Sunday, March 11, 2012

Tể Tướng Sống Lâu!
                                                                  Nguyễn Thanh Ty
 
 
Thời Hy Lạp cổ đại, lúc bấy giờ vua Dennys là một bạo chúa đang trị vì, cai trị dân một cách tàn bạo. Đời sống dân chúng lầm than, điêu đứng. Lòng dân oán vua đến tận trời. Ai ai cũng mong cho vua chóng chết. Duy chỉ có một bà lão ở thành Syracuse , tỉnh Sicily , sáng nào cũng vào giáo đường cầu nguyện cho bạo chúa sống lâu. Có khi lại còn vái lạy cả thần linh nếu làm chết vua thì cho bà chết thay cho hôn quân.
Vua nghe thế lấy làm lạ, cho vời bà lão vào cung hỏi cho rõ lý do. Bà lão thưa:
-Tôi nay hơn tám chục tuổi, đã sống qua ba đời vua. Đời vua thứ nhất là một hôn quân vô đạo. Dân chúng sống vô cùng khổ sở. Ai nấy đều nguyền rũa cho vua mau chết, cho nước thoát khỏi hôn quân. Sau đó, có kẻ hành thích vua chết rồi lên kế nghiệp. Ngờ đâu tên này còn tàn bạo hơn vua trước. Dân lại hết lời oán than nguyền rủa. Chẳng bao lâu, vua này bất đắc kỳ tử thì bệ hạ nối ngôi, thiên hạ lại lầm than điêu đứng nhiều hơn các đời vua trước nữa. Cứ thế mà suy, đời vua sau còn tàn ác hơn vua trước nên tôi cầu nguyện cho bệ hạ sống trường thọ là để trì hoãn cuộc thay đổi được ngày nào hay ngày ấy. ( Theo Nguyễn duy Cần)
Câu chuyện thuộc loại “Cổ học tinh ma” trên tưởng chừng như người đời phịa ra để răn dạy các đấng “Con Trời” mỗi khi được ngồi chễm chệ trên ngai vàng chớ có nên “vô đạo, vô hạnh” quá mà bị dân chúng nguyền rũa muôn đời, ô danh sử sách.
Không ngờ chuyện xưa nay lại có thật, đang xảy ra tại đất nước An Nam vào thế kỷ 21 hiện đại, đúng vào cái năm đảng Cộng sản An Nam chuẩn bị truyền ngôi cho vua mới.
Nước An Nam, kể từ ngày Bính Ngọ, tháng Canh Thìn, năm Ất Mão (30/4/1975) Rợ Hồ phương Bắc tràn qua sông Bến Hải, xâm lăng, đánh cướp miền Nam đến nay, trãi qua mấy đời vua trị vì. Vua sau ác ôn côn đồ hơn vua trước gấp bội phần, làm cho dân chúng trong nước ngày càng nghèo khổ, kiệt quệ, đói rách lầm than không kể xiết. Người dân ai ai cũng đều ta thán, mong cho chế độ mau sụp đổ, vua chóng chết để được thoát cảnh hôn quân vô đạo.
Tể tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang nắm quyền bính to nhất nước lại càng bị dân chúng nguyền rũa hết lời. Giới sĩ phu ba ngàn người dâng sớ  yêu cầu phải từ chức “về trời vui thú điền viên”, đánh bạn với anh Sáu Phong chém gió, nói lịu.
 Trong khi đó, tại bùng binh Sài Gòn, lại có một bà lão Bắc kỳ răng đen, đầu vấn khăn mỏ quạ, áo dài tứ thân chỉnh tề, ngày ngày thắp nhang cung kính khẩn vái tứ phương, tám hướng cầu Phật, Chúa độ trì cho Tể tướng Tấn Dũng sống lâu trăm tuổi để muôn năm trường trị đất nước, thống nhất giang hồ, tiếp tục chăn dắt lê dân Nam Man ngu dốt.
Người đi đường qua lại thấy thế lấy làm lạ lắm. Một số hiếu kỳ đến gần xem, cứ nghe bà lão luôn miệng khấn câu: “Cầu cho bạo chúa sống lâu! Cầu cho bạo chúa sống lâu!”.
Có kẻ không nhịn được tò mò, hỏi:
-Thưa Cụ, hiện giờ cả nước tám chục triệu dân, ai ai cũng đang nguyền rũa cái bọn cộng sản ác ôn côn đồ, lưu manh cướp cạn đang ăn trên ngồi trốc trên đầu nhân dân mau bị thần ôn dịch sái đậu, thần sét Thiên Lôi đánh ngay lăng Ba Đình cho chết hết cái lũ phản dân hại nước, đầu têu là tên Thái thú Nguyễn Tấn Dũng, sao riêng mình Cụ lại cầu khẩn cho chúng sống lâu trăm tuổi là cớ làm sao? Thế Cụ không biết rằng tình hình đang nguy ngập, đất nước mình đang mất dần về tay Tàu bởi lũ này sao?
Bà lão ngưng khấn, cắm nén nhang xuống đất rồi thong thả đáp:
-Tôi năm nay 95 tuổi, tuổi gần đất xa trời. Tôi đã sống trãi qua nhiều đời vua chúa. Từ đời cha cho đến đời con, đời cháu, chúng nó nối nhau cai trị rồi truyền ngôi cho nhau ra sao… tôi đều biết hết thảy. Vì vậy, ngày nay tôi mới cầu mong cho “Đám bạo chúa này sống lâu” để tôi còn có thể sống thêm vài năm nữa đủ trăm tuổi mà an tâm về với ông bà. Nếu giờ này, bọn vua chúa chúng nó bỗng lăn đùng ra hộc máu, chết một lượt thì bọn khác tức khắc lên thay, lúc đó không những tôi chết liền mà quí ông, quí bà đây chưa chắc đã có thể giữ an toàn được tính mạng.
- Cụ nói như thế thì có quá lời không?
- Các ông bà hãy còn ít tuổi, lại là người miền Nam tính tình thật thà, tâm can trung hậu hay mũi lòng, dễ dãi tin người nên suốt 35 năm bị chúng nó bịp mà vẫn còn có người tin theo lời ngon, tiếng ngọt dụ dỗ của chúng, nhiều nhất vẫn là đám ở hải ngoại, bị chúng lừa gạt đôi lần, ba lượt đến nỗi mất hết gia sản, gia đình tan nát, chồng vợ cha con ly tán, thân lại vướng vòng tù tội.
-Vậy thể nào Cụ nói rõ cho chúng tôi biết đôi điều để phòng tránh về sau được không?
-Này nhé! Cứ lấy cái thời điểm ông Hồ cướp chính quyền của vua Bảo Đại năm 1945 làm cái mốc mà tính đến nay thì sẽ thấy rõ cái chế độ, cái chính sách gian trá bịp bợm của chúng đáng sợ, đáng ghê tởm đến chừng nào. Cái đận phát động phong trào kêu gọi, xúi giục chúng tôi, những nông dân miền Bắc đói khổ, vùng lên cướp chính quyền, ông Hồ bảo rằng đất ruộng của bọn địa chủ cường hào sau khi cướp được, tất cả sẽ là của nông dân nên chúng tôi liều mạng, tranh nhau theo ông ta  đi ăn cướp.
Lúc cướp xong, ông Hồ lại bảo “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân làm chủ”. Chúng tôi tin lời nên rất “phấn khởi hồ hởi”. Nhưng sau đó, ông theo lệnh của Nga, Tàu thi hành chính sách “Cải cách ruộng đất”, nói là để chia ruộng cho nông dân. Nghe nói thế ai ai cũng mừng. Nhưng thực tế, đảng cộng sản của ông hết đất đai, thu hết thóc lúa giao nộp cho quan thầy Tàu, Nga. Ai phản đối đều bị vu là địa chủ, phản động, bị xử tội chết. Bà Nguyễn thị Năm, ân nhân của các ông Hồ, Duẫn, Giáp… đã nuôi giấu các ông ấy khi bị Pháp truy lùng bắt bớ  lại là người bị xử bắn đầu tiên để thị oai chính sách.
Song song với chính sách “Cải cách ruộng đất” là chủ trương “Cách mạng văn hóa”. Đó là chủ trương “ngu dân”. Thành phần trí thức, một trong bốn mục tiêu “Trí, Phú, Địa Hào” đều bị tiêu diệt, đào tận gốc, trốc tận rễ. Trí thức là mối nguy hại đáng sợ cho chủ nghĩa cộng sản, cần phải tiêu diệt trước tiên. Cộng sản chỉ dùng bọn ngu dốt, chăn bò, chăn trâu, du thủ du thực làm cán bộ, đội trưởng để dễ sai khiến. Thành phần trí thức bị miệt thị là “không đáng giá cục phân” và bị lưu đầy, ngược đãi cho đến chết. Loại trí thức hèn mạt, vô liêm sĩ thì chấp nhận khom lưng, cúi đầu quị lụy làm gia nô, viết văn, làm thơ ca tụng chúng để chúng thí cho miếng cơm thừa sống ngắc ngoãi qua ngày. Còn dân chúng thì bị chúng cai trị bằng cách thắt bao tử, sống cầm hơi qua chế độ bao cấp “tem phiếu” để phân phối thực phẩm hàng tháng theo qui định tối thiểu. Ai tỏ ra chống đối thì chúng cắt “tem phiếu” cho chết đói. Mọi sinh hoạt mua bán, đổi chác lúc xưa, nay bị cấm tuyệt.
- Một chế độ sắt máu như thế thì dân chúng miền Bắc họ sống làm sao được?
-Ấy, chính vì thế mà khi ông Hồ với thực dân Pháp âm mưu chia nước An Nam ta ra làm hai theo hội nghị Giơ Neo bên Tây để dễ bề cai trị thì cả triệu người miền Bắc mới có cơ hội chạy trốn ông Hồ, chạy trốn cái chế độ bất nhân, khốn nạn ấy, đùn lên tàu há mồm, di cư vào Nam lập nghiệp, xây dựng lại cuộc đời ấm no, tự do dưới sự bao dung, giúp đỡ của ông Diệm và nhân dân miền Nam.
-Chỉ có một triệu người thôi à? Sao tất cả không đi hết để thoát khỏi gông cùm của chúng?
-Ra đi đâu phải là dễ. Một phần, đa số là các vùng nông thôn xa xôi thì bị bọn cán bộ đe dọa, ngăn cấm đủ mọi cách không cho đi. Một phần, thì không nỡ bỏ mồ mả tổ tiên, ngôi nhà, mãnh vườn họ đã mồ hôi nước mắt công lao gầy dựng mà ra đi. Đa số quyết bỏ tất để ra đi là người ở thành thị. Họ ra đi với hai bàn tay trắng cũng giống như tình cảnh người miền Nam sau năm 1975, cả triệu người liều chết trên biển để ra đi vậy. Và gia đình tôi một nửa chạy trốn ông Hồ, di cư vào Nam, một nửa ở lại để giữ gìn nhà cửa, mồ mả ông bà. Cái cảnh phân ly, chia lìa này hầu như gia đình miền Bắc nào cũng có.
- Nhưng rốt cục thì Cụ cũng không chạy thoát khỏi tay ông Hồ!
- Vâng! Cái ngày 30 tháng 4 năm 1975 cả gia đình tôi vô cùng đau khổ, đã khóc hết nước mắt, đã gào khản cả hơi: “Ối ông Hồ ơi là ông Hồ! Chúng tôi đã quá sợ ông mà phải lánh nạn chạy vào Nam hai chục năm nay. Thế mà ông vẫn không buông tha cho chúng tôi, ông vẫn cứ dai như đĩa đói bám theo làm khổ chúng tôi. Ới ông Hồ ơi là ông Hồ!”.
