Sunday, June 30, 2013

Có lẽ trên thế giới , chưa có nước nào mà ông thống đốc NH lại coi nền tài chính ngân hàng  giống như CỤC BỘT , ông muốn VO TRÒN BÓP MÉO thế nào tùy ông !  Chẵng cần biết điều đó có tác hại như thế nào đối với ĐA SỐ nhân dân ?
Vừa rồi , ông đề nghị xin miễn kiễm tra cũa hải quan khi nhập vàng (tôi đã viết trong một còm) .
Ngoài ra ông đã ký HĐ với vài tờ báo lớn trong nước về các 'qui ước' khi loan tin các hoạt động cũa NH . Đây là điều chưa hề có từ trước .
Những chính sách cũa ông vừa SAI CÁC QUY ĐỊNH CŨA NHÀ NƯỚC , VỪA VI PHẠM HIẾN PHÁP .
Và các đại học về KT , tài chánh và NH trên thế giới sẽ phải đưa các chính sách về NH cũa ông vào giáo trình giảng dạy như 'bài học' điễn hình và độc đáo về kỷ thuật phá hoại hay làm suy yếu nền KT hay TC cũa một đất nước . Đây là một 'vinh dự' cho ông , một người luôn mơ ước chĩ cần được 1/2 giải Nobel về kinh tế !
Ông này quả có nhiều 'đòn' độc đáo và dân Việt sẽ không bao giờ quên các 'đòn' cũa ông .
Ô hô ! Ai tai ! 
ĐỖI TIỀN NĂM 1985 .

Điều bác nói ko biết có đúng không , nhưng tôi khẳng định một điều : TẤT CÃ LÀ DO DÂN KHÔNG CÒN TIN TƯỞNG CHÍNH QUYỀN VÀ NGƯỢC LẠI !
Xin lấy một ví dụ : lần đổi tiền năm 1985 được Huy Đức kể lại trong "Bên Thắng cuộc" , tập I :
". . .
- NGÀY 11-9-1985, phần lớn nhân viên NH bị giữ lại trụ sở. Tin tức đổi tiền bắt đầu lọt ra. - NGÀY 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ đăng trên trang nhất: “Bẻ gẫy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương . . . mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để”.
- SÁNG NGÀY 14-9-1985, hệ thống loa truyền thanh  khắp các góc phố thông báo lệnh đổi tiền. Chính báo TT ,. . . NGÀY 14-9-1985, cũng đăng quyết định của thủ tướng Đồng về việc “phát hành tiền NH mới, thu đổi tiền cũ”. Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Khải lên báo giải thích: “Đổi tiền là lợi ích của nhân dân lao động”.
. . ."
Đúng là bó tay chấm com !
TÙ NHÂN TRẠI XUÂN LỘC NỖI LOẠN
Trước 1973 (ký kết HĐ Paris)  tại trại tù binh (1)CS ở đão Phú quốc , mổi khi định yêu sách cái gì , ngoài tinh thần ĐOÀN KẾT , những người CS CHUẪN BỊ rất kỹ . Họ tích trử lương thực như mổi khi ăn cơm  , họ để dành một ít phơi khô . . .Tới ngày ấn định , họ sẽ tổ chức tuyệt thực hay làm một điều gì đó gây rối loạn :  thế là xe chở thực phẩm cũa quân cảnh VNCH ko dám vào trại . TB ko lo đói , vì có sẳn thực phẩm .
(1) Họ là tù binh chiến tranh (prisoner of war) do đầu hàng hay bị bắt ngoài mặt trận . Tuy trại tù do quân cảnh (QC) quản lý , nhưng thời ấy lại có người Mỹ giám sát . Vì Mỹ cũng có cã ngàn tù binh trong tay CS , nên họ buộc chế độ VNCH phải đối xử đàng hoàng với tù binh CS , theo công ước Geneve về tù binh (Geneva Convention of prisoners of war) ra đời 1929 , tu chính vào 1949 .
Dựa theo công ước này , mổi khi bắt được TB , quân đội VNCH phải lăn tay , chụp hình , lưu hồ sơ . Hồ sơ này thông báo cho Mỹ , và Mỹ sẽ thông báo cho chính quyền HN . Đổi lại , người CS cũng đưa danh sách tù binh Mỹ và VNCH - mà họ giam giữ cho phía Mỹ và VNCH . Cũng do đám TB Mỹ này mà phe HN đã bắt chẹt Mỹ rất nhiều . Do vậy , khi TB tuyệt thực để yêu sách , họ sẽ buộc QC phải nhượng bộ TB .
Theo một số bạn cũa tôi , từng là QC ở Phú quốc thì tù binh 'còn ăn NGON HƠN hơn cai tù' (vì Mỹ đã ĐÀI THỌ (trả tiền) cho việc ăn uống (khẩu phần) hàng ngày cũa tù binh . Có một lần , chĩ có 1 TB bị sưng ruột thừa , mà Mỹ đã điều 1 máy bay vận tãi C-130 , bay ra Phú quốc để đưa về SG chữa trị .
Thành ra , việc nỗi loạn ở trại Xuân lộc rất gai là vậy . CA sẽ thương lượng , buộc phải thả 2 con tin . Nếu TN ko đồng ý , họ sẽ để cho tù bị đói . Vì ko chuẩn bị (như dự trữ lương thực từ trước) để nỗi loạn, và đã đói sẵn , TN ở trại này cầm cự được bao nhiêu ngày !
Sau đó , CA sẽ bắt những người cầm đầu cuộc nỗi loạn đưa sang chổ khác , ko khéo đi thủ tiêu . Tại sao CA biết ai người cầm đầu , vì trong đám TN , có người là AN-TEN (tai mắt) cũa chúng .
Điều này thì các bác biết quá nhiều .
SỐNG VÀ ĐỂ CHO NGƯỜI KHÁC SỐNG
Người Mỹ có câu nói rất hay 'LIVE AND LET LIVE' , có nghĩa như trên . Ví dụ : chi phí điện thoại hàng tháng của tôi quá cao ; thay vì  hủy bỏ hợp đồng , tôi chọn một chương trình rẻ tiền hơn (ít phút hơn) của hãng đó  .
Có 2 điều lợi :
1/ Tôi vẫn có dịch vụ này khi cần , dù ít khi xài  .
2/ Nếu ai cũng hủy bỏ HĐ như tôi thì hãng phải sa thải nhân viên . Ở Mỹ , thất nghiệp dễ dẫn đến MẤT NHÀ (vì ko trả nổi tiền nhà hàng tháng ,  phần lớn mọi người đều trả góp trong vài chục năm) . . . có khả năng bị VỢ BỎ  . . . và nhiều thứ khác .
Riêng tôi , được trợ cấp (lương) hàng tháng , cộng thêm trợ cấp tiền nhà/housing  (trên 1000 đô/tháng) . Tuy ko giàu có gì nhưng cũng giải quyết được nhu cầu căn bản của con người . Người dưới 65 tuổi , không bịnh tật , chưa có quốc tịch và ko ở diện lợi tức thấp (low income) thì ko được quyền lợi này  .
Trong giao tiếp với mọi người , với xã hội , trong việc mua bán , v.v... nếu ai cũng  ÁP DỤNG CÂU NÓI này , thì trái đất này tuy chưa phải là thiên đường nhưng HẠNH PHÚC CHẮC CHẮN SẼ NHIỀU HƠN ĐAU KHỔ . . .  chênh lệch giàu nghèo sẽ thu hẹp rất nhiều .
Các tỉ phú như Bill Gates , v.v... khi bỏ ra hàng tỉ đô để làm từ thiện cũng là áp dụng câu nói trên . Họ đã ko quên các đồng loại sống trong bịnh tật , nghèo khổ , thất nghiệp , v.v... trên toàn thế giới . Họ đáng cho ta KÍNH PHỤC ở chổ đó .
SỐNG , CHIẾN ĐẤU VÀ HỌC TẬP THEO GƯƠNG LÃNH ĐẠO !
Thật sự , từ lâu , một số không nhỏ người giàu , và đa số đãng viên 'ĐÃ CHỊU TIN VÀO NHÀ NƯỚC ' vì họ đã cố gắng thực hành khẩu hiệu "SỐNG , CHIẾN ĐẤU , VÀ HỌC TẬP THEO GƯƠNG . . . CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO ! " .
Tức là LĐ làm cái gì , họ đều bắt chước : LĐ gom đô-la , vàng , tậu nhà , xe hơi , gửi con du học , v.v... thì người giàu và đãng viên cấp dưới cũng cố gắng làm như vậy . Riêng người giàu , tuy  ko có quyền lực để có thể tham nhũng hay lạm quyền , nhưng họ có cách như TỰ NGUYỆN QUÀ CÁP TRÊN MỨC TÌNH CẢM để mọi việc suông sẽ và nhanh chóng trong mọi giao dịch với chính quyền .
Rất tiếc : số người giàu như trên không nhiều . Vì nếu : 99,99% (1) nhân dân cã nước cũng giàu như họ , thì lúc này , các bác (trong đó có tôi) , cũng như giới trẻ như Trần Kẽm , đã không phải bỏ thì giờ quí báu để viết còm như vầy .
(1) giống như tỉ lệ nhân dân cã nước đi bầu quốc hội .

Friday, June 28, 2013


TẤT CÃ LÀ DO DÂN KHÔNG CÒN TIN CHÍNH QUYỀN VÀ NGƯỢC LẠI ! 

Nhân đọc bài " Thấy người ta ăn khoai, mình cũng vác mai đi đào
nói về "dòng người ùn ùn đổ về những tiệm vàng . . .".

Trong bài LÒNG TIN VÀ SỰ XẤU HỔ - NGUYỄN HƯNG QUỐC có đoạn :
". . .Ở VN, không phải chỉ có dân chúng (DC) mất lòng tin vào CQ và giới LĐ , mà . . . CQ và giới LĐ cũng không tin vào DC . Họ không bao giờ dám để DC phát biểu một cách tự do và trung thực. . . được tự do lựa chọn. . . . ; họ giải thích tại sao Việt Nam không thể đa đảng: 'đa đảng sẽ gây nên hỗn loạn'.
Tại sao đa đảng, ở các nơi khác không gây nên hỗn loạn mà ở Việt Nam thì có? Họ nói: 'Tại dân trí Việt Nam còn thấp'! Nói thế tức là không tin vào trí tuệ, vào phán đoán, và sự lựa chọn của DC .
Trên diễn đàn QT, giới LĐ Việt Nam nói đến LÒNG TIN , nhưng . . . bi kịch lớn nhất ở VN là không ai tin ai cã. Trong quan hệ XH, người ta không tin nhau. Trong quan hệ CT , DC không tin CQ và CQ, cũng không tin DC. Khi lòng tin bị đánh mất, sự GIẢ DỐI sẽ thống trị mọi quan hệ XH và CT ."
Giả dối thì ở đâu cũng có, nhưng ở VN, sự giả dối có hai đặc điễm : 1/, nó . . . THỐNG TRỊ mọi sinh hoạt và mọi loại quan hệ; và 2/, . . . nó trở thành một điều BÌNH THƯỜNG, không còn làm cho ai xấu hổ cả.
Không có một XH nào có thể lành mạnh nếu thiếu sự TIN CẬY và không có một nền đạo đức nào có thể đứng vững nếu thiếu sự XẤU HỔ. Tiếc, VN thiếu cả hai" ./.
Kết luận :
Thời  chiến , dân miền Bắc ở hai bên các quốc lộ , khi thấy đường xá bị bom Mỹ phá hỏng , đã tự động giật sập nhà cữa , v.v... để lấy gổ hay bê tông lấp hố bom để các đoàn xe chở bộ đội , vũ khí , đạn dược , v.v...có thể vượt qua chổ đó .
VÌ BẤY GIỜ DÂN CÒN TIN TƯỠNG VÀO CQ  VÀ ĐÃNG : do đó HỌ  SẴN SÀNG HY SINH TẤT CÃ .
CÒN BÂY GIỜ THÌ DÂN CHÚNG LẠI NHƯ VẬY !

