Sunday, April 1, 2012

Tổ chức khủng bố “Việt Tân” và âm mưu gây rối tại Hà Nội
Tháng Chín 11, 2011 @ 1:56 chiều In Chính trị,Home Slide | No Comments
(Petrotimes) - Từ trước tới nay, ai cũng biết tổ chức phản động lưu vong Việt Tân đang cư ngụ tại Mỹ là một tổ chức khủng bố. Nhưng không chỉ có thế,  lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt, các thế lực chống đối Việt Nam mà chủ yếu là Việt Tân đang kêu gọi, kích động, hướng lái một bộ phận quần chúng biểu tình, tuần hành, nhằm gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô.
Bề dày tội ác
“Việt Tân” là sản phẩm khủng bố, hay cũng chính là “con đẻ” của cái gọi là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” do tên Hoàng Cơ Minh, nguyên chuẩn tướng, phó đô đốc quân đội chế độ Sài Gòn cũ, trước 30/4/1975, nặn ra ở vùng rừng núi hẻo lánh U Đon, Thái Lan, vào ngày 30/4/1980, nhằm làm bàn đạp, từ đó, đưa các nhóm vũ trang, khủng bố xâm nhập về Việt Nam hoạt động phá rối an ninh, khủng bố, bạo loạn lật đổ chính quyền cách mạng. “Bản doanh” của tổ chức khủng bố “Việt Tân” hiện nay, đặt tại nước Mỹ.
Xuyên suốt bề dày hoạt động của “Việt Tân” từ khi Hoàng Cơ Minh nặn ra đến nay, đều là những chiến tích khủng bố, bạo loạn chống phá quê hương, đất nước là không thay đổi, cho dù những kẻ cầm đầu, từ Hoàng Cơ Minh (1980-1987) đến Nguyễn Kim (2001-2006), rồi đến Đỗ Hoàng Điềm, gọi Hoàng Cơ Minh là cậu ruột (2006 – nay) thay nhau làm “đảng trưởng” chỉ huy. Hoạt động của “Việt Tân” có sự giúp sức, chi phối, tài trợ bởi các phần tử phản động quốc tế, một số dân biểu, nghị sĩ Mỹ bênh vực.
Về thực chất, “Việt Tân” hoạt động theo phương thức khủng bố, bạo loạn, lật đổ, thể hiện rõ nhất là từ khi thành lập đến năm 2001. Nhưng từ sau sự kiện khủng bố của Al-Qaeda nhằm vào nước Mỹ, ngày 11/9/2001, những kẻ cầm đầu “Việt Tân” nhận thấy phương thức vũ trang, khủng bố, bạo loạn đã bị khai tử, lỗi thời, dễ dẫn đến thất bại, do chính sách chống khủng bố toàn cầu của Mỹ tác động. Chúng đã vội vã điều chỉnh phương thức sang sử dụng chiêu bài “đấu tranh bất bạo động” để nuôi dưỡng ý đồ chống phá quê hương.
Hoàng Cơ Minh (thứ 2 từ phải sang)
Nhìn lại một thời khủng bố, hẳn còn chưa xa của bọn “Việt tân” gây ra, để thấy rõ hơn điều này. Từ năm 1982 đến 1989, “Việt Tân” đưa 31 tên trong lực lượng “kháng phản” xâm nhập về các tỉnh phía Nam để xây dựng cơ sở trong nước. Tiếp đó, chúng mở các cuộc chiến “Đông tiến 1”, “Đông tiến 2”, “Đông tiến 3” xâm nhập qua đường Lào, Campuchia về Việt Nam để lập “mật cứ”, tiến hành các hoạt động bạo loạn, khủng bố, lật đổ, âm mưu cướp chính quyền.
Kế hoạch “Đông tiến 1” gồm 51 tên do Dương Văn Tư cầm đầu, xâm nhập biên giới Campuchia vào Việt Nam, ngày 15/5/1986, bị bộ đội biên phòng Việt Nam phối hợp với bộ đội Lào, Campuchia tiêu diệt, chặn đứng. “Đông tiến 2”, do đích thân tên Hoàng Cơ Minh trực tiếp chỉ huy, xâm nhập vào vùng Tây Nguyên, ngày 7/7/1987, để xây dựng “mật cứ”. Nhưng khi mới thò chân vào đất Lào, chúng đã bị lực lượng vũ trang Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam chặn đánh 15 trận từ ngày 15/7 đến 28/8. Trận cuối cùng ngày 28/8, Hoàng Cơ Minh bị tiêu diệt.