- Nhưng thưa Cụ, chúng tôi lại thấy ngày ấy, đám người Bắc ào ạt đổ xô vào Nam với quyết tâm bốn “V” là  VÀO, VƠ, VÉT, VỀ, chỗi cùn, rế rách gì của miền Nam cũng đều được bọn họ trân quí chở kìn kìn vể Bắc mà.
- Ấy, thì cái bọn chết đói mấy chục năm đấy mà! Ở ngoài đó, bọn chúng bị tuyên truyền là miền Nam bị Mỹ Ngụy kềm kẹp, dân chúng sống khổ lắm, khổ đến nỗi phải ăn cơm bằng cái mũng dừa đấy, miền Bắc phải mau mau vào giải phóng miền Nam để cứu dân. Nhưng bí mật bên trong thì cái bọn chính trị viên lại thầm thì bảo nhỏ rằng “Miền Nam trù phú, giàu có lắm. Cố mà vào Nam cho bằng được. Của cải tài sản, nhà cửa, ruộng vườn trong Nam cướp được đều là của các đồng chí đấy”. Y hệt như ông Hồ lừa chúng tôi năm 1945. Do đó mà đám học trò 14 – 15 tuổi non choẹt, chưa ráo máu đầu đã đua nhau vào bộ đội để được đi B, vượt Trường Sơn đánh Mỹ. Năm đó là Tết Mậu Thân. Trận đó chưa thấy bọn chúng cướp được cái gì cả, chỉ thấy chết bỏ xác oan uổng mấy chục ngàn đứa. Đi mười chết hết chín.
Nhưng cái năm 1975, gọi là “Đại thắng mùa xuân”, chúng nó có khối đứa đã sáng mắt ra rồi đấy nhé. Như cái cô Thanh niên xung phong tên Dương thu Hương cùng 140 đồng chí của cô ta hăm hở tình nguyện vào Nam đợt đầu tiên ấy đã phải khóc rống lên rằng “Một chế độ man rợ lại thắng một xã hội văn minh” khi chính mắt nhìn thấy sự phồn vinh, giàu có, tự do của miền Nam. Cô ta cũng đã phải kêu lên “Chúng ta đều bị đảng cộng sản nó lừa”, y như chúng tôi kêu lên năm 1945.
Sau trận tổng tấn công Mậu Thân thất bại, ông Hồ ức quá, hộc máu đến ba lần rồi chết, Lê Duẫn lên thay. Ối dào! Cái tên Duẫn này còn độc hơn ông Hồ gấp bội. Nó cho thực hiện “Chính sách ruộng đất” còn tinh vi hơn thời “cải cách”. Dân làm ra thóc mà không có thóc để ăn. Làm ra bấy nhiêu nộp thuế cũng không đủ. Dân phải bỏ làng đi xứ khác ăn mày, ăn xin để sống. Tên Duẫn chết, Trường Chinh lên thay, chính trị càng rối ren, đổ nát. Đời sống nhân dân càng đói khổ, phải vào rừng đào củ, bứt cỏ mà ăn. Thời này có ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh Ủy tỉnh Vĩnh Phúc, học lực mới tới lớp 5, nhưng nhìn ra được cái sai lầm về “cải cách ruộng đất”, đã âm thẩm khoán ruộng cho dân làm ăn. Gọi là “khoán hộ”. Chỉ trong vòng hai 2 năm (1965-1967) dân đã có đủ thóc để đóng thuế và còn có dư ăn “giáp hạt” . Thằng Tổng bí thư Trường Chinh biết được, bắt ông Kim Ngọc kiểm điểm và bỏ tù, bắt dân trở lại “khoán quản”. Ruộng xanh tốt lại xơ xác, tiêu điều như trước. Dân lại đói như xưa. Ông Kim Ngọc đau buồn, sinh ra bệnh nặng, mất năm 1979.
Hai mươi năm sau ngày “khoán hộ” của ông Kim Ngọc, năm 1988, Bộ Chính trị mới nhận thấy được cách làm của ông Kim Ngọc là đúng đắn, nên mới ra Nghị quyết “khoán mười”, rập theo khuôn mẫu của ông Kim Ngọc. Từ đó nước ta mới có thóc xuất khẩu. Thế mới biết làm vua mà u mê, ám chướng, vô đạo thì hại cho dân, cho nước biết là ngần nào.
Trường Chinh chết, Nguyễn văn Linh lên thay. Mới đầu nhân dân vui mừng tưởng đâu có được vị vua tốt vì ông này chủ trương “cởi trói” cho giới trí thức, văn nghệ sĩ và ông ta có viết báo tố tham quan, ô lại ký tên N.V.L có nghĩa là “Nói và làm”. Dè đâu niềm vui chưa được ba, bảy hai mốt ngày thì ông ta trở mặt, lộ ra bản chất cộng sản chuyên chính như cũ, chính sách lại trói chặt hơn trước. Dân chúng mĩa mai gọi là “Nói và lờ”. Hay thô tục hơn là “Nói với l…”. Đám văn nghệ sĩ người nào lỡ dại nghe lời ông ta xúi hãy can đảm viết thật, viết thẳng đã viết bài chỉ trích, phê bình nhà nước hay đảng, sau đó đều bị bắt, tống giam vào ngục tối.
Đến đời Đỗ Mười lên ngôi vua thay tên “Nói và lờ” thì dân chúng hết thở nổi. Tên vua này lúc trẻ làm nghề thiến lợn, vô học, ngu dốt nên rất ác và tham theo kiểu Lý trưởng nhà quê làng xã. Hắn đích thân ra tay “Đánh tư sản” và “Cải tạo công thương nghiệp” cả nước, đổi tiền liên tục ba lần:
- Lần thứ nhất năm 1975: 500$ tiền cũ ăn 1$ tiền mới. Mỗi người chỉ được đổi 50$.
- Lần thứ hai năm   1978: 1$ ăn 0.8 xu. (hào) Mỗi gia đình (hộ) chỉ được đổi 200$.
- Lần thứ ba năm    1985: 10$ ăn 1$. Ở thôn quê mỗi hộ chỉ được đổi 300$.
 làm cho dân miền Nam hoàn toàn trắng tay. Tên hoạn lợn Đỗ Mười đã thành công trong việc cào bằng miền Nam nghèo như miền Bắc. Mỗi người chỉ còn cái khố che hạ bộ. Lương thực bấy giờ chỉ có bo bo, thức ăn dành cho ngựa, chúng gọi là “cao lương” nghe rất sang trọng. Loại “cao lương” này ăn vào đầy bụng nhưng không tiêu hóa được. Hôm sau ỉa ra còn nguyên như cũ, có người đem rửa sạch nấu lại cho lợn ăn.
Tên Phạm văn Đồng còn lừa dân, bảo môt ký rau muống bổ bằng một ký thịt bò nữa cơ. Thật là bố láo, bố lếu quá mức!. Đến khi  Đỗ Mười bị hạ bệ thì Lê Khả Phiểu lên ngôi lại càng thêm tệ hại. Chính nó đã bị bọn Tàu gài bẫy chơi gái Tàu, thòi ra đứa con gái, bị chụp hình bêu xấu, bắt bí. Thằng Phiêu nhục nhã quá đành phải dâng đất để bọn Tàu giấu nhẹm vết nhơ ấy cho. Đấy, thác bản Giốc, ải Nam Quan, bãi Tục Lãm mất cũng do tay nó đấy. Vậy mà vẫn mặt dầy, hám danh, nhờ người viết sách rồi ký tên mình để lấy danh. Hình như thằng chấp bút nào đó chơi xỏ lá, lấy tên sách là “Mênh mông tình dân”. Thằng Phiêu quá ngu đâu biết gì. Sau đó, một loạt hình chụp dinh thự hoành tráng, trống đồng Quốc gia, ngà voi, bàn thờ phật, tượng đồng của nó, vườn rau xanh trên sân thượng lầu 2…nhà nó được tung lên mạng với cái tựa đề là “Tổng Bí Khả Phiêu thanh liêm chí công vô tư với Mênh mông tiền dân” làm cho Bộ Chính trị phải mượn quần che mặt cả đám.
Sau Lê khả Phiêu là thằng con rơi của lão Hồ lén lút gian díu với cô gái Tầy họ Nông, lúc trốn chui, trốn nhũi trong hang Pắc Pó, thòi ra tên Nông đức Mạnh, vô tài bất tướng mà vẫn ngồi ì trên ghế Tổng bí thư đến hai nhiệm kỳ. Đó cũng là nhờ khom lưng, uốn gối bái lậy bọn Tàu, dâng đất, dâng biển, nó giúp cho chứ tài cán gì. Thật là toàn các quân đổ đốn, ăn hại, đái nát cả.
Bà già Bắc kỳ càng lúc nói càng hăng. Hình như “lịch sử đảng ta” bà thuộc vanh vách. Nói cứ như thuộc lòng từng chuyện. Kinh thật.
Kẻ hiếu kỳ bu vào nghe càng lúc càng đông. Càng nghe càng khoái cái lỗ nhĩ. Lại có người sợ:
-Thưa Cụ, Các điều Cụ nói đều đúng hết. Ai cũng biết cả, nhưng không dám nói. Bởi mới mở miệng ra đã bị bọn chúng bóp họng rồi. Cụ không sợ sao? Mà này! Sao Cụ ngược đời, khác người, lại đi van vái cho Tể tướng Dũng, bạo chúa sống lâu trăm tuổi, thế là thế nào?
-Chết thì ai cũng sợ. Nhưng tôi nay đã 95 tuổi, chỉ một tiếng hét to cũng đủ làm tôi đứng tim chết rồi thì còn gì để sợ. Tôi nay đốt hương ngày ngày “cầu cho Tể tướng sống lâu” là muốn sống thêm dăm ba năm nữa để xem cái chế độ này nó đưa dân tộc mình lên “thiên đàng cộng sản” như thế nào như lời ông Hồ hứa hẹn chắc như đinh đóng cột từ cái nẫm 1930 đó thôi. Các ông bà muốn biết lý do vì sao tôi chỉ cầu riêng cho Tể tướng Dũng sống trường thọ hở ?
-Dạ, đúng thế! Cụ hãy nói đi!
Bà già Bắc kỳ chưa kịp nói thì bỗng đâu có một tốp công an áo xanh, áo vàng cả chục đứa, cả đực lẫn cái, tay dùi cui, tay roi điện, xô vào xốc nách, lôi bà cụ đi. Ai nấy đều hoảng hồn dạt ra xa, bụng nơm nớp lo cho bà cụ chắc phen này sẽ nát thây với lũ khuyển ưng, khuyển mã.
Bà cụ bị đưa thẳng một mạch vào dinh Tể tướng. Thật không ngờ, Tể tướng Ba Dũng áo mão chỉnh tề đã đợi sẵn trước cửa, cúi đầu, đưa tay mời bà cụ vào trong rất lễ phép, trước sự ngạc nhiên của bọn sai nha đang đắc chí vì tưởng đang lập được đại công bắt được mụ già phản động.
Sau khi đuổi hết đám trảo nha ra khỏi cửa, Tể tướng Ba Dũng vòng tay kính cẩn thưa:
-Thưa Cụ! Xin Cụ cho biết lý do vì sao trong lúc cả nước, từ dân đen đến hạng trí thức đều đang nguyền rủa ta, đòi ta phải từ chức để về quê làm lại nghề y tá đi chích thuốc dạo mà chỉ riêng có mỗi mình Cụ lại thành tâm cầu nguyện cho ta sống trường thọ để trị vì trăm họ mãi mãi? Cụ cứ thẳng thắn nói thật, đừng sợ gì hết. Tôi “đảm bảo” sẽ không bắt tội Cụ đâu!