Thursday, June 27, 2013

ĐÁNH GIÁ CON NGƯỜI DỰA TRÊN TIÊU CHUẨN THẾ GIỚI .

Thưa bác TMĐ * ,

Vương Trí Nhàn là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và là nhà phê bình văn học của Việt Nam, cũng là một CCB của mặt trận B4 , B5 .
Trong bài "Thói xấu lớn nhất của người Việt là rất sợ nói về thói xấu của mình" ông đã viết :
" . . . Người Việt quá nhấn mạnh tính độc đáo của mình, . . . cái chính là phải đo bằng TIÊU CHUẨN THẾ GIỚI . Điều quan trọng bây giờ là tự nhận thức mình xem anh là người thế nào, anh là ai. Tất cả tương lai của dân tộc nằm trong HÀNH ĐỘNG này. Tôi rất thích câu của Tản Đà:
'Dân hai lăm triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con'.
Dân mình “trẻ con” lắm, thích khen, ảo tưởng rất nặng trong tâm lý . . ." .
Bác có thể ko cần phải vượt khỏi 'lũy tre làng' của bác nhưng bác đừng có bắt con cháu bác phải như bác . Kiến thức , cách xử thế , v.v... của chúng phải được đánh giá dựa trên 'TIÊU CHUẨN THẾ GIỚI' . Để được như vậy , chúng phải được học tập , giáo dục dựa trên tiêu chuẩn thế giới .
Để làm sao , khi ra nước ngoài , dù là sinh sống , du lịch , du học , hay cả LĐXK , v.v... cũng đừng để người ta coi thường hay ác cảm dân tộc mình (việc này đang xảy ra) .
Cái huyền thoại "Việt nam là lương tri cũa nhân loại" hay "nhiều người nước ngoài mơ , ngủ một đêm sáng dậy thành người VN" nay chỉ còn là QUÁ KHỨ .
Người VN bây giờ chỉ mong sao , khi ra nước ngoài , được dân bản địa đối xử bình đẳng như công dân các nước khác . Và họ cũng mong được TĐS bảo vệ và đại diện quyền lợi cho họ , giống như các TĐS nước khác đã làm như vậy với công dân của họ .
HỌ KHÔNG ĐÒI HỎI GÌ HƠN .
Vì người Việt ở nước ngoài đã bị nhục nhã quá nhiều , ngay cả ở những nước cựu CS như Ba lan , Đông Đức , Tiệp khắc , Nga , v.v... Ở Á châu thì người Việt bị kỳ thị do ăn cắp ở Nhật , v.v... (báo đảng đăng) . Đây là điều trước 1975 , không hề xảy ra .
19.6.13
* Ông này là SV tranh đấu dưới chế độ cũ , từng biểu tình nhiều lần ; sau 1968 , chạy vào khu theo cs và sau 1975 mới về . 

Trần Kinh Nghị - Đôi điều tai nghe mắt thấy trên đất Lào

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 26 tháng sáu năm 2013

Rừng Lào còn rất nhiều gỗ quý
Đã nhiều lần muốn đi cho biết nước Lào, nhưng đến giờ tôi mới thực hiện được khi đã ở tuổi thất thập...Kể ra là quá muôn, nhưng còn hơn không! Điều thú vị là chuyến đi toàn bằng đường bộ, nên được ngắm ngía cái vùng "đất rộng người thưa" của nước bạn láng giềng đặc biệt. Thời gian ở trên đất Lào thực sự chỉ 5 ngày là quá ngắn để nói về đất nước và con người..., có lẽ chỉ đủ để ghi lại một vài cảm nhận dưới đây.
 

Đất nước xanh, sạch, đẹp

Đi đâu cũng thấy rừng và màu xanh cây cỏ, thích nhất là vùng đất mầu mỡ bạt ngàn  từ Bắc xuống Nam dọc sông Mêkông. Bất giác mình liên tưởng đến đất nước Việt Nam- nơi mà đi đâu cũng thấy toàn người là người với núi đồi trọc lóc loang lổ và nhiều vùng đất ngập trong bụi bậm và rác phế thải...

 Có một điều đáng tiếc là, đến "đất nước triệu voi" nhưng lại chưa được thấy một con voi nào. Thay vào đó mình thấy rất nhiều ô tô các loai, không chỉ tại các thành phố và thị trấn mà tận các vùng nông thôn cũng thấy nông dân dùng xe ô tô đi làm đồng...trông  giống cảnh một số vùng nông thôn Châu Âu vậy! Nhà cửa bên đường cũng khá khang trang sạch đẹp ở đó người dân sống hiền hòa, thảnh thơi, không nhộn nhạo, bon chen...như ở Việt Nam. Có lẽ Lào là một trong những thiên đường còn sót lại giành cho những ai muốn sống một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.

Người Việt nên sang Lào học kinh nghiệm điều hành xe bus
Hôm đi qua biên giới Thái lan lúc đầu mình rất ngại phải đi bằng xe bus của Lào đoạn từ Vientian đến Cầu Hữu nghị I. Nhưng khi đi mới biết đó là một tuyến xe bus hoàn hảo đến bất ngờ. Có thể nói, không chỉ xe mà cả tài xế và phong cách phục vụ đều đạt chuẩn châu Âu. Xe rất sạch, máy chạy êm, có điều hòa mát rượi, mọi trang thiết bị đều hợp thời và an toàn, cửa xe đóng mở hoàn toàn tự động rất thuận tiện cho hành khách khi lên xuống. Thật không ngờ người Lào rất có ý thức giữ trật tự, vệ sinh và nhường nhịn lẫn nhau khi đi xe, tuyệt đối không có cảnh chen lấn ồn ào và nạn cướp giật  như xe bus ở Việt Nam. 

Cả chiếc xe đồ sộ với hơn 50 ghế ngồi và khách thường xuyên lên xuống tại các bến, nhưng chỉ có một người lái xe kiêm bán vé, thu tiền đồng thời nhận và trả hành lý cho khách nếu có hàng gửi kèm. Có lẽ đây là điều chưa từng thấy với ngành xe bus ở Việt Nam thì phải(?). Thiết nghĩ người Việt không cần đi đâu xa mất thời gian và tốn kém, hãy sang Vientian mà học người Lào vận hành xe bus!
       
Người Việt ra nước ngoài tử tế hơn trong nước?
Có lẽ "đất lành chim đậu" nên nhiều người Việt đã và đang sang định cư tại Lào, không chỉ ở thành thị mà tại nhiều vùng nông thôn. Trong chặn đi, chúng tôi đã dừng xe ăn trưa tại một quán ăn ven đường ở vùng Trung Lào cách cửa khẩu Cầu Treo độ 200 km. Quán ăn này của một gia đình người Nghệ An mới sang sinh sống được vài năm. Nếu không có mấy giòng chữ Việt trước quán chắc chúng tôi không thể biết họ là người Việt, vì trông họ rất giống người Lào

Anh chủ quán cho biết, từ khi sang đây gia đình anh được chính quyền và nhân dân địa phương chào đón và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh sống và làm ăn. Việc đăng ký cư trú vô cùng đơn giản và thuận tiện. Các quan chức chính quyền địa phương không hề có hiện tượng gây khó dễ hoặc vòi vĩnh tiền bạc... và anh này đã không quên so sánh: "...như thường thấy khi còn ở bên Việt Nam". Từ ngày bắt đầu mở cửa hàng được hơn một năm nay nhưng anh  chỉ phải nộp thuế kinh doanh một lần với số tiền không đáng kể, ngoài ra chưa hề mất một thứ tiền thuế hay lệ phí gì khác. Nghĩa là mọi việc thật thuận tiện đối với họ tại nơi "đất khách quê người" chỉ cách xa quê mình vài trăm km! Đó không phải một vài trường hợp đơn lẽ mà là tình hình chung phổ biến đối với người Việt đang sinh sống tại Vientian và các nơi khác ở Lào. Trong chặng đường về, khi đi qua Pắc xế chúng tôi cũng đã chọn một cửa hàng ăn của người Việt khác mặc dù có người cảnh báo "Cửa hàng này bán đắt lắm!".

 Đó là một cửa hàng mà người chủ là hậu duệ của của một gia đình từ Nam Định di cư vào Nam hồi 1954 rồi sang Lào định cư. Bản thân ông chủ quán được sinh ra tại Lào nhưng nói tiếng Việt rất sõi, vì cả nhà vẫn sử dụng tiếng Việt với nhau và vợ chồng ông cùng con cháu hàng năm vẫn trở về thăm quê tận Nam Định.  Ông tự hào khoe tấm ảnh to treo trên tường có đông đủ các thành viên gia đình, trong đó có người đang định cư tại Mỹ, Úc...; riêng cặp vợ chồng anh con trai thứ vẫn ở lại Pắc xế để kế nghiệp cửa hàng ăn của bố mẹ. Bữa ăn tại cửa hàng này đúng là có đắt hơn so với mặt bằng giá ở Lào. Nhưng đó là môt cửa hàng khá chuyên nghiệp.

Qua những cuộc gặp gỡ trò chuyện với một số người Việt tại Lào, tôi lại nhớ đến những cộng đồng người Việt bên Đan Mạch và Châu Âu hay Châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng quen biết và nhận thấy một đặc điểm chung là hầu hết người Việt khi ra nước ngoài đều có cuộc sống tốt và thành đạt hơn khi ở trong nước đồng thời họ cũng luôn gìn giữa tình yêu quê quê hương sâu đậm. Nói cách khác người Việt khi ra nước ngoài thường trở nên tử tế hơn so với trong nước. Vẫn biết "mọi sự so sách đều khập khiểng", nhưng đây là một cảm nhận được chia sẻ bởi rất nhiều người, từ kiều bào đến lưu học sinh và cả những người chưa một lần ra nước ngoài. Lý do tại sao thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng đó là một sự thật.