Kết thúc cuộc truy quét, các lực lượng chức năng bảo vệ pháp luật của Việt Nam và an ninh Lào đã bắt 67 tên, tiêu diệt 60 tên, xóa sổ cuộc hành quân “Đông tiến 2”. “Đông tiến 3”, xâm nhập ngày 22/8/1989, do tên Trần Quang Đô chỉ huy, lực lượng, gồm 2 “quyết đoàn” với 68 tên.Ý đồ của chúng là xâm nhập vào Quảng Trị, Quảng Nam – Đà Nẵng, Gia Lai – Kon Tum để xây dựng “mật cứ”, sau đó phát triển lực lượng xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng bọn chúng đã bị quân và dân Lào truy quét, tiêu diệt 30 tên, bắt sống 38 tên.
Tháng 12/1987, Toàn án Nhân dân Tối cao tại TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử và tuyên án phạt 1 án tù chung thân, 15 án tù từ 3 đến 19 năm, 1 án tù treo. Đến năm 1986, “chiến dịch Đông tiến 1, “Đông tiến 2”, “Đông tiến 3” của “Việt Tân” thất bại hoàn toàn. Trong khi Hoàng Cơ Minh chết, hơn 100 “kháng chiến quân” kẻ bỏ xác trên đất Lào, kẻ vào tù, thì ở Mỹ, đám chóp bu còn lại xâu xé chia nhau số tiền gần 10 triệu USD (là tiền bọn chúng ép buộc cộng đồng người Việt hải ngoại đóng góp dưới chiêu bài “ủng hộ kháng chiến” và tiền bán phở trong chuỗi các tiệm “Phở Hòa”) hoặc bằng cách mua các đội tàu đánh cá, mua cổ phiếu của một số công ty.
Sau khi 3 kế hoạch “Đông tiến” bị thất bại và sau sự kiện 11/9/2001, nhằm vào nước Mỹ, với chính sách chống khủng bố ra toàn cầu của nước này, đã bóp chết các tổ chức, nhóm phản động người Việt hoạt động theo phương thức khủng bố, bạo loạn trên đất Mỹ, như: “Đảng dân tộc” của Nguyễn Hữu Chánh hoặc nhóm Vàng Pao… nên “Việt Tân” đã tìm cách lột xác, rũ bỏ lớp áo tội ác khủng bố, trong quá khứ để tiếp tục chống Việt Nam dưới vỏ bọc phương thức mới là chiêu thức “đấu tranh bất bạo động”.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là cách gọi của chúng, còn về bản chất “Việt Tân” vẫn là một tổ chức khủng bố. Cái mỹ từ chúng đặt ra cho mục tiêu chống phá “bất bạo động” chỉ là để che đậy cho bản chất khủng bố mà thôi. Thật vậy, từ 1990 – 2004, “Việt Tân” tiếp tục thành lập các tổ chức ngoại vi, như: “Liên minh Việt Nam tự do”, “Hội chuyên gia Việt Nam hải ngoại”, “Ủy ban vận động chính trị người Mỹ gốc Việt” (VPAC), “Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường”… phát triển lực lượng vào số học sinh, lao động Việt Nam ở các nước Đông Âu, lập ra “Ủy ban tự do vùng Trung Tiệp và Đông Tiệp”…
Thông qua các tổ chức, nhóm khủng bố này “Việt Tân” thực hiện “Kế hoạch Nancy” móc nối với số phần tử chống đối trong nước với ý đồ dựng lên tổ chức chống chính quyền ở trong nước, mang tên “Liên minh các lực lượng dân tộc đổi mới”. Cuối năm 2002, số cầm đầu nhóm khủng bố” Việt Tân” ở Mỹ đã chỉ đạo, tài trợ 50.000USD cho số đối tượng “Việt Tân” tham gia các chiến dịch “Đông tiến” đã bị xử tù thành lập các “đội cảm tử” để ám sát cán bộ, nhất là công an.
Từ năm 2004 đến nay, “Việt Tân” tung ra các chiêu thức kế hoạch “Đông tiến 7”, “Đông tiến 8” hay còn gọi là kế hoạch “Sang sông”, gia tăng các hoạt động móc nối, đưa người ở trong nội địa ra nước ngoài huấn luyện, rồi tung về đứng chân, tạo dựng mạng lưới khủng bố trong nước, hoạt động lâu dài. Cùng với hoạt động này, chúng thường xuyên tung các toán lẻ thành viên ở nước ngoài, bí mật xâm nhập về nước hoạt động “dựng cờ”.