Bà lão nói:
-Tôi già sắp xuống lỗ rồi, Dẫu Ngài có bắt tội tôi đem đi nhốt hầm tối thì cùng lắm ba ngày sau tôi cũng sẽ chết thì có gì đáng sợ. Nhưng tôi sẽ nói hết những gì tôi biết và vì sao tôi lại cầu cho Ngài sống lâu. Đời tôi từ lúc thanh xuân đến nay lưng còng, tóc bạc đã trãi qua 7 đời vua kể từ đời ông Bảo Đại đến đời ông Hồ và bây giờ đời ông Nông đức Mạnh. Mới đầu cách mạng, tôi cũng như mọi người dân đã gặp phải hôn quân vô đạo, thật khổ sở vô cùng nên đồng lòng cầu nguyện cho nước thoát khỏi hôn quân. Nhưng không ngờ khi ông Hồ chết đi, hết vua này đến vua khác thay nhau lên ngôi, vua sau càng tàn ác, vô đạo hơn vua trước. Mấy đời vua gần đây lại còn tham lam quá độ. Tham đến nỗi mất hết lương tri, cướp bóc tài sản của dân cả nước đến khánh kiệt rồi quay sang bán cả giang sơn đất nước, biển đảo của tổ tiên đã mấy ngàn năm đổ xương máu ra gầy dựng để vun quén tài sản cho riêng mình, giòng họ mình giàu sang tột đỉnh. Rồi sau đó cam tâm khom lung, cúi đầu làm nô lệ cho ngoại bang một cách hèn hạ. Lại còn lập miếu, xây đền thờ bọn Tàu coi chúng như tổ tiên của mình. Thật là nhục nhã quá chừng. Uổng cho mấy mươi ngàn lính của ta chết oan năm 1979 nơi biên giới phía Bắc và năm 1988 tại núi Lão Sơn.
- Thưa Cụ - Tể tướng Dũng ngắt lời - Nếu thế thì ta cũng đồng tội với bọn họ, sao Cụ lại ưu ái riêng ta?
- Dĩ nhiên là Ngài làm sao tránh khỏi tội với lịch sử phán xét sau này. Tuy nhiên Ngài chỉ là người đổ vỏ cho cái bọn ăn ốc. Chính vì vậy mà tôi mới cầu riêng cho một mình Ngài thôi.
- Xin Cụ hãy nói rõ thêm vì sao ta lại là người đổ vỏ, còn bọn nào là người ăn ốc?
- Trước hết, tôi phải nói rằng bản thân Ngài hiện nay là một trong đám tư bản đỏ giàu nhất nước, cũng có thể nói là giàu nhất nhì Đông Nam Á với tài sản tiền tỷ đô la gởi ở ngân hàng ngoại quốc, với nhiều dinh thự nguy nga, với nhiều đại công ty từ ngân hàng đến công kỹ nghệ, dịch vụ…Còn gia đình Ngài bên nội, bên ngoại, hàng trăm người, ai nấy cũng đều là tỷ phú, triệu phú đô la. Họ cũng đang nắm trong tay các cơ sở kinh doanh lớn rải khắp từ Nam tới Bắc…
Nhưng đó không phải là cái tội lớn. Hiện nay, thiên hạ đều nhắm vào Ngài hai cái tội tày đình là bán Tây nguyên cho Tàu khai thác bô xít và vụ con tàu Vinashin làm thất thoát tiền của dân lên đến 5 tỷ mỹ kim mà không có cách nào trả được nợ trong, nợ ngoài. Tờ sớ kết tội Ngài có ba ngàn chữ ký của hầu hết các nhà trí thức, khoa bảng trong nước yêu cầu Ngài từ chức cũng nằm trong hai tội đó.
Đây là sự sơ sót của đám trí thức bị bọn ăn ốc xỏ mũi, hướng dẫn họ đi chệch hướng, chỉ lo đánh vào Ngài mà quên mất cái tội to của chúng là bán giang sơn cho ngoại bang. Thử hỏi, một mình Ngài có dám ký tên bán Tây nguyên, bán biển đảo, dâng đất liền mấy chục ngàn cây số vuông cho bọn Tàu ô không? Đúng ra, bọn chúng nó đã rấp tâm bán nước cho Tàu từ cái năm ông Hồ cõng cái chủ nghĩa cộng sản về nước với chủ trương “thế giới đại đồng” mà thằng văn nô Tố Hữu diễn thành vè rằng: “Bên kia biên giới là nhà – Bên nay biên giới cũng là quê hương”. Và năm 1958, bằng cái công hàm do thằng Đồng ký theo lệnh của già Hồ sai bảo, công nhận hai quần đảo Hoàng - Trường sa là của Tàu. Ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, Trung Quốc, thằngNguyễn Văn Linh TBT Đảng CSVN và thằng  Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đã cầu xin với thằng Giang Trạch Dân TBT Đảng CSTQ và thằng Lý Bằng Thủ tướng của Trung quốc rằng An Nam được làm chư hầu cho Đại Hán. Chúng cam kết như sau: “…  Phía VN xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dầy công xây đắp trong quá khứ và Việt Nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận về đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng qui chế Khu tự trị thuộc Chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Năm 1999 – 2000 cũng thằng Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu ký nhượng thêm ải Nam Quan, thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm. Còn chuyện bán Tây nguyên cho Tàu thì bọn chúng đã có chủ mưu từ lâu chứ đâu cần phải chờ tới năm 2008 chúng nó ép Ngài phải thò tay ký duyệt dự án để chúng xoa tay trốn trách nhiệm để cho Ngài phải mang lấy tội bán nước. Này nhé, năm 2001, vì khủng hoảng kinh tế nên thằng Mạnh sang Trung Quốc cầu cứu giúp đỡ. Tàu nó đòi đất Tây nguyên với cái cớ là khai thác bô xít nhôm ở Đắc Nông, đổi lại chúng cung cấp cho An Nam khoản tín dụng ưu đãi là 20 tỷ Mỹ kim để cứu kinh tế An Nam.
Năm 2006, hai thằng Mạnh và Triết lại qua Trung Quốc bàn bạc thêm với thằng Hồ Cẩm Đào về kế hoạch hợp tác và thúc đẩy thực hiện dự án. Đến năm 2008 thằng Hồ Cẩm Đào qua Hà Nội bắt tay với thằng Mạnh ký kết dự án. Lúc này chúng nó mới đẩy Ngài ra làm con dê tế thần ký cái “Giấy đoạn mãi” bán Tây nguyên. Số tiền 150 triệu Mỹ kim lót tay, Ngài bị mang tiếng là bỏ túi, nhưng thực ra phải chia chác cho cả bọn chúng chứ đâu mình Ngài. Số còn lại Ngài được bao nhiêu để bù cho cái tội tham ô?
Ngài cũng đừng lấy làm lạ khi tự dưng chúng ban cho Ngài bao nhiêu là chức tước mà Ngài hoàn toàn không có khả năng làm. Chẳng hạn như cái chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Y như thằng văn nô Tố Hữu cả ngày chỉ biết làm thơ, hò vè để nịnh ông Hồ rồi được đưa lên làm Bộ trưởng kinh tế khiến cả nước phải ăn bo bo để sống. Mà nói chung, các Ngài đều bị bệnh “kiêu ngạo cộng sản” quá nặng, biết mình bất tài mà cứ nhận bừa quyền chức. Đến khi thất bại, vỡ nợ như vụ con tàu Vinashin thì lại đùn đẩy tội cho người khác, chẳng ai dám nhận lỗi về phần mình. Mọi sự sai trật đều đổ lên đầu thằng “cơ chế”. Mà thằng “cơ chế’ là thằng nào? Mặt mũi, tròn méo, mập ốm, cao lùn ra sao? Đấy, bây giờ chúng nó đùn hết trách nhiệm cho Ngài đấy! Chính vì thế tôi mới nói Ngài là kẻ đi đổ vỏ. Còn bọn ăn ốc là ai thì Ngài hẵn biết rồi đấy.
Tể tướng Ba Dũng ngồi nghe bà già Bắc kỳ răng đen nói một thôi, một hồi, mặt cứ đực ra như ngỗng ỉa, ngơ ngơ, ngác ngác, hai mắt như thất thần, tâm trí cứ như bay bỗng tận đâu đâu. Khi bà lão ngưng nói, Ba Dũng sực tỉnh, vội vàng đứng lên chắp hai tay xá dài ba cái rồi cung kính nói:
-Sinh ra ta là cha mẹ ta, hiểu thấu ruột gan của ta chính là Cụ đó. Nhưng thực sự cho đến nay ta cũng không rõ cha ta là ai. Bọn nịnh thần thì thổi phồng lên để nâng bi ta, nói cha ta là Tướng Nguyễn Chí Thanh. Điều đó thì giờ đây cũng chẳng cần. Ta nay đang chức cao, quyền trọng đầu triều thì cần gì đến cái bóng của ông ta. Hiện nay cả nước đang căm ghét ta, nguyền rủa ta chóng chết. May mà có mỗi mình Cụ hiểu được nổi oan ức của ta, ta có miệng ăn mà không có miệng nói, ta cám ơn Cụ lắm. Thưa Cụ, ngoài cái lý do đổ vỏ ốc ra, chắc hẵn Cụ còn có lý do  khác nữa để cầu cho ta trường thọ?
-À! Ở xứ người ta thì giàu có, tiền của nhiều  mới đi làm chính trị, giúp dân, giúp nước. Còn xứ mình thì lại đi làm chính trị chỉ để làm giàu tắt. Như Ngài đây, lúc từ trong rừng chui ra chỉ có cái nón cối và đôi dép râu, nay thì giàu sang tột bực, giàu nứt đố đổ vách. Vây cánh, bè phái cũng vững mạnh rồi. Giờ thì Ngài đã có thời gian chú tâm, chăm lo cho nước, cho dân.
Bây giờ nếu để kẻ mới lên thay thì chúng chỉ nghĩ đến củng cố địa vị, tạo vây cánh, bòn mót tiền bạc để thu hồi vốn và tích lũy của cải thì tâm trí đâu mà lo cho ích nước, lợi dân. Lúc đó chúng còn tàn bạo hơn,dân lại phải khổ sở, lầm than hơn đời trước. Ví dụ như bọn “tứ nhân bang nhơ nhớp Hà Nội” mà người dân đặt thành vè để miệt thị : Giàu như Phú (Phùng hữu Phú), lú như Trọng, lật lọng như Nghiên (Hoàng văn Nghiên), tiêu tiền như Triệu (Nguyễn quốc Triệu) lên nắm quyền, chẳng biết làm gì ngoài cái miệng ra rả kiên định 4 điều trơ trẽn, vô nghĩa lý: kiên định học thuyết Mác-Lênin, kiên định xã hội chủ nghĩa, kiên định chế độ độc đảng, kiên định kinh tế quốc doanh chủ đạo như hồi Ngài mới ngồi lên ghế Tể tướng cũng đã nói y như thế. Đã đi theo “kinh tế thị trường của tư bản” mà lại kiên định chủ nghĩa Mác-Lê khiến người ta cười nôn ruột, cười ngặt nghẽo chết được. Bởi vậy tôi mới cầu cho Ngài sống lâu là để trì hoãn cuộc thay đổi được ngày nào hay ngày đó.
Tuy nhiên, nếu Ngài tiếp tục đường lối cai trị độc tài như hiện nay mà không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến, lòng dân để chỉnh sửa quốc sách thì tôi e rằng chổ ngồi của Ngài, và chổ dựa của cái đảng của Ngài sẽ chẳng còn được bao lâu nữa!
- Hiện nay ta có một lực lượng công an hùng hậu, sức mạnh vô song, vũ khí tối tân trang bị tận răng, hết lòng trung thành bảo vệ chế độ và quyết thề rằng “Chỉ biết còn đảng còn mình” thì sợ gì?