Đường Trung Quốc tốt hơn đường Việt Nam
Một tuyến đường ở ngoại ô Vientian
 Khi còn ở trong nước tôi cứ nghĩ đường sá ở Lào chắc phải kém hơn ở Việt Nam. Nhưng từ khi bước chân qua Lào ý nghĩ có đã nhanh chóng thay đổi.  Những con đường mà xe chúng tôi đi qua nói chung đều khá phẳng, thậm chí phẳng hơn cả đường Láng-Hòa Lạc, và rất ít ổ gà, trừ một vài đoạn đang thi công sửa chữa. Có một nhược điểm tương tự với Việt Nam là hệ thống biển hiệu chỉ đường thường thiếu rành mạch, khó nhận biết từ xa, khiến người tham gia giao thông khó định hướng khi ngồi trên xe, nên thỉnh thoảng phải dừng xe để hỏi đường cho chắc ăn. Tuy nhiên, nhìn chung, với một đất nước có địa hình rừng núi, dân cư thưa thớt như Lào thì việc quản lý và duy tu bảo dưỡng một hệ thống đường bộ thuận tiện như vậy là rất đáng khích lệ. Riêng tuyến đường 13 nối Bắc và Nam Lào phải nói là một trong những tuyến đường đẹp của Đông Nam Á nhờ địa thế chạy dọc sông Mê công và chạy qua cao nguyên Poloven rộng lớn. Những tuyến đường dẫn đến các cửa khẩu với Việt Nam cũng đang được cải thiện ngày một ngày hai, nhất là từ khi có thỏa thuận thông xe đường bộ giữa hai nước, những tuyến đường này ngày càng trở nên đông nhộn nhịp hơn. Điều này rất thiết thực cho việc thúc đẩy quan hệ thương mại và du lịch, đặc biệt tạo điều kiện để nhân dân Lào có thể đến với bờ biển Việt Nam và thưởng ngoạn những thứ mà Lào không có.

Tuy nhiên có một hiện tượng đáng buồn và đáng xấu hỗ liên quan đến chất lượng các con đường mà người Việt Nam đã giúp xây dựng trên đất Lào cũng như trên đất Cămphuchia. Trong chuyến đi này chúng tôi  nhiều lần nghe người dân Lào bông đùa với hai từ "đường Việt Nam", "đường Trung Quốc" để phân biệt những đoạn đường xấu và tốt trên đất nước của họ. Vậy đấy, khi chưa có ai khác để so sánh thì chất lượng những con đường do Việt Nam xây dựng tốt/xấu bạn Lào không mấy để ý. Nhưng  từ khi người Trung Quốc mở rông ảnh hưởng xuống Lào và Campuchia thì những yếu điểm của công nghệ làm đường Việt Nam vốn không chỉ cẩu thả mà còn bị "ăn bớt" đã bắt đầu bộc lộ. Mong rằng các nhà quản lý Việt Nam  hãy coi đây là bài học cuối cùng đối với họ. Dân gian nói: "Ăn trước trả sau, đau hơn hoạn" quả không sai. Cách làm đường như thế không chỉ ảnh hưởng xấu đối với giao thông mà chính là sự lãng phí vốn đầu tư không thể tha thứ, và giờ đây còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của đất nước.

Thay cho lời kết
Một gia đình người Lào đi nghĩ cuối tuần tắm biển Quảng Bình
Không biết có được mọi người chia sẻ không, nhưng với tôi, nước Lào là một kho báu, cả theo nghĩa đen và bóng, và giữ một vị trí địa chiến lược cực kỳ xung yếu đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tăng cường bành trướng của siêu cường Trung Quốc. Ngược lại, người Lào cũng rất cần dựa vào Việt Nam, đặc biệt là nhu cầu như một cửa ngõ thông ra Biển Đông và thế giới. Cụm từ "quan hệ đặc biệt" là hoàn toàn chính xác đối với hai quốc gia dân tộc này.  Và phải chăng đã đến lúc để  hai nước "cụ thể hóa" mối quan hệ đặc biệt này theo hai hướng chính là "lên rừng và ra biển" như vốn đã có trong truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân mà tôi thiển nghĩ  không phải chỉ của người Việt Nam mà của người Bách Việt xưa, trong đó có cả các dân tộc Lào ?

Trần Kinh Nghị

(Blog Trần Kinh Nghị)
NÓI THÊM về còm "Tài 12:29 Ngày 27 tháng 6 năm 2013" , về bài 'Về thái độ coi thường dân của ông V.Đ. Ánh , Phó viện trưỡng , viện nghiên cứu KH về thị trường giá cả bộ Tài chánh' . - cũa Nguyễn vạn Phú .
- - -
A . Khi bàn về đề tài trên hay các vấn nạn hiện nay cũa đất nước (một số được nêu trên blog này) , ta nên dựa trên tiêu chuẩn NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , hay nhìn qua lăng kính NNPQ . Ví dụ trong bài trên , (xin lập lại) ông Phú nêu các điểm :
1/ ông Ánh đã coi thường dân khi ám chỉ “NHNN là cơ quan quản lý NN . . .họ thích công khai thì công khai ” khi (ông Ánh) nói với báo chí về việc 'NHNN xin được MIỄN kiểm tra, MIỄN khai báo thủ tục Hải quan khi nhập vàng '.
2/(Ông Phú) viết , 'NHNN có thể làm thủ tục đầy đủ với HQ và yêu cầu (HQ) KHÔNG thông tin công khai số lượng vàng nhập '. . . .
B . Ở đây , tôi ko bàn về việc ông Ánh coi thường dân . Nhưng nhìn qua lăng kính này , tôi thấy liền sai lầm khác cũa ông Ánh và cã ông Phú : trong một NNPQ , 'mọi người đều bình đẳng trước pháp luật (PL)  , nghĩa là ko ai đứng trên PL' .
Vì nếu đề nghị trên cũa NHNN được đồng ý (theo tôi nghĩ là đã OK ) , thì có những sai lầm nghiêm trọng  :
1/ Theo quan điểm cũa NNPQ thì NHNN cũng chĩ là một pháp nhân hay thực thể về KT (economic entity)  , do đó phải theo quy định về HQ , không có NGOẠI LỆ . (Nếu muốn NHNN được miễn trừ như vậy thì Quốc hội phải họp và sửa đổi luật về HQ để cho phép như vậy) .
2/ Nếu HQ chấp nhận yêu cầu cũa NHNN  thì cũng sai .
3/ Sắp tới , các pháp nhân KT khác , gồm tư hay quốc doanh đều có thể dựa theo TIỀN LỆ này , để xin miển trừ như vậy . Vì 'anh xin được thì tôi cũng xin được' .
Tôi thông cãm với ông Phú , dù ông có nhiều ý kiến chuyên môn về KT , tài chánh ... , nhưng rất tiếc , ông đã ko dùng lăng kính NNPQ để bình luận về phát biểu cũa ông Ánh .
C. Như đã viết nhiều lần trên blog này , một thể chế chính trị mà KHÔNG áp dụng TAM QUYỀN PHÂN LẬP đích thực , thì sẽ đẻ ra LẠM QUYỀN  và THAM NHŨNG . Nói nôm na , nó là MẸ ĐẺ cũa những vấn nạn trên mọi lảnh vực từ KT , CT , VH , XH , v.v... hiện nay , khiến :
- các bác lớn tuổi : có nhiều bức xúc nhưng đành tỏ ra bất lực và bi quan .
- còn giới trẻ thì mạnh dạn đã phá các vấn nạn này .
D . Ở hải ngoại , mới đây khi một người bạn gọi cho biết , VN lại nhượng bộ thêm như 'sẽ cùng TQ khai thác chung biển Đông , v.v...' , tôi trả lời , một cách buông xuôi (mặc cho số mệnh đẫy đưa) , "các 'ông ấy' muốn làm gì thì làm , vì tôi cũng bất lực !' .
Nếu nhìn qua lăng kính TÂM LINH , đây là cái NẠN , còn gọi là NGHIỆP (karma) , mà người dân Việt phải trả . Khi nào hết nạn , thì VN  chẳng những nhanh chóng đi theo con đường cũa Myanmar mà có thể còn qua mặt !  Vấn đề là KHI NÀO ?
Ngày 27.6.13






Thưa bác 'Luận hay thì chơi' ,
Tôi xin có thiển ý sau :
Bác đã đúng khi nêu ra nguyên nhân dẫn đến LẠM QUYỀN và THAM NHỮNG hiện nay tại VN và chỉ ra BÀI THUỐC để trị các 'bịnh này' : đó là TAM QUYỀN PHÂN LẬP ĐÍCH THỰC , nền tãng cũa NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN . Bác cũng nhắc tới quan hệ giửa VN và "thằng Bạn Vàng khốn nạn" . Nhưng , tuy 'nó' đối xử tàn tệ với nhân dân VN , đúng như bác đã kể ; nhưng 'nó' lại có những ĐIỄM SON đối với nhân dân cũa 'nó' :
1/Thẳng tay với QUAN THAM , dù ở cấp nào , có thể là TÙ CHUNG THÂN hay TỬ HÌNH . VN HIỆN NAY chĩ bỏ tù tối đa 20 năm , ko thấy ai bị tử hình : VN quá nhân đạo với ĐV cũa mình . Nếu bác nào tìm được bằng chứng khác thì cung cấp .
2/ Qua vụ Ô KHÃM , họ đã giải quyết êm đẹp , hợp lòng dân , bằng cách cho người địa phương được quyền chọn người điều hành (cai trị) . VN ko làm được điều này .
3/ Về giải tỏa đất đai để lấy chổ xây đô thị , đường xá , nhà máy , v.v... họ cũng có PHẦN NÀO tôn trọng ý kiến người dân ; đặc biệt khi dân phản đối nhà máy gây ô nhiểm môi trường .
VN ko làm được điều này (như bauxite Tây nguyên) .
4/ Thĩnh thoãng tôi vào Xinhuanews (Tân hoa xã) thì thấy những ngôi nhà nằm đơn độc (giống như tháp canh) trên một khu đất đã giải tỏa trống trơn hay kế bên xa lộ . Chứng tỏ , nếu ai ko chịu dời thì CP cũng chịu . VN không làm được điều này . Nếu bác nào , thĩnh thoãng vào THX thì sẽ thấy các hình này .
Có thể họ còn có những điểm tốt khác với NHÂN DÂN họ , mà tôi chưa biết .
Để kết luận , xin được nêu :
1/câu tục ngữ 'TIÊN TRÁCH KỶ , HẬU TRÁCH NHƠN' (trách mình trước rồi mới trách người) , nghĩa là mình như thế nào để người ta đối xử như vậy .
2/câu châm ngôn "cái gì cũng có nguyên nhân' . Nói dễ hiểu là 'không có lửa sao có khói' .
Xin các bác góp ý , cám ơn .
Tài
25.6.13

Wednesday, June 26, 2013

Tín hiệu gì khi tăng cường bắt bớ?

