Tuesday, March 27, 2012

Dị tượng ở nhân gian biểu thị Giang Trạch Dân đã chết
Tác giả: Trương Kiệt Liên
Ngày 8 tháng 7 năm 2011, tin tức về cái chết của Giang Trạch Dân truyền ra và ĐCSTQ đã bác bỏ; tuy nhiên việc "Tề Lỗ đệ nhất chuông" 800 năm tuổi tự rơi như một lời báo tang chứng tỏ Giang đã lâm "chung".
[Chanhkien.org] Để xem Giang Trạch Dân đã chết hay chưa thì người dân Trung Quốc căn bản không dùng cách nghe ngóng “cáo phó” từ phía nhà nước. Giang Trạch Dân có một nhục thân, lại cũng có một thân phận chính trị; thời điểm mà những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố cái chết của ông ta cần phù hợp với nhu cầu chính trị. Năm xưa, Đặng Tiểu Bình cũng được máy hô hấp nhân tạo duy trì trong 5, 6 tháng rồi mới tuyên bố tử vong. Theo y học hiện đại, phân biệt tử vong thì chia làm hai loại là “chết não” và “chết tim”, cùng các thuật ngữ khác. Nhưng theo văn hóa truyền thống Trung Quốc thì rất đơn giản, chính là hồn đã bị đưa đi rồi, không ở trên thân thể nữa, thì dù nhục thân đã tử vong hay chưa, cũng chính là đã hết thọ mệnh; cho dù có lay đi lay lại nhục thân thế nào thì hồn cũng không trở lại nữa, rất là minh bạch. Đặc biệt là đối với loại yêu quái họa loạn nhân gian, thì dân chúng thường đốt pháo để ngăn thi thể hoàn hồn, khiến yêu ma mất vía, vừa xua đuổi tà ma, và đồng thời ăn mừng.
Cái chết của Giang Trạch Dân và dị tượng Thủy tính
Trên các con phố Trung Quốc, Giang Trạch Dân được dân chúng gọi là “con cóc chuyển sinh”, bởi đặc điểm hai mắt lồi ra và miệng rộng môi mỏng, cũng như động tác mở rộng năm ngón khi vỗ tay của ông ta, rất giống con cóc. Cóc không thể rời nước; “Giang” đúng là không thể rời nước; thậm chí khi ra nước ngoài, ông ta cũng không quên tới nơi có bóng nước. Truyền thông từng lưu truyền rộng rãi bức ảnh Giang Trạch Dân bơi lội tại Hawaii và Biển Chết, đồng thời khách sạn mà ông ta chọn ở cũng có hệ thống thủy sinh.
Xuất thân của Giang Trạch Dân và “Thủy” là có quan hệ mật thiết. Nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus từng viết:
“Từ ba dấu hiệu của ‘Thủy’ sẽ sinh ra một người đàn ông,
Kỷ niệm thứ Năm như là ngày lễ hội của ông ta.
Danh tiếng, sự tán tụng, và quyền lực của người này sẽ lớn mạnh
Trên đất và biển, đem đến tai hoạ cho phương Đông.”

(Các Thế Kỷ I, Khổ 50)
Giang Trạch Dân sinh năm 1926 tại Giang Tô (“Thủy” đầu tiên), phất lên tại Thượng Hải (“Thủy” thứ hai), sau khi đến Bắc Kinh đảm nhiệm “tam vị nhất thể” (ba chức Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương) thì ở tại Trung Nam Hải (“Thủy” thứ ba). Việc đề bạt và phát tài của Giang cũng có quan hệ với “Thủy”: Giang mạo nhận cha là Giang Thượng Thanh để được Trương Ái Bình đề bạt, chữ “Bình” (萍) có bộ “Thủy” (氵); Giang ở Thượng Hải được Uông Đạo Hàm đề bạt, chữ “Uông” (汪) cũng có bộ “Thủy”; ân nhân chính trị của Giang là Bạc Nhất Ba, chữ “Ba” (波) cũng có bộ “Thủy”, tổng cộng vẫn là ba dấu hiệu của “Thủy”. Chúng ta biết rằng con cóc xưa nay thích Thủy và kỵ nhất là Hỏa; Triệu Tử Dương, Kiều Thạch, v.v. đều có tên thuộc “Hỏa” và họ thuộc “Thổ”, do đó đều bị Giang Trạch Dân ghen ghét.
Trong lịch sử, khi các thủ lĩnh ĐCSTQ chết thì nhân gian đều xuất hiện dị tượng. Năm 1976, một tảng thiên thạch lớn đột nhiên từ trên trời rơi xuống tỉnh Cát Lâm và vỡ làm ba mảnh; năm ấy Chu Ân Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông đều qua đời; cũng trong năm ấy phát sinh động đất lớn tại Đường Sơn, khiến 240 nghìn người tử vong, và làm bị thương 160 nghìn người.
Cái chết của Mao Trạch Đông cũng ứng nghiệm với ngụ ý bộ đội cảnh vệ “8341″ của ông ta; Mao thọ 83 tuổi, tại vị 41 năm (kể từ hội nghị Tuân Nghĩa). Nghe nói, Mao từng tìm đến một vị cao tăng để xem số và nhận được con số này; Mao không hiểu làm sao, bèn lấy đó làm phiên hiệu cho đội cảnh vệ.
Đối với Giang Trạch Dân, năm 2002 cũng có cao nhân công khai chỉ điểm rằng ông ta thọ không quá 2012. Quả nhiên, ngày 7 tháng 7 năm 2011 xuất hiện tin tức về cái chết của Giang, quay lại xem dị tượng Thủy tính thì thấy rất trùng hợp; nguyên đây là báo hiệu cái chết của con cóc thành tinh.
Nước ngập kinh thành biểu thị Giang hết thọ mệnh

Ngày 23 tháng 6 năm 2011, Bắc Kinh trải qua trận mưa lớn nhất trong vòng 10 năm, có nơi lượng mưa lên cao tới mức 100 năm mới gặp một lần. Mưa lớn khiến nhiều đường vành đai và các tuyến đường chính ngập lụt gây tắc nghẽn giao thông; các tuyến Metro 1, 13 và Diệc Trang cũng bị đình trệ; xe cộ ngập nước, đi bộ cũng khó, cả Bắc Kinh biến thành ao nước, toàn bộ thành phố ngừng trệ. Đối diện với trận nước lớn bất ngờ này, người dân Bắc Kinh chỉ thấy thật kỳ quặc.