- Thưa Ngài, Xưa nay cái bọn chó săn, khuyển ưng, khuyển mã chỉ biết trung thành với chủ chỉ vì cục xương, miếng thịt do chủ ném cho, chứ chúng chẳng phải lý tưởng gì sất. Nếu Ngài thử không cho chúng ăn trong ba ngày mà xem, chúng sẽ trở mặt phản chủ, quay lại cắn chủ để đòi ăn ngay. Hiện nay chúng đang được Ngài ưu ái hậu đãi để đàn áp những người chỉ bất đồng chính kiến, chứ chưa phải là tội nhân với đất nước, mà chúng đã ra tay tàn ác, dã man với họ, cốt để chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối với Ngài cũng bởi vì quyền lợi hậu hỉ mà Ngài hứa hẹn sẽ cho chúng. Chúng lại tưởng mình có công lớn nên đã trở thành bọn kiêu binh, ngạo mạn, ngang ngược, muốn đánh, giết ai tùy ý, không coi luật pháp ra gì. Giờ thì không ai có thể kềm chế, kiểm soát chúng được nữa rồi. Tôi e rằng Ngài đã nuôi hổ trong nhà. Bọn công an chính là cái họa sát thân của Ngài nay mai đó.
Tể tướng rùng mình nhắm mắt hồi lâu rồi trầm ngâm nói:
- Ta muốn mời Cụ làm cố vấn giúp ta, trước tìm kế sách trị nước, sau diệt kẻ nội thù Cụ nghĩ sao?
Bà lão vội xua tay lia lịa từ chối:
-Mụ già này là dân đen thất học, chẳng qua là sống lâu năm chứng kiến chuyện đời lên xuống, bẩn thỉu như thế mới cả gan thưa với Ngài vì biết Ngài là người “Yêu sự thật, ghét giả dối”, chứ chuyện “kinh bang tế thế”  thì già này biết gì mà nói tới kế sách! Tỷ như Ngài ở cái thế cỡi cọp ngày nay vậy. Hơn nữa, giả dụ nếu tôi giúp Ngài hôm nay thì ngày mai kẻ thù của Ngài, cái bọn ganh ăn ghét ở với Ngài, sẽ dàn dựng tai nạn xe cán hay bỏ thuốc độc cho tôi chết ngay. Sợ lắm. Xin Ngài cho tôi kiếu.
- Ta muốn đền ơn Cụ. Hiện nay Cụ đang sinh sống bằng nghề gì? Ta sẽ sẵn lòng giúp.
- Già này đang sống qua ngày bằng nghề bán rau ở vỉa hè. Nếu Ngài có lòng giúp dân buôn gánh bán bưng thì xin Ngài thu hồi cái lệnh “Cấm bán hàng rong ở lòng lề đường”. Được vậy, thì thay mặt cho bà con lao động nghèo cám ơn Ngài lắm lắm.
- Không được đâu là không được đâu. Kim khẩu “nhất ngôn cửu đỉnh”, lệnh vua đã ban ra rồi thì không thể thu hồi. Nhưng ta sẽ cho kẻ tâm lưu ý trường hợp ưu tiên cho Cụ.
Tể tướng Ba Dũng đích thân tiễn bà cụ ra cửa và gọi cận vệ đưa lão bà về tận nhà bằng xe đặc biệt.
                 * * *
Kể từ hôm đó, bà lão Bắc kỳ di cư năm 1954, răng đen, mặc áo tứ thân, đầu vấn khăn mỏ quạ, bán rau hàng ngày ở vỉa hè quanh bùng binh Sài Gòn đột nhiên biến mất.
Những bạn hàng rong cùng với bà không còn thấy bà đâu nữa. Có người nói Tể tướng Ba Dũng đã thưởng công cho bà một ngôi biệt thự trị giá 5 triệu đô ở đảo Tuần Châu, gần nhà của Giáo sư Toán học “Bổ đề” Ngô Bảo Châu, lại còn chu cấp tiền sinh hoạt mỗi tháng 5 triệu đồng tiền Hồ và một Oshin giúp việc để bà an nhàn hưởng phước tuổi già vì bà có công giúp Tể tướng Ba Dũng “Bẩu đề”.
Có người lại lấm la, lấm lét, mắt trước, mắt sau thầm thì: Nghe nói thằng Ba Dũng đã cho chó săn mật vụ thủ tiêu bà cụ rồi vì bà ta đã chửi nó và cả lò đảng nhà nó như chửi chó ghẻ.
Chuyện bà già Bắc kỳ sống hay chết chưa biết rõ hư thực ra sao. Nhưng có lẽ nhờ lời cầu nguyện của bà “cầu cho bạo chúa sống lâu” mà Tể tướng Ba Dũng đã đắc cử tỷ lệ 99,99% số phiếu bầu của Quốc hội bù nhìn Xã hội Xã nghĩa Việt Nam, dành được ghế Tể tướng thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa.
Chúng ta hãy ráng sống tới năm 2020 để chống mắt coi Tể tướng Ba Dũng tiếp tục sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, dẫn “Năm Châu tới đại đồng” hay là sẽ đưa nước An Nam trở thành một “Khu tự trị thuộc Chính quyền Trung Ương Bắc kinh của Trung Quốc như “Chủ trương lớn” của đảng CS đã đề ra.

Nguyễn Thanh Ty  -   Boston
k


Ế Lòng


thơ dân gian . nguyễn thị đằng

Em là cô gái bán lòng
Lòng ngoài thì ít
, dạ trong thì nhiều
Can trường giữa chợ bao nhiêu
Để tim trắng phớ, cho
 phèo nhạt chua
Má hồng giữa buổi chợ trưa
Tiết trinh nát vụn, dồi thừa đầy dây
Dạ dày, lá lách còn đây
Có nên thủ chút tiết này…phòng khi

 
Từ Đức Khoát
 Gặp Em Ở Hội Làng
(Bài Họa)

Duyên thầm ủ giữa chợ quê
Ế lòng nát vụn bộn bề tiết trinh !
Làng La mở hội gặp mình
Cái duyên chợ búa vương tình vào thơ
Chia tay rồi !vẫn ngẩn ngơ
Ngươi  thủ tiết có bao giờ ế đâu ?
Vội vàng nào gặp được lâu
Bây giờ còn đợi mai sau thế nào?
Chia tay trên đất La Hào
Tiết trinh sao cứ nghẹn ngào trong nhau.
..............................
...................................
Những Nghịch Lý Của Trí Thức Việt Nam

phạm hoài nam

 Biến cố Đoàn Văn Vươn đã làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước cả tháng nay. Chưa có một biến cố nào được báo chí và người dân chú ý đến nhiều như vụ này. Nói như nhà báo Ngô Nhân Dụng phải gọi đó là một biến cố vì nó không những cho thấy cái bất công của xã hội Việt Nam ngày nay mà còn nói lên nỗi khốn khổ tận cùng của người nông dân sống dưới một chế độ nhân danh là đại diện cho giai cấp công nông.
Lần đầu tiên trong lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam, một nông dân thấp cổ bé miệng đã không sợ chết chống lại cả một lực lượng công an, bộ đội được võ trang đầy mình.
Được biết vào sáng sớm ngày 5 tháng 1 vừa qua, hơn 100 công an, bộ đội đã tiến hành cưỡng chiếm hơn 50 hecta đất nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái của ông Đoàn Văn Vươn, một cựu chiến binh và là một kỹ sư, tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng.
Ông Vươn đã biến vùng đất hoang vu trở thành một khu đất mầu mỡ và khi khu đất này trở thành đất vàng đất bạc, chủ tịch huyện Tiên Lãng là Lê Văn Hiền và anh ruột là Lê Văn Liêm, Chủ tịch xã Vinh Quang, cùng với đàn em đã bày mưu lập kế cưỡng chiếm đất đai của ông Vươn với lý do là đất của ông đã hết hạn thuê: “Cũng như người dân vay tiền ngân hàng, khi đến hạn thì phải trả và muốn vay tiếp phải làm các thủ tục vay” [lời phát biểu của ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân huyện Tiên Lãng].
Một người ngây thơ nhất ở VN hiện nay cũng hiểu được mục đích của việc “thu hồi đất đai” này.
 Bị dồn vào đường cùng, cho nên khi bị lực lượng công an/bộ đội tấn công, gia đình ông Vươn đã chống trả lại quyết liệt bằng một quả bom tự chế và hai khẩu súng bắn chim, gây thương tích nặng cho 6 công an/bộ đội trong đó có một thượng tá chỉ huy. Ông Đoàn Văn Vươn đang bị giam giữ chờ ngày tòa xét xử.
Sau biến cố này nhà báo Hoàng Linh và Lê Tự đến tận nơi làm phóng sự tìm hiểu sự thật, họ gặp một người đàn ông sống gần nhà ông Vươn và ông cụ này đã nói với họ: “Chúng tôi sợ lắm!, “Họ” sẵn sàng trả thù bất cứ ai dám nói lên sự thật”. Bà cụ Chanh ngoài 80 tuổi uất ức, nghẹn ngào: “Các nhà báo, luật sư giúp dân chúng tôi với! Người có công lớn với chúng tôi như ông Vươn mà còn bị họ đối xử như vậy thì thật là... Đời tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh này, thật ác, ai lại đi phá, san bằng cả nhà ở của người ta như thế...”.
Tại sao gia đình ông Vươn có những hành động táo bạo như thế?
 Để có 50 hecta đất này gia đình ông Vươn phải mất đến 20 năm khổ cực, đổ biết bao mồ hôi, máu và nước mắt, “suốt 5 năm trầm mình dưới nước từ mờ sáng tới tận tối khuya, biết bao lần bị bão biển cuốn phăng để đắp được một bờ kè dài hai cây số”. Cũng nơi đây, anh Vươn mất một đứa con gái 8 tuổi vì cha mẹ mải lo làm việc không cứu được đứa con gái bị nước cuốn trôi. Nhà văn Phạm Đình Trọng chia sẻ hoàn cảnh của ông Vươn như sau: “Mảnh đất lấn biển của người kỹ sư nông nghiệp Ðoàn Văn Vươn không phải chỉ là mảnh đất mồ hôi, xương máu mà còn là mảnh đất của sự nghiệp cuộc đời, của ý chí nam nhi. Mảnh đất của sự nghiệp cuộc đời bị mất trắng là ý chí nam nhi bị đánh bại. Ý chí nam nhi đã thắng cả trời, thắng cả sức mạnh hoang dã của bão biển mà phải thua cái lệnh hành chính ngang trái của hai anh em ruột nhà quan. Phía sau ông anh quan đầu huyện ký quyết định thu hồi đất thấp thoáng bóng ông em quan đầu xã, nơi có bãi đất lấn biển của kỹ sư Ðoàn Văn Vươn bị thu hồi.”
Ông Vươn thắng cả Trời và thắng cả thiên nhiên... nhưng lại thua trước bạo quyền. Tại sao có một nghịch lý như thế? Và nghịch lý này có lẽ chỉ xảy ra tại Việt Nam! một dân tộc luôn luôn tin “ông Trời có mắt”, nhưng sao ông Trời không trừng phạt kẻ ác và bênh vực người hiền lương!!.
 Biến cố Tiên Lãng đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ của người dân trên cả nước, chưa bao giờ báo chí trong nước lên tiếng nhiều và táo bạo như lần này. Ngoài tờ Nhân Dân, tất cả những tờ báo lớn khác đều mạnh dạn tố cáo các quan chức chính quyền thành phố Hải Phòng đã trắng trợn chiếm đoạt đất đai của dân. Trong bài “Vì sao lại vu oan cho nhân dân” trên tờ Dân Trí, tác giả Bùi Hoàng Tám đã gọi lời phát biểu của ông phó chủ tịch Thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại ‘phá nhà anh Vươn là do người dân bức xúc!’ là một hành động ‘vô liêm sỉ , … sự tráo trở đã không còn giới hạn’ . Về mặt chính quyền, chưa có một biến cố nào mà các quan chức có trách nhiệm lại tuyên bố bất nhất như biến cố này, chứng tỏ là họ vô cùng bối rối. Trong khi Đại tá Đỗ Hữu Ca giám đốc Công an Hải Phòng kết tội giết người đối với ông Vươn thì cựu Đại Tá An ninh Đinh Đình Phú, lại đề nghị: “Cần phải xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và ông Chủ tịch UBND xã Vinh Quang. Hành vi của các ông này là đã lợi dụng chức quyền huy động lực lượng chà đạp lợi ích của công dân, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Nói về sự bối rối này, giáo sư Tương Lai trong bài “Nhìn từ Tiên Lãng, Ngẫm về thân phận công dân” đã viết như sau: “Cho đến giờ phút này xem ra cách xử lý tình huống của các cấp có trách nhiệm ở Hải Phòng vẫn tỏ ra “rối” và “loạn”. “Loạn” là loạn thông tin từ các cấp có thẩm quyền vốn được gọi là người “cầm cân nảy mực”. Mà “loạn” thông tin là vì “rối” như gà mắc tóc trong cách giải thích và xử lý tình huống. “Rối” từ các cấp có thẩm quyền từ Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng, đến Chủ tịch Huyện Tiên Lãng và Chủ tịch xã Vinh Quang.!”
