Monday, April 2, 2012

Lời tiên tri từ Bắc Âu
Tác giả: Một học viên Pháp Luân Đại Pháp
[Chanhkien.org] “Voluspa, The Prophecy of the Seeress” là một bài thơ nổi tiếng miền Bắc Âu (ở đây là bao gồm cả Đức và bán đảo Scandinavia). Cũng như những bài thơ sử thi khác, chi tiết và nguồn gốc của bài thơ tiên tri này là không thể được xác minh. Người ta thường tin rằng nó được viết trong thời Viking, trước khi Cơ Đốc giáo thống trị miền Bắc Âu, mặc dù có thể nó được viết sớm hơn. Bài thơ kể về một câu chuyện của sự hình thành, hủy diệt và tái tạo vũ trụ.
Bài thơ bắt đầu bằng việc mô tả sự sáng tạo ra vũ trụ, đặc biệt tương đồng với câu chuyện “Bàn Cổ khai mở trời đất” của người Trung Quốc. Lúc khai thủy là sự hỗn độn. Thần và người khổng lồ xuất hiện, sau đó là con người và vạn sự vạn vật trên trái đất. Bài thơ sau đó mô tả khi thời gian tới sẽ là thời kỳ Ragnarok, kiếp nạn của tất cả các vị Thần. Theo bài tiên tri thì khi ấy, một trận chiến kinh hoàng giữa các thế lực Chính và Tà trong vũ trụ sẽ nổ ra và kết thúc bằng sự hủy diệt hoàn toàn. Cuối cùng, một vị Thần vĩ đại sẽ xuất hiện và phán xét mọi thứ (Đại Thẩm Phán). Một thế giới mới sẽ được tạo ra, và tất cả các vị Thần, bao gồm cả những vị Thần đã chết trong trận chiến, sẽ phục sinh. Một niềm hân hoan trong hòa bình sẽ xuất hiện và những con người may mắn sống sót qua kiếp nạn sẽ tiến nhập vào tương lai.
Dưới đây là một số trích đoạn từ bài thơ (tham khảo bản dịch tiếng Trung cộng với bản dịch tiếng Anh của Bekie Marett [năm 1999] và Alan J Seeger)
“Vào thời cổ xưa nhất, khi Ymir sống:
Không có biển, không có đất, cũng không có sóng,
Không có trái đất và không có thiên đường,
Không có màu xanh của sự sống, chỉ có sự hư không.” […]
“Lục địa trồi lên bởi những đứa con của Bur,
Người tạo ra Midgardh, hay trái đất vô song;
Từ phương Nam, mặt trời chiếu rọi quả đất,
Những thảm cỏ xanh sinh sôi khắp mặt đất.” […]
“Mặt trời mất ánh quang huy,
Lục địa trầm xuống đáy biển,
Những ngôi sao sáng sa xuống bầu trời;
Phun ra đầy khói và lửa,
Đám lửa bừng bừng hỏa thiêu thiên đường.
Số phận mà ta biết được, và thấy xa hơn:
Những vị Thần vĩ đại bị hủy diệt.” […]
(Đoạn trên mô tả trận chiến)
“Ta thấy màu xanh sinh sôi trở lại
Lục địa trồi lên từ đáy đại dương;
Rồi giữa đám cỏ xanh
Ánh vàng kim xuất hiện,
Vạn vật sinh sôi nảy nở,
Như chúng có từ thuở xa xưa.
Đó sẽ là ngai của những vị Thần không phạm tội,
Mãi sống trong sự hạnh phúc và thanh bình.” […]
“Sau ngày đen tối của thế giới,
Vị Thần toàn năng sẽ thống trị tất cả.”
Có một vài bản dịch tiếng Anh cho bài thơ này. Những chi tiết nhỏ khác nhau tùy theo bản dịch, và tất cả các bản dịch đều mờ ảo và khó hiểu. Tuy nhiên, ý nghĩa cơ bản là thống nhất ở tất cả các bản dịch. Sự khác biệt khi dịch thuật chỉ cho thấy sự hiểu biết khác nhau của những người dịch. Tuy nhiên, tất cả đều có thể truyền tải được hàm nghĩa chính của bài thơ, và có lẽ cũng là chủ định của chính tác giả. Thực ra, một lời tiên tri phải được viết theo cách này. Không phải là tác giả cố tình khiến người đọc khó hiểu, mà là lời tiên tri phải không tiết lộ quá nhiều, nếu không chính là phá vỡ ảo ảnh cấu thành nên thế giới này. Một lý do khác có thể cho sự mơ hồ của bài thơ là mức độ lý giải về những cảnh tượng mà tác giả nhìn thấy. Đằng sau những lời tiên tri là các vị Thần muốn truyền tải một thông điệp, khiến một số người có thể tiếp xúc với không gian khác đóng vai trò cầu nối giữa Thần và xã hội nhân loại. Thần có thể cho họ nhìn thấy một số hình ảnh của quá khứ hay tương lai, và bản thân những hình ảnh này phản ánh các sự việc đã hoặc sẽ phát sinh tại các không gian khác. Nếu những người khác nhau được cho thấy cùng một cảnh tượng, thì thực ra điều mà họ thấy cũng sẽ khác nhau. Trước khi những điều này thực sự xảy ra tại thế gian, người ta chỉ có thể hiểu chúng ở mức độ ẩn dụ.
Nhiều lời tiên tri tương tự đã tồn tại ở các nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới. Theo truyền thống Do Thái-Cơ Đốc giáo, người ta cũng nói về “ngày phán xét cuối cùng”. Cả người bộ lạc Maya và thổ dân Hopi đều có những “huyền thoại” tương tự. Điều khác biệt duy nhất là thay vì gọi bằng “phán xét cuối cùng”, họ gọi đó là một thời kỳ “tịnh hóa”, hay “thanh lọc”. Những lời tiên tri này đều nói về thời điểm hiện tại. Sự diễn hóa của vũ trụ là có tính chu kỳ, và nó có nhiều giai đoạn khác nhau. Như một cơ thể sống, nó có sự đổi mới thay cũ, cũng có thể trở nên khỏe mạnh hơn khi những thứ bại hoại bị tẩy sạch.
Nói về vấn đề đại kiếp nạn của các vị Thần, Lưu Bá Ôn trong triều Minh cũng đã có dự ngôn tương tự. Sau đây là đoạn đối thoại giữa Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) và nhà tiên tri Trung Quốc nổi tiếng Lưu Bá Ôn:
Hoàng đế: Khanh có thể nói cho Trẫm biết về Đạo trong thời kỳ ấy được chứ?
Lưu Bá Ôn: Vào cuối thời mạt Pháp, hàng vạn Đại Giác Giả sẽ hạ thế; hàng nghìn vị Phật sẽ hạ phàm. Các vị Đạo đầy khắp bầu trời, các vị La Hán và Bồ Tát ở khắp trời, thử hỏi ai có thể thoát khỏi kiếp nạn này? Không ai khác ngoài vị Phật tương lai sẽ hạ thế truyền Pháp vào thời mạt kiếp. Tất cả các vị Phật và Đạo, cả trên thiên thượng và dưới hạ giới, chỉ có thể thoát khỏi kiếp nạn nếu họ ngộ được Pháp qua con đường ‘kim tuyến’; nếu không họ sẽ bị tước mất quả vị. Sau thời mạt kiếp, Phật Di Lặc sẽ phong bế tất cả 81 nạn này.
Có sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa hai lời tiên tri này. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết thêm về dự ngôn của Lưu Bá Ôn trong một bài viết sau.
Một số người có thể nghĩ rằng là quá miễn cưỡng khi liên hệ các lời tiên tri thuộc những nền văn hóa khác nhau. Thực ra điều này không miễn cưỡng chút nào. Trong quá khứ, nếu một lời tiên tri chủ yếu đề cập đến dân tộc của chính họ, thì ngày nay, lời tiên tri mang tính toàn thế giới. Đó là bởi vì giao thông và viễn thông hiện đại đã kết nối thế giới lại với nhau; lấy ví dụ, đời sống hàng ngày tại Mỹ là gắn liền với đời sống hàng ngày tại Trung Quốc. Nếu một lời tiên tri cổ Trung Quốc thuộc về người Trung Quốc, thì nó chắc chắn cũng ảnh hưởng đến những người sống bên ngoài Trung Quốc. Các lời tiên tri cổ từ các nền văn hóa khác nhau cũng có điểm tương đồng khi cùng mô tả những sự kiện xảy ra trên thế giới hiện nay. Đó là tại sao có những điều mà chúng ta nên suy xét thật nghiêm túc và kỹ lưỡng.
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2001/11/10/12426.html
http://www.pureinsight.org/node/1077

No comments:

Post a Comment