Cùng lúc ấy, tin tức về bệnh tình nguy kịch của Giang Trạch Dân được truyền ra ngoài. Lúc bấy giờ Giang được chuyển từ Thượng Hải về Bắc Kinh; hiển nhiên, con cóc thành tinh phải hết thọ mệnh, nên đi đến đâu tác quái đến đấy, kết quả Bắc Kinh biến thành một đầm “Trạch”.
Mưa xối xả tại thành phố Dương Châu, quê của Giang

Dương Châu là quê hương của Giang Trạch Dân. Mấy ngày sau, dị tượng xuất hiện tại cổ thành. Theo tin tức truyền thông, từ 4 giờ sáng ngày 6 tháng 7 năm 2011, thành cổ Dương Châu đột nhiên mưa xối xả, chỉ trong 5 tiếng nước rơi xuống đạt mức 101 mm, trở thành trận mưa lớn nhất Trung Quốc năm nay. Mưa lớn khiến thành Dương Châu trong chốc lát biến thành “biển nước mênh mông”. Người dân Dương Châu nói: “Đi Bắc Kinh xem ‘biển’ xa lắm, còn Dương Châu chúng ta đây, khắp nơi thành ‘Tây Hồ’ rồi.”
Điều khiến người Dương Châu khó lý giải chính là, Dương Châu hiện đang trong mùa mưa phùn, từ ngày 19 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7, tổng cộng 20 ngày trời “mưa dầm mưa dề”, vậy mà đột nhiên xuất hiện mưa lũ ngập cả thành.
Trong ngày hôm ấy, truyền hình Hồng Kông loan báo về cái chết của Giang Trạch Dân, khiến dân chúng bàn tán xôn xao. Hiển nhiên, vào ngày 6 tháng 7, hồn phách của Giang không thể không rời đi; trong lúc hấp hối, nó còn về quê tác yêu tác quái, lưu lại ký hiệu “Trạch Dân” (cư dân của đầm nước) thêm một lần nữa.
“Tề Lỗ đệ nhất chuông” tự rơi như một tiếng chuông báo tử
Sau khi hồn phách Giang Trạch Dân bị thu, nhục thân ông ta đã trở thành thi thể; ĐCSTQ vì nhu cầu chính trị mà không dám tuyên bố, lại còn đứng ra bác bỏ “tin đồn”. Trên thực tế, ĐCSTQ đã lấp liếm cái chết của Giang, khiến Trời phẫn nộ.
Ngày 8 tháng 7 năm 2011, dị tượng từ Trời giáng xuống đã trực tiếp biểu thị cái chết của Giang Trạch Dân. Theo truyền thông đưa tin, chiếc chuông Minh Xương 800 năm tuổi tại hồ Đại Minh, thành phố Tế Nam, còn gọi là “Tề Lỗ đệ nhất chuông”, nguyên được treo trong đình Nam Phong bên hồ Đại Minh; mấy chục năm nay cứ khi qua Tết, dân chúng Tế Nam lại tụ tập cử hành nghi thức chạm vào chuông để đón mừng năm mới. Chiều ngày 9 tháng 7, dân chúng gọi điện báo tin: “Tề Lỗ đệ nhất chuông” tự nhiên rơi xuống rồi. Nghe nói ngày mùng 8 khi người dân đi bộ qua, họ nhìn thấy chiếc chuông cổ đã bị rơi xuống đất, mà không ai có ý duy tu nó.
Nghe nói chuông Minh Xương này được đúc vào những năm Minh Xương của triều đại nhà Kim. Trên thân chuông được trang trí hoa văn hoa sen và bát quái, cao 2,4 mét, đường kính 1,8 mét, nặng 8 tấn. «Minh Xương chung đình ký» viết: “Cuối thời Bắc Tống có một tăng nhân họ Lưu dẫn quân cứu giúp triều đình, vì được nhân dân trong quận kính trọng nên vào những năm Minh Xương (1190-1196 SCN), người ta góp vốn luyện sắt, đúc thành chiếc chuông lớn vạn cân này.” Chiếc chuông này rất lớn và được đặt mỹ danh là “Tề Lỗ đệ nhất chuông”.
Chiếc chuông cổ 800 năm tuổi này đột nhiên rơi xuống đất nhất định không phải ngẫu nhiên, mà còn có nguyên do nghiệp báo ở đằng sau. Trong cuốn sách «Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân» có một đoạn nói về Giang đã bất chấp khuyến cáo để cố tình đánh chuông như sau:
Năm 1996, Giang Trạch Dân tới phương Nam và qua một ngôi chùa nổi tiếng. Tại đại điện dùng để thắp hương, Giang thuận tiện leo lên gác chuông. Chẳng ngờ phương trượng dùng lời thiện để bằng mọi cách khuyên can: “Thí chủ nghìn vạn lần không được bén mảng tới chiếc chuông này.” Giang rất không vui, không thèm đếm xỉa, cứ lao tới đánh chuông một cái. Lão phương trượng đứng như trời trồng hồi lâu, chỉ biết lặng lẽ rớt nước mắt. Sau đó có người biết được rằng, lão phương trượng từng nói nguyên Giang là Vua cóc chuyển sinh, nếu ông ta đánh chuông một cái thì nhất định sẽ khiến loài thủy tộc Trung Nguyên tác quái, làm cho Trung Nguyên lũ lụt liên miên, không năm nào được yên ổn. Sau đó quả nhiên Trung Quốc đại lục phát sinh thủy tai mãnh liệt hơn trước. Năm 1998, năm bản mệnh của Giang, Trung Quốc xuất hiện trận lụt lớn chưa từng có trong lịch sử. Mấy năm sau, lũ lụt tại Trung Quốc vẫn cứ liên miên bất đoạn.