Nhìn thấy được tầm vóc quan trọng của biến cố này, Bộ Chính Trị Trung Ương đảng CSVN đang tìm cách chạy tội. Lê Đức Anh - chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997 nói: “Có thể khẳng định đây là một chủ trương sai từ huyện đến xã”. Và còn nhiều quan chức khác cũng tuyên bố tương tự. Tin mới nhất cho biết là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp chỉ đạo giải quyết vụ này. Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh, người trực tiếp lãnh đạo tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, vừa bị đình chỉ chức vụ để kiểm điểm cá nhân.
Vấn đề coi như “hạ hồi phân giải” nhưng ai cũng có thể đoán trước kết quả. Cuối cùng tất cả cũng sẽ giống như kết cuộc của các biến cố Thái Bình, PM 18, Vinashin, Dân Oan Khiếu Kiện... chỉ có cấp dưới làm sai và vài quan chức nhỏ như Lê Văn Liêm, Lê Văn Hiền Nguyễn Văn Khanh... sẽ làm vật tế thần để xoa dịu uất hận của người dân.
 Trong bài “Đừng lo cho Thái Nguyên”, nhà văn Phạm Thị Hoài đã kết bài viết như sau:
“Vài tuần nữa, khi một số quan chức cấp xã, huyện ở Hải Phòng có thể đã bị cách chức hay xử lý kỷ luật Đảng, ông Đoàn Văn Vươn và gia đình đã bị tuyên án đúng người đúng tội giết người, báo Nhân dân sẽ có phóng sự khép hồ sơ và định hướng dư luận. Một vài blogger nào đó sẽ tiếp tục dự báo Cách mạng Hoa Cải từ tiếng súng Tiên Lãng, nhưng phương Nam sẽ lại hoàn toàn yên tĩnh”.
 Đọc qua sao thấy thật xót xa cho số phận của đất nước Việt Nam, nhưng đó có thể là một sự thật mà chúng ta phải chấp nhận.
 Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng biến cố ở Tiên Lãng có thể làm ngòi nổ cho những biến cố khác, từ đó sẽ tạo ra một ngả rẽ trong lịch sử của dân tộc cũng giống như chàng thanh niên Mohammed Bouazizi đã châm ngòi cho cuộc cách mạng tại Tunisia vào cuối năm 2010.
Nhưng chúng ta cũng không nên quá lạc quan để rồi sẽ thất vọng như những lần trước.
Người Cộng Sản rất tồi trong việc quản lý kinh tế và hoàn toàn bất lực trong việc mang lại hạnh phúc cho người dân, nhưng họ là bậc thầy trong việc duy trì quyền lực. Họ biết lúc nào phải đàn áp, khủng bố tinh thần và lúc nào phải “xì hơi”. Họ có trăm mưu ngàn kế để chia rẽ những người chống đối chế độ và quan trọng hơn hết là trong hơn nửa thế kỷ qua họ đã thành công trong việc làm tê liệt tinh thần phản kháng của người dân, đặc biệt là giai cấp “trí trức”. Tệ hại hơn nữa là trong nhiều tội ác của chính quyền cộng sản có cả sự tiếp tay của thành phần “trí thức”.
Người dân trong nước đã mất hết tin tưởng vào chính quyền từ lâu rồi, nhưng họ cũng không còn ai để tin tưởng. Giai cấp “trí thức” ư? Có được bao nhiêu người trí thức dám xả thân tranh đấu đòi công lý cho những người dân thấp cổ bé miệng như gia đình của ông Đoàn Văn Vươn? Nếu có, những áp lực tinh thần hay một chút bổng lộc của chính quyền dễ làm thay đổi lòng người. Nói như thế không phải để đòi hỏi trách nhiệm của người trí thức trong nước - những người phải gánh chịu những nguy hiểm cá nhân và gia đình nếu muốn làm đúng thiên chức kẻ sĩ- mà để thấy hiện tình của đất nước chúng ta hôm nay, đó là: mối liên hệ và niềm tin giữa người dân và trí thức không còn nữa. Những hiệp sĩ như Lục Vân Tiên “giữa đường trông thấy bất b­ình chẳng tha…” chỉ còn là chuyện hoang đường hay nói như nhạc sĩ Tô Hải trong bài “Xin thôi đi các vị trí thức khả kính của tôi!”: “Cái nước Việt Nam này nó chẳng giống ai, nên trí thức nước mình nó lại càng chẳng giống ai cả trên cái hành tinh trái đất này! Phân biệt thế nào là trí thức “dấn thân” với nhau đã khó huống hồ so sánh họ với bọn trí thức “kệ mẹ sự đời”, “việc tao, tao làm, chẳng hơi đâu mà dính vào những chuyện không phải của tao!””.
 Ngay cả "trí thức" tại hải ngoại, một môi trường hết sức thuận lợi, nhưng có được mấy "trí thức" lúc cần thiết sẽ không sợ hãi để bênh vực cho lẽ phải.
Dĩ nhiên không ai có quyền đòi hỏi gì ở người trí thức - đó là chọn lựa của mỗi cá nhân, nhưng những người dân thấp cổ bé miệng có quyền đòi hỏi tầng lớp “trí thức” - là thành phần đang được hưởng bổng lộc, quyền lợi và danh vọng nhờ cơ chế hiện nay, nếu không bênh vực được cho họ, thì nên chọn lựa thái độ im lặng, trùm chăn, chớ đừng nên tiếp sức cho bạo quyền có thêm phương tiện đàn áp những người dân không có gì để tự vệ.
Những trường hợp phản kháng như ông Vươn chắc chắn sẽ còn xảy ra rất nhiều ở VN trong tương lai, nhưng có thể tạo ra một cuộc cách mạng như ở Tunisia, Ai Cập, Libya hay không - lại là một vấn đề khác.
Trường hợp cướp đất của gia đình ông Vươn chỉ là một trong hàng trăm ngàn vụ chiếm đoạt mà đảng CSVN đã làm trên khắp mọi miền đất nước từ năm 1954 cho đến nay. Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất đã có biết bao người bị đấu tố đến chết chỉ vì sở hữu một miếng đất dù thật nhỏ. Trong những năm gần đây Phong Trào Dân Oan khiếu kiện lan tràn cả nước, có nhiều nông dân sinh sống tại những nơi xa xôi của vùng đồng bằng sông Cửu Long bị các quan chức địa phương chiếm đoạt ruộng đất - đã kéo nhau ra tận Hà Nội biểu tình bày tỏ nỗi uất hận và đòi hỏi chính quyền trung ương thực thi công lý, nhưng cuối cùng kiệt lực, hết tiền, phần bị công an liên tục đàn áp - họ phải “ngậm đắng nuốt cay” trở về quê cũ tiếp tục làm thân phận khốn cùng.
Họ khổ đến độ không còn có thể khổ hơn. Kêu Trời - Trời ở xa quá không nghe, khiếu kiện đến Trung Ương - Trung Ương ngoảnh mặt, cầu cứu Trí Thức - Trí Thức làm ngơ, cuối cùng họ chỉ còn một hy vọng duy nhất là mong cho những đứa con gái của họ được gả cho một gã đàn ông Nam Hàn, Đài Loan... dù là đuôi mù què quặt - để thoát ra được cái số phận khốn khổ tận cùng.
 Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi những nông dân khốn cùng như gia đình ông Đoàn Văn Vươn là những “chị Dậu, anh Pha của thời hiện đại”. Tôi nghĩ rằng cách gọi này chưa chính xác cho lắm, bởi vì những “chị Dậu, anh Pha” của thời thực dân Pháp còn được những nhà văn như Ngô Tắt Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng... và vô số những nhà trí thức thời đó.... lên tiếng thế cho họ, còn những “chị Dậu, anh Pha” thời nay hoàn toàn cô đơn trước những bất công mà họ phải gánh chịu.
Nếu trước đây có những “Giông Tố”, “Số đỏ”, những “Bước đường cùng”, những “Tắt Đèn” ... thì ngày nay chỉ có những “bia mộ sang trọng cắm lên một sự nghiệp văn chương đã đến hồi kết thúc” (Nguyễn Khải).
Cho nên phải gọi những “chị Dậu, anh Pha” ngày nay là những “nô lệ của thời đại”, họ không được bất cứ ai bênh vực, không những bị tước đoạt quyền sống của con người mà còn bị tước đoạt luôn cả quyền bảo đảm sở hữu tài sản, dù tài sản đó có khi chỉ là một mảnh ruộng vườn rất nhỏ.
 Trách nhiệm của người trí thức đối với xã hội
Khi xảy ra những biến cố ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ thì chính quyền CSVN luôn luôn tìm cách hay trông chờ một biến cố khác xảy ra để đánh lạc hướng dư luận và lần này cũng không ngoại lệ.
Sau biến cố Đoàn Văn Vươn, thay vì giới trí thức Việt Nam cả trong và ngoài nước nên tập trung lại tranh đấu đòi công lý cho nạn nhân, nhưng thật đáng tiếc ngay sau đó đã xảy ra một cuộc tranh luận trên các diễn đàn internet giữa hai quan điểm về vai trò của trí thức.
 Cuộc tranh luận này phát xuất sau lời phát biểu của Giáo sư Ngô Bảo Châu trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Tuổi Trẻ ngày 20 tháng 1 vừa rồi(1).
Trong bài phỏng vấn này, khi được hỏi: “Giáo sư suy nghĩ thế nào về trách nhiệm phản biện xã hội của giới trí thức cũng như vai trò của giới trí thức trong xã hội?”
Gs Châu trả lời: “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. 
Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.
Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội sẽ chết lâm sàng.”
Qua câu trả lời của Gs Châu có thể tóm tắt: Giá trị của trí thức không có liên quan đến vai trò phản biện xã hội.
Ngay sau cuộc phỏng vấn đã tạo ra một tranh luận giữa hai quan điểm: đồng ý và không đồng ý với quan điểm trên của Gs Châu.
Người đồng ý với Gs Châu cũng nhiều và người không đồng ý cũng không phải ít.
Trong số những người đồng ý với lời phát biểu của Gs Châu, có người cho rằng sở dĩ có một số người phản bác quan điểm của Gs Châu chỉ vì ghen tị hay vì mặc cảm, chẳng hạn như bài “Bàn về hai chữ trí thức”(1) của tác giả Kami viết từ Hà Nội trên diễn đàn RFA: “Ngoài ra tôi nghĩ còn có nhiều vị cũng cố tình bám vào cái vụ scandal này để lên tiếng với tham vọng là tự nâng mình lên ngang tầm với GS. Ngô Bảo Châu thì phải?
Có lẽ nguyên nhân chính của vụ việc này cũng bởi sự mặc cảm của họ đối với GS. Ngô Bảo Châu, vì ông đã nhận cái căn hộ do chính phủ hay cái biệt thự ở đảo Tuần châu do ông chúa đảo tặng, kể cả chương trình Viện Toán cao cấp cũng vậy với giá trị tiền bạc không nhỏ”(2).