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 27 tháng sáu năm 2013

Sau Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, mới nhất là Từ Anh Tú vừa bị bắt giữ vào sáng ngày 25/6/2013. Nguyên nhân nào, tội danh gì khiến Từ Anh Tú bị bắt vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên cho đến chiều cùng ngày, Từ Anh Tú đã được trả tự do [1]. Điều này cũng không có gì đảm bảo những cuộc quấy nhiễu anh cũng như các blogger khác không tiếp tục trong tương lai với chi tiết mà RFA cho hay việc bắt giữ Tú có thể liên quan đến cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" - một tác phẩm gây tiếng vang và tranh cãi lớn suốt nhiều tháng trước đây.

Huy Đức - tác giả bộ sách 2 phần nói trên - đã chia tay nước Mỹ để trở về Việt Nam sau khi hoàn tất khóa học tại Harvard.

Điều khó hiểu, bất kỳ ai muốn đọc "Bên Thắng Cuộc" cũng có thể tải về hay đọc trực tiếp miễn phí đầy trên mạng, cớ gì cần phải bắt giữ Từ Anh Tú nhiều giờ đồng hồ?

Em gái Tú - cô Từ Thị Minh Thu cho rằng anh trai mình giữ khoảng 20 quyển sách. Nếu đó là sách in, có lẽ điều mà giới cầm quyền quan tâm: làm sao và ở đâu Tú có những quyển sách đó? Có phải một lần nữa, nhà cầm quyền tự tố cáo trước dư luận sự kiểm duyệt vô cùng khắt nghiệt nhằm bưng bít lịch sử suốt 38 năm qua mà nhà báo Huy Đức đã vỡ hoang mảnh đất khô cằn đó, nhằm cung cấp cho bạn đọc một số sự thật bị che dấu suốt nhiều năm liền? Người Cộng sản hay tạo sự việc theo họ mong muốn nhằm "nhóng" phản ứng từ dư luận, trước khi bắt tay vào thực hiện chính thức. Không riêng gì lãnh vực chính trị, trên khía cạnh kinh tế, luật pháp, họ có những chủ trương, chính sách hay gọi là "thí điểm", ví dụ phạt cũng có "phạt thí điểm"(!)

Kế hoạch "bắn" tin

Khác với không khí hơi e dè trước đây, khi giới blogger bị ruồng bố 5 năm về trước, thời gian sau này việc bắt giữ luôn được truyền tin nhanh nhất với sự khẩn trương và đi kèm phẫn nộ cũng như pha chút hài hước hơn là sợ sệt. Dường như ai cũng chuẩn bị tinh thần để bước vào nhà tù vì biết rõ những gì mình viết về hiện trạng xã hội Việt Nam, không bao giờ giới cầm quyền Việt Nam lắng nghe và dung thứ, bất chấp viết có viện dẫn và căn cứ đi chăng nữa.

Trước khi Từ Anh Tú bị bắt một ngày, trên trang cá nhân, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho hay [2]: một người tháp tùng trong chuyến đi đến Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước, đã báo cho ông Tạo về "danh sách 20 bloggers có thể bị bắt". Thông tin này không được xem là chuyện mua vui hay hù dọa và dĩ nhiên, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không có ý định cợt nhã với một loại tin như thế. Người tháp tùng trong chuyến đi của ông Sang không thể là kẻ "vô danh tiểu tốt".

Không ai biết thêm chi tiết về danh sách được cho là cực kỳ bí mật này cũng như danh sách đó đã tính đến 4 người nói trên chưa. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm hơn con số "20", đó là thông điệp gì, ý nghĩa nào mà giới cầm quyền Việt Nam muốn chuyển đến người dân trong nước và thế giới qua việc tiết lộ này? "Tin dữ" được "bắn" ra từ Trung Quốc, nơi mà ông Trương Tấn Sang đang viếng thăm chính thức và hội đàm cùng với người tương nhiệm Tập Cận Bình.

Không thể nói việc tiết lộ của ai đó thông qua nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là sự buột miệng, bởi những việc nhạy cảm và quan trọng như thế không thể có sự sơ sảy, thay vào đó, nó nên được xem là giới cầm quyền cấp cao Việt Nam đã có kế hoạch và cân nhắc kỹ lưỡng khi "bắn" tin như thế.

Ngày nay, kế sách "man thiên quá hải" hay "vô trung sinh hữu" vẫn còn được những người tâm đắc với "độc thủ chi diệu" sử dụng, nó xuất hiện đầy trong các bộ phim võ hiệp kỳ tình Trung Hoa phát nhan nhản trên tivi hàng ngày.

Đầy trì trệ, lạc hậu nhưng vẫn đắc dụng khi người ta không thể nghĩ ra những mưu chước cao hơn.

Cũng nên ngạc nhiên một chút, khi ông Nguyễn Trọng Tạo được chọn làm nơi "phát tán" thay vì một vài cái tên khác có lập trường không phải dạng "phản biện trung thành" theo khái niệm mà nhà văn Phạm Thị Hoài sử dụng.

Giả sử biết được danh tánh người tung tin "danh sách 20 bloggers có thể bị bắt giữ", lúc đó có thể kết tội ông (bà) này vi phạm vào Luật Hình sự theo điều 88 mục 1 khoản b? Điều này nói rằng:

"Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân" thì có thể bị án tù từ ba đến mười hai năm, trong trường hợp đặc biệt có thể lên đến hai mươi năm.

Người đoạt giải Netizen 2013 - Huỳnh Ngọc Chênh cho biết ông và một số bằng hữu cũng có thể là những người tiếp nối vào tù mà ông gọi vui là "nhập kho" [3].

Xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều giai cấp, nhiều thành phần và nhiều xu hướng quan điểm chính trị khác nhau. Do đó, khó thể đánh đồng việc bắt một vài blogger này với một vài blogger khác, dù cho họ cùng được xem là bị vi phạm quyền tự do ngôn luận. Đó cũng là sự khác biệt cần phân tách rõ giữa Đinh Nhật Uy với Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Phân tách ở đây, không phải nhằm coi nhẹ Đinh Nhật Uy hay phân hóa chia rẽ giới blogger với nhau mà để nhìn thấu vào bản chất câu chuyện, dù hình thức, tội danh bắt giữ có thể giống nhau.

Nhà thơ Nguyễn Duy đã nói: "Nghĩ cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh/Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”, câu nói mà Huy Đức tâm đắc đưa vào tác phẩm đầu tay của anh. Do đó, mỗi blogger khi viết về lĩnh vực chính trị - xã hội cũng nên gắn kết quyền tự do ngôn luận của mình với phục vụ lợi ích nhân dân. Làm được điều này sẽ có ý nghĩa hơn và mỗi blogger trở thành từng điểm tựa nhỏ trong một liên kết lớn, vững chãi cho người dân, thay vì không tỏ rõ mục tiêu của mình.

Những "tấm bùa" vẻ như làm một cuộc "trấn yểm" cho "tâm thân an lạc" để tập trung viết như: "không bao giờ là blog phản động", "bàn chuyện văn chương thế sự" hay bày tỏ tôn kính chế độ, yêu nhân vật Hồ Chí Minh v.v... dường như không tỏ ra có mấy tác dụng hay có thể thuyết phục được giới an ninh về sự trong sáng mà chủ blog muốn bày tỏ, nó có vẻ không hiệu quả với những cặp mắt cú vọ cùng những cái đầu sói.

Tính cho đến nay, "kỷ lục văn minh" nhất mà nhà cầm quyền Việt Nam dành cho giới blogger là việc đình chỉ điều tra, cũng như trang báo Tuổi Trẻ đã buộc phải đăng lời xin lỗi chính thức blogger Phạm Chí Dũng theo yêu cầu của ông.

Không ai không biết tất cả các trang báo tại Việt Nam hiện nay đều chịu sự điều khiển của "Đảng", cho nên "nhất cử nhất động" việc làm của hầu hết các trang báo đều có bàn tay giới cấp cao chỉ huy và sai khiến.

Công cũng cần biết thủ

Trước đó ít lâu, nhà văn Dương Thu Hương trong một buổi nói chuyện dài hơn một tiếng rưỡi đồng hồ với đài Chân Trời Mới [4], cho biết: một trong những "tuyệt chiêu" mà bà sử dụng để buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trả tự do cho bà: đích thân bà, trong lúc bị bắt giữ, đã thông báo với họ một số bí mật quan trọng trong giới cấp cao mà bà tự âm thầm điều tra và nắm giữ, sau đó chuyển an toàn qua Mỹ và một số quốc gia khác, nếu bà bị chết vì bất kỳ hình thức nào thì những bí mật đó sẽ ngay lập tức được công bố rộng rãi trên toàn thế giới, cộng thêm khoản viện trợ khá lớn của chính phủ Pháp và phu nhân Tổng Thống Pháp lúc bây giờ can thiệp với phía Việt Nam.

Có thể hiện nay không có nhiều blogger đủ khả năng và điều kiện, bản lĩnh để làm như nhà văn Dương Thu Hương từng làm, tuy nhiên, "Công cũng cần biết thủ" phải chăng là điều nhà văn Dương Thu Hương muốn chia sẻ qua câu chuyện của bà? Ngón đòn "hồi mã thương" mà giới blogger luôn biết cần có để phản đòn khi đến lúc nhằm bảo toàn bản thân, có lẽ là bài học thiết thực? "Hồi mã thương", lợi hại ở chỗ muốn sử dụng nó hiệu quả, người "chiến binh" phải biết chuyển bại thành thắng, điều không dành cho những ai ngạo mạn và kiêu căng khi đã chọn nghiệp viết.

Trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, ông Trương Tấn Sang nói [5]:

"...nếu không tỉnh táo sẽ thấy xã hội ta đen như mực, không có ông nào tốt, tuy nhiên đại đa số bà con đều tỉnh táo. Một dân tộc anh hùng không lẽ để một vài ngọn gió từ các trang mạng làm lung lay”.

Không biết thông tin "danh sách 20 bloggers có thể bị bắt" từ người tháp tùng trong chuyến đi Bắc Kinh có được ông Trương Tấn Sang biết đến hay không, nhưng cũng cần đặt câu hỏi: "các trang mạng làm lung lay" ai, nếu có? Những ai có đủ uy thế và nguồn tin đáng tin cậy để làm cái việc "lung lay"? Thông điệp mà người tháp tùng ông Chủ Tịch nước báo cho nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nên xếp vào việc "làm lung lay" chế độ? Nếu người tháp tùng đó được chỉ ra như là lợi dụng chuyến đi để từ bên ngoài "bắn tin" dội về trong nước gây hoang mang thì ông Sang có đủ "tỉnh táo" để đưa người đó ra vành móng ngựa trả lời trước pháp luật?