Nhân dân gặp thủy tai, chuông cổ bị đụng vào đúng là căn nguyên. Hiện nay, đột nhiên “ầm” một tiếng, “Tề Lỗ đệ nhất chuông” tự rơi xuống đất, phải chăng là báo tang cho Giang Trạch Dân, phải chăng là đại biểu cho gia tộc nhà chuông tại các miếu đường Trung Nguyên tẩy sạch cái chạm tay của Giang năm xưa?
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/8245
Câu chuyện có thật về luân hồi: Một tâm hồn trung nghĩa trên đại mạc
Tác giả: Tiểu Liên
2006_10_17_LHJS_cover_s.jpg
[Chanhkien.org]
Từ khi còn nhỏ, tôi đã có một tình cảm đặc biệt với mảnh đất Trung Hoa. Tại lớp học, khi tôi được học lịch sử về một chuỗi dài những điều ước bất bình đẳng mà nhà Thanh hủ bại đã bị buộc phải ký với Sa Hoàng, và khi biết được một khu vực rộng lớn ở miền Đông Bắc và Tây Bắc Trung Quốc đã nhượng cho nước Nga, trái tim tôi đầy sự buồn bã và dày vò! Đó không phải là một phản ứng theo bản năng của một công dân Trung Quốc hay một người yêu nước thông thường. Đó là nỗi buồn thực sự từ tận đáy lòng tôi, điều mà đã dày vò tôi trong hàng chục năm. Chỉ khi tôi tập luyện Pháp Luân Công, tôi mới dần dần hiểu được nguyên nhân cốt lõi trong cảm xúc của tôi. Bây giờ tôi muốn chia sẻ một sự thực với mọi người và nhân cơ hội này để giải tỏa nỗi khúc mắc trong lòng tôi. Ngoài ra, tôi cũng nhân cơ hội này để minh họa bằng cách nào mà Thần đã tạo ra lịch sử nền văn minh của nhân loại.
Lý do khiến tôi gắn bó với mảnh đất này
Sau khi Hoàng Đế Khang Hy (1661-1722 sau công nguyên) bình định ba cuộc nổi loạn, thu phục Đài Loan và thống nhất thiên hạ, nhân dân Trung Quốc dần dần sống trong cảnh thái bình. Nhà Thanh đã đạt tới sự thịnh vượng dưới thời trị vì đầy nhân từ của Hoàng Đế Khang Hy. Tuy nhiên, người Nga bắt đầu xâm lăng từ phương Bắc, và đã có chiến tranh với nhà Thanh tại vùng thung lũng Amur. Hoàng Đế Khang Hy đã cho quân chống trả lại hai lần vào năm 1665 để lấy lại vùng Yaksa. Sau một chuỗi các trận chiến và đàm phán, Nga và nhà Thanh đã ký hiệp ước Nerchinsk vào ngày 07-09-1689, được coi là một hiệp ước công bằng với Trung Quốc. Hầu như mỗi người dân Trung Quốc đều rất quen thuộc với giai đoạn lịch sử Trung Quốc này.
Sau khi ký kết hiệp ước, tôi (trong kiếp luân hồi đó) đã được bổ nhiệm làm một viên tuần sử biên giới ở vùng biên cương phía Bắc gần thung lũng Amur. Cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn còn nhớ được cảnh tượng rừng cây, núi non ở vùng sông Argun, cũng như là những tài nguyên thiên nhiên tại địa phương đó. Trong những ngày tháng tưởng như dài vô tận đó, tôi đã dẫn những viên tướng và binh lính đi tuần tra và canh gác khắp vùng biên cương, và không để cho Nga có bất cứ cơ hội nào xâm nhập Trung Quốc! Tôi đã về hưu và chết ở vùng đó. Trong kiếp luân hồi đó, tôi đã không có cơ hội để tận hưởng bất cứ thứ gì. Tôi chỉ đề cập đến phần này trong lịch sử để giải thích tại sao tôi lại gắn bó với mảnh đất này trong kiếp sống hiện tại của tôi. Nhưng đây lại không phải là trọng tâm của bài viết, mà trọng điểm lại là một kiếp luân hồi khác của tôi mà xảy ra vào thời trị vì của Hoàng Đế Càn Long (thời trị vì của ông kéo dài từ năm 1735 tới năm 1796 sau công nguyên).
Một con cá chép vàng đã báo ân Triệu viên ngoại bằng cách cho ông một quý tử
Tôi sẽ không bình luận gì về thời trị vì của Hoàng Đế Càn Long dưới thời nhà Thanh. Tôi sẽ chỉ nói về kiếp luân hồi của tôi trong triều đại đó. Vào thời điểm đó, có một sơn trang nổi tiếng ở Thừa Đức. Gần đó có một thôn trang của một vị Vương gia họ Hạ. Kết quả là, cả làng đều đổi họ của họ thành họ Hạ để mong muốn được may mắn và cát tường. Chỉ một vài gia đình trong số 70 gia đình trong làng là không mang họ Hạ.
Trong ngôi làng, có một gia đình nhà họ Triệu. Đó là một gia đình giàu có, với nhiều người hầu, nhiều lừa và ngựa. Triệu viên ngoại là một người rất thông minh và tài giỏi. Triệu phu nhân (thời con gái bà có họ là Chu) cũng rất tháo vát trong việc quản lý gia đình và giữ cho gia đình luôn thịnh vượng. Tuy nhiên họ lại có một điều đáng tiếc đó là không thể có con.