 Cho nên nếu có người cho rằng người viết bài này không đồng ý với quan điểm của Gs Châu vì ghen tị hay vì mặc cảm- thì cũng đành phải chịu thôi.
Nhưng người viết ngạc nhiên với nhận xét trên của tác giả Kami. Gs Châu nêu ra một quan điểm gây nhiều tranh cãi (very controversial), vậy thì phải để cho mọi người tự do góp ý, chớ sao lại đặt vấn đề ghen tị hay mặc cảm ở đây. Không lẽ sự giàu sang, nổi tiếng và bằng cấp quá cao của giáo sư đủ để bảo đảm giá trị cho lời phát biểu của ông ấy?
Nhưng ngay cả lời trên của tác giả Kami cũng đã có vấn đề: Gs nói về đề tài phản biện, vậy mà không để cho mọi người tự do phản biện, có phải là mâu thuẫn không? điều đó chẳng khác nào một người thuyết trình về quyền tự do ngôn luận nhưng sau đó lại không thích người khác có ý kiến phê bình.
Phản biện là điều kiện cần thiết trong quá trình tiến hóa của của con người, là tác nhân thúc đẩy xã hội phát triển. Xã hội Tây Phương sở dĩ đạt đến trình độ văn minh như ngày hôm nay là bởi vì từ hơn 2000 năm trước đây các triết gia Hy Lạp đã nhìn thấy được giá trị của phản biện. Và ngày nay đối với giới trí thức Tây Phương, phản biện là chuyện tự nhiên giống như con người phải ăn uống, hít thở không khí, chớ không ai đặt vấn đề là trí thức có liên quan đến vai trò phản biện xã hội hay không. Trước khi làm người trí thức, họ là một công dân, cho nên không thể tách rời khỏi xã hội mà họ đang sống, xã hội có tốt thì người trí thức mới có điều kiện phát triển trí tuệ, hưởng một đời sống vật chất sung túc và được sống đúng với thiên chức của mình. Ngược lại chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ vì ngăn cấm phản biện cho nên đã giết chết hết mọi sáng kiến cá nhân và tư duy độc lập.
Ngay câu trả lời của Gs Châu cũng đã mâu thuẫn. Đã nói là “giá trị của trí thức không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”, cuối cùng lại nói:Không có phản biện, xã hội sẽ chết lâm sàng”. Nghĩa là nếu không có phản biện, xã hội sẽ không phát triển và tiếp tục trong tình trạng man ri mọi rợ. Vậy xin hỏi: thành phần chủ lực nào của xã hội tham gia phản biện nếu không phải là trí thức? không lẽ là thành phần công nhân hay giai cấp bần cố nông? Chỉ có giai cấp trí thức mới có đủ trí tuệ để nhìn thấy được chiều sâu của vấn đề và đóng vai trò phản biện để làm cho xã hội mỗi ngày một tốt hơn.
Từ ngữ phản biện gắn liền với tên tuổi Socrates sống gần 2500 năm trước đây. Ông là một triết gia có công đóng góp rất lớn cho nền tảng của tư tưởng Tây Phương.
Có lẽ đóng góp quan trọng nhất của ông là phương pháp truy vấn biện chứng, được biết đến dưới tên gọi “Phương pháp Socrates” hay còn được gọi phương pháp “phản biện bằng logic” bằng cách liên tiếp đặt ra các câu hỏi. Đặt câu hỏi về các khái niệm và đặt câu hỏi về các tiền đề đằng sau các khái niệm ấy. Và cứ tiếp tục như thế cho đến khi đạt được chân lý.
 Phản biện là một nhu cầu thiết cho xã hội, vì con người cần phải hoài nghi trước mọi vấn đề và vì hoài nghi cho nên con người mới có động lực tìm kiếm sự thật.
Thánh Anselm, một nhà tư tưởng lớn thời Trung cổ đã nói: “Tôi hoài nghi, vậy tôi biết”. Một câu nói khác nổi tiếng hơn của Descartes vào giữa thế kỷ thứ 17: “Tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu” (Je pense donc je suis”; “I think, therefore I am). Tư duy cũng là một hình thức của hoài nghi.
 Nói tóm lại, để có một xã hội lành mạnh và phát triển thì không thể thiếu được yếu tố phản biện và trí thức là thành phần chủ lực giúp cho những tiếng nói phản biện luôn luôn hiện hữu.
 ***
Người trí thức có phải là người lao động trí óc? Trước khi trả lời câu hỏi đó, thiết nghĩ chúng ta nên đi tìm câu trả lời: trí thức là gì?
 “Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội” Giản Tư Trung.
“Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ” – GS. Cao Huy Thuần
“Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên” – Nguyễn Quang Minh
“Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội” – GS. Nguyễn Huệ Chi
“Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?” - Phạm Việt Hưng
Triết gia Raymond Aron của Pháp nói: “Trí thức là tác giả của ý tưởng trí tuệ và là một người quan sát thời cuộc”.
Albert Camus (1913-1960), được xem là một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất của Pháp trong thế kỷ 20, được Giải Nobel Văn học 1957: “Nhà văn là trí thức không thể là để phụng sự những người sáng tạo lịch sử, mà là phụng sự các nạn nhân của nó. Lẽ phải của sự sinh tồn nếu có, là nói thay cho những người mà họ không thể nói được”.
 Từ “trí thức” có nguồn gốc từ tiếng Nga (intelligentsia), được sử dụng trong thập niên 30 của thế kỷ 19, dùng để chỉ một lớp người có kiến thức và có chung một lý tưởng cách mạng - đó là những người trăn trở trước tình trạng lạc hậu, nghèo đói của nước Nga so với các nước Tây Âu.
Còn ngữ trí thức mà chúng ta sử dụng ngày nay dịch từ tiếng Pháp (intellectuel) xuất phát từ vụ án Dreyfus.
Có thể tóm tắt vụ án này như sau:
Vào năm 1894, Đại úy Alfred Dreyfus là sĩ quan Pháp gốc Do Thái làm việc trong Bộ Tổng tham mưu Pháp, bị kết tội bán bí mật quân sự cho tùy viên quân sự Đức Schwartzkoppen ở Paris.
Tại tòa, Đại úy Alfred Dreyfus một mực kêu oan. Và mặc dầu không có đầy đủ chứng cớ tòa vẫn xử ông bản án chung thân, đày ra đảo Devil, thuộc địa của Pháp ở Trung Mỹ.
Trước đó vào năm 1871, nước Pháp đại bại trong cuộc chiến với nước Đức và phải nhượng cho Đức vùng Alsace. Sau cuộc chiến, kinh tế nước Pháp suy sụp, cộng thêm nỗi nhục bại trận, làm phong trào kỳ thị người Do Thái tại Pháp lên cao, đại úy Dreyfus là nạn nhân của sự kỳ thị này.
Sau khi Dreyfus bị đày ra đảo, thì gia đình ông vẫn tiếp tục vận động các nhà báo, nhà văn, các chính khách... để minh oan cho ông.
Năm 1896, Thiếu tá Picquart, chỉ huy mới của đơn vị phản gián mà Dreyfus làm việc, thu lượm được những bằng chứng cho thấy thủ phạm thực sự là sĩ quan Esterhazy.
Emile Zola là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Pháp lúc bấy giờ, sau khi biết là Đại úy Dreyfus đã bị xử oan, đã nhập cuộc để đòi lại công lý cho nạn nhân.
Ngày 10/1/1898, sau khi kẻ đích thực làm gián điệp cho Đức là Esterhazy bị đưa ra xét xử tại Paris và được miễn tố, Zola lập tức viết bài J’accuse (Tôi tố cáo) đăng trên tờ L’Aurore của Georges Clemenceau số ra ngày 13-1-1898. Bài báo đã gây tiếng vang lớn và một phong trào bắt đầu nổi lên đòi chính phủ phải xét xử lại vụ án này.
Một ngày sau (14/1/1898), một bản kiến nghị có tên là “Manifeste Des Intellectuels” (Bản Kiến Nghị của những nhà Trí Thức) của tác giả Emile Zola, cũng được đăng tải trên nhật báo L’Aurore, với chữ ký của 1500 người, bao gồm những nhà báo, khoa học gia, chính trị gia, triết gia, bác sĩ, họa sĩ, văn sĩ... có tiếng tăm và uy tín trong xã hội, trong số đó có những người rất nổi tiếng như Léon Blum, Lucien Herr, Anatole France, Gustave Lanson, Marcel Proust.
Nội dung của bản kiến nghị này là phản đối kết quả bản án đối với Alfred Dreyfus.
Vì bài viết J’accuse , Zola đã bị kết tội vu khống với mức án một năm tù cộng với số tiền phạt lên tới 7500 franc (một số tiền rất lớn thời đó - do nhà văn Octave Mirbeau trả hộ), và ông bị tước Bắc Đẩu Bội Tinh (Legion of Honor). Để thoát khỏi án tù, Zola buộc phải sống lưu vong ở Luân Đôn một năm, khi quay về Pháp ông đã viết thêm một loạt bài báo về Vụ án Dreyfus trên tờ La Vérité en marche.
Cuối cùng vì áp lực của dư luận, vụ án Dreyfus được xét lại vào tháng 6-1899, kết quả bản án năm 1894 bị hủy bỏ. Tuy được xét xử lại, Dreyfus chỉ được giảm án từ chung thân khổ sai xuống 10 năm khổ sai. Phải đến năm 1906, tức là 7 năm sau đó, ông mới hoàn toàn được phục hồi danh dự theo lệnh của Tổng thống Laubet.
Những người ký tên trong bản kiến nghị “Manifeste Des Intellectuels” sau này được gọi là những người trí thức. Cho nên ngay từ đầu danh từ trí thức của người Tây phương mang một ý nghĩa rất cao cả - để chỉ những người có kiến thức, sẵn sàng tranh đấu cho công lý và lẽ phải bất chấp nguy hiểm.
Chính nhờ thái độ cam đảm của những người như Zola mà xã hội Tây Phương có một bước tiến rất lớn trong quá trình tranh đấu cho quyền làm người. Vụ án Dreyfus còn đặt ra một vấn đề khác đối với người trí thức - không vì danh dự hay quyền lợi của quốc gia mà có thể bỏ qua một vấn đề của lương tâm.
Nói tóm lại theo nghĩa của Tây Phương, trí thức là người có kiến thức, có tư duy độc lập, có trách nhiệm đối với xã hội và là tiếng nói của công lý.
Còn đối với người Việt Nam, "trí thức" được hiểu thế nào?
Ở Việt Nam, đã từ lâu trí thức được hiểu một cách đơn giản là những người làm việc bằng trí óc (để phân biệt với lao động chân tay). Những người nào tốt nghiệp đại học trở lên đều được coi là người trí thức.
Thật sự khái niệm trí thức đối với người VN rất mơ hồ, do hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của đất nước chúng ta.
Từ “trí thức” chỉ xuất hiện ở VN sau khi người Pháp đến đô hộ. Trước đó, ngoài 1000 năm Bắc Thuộc, trong 8 thế kỷ độc lập dưới chế độ phong kiến chúng ta chỉ có kẻ sĩ chớ không có trí thức. Khác với trí thức, kẻ sĩ được đào tạo để làm quan, để phục vụ cho vua, để củng cố chế độ chớ không phải để thay đổi xã hội.
Sau khi dành được độc lập từ người Pháp, miền Bắc sống với chế độ CS, miền Nam được được hưởng không khí tương đối tự do dân chủ trong 21 năm, rồi cũng phải chịu số phận giống như miền Bắc từ 1975 đến nay.