Điển hình như vụ: Phạm Minh Hoàng được “Việt Tân” đạo diễn vai hợp pháp, núp bóng giảng viên đại học thực hiện ý đồ phát triển lực lượng cho tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, vụ Trần Thị Thúy ở Bến Tre, được “Việt Tân” giao nhiệm vụ phát triển lực lượng trong người khiếu kiện ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hay vụ Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Quốc Quân, Somsak Khunmi bí mật xâm nhập vào Việt Nam phát tán tài liệu, truyền đơn phản động và đồng thời có những hành động nhằm mục đích bạo loạn, lật đổ chống phá Nhà nước Việt Nam, vào năm 2007.
Ở thời kỳ này, tất thảy mọi hoạt động của “Việt Tân” cốt là nhằm mục tiêu cơ bản công khai hóa bằng được tổ chức, mạng lưới khủng bố của chúng hiện hữu ở trong nước (trong nội địa Việt Nam) để tiến tới hình thành tổ chức đối lập, lật đổ ở Việt Nam. Tuy nhiên, mọi hoạt động của “Việt Tân” đều bị cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam phát hiện đấu tranh, vô hiệu hóa. Mọi hành vi khủng bố, lật đổ của “Việt Tân” đều được phơi bày trước công luận, đến mọi người dân Việt đều thấy rõ được bản chất khủng bố, phản động của chúng.
Cùng với chính sách chống khủng bố của Mỹ ra toàn cầu, Việt Nam tích cực hưởng ứng tham gia, trong đó có chủ trương, biện pháp trao đổi, phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật nước Mỹ đấu tranh với tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Ngày 4/4/2007, cơ quan chống khủng bố của Việt Nam đã gửi công hàm thông báo với phía Mỹ về tổ chức “Việt Tân” là tổ chức khủng bố, đề nghị Mỹ phối hợp điều tra, ngăn chặn. Song thật đáng buồn và rất thất vọng, phía Mỹ  phớt lờ mầm mống khủng bố “Việt Tân” ở ngay trong lòng nước Mỹ. Bởi có sự trái khoáy, chéo ngoe đó, là do vẫn tồn tại thiểu số quan điểm bất đồng khi phía Mỹ đánh giá không đúng, khi cho rằng “Việt Tân” không phải là khủng bố (mặc dù trên thực tế đã nói, các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam đã trao đổi, cung cấp cho họ đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh “Việt Tân” là tổ chức khủng bố).
Không những thế, một số dân biểu Mỹ, như cá biệt nghị sĩ L.Sanchez và một số thành viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ còn dung túng, bao che “Việt Tân”. Luận điểm của họ cho rằng: “Việt Tân không bị xếp vào danh sách khủng bố của Liên Hiệp Quốc” hoặc “Việt Tân là tổ chức đấu tranh ôn hòa bất bạo động”(?) Thật trớ trêu, chính sách chống khủng bố của Mỹ loang ra, chi phối toàn cầu, vậy mà trong lòng nước Mỹ vẫn tồn tại một tổ chức mang mầm mống khủng bố, như “Việt Tân” thì đây quả là một điều nghịch lý.
Âm mưu kích động, gây rối tại Hà Nội, tháng 6/2011
Trở lại với các cuộc tuần hành, biểu tình phản đối hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Từ đầu tháng 6/2011 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội liên tiếp diễn ra các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát, phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, biển đảo của Việt Nam. Những ngày đầu, các cuộc biểu tình, tuần hành tự phát ấy xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của một bộ phận quần chúng nhân dân.
Không phủ nhận rằng, trong số những người tham gia tuần hành, biểu tình có những người thật sự nghĩ rằng đây là điều cần thiết, là thể hiện lòng yêu nước của người dân Việt, trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng rất tiếc, trong số những cuộc tuần hành, biểu tình ấy, đã thấy thấp thoáng “Việt Tân” xuất hiện lợi dụng lòng yêu nước của một bộ phận  người dân Việt, hòng “đục nước béo cò” biến biểu tình, tuần hành như một phương thức để thực hiện âm mưu, ý đồ lợi dụng nhằm kích động cho một kịch bản khác.