Một ngày nọ, Triệu viên ngoại bỗng nhiên cảm thấy thích đi săn. Khi ông đi qua một cái ao trong vùng hoang dã, ông nhớ rằng Triệu phu nhân rất thèm ăn canh cá. Do đó ông đã quyết định mang vài con cá về để làm vừa lòng Triệu phu nhân. Ông lấy một cành cây để làm cần câu cá và tìm một vài con sâu đất để làm mồi nhử. Ông trông thấy rất nhiều cá ở trong ao, nhưng không có con nào cắn câu. Đến khi mặt trời lặn, Triệu viên ngoại nghĩ: “Bây giờ phải trở về nhà rồi. Nếu không, phu nhân sẽ lo lắng cho ta.” Khi ông sắp sửa kéo cần câu lên, thì thình lình một con cá cắn câu. Ông rất mừng rỡ! Ông kéo cần câu lên và trông thấy một con cá chép trong ánh sáng mờ ảo của buổi hoàng hôn. Đây không phải là một con cá chép bình thường. Nó trong suốt và có ánh màu vàng. Triệu viên ngoại có thể nhìn thấy được nội tạng của nó từ bên ngoài. Đây là một con cá chép lớn mà nặng cỡ 5 đến 6 cân. Triệu viên ngoại rất hạnh phúc. Ngay lập tức ông mang con cá chép vàng về nhà.
Ngay khi ông bước vào nhà, ông đã gọi Triệu phu nhân: “Mình ơi, xem tôi mang về cái gì này.” Triệu phu nhân đang may vá khi ông gọi. Khi bà bước ra và trông thấy con cá vàng, mặt bà tái xanh và bà hỏi: “Mình kiếm được con cá chép này ở đâu thế?”
Triệu viên ngoại đáp: “Mới đây mình nói là mình thèm ăn canh cá. Tôi đã đi săn ngày hôm nay nhưng không được gì cả. Đến gần cuối ngày tôi đi câu cá ở trong ao. Khi tôi định đi về thì con cá chép vàng này cắn câu. Đây là một chuyến đi câu cá! Nhanh lên và làm một bát canh. Chắc nó phải bổ dưỡng lắm đây.” Và rồi ông đi vào bếp với con cá chép vàng.
“Khoan đã!” Triệu phu nhân hét lên.
“Chuyện gì vậy mình? Có ai đó làm mình bực bội ngày hôm nay à?” Triệu viên ngoại nói với một nụ cười trên khuôn mặt.
“Mình không nhận thấy đây không phải là một con cá chép bình thường à? Nó là một con cá chép vàng!”
“Thì sao nào?”
Triệu phu nhân đã nhận ra rằng chồng bà không hiểu được sự nghiêm trọng của vấn đề, nên bà bắt đầu kiên nhẫn giải thích cho Triệu viên ngoại: “Nhìn xem. Nó trong suốt và có sắc vàng. Điều đó có nghĩa nó là Ngư vương (Vua cá). Mình có hiểu Ngư vương là gì không?”
Triệu viên ngoại đáp lại bằng một thái độ hoài nghi: “Có Vua và thần dân ở giữa con người với nhau. Hôm nay thì lại là Ngư vương. Thật là mới mẻ!”
Triệu phu nhân tiếp tục giải thích: “Mình đã nghe về Long Vương (Vua rồng), phải không? Mình đã nghe về Hổ vương, phải vậy không? Mình cũng đã nghe về Sư tử vương, phải vậy không?”
Triệu viên ngoại đáp: “Tôi đã từng gặp Sư tử vương. Một lần tôi gặp phải một đám sư tử trong lúc đi săn. Một trong số chúng gầm lên và những con khác nghe lời điều khiển của nó và tiến tới tôi. May mắn thay, tôi đã trèo lên được một cái cây và chuyển từ cây này sang cây khác rồi chuồn đi.”
Triệu phu nhân hỏi: “Cũng như vậy đây phải là một Ngư vương.”
Triệu viên ngoại nói: “Chà…” Và rồi ông nhìn vào con cá chép vàng. Nước mắt đang chảy dài trên mắt nó, và trông như nó đang cầu xin Triệu viên ngoại tha mạng. Triệu viên ngoại mềm lòng và hỏi Triệu phu nhân: “Mình ơi, chúng ta làm sao bây giờ?”
Phu nhân trả lời ngay: “Thả con cá đi. Thả ngay đi. Càng sớm càng tốt.”
Triệu viên ngoại nhìn lên bầu trời đêm và ông đáp lại với một giọng khó diễn tả: “Giờ đang là buổi đêm. Tại sao chúng ta không giữ nó trong nước cho đến ngày mai? Tôi sẽ thả nó về chiếc ao kia vào sáng mai.”
Triệu phu nhân nói: “Nếu vậy, hãy lấy nước cho con cá ngay thôi!” Và rồi bà đi vào phòng trong.
Triệu viên ngoại tìm một chậu nước lớn và ông đổ rất nhiều nước vào chậu. Rồi ông thả con cá vào trong chậu. Ông cũng vơ một nắm cỏ trong sân vườn và đặt nó vào trong chậu. Con cá chép vàng trông thật hạnh phúc. Nó bơi một cách hăng hái ở trong chậu.
Đêm hôm đó, Triệu phu nhân có một giấc mơ, trong đó bà nghe được rằng có ai đó sẽ tới để báo ân lại hành động tốt mà họ đã làm. Sáng hôm sau, họ khám phá ra rằng con cá chép vàng đã biến mất. Họ cảm thấy rất lo lắng. Họ đã tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy con cá ở đâu. Cuối cùng họ đành cầu khấn cho sự an toàn của con cá chép vàng.
Ba tháng sau, Triệu phu nhân thấy mình có mang. Triệu viên ngoại và Triệu phu nhân đều rất đỗi vui mừng. Tất cả hàng xóm và dân làng đều tới thăm hỏi họ sau khi Triệu phu nhân có mang sau bao nhiêu lâu chờ đợi.
Theo như bình thường, một đứa trẻ sẽ ra đời sau 10 tháng mang thai, nhưng đứa trẻ này lại ra đời sau 22 tháng mang thai. Nó có một đôi mắt rất sáng và một gương mặt rất khôi ngô tuấn tú. Nó có một cơ thể mang sắc vàng và trong suốt. Vì vậy, mọi người gọi nó là Trung Ngọc (trong suốt như ngọc). Sinh trưởng trong một gia đình chuyên săn bắn, Trung Ngọc bắt đầu học võ thuật từ khi còn nhỏ. Khi lớn lên, Trung Ngọc học võ dưới sự giám hộ của một thầy giáo dạy võ rất nổi tiếng.
Trung Ngọc cứu Hoàng Đế Càn Long khỏi bị nguy hiểm
Khi Trung Ngọc 16 tuổi, Hoàng Đế Càn Long thường đi tới khu vực sơn trang ở Thừa Đức để săn bắn. Trong một chuyến đi săn, ngựa của Hoàng Đế bị hổ dọa cho sợ nên bắt đầu chạy một cách điên loạn. Con ngựa cuối cùng phi ra ngoài khu sơn trang.
Trung Ngọc trẻ tuổi và bạn của nó đã có một phen đua ngựa đáng nhớ khi con ngựa của Hoàng Đế tới chỗ của nó. Trung Ngọc trẻ tuổi nhanh chóng nắm lấy dây cương của con ngựa và cố gắng ghìm nó lại bằng hêt sức mạnh. Cuối cùng nhờ sức mạnh của Trung Ngọc, con ngựa đã bị giữ lại.
Sau khi bình tĩnh trở lại, Hoàng Đế Càn Long nói: “À! Nhà ngươi đã cứu sống quả nhân. Tại sao nhà ngươi không quỳ xuống và lĩnh thưởng?!”
Đúng lúc đó đoàn tùy tùng của Hoàng Đế cũng vừa đến. Họ nói với Trung Ngọc và bạn của nó rằng: “Tại sao các ngươi không khấu đầu trước Hoàng thượng?!”
Trung Ngọc trẻ tuổi và bạn của nó quỳ xuống rồi nói: “Thảo dân bái kiến Hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế!” Trung Ngọc đã học được câu này từ một người kể chuyện trong làng cho nên nó áp dụng rất thành thạo.
Vị Hoàng Đế nhìn Trung Ngọc và ngay lập tức cảm thấy thích cậu bé. Vị Hoàng Đế nói: “Tên ngươi là gì? Ngươi sẽ theo ta về kinh thành chứ? Ta sẽ để ngươi ở dưới sự giám hộ của những lão sư giỏi nhất. Nhà ngươi nghĩ sao”
“Thảo dân tên là Triệu Trung Ngọc. Thảo dân phải về nhà xin phép phụ mẫu trước khi chấp thuận.”
Tùy tùng của Hoàng Đế nói: “Mau cảm tạ long ân của Hoàng thượng. Lời của Hoàng thượng là thánh chỉ, nhà ngươi tất phải theo. Hơn nữa, từ nay nhà ngươi sẽ được tận hưởng vinh hoa phú quý.”
Trung Ngọc đáp lại: “Lời của Hoàng thượng là thánh chỉ, nhưng thảo dân vẫn phải về nói với phụ mẫu. Đây là một lễ nghi. Bất cứ ai cũng phải theo các lễ nghi.”
Vị Hoàng Đế bật cười và nói: “Thật là một cậu bé kỳ lạ! Nhà ngươi có thể trở về nhà. Sau khi nhà ngươi thương lượng với phụ mẫu xong, hãy trở lại sơn trang này. Ta sẽ đợi nhà ngươi ở đó.” Và rồi vị Hoàng Đế và đoàn tùy tùng trở lại sơn trang.
Thành tựu sự nghiệp tại kinh thành
Triệu Trung Ngọc từ biệt đám bạn rồi trở về nhà. Nó nói với Triệu viên ngoại và Triệu phu nhân về điều vừa xảy ra. Họ khó mà tin vào tai của mình. Họ đã lặp đi lặp lại: “Đây đúng là một đại phúc phận cho gia đình ta! Hài tử, hãy về Kinh thành. Cổ nhân có câu: ‘Hãy học hỏi võ nghệ và rồi sẽ trở thành vương gia.’ Một đấng nam nhi phải thành tựu sự nghiệp, nhưng con phải nhớ lấy điều này: Đừng bao giờ đàn áp bách tính [1], phải lấy thiện đối xử với mọi người và chớ bao giờ trợ Trụ vi ngược [2].” Kể từ đó Triệu Trung Ngọc trở thành thuộc hạ trong triều đình.
Vị Hoàng Đế đã làm trọn lời hứa của mình. Ông đã tìm những lão sư tốt nhất để dạy văn và võ cho Trung Ngọc. Trung Ngọc là một đứa trẻ hết sức thông tuệ và tài năng, nhưng nó không hề yêu thích danh vọng hay tiền tài và vô cùng trầm lặng ít nói. Nó luôn đứng ngoài những mưu đồ chính trị hiểm ác. Khi lên 29 tuổi, Trung Ngọc được bổ nhiệm làm Thống đốc quân tỉnh Cam Túc. Anh đã đạt được rất nhiều chiến công trong việc dàn xếp các vấn đề biên cương và giải quyết xung đột giữa các nhóm sắc tộc. Khi gần 50 tuổi, Trung Ngọc được thăng lên làm Phó thống soái. Trung Ngọc có rất nhiều con và cháu nối dõi.
Khoảng ba năm sau, vợ của Trung Ngọc, người mà thời con gái mang họ Trần, muốn đến thăm bạn ở Y Lê, tỉnh Tân Cương. Trung Ngọc không còn cách nào khác ngoài việc thuận theo ý của phu nhân và tháp tùng phu nhân tới Y Lê. Khi họ sắp tới Y Lê, họ bất ngờ nghe được tin rằng quân đội của Sa Hoàng vừa mới xâm lấn vùng hồ Balkhash. Hoàng Đế đã ra một chiếu thư hỏa tốc yêu cầu Trung Ngọc lãnh đạo 100.000 quân chiến đấu chống lại quân xâm lược ngay lập tức. Trung Ngọc không còn cách nào khác ngoài việc tuân mệnh.
Trận tử chiến với quân đội Sa Hoàng
Trong khi Trung Ngọc dẫn dắt 100.000 quân tới vùng A Lạp Mộc (Almaty), quân đội của Sa Hoàng đã vượt qua biên giới Trung-Nga và xâm lược Trung Quốc. [Chú thích: A Lạp Mộc là vùng mà ngày nay thuộc Kazakhstan, nằm ở phía Đông Nam nước này giáp với biên giới Kyrgyzstan. Được thành lập vào năm 1850 như một pháo đài và địa điểm buôn bán của Nga, thành phố là thủ đô của Kazakhstan từ năm 1929 tới năm 1997, và là trung tâm thương mại và văn hóa của đất nước.]
Phía Nga có hơn 300.000 quân, nhiều gấp ba lần so với số quân của Trung Ngọc. Khi quân đội của Trung Ngọc dựng trại, ông đã họp bàn với các tướng lĩnh để lên kế sách đánh bại quân xâm lược. Một trong số họ đề xuất: “Chúng ta nên cố gắng dụ quan Nga vào sa mạc. Không có nguồn cấp nước, chúng sẽ sợ hãi và đánh lẫn nhau. Khi đó chúng ta có thể thừa thế tấn công và quét sạch quân Nga!” Trung Ngọc đã chấp thuận chiến lược này, và ông đã nghĩ ra một mưu kế để lùa 300.000 quân Nga vào vùng hoang mạc. Và rồi Trung Ngọc đợi cho đến khi quân Nga cạn kiệt nước trước khi ra lệnh tấn công.
Cho tới tận ngày nay, tôi vẫn còn nhớ trận tử chiến đó. Cát vàng bay khắp bầu trời. Trên mặt đất, binh lính hò hét và ngựa hí vang. Tiếng đao kiếm va chạm nhau và tiếng trống vang rền. Những mũi tên bay trong không khí giống như một trận dịch châu chấu. Xác chết nằm ngổn ngang khắp nơi. Máu chảy thành sông. Quân đội của tôi [Trung Ngọc trong kiếp đó] đã tận dụng địa hình và núp sau những đụn cát. Chúng tôi đã quét sạch gần như toàn bộ quân Nga.
Chúng tôi đã chiến đấu từ rạng sáng cho tới tận lúc chạng vạng tối. Mặc dù chúng tôi đã thắng trong trận chiến và đã ngăn chặn được sự xâm lấn của quân Nga, nhưng chúng tôi cũng phải trả một cái giá rất đắt. Chúng tôi lúc ban đầu có 100.000 binh lính, nhưng đến khi kết thúc thì chỉ còn sót lại vài chục người, trong đó có tôi! Các bạn có thể tưởng tượng được mức độ khốc liệt của trận đánh!!! Toàn sa mạc dường như được nhuộm đỏ bởi máu tươi! Nhìn mặt đất phủ đầy máu và xác chết, Trung Ngọc cảm thấy ruột đau như cắt. Ông đã nghĩ về một bài thơ được viết bởi Tào Tùng đời Đường:
Trạch quốc giang sơn nhập chiêm đồ,
Sanh dân hà kế nhạc tiều tô?
Bằng quân mạc thoại phong hầu sự,
Nhất tướng công thành vạn cốt khô!”
Tạm diễn nghĩa:
Vùng giang nam chuyển thành bãi chiến trường,
Dân tình phải đốn củi và cắt cỏ để sinh sống?
Đừng nói đến chuyện phong tước hầu,
Một vị tướng công thành trên hàng vạn bộ xương khô!”
Nước mắt chảy dài trên má của Trung Ngọc.
Sau khi Trung Ngọc trở về triều đình, Hoàng Đế muốn phong tước hầu cho ông, nhưng ông đã kiên quyết chối từ và muốn cáo lão về quê. Ban đầu Hoàng Đế không đồng ý, nhưng sau khi nhận thấy Trung Ngọc vô cùng kiên quyết, ông đành chấp nhận nguyện vọng của Trung Ngọc. Sau đó Trung Ngọc đã đưa gia đình trở lại thôn trang của họ Hạ, và dành nốt phần đời còn lại của ông vui thú điền viên.
Lời kết:
Con người tuy đều có sinh có tử, nhưng phần lịch sử này trong các kiếp luân hồi của tôi vẫn để lại một ấn tượng sâu đậm trong trí óc tôi. Cho tới hôm nay, tôi vẫn phải vượt qua những cảm xúc phức tạp mỗi khi tôi nghĩ về vùng hồ Balkhash, về những trận gió dữ nơi hoang mạc và nghề làm ngọc bích ở Hòa Điền, tỉnh Tân Cương! Là một người tu luyện, sẽ là một chấp trước nếu nghĩ quá nhiều về một điều gì đó. Bằng cách viết về hai kiếp luân hồi của tôi trong đời nhà Thanh, tôi muốn từ bỏ chấp trước vào phần này trong lịch sử [các kiếp luân hồi] của tôi. Tôi cũng muốn nhắc nhở các bạn đồng tu và thế nhân rằng toàn bộ nền văn minh của nhân loại thực ra đã được khai sáng bởi các học viên Pháp Luân Công dưới sự dẫn dắt của Sư Phụ chúng tôi! Hãy trân quý cơ duyên của chúng ta đối với Pháp! Hãy bước đi thật tốt đoạn đường còn lại và đừng uổng phí bao nhiêu kiếp luân hồi của chúng ta trong cõi người!
Chú thích của người dịch:
[1] ‘Bách tính’: Toàn dân trăm họ.
[2] ‘Trợ Trụ vi ngược’: Giúp vua Trụ [nhà Thương] làm điều bạo ngược.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/9/7/33769.html
http://www.pureinsight.org/node/3373
Câu chuyện có thật về luân hồi: Kiếp sống hiện tại của tôi
Tác giả: Tiểu Liên
2006_10_17_LHJS_cover_s.jpg
[Chanhkien.org]
Lời mở đầu: Hôm nay, tôi sẽ nói về tình huống hiện tại của một số người mà tôi đã đề cập tới trong các bài viết trước, từ đó độc giả sẽ không nói rằng các bài viết của tôi là “chuyện thần thoại”. Tôi cũng muốn nhân cơ hội này để tổng kết lại những gì đã xảy ra với tôi sau thời trị vì của Hoàng đế Càn Long triều nhà Thanh.
Không lâu sau năm 1840, tôi là một viên thống đốc quản lý lính gác khu Vườn Viên Minh tại Bắc Kinh, một khu vườn Hoàng gia lộng lẫy được biết đến như là “khu vườn của những khu vườn.” Vào thời điểm đó, Trung Quốc đang bị đe dọa bởi nhiều cường quốc phương Tây, và người ngoại quốc đã làm rất nhiều điều xấu tại Trung Quốc, và điều tồi tệ nhất là họ đã cướp bóc và đốt phá Vườn Viên Minh. Khi tôi nghĩ lại về ngọn lửa rực sáng bao trùm khu vườn đẹp đẽ này, trái tim tôi lại cảm thấy buồn bã và đau đớn sâu sắc. Tôi đã gia nhập quân chiến đấu bảo vệ Trung Quốc nhằm chống lại sự xâm lược của các thế lực ngoại bang, và đã hy sinh vì đất nước. Trong kiếp sống tiếp theo, tôi tham gia vào Cách mạng Tân Hợi dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn để lật đổ nhà Thanh và thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc. Tôi đã bị bắn chết trong khi hỗn chiến với quân phiệt. Trong kiếp sống kế tiếp, tôi tham gia cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động và trở thành một thành viên trong lực lượng du kích. Tôi trở thành tiểu đội trưởng của một đội du kích và tham gia cuộc chiến tranh du kích tại Trung Quốc đại lục. Tôi đã bị thất vọng bởi chính sách của ĐCSTQ khi chỉ tấn công vào Quốc Dân Đảng và hòa hoãn với quân xâm lược Nhật Bản. Một lần, chúng tôi đối mặt với một băng lính Nhật. Tôi đã chống lại mệnh lệnh của chỉ huy và bắn vào quân Nhật. Sau đó, tôi đã bị xử tử bởi ĐCSTQ. Nó diễn ra vào mùa hè năm 1944. Trước khi chết, tôi đã phát nguyện không bao giờ tiếp tục tham gia cái gọi là “cách mạng” của Đảng Cộng sản nữa. Những người trong Đảng thực sự khiếp sợ. Họ chỉ muốn trở thành kẻ thống trị Trung Quốc cho dù dân tộc Trung Hoa đang có nguy cơ bị quân xâm lược Nhật Bản chiếm đóng. Cho nên tôi đã ở tại một tầng trời nhất định trong Tam Giới trong khoảng vài chục năm. Sau đó, vì đại vũ đài lịch sử đã bắt đầu mở màn, tôi lại chuyển sinh xuống cõi người vào cuối những năm 1970 và được sinh ra tại nơi đại vũ đài đó diễn ra – Trung Quốc.
Trong kiếp sống hiện tại, tôi được sinh ra vào một đêm đông khoảng cuối những năm 1970. Mùa đông năm đó thật rét mướt. Tôi là một đứa trẻ khá mập và nặng 4,25 kg. Để đảm bảo an toàn cho sự sinh nở, mẹ tôi đã phải mổ tử cung. (Mẹ tôi nguyên gốc là dân thành thị, nhưng bị mắc bệnh bại liệt từ khi còn nhỏ và còn bị bệnh viêm gan. Ngoài ra, trong những năm 1960, cư dân thành thị không có đủ lương thực để ăn. Do đó bà đã di cư về vùng nông thôn. Qua sự giới thiệu của một người quen, bà đã cưới một người đàn ông nghèo khổ và bần cùng nhất trong thôn. Những năm sau này, bà kể với tôi rằng bà muốn lấy một người như vậy để bà không bị đối xử tệ bạc. Trên thực tế, mặc dù cha tôi không bao giờ đánh mẹ tôi trong suốt những năm đó, ông khá bảo thủ và có thể làm mẹ tôi tức giận. Tất nhiên, tất cả những điều này xảy ra trước khi tôi trở thành một học viên [Pháp Luân Đại Pháp]). Tôi lớn lên trong một gia đình nghèo khổ. Điều may mắn là mẹ tôi là người có học thức (bà đã tốt nghiệp trung học) và thường dạy tôi đạo lý làm người. Khi còn nhỏ, tôi thường nhìn thấy ánh sáng màu đỏ trước mắt tôi, ngay cả ban đêm khi không có ánh sáng từ bên ngoài. Ngoài ra, khi tâm trí tôi tĩnh lặng, tôi có thể trông thấy nhiều vật thể nhỏ hình tròn xoay chuyển liên tục trong không khí.
Vào lúc đó, gia đình tôi có rất ít đất đai. Một phần đất của gia đình tôi nằm trước nhà người chồng của dì tôi. Ông ấy là Bí thư chi bộ Đảng trong thôn của chúng tôi. Ông ấy là người rất xấu. Ông ấy chính là người đã từng chiếm đoạt ngai vàng của tôi và cướp vị hôn thê của tôi trong một tiền kiếp (Xem: Câu chuyện có thật về luân hồi: Số phận của một hoàng tử Minoan ). Vì gia đình tôi rất nghèo khó, là một người bà con, lẽ ra ông ấy nên giúp đỡ chúng tôi. Nhưng không những không giúp đỡ chúng tôi, ông ấy còn làm mọi điều để đẩy gia đình chúng tôi tới cảnh bần cùng hơn. Lý do bên ngoài cho hành vi xấu của ông là mẹ tôi khá đẹp khi bà còn trẻ và ông ấy từng muốn chiếm đoạt bà. Nhưng bà đã không đồng ý. Ông ấy đã hận mẹ tôi và làm mọi điều để gây khó dễ cho gia đình tôi.
Sau này, mẹ tôi bắt đầu trồng rau trong mảnh đất của chúng tôi và bán chúng. Dần dần, gia đình tôi dễ sống hơn. Mỗi năm, bà ngoại tôi và họ ngoại tôi đều tới giúp đỡ chúng tôi reo hạt vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu. Tôi luôn luôn là một học sinh xuất sắc, và tôi đặc biệt giỏi môn địa lý và hóa học. Gia đình tôi chuyển ra thành phố vào cuối năm 1993. Vào năm 1996, tôi đã là một học sinh trung học. Một ngày nọ, tôi tới một công viên địa phương một cách tình cờ và bắt gặp Đại Pháp ở đó. Sau khi đắc Pháp, trong một lần khi nửa tỉnh nửa mơ, tôi thấy một nữ thần rất cao lớn, vĩ đại và uy nghiêm không sao sánh được. Trong mắt tôi, bà cao như một tòa nhà chọc trời. Vị nữ thần nói với tôi rằng: “Con phải theo Sư Phụ của con và tu luyện cho tốt. Con phải không được bỏ lỡ cơ hội này.” Đó là cách mà tôi đã bắt đầu con đường tu luyện.
Khi mới đắc Pháp, tôi cảm thấy rất phấn khích. Thêm vào đó, tôi còn xuất một số công năng. Tôi tùy tiện nói ra điều đó với thầy giáo và các bạn cùng lớp. Kết quả là, tôi thường bị lở miệng. Những người bạn cùng lớp thường vây quanh và công kích tôi. Họ không thể nào hiểu được tôi. Nhưng tất cả bạn cùng lớp và thầy giáo tôi đều nghĩ rằng tôi là một người nhân nghĩa và tốt bụng. Trước khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu tại Trung Quốc đại lục, địa điểm tập công mà tôi tham gia có khoảng 100 học viên. Mẹ của tôi cũng đã đắc Pháp vào cuối năm 1996. Khi mà chúng tôi tự mình tu luyện, sau khi chứng kiến sự biến hóa trên cơ thể chúng tôi, nhiều họ hàng của chúng tôi cũng đã lần lượt nhập Đạo và đắc Pháp.
Ngoài ra, trong kiếp này, gia đình tôi luôn luôn khá nghèo. Tôi không nghĩ đó là bởi vì tôi thiếu đức. Tôi nghĩ rằng đây là một khảo nghiệm để xem tôi đặt điều gì lên trên trong hoàn cảnh ấy, và liệu tôi có thể dụng tâm chứng thực Pháp hay không. Tôi tin rằng đó là để lưu cấp một trong nhiều bài học cho con người tương lai.
Sau khi cuộc bức hại tàn bạo đối với Đại Pháp bắt đầu vào năm 1999 và tiếp diễn cho đến tận ngày nay, chúng tôi đã tiến nhập vào giai đoạn tu luyện Chính Pháp. Tôi cùng các học viên khác đã lên chính quyền cấp tỉnh và sau đó là Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cũng như tất cả học viên khác tại Đại Lục, chúng tôi đã bị bắt giữ, sách nhiễu, phạt tiền và phải chịu đựng rất nhiều khổ nạn. Tôi không muốn nói chi tiết về chúng tại đây. Nhưng vì chúng tôi đã học Pháp khá vững chắc và cũng do chúng tôi đã tu luyện nhiều lần trong lịch sử [các kiếp trước], dần dần chúng tôi minh bạch rằng chúng tôi nên lãnh sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp. Do đó, cùng với các học viên khác, tôi đã bắt đầu hướng đến thế nhân mà giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Tôi luôn lưu giữ một cuốn nhật ký ghi lại những gì tôi suy nghĩ trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi đọc các bài viết trên Minh Huệ Net và được truyền cảm hứng từ đó, tôi đã quyết định viết ra những bài chia sẻ của riêng mình và nhờ các học viên khác đăng Minh Huệ. Đó là cách mà tôi đã gặp cô ấy (người là cô gái trong “Câu chuyện có thật về luân hồi: Thông linh bảo ngọc ” và là tiểu muội người ẩn sĩ trong “Câu chuyện có thật về luân hồi: Cao sơn lưu thủy”) và anh ấy (người ẩn sĩ). Ba chúng tôi đã làm việc cùng nhau trong hơn một năm để chứng thực Pháp. Sau này, “tiểu muội” đã tìm được một công việc ở thành phố, và chúng tôi phải xa nhau. Hai đồng tu này đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Họ đã cho tôi sự động viên và ủng hộ khi tôi viết các bài chia sẻ của mình. Tới tận hôm nay, “tiểu muội” vẫn thường khích lệ và trợ giúp tôi.
Sau này, khi tôi đã trở nên ngày càng thành thục trong tu luyện, các đồng tu đã yêu cầu tôi tham gia nhiều dự án Đại Pháp. Nhiều học viên cũng thích tới thăm tôi nếu họ có vấn đề cần giải quyết. Vì quan hệ nhân duyên giữa chúng tôi, tôi đã gặp được nhiều bạn đồng tu. Mùa hè này, một học viên đang trên đường đến thăm chồng cô, người bị giam giữ phi pháp trong một nhà tù gần đó vì tập Pháp Luân Công. Các học viên khác đã giới thiệu cô ấy với tôi, và cô ấy đã qua đêm ở nhà của tôi. Ngay lần đầu gặp cô, tôi đã cảm thấy rất gần gũi. Đêm hôm đó, tôi đã có một giấc mơ dài. Sau này, tôi đã viết bài chia sẻ đầu tiên trong chuỗi bài của tôi “Câu chuyện có thật về luân hồi: Thông linh bảo ngọc ” dựa trên giấc mơ này. Khi tầng thứ của tôi tiếp tục nâng cao, tâm trí tôi đã trở nên rộng hơn và rộng hơn nữa. Tôi đã nhận ra từng chút, từng chút một những chấp trước trong kiếp sống hiện tại đến từ đâu và lý do đằng sau mọi điều xảy đến với tôi. Tôi đã viết ra những câu chuyện ấy, với hy vọng khuyến khích các bạn đồng tu viết ra câu chuyện của riêng họ.
Tà ác vẫn chưa bị hủy diệt hoàn toàn. Câu trả lời cho những ẩn đố trong đại vũ đài lịch sử này vẫn chưa được hé lộ hoàn toàn. Còn thật nhiều chúng sinh vẫn đang đợi chúng ta đến cứu họ. Do vậy chúng ta vẫn cần tinh tấn hơn nữa. Khi tôi được truyền cảm hứng và khích lệ từ những bài viết của các bạn đồng tu trên các website Đại Pháp, tôi sẽ viết thêm nhiều bài viết tốt hơn nữa để chia sẻ với mọi người. Đồng thời, tôi cũng mong nhận được sự phê bình và chỉnh lý từ các bạn đồng tu.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/11/11/34545.html
http://www.pureinsight.org/node/3559