Dưới chế độ CS, người trí thức không có đất sống. Ở bất cứ nơi nào, khi chiếm được chính quyền, việc đầu tiên của người CS là tiêu diệt thành phần trí thức. Họ chỉ muốn mọi người phục tùng chớ không muốn có những phần tử “chệt hướng”, những tư tưởng phản biện, những ý kiến, những phê bình…
Lênin gọi trí thức cứt (2), còn Mao Trạch Đông xem trí thức thua cả cục phân…
Trong bài “Thế nào là trí thức” nhà văn Nguyễn Nghĩa có nhận xét thật mỉa mai: “Mà không chỉ bác Mao (không bao giờ sai, do bác Hồ nói thế) hầu như quá trình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở mọi quốc gia, cái gọi là đội ngũ TRÍ THỨC không được phép tồn tại, bởi đã có đảng độc quyền lãnh đạo. Bao giờ chủ nghĩa Mác-Lê còn là kim chỉ nam, còn là duy nhất đúng thì đảng có bao giờ sai mà cần đến Trí thức”. 
Không khác Liên Sô và Trung Quốc, ngay từ đầu đảng CSVN đã chủ trương tiêu diệt trí thức. Khẩu hiệu của Phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1930, 31 do đảng CS lãnh đạo là: “Trí, phú, địa, hào - Đào tận gốc trốc tận rễ”
Ngày nay hoàn cảnh không cho phép CS “đào tận gốc” tầng lớp trí thức như xưa, nhưng chủ trương của họ vẫn không thay đổi - vẫn bạc đãi, hành hạ, đàn áp, bỏ tù những trí thức không tuân phục.
Trong hòan cảnh như thế, người trí thức chỉ có 3 chọn lựa: một là im lặng nhẫn nhục, hai là cúi đầu chấp nhận làm công cụ cho chế độ như Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu.... ba là chấp nhận bị bạc đãi, tù đày, nghèo đói để giữ tư cách trí thức như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan, Thụy An, Nguyễn Chí Thiện ….
Nhà thơ Nguyễn Tuân trong những năm cuối đời nhìn nhận: “Tôi còn sống đến ngày nay bởi vì tôi biết sợ”.
Giáo sư Phan Đình Diệu, một người suốt đời sống dưới chế độ CS nhận xét về “trí thức” VN như sau: “Trái ngược với nền giáo dục thời Pháp, chế độ xã hội chủ nghĩa đào tạo ra những chuyên viên hơn là những trí thức. Chúng tôi có nhiều nhà toán học, nhà vật lý học, nhà sinh học, kỹ sư… và bây giờ thêm nhiều nhà kinh tế. Nhưng chưa bao giờ họ được học để suy nghĩ về các vấn đề của xã hội. Đảng nghĩ hộ cho mọi người.”
Để làm người trí thức đúng nghĩa trong xã hội VN ngày nay là cả một sự hy sinh, phải chấp nhận mọi thiệt thòi thòi về vật chất lẫn tinh thần. Họ không những bị tước đoạt cơ hội nghề nghiệp mà còn phải chịu liên tục những sự khủng bố tinh thần. Cho nên chúng ta không có gì phải ngạc nhiên khi thấy đại đa số thành phần có học trong nước hiện nay chỉ lo bản thân và rất thờ ơ đối với vận mệnh đất nước.
Lời phát biểu của Gs Ngô Bảo Châu “trí thức là người lao động trí óc… giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội” phù hợp với quan điểm của người CS. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 của Đảng CSVN định nghĩa trí thức như sau: trí thức là “những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.”. Trong đó không đòi hỏi người trí thức phải có tinh thần phê phán, phải bênh vực cho công bằng và lẽ phải.
Gs Châu vô hình chung tạo thêm cơ hội cho giới trí thức tiếp tục thờ ơ trước vận mệnh của đất nước như nhận xét của nhà văn Nguyễn Quang Lập trong nước: “Phát biểu của Châu, dù vô tình đi chăng nữa, sẽ làm cho đám trí thức trùm chăn được thể vênh vang, tiếp tục trùm chăn kỹ hơn nữa, trong khi vẫn có cớ để dè bỉu và chỉ điểm những trí thức chân chính”.
Một ý kiến khác, trong bài “Bàn về hai chữ trí thức”, tác giả Kami viết: “Nói như vậy để mọi người nhớ môi trường của xã hội Việt Nam là một thể chế độc tài toàn trị, trí thức dám phản biện hay dấn thân theo lý luận của mấy ông thì chỉ tìm thấy ở trong nhà tù. Các vị như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền, Phạm Minh Hoàng, v.v…, cũng chỉ vì hiểu theo quan niệm thực tế phương tây hay sách vở rồi cứ thế mà áp dụng ở môi trường Việt nam và nghĩ là mình đang làm đúng theo luật pháp, hiến pháp quy định và cho phép. Mà các vị đó quên ở Việt Nam, chính quyền họ thích bắt bỏ tù ai là họ bắt, làm gì có luật pháp, nói năng trái ý chính quyền là có quyền ghép vào tội danh của điều 79 và 88 Bộ luật Hình sự.”
Nói như thế là đánh giá thấp những người đang tranh đấu tự do và dân chủ tại Việt Nam. Những người đó đều là những người có trình độ, có hiểu biết, họ biết rõ công việc mình đang làm và biết rõ những nguy hiểm đang chờ đợi. Họ làm chắc chắn không phải vì sự xúi giục của người khác mà chỉ lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của người trí thức. Họ đang chịu nhiều hy sinh, nhưng tất cả những hy sinh của họ không phải vô ích. Ngày nào còn có những con người như Nguyễn Đan Quế, Cù Huy Hà Vũ, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền, Phạm Minh Hoàng... ngày đó chúng ta vẫn còn có hy vọng là dân tộc VN sẽ có một ngày được sống đúng với nhân phẩm con người.
Thử hỏi nếu không có những người chấp nhận hy sinh như thế thì ai sẽ làm đây? không lẽ ngồi chờ cho đến khi nào chế độ CS tự động tan rã. Điều đó chắc chắn không thể xảy ra. Những chế độ độc tài chỉ chấp nhận từ bỏ quyền lực khi không còn một chọn lựa nào khác.
Nếu bà Aung San Suu Kyi không chấp nhận hy sinh bị quản thúc tại gia trong 11 năm thì chắc chắn đất nước Miến Điện sẽ không có được ngày như hôm nay. Nếu Nelson Mandela không chấp nhận ngồi tù trong 28 năm thì người da đen Nam Phi vẫn chưa có quyền bình đẳng với người da trắng như hôm nay.
Những nhà tư tưởng như Descarte, John Locke, Jean-Jacques Rousseau... suy nghĩ ra những khái niệm về tự do, dân chủ..., nhưng nếu không có những nhà trí thức chấp nhận nguy hiểm để khuấy động lên cuộc Cách Mạng Pháp và Cách Mạng Mỹ thì thế giới sẽ không được hưởng được những giá trị tinh thần như hôm nay.
Vụ án Cù Huy Hà Vũ bất công không thua gì vụ án Dreyfus. Và nếu trong hàng ngũ trí thức VN có những người cam đảm như nhà văn Emile Zola cùng với 1500 chữ ký của những nhà trí thức khác - viết thành “Bản Kiến Nghị của những nhà Trí Thức” tương tự như “Manifeste Des Intellectuels” 114 năm trước - để đòi lại công lý cho Cù Huy Hà Vũ - thì chắn chắn chính quyền CS không dám coi thường trí thức như ngày hôm nay.
 Đất nước ta chỉ có những con người trí thức chớ không có tầng lớp trí thức.
Những con người trí thức này là do nỗ lực cá nhân chớ không phải do truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa Việt Nam dạy người ta học để làm quan, để vinh thân phù gia, để làm tôi tớ cho chế độ, chớ không phải học để làm một người trí thức có trách nhiệm với xã hội. Đúng như lời của Cụ Trần Trọng Kim trong buổi trà đàm với môn đệ: “Đất nước ta nhan nhãn những nhà khoa bảng còn trí thức thì chỉ lác đác như lá mùa thu.”
Vì hiểu được tâm lý “học để làm quan, để kiếm danh lợi”, cho nên từ thời phong kiến, đến thời Pháp thuộc cho đến thời Cộng Sản đều sử dụng “trí thức” để làm tôi tớ củng cố chế độ và họ luôn luôn thành công.
Những cuộc cách mạng thật sự xảy ra trong lịch sử VN đều do những nông dân áo vải lãnh đạo như Lê Lợi, Nguyễn Huệ… chớ không do thành phần trí thức và trong những nguyên nhân đưa đến sự thất bại của những phong trào yêu nước của người VN như Phong Trào Cần Vương, Phong Trào Văn Thân... đều có hình bóng của những tên "trí thức" Việt gian phản quốc.
 Và ngày nay tại VN, những cuộc xuống đường như phong trào Dân Oan Khiếu Kiện, Hoàng Sa Trường Sa… thử xem có được bao nhiêu người trí thức tham dự? Trí thức trùm chăn ngủ kỹ lúc sơn hà nguy biến, nhưng khi thời cơ tới thì trí thức sẽ xuất đầu lộ diện khắp nơi, từ quốc nội ra tới hải ngoại.
 Tại sao VN không có tầng lớp trí thức?
Bởi vì từ suốt dòng lịch sử người VN chỉ làm dân chớ chưa bao giờ được làm Quốc Dân. Chúng ta chỉ là những nô lệ cho chế độ cầm quyền, chứ chúng ta chưa bao giờ được làm chủ đất nước. Ngày xưa Vua coi dân như con, đất nước là tài sản của vua, vua muốn làm gì thì làm, muốn giết ai thì giết, sang đến thời Cộng Sản chỉ khác là họ mị dân giỏi hơn “đất nước là của nhân dân nhưng nhà nước quản lý”. Ngay cả thời Việt Nam Cộng Hòa, mặc dầu theo thể chế dân chủ nhưng những nhà lãnh đạo Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa đều có tham vọng trở thành những nhà độc tài, vẫn không thể thoát khỏi não trạng “vua tôi”.
Quốc Dân là nền tảng của thể chế dân chủ, không có quốc dân sẽ không có dân chủ. Chính vì nhìn thấy được tầm quan trọng đó cho nên hơn 2000 năm trước, các nhà tư tưởng Hy Lạp như Socrates, Plato, Aristotle… đều đã nói tới quan điểm dân chủ. Cũng vì thế mà Triết gia Socrates phải trả giá bằng sinh mạng của mình.
Trong những nhà tư tưởng lớn của Tây Phương sau này, René Descarte, John Locke, Jean-Jacques Rousseau, thể có nói là ba nhà tư tưởng có công đóng góp rất lớn tạo nền tảng cho thể chế dân chủ tương đối hoàn hảo như ngày nay, đều đặt nặng vai trò của quốc dân, đặc biệt là tác phẩm “Khế ước xã hội” (The Social Contract) của Jean-Jacques Rousseau, trong đó ông bàn sâu về mối quan hệ giữa dân và chính quyền, ông chủ trương rằng nếu muốn có một xã hội tốt đẹp thì trước hết giữa người lãnh đạo và người dân phải hoàn toàn bình đẳng. Người lãnh đạo là những người được dân bầu lên và thay mặt cho dân để làm những điều mà dân muốn, cho nên. Mối quan hệ giữa dân và lãnh đạo phải được xem như một hợp đồng, một khế ước, chớ không phải là quan hệ có tính cách áp đặt.