Một cuộc đấu cờ, đôi khi, các đối thủ cần một trận hòa để tiếp tục cho những ván kế tiếp. Người chơi cờ chuyên nghiệp, không nhất thiết phải luôn thủ thắng. Khi các bên biết thỏa hiệp để ván cờ được công nhận hòa lại là điều cần, tựa như một khoảng lặng nghỉ ngơi, dưỡng sức. Một ván cờ hòa cũng là ván cờ biết thí những con cờ, dù đắc lực nhưng cần thiết mà đôi bên đều ưng thuận loại bỏ. Chỉ tiếc cho những thân phận "cờ người".

Cho đến nay một nữ blogger nổi tiếng và cả tai tiếng cũng như nhiều lần bày tỏ giễu cợt Quốc hội, xem thường nhân vật Hồ Chí Minh cùng những bài viết khiêu khích, xúc phạm người khác vẫn ung dung tự tại bàn luận về "chính khách", sau khi dứt nghiệp "ăn lương nhà nước".

Những cuộc bắt bớ gần đây vẫn chưa rõ lắm tín hiệu từ giới cầm quyền Việt Nam chuyển đến dư luận. Như một bộ phim kiếm hiệp Tàu, thông thường các nút thắt và nhân vật chính xuất hiện không phải từ những màn dạo đầu. Tung hỏa mù làm chệch hướng hay lái suy đoán dư luận cũng là một trong các thủ đoạn chính trị người ta hay dùng trong chính trường. Việt Nam ngày càng tỏ ra thiếu những chính trị gia khôn ngoan và cao cờ trong việc tung sự kiện đắt giá để dẫn dắt và giành giật lợi thế từ dư luận, chí ít, qua vụ tuyêt thực của TS. Cù Huy Hà Vũ, giới cầm quyền đã nhận "ép phê" ngược. Một số blogger có vẻ trở thành "vật tế thần" cho các cuộc đấu đá và mặc cả trong mâm tiệc chia phần quyền lực.

Sói sẽ bị chê cười khi con mồi của nó chỉ toàn là "cóc ếch nhái". Bởi điều đó làm cho sói mất vẻ hung tợn và đáng sợ, thay vào đó, nó bộc lộ hình ảnh già nua cùng tài săn bắt thui chột. Một hình ảnh bất lực làm lụi tàn ngay cả tính đe dọa trong nội bộ bầy đàn của nó, khi chính những "bạn săn mồi" xâu xé vài "con cóc", dù già hay non. Hình ảnh này càng làm bệ rạc tính uy nghi của loài săn mồi bầy đàn được cho là nguy hiểm nhất.

Hãy đón chờ thêm những động thái bắt người phía trước như lời báo động của viên tháp tùng trong chuyến đi của Chủ Tịch nước, biết đâu một vài con mồi xứng đáng hơn là mấy con "cóc ếch nhái" trước khi nhận định tiếp tục. Tuy vậy, luận điểm của ông Phạm Chí Dũng nên được đồng tình [6]:

"Không khí chính trường trong nửa cuối năm 2013 được hứa hẹn sẽ không quá thâm trầm. Thậm chí là ngược lại".

Nguyễn Ngọc Già

________________
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anoth-blogg-arrest-06252013072414.html[1]

http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/06/24/gui-thu-tuong-ba-dung/[2]

http://huynhngocchenh.blogspot.nl/2013/06/cung-nhau-ta-i-nhap-kho.html [3]

http://www.youtube.com/watch?v=O4oElG3oBrc&noredirect=1 [4]

http://infonet.vn/Thoi-su/Chu-tich-nuoc-Khong-le-de-vai-ngon-gio-tu-cac-trang-mang-lam-lung-lay/91606.info[5]

http://12bennuoc.blogspot.de/2013/06/nha-bao-pham-chi-dung-du-cam-chinh.html[6]

Nguyễn Ngọc Già
2013-06-26
TRÙNG TU CHÙA CHIỀN , MIẾU MẠO .

Việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, chùa chiền đã và đang diễn ra ở khắp nơi với cách làm hết sức tùy tiện; vừa lai căng kiến trúc mang tính sao chép.lắp ghép pha tạp, khoa trương lố lăng và kệch cỡm ...của thói cậy quyền cậy thế, cậy tiền cậy của...bất chấp đạo lý , bất chấp dư luận dẫn đến phá bỏ di sản văn hóa của Dân tộc, và để rồi các di tích lịch sử văn hóa , chùa chiền ...sau khi qua bàn tay của những kẻ mông muội nhân danh tôn giáo đứng ra trùng tu -trùng tu thì ít mà thể hiện sự ngu si học mót , học đòi cho giống thiên hạ thì nhiều : Một phần giống Trung Hoa, một phần giống Ấn Độ, thoang thoảng giống Nhật, giông Hàn ..chỉ ở trong màn( trong ban thờ ) là của Việt Nam ! Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiên tri trước được việc này, Ngài viết : "Con yết ạch ạch tranh khôn( dùng quyền lực để tranh khôn , tranh hơn ), Võ già mở hội ( Võ sư tuổi đã già, sức đã yếu mở hội thì ai xem) , Mông tôn làm chùa ( Nhân danh tôn giáo nhưng mê muội như kẻ có mắt mà không có con ngươi lại đứng ra làm chùa )". Nước Việt Nam sẽ đi về đâu khi những di tích lịch sử văn hóa cứ đang ngày bị biến tướng đi ! Mai sau, khi con cháu của chúng ta muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa của dân tộc mình thì biết tìm ở đâu, tìm ở phương trời nào trên thế gian này (?)(!).
THỜI PHÁP THUỘC , CÓ LÚC BÁO CHÍ ở VN  ĐƯỢC TỰ DO TOÀN DIỆN . 

Tôi xin góp thêm thông tin cho bài viết cũa anh Nguyễn Thông .
A . Thời kỳ cụ Huỳnh Thúc Kháng làm báo , từ 1927-43 , trong GIAI ĐOẠN 1936-39 , báo chí ở VN được tự do nhờ Mặt trận Bình dân (Front Populaire) (1) nắm CQ ở Pháp .
"Do thắng lợi này , Luật Tự do BC (ban hành từ năm 1881) được áp dụng ở Đông Dương thuộc Pháp . . . quy định BC phát hành chỉ cần báo trước 24 giờ.
. . . BC giai đoạn 1936-1939 phát triển mạnh mẽ,  nhiều báo CM được phát hành CÔNG KHAI . Theo Daniel Hemery, Sở AN Đông Dương ước tính vào tháng 11/1938, chỉ riêng Nam Kỳ có tới 18 TỜ BÁO CS , phe TRỐT-KÍT (những người theo đệ Tứ quốc tế .-Tài) , hoặc THÂN CỘNG. Số in của báo Pháp giảm chỉ còn 30.580 bản trong khi số in của báo Việt là 153.000 bản. Tính đến ngày 1/1/1939 ở Đông Dương , số báo tiếng Việt và song ngữ Pháp Việt (tác giã ko cho số liệu .-Tài) tờ trong khi số báo Pháp chỉ còn 69 tờ.[3]"
Nguồn : "Báo chí Việt Nam thời thuộc địa ( nhân ngày báo chí Việt Nam 21/6 )" , cũa TS Đặng thị vân Chi , trường ĐH HK xã hội và nhân văn Hà nội .
B . Chú thích : (1)  Mặt trận này là liên minh CT của các lực lượng cánh tả ở Pháp, bao gồm Đảng XH , ĐCS và các chính đảng, tổ chức CT khác trong thời kì 1935 - 1938. . . . với chủ trương chống phát xít, đòi quyền lợi CT , KT cho quần chúng, thi hành chính sách đối ngoại hòa bình và cải thiện đời sống KT, CT cho  các thuộc địa  Pháp.
MT thắng lợi trong cuộc bầu cử QH tháng 5 năm 1936 (386/610 ghế). Ngày 4 tháng 6 năm 1936, MT thành lập CP do Léon Blum đứng đầu. . . . đã thi hành một số chính sách đối nội và đối ngoại có tính chất giải phóng hơn cho các thuộc dịa. Ngày 21 tháng 6 năm 1937, CP Blum tan rã, CP Chautemps lên thay. Tháng 4 năm 1938, CP Daladier lên cầm quyền, MT này kết thúc."
Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_b%C3%ACnh_d%C3%A2n_%28Ph%C3%A1p%29
25.6.13
CHÂM NGÔN CŨA NAPOLEON .

        Anh Nguyễn Thông vừa viết :
". . . tôi xin nói lại cho các đồng chí tin tặc được rõ: Lời nói thẳng bao giờ cũng khó nghe, các cụ xưa chẳng bảo “trung ngôn nghịch nhĩ” đó sao, nhưng nên biết lắng nghe, hơn là thích ai đó rót cho những lời đường mật. . . ".
        Làm tôi liên tưỡng đến câu châm ngôn cũa hoàng đế Pháp Napoleon ; dĩ nhiên , ông nói bằng tiếng Pháp , chứ ko bằng tiếng Anh , như sau :
      The people to fear are not those who disagree with you, but those who disagree with you and are too cowardly to let you know. Tạm dịch : 'Người đáng sợ ko phải là những người ko đồng ý với bạn , mà là những người ko đồng ý với bạn và quá hèn nhát để cho bạn biết điều này . '
       Sau đây là vài châm ngôn khác cũa hoàng đế này .
       A picture is worth a thousand words. Tạm dịch : 'Một bức hình bằng 1000 lời nói' .
       Men are more easily governed through their vices than through their virtues. Tạm dịch :
'Dễ dàng khống chế (chi phối) một người bằng  dựa trên những  thói hư , tật xấu cũa y hơn là dựa trên những tính tốt cũa y' .
       As a rule it is circumstances that make men. Tạm dịch : 'Như là quy luật : thời thế tạo anh hùng' .

CÓ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ HIỂU

ĐỖ TRƯỜNG
Thời tiết Châu Âu năm nay, dường như hơi đỏng đảnh. Đã đầu tháng sáu, trời vẫn còn se lạnh. Mưa dầm mưa dề, không thối đất thối cát như ở quê nhà, nhưng đủ làm nước sông Elber dâng cao, tàn phá nhiều thành phố làng mạc của Đức và những nước có chung dòng chảy. Những ngày này, lại làm tôi nhớ đến Monaco và câu nói của Michal Bui: “ Mưa bão, lụt lội, chiến tranh bom đạn, dù xảy ra ở nơi nào, đất nước nào, thì cũng vô cùng tàn khốc. Nhưng chiến tranh mâu thuẫn trong lòng người còn tàn khốc, nguy hiểm hơn ngàn lần…“
Tháng tám năm 1995, tôi có ông cậu họ Đặng, Chef nhớn của quận Ba Đình Hà Nội, sang Paris học hay thăm quan gì đó ở trường hành chánh mấy tháng. Ông điện bảo, học hành gì, cỡi ngựa xem hoa thôi, tôi sang lúc nào cũng được. Lúc đó, tôi có vợ chồng anh Nguyễn Thế Cường, nguyên đội trưởng lao động ở Werdau, hiện là Phó tổng giám đốc một công ty thuộc Bộ Nông Nghiệp, cũng từ Việt Nam sang. Tôi rủ anh sang Paris và đi Manaco thăm bà bác theo chồng là sỹ quan Pháp về nước từ những năm 1940. Buổi tối Paris, chỗ ông cậu tôi có cả anh Cù Huy Hà Vũ ở đó. Hàn huyên với nhau một đêm, hôm sau chúng tôi đi tiếp tục chặng đường 1000 cây số đến Manaco.
Từ trên Autobahn(đường cao tốc) ngồi trong xe, nhìn xuyên qua những tấm kính ngăn tiếng ồn, Manaco lọt thỏm trong tầm mắt. Vương Quốc 36 ngàn dân, rộng chừng 2 cây số vuông này, có con đường chính chạy dài, một mặt phố, như hai cánh tay ôm lấy biển. Ngoài xa, đoàn tầu rực lên ánh đèn màu lọt qua ô cửa và có những con sóng bạc vỗ nhẹ dưới chân tầu, cứ ngỡ đó là khu phố mới, xây trên miền đất trắng. Phố đã vào đêm, tôi kéo cửa kính, gió chợt luồn vào xe, mát dịu. Để xe chầm chậm, nhẹ lăn trên đường, tôi vục tay vào trong gió, cảm giác như được chạm vào làn da của… thuở yêu đầu. Từng tốp khách du lịch, chẳng cần chiếu đệm, nằm phơi mình, hứng gió trên hè đường. Thành phố lặng yên, nghe tiếng thở của sóng. Với tôi, Monaco có lẽ là Vương Quốc sạch và đẹp vào bậc nhất hành tinh này.
Đã khá muộn, nhưng bác tôi, vợ chồng Davis, con cả của bác và Michal Bùi (bạn Davis) vẫn chờ cơm chúng tôi. Bác tôi, năm ấy đã tám chục, nhưng còn khỏe và minh mẫn. Bác có bốn người con, ba người sinh sống ở Ý. Chỉ còn Davis từ ngày bác trai mất, anh dọn về ở cùng với bác. Davis sinh ở Hà Nội và có một vài năm sống ở quê, lại gần gũi với mẹ, nên anh nói được tiếng Việt. Năm ấy anh cũng đã gần sáu chục, đủ tuổi về hưu sớm. Michal Bùi, tuy sinh đẻ ở Pháp nhưng ba mẹ đều là người Việt, hồi nhỏ anh sống vật vờ mấy năm trong cư xá Sainte Livrade cùa những người đã làm việc cho Pháp hoặc có gốc Pháp, hồi cư năm 1955, nên anh sõi tiếng Việt. Vì vậy, trong bữa ăn bữa nhậu chúng tôi dùng tiếng Việt thoải mái, rôm rả.
Milchal Bùi hơn tôi chừng bốn, năm tuổi, nhìn rất phong trần, sóng gió của người lính trên tầu viễn dương. Anh bảo, mấy năm trước tàu có cập cảng Hải Phòng và Sài Gòn, nhưng chỉ bốc dỡ hàng xong là đi ngay, không có thời gian tìm về bản quán quê hương. Nhưng những năm tháng hải hành như vậy, tầu anh đã vớt, cứu được nhiều đồng hương trên đường vượt biên…
Trời gần sáng, bia rượu trên bàn đã cạn. Tôi gần như hai đêm không ngủ, lái xe liên tục hai ngàn cây số, người đã quay quay. Định chui vào phòng ngủ, nhưng Milchal Bùi làm cho tôi chợt tỉnh, giã cả rượu, bằng câu chuyện về số phận những người lính khố đỏ, ở mặt trận chống phát xít năm xưa. Câu chuyện này, Milchal cũng kể lại theo lời của ba anh, tuy ngắn, đơn giản nhưng nó làm tôi ám ảnh mãi: “Ông Bùi (ba của Michal) có người bạn thân quê miền Trung từ khi vào lính khố đỏ. Cả hai đều được điều động sang An-ge-ri vào cuối thập niên ba mươi, thế kỷ trước. Ngay sau đó, họ lại được điều về chính quốc (Pháp), mặt trận chống phát xít Đức. Pháp thất bại, họ đều bị quân đội Đức bắt làm tù binh. Sau khi được quân đội Đồng Minh giải phóng, các ông ở lại Pháp. Năm 1946, nghe theo lời kêu gọi chính phủ Việt Minh, hơn nữa đã có vợ con ở quê nhà, nên bạn ông Bùi đã lên tầu về nước. Ông Bùi ở lại, sau đó ông quen và ăn ở với vợ người lính Pháp chết trận, từ Việt Nam sang và sinh ra Milchal Bui ở cư xá Sainte Livrade. Sau này có nhiều người từ Việt Nam sang, ông dò hỏi về bạn mình. Có người biết bảo, khi bạn ông về, bà vợ đã đi lấy chồng vì tưởng ông đã chết. Nhưng ngay sau đó, bà bỏ ông chồng mới, trở về sống với ông. Lúc đó bạn ông đã vào bộ đội Việt Minh. Nhưng trớ trêu thay, bạn ông lại lại là thuộc cấp của ông chồng mà vợ bạn ông vừa bỏ. Trong một trận đánh, bạn ông đã bị ông này, bắn chết từ phía sau và gán cho cái tội chạy theo địch…“
Vâng! Câu chuyện chỉ có vậy thôi. Tôi ám ảnh, không hẳn vì cái chết oan uổng của người lính trận, hoặc hành động dã man, bỉ ổi của kẻ giết người, mà bởi cái tàn nhẫn của chiến tranh. Thân phận của người vợ, cũng như mâu thuẫn, dày vò trong nội tâm của bà, tưởng như chỉ có trong tiểu thuyết hay phim ảnh. Đúng như vậy, hậu quả trong bất cứ cuộc chiến nào, sự thiệt thòi, trớ trêu, khổ đau nhất, cũng thuộc về những người vợ, người mẹ. Và tôi cứ phân vân tự hỏi, liệu chúng ta có cần bằng mọi giá thống nhất đất nước, với một cuộc chiến đẫm máu và nước mắt vừa qua?
Khi tôi tìm tài liệu về thân thế của nhà thơ, dịch giả Đỗ Hoàng để viết bài “ Đỗ Hoàng, Người Đi Nhặt Lại Hồn Thơ Cũ“. Chỉ có bài viết của nhà thơ Trần Quang Đạo, nhắc về cái chết của thân phụ Đỗ Hoàng, bị đồng đội bắn chết và gán cho cái tội chạy theo giặc vì mâu thuẫn tình ái. Lúc này, tôi chỉ mơ màng dường như câu chuyện này mình đã nghe, hoặc đọc ở đâu đó. Nhưng khi nhận được thư của Đỗ Hoàng gửi cho tôi ngày 19-6-2013 đăng trên báo vannghecuocsong.com ở trong nước, thì câu chuyện của Michal Bui kể, gần hai mươi năm về trước, vỡ òa trong ký ức tôi. Tôi bị xúc động mạnh, tôi không khóc, nhưng đến lúc này ngồi viết trên bàn máy vi tính tay tôi vẫn còn run run.
Tôi không phải là người nghiên cứu xã hội hay hình sự học, nên không dám khẳng định hai sự việc trên là một, nhưng sự liên tưởng của người viết văn bất chợt có trong tôi.
Leipzig ngày 24-6-2013
Đỗ Trường

Tuesday, June 25, 2013

BƯỚC ĐẦU GIAN KHỔ CŨA MỘT DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT  .

Phỏng vấn ông Hoàng Ngọc Diệp : . . .giúp lập 7 công ty tại VN có 5 Cty khá thành công  . . . hiện là GĐ Cao cấp của Qualcomm (Mỹ) tại VN  . . .cùng vợ và con trai (11 tuổi) sống ở SG.
(Bài rất dài , tôi đã lược bỏ nhiều đoạn , nhưng cố gắng giử nội dung . -Tài) .
 . . .
"1/ Đến Úc năm 1977, khi sắp 18 tuổi, anh mất bao lâu để học được tiếng Anh? . . .
- Lúc ở Nha Trang, . . .người Mỹ rất nhiều, họ làm cho bãi biển vốn thơ mộng thành vùng mất vệ sinh. Bao cao su, kim tiêm, thuốc lá, ... khắp nơi . . .làm cho tôi dị ứng tiếng Anh, vì nghĩ là tiếng của kẻ  xâm lược .Trong khi đó , anh em tôi đều học nó, . . . tôi thì chĩ học đủ để hát nhạc, chơi đàn . Sang Úc, mới biết mình ngu. Lúc đầu, đi làm là chũ yếu, . . .chọn cách học thuộc lòng. Quyển đầu là Across the River and Into the Trees (Băng sông vào rừng) . . .sau đó The Old Man and the Sea (Ngư ông và biển cả ) . . . mất 6 tháng tra từ điển để học thuộc lòng , và 5 năm sau tôi mới hiểu được tinh thần tác phẩm.
2/ Trong suốt 6 tháng đó, . . . chắc có người sẽ phê phán ngớ ngẩn này của anh ?
- Không ai nói tôi ngớ ngẩn , đa số nói tôi điên. Ở sở , . . ., tới giờ nghỉ là tôi học thuộc lòng, có người nói với tôi: 'cần gì học cho mệt, như tao đây, cứ sống lâu là có nhà cửa, xe cộ, . . .'(đúng ,nhiều người đã nghĩ vậy . - Tài) . Tôi trả lời: '. . ., tiếng Anh của tôi phải bằng và hơn những người Úc bình thường trong vài năm, . . .' Họ cho tôi là điên. . . tôi đành nghỉ việc , chọn lối sống như chơi đàn và hát rong. . .
3/ Bây giờ thì tiếng Anh của anh thế nào , đã hơn được dân Úc chưa?
- . . .  nếu so với dân Úc bình thường, . . .chắc chắn là không thua . . .điều quan trọng hơn là mâu thuẫn (ở hãng sơn) đã giúp tôi thay đổi, từ một người làm thuê thành một nhà quản lý. . .
4/ Học quản trị vì muốn cứu nhiều người. . . ?
- Nếu trở thành BS thì phải mất mấy chục năm kiếm tiền, để đủ tiền mà về VN làm thiện nguyện. . . Tôi phải tìm cách kiếm tiền thật nhanh, thật nhiều, và đương nhiên phải bằng . . .nghề QT (Manager): quản lý, lập KH , giải quyết các chiến lược cho các tổ chức, từ cấp Cty lên tới cấp  TP, QG, . . . nhưng sau một thời gian (học về QT) thì  thấy đây là nghề có thể cứu được nhiều người hơn làm BS ! Tôi vừa đi học vừa đi làm manager, sau 4 năm tôi mới biết được thật sự giá trị của QT là gì . . ."
. . .
Tìm hiểu thêm ở http://www.ictnews.vn/home/Vien-thong/5/toi-luon-mong-muon-dua-cong-nghe-moi-den-viet-nam/267/index.ict
=====

Miến Điện càng cải tổ, đầu tư Trung Quốc càng lâm nguy

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 26 tháng sáu năm 2013

Công trình đập thủy điện Myitsone ở  bang Kachin, Miến Điện bị dừng lại.
Công trình đập thủy điện Myitsone ở bang Kachin, Miến Điện bị dừng lại. (DR / Irrawaddy)

Theo Hội châu Á - Asia Society - một định chế tư vấn hàng đầu tại Mỹ, chính quyền Miến Điện đang có kế hoạch đàm phán lại hàng tỷ đô la hợp đồng trong lãnh vực khai thác tài nguyên, áp đặt các tiêu chuẩn môi trường và bài trừ nạn tham nhũng. Với kế hoạch cải tổ này, sau hàng thập kỷ được tự do tung hoành tại Miến Điện dưới thời tập đoàn quân sự, các công ty của Trung Quốc có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trong một bản báo cáo chuẩn bị cho một cuộc hội thảo về các chuyển biến tại Miến Điện, tổ chức ngày 26/06/2013 tới đây tại New York, nhóm chuyên gia của Asia Society từng làm việc chặt chẽ với cả tập đoàn quân sự cũ lẫn chính quyền dân sự mới tại Miến Điện nhận định : « Có dấu hiệu cho thấy là chính phủ Miến Điện đang chuẩn bị đàm phán lại tất cả các đề án đã được thỏa thuận trước đây để đảm bảo rằng các biện pháp bảo toàn thích hợp đã được đưa ra và để buộc các dự án trong tương lai phải chịu một chế độ kiểm soát chặt chẽ về mặt xã hội và môi trường ».

Miến Điện nổi tiếng là quốc gia có một nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức dồi dào, từ dầu khí cho đến quặng mỏ như đồng, thiếc, hay gỗ và đá quý. Tuy nhiên, dưới thời chế độ quân sự, do bị phương Tây cô lập, các nguồn tài nguyên này chỉ được một vài nước khai thác, đứng đầu là Trung Quốc, vốn đã đổ rất nhiều tiền của vào để thâu tóm nguồn tài nguyên của nước láng giềng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

Các công ty Trung Quốc hiện diện đông đảo tại Miến Điện, đặc biệt trong lãnh vực năng lượng, quặng mỏ, đá quý, phá rừng lấy gỗ. Nhờ móc ngoặc với các tập đoàn trong tay quân đội – hay giới tài phiệt thân cận với quân đội, họ đã gần như được hưởng độc quyền khai thác các nguồn lợi tại Miến Điện, mà không cần phải quan tâm đến các tác hại môi trường hay xã hội.

Trong bối cảnh đó, với chính sách cải tổ đang được xúc tiến, hiển nhiên là đối tượng chịu ảnh hưởng hàng đầu là các nhà đầu tư Trung Quốc. Trả lời hãng tin Pháp AFP, bà Suzanne DiMaggio, một phó chủ tịch của Hội Châu Á, và là đồng tác giả của bản báo cáo về Miến Điện dự đoán : « Các hợp đồng đàm phán với chính phủ cũ cần phải được duyệt xét lại trong bối cảnh chính phủ mới bắt đầu áp dụng các chính sách mới, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế mới. Do vậy, tôi cho rằng không ai thoát khỏi cách tiếp cận đó ».

Theo bà DiMaggio, trị giá các thỏa thuận bị xem xét lại có thể lên đến hàng tỷ đô la, một ước tính mà nhiều chuyên gia khác về Miến Điện đều cho là xác thực.

Các tập đoàn Trung Quốc tại Miến Điện có lẽ đã thấy rõ số phận của mình từ năm 2011 khi chính quyền của Tổng thống Thein Sein bất ngờ ra lệnh đình chỉ công trình xây đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư tại bang Kachin, miền đông bắc Miến Điện, cho dù công trình này đang được xây dựng, với kinh phí hơn 3 tỷ rưỡi đô la.

Công trình Myitsone đã bị dân chúng Miến Điện cực lực phản đối do các tác hại môi trường tiềm tàng không hề được nghiên cứu thấu đáo. Kể từ khi công trình này bị ách lại, một tập đoàn Trung Quốc khác vào năm ngoái, đã lại bị vạch mặt chỉ tên trong dự án phát triển mỏ đồng gần Monywa ở miền bắc Miến Điện, cũng do Trung Quốc đầu tư.

Một công trình đầu tư khác của Trung Quốc cũng bị phản đối là đường ống dẫn khí Miến Điện – Trung Quốc bắt đầu xây dựng vào năm 2010, nay đã hoàn thành được 94%. Dự án này đã bị cư dân địa phương tại Miến Điện và các tổ chức phi chính phủ kịch liệt phản đối ngay từ khi công trình xây dựng bắt đầu. Bên cạnh những cáo buộc về tác hại môi trường, dự án đường ống dẫn khí này còn bị chỉ trích là không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dân địa phương.

Đối với bà DiMaggio, Myitsone chính là « tiếng chuông cảnh báo đầu tiên cho biết là các quy tắc sẽ thay đổi ». Theo chuyên gia Mỹ, với việc triển khai luật đầu tư mới, xu hướng đó sẽ tiếp tục.

Trọng Nghĩa (RFI)

Monday, June 24, 2013

KHÔNG THỂ NHẬP NHẰNG TRẮNG ĐEN , TỐT XẤU LẪN LỘN NHƯ THẾ NÀY MẢI !
Sau khi đọc bài 'CỘT ĐÁ CHÙA DẠM KHÔNG PHẢI LÀ LINGA (DƯƠNG VẬT)' đăng trên Tễu's blog , tôi xin có ý kiến sau :
NHẬN XÉT : hiện nay dân Việt , có lẽ ĐANG BUỘC PHẢI HÍT THỞ hay CHÌM ĐẮM trong bầu không khí CƯỚP - GIẾT - HIẾP (CGH) , giống như phải hít thở khí carbone monoxide -  gây ô nhiểm  không khí các đô thị lớn , đặc biệt là lúc kẹt xe .
Thành ra , các 'chuyên gia' khảo cổ khi nhìn CỘT ĐÁ CHÙA ĐẠM mà liên tưỡng đến LINGA (DƯƠNG VẬT) là đúng thôi .
ĐỂ DẪN CHỨNG : xin cứ vào báo NHÀ NƯỚC , thì thấy họ đăng tin CGH lên cả trang nhất . Ngay cả trang mạng cũa TT DŨNG (nguyentandung.org) , cũng đầy những tin này  . Mới vào trang web này  , tôi cứ ngỡ là một blog cũa cá nhân nào đó , đã 'nhái' trang nhà cũa TT  để bôi nhọ nhà nước .
Sau nhiều lần coi tới coi lui , kể cã dùng KÍNH CHIẾU YÊU , thì nó đúng là trang web cũa TT Dũng , được điều hành bởi những đãng viên  - ăn lương rất cao , chuyên viết những bài diễn văn CHIẾN LƯỢC cho TT : bên cạnh những tin về  hoạt động cũa CP thì HÔM NAY (23.6.13) đã đăng những tin loại LÁ CẢI/CGH như  :
"Mạo hiểm tham gia vào những nghề “sốc, độc, lạ” của giới trẻ . . .Trung Quốc: Nữ MC nhận mỗi ngày MỘT VẠN tệ để làm VỢ LẼ quan to . . .Cận cảnh vợ chồng chủ xưởng sản xuất súng đất Cảng . . .Hé lộ thêm bí mật của ‘Nữ hoàng DÂM ĐÃNG’ Võ Tắc Thiên . . .Ngày 25-6 xét xử hoa hậu BÁN DÂM Mỹ Xuân và đồng phạm. . .Nam võ sĩ cũng bị quấy rối TÌNH DỤC (23/06). . .Hotgirl thản nhiên THAY VÁY trên tàu điện (23/06) . . .Chỉ cần MẶC QUẦN là sạc được pin . . ." và còn nhiều tin thuộc loại CGH ở các ngày trước đó .
Ở cái đất nước TƯ BẢN DÃY CHẾT cũa thày giáo làng này , CÁI NÀO RA CÁI ĐÓ , KHÔNG CÓ NHẬP NHẰNG , TRẮNG ĐEN TỐT XẤU LẪN LỘN NHƯ VN .
Muốn xem hình ảnh về SEX thì mua Playboy , Penthouse , v.v... Muốn đọc TIN ĐỒN (rumour) về đời tư cũa nghệ sĩ , người ngoài trái đất đổ bộ xuống bang Arizona , vi khuẫn ăn thịt người , v.v... thì mua các báo tabloid (lá cải) , v.v... Muốn xem vũ KHỎA THÂN 100 % thì đến những quán rượu , v.v... - có quãng cáo trước cửa, có đóng thuế cho nhà nước . (Chứ ko như khách sạn , quán ăn 'trá hình' , v.v... ở VN có vũ sexy - mà lâu lâu 'khui' ra một vụ . Các tiệm này , phần lớn  là thân nhân cũa quan chức hay là phải 'quan hệ tốt' với CA) .
Các báo Mỹ, như tờ San Jose Mercury News ở địa phương tôi thì ở trang nhứt chĩ đăng tin QT , nước Mỹ , bang Cali , địa phương . . .thĩnh thoãng đăng về một người bị bắt về tội xâm hại tình dục hay một vụ nổ súng giết vài ba người .
Chĩ có phần B , tin ĐỊA PHƯƠNG thì nhiều người đọc : như tình hình trộm cắp - theo báo cáo CS , cáo phó , các cuộc họp để thông báo hay tranh luận về một dự án mà TP dự định thực hiện , v.v . . . hay đời tư một số NGHỆ SĨ - nhưng TẦN SUẤT (frequency) thì còn lâu mới bằng được báo VN và trang web cũa TT Dũng . Và các phần về THỄ THAO , ẨM THỰC , ĐỊA ỐC , XE HƠI , v.v... cố định vào ngày nào đó trong tuần lể . Do khuôn khổ cũa còm , tôi ko thể dẫn chứng nhiều hơn .
Nói như vậy , để thấy một tờ báo TƯ NHÂN - sống bằng tiền mua báo + quảng cáo mà còn NGHIÊM TÚC như vậy . (TÔI KHÔNG NÓI TỚI  báo , đài TV và Radio Việt ngữ ở đây , vì rất nhiều đã bị 'MUA CHUỘC' qua NGHỊ QUYẾT 36 cũa CPVN , thành ra cũng NHẬP NHẰNG TRẮNG ĐEN LẪN LỘN như VN ! )
Còn các trang nhà cũa các cơ quan cũa CP Mỹ chĩ đăng những tin tức về các hoạt động trong lãnh vực mình . Ở VN , bạn cứ vào trang nhà cũa TĐS Mỹ thì biết .

Sunday, June 23, 2013

Thưa các bác ,
A . Bác "KHINH! 20:40 Ngày 23 tháng 6 năm 2013"trên Nguyễn Thông's blog
đã chửi tôi là 'ngu dốt , nói dai . . .' thì tôi xin LỄ ĐỘ trả lời  : những người THÔNG MINH như bác , ĐÃ BIẾT CHÚNG NÓ * BẮT TAY TỪ 1972 , thế mà sau HN Thành Đô lại chịu để cho TQ chụp VÒNG KIM CÔ (VKC) lên đầu  !!! (* Mỹ và TQ) 
1/Để VN hiện nay là nước KHIẾP NHƯỢC tại ĐNA , (thua cả  Philippines - trang bị  vũ khí đệ nhị TC , chưa bao giờ có KỲ TÍCH LẪY LỪNG ĐÁNH THẮNG BA  ĐẾ QUỐC ĐẦU SỎ CỦA THẾ GIỚI ) .
2/Để VN chịu biết bao HỆ LỤY TÁC HẠI như thực phẩm độc hại  . . . phim , sách TQ tràn ngập , sách dành cho trẻ em có bản đồ và cờ TQ , bản đồ VN ko có HS-TS . . .  kể ra cả ngày cũng ko hết .
B . Người THÔNG MINH như bác và Đảng của bác, thường  chửi những người khác ý kiến là "ngu dốt , phản động , tư tưởng phục thù , suy thoái ..." , thế mà lại vẫn tiếp tục NẮM DAO ĐẰNG LƯỡI trong quan hệ hiện nay với TQ !
Có lẽ , do QUÁ NGU nên bọn tôi :
1/ Không biết cách để có thể NẮM DAO ĐẰNG LƯỠI trong dài lâu - mà không bị đứt tay hay chết vì mất máu - như Đảng của bác đang làm .
 2/ Không dám để cho TQ chụp MKC lên đầu , vì bọn tôi , (do tối dạ) ko hiểu hết ý nghĩa CHIẾN LƯỢC của 4 TỐT và 16 CHỮ VÀNG của người láng giềng phương Bắc - như Đảng của bác đã QUÁN TRIỆT .
BỌN TÔI XIN ĐƯỢC NGU NHƯ VẬY , CHỨ KHÔNG DẠI GÌ MÀ 'KHÔN' NHƯ BÁC HAY ĐẢNG CỦA BÁC ĐÂU !
Cuộc sống sinh hoạt cá nhân có thể bị theo dõi từ chính chiếc webcam trên máy tính cá nhân trong phòng bạn.
Một cuộc điều tra do đài BBC Radio 5 thực hiện tìm thấy một vài website được các hacker thường xuyên trao đổi những hình ảnh và video của nhiều người, hầu hết là nữ giới, được ghi lại từ webcam của chính họ mà nạn nhân không hề hay biết.
Những hoạt động của bạn trước webcam có thể bị tin tặc ghi lại mà bạn không hề hay biết - Ảnh minh họa: Telegraph
Những hoạt động của bạn trước webcam có thể bị tin tặc ghi lại mà bạn không hề hay biết - Ảnh minh họa: Telegraph
Cuộc điều tra có sự phối hợp từ phía cảnh sát. Và theo một đại diện từ phía nhà chức trách, các hacker chia sẻ hình ảnh riêng tư “đánh cắp” qua webcam sẽ bị truy tố.
Các website được tìm thấy trong cuộc điều tra thuộc hệ thống “chợ đen” của thế giới ngầm, thường xuyên là nơi trao đổi các “chiến tích” của hacker. Tại đó, những máy tính đã bị hack (chiếm dụng), hình ảnh hay dữ liệu riêng tư bao gồm cả video clip quay từ webcam… đều có thể được mua – bán dễ dàng với vài đôla.
Mức giá “xem trộm webcam” của một phụ nữ trên thị trường “chợ đen” tương đương một đôla. Trong khi đó, với những webcam sở hữu bởi nạn nhân là nam giới thì “giá rẻ như bèo”, 100 máy/đôla.
Một nạn nhân cụ thể trong cuộc điều tra là nữ sinh viên Rachel Hyndman, 20 tuổi, sống tại Glasgow (Scotland). Cô cho biết webcam trên laptop của mình đã tự bật lên khi cô đang xem DVD trên laptop trong phòng tắm.
Theo các chuyên gia, không khó để hacker có thể điều khiển webcam trên thiết bị của nạn nhân. Qua nhiều cách thức như lây nhiễm mã độc dạng trojan trên các website, mở cửa truy xuất từ xa cho hacker. Nhiều loại mã độc có sẵn cả chức năng điều khiển webcam trên máy tính nạn nhân.
Các máy tính xách tay ngày nay hầu hết đều tích hợp sẵn webcam, một số còn ở chuẩn hình ảnh độ nét cao (HD). Các máy tính để bàn cũng có rất nhiều loại webcam đi kèm. Bên cạnh đó, các thiết bị di động cũng luôn có camera mặt trước và sau, thậm chí có cả tivi thông minh (Smart TV) trong danh sách thiết bị có webcam. Do đó, tuy việc hacker chiếm dụng hình ảnh và video từ webcam nạn nhân là hiếm nhưng đây vẫn là nguy cơ có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống riêng tư của mọi người.
Cập nhật bản mới nhất cho hệ điều hành và cơ sở dữ liệu cho các chương trình anti-virus tiếp tục được các chuyên gia bảo mật khuyến cáo, nhằm giảm tối đa nguy cơ trên. Thiết lập chế độ bảo mật ở mức cao để các chương trình anti-virus có thể ngăn chặn xâm nhập từ bên ngoài, và thường xuyên quét hệ thống để diệt mã độc trên thiết bị.
“Có hơn 1.000 loại virus mới được tạo ra mỗi ngày, do đó, cập nhật dữ liệu mới nhất cho chương trình anti-virus là điều rất quan trọng, giúp bạn loại bỏ được hầu hết các nguy cơ”, đó là khuyến cáo từ chuyên gia bảo mật Graham Cluley.
“Đừng click vào các liên kết (link) lạ, các website đáng nghi hoặc mở các tập tin đính kèm trong email lạ. Hãy tắt webcam khi không sử dụng đến, không nên để webcam trong phòng ngủ hay các khu vực riêng tư. Đối với laptop, nên đóng gập màn hình khi không còn sử dụng” – Will Gardner, giám đốc Childnet International.

Saturday, June 22, 2013


Ngô Nhân Dụng
Tuesday, June 18, 2013 5:46:37 PM
Tháng Chín năm 2011, Tổng Thống Miến Ðiện (Myanmar) Thein Sein tuyên bố đình chỉ hợp đồng xây dựng đập nước Myitsone. Bang giao giữa Miến Ðiện và Trung Quốc thay đổi hoàn toàn. Vì ông Thein Sein không hỏi ý kiến, cũng không báo trước cho chính phủ Trung Quốc về quyết định của mình, tuy nói chỉ tạm ngưng nhưng ai cũng hiểu là sẽ chấm dứt công trình đầu tư hơn 3 tỷ 600 ngàn Mỹ kim này.
Chính phủ Miến Ðiện đã ký hợp đồng với Tập đoàn Ðầu tư Ðiện lực Trung Quốc CPI (China Power Investment Corporation) để xây khu đập nước này từ năm 2006, sau nhiều năm nghiên cứu. Gần 500 gia đình, thuộc hai làng đã được lệnh di chuyển chỗ ở từ hai năm trước, nhiều nông dân vẫn quay trở về làng cũ để trồng trọt, vì nơi đất mới khó sống; và phần lớn vẫn chưa nhận được số tiền bồi thường mà công ty CPI hứa hẹn. Trung Quốc đã xây hơn 30 các đập thủy điện ở miền Bắc Miến Ðiện, cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam. Khu đập Myitsone là dự án điện lực lớn nhất mà Trung Quốc thực hiện, nếu được hoàn thành thì sẽ đứng trong năm nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, mà 90% điện sản xuất ra sẽ đáp ứng nhu cầu của tỉnh Vân Nam.
Vì thế, khi ông Thein Sein tuyên bố ngưng dự án xây dựng Myitsone, cả Bắc Kinh đã chấn động, như ông Tần Huy, giáo sư lịch sử ở Ðại học Thanh Hoa nhận xét. Tại sao chính phủ Miến Ðiện lại đơn phương xé bỏ một hợp đồng thương mại lớn như vậy mà không tham khảo ý kiến phía bên kia? Nhất là sau khi hai ông Hồ Cẩm Ðào và Thein Sein vừa mới ký một Hiệp định Hợp tác Mậu dịch Chiến lược, vào Tháng Năm năm 2011, hai tháng sau khi ông Thein Sein lên cầm quyền?
Câu trả lời chính thức của chính phủ Miến là: Vì việc xây dựng đập Myitsone bị dân chúng chống đối.
Vì dân chúng chống đối? Quyết định của chính phủ Miến được đọc lên trong một phiên họp của Quốc Hội ở thủ đô Naypyidaw. Bản thông báo của U Thein Sein nói: “Chính phủ Myanmar do dân chúng bầu lên, phải tôn trọng khát vọng và ý nguyện của nhân dân. Chính phủ cũng có bổn phận phải giải quyết các vấn đề dân chúng đang lo lắng. Vì vậy, trong nhiệm kỳ của tôi, tôi quyết định ngưng không xây dựng đập Myitsone nữa.” U Thein Sein cử ông ngoại trưởng sang Bắc Kinh, cũng chỉ để giải thích như vậy.
Trong cuộc bang giao giữa các nước, ít có một chính phủ nào lại giải thích với một nước láng giềng to lớn về một hành động chấm dứt hợp tác, mà lại chỉ nêu lên một lý do giản dị như vậy: Vì dân phản đối.
Quả thật, dân Miến Ðiện đã bày tỏ ý kiến, họ chống đối cả mối quan hệ ngoại giao mà họ thấy người cầm quyền nước họ giống như đã nằm trong túi của nước láng giềng. Bao nhiêu tài nguyên gỗ rừng, mỏ ngọc thạch đều do các ông chủ Trung Hoa khai thác, để bán rẻ sang Tàu. Trong các cuộc biểu tình, thanh niên Miến Ðiện trương lên những biểu ngữ viết, “Ðây là nước Myanmar! Tự Do cho Myanmar! Quỷ ÐraCuLa Trung Quốc cút đi!” (được viết bằng tiếng Anh một cách vụng về: “This is Myanmar Country! Freedom of Myanmar! Dracular (sic) China Get Out!”)
Vụ xây đập Myitsone là giọt nước sau cùng làm tràn ly. Không riêng gì nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi mà dư luận của giới trí thức, sinh viên, các người bảo vệ môi trường, các chùa Phật Giáo, cả giáo hội Báp Tít trong tiểu bang Kachin, vùng xây đập nước, cũng lên tiếng phản đối. Bắc Kinh đã cử Giáo Sư Tần Huy (Qin Hui) qua Miến Ðiện, