư hại cho 2 chiếc khác . Dù cho thông tin này cũng như thông tin về số máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bắc VN bởi máy bay bắc VN – nhưng do phi công TC lái – không được một nguồn tin độc lập kiểm chứng , nhưng điều này có thể đã xảy ra .
     Theo những báo cáo sau này của TC , thương vong của quân TC , phục vụ tại bắc VN , do bom Mỹ gây ra khoảng 20.000 người gồm chết và bị thương .
    Thứ tư , quân TC đã xây một khu phức hợp lớn lao , với hầm hào kiên cố tại Yên Bái (khoảng 140 km tây bắc HN) , nằm trên đường xe lửa từ Côn Minh đến HN dọc theo sông Hồng . Khu phức hợp này với những súng cao xạ đặt trong hang cũng như trên đường ray cộng với một phi đạo lớn , hình như được thiết kế để làm một thủ đô dự phòng trong trường hợp HN bị thất thủ bởi một cuộc tấn công của quân Mỹ và VNCH , hoặc để làm một căn cứ cho quân TC trong trường hợp quân TC can thiệp ồ ạt và công khai vào cuộc chiến VN .
. . .
    Vào cuối năm 1967 , vùng đệm/cấm bay , đối với phi công Mỹ , dọc theo biên giới Trung-Việt đã thu hẹp còn 5 km . Để đáp lại sự bành trướng này của KQ Mỹ , số sư đoàn phòng không của TC ở bắc VN đã tăng từ hai lên ba (24) . “

CHÚ THÍCH :
4 . Hoàng văn Hoan , “Sự phản bội tình hữu nghị Việt-Trung của Lê Duẫn “ , sách bằng tiếng Hoa , (BK : nhà xuất bản Nhân dân , 1982) .
6 . Hoàng văn Hoan , “Không được phép bóp méo sự thật về tình hữu nghị Việt-Trung trong thời chiến” , (BK : Nhân dân nhật báo , ngày 27/11/1979) : trang 1 , 5 .
12 . Allen Whiting , The Chinese Calculus of Deterrence , 1975 : trang 170-95 .
13. Nhân dân Nhật báo , BK , ngày 21/11/1979 : trang 4 .
24 . Theo thư của Allen Whiting gửi cho tác giả , ngày 9/4/1991 .

Sunday, February 19, 2012

Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 và Đôi Lời Tâm sự của HQ Đại Tá Lê Hữu Dõng ,
Tác Giả: Phan Lạc Tiếp ghi 
  