Ngày nay khi nói về cách mạng Minh Trị Duy Tân người ta thường nghĩ là người Nhật học khoa học kỹ thuật của Tây Phương. Thật sự không phải như thế, học hỏi khoa học kỹ thuật chỉ mặt nổi, chủ yếu là người Nhật học hỏi những tinh hoa tư tưởng của người Tây Phương. Vào thời đó họ có cả một tầng lớp trí thức nhiệt tình yêu nước, có những nhà tư tưởng lớn như Nishi Amane, Tsuda Mamichi, Nakamura Masado, Katô Hiroyuki, Mitsukuri Shuhei, Sugi Kôji, Mitsukuri Rinsho, Nishimura Shigeki…trong đó có hai người nổi bật nhất, đó là Fukuzawa Yukichi - được xem là linh hồn của cuộc cách mạng, và Nakeo Chômin được xem là Jean-Jacques Rousseau của phương Đông. Tất cả trí thức của Nhật thời đó lúc đầu chỉ làm một việc duy nhất – đó là dịch tất cả những tác phẩm tư tưởng quan trọng của Tây phương sang tiếng Nhật và giải thích cho người Nhật hiểu được những quan niệm về tự do dân chủ, luật pháp, kinh tế, xã hội và sự bình đẳng của con người. Trong tác phẩm “Khuyến học” ông Fukuzawa dành ra cả một chương để viết một đề tài “Đáng buồn là nước ta chỉ có người Nhật chớ không có quốc dân Nhật”, sau đó ông viết cả một quyển sách với tựa đề “Dân Quyền” để giải thích cho người Nhật hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của một công dân, để sống đúng nghĩa như một quốc dân.
 Nhìn lại đất nước chúng ta, cho đến ngày nay vẫn chưa một học giả nào viết về đề tài “Quốc dân” giống như người Nhật đã làm từ hơn 150 năm trước đây. Cho nên không quá đáng khi nói rằng cho đến nay chúng ta vẫn là một dân tộc nô lệ, mối quan hệ giữa người dân và chính quyền vẫn là quan hệ xin-cho, chớ không phải là một quan hệ bình đẳng.
 Chính vì thế không thể đòi hỏi chúng ta có tầng lớp trí thức. Trước khi làm người “trí thức” họ là những công dân, mà chưa làm được một quốc dân thì làm sao có thể làm một trí thức.
 Nhưng sẽ không công bằng nếu như chúng ta đổ mọi tội lỗi cho người CS. Về vấn đề trí thức, người CS chỉ làm cho giá trị của người “trí thức” thấp hơn chớ họ không phải hoàn toàn đánh mất tư cách của người trí thức. Trách nhiệm chính là văn hóa của chúng ta, văn hóa nào sinh ra con người đó, văn hóa không lành mạnh sẽ sinh ra những con người không lành mạnh và tầng lớp lãnh đạo bất xứng.
Nếu nói là lỗi hoàn toàn của người CS, thì người trí thức VN tại hải ngoại phải tốt hơn nhiều so với trong nước – môi trường ở hải ngoại như Úc, Mỹ, Pháp, Canada (nơi tập trung đa số người Việt) đều là những môi trường quá tốt để phát triển nhân cách trí thức. Nhưng thực tế không phải như thế! Tại đây người "trí thức" VN không có điều kiện để tham nhũng, hiếp đáp người, gian lận của công … như ở trong nước nhưng vẫn mang tất cả những tật nguyền cố hữu của mấy ngàn năm nay.
Có thể nói không có một cộng đồng sắc tộc nào chia rẽ như cộng đồng VN. Người Việt tại hải ngoại chưa bao giờ có thể ngồi lại để làm những chuyện lớn. Không phải chỉ có các tổ chức chính trị chia rẽ mà cả các hội ái hữu, từ thiện, cao niên… cũng chia rẽ. Có hội không phải chỉ chia đôi mà chia ba.. thôi hết ý. Nguyên nhân chia rẽ là vì thành phần lãnh đạo, mà lãnh đạo hầu hết là người có ăn học, có bằng cấp. Kinh nghiệm cho thấy hội nào càng có nhiều "trí thức" thì càng chia rẽ và càng có nguy cơ đổ vỡ. Tệ hại hơn nữa là chúng ta chia rẽ không phải vì những bất đồng quan điểm mà hầu hết đều là vì những quyền lợi rất nhỏ, những hiềm khích cá nhân và những hư danh.
Cho nên, không có gì quá đáng khi ông Nguyễn Gia Kiểng trong bài viết “Khẩn cấp làm người?”có nhận xét như sao về trí thức VN: “Đó là do một di sản văn hóa. Hãy thử tưởng tượng nếu được nghe kể chuyện một người suốt đời chỉ mơ ước được làm tay sai không điều kiện cho một ông chủ, để rồi lúc nào cũng sợ sệt vì có thể bị mắng chửi, đánh đập, thậm chí bị giết vì bất cứ lý do gì, và cho rằng sống như thế là vinh quang. Chúng ta sẽ nghĩ gì? Chắc chắn là chúng ta sẽ kinh hoàng không thể tin có thể có những người mắc bệnh tâm thần nặng đến như thế. Nhưng đó chính là nhân sinh quan của ông cha chúng ta. Các khai quốc công thần, anh hùng hào kiệt mà chúng ta tôn thờ đều như thế cả. Trí thức Việt Nam đã tôn sùng mẫu người đó trong cả ngàn năm mà không thấy có gì bất ổn. Trí thức Việt Nam vẫn còn không bình thường. Họ vẫn còn coi làm chính trị là để làm quan chứ không phải để thay đổi xã hội. Trí thức Việt Nam không phải là trí thức tranh đấu mà là trí thức phục vụ, và trong sự phục vụ cúi đầu đó họ đã bỏ mất một phần đáng kể tâm hồn”.
 Trí thức VN ngày nay là hậu thân của giai cấp "sĩ" ngày xưa. Ngay từ nhỏ chúng ta đã được dạy từ nhà trường, từ những di tích, câu chuyện lịch sử, từ những vở tuồng kịch nghệ, từ những câu chuyện kể, từ những lời khuyên của ông bà cha mẹ… tất cả những cái đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt chúng ta:
 “Kiệu anh đi trước võng nàng theo sau
hay
Nữa mai chúa mở khoa thi
Bảng vàng chói lọi kìa đề tên anh!”
hay
“Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”
 Con gái thời nay không còn “Gái thì giữ việc trong nhà” và trai không còn “Trai thì đọc sách ngâm thơ” nhưng chân lý sau cùng vẫn không thay đổi “Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa... Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.
 Ngày nay trong nước người ta khoe nhau nhà sang cửa rộng, ông tiến sĩ này, bà bác sĩ nọ, có con đang đi du học xứ này xứ kia, còn ở hải ngoại gặp nhau chỉ khoe thành tích của con, ngoại trừ những người như người viết không khoe được vì con mình thường quá. Rất hiếm khi thấy người Việt tự hào là con cái mình đang có "job" vài trăm ngàn đô dám bỏ để đi làm chuyện cứu nước hay qua một xứ nghèo đói nào đó bên Phi Châu làm từ thiện toàn thời hay làm một việc gì đó có ý nghĩa cho đời.
Từ bỏ một tập quán đã được truyền từ đời này sang đời, đã ăn sâu vào trong xương trong tủy là một chuyện khó khăn vô cùng. Huống chi dân tộc chúng ta không xem đó là một điều cần thay đổi.
 Là một người làm nghề báo gần 10 năm, có cơ hội tìm hiểu tiếp xúc nhiều với “trí thức” Việt Nam và cũng có dịp nhìn sâu vào con người chính mình, người viết có nhận xét dưới đây có thể làm phật lòng một số người..
 Trí thức VN, ngoài đặc tính háo danh đã được nói tới khá nhiều, từ thời của cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, còn có ba đặc tính tiêu biểu khác: Thiếu tinh thần độc lập, Xu thời và Hèn.
 Nhìn lại lịch sử VN trong 200 năm qua chúng ta sẽ thấy rõ là xưa nay mọi quyết định sống còn của đất nước đều phải dựa vào ngoại bang, chúng ta chưa bao giờ dám tự quyết định số phận của mình. Trong đời sống hằng ngày vì thiếu tinh thần độc lập cho nên phải dựa vào người khác, phải chịu ơn, phải luồn cuối… lâu ngày trở thành thói quen, có cơ hội là bắt nạt kẻ dưới và sẵn sàng nịnh bợ cấp trên.
Trong những lúc khó khăn, sơn hà nguy biến, hay những nghịch cảnh có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cá nhân thì trí thức trùm chăn thật kỹ, nhưng khi thời cơ đến đến thì có mặt khắp nơi. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này một khi chế độ CS sắp sụp đổ. Trí thức VN luôn luôn làm đúng theo lời dạy của Khổng Tử: “Khi nước nguy thì đừng tới, nước loạn thì đừng ở, nước có đạo thì ta ra làm quan, nước vô đạo thì ở ẩn."(3). Mấy ngàn năm qua, triết lý sống của trí thức VN vẫn không thay đổi, lúc thuận lợi thì tìm cách ra làm quan, lúc nguy biến thì tìm cách ở ẩn và luôn luôn xem đó là một thái độ khôn ngoan. Trí thức VN không phải là típ người dám đứng "đầu sóng ngọn gió" để đương đầu với thử thách. Trí thức VN thà chấp nhận hèn nhưng không chấp nhận những gì ảnh hưởng tới an toàn và hạnh phúc cá nhân. Thậm chí tôi đã từng gặp những trí thức bằng cấp đầy mình lợi dụng cả người đang gặp nạn để kiếm lợi và họ không xem đó là điều đáng để xấu hổ.
 Cho nên đừng hỏi là tại sao “trí thức” tại Việt Nam không tham dự tranh đấu cho quyền làm người, hay bênh vực công lý cho những người dân thấp cổ bé miệng. Ngay tại môi trường hải ngoại này, nếu có chuyện oan uất, bất công cần người để bênh vực giống như trường hợp của Đại úy Alfred Dreyfus, lúc đó quý vị sẽ thấm thía “sĩ khí” của "trí thức" VN. "Trí thức" bằng cấp càng cao thì càng xa lánh những chuyện không dính dáng tới mình. Những lúc đó chỉ có những người dân bình thường mới dám đứng ra bênh vực cho công lý.
 Trở lại những lời phát biểu của Gs Ngô Bảo Châu - đó là chuyện bình thường đối với VN, không có gì đáng để làm ầm ỉ, có nhiều trí thức VN nổi tiếng hơn cả ông, cũng chọn cùng thái độ tương tự - chỉ tuyên bố những điều vô thưởng vô phạt – không đụng chạm đến ai miễn là được yên thân.
Một điều đáng nói nữa là đối với đại đa số người VN, bất kể ông Châu làm điều gì, nói điều gì thì ông ta vẫn đương nhiên được công nhận là người "trí thức" chỉ vì ông có bằng tiến sĩ và được giải thưởng Fields.
Điều đó xuất phát từ mặc cảm nhược tiểu, tâm lý thiếu tự tin của một dân tộc xưa nay sống trên một đất nước nghèo khổ, không có gì nổi bật để góp mặt với đời. Bây giờ có người VN được giải thưởng mặc dầu chỉ có 15,000 Mỹ kim, nhưng xem đó như là cái gì ghê gớm lắm, vĩ đại lắm. Mỗi giải Nobel trị giá trên 1 triệu Mỹ kim nhưng đâu có ai làm ầm ĩ như thế.
Đó chính là cái bất hạnh nhất của đất nước chúng ta.
Trí thức VN ơi, hãy tỉnh dậy, các ông đã ngủ hàng mấy thế kỷ rồi!
(Sydney 15/2/2012)
 _______________________________________________________
Ghi chú:
(1) Bàn về hai chữ trí thức - Kami
http://rfavietnam.wordpress.com/2012/02/03/ban-về-hai-chữ-tri-thức/
(2) Nguyên văn câu viết trong thư của Lenin gửi Maxim Gorki ngày 15 tháng 9 năm 1919: “Lực lượng trí tuệ của công nhân và nông dân ngày càng lớn lên và củng cố trong cuộc đấu tranh để lật đổ giai cấp tư sản và bọn tay sai của chúng, bọn trí thức, bọn tôi tớ của tư bản tưởng mình là trí não của quốc gia. Thực ra đó không phải là trí não, mà là cứt”.
 
(3) Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư, thiên hạ hữu đạo tắc kiến, thiên hạ vô đạo tắc ẩn