NHÀ
NƯỚC CHỈ LÀ PHÁP NHÂN NHƯ CÔNG TY CỔ PHẦN
Theo
quan niệm về nhà nước pháp quyền thì bộ máy nhà nước
cũng chỉ có 'tư cách pháp nhân' nghĩa là chịu sự quản
lý và theo dỏi của pháp luật như một công ty cổ phần
.
Trong một công ty cổ phần , hội đồng quản trị
(HĐQT) do đại hội cổ đông bầu lên theo nguyên tắc phổ
thông , trực tiếp và kín . HĐQT sẽ chọn một giám đốc
(GĐ) để điều hành công ty ; GĐ sẽ chọn người để
làm việc với ông ; nếu GĐ làm không được việc thì
HĐQT chọn người khác . Mỗi năm đại hội cổ đông
họp 1 lần hay bất thường tùy theo tình hình để báo
cáo tình hình làm ăn và lãi lỗ của công ty ; nếu cổ
đông không tín nhiệm HĐQT thì bầu lại .
So
sánh một nhà nước theo chế độ đại nghị (như Pháp)
với một công ty cổ phần thì ta thấy quốc hội Pháp
(do dân trực tiếp bầu lên) giống như HĐQT , bên
cạnh là tổng thống (do dân bầu) . Tổng thống sẽ chọn
một thủ tướng (TT) để thành lập chính phủ . Nếu TT
làm không được việc thì tổng thống cách chức và chọn
người khác .
Ở Pháp hay ở Nhật, CP thay đổi xoèn
xoẹt mà có mất ổn định đâu . Vì trừ các vị dân cử
như nghị sĩ quốc hội , các nghị viên hội đồng
tỉnh/hạt/thành phố , v.v.. và tổng thống , những người
còn lại (kể cả các tổng trưởng) đều là công chức
(civil servant) ăn lương , giống như nhân viên
(employee) trong một công ty tư nhân . Những người này chĩ
được quyền hành xử trong quyền lực được giao phó và
thường xuyên bị theo dõi bởi quốc hội , tòa án , báo
chí (quyền thứ tư) , và bởi nhân dân .
Ở VN ,
các đảng viên có sai phạm thì được xử lý nội bộ :
nếu không phải chà đạp lên các nguyên tắc 'không ai đứng
trên luật pháp' (no one is above the law) và ' mọi ng bình đẳng trước LP ' thì là cái gì !!! .
Tất cã những rối rắm , nhếch nhác hiện nay trong xã hội VN (bao
gồm quốc nạn THAM NHŨNG và LẠM QUYỀN) , gây bao đau
thương cho nhân dân đều do không tôn trọng nguyên tắc
này .