Trong bài phỏng vấn Đô Đốc Chung Tấn Cang, chúng ta đã thấy được sự khéo léo trong việc đem đoàn tàu ra khơi.
Qua đó Đô Đốc Chung Tấn Cang đã nhắc đến vai trò quan trọng của Lực lượng Hậu bị để ngăn bước tiến của địch và giữ an ninh thủy trình. Đó là nhiệm vụ của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, do Hải Quân Đại tá Lê Hữu Dõng, làm Tư-lệnh. Để có một cái nhìn chính xác về Lực Lượng này, chúng tôi đã tìm gặp Đại-tá Dõng, hiện cư ngụ tại Bakersfield. Qua những lần trò chuiyện mặt đối mặt, qua điện thoại, thư tín, điện thư, cộng với những thăm hỏi, đối chứng và cả rất nhiều tài liệu của đối phương, chúng tôi cô đọng và thực hiện bài viết này.        Được hỏi vể sự thành lập Lực lượng này, các đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ và vùng hoạt động… Đại-tá Dõng đã trả lời:
“…Lúc ấy, tôi đang làm Tư-lệnh-phó Lực Lượng Tuần Thám, phụ tá cho Đô-đốc Nghiêm Văn Phú thì được Đô-đốc Chung Tấn Cang gọi về thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm 99. Đó là ngày 08 tháng 4 năm 1975. Trong khẩn cấp, các đơn vị sau đây đã được lấy về, gồm Giang Đoàn 42 Ngăn Chận, Giang Đoàn 59 Tuần Thám, Đại Đội Hải Kích, Địa Phương Quân, một số giang đĩnh lấy ra từ những Giang Đoàn Thủy Bộ, Ngăn Chận và Xung Phong. Kể cả 6 chiếc LCM8 của các căn cứ Yễm Trợ Tiếp Vận. Mấy chiếc chiến đĩnh Zippo phun lửa nữa… Nói chung, đây là một đại đơn vị gồm rất nhiều loại tàu bè, tất cả là 62 chiến đĩnh, một mũi xung kích mạnh mẽ nhất của Hải Quân Miền Nam lúc bấy giờ.
    Về nhiệm vụ, do khẩu lệnh mà tôi nhận trực tiếp từ Đô-đốc Chung Tấn Cang, Tư-lệnh Hải Quân thì Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 gồm những trọng trách sau đây:
            -  Thứ nhứt, Lực Lượng sẽ là đơn vị hậu vệ nặng để bảo vệ Chính Phủ rút về miền Tây, khi tình thế xấu.
            -  Thứ hai là bảo vệ an ninh thủy trình sông Soài-Rạp và sông Lòng-Tào nếu Hạm Đội phải rời Sài Gòn ra biển.
           -  Và thứ ba là bảo vệ Bộ Tư-Lệnh Hải Quân, nếu có đảo chánh xẩy ra.
    Do đó vùng hoạt động của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 không nhất định.”
    Một cách tổng quát, hầu như ai đã có chút quan tâm đến thời cuộc, đều biết rằng ngày 20 tháng 4, mặt trận Xuân-Lộc vỡ, Sài-Gòn đã thực sự bị đe dọa. Với nhiệm vụ được nêu rõ ở trên, một cách cụ thể, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, đã hoạt động như thế nào. Đã có những đụng độ nào đáng kể. Trước những thắc mắc ấy, Đại-tá Dõng thong thả đáp:
    “Sài-Gòn kể từ ngày đó, quả là những ngày hấp hối. Trong nhiệm vụ của tôi, của Lực Lượng Đặc nhiệm 99, chúng tôi phối hợp với các đơn vị bạn để ngăn chận bước tiến của địch ở mặt Tây-Nam Sài-Gòn. Cụ thể là bằng mọi giá phải chận đứng bước tiến của các Công-trường 9, Cộng-trường 7 và Công-trường 5 cùng với tiểu-đoàn Nhái của địch từ các ngả biên giới Miên tràn xuống. Trở ngại của những cách quân này là 2 con sông Vàm-Cỏ-Đông và Vàm-Cỏ-Tây. Mục đích của chúng gồm 2 bước: Thứ nhứt là cắt đứt quốc lộ 4, để Sài-Gòn và miền Lục-tỉnh, Quân-đoàn 4 không thể cứu ứng được cho nhau. Như chúng ta dự trù, khi Quốc lộ 4 bị cắt, chúng ta muốn dời Chính-Phủ về miền Tây, sẽ vô cùng khó khăn. Bước thứ hai, nếu chúng vượt qua và khống chế được 2 con sông Vàm-Cỏ, thì coi như Sài-Gòn đã bị bao vây bốn mặt. Chúng sẽ khóa chặt thủy trình huyềt mạch là sông Lòng-Tào và sông Soài-Rạp, cửa ngõ yết hầu nối Sài-Gòn với cửa biển sẽ bị bít kín. Đa số tàu bè của Hải Quân như những con cá kình mắc cạn, ta sẽ vô phương xoay trở. Nhưng với sự hiện diện của Lực-Lượng Đặc-Nhiệm-99, ý đồ trên của địch đã thất bại.”
    Sau này trong cuốn Tổng Hành Dinh trong mùa Xuân Toàn Thắng, chính Võ Nguyên Giáp cũng đã xác nhận sự thất bại này, nguyên văn nơi trang 317 như sau: “Đặc biệt ở phía Tây-Nam Sài-Gòn, nơi có địa hình sình lầy, trống trải, bộ đội và nhân dân đã phải vượt muôn vàn khó khăn, đánh thông hành lang Tây-Ninh - Kiến-Tường, làm chủ một phần sông Vàm-Cỏ-Tây, mở ra một vùng giải phóng, lót sẵn lương thực, đạn dược, tạo thế thuận lợi cho một bộ phận đoàn 232 tiến công vào Sài-Gòn. Ở hướng tây nam, Bộ-Tư-lệnh quyết tiến công vào thị trấn Thủ-Thừa và thị xã Tân-An, không đánh chiếm Mộc-Hóa như trong kế hoạch cũ. Trận đánh không thành công vì quân địch đã phòng bị sẵn”. Giáp đã không nói rõ những ‘muôn vàn khó khăn’, ‘địch đã phòng bị sẵn…’ là những khó khăn nào, phòng bị như thế nào, sức đối kháng từ đâu tới và bộ đội của Giáp đã có những thiệt hại gì…
    Để chứng minh hiệu quả trên, một số những trận chiến ác liệt trong vùng trách nhiệm, đã được Đại-tá Dõng nhớ lại như sau:
    “Sáng ngày 16 tháng 4, khi đoàn chiến đĩnh của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 trên đường giải tỏa áp lực địch trên kinh Thủ-Thừa, chúng tôi thấy ở bên kia bờ rạch Cần-Đót, có rất đông người đang tắm. Lấy ống nhòm quan sát, mới hay đó là một đơn vị địch. Tôi cho lệnh đoàn tàu ủi thẳng sang, tấn công. Chúng chấp nhận giao chiến, không chạy. Hai bên cách nhau rất gần, trên dưới 10 thước mà thôi. Sức phản công của chúng rất dữ dội, gồm nhiều loại súng lớn rất ác liệt, như 82 ly không giựt, 12ly8. Phía các chiến đĩnh của chúng ta được một phen đáp ứng ngon lành. Tôi còn nhớ anh Đức, một thủy thủ, bị thương ở mặt và ở đầu, máu tuôn xối xã, nhưng anh Đức chỉ lấy tay vuốt máu trên mặt, đứng thẳng trên nóc chiến đĩnh, ôm khẩu MK19 nã thẳng vào đối phương. Trận chiến kéo dài suốt ngày. Phía ta có các đơn vị Bộ binh và Địa phương quân đến tiếp ứng. Tới 5 giờ chiều địch rút. Trong trận này phía chúng ta thiệt hại nhẹ. Phía địch thiệt hại không dưới một tiểu đoàn. Vũ khí ta thu được gồm 4 khẩu 82ly, 2 khẩu 12ly8, 12 khẩu B40 và rất nhiều súng AK cùng súng trường Nga.”
    Vẫn theo lời kể của Đại-tá Dõng:
     “ … Kể cũng thật ghê gớm. Vẫn tại Cần-Đót, hôm trước chúng ta giải tỏa, hôm sau địch lại kéo tới, đông hơn. Các chiến đĩnh của ta đụng địch liên tục. Tôi còn nhớ một chiếc Monitor của Giang Đoàn 42 Ngăn Chận bị trúng 82ly không giựt trực xạ, khiến 3 nhân viên và Thiếu tá Phạm Ngọc Lộ, khóa 12, chỉ huy trưởng, bị thương. Máu đầy mặt, nhưng tất cả vẫn ở trong các ổ súng, tiếp tục bắn. Cứ như thế, ta và địch giằng co, ’gặp nhau’ đều đều. Trong khi đó, pháo 122ly của địch hàng ngày câu hàng trăm trái vào Long-An, gây rất nhiều đổ nát, thương vong cho dân chúng. Đạn rơi cả vào nhà thương, khiến những người đã bị thương lại bị thương một lần nữa. Thân nhân của họ vội tản thương khỏi nhà thương. Sư Đoàn 22 Bộ Binh, từ miền Trung di tản về đang được tái trang bị, dưới sự chỉ huy của tướng Phan Đình Niệm, đem một Trung-đoàn ra giải tỏa áp lực địch tại Cầu-Voi, nhưng áp lực địch vẫn rất nặng nề. Ta và địch giằng co nhau nhưng Cầu-Voi vẫn không bị phá, giao thông trên quốc lộ 4 nhiều lúc khó khăn nhưng không hề bị cắt, vì được người Nhái của ta ngày đêm tận tình bảo vệ. Những phen Nhái ta và Nhái địch quần nhau ở chân cầu Long-An đầy cam go, hồi họp. Rồi lợi dụng đêm tối, Nhái của chúng lội ra giữa sông, leo lên các chiến đĩnh của người Nhái ta, nhưng chúng ta đã phát giác kịp thời., tất cả Nhái của địch đều bị Nhái của ta hạ sát khi vừa xuất hiện bên mạn chiến đĩnh, chìm mất xác dưới lòng sông. Cũng chính vì thế các chiến đĩnh không bao giờ được neo ngủ, phải luôn luôn di động và dùng lựu đạn ném quanh tàu. Nhiều chi tiết rất khiếp đảm trong việc chống lại người Nhái địch, nói ra không hết. Một thủy thủ đứng gác trên nóc chiến đĩnh bỗng thấy mặt nước khua động, rồi một cái đầu ló lên, một cách tay bám vào mạn chiến đĩnh, rất nhanh như một phản xạ, một trái lựu đạn được quăng xuống nước, nổ ục, tung một quầng nước lớn đỏ thẫm những máu. Tên Nhái địch buông tay, chìm. Mặt nước lại lững lờ trôi như không có gì xảy ra. Đêm cũng như ngày, có thể nói sự nguy hiểm có mặt ở sát bên mình.”
    Bằng một giọng nửa đùa cợt, nửa thắc mắc, Ông nói:
    “Không biết tụi nó tưởng tàu mình bằng giấy bồi, lính của mình là lính gỗ chắc. Hết Nhái của tụi nó bơi ra, lại có cả những ghe gỗ, chở lính, cũng cứ nhào ra, một lúc mấy chiếc. Chúng dùng đủ loại súng bắn vào các chiến đĩnh của ta. Đạn súng nhỏ bắn vào thành chiến đĩnh rào rào như mưa. Chúng ta phản pháo bằng súng thường không xuể. Các ghe chở đầy lính của địch lại túa ra. May mà hai chiếc Zippo vừa nạp đầy nhiên liệu, loại xăng đặc dùng cho bom Napalm, đã sẵn sàng. Hai chiếc Zippo, dưới sự bảo vệ của các chiến đĩnh khác, tiến sát vào bờ, lưỡi lửa phun ra dài cả trăm thước. Trong nháy mắt cả một vùng bờ cây xanh từ gốc tới ngọn cháy rực, gãy đổ, lửa khói bốc cao, khét lẹt. Từng lớp người ở sát bờ sông ngã ra, tràn xuống mặt nước. Các đợt xung phong dại dột của địch khựng lại, phòng tuyến địch rối loạn. Nhưng quân trên bờ của địch, người ở đâu vẫn đen đặc, kêu thét chạy tán loạn, đặc nghịt. Phòng tuyến của chúng vỡ. Ông Tỉnh-trưởng Trần Vĩnh Huyến chứng kiến cảnh này, lắc đầu. Ta không đủ quân để lên bờ thu chiến lợi phẩm. Nhưng thiệt hại của chúng không dưới một tiểu đoàn. Sau trận ‘hỏa công’ này, mặt trận hai con sông Vàm-Cỏ trở nên yên tĩnh. Có lẽ nhờ thế chúng đã không thể nào vượt qua 2 con sông Vàm-Cỏ, để áp đảo Sài-Gòn. Nhìn mấy chiếc ghe cháy xám, trôi lềnh bènh, đúng là những chiếc thuyền ma, lòng vừa giận, vừa thương, vừa hú vía…”.
    Lau mồ hôi và thở một hơi dài, Đại-tá Dõng lại tiếp:
    “Mấy ngày sau, mặt sông có những xác người trôi đen đặc. Mùi tử khí bay nồng nặc. Nghĩ lại cuộc chiến thật đau lòng…”  Vẫn lời của Đại-tá Dõng: ”Đó là một trong những cuộc tao ngộ chiến, mà sau này đọc tài liệu của họ tôi mới biết. Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 đã cản đường tiến của đoàn 232, tương đương với 1 Quân Đoàn, do tướng Lê Đức Anh chỉ huy, nằm ém quân bất động ở ngã ba sông Vàm-Cỏ, đợi sẵn khi có thể là vượt sông, tiến vào Sài-Gòn. Tại đó, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 lúc nào cũng có 6 chiến đĩnh hiện diện. Vậy mà chúng nín khe, suốt mười mấy ngày không một tiếng súng bắn ra. Bây giờ cuộc chiến đã tàn. Mọi việc đã nhạt nhòa như không có thực. Nhưng giả thử Cộng quân không bị cản đường, chúng qua được sông Vàm-Cỏ, nằm sẵn ở 2 bên sông Lòng-Tào và Soài-Rạp, khi đoàn tàu thuyền trong đêm 29 rạng 30 tháng 4, chở đầy quân, dân, đàn bà và trẻ con túa ra biển, những điều gì đã phải xẩy ra. Với hỏa lực của mấy sư đoàn địch trên bờ và mấy trăm cổ hải pháo trên các chiến hạm cùng thi nhau nhả đạn, hai con sông Lòng-Tào và Soài-Rạp chắc chắn sẽ là hai con sông kinh hoàng ngập máu, sẽ tàn khóc và rùng rợn nhiều lần hơn Đại Lộ Kinh Hoàng trong mùa hè Đỏ Lửa 1972”.
    (Người viết thoát khỏi Sài-Gòn trên Dương Vận Hạm Thị-Nại, HQ502, một con tàu hư hỏng, chỉ còn một máy, do HQ Thiếu tá Nguyễn Văn Tánh làm Hạm-trưởng. Trên tàu chở theo 5000 người. Trong đó có vợ và 4 con của Đại tá Dõng thoát đi vào phút chót cùng với gia đình Trung-tá Tòng, mà Đại-tá Dõng không hay. Đại-tá Dõng nhiều ngày sau mới gặp lại gia đình tại khu Liều Vải, Orote Point, ở Guam. Khi Cộng sản đã vào Dinh Độc-Lập, ông Minh đã tuyên bố đầu hàng, con tàu HQ 502 chết máy, vẫn chưa ra khỏi cửa sông Soài-Rạp, và vẫn tiếp tục vớt thêm người từ các ghe dân táp vào tàu.. Có nghĩa là cho đến trưa ngày 30 tháng 4, địch chưa hiện diện trên khúc sông này, sông Soài-Rạp vẫn còn an ninh. Được như thế tất nhiên không phải là môt sự tình cờ. Đó là công lao to lớn cụ thể của đơn vị hậu bị, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, và do sự khéo léo dự trù của Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, Bộ Tham Mưu và sự hợp tác của tất cả Thủy Thủ Đoàn mọi cấp bậc. Nếu không, thí dụ chỉ một trái B40 bắn vào HQ502, tàu bốc cháy, 5500 người trên tàu sẽ là nạn nhân trong một lò lửa… Chỉ mới nghĩ thế, tôi đã thấy rung mình.)
    Được hỏi “Khi đoàn chiến hạm ra đi, Đại-tá có được thông báo không”.
    Đại-tá Dõng đáp:     “Có chứ. Trước khi hạm đội khởi hành. Đô-đốc Cang có hỏi tôi là an ninh thủy trình sông Lòng-Tào và sông Soài-Rạp ra sao. Tôi xác nhận là an ninh tốt. Rồi trong đêm 29 tháng 4, Đô-đốc Cang đã 2 lần nhờ Đại-tá Cổ Tấn Tinh Châu, Chỉ-huy-trưởng Đặc Khu Rừng Sát và Trung-tá Dương Hồng Võ tìm tôi, kêu tôi hãy mau rời vùng hoạt động, ra khơi với đoàn tàu.”
    Một thắc mắc được nêu lên. Đại-tá đã ra đi bằng cách nào. Và Lực Lượnf Đặc Nhiệm 99 vào phút chót ra sao. Và chẳng may ông kẹt lại, ông sẽ nghĩ gì, phản ứng ra sao… Đại-tá Dõng cười và tiếp:     “Lúc đoàn tàu ra khơi, tôi còn lênh đênh trên ngã ba sông Vàm-Cỏ. Vẫn cố giữ sự hiện diện của mình ở đây để cản đường tiến của địch, như nhiệm vụ đã được thượng cấp giao phó. Nếu chẳng may mà kẹt lại thì cũng đành vậy, rồi liệu sau. Có điều lúc ấy, đâu đã rõ tình hình ra sao. Đại-tướng Minh đâu đã đầu hàng. Trên bờ thì khác, chứ trên sông nước, mình vẫn còn bảnh lắm… Rồi như chúng ta đều biết, hôm sau, 30 tháng 4, trước khi ông Minh ra lệnh đầu hàng mấy phút, tôi trở lại Long-An, nhà Ba tôi, đón hai đứa con tôi. Cho đến 16 giờ hôm ấy, 30 tháng 4, tất cả chiến đĩnh thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 đều có mặt tại ngã ba sông Soài-Rạp. Bên cạnh tôi có Đại-úy Hải CHT/GĐ59 Tuần Thám, tôi đích thân ra lệnh giải tán Lực Lượng. Tôi đã nghẹn lời có nói một câu ngắn rằng: ‘Hẹn gặp lại anh em…’
    Qua lời kể của Đại-tá Dõng, ta thấy trận chiến kinh khiếp như thế, đạn bắn vào tàu như mưa, là người chỉ huy và trực tiếp xông pha cùng với đoàn viên các cấp, một câu hỏi đùa: “Chắc ông có bùa Miên, nên đạn đã tránh ông”. Đại-tá Dõng cười đáp:     “Đâu có. Nhiều lần tôi đã bị thương. Nhưng lần đi trận cuối, và bị thương lần cuối là ngày 17 tháng 4 năm 1975, tại Long-An. Nhẹ thôi. Cũng không biết mình bị bắn lúc nào. Một mảnh đạn nhỏ ghim vào ngực bên trái. Hồi 9 giờ 15, hay tin tôi bị thương, Đô-đốc Phú đã phóng PBR lên tại mặt trận thăm tôi, hỏi tôi có chịu đựng được không. Lúc đó vì đang đụng nặng, tôi đã vui vẽ đáp là không có gì, chỉ biết là bị thương ở ngực thôi, và bị rát quá, máu ra chút đỉnh thôi. Khi mặt trận đã vãn, tôi về đến nhà, nên nhớ là nhà tôi ở Long-An, Bác-sĩ Truyền đã cứu chữa cho tôi ngay, lấy viên đạn ra. May là viên đạn không vào sâu bên trong. Tôi có báo cáo cho Đô-đốc Cang, nhưng Trung-tá Vĩnh Giang, bạn cùng khóa nghe tin, liền thông báo cho các bạn là tôi bị thương nặng, sắp chết. Vết thương này, cả tháng sau, khi đã ra khỏi trại Indiantown Gap, mới thực sự bình phục.”
    Vẫn lời Đại-tá Dõng:     “Sau khi giải tán Lực Lượng 99, tôi và Đô-đốc Phú dự định dùng 2 chiếc PCF để ra đi, cuối cùng HQ 402 đi qua. Anh em trên tàu thấy chúng tôi trên LCM8, nên kêu gọi, tôi lên HQ402, sau tôi mời Đô-đốc Phú lên. Trên HQ402, tôi và ông sau 2 ngày nhịn đói, ăn chung một đĩa cơm do Thượng-sĩ Võ Văn Hiếu đưa lên. Rồi ông từ giã tôi lên Soái Hạm, ông không nói gì, nhưng ánh mắt ông nhìn tôi như nói lên tất cả. Tánh ông thế. Qua Mỹ, hình như ông không liên lạc với ai. Ông có gọi thăm tôi tất cả 5 lần. Ông buồn, mới mất, chẳng để lại một nhắn gửi gì”.
    Đại-tá Dõng nói thêm:     “Có một chuyện ít ai biết là chiều ngày 29 tháng 4, tôi và Đô-đốc Phú ngồi trên một PBR đậu tại bến đò Long-An. Cầu Long-An, thị xã Long-An chưa lọt vào tay địch. Tại đây chúng tôi đã làm được 2 việc như sau: Thứ nhứt là khi ra lệnh cho Liên Đoàn Đặc Nhiệm ở Gò-Dầu-Hạ, Thiếu-tá Sơn có hỏi tôi, có ông Quân-trưởng Gò-Dầu-Hạ xin tháp tùng, có cho đi không. Tôi đáp chở hết và đánh đắm tất cả các chiến đĩnh hư hỏng, đi vận tốc tối đa ra sông Soài-Rạp. Sơn hỏi ‘Lệnh của ai’. Tôi đáp có ‘một sao’ ngồi đây. Đô-đốc Phú cười. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy ông cười. Và đoàn giang đĩnh Gò-Dầu-Hạ đã ra đến Soài-Rạp an toàn trưa ngày 30 tháng 4. Nếu Liên Đoàn Đặc Nhiệm ở Tuyên-Nhơn của Thiếu-tá Lê Anh Tuấn lên máy liên lạc với tôi, tôi cũng sẽ bảo đi như Gò-Dầu-Hạ. Tiếc thay! Thứ hai là, cho đến phút chót, chúng tôi vẫn giữ đuợc trật tự, an ninh trên tất cả chiến đĩnh thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 và cho Đại Đội Tuần Giang và Giang Cảnh Long-An tháp tùng ra sông Soài-Rạp. Tiếc rằng Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu và Ông Tỉnh-trưởng Long-An từ chối không ra đi, ở lại. Một điều nữa là cho đến giờ này tôi rất yên lòng là suốt thời gian đụng nhiều trận nặng, trước những đợt tấn công ào ạt biển người của địch, như đã mô tả ở trên, nhưng chỉ có mấy anh em bị thương (khoảng 5 người) mà không mất mát người nào, cho đến khi tôi lên HQ402, giã từ nhiệm vụ Chỉ huy Lực Lượng Đặc Nhiệm 99.”
    Lên HQ402, một con tàu hư hỏng với trên 2000 người trên tàu. Chính Đại-tá Dõng đã nhọc công lái HQ402 ra biển, chỉ huy con tàu ấy, cho đến khi tất cả số người trên tàu được chuyển sang tàu khác. HQ402 được lệnh đánh chìm. (Hoàn cảnh của HQ402 đã được Bà Diệp Mỹ Linh kể lại rất chi tiết trong cuốn HQVNCH Ra Khơi, nơi trang 261, 262).
Một Chút Riêng Tư
    Hải Quân là một quân chủng, nhưng trên thực tế lúc đông nhất chỉ trên Bốn Chục Ngàn người. Với những sĩ quan cấp tá, thì hầu như ai cũng biết nhau. Biết khá kỹ về khả năng, tính tình của nhau. Ông này điềm tĩnh, uyên thâm, hợp với vai trò tham mưu. Ông kia trầm tĩnh, chịu sóng, thích đi tàu. Ông khác thì ồn ào, xông xáo chỉ thích hợp với các đơn vị trong sông… Nhưng trường hợp của Đại-tá Dõng thì hơi khác. Tuy xuất thân khóa 8, khóa đầu tiên được giảng dạy bằng việt ngữ của trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, ra trường năm 1960, nhưng ông đã may mắn trải qua những thời gian đi biển, đi sông, đã từng giữ các chức vụ Hạm-trưởng, đã đi du học, đã làm Hạm-trưởng vượt Thái-Bình-Dương, đem tàu từ Mỹ về nước. Đặc biệt chỉ 4 năm sau khi ra trường, ông đã được chỉ định làm Chỉ-huy-trưởng Hải Đoàn 22 Xung Phong, một đơn vị khét tiếng với những chiến công trong sông. Và cuộc chiến trong sông hầu như rất thích hợp với ông. Ông liên tiếp tạo được nhiều thành tích, khiến ông vừa từ giã Hải Đoàn này, lại tiếp tục Chỉ huy Giang Đoàn khác. Cùng lúc với cuộc chiến bùng lên, Hải Quân bành trướng mau lẹ, ông là vị sĩ quan khóa 8 đeo lon Đại-tá sớm nhất, vượt qua nhiều khóa đàn anh. Chúng tôi có hỏi: “Yếu tố nào đã khiến ông ra gia nhập Hải Quân. Và lúc vào Hải Quân ông có nghĩ rằng, mới ngoài 30 tuổi, ông đã đeo lon tới Quan Năm tàu thủy không… Ông cười và đáp:     “Trong một buổi tối, ngồi chơi tại bến Bạch-Đằng, nhìn những thủy thủ lên xuống chiến hạm, thấy những con tàu xám uy nghi, tôi xúc động và tìm cách vào Hải Quân qua người bạn thân là Đại-tá Nguyễn Ngọc Rắc. Lúc vào trường còn đội nón như Hạ-sĩ-quan, vành nón đen bóng, chỉ mong sớm mãn khóa để có cái vành vàng vàng trên nón là thích rồi. Ra trường, đơn vị đầu tiên của tôi là HQ330, Hạm-trưởng là Hải-Quân Trung-úy Lê Triệu Đẩu, cũng là Sĩ quan Đại-Đội-trưởng Khóa 8. Lúc ấy lên cấp khó khăn, từ Hạm-trưởng, Hạm-phó, Cơ-khí-trưởng…ai cũng là Trung-úy cả. Tôi cũng chỉ mong đến lúc có 2 vạch trên vai như mọi người thôi. Ai dè cuộc đời đưa đẩy…”
    Dù sao cuộc chiến cũ cũng đã nhạt nhòa, có điều gì được coi là vui, là đáng nhắc lại. Đại-tá Dõng đáp:     “Quê tôi là Long-An, cùng quê với ông Huỳnh Duy Thiệp. Tôi sinh năm 1936. Qua đây thấp thoáng gần 30 năm. Cuộc đời chẳng còn mấy chốc. Tôi cũng mới nghỉ hưu. Tụi nhỏ 6 đứa đều đã nên người, 5 đứa đã có gia đình. Sao mà nhớ lại những ngày tháng cũ, vẫn cứ bồi hồi. Kỷ niệm vui nhất là vào khoảng tháng 4 năm 1964, tôi được ân thưởng một Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Đồng do Đại-tướng Lê Văn Tỵ ký. Đó là kết quả sau cuộc hành quân tại Lương-Hòa-Thượng, sông Vàm-Cỏ-Đông. Hải Đoàn được tăng phái một Đại Đội Biệt Động Quân. Chỉ-huy-trưởng Hải-đoàn lúc đó là HQ Đại-úy Huỳnh Duy Thiệp. Ông đã ủy nhiệm cho tôi ‘làm ăn’, với câu dặn dò: ‘Ê, đ.m. Đây là chuyến thử lửa đầu tiên của mày đó nha mậy’, rồi ông cười hề hề coi như chuyện nhỏ. Tôi cố gắng và thi hành tốt đẹp chuyến hành quân này. Từ đó, ông hoàn toàn tín nhiệm tôi 100%, dù cuộc hành quân trên kết quả rất khiêm nhường: tịch thu 1 CKC và 40 quả lựu đạn. Tôi đi sát ông. Tôi có thể nói rằng cấp bậc Đại-Tá mà tôi có được, một phần không ngỏ là do vị CHT Huỳnh Duy Thiệp tạo nên. Do những kinh nghiệm của ông mà tôi tiếp nhận được, cũng như những tư cách chỉ huy, rất bình tĩnh khi đụng trận, nhất là những quyết định bất ngờ, dứt khoát mà chỉ những người có thiên tư về chiến trận mới có được. Những bài học máu xương trong sông tôi đã học được từ ông. Ông đã bắt cái cầu qua sông để tôi tự vạch rừng, làm đường mà tiến. (Phải không anh Thiệp).”  Đại-tá Dõng đã nói rất thiết tha với tất cả sự chân thành.
    Ngưng một lát rồi ông êm ả nó:     “Đối với người trên tôi đã học được là từ anh Thiệp. Nhưng như chúng ta đều biết, ở trong quân trường, có bài học nào dạy chúng ta tác chiến trong sông đâu. Trên thế giới, nói đến Hải Quân là nói đến những con tàu lớn hoạt động trên các đại dương, nói đến trận Eo Đối-Mã, trận tấn công Trân-Châu-Cảng của Hải Quân Nhựt. Nói đén những luồng nước, những tai ương, bấc trắc của thời tiết… Có chiến trường nào đầy sông rạch như châu thổ Cửu-Long-Giang. Một vựa lúa của miền Nam, một vùng đất sình lầy chằng chịt những kinh rạch như mạng nhện. Chính nơi này, nói không ngoa, là vùng đất mà suốt cuộc chiến ngày đêm, mùa nắng cũng như mùa mưa, những người lính Hải-quân chúng ta lầm lủi, đối đầu với địch. Chúng ta đã có những chiến công hào hùng, nhưng cũng đầy gian lao khốn khổ. Từ U-Minh, Đồng-Tháp, Gò-Quao, Tuyên-Nhơn, Năm-Căn, Tam-Giác-Sắt.. khắp vùng sông nước mịt mùng đó, chúng ta đã gian khổ đi qua, và không thiếu bạn bè ta đã nằm xuống. Có người đem được xác về. Có người sau một tiếng mìn bung nước, mất tăm. Những kinh nghiệm máu xương đó, với tôi, tôi đã học được từ những người lính dưới quyền. Nhiều người đã chỉ cho tôi những lắt léo, nguy nan cần phải tránh. Nhiều người mà sự can trường, lòng dũng cảm khiến tôi phải kính cẩn cúi đầu. Cấp bậc của tôi, tôi đã mang trên vai, như một vinh dự, đồng thời còn là một ân nghĩa từ tất cả những ai mà tôi đã có dịp cùng nhau chiến đấu tạo nên.
    Nhớ lại, viết ra không thể hết. Một số những gương anh dũng tôi đã ghi lại dưới đây. Trong đó không thiếu những điều gần như huyền bí, lạ lùng, không thể nào giải thích, nhưng hoàn toàn có thực. Bây giờ cuộc chiến đã phai tàn. Tôi xin mượn những dòng này để tạ ơn những đóng góp của các chiến hữu một thời xa xưa. Cũng xin thắp một tuần hương gửi tới anh linh những ai đã ngã xuống trên vùng sông nước quê nhà.
    Cũng xin gởi lời chào thân quý tới tất cả bè bạn áo trắng bốn phương, cũng như còn ở nơi quê cũ. Và nếu những tiết lộ trên đây về cuộc chiến, có lọt tới gia đình nạn nhân ở phía bên kia, tôi cũng cầu xin cho anh linh những người đã chết được êm đềm siêu thoát. Các anh, dưới áp lực này, hay lý do kia mà phải lao đầu vào vùng lửa đạn. Các anh chẳng thể nào lùi. Còn chúng tôi ở miền Nam, chúng tôi cũng đâu có thể làm khác. Định mệnh hay vận nước chẳng may khiến chúng ta gặp nhau nơi trận địa. Chúng ta cùng khốn khổ như nhau. Gần 30 năm đã qua, biết ra thì hầu như đã trễ. Tôi đã ghi lại những điều trung thực, hầu để thế hệ sau có thêm tài liệu để hiểu thêm về nỗi đau đớn của một cuộc tương tàn mà người Việt Nam dù Nam hay Bắc, đã không làm chủ được. Chúng ta đều có nỗi đau chung.”
Lê Hữu Dõng, kểPhan Lạc Tiếp, ghi

Saturday, February 18, 2012

CHỈ CÓ SÚC VẬT MỚI QUAY LƯNG VỚI NỖI ĐAU ĐỒNG LOẠI… !!!
Lời cũa Các Mác (Karl Marx) – Ông tổ cũa Chũ nghĩa cộng sản khoa học.
Thưa các bạn ,
Đấy cũng là tựa một bài trên blog Cu Vinh khi nói về cuộc sống cơ khổ cũa gđ vợ anh Vươn và Quý trên nền nhà cũ cũa mình sau khi bọn xã hội đen - đc nuôi dưởng bởi chính quyền Tiên Lãng - vào hôi của , bắt đi hết súc vật , tôm cá mà họ đã bỏ bao năm xây dựng . Sau khi đọc xong , tôi đả có hai 'còm' sau .
I/ Còm 1 :
Chào Cu Vinh ,
Tôi ko đồng ý với tựa bài . Vì như vậy là súc phạm đến “danh dự” cũa súc vật : ông bà mình nói “MỘT CON NGỰA ĐAU , CÃ TÀU KO ĂN CỎ” , hay “HÙM DỮ CÒN CHẲNG NỞ ĂN THỊT CON” , v.v… Thành ra với bọn quan tham này , ta ko thể xếp chúng ngang hàng với súc vật được . Mình nên nói ” chúng mày còn tệ hơn súc vật ” thì đúng hơn !!!
Còm 2 :
Thưa cu Vinh ,
Hóa ra tựa bài này lại là "thánh ngôn" cũa cụ Karl Marx . Chắc ở suối vàng cụ cũng đã ra tòa vì súc vật kiện cụ xúc phạm đến danh dự cũa chúng . Vì :
1/Các bạn có thấy , súc vật có xúm nhau "đánh hội đồng" đến chết một đồng loại , rồi gọi đó là 'tự tử' , như CA đã làm với các người dân bị bắt về đồn ko?
Chúng có bẻ gảy cổ đồng loại như trung tá CA Nguyển văn Ninh đã làm ko ?
2/ Chúng cũng dành ăn nhưng đâu có : ép nử sinh đổi tình lấy bằng , mua bán bằng giả , vơ vét , ăn hối lộ , mua quan bán tước , chạy dự án , lợi dụng quyền hạn để cướp của , cướp đất cũa dân đen , v.v...đến độ  "kẻ thì quá nhiều biệt thự , xe con , con cái du học , tài sản cã trăm triệu đô" , còn "người thì chỉ có mảnh chiếu che thân " như dân oan đang nằm vật vạ ở vườn hoa Mai xuân Thưỡng - như con người đã làm ko !!!
3/ Súc vật cũng không đánh đập đồng loại , có khi gần chết như CA , xã hội đen , dân phòng , có hổ trợ cũa bộ đội - dưới sự chĩ đạo cũa UBND , để đuổi dân đen ra khỏi mãnh đất đã nuôi sống bao thế hệ cũa họ . Mới nhứt là Văn Giang và Trịnh Nguyễn . Chúng nhân danh ' lập khu công nghiệp , khu đô thị sinh thái , v.v...' để mua đất với giả rẻ mạt và bán lại cho chủ đầu tư gấp 100 lần hay nhiều hơn ! Với tiền đền bù , dân đen ko thể mua lại miếng đất bằng miếng đất đã bị chiếm đoạt . Đến nổi , mới đây một người đã giết một CB và tự sát .
4/ Tất cã là do súc vật đã ko có cái 'khôn ngoan", đễu cán và dối trá (như con người) để lập một cái Đảng chính trị - (với một lý tưởng mới nhìn thì rất cao đẹp) nhưng sau này đã bị các đảng viên ở Việt Nam LỢI DỤNG VÀ BIẾN CẢI , để chĩ phục vụ cho Đảng và cho bản thân mình chứ không phải là nhân dân lao động như cụ Marx đã đề ra .
Ví dụ : họ thực hiện kinh tế thị trường nhưng định hướng XHCN mà trong đó người công nhân còn bị đối xử TỆ HƠN dưới thời Pháp (tôi đã dẩn chứng) . Bọn này đang chích FORMOL vào một lý thuyết chính trị mục nát và lãnh tụ cũa họ (để ướp và lợi dụng nó ) trong khi gần như toàn thể năm châu bốn biển đã vứt vào sọt rác , ngay cả trên đất nước sản sanh ra nó . Chào cu Vinh và các bạn ,

Đôi lời bàn về “vượt qua nỗi sợ hãi” của Trương Duy Nhất

”Sợ hãi ” có rất nhiều căn nguyên. Với đa số, “sợ hãi “ vô cùng lớn khi nhắc đến… thể chế, chính quyền!

          Ví thử nghề báo. Trên 700 đầu báo, số người sống bằng nghề báo lên tới gần 2 vạn. Số này sẽ tự hỏi: nếu nhiều người nghỉ báo viết bờ-lốc, khai dân trí như Trương Duy Nhất, họ và gia đình sẽ sống bằng gì? Việc “nghỉ ” có tác động phần nào lên hệ tư tưỏng hay chỉ tạo thời cơ cho một thế hệ đầy “nhiệt huyết” đang chờ “đục nước béo cò” rào rào nhảy vào? Và đương nhiên ra đi đồng nghĩa với không còn “chỗ đứng”.
          Và nữa, sẽ có người bị gán tội. Người ta quy kết nhưng không bắt tất cả. Người của chúng ta bắt đầu rờ lên gáy của mình phập phồng sống. Nỗi sợ nhân lên cùng với câu hỏi lớn dần: bao giờ sẽ đến lượt mình?
          Đó là một trong muôn vàn lý do giải thích tại sao trong một xã hội dù đã khủng hoảng niềm tin, Trưong Duy Nhất, Trần Đăng Tuấn không thể tạo nên hiệu ứng dây chuyền.
          Và còn bị miệt là những kẻ không thức thời, hâm, gàn dở…
          Những người ngưỡng mộ Nhất, Tuấn… cũng sẽ đặt câu hỏi: liệu “tự do” rồi, mình có đứng được như Nhất, như Tuấn… hay còn chẳng kiếm nổi cái đút mồm? Thôi thì, chật chội một tí, nhưng mà vẫn có thức uống, cái ăn!
          “Không thể ngăn chặn được tư duy của con người”, nhưng người ta khó có thể tự mình vượt qua khỏi nỗi sợ hãi. Đó cũng là lý do người dân cam chịu sống trong bạc nhược. Họ cũng rất hiểu điều tiến sĩ Jean-Francois Sabouret (người đứng đầu Viện nghiên cứu thế giới châu Á, Institut des Mondes Asiatiques tại Paris, giám đốc mạng lưới nghiên cứu châu Á, Réseau Asie, thuộc trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học – CNRS của Pháp) phát biểu mới đây: "Người ta chỉ có thể bắt bớ một, hay một vài người thôi, chứ làm sao có thể bắt nổi cả một dân tộc? Điều đó là không thể”. Nhưng “váy” và “bỉm” đã bao kín suy nghĩ người dân từ bấy nay rồi!
          “Váy” và “bỉm” luôn là lô cốt, là lý do chính đáng nhất để những bậc chính nhân đưa ra, rút về cố thủ khi sắp sửa tới hạn. Khi con người không được là con người nhưng vẫn tự lừa dối, an ủi mình là con người thì người ta sẵn sàng chấp nhận tất cả để lấy sự an toàn.
          Đấy là lý do chính khiến tôi luôn nghi ngờ cái vẫn gọi: “lòng tự hào dân tộc”!
          Và như thế, với bản lĩnh thực tại của người Việt, “vượt qua nỗi sợ hãi ” để thay chuyển quả thực là rất khó!
Nguyễn Văn Hoàng

Friday, February 17, 2012

Trò chuyện cởi mở với Phó thủ tướng Đức Philipp Rösler ,

Báo Der Spiegel của Đức vừa có cuộc trò chuyện khá cởi mở với Phó thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Kinh tế Philipp Rösler. Cuộc trò chuyện tập trung vào vấn đề nguồn gốc Việt Nam của cũng như sự hòa nhập vào nước Đức.

image

*Bộ trưởng Philipp Rösler, ông là người Việt Nam và được cha mẹ Đức nhận làm con lúc 9 tháng tuổi. Vậy lúc nào ông nhận ra mình không giống những người Đức khác?

- Khi tôi bốn hay năm tuổi, ba tôi đặt tôi trước gương cùng ông ấy. Ông nói: "Hãy nhìn con, rồi nhìn ba - con với ba khác nhau. Nhưng dù cho điều gì xảy ra hay người ta nói cái gì thì ba là ba của con".

* Lúc nhỏ có bao giờ ông bị bạn bè chọc vì vẻ bề ngoài?
- Chưa bao giờ. Tôi từng mơ mình là một hoàng tử Việt Nam bị lạc. Và có đôi lúc tôi hỏi ba ở Việt Nam có hoàng tử không. Vào những năm 1980, ba tôi trả lời rằng Việt Nam đã từng có vương triều nhưng bây giờ không còn nữa.

* Với bề ngoài của mình, từ khi còn thiếu niên có bao giờ ông nghĩ mình sẽ trở thành Phó thủ tướng?
- Một thiếu niên có thể tưởng tượng sẽ trở thành phó thủ tướng? Tôi cảm thấy người Đức chấp nhận sự thật rằng tôi không giống "một người Đức bình thường". Lâu nay, điều này vẫn luôn xảy ra.

image

*Người Việt Nam có tự hào với Philipp Rösler?- Những tour du lịch Việt Nam thường dừng ở văn phòng của tôi và với nhiều người Việt Nam, điều đó thật đặc biệt. Nếu một người con nuôi Đức được làm trong chính phủ Việt Nam thì bản thân người Đức cũng cảm thấy rất thích thú.

* Ba ông có nói nhiều về Việt Nam?
- Trong thời gian làm phi công cho quân lực Đức, cha tôi đã gặp nhiều người Việt Nam. Trong những năm 1970, ông thường sang Mỹ tập huấn và gặp những người Việt Nam được tập huấn ở đây. Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến ông, cũng như đa số những người thuộc thế hệ này. Lúc đó ông chỉ có hai lựa chọn, hoặc xuống đường biểu tình phản đối hoặc giúp đỡ một cách thiết thực nhất. Ông đã chọn cách thứ hai, nhận một đứa con nuôi Việt Nam - đó là tôi.

* Có bao giờ ông ước được giống một người Đức?
- Không, bởi vì tôi là người Đức và luôn cảm thấy mình là người Đức. Tôi đi học trường tiểu học công giáo ở Hamburg, nơi có nhiều học sinh từ Ý và Tây Ban Nha. Sau ngày đi học đầu tiên, tôi nói với ba: "Ba, ở lớp con có nhiều học sinh nước ngoài". Và ông đã cười rất lớn.

image
Thủ tướng Đức Angela Merkel và phó thủ tướng Philipp Rösler

*Là một bộ trưởng kinh tế, ông có làm việc theo hướng nới lỏng luật nhập cư vào Đức?- Tôi chủ trương nước Đức đi theo hướng này. Nước Đức cần những người nhập cư có chất lượng. Thật nực cười khi Đức bỏ công sức, tiền bạc để đào tạo những sinh viên nước ngoài nhưng chỉ cho phép ở lại Đức một năm sau khi tốt nghiệp.

* Có bao giờ ông gặp khó khăn trong sự nghiệp chính trị vì người ta thường nghĩ dân châu Á hiền và thân thiện?
- Tại sao thân thiện lại có thể là một trở ngại?

* Tại sao phải đợi đến năm 33 tuổi ông mới lần đầu tiên trở về Việt Nam?
- Tôi đi bởi vì vợ nói với tôi: "Chúng ta rồi sẽ có con và em muốn có thể kể cho chúng nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra".

* Cảm xúc của ông khi đó? Giống như một du khách bình thường?
- Có lẽ giống một du khách đặc biệt thích thú. Những người tôi tiếp xúc cho rằng tôi không sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và hầu hết đều nghĩ rằng tôi là Việt kiều Mỹ về thăm quê.

image
Phó thủ tướng Philipp Rösler cùng vợ và hai con gái sinh đôi

Ông có biết gì về cha mẹ ruột của mình?
- Không. Các sơ phải chăm đến hơn 3.000 trẻ. Họ đã phải tự nghĩ ra tên và dòng họ của ngần ấy đứa trẻ để điền vào các phiếu. Vì vậy tôi không biết bất cứ điều gì về cha mẹ ruột của mình.

image


*Ông thích nhất ở Việt Nam điều gì?
- Cảnh đẹp và thức ăn. Khi bạn ăn nhà hàng châu Á ở Đức, nó đã bị Đức hóa. Nhiều người châu Á thậm chí không đi ăn nhà hàng châu Á vì hương vị của nó không giống ở quê nhà.

* Tại sao ông lại muốn là một người Đức hơn những người Đức?

- Tôi không như vậy. Đơn cử như việc đã từ lâu tôi không có cờ Đức trong văn phòng của mình.

* Như là việc ông thích ca sĩ Đức Udo Jürgens. Ông đặt tên hai con gái là Grietje và Gesche. Ông là thành viên của Ủy ban trung ương công giáo Đức... Ông còn hơn một người Đức, ông là người Đức mẫu mực.

- Để tôi nói lại: Tôi đúng là fan của Jürgens nhưng chắc chắn không phải vì anh ta hát tiếng Đức. Và để tôi nói thêm vài bí mật - ở nhà chúng tôi không treo cờ Đức. Xe hơi riêng của tôi là một chiếc xe Pháp đơn giản là vì nó là chiếc duy nhất nó đủ chỗ để chở nôi cho hai đứa song sinh. Về tên của chúng, do vợ tôi đã đổi họ Rösler theo tôi nên cô ấy sẽ là người chọn tên cho con. Và thật ra thì cái tên Grietje nghe có vẻ Hà Lan còn Gesche nghe có vẻ frisia (một ngôn ngữ sử dụng thông dụng ở nhiều vùng tại Hà Lan và Đức) hơn.

image

* Bộ trưởng Philipp Rösler, cám ơn ông về cuộc phỏng vấn này.