Wednesday, April 4, 2012

Công lý trong tâm của mỗi người
Tác giả: Pi An
[Chanhkien.org] Ở Trung quốc hiện nay, những người thức tỉnh nhất là những người chịu nhiều khổ nạn nhất, có thể họ là những người vận động dân chủ, nâng cao đạo đức, văn hoá hay tín ngưỡng cổ truyền, và những người này đáng cho chúng ta kính nể, khâm phục.
Chúng ta có thể tưởng tượng sự chịu đựng của họ và áp lực mà họ chịu. Qu Yuan (340-278 TCN) đã nói “Cả thế gian đều hôi thối, chỉ có ta là sạch; mọi người đều ngủ quên, chỉ có ta tỉnh thức”. Trong một căn phòng tăm tối khi mọi người say ngủ và chỉ có bạn tỉnh thức; thì chính bạn sẽ đối diện với bóng tối.
Vì thế, những ai còn mê ngủ mà muốn được tỉnh thức thì thấy rằng hành động của những người đã tỉnh thức rất đáng sợ vì chính họ không dám thức tỉnh và đối diện bóng tối của căn phòng. Họ nghĩ điều đó rất nguy hiểm khi nói lên sự thật và cố gắng vượt qua bóng tối trong phòng và họ thấy rằng họ nên ngủ quên thì hay hơn.
Những người tỉnh thức muốn vượt qua khỏi bóng tối trong căn phòng. Khi họ làm, thì âm thanh và việc làm của họ sẽ đánh thức những người đang mơ ngủ. Một số họ sẽ chửi rủa vì phá giấc ngủ ngon của họ. Một số thì tìm hiểu những gì đang xảy ra, và có thể họ sẽ theo người tỉnh thức và cùng hành động với nhau để đạt đến ánh sáng sau đêm tối.
Những người tỉnh thức là những hạt giống của lửa và họ là ánh sáng. Họ tìm ánh sáng và cũng là người tạo nên ánh sáng.
Tôi có một người bạn rất thật thà và tốt bụng. Tuy nhiên, bất cứ khi nào tôi chia xẻ tin tức từ nước ngoài với anh ta, anh ta không muốn nghe. Anh ta hiểu rằng, không có đúng hay sai trên thế gian này, vì mọi việc đều tương đối; không có tiêu chuẩn cho sự chọn lựa, và vì thế không phân biệt được đâu đúng đâu sai. Theo cách lý luận này, bạn có thể kết luận rằng con người không thể làm gì được đối với những việc ác độc trên thế gian.  

Bạn có thể chứng kiến nó đang xảy ra và cảm thấy rất bất lực.
Tôi nói với anh ta rằng trên thế gian có đúng và sai. Ví dụ, tôi nói rằng “cái bàn này có mặt trước và mặt sau, đúng không” Nếu mặt trước biểu hiện cho ‘đúng’, thì mặt sau biểu hiện cho ‘sai’. Cách lý luận này đúng không? Anh ta đồng ý. Sau đó tôi nói “Nếu đúng như vậy, tại sao anh không nghĩ có đúng sai trên thế gian?”
Anh ta nghĩ một chốc và nói rằng chúng ta không có tiêu chuẩn để phân biệt đúng sai và vì thế nó không phân biệt được. Tôi nói rằng anh ta sai “Đó là vấn đề về tiêu chuẩn của sự chọn lựa, nó là khó khăn của anh, nhưng anh không thể chối bỏ rằng có đúng và có sai trên thế gian”. Anh ta nghĩ một chốc rồi nói “Anh nói đúng”
Sau đó anh ta nói “Anh nói với tôi về chính sách khủng bố Pháp Luân Công, vụ ‘tự thiêu ngụy tạo’ và vụ mổ cắp các bộ phận nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công để bán trên toàn thế giới… v.. v. Tôi hoàn toàn tin tưởng lời anh nói, nhưng tôi chỉ là con người bình thường trong xã hội, không dính líu tới chính trị. Tôi cảm thấy tôi không làm gì được cả”.
Tôi nói “anh lại sai nữa rồi. Anh không nên tin rằng anh không thể làm được gì. Mọi người đều có quyền tận diệt tà ác. Những gì anh cần làm chỉ là tìm ra sự thật. Sau đó anh quyết định điều đạo đức và biết rằng tà ác là sai và phải bị tận diệt. Chừng đó thôi. Khi làm như thế, anh tạo ra đức độ và trở nên một bộ phận trong toàn bộ tiêu trừ tà ác”. Sau khi nghe điều tôi nói, anh bày tỏ lòng đồng ý của anh.
Đôi khi tôi cảm thấy rằng những người có đầu óc triết lý thường là chậm hơn những người có đầu óc đơn giản vì những người đơn giản không có lối suy nghĩ phức tạp, và họ nhận thấy rỏ ràng rằng tà ác cần phải bị trừ diệt. Tiêu chuẩn đạo đức và thiện và ác là quá mù mờ trong đầu óc người Trung quốc hiện nay, vì họ không còn tư tưởng đúng đắn về thiện và ác. Những điều mà họ suy nghĩ ngày nay là sự cúi đầu nhận xin quyền lợi về tiền bạc và địa vị trong xã hội.
Điều đáng buồn cho quốc gia chúng ta là những đầu óc triết lý thì quá sợ sự suy nghĩ và chấp nhận những tin tức mới từ nước ngoài vì sợ hãi.
Công lý tồn tại trong tim mỗi người Trung quốc. Chúng ta nên gìn giữ và thực hành đúng đắn.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/6/8/53246.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5402

No comments:

Post a Comment