Cha đẻ Việt Tân, tên khủng bố Hoàng Cơ Minh bị tiêu diệt
Để thực hiện “kịch bản” ấy, “Việt Tân” đã đưa một số thành viên về nước, câu kết với một số phần tử cực đoan  trong nước để nắm, chỉ đạo việc lợi dụng các cuộc biểu tình để kích động nhằm hướng dẫn lái quay sang chống phá Nhà nước Việt Nam. Thật vậy, ở bên ngoài, ngày 8/7/2011, tên Hoàng Tứ Duy, thành viên cốt cán “Việt tân” lên đài VOA tiếng Việt ngữ kích động: “Tất cả người Việt Nam, tất cả các tổ chức người Việt có trách nhiệm và cũng có quyền lên tiếng tuần hành, biểu tình…”.
Cùng với hô hào, đã thấy bọn “Việt Tân” rỉ tai hỗ trợ với đồng bọn ở bên trong nội địa, rằng chúng sẽ cho tiền tài trợ. Theo “kịch bản” lợi dụng tuần hành, biểu tình của bọn “Việt Tân”, chúng đã hướng dẫn cách thức tham gia biểu tình, quay phim, chụp ảnh, hô khẩu hiệu, giở trò phỏng vấn… rồi tung lên mạng để khuếch trương, kích động, gây tiếng vang. Đồng thời, chúng còn hướng dẫn cách đối phó khi bị các lực lượng bảo vệ pháp luật vận động, thuyết phục giải tán đám đông tuần hành, biểu tình bất hợp pháp… Vì vậy, chẳng lạ là, bắt đầu từ giữa tháng 6/2011, các cuộc tuần hành, biểu tình phản đối hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đã bị lợi dụng, hướng lái sang chống đối Nhà nước.
Song cùng với các hoạt động kích động, trên các phương tiện tâm lý chiến của “Việt Tân”, như: trang web, đài, và các tổ chức ngoại vi của chúng đã mở hết tần suất tung tin, phát tán hình ảnh về các cuộc tuần hành, biểu tình do bọn ở trong nước gửi ra. Ở một số nước, “Việt Tân” cũng nhúng tay, kích động mở các cuộc biểu tình lẻ tẻ để hưởng ứng. Và khi lực lượng chức năng bảo vệ pháp luật ở trong nước vận động giải tán đám đông biểu tình bất hợp pháp, tạm giữ một số phần tử quá khích, có hành vi vi phạm pháp luật, thì y như rằng bọn “Việt Tân” lại lu loa “Việt Nam đàn áp biểu tình”, bắt giữ người…! Khi bộ mặt thật của kẻ  đạo diễn bị lật tẩy, bọn “Việt Tân” lại vội vàng chối bay, chối biến, và Hoàng Tứ Duy kia vội lấp liếm rũ tội.
Nguy hại là, một khi có bàn tay khủng bố “Việt Tân” thò vào những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành trái pháp luật thì hậu quả sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh Thủ đô Hà Nội – Thành phố vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực đến việc thực hiện đường lối, quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Một bộ phận quần chúng do thiếu thông tin, đã ngộ nhận tham gia biểu tình để thể hiện lòng yêu nước, nhưng họ phải thấy rằng, chính mình đang bị lợi dụng, giật dây. Một số kẻ cực đoan  khác luôn vỗ ngực, khoác lác, tâng bốc nhằm đánh bóng tên tuổi, khi đã ăn phải bả của “Việt Tân”. Việc có những kẻ đã nhận tiền của “Việt Tân” để đi thuê mướn, kích động người khác tham gia biểu tình gây rối sẽ được cơ quan an ninh đưa ra trong thời gian sắp tới.
Thi Nga

Đường dẫn bài viết: : http://www.petrotimes.vn/chinh-tri/2011/09/to-chuc-khung-bo-viet-tan-va-am-muu-gay-roi-tai-ha-noi

Sông Tranh 2: Thảm họa vỡ đập không quá xa vời

clip_image001
 
GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam.
 
"Tôi không hiểu sao nhà thầu lại phát ngôn rằng chuyện nứt đập là chuyện bình thường. Dù gì, nguy cơ vỡ đập là có. Rõ ràng chính các kỹ sư thi công cũng chưa hiểu hết về kỹ thuật nên mới có một vài tuyên bố như vậy". Đó là chia sẻ của GS.TSKH Phạm Hồng Giang về sự cố nứt Đập Thủy điện Sông Tranh 2.
Lỗi không ở công nghệ
Theo đánh giá của ông, sự cố nứt đập của thủy điện Sông Tranh 2 đang ở mức độ nào?
Theo như kinh nghiệm trong ngành thì đó là việc nghiêm trọng. Không thể nói nó là bình thường. Trong kỹ thuật xây dựng đập, việc để nước từ thượng lưu chảy xuyên qua đập, tràn qua mặt đập, mái đập là không được phép.
Chiều 21/3, nhà thầu đã nhận lỗi kỹ thuật. Nhưng có người lại đặt dấu hỏi về công nghệ được lựa chọn?
Không. Đập bê tông đầm lăn là công nghệ của Nhật Bản, được sử dụng vào khoảng hơn 30 năm trở lại đây. Đập đầm lăn có nhiều ưu điểm, sử dụng ít xi măng, tiết kiệm, việc tỏa nhiệt ít hơn nên nó cho phép đổ những khối bê tông rất lớn, tiến độ thi công rất nhanh. Vì sử dụng ít xi măng nên khả năng chống thấm của nó kém hơn. Bởi thế việc chống thấm cho bê tông đầm lăn phải làm rất cẩn thận. Đối với thiết kế đập, người ta phải làm những đường hành lang bên trong đập để gom những phần thấm không chặn hết ở thượng lưu chứ không bao giờ được phép để tràn ra mái hạ lưu.
Lúc mới xảy ra sự cố, nhà thầu khẳng định đó là hiện tượng bình thường. Chắc hẳn vì cho rằng đã là đập bê tông đầm lăn thì phải chấp nhận nước thấm qua?
Tôi thấy rất buồn cười khi họ phát ngôn như thế. Chúng ta đã làm những đập đầm lăn lớn như đập Sơn La, Bản Vẽ... Không phải cứ đập đầm lăn thì đương nhiên nó phải thấm. Nếu làm chống thấm tốt thì nó sẽ không như thế. Có rất nhiều cách để giải quyết chống thấm. Vì thế hoàn toàn không phải do công nghệ.
Nguyên nhân thì đã rõ, liệu có xử lý được không thưa ông?
Tôi khẳng định lại, việc để nước chảy tràn ra ở mái hạ lưu là không được phép. Giọt thấm sinh ra do độ chênh lệch mực nước ở thượng lưu và hạ lưu. Đập cao hàng trăm mét như thế thì thế năng dòng nước ở thượng lưu là rất lớn. Khi chảy trong đập thì nó có thể cuốn theo làm phá hủy các loại vật liệu dọc đường thấm. Khi nó thấm như thế, tràn qua mái đập, thì chỗ mái đập hạ lưu là chỗ dễ bị phá hủy nhất. Nếu là đập đất thì khả năng vỡ đập đã thấy rõ. Nhưng đây là đập bê tông đầm lăn nên nó chưa thể vỡ ngay được. Vì thế phải xử lý bằng được.
Tôi không hiểu sao họ lại mắc lỗi như thế!
Nguyên nhân đã được xác định rõ là do lỗi quên khâu thiết kế đường ống hút nước trong thân đập, ông có bình luận gì về nguyên nhân này?
Khi sự cố vừa xảy ra, một vài kỹ sư của nhà thầu có nói rằng nguyên nhân là do nước từ các khe tỏa nhiệt của khối bê tông thấm xuống hạ du. Tôi tự hỏi không thể hiểu vì sao mà họ lại mắc lỗi như vậy được. Vì rõ ràng về nguyên tắc căn bản thiết kế xây dựng đập, không thể làm tắc trách như vậy được.
Nghĩa là người ta đã "quên" khâu xử lý khe?
Đúng vậy. Khi đổ các khối, các khe giữa các khối là phải xử lý, người ta có thể có nhiều cách. Có thể làm các khớp giữa các khối để ngăn không cho nước vào trong khe. Các khe đó có thể làm bằng cao su, nhựa nhưng tốt nhất là làm bằng đồng. Nếu không thì chụp, phun chất chống thấm vào đó khi thi công như đổ nhựa đường, vữa chống thấm. Phải làm như thế, chứ không thể để các khe toang hoác như thế, dòng thấm nó đi qua là đương nhiên. Nhưng tôi không thể lý giải vì sao người ta lại có thể "quên" khâu này.
Trước khi nguyên nhân được công bố, ông có nghĩ đến giả thiết này?
Khi họ nói rằng có nước thấm qua khe nhiệt, tôi đã có thể khẳng định các khe chưa được xử lý đúng kỹ thuật. Tại sao họ làm như thế thì tôi cũng chịu. Không biết là do thiết kế đã có phương án kỹ thuật xử lý đầy đủ nhưng thi công không làm theo, hay thiết kế không chú ý đến chỗ đó, người ta cũng không làm... thì mình không khẳng định được.
Vậy khi họ nói đó là sự cố "bình thường", ông nghĩ gì?
Những người am hiểu thì không ai phát biểu như thế. Bảo là bình thường là không được. Chỉ khi anh thi công không đúng kỹ thuật thì nó mới xảy ra sự cố như vậy.
Xử lý phức tạp, tốn tiền
Trên thế giới đã bao giờ xảy ra sự cố tương tự chưa thưa ông?
Cũng có. Ở Hy Lạp năm 2002 cũng có hiện tượng rò rỉ đập giống như ở Sông Tranh 2. Người ta phải khắc phục bằng giải pháp chống thấm ở thượng lưu. Các đập đất bị vỡ nhiều, chứ đập bê tông đầm lăn thì chưa.
Cách xử lý có phức tạp không?
Hoàn toàn có thể xử lý được, không phức tạp. Việc trám xi măng vào chỗ rò rỉ chảy nước chỉ là biện pháp rất tạm thời thôi. Về lâu dài nó sẽ không thể duy trì sự an toàn của đập.
Vậy thì phải làm sao thưa ông?
Phải chống thấm từ phía thượng lưu. Với một khối lượng nước lớn như vậy ở hồ chứa thì người ta có 2 cách là làm khô hoặc làm ướt. Làm khô là sẽ phải hạ thấp mức nước hồ chứa xuống cho khô mặt đập, tìm xem chỗ nào thấm. Sau đó dán một lớp màng chống thấm vào đó hoặc là sơn phủ bề mặt bằng một loại sơn đặc biệt. Cũng có thể là khoan và phụt vật liệu chống thấm vào các khe, ngăn được dòng thấm từ thượng lưu. Cách làm ướt là có thể cử thợ lặn xuống nước dán lớp màng chống thấm vào khe nứt. Nhưng trước tiên là phải xác định được nó rò rỉ ở chỗ nào. Ở Hy Lạp, người ta cũng xử lý dán trong nước sau khi xác định được vùng thấm.
Chi phí sửa chữa có nhiều không thưa ông?
Cụ thể thì tôi không có số liệu chi tiết nhưng theo tôi biết là rất đắt. Nhưng để đảm bảo an toàn cho đập thì đắt đến mấy cũng phải làm.
Có thể cả một huyện sẽ bị xóa sổ
Sau khi xử lý như vậy thì độ an toàn của đập sẽ thế nào thưa ông?
Sau khi xử lý thì sẽ không có vấn đề gì hết. Nhiều người lo ngại nó mất an toàn, nhưng tôi nghĩ nếu làm tích cực thì có đủ thời gian. Như ở Hy Lạp thì người ta xử lý trong vòng 1 năm.
Thời gian đó có quá dài không thưa ông?
Phải nghiên cứu khảo sát, thi công và hoàn thành, thì phải cần đến chừng đó thời gian.
Nhưng một số chuyên gia có bày tỏ lo lắng rằng địa điểm đặt thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong vùng tâm mưa của Trà My. Mà mùa mưa thì đang đến gần kề, liệu nguy cơ nào sẽ đe dọa người dân ở đây?
Theo tôi nhìn tổng thể đập thì chưa thể vỡ được ngay. Nó chỉ đe dọa sự an toàn nhưng chúng ta có đủ thời gian để làm. Với dung tích 730 triệu mét khối của Sông Tranh 2, nếu vỡ thì sẽ là một thảm họa rất lớn. Nó ục xuống một cái thì có khi cả một huyện sẽ bị xóa sổ. Thảm họa vỡ đập không quá xa vời, cần khẩn trương xử lý đúng kỹ thuật.
Xin cảm ơn ông!
Theo tôi thì người dân cũng phải bình tĩnh. Cần có những phương án sẵn sàng. Nếu xử lý không được thì phải di chuyển. Nhưng chắc không ai để cho xảy ra tình huống vỡ đập đâu. Tuy nhiên vẫn phải tính đến những rủi ro, nên phải tính các phương án đối phó đề phòng và có biện pháp khắc phục sớm. Nếu cứ để như vậy sẽ gây ra hư hại và ảnh hưởng đến sự an toàn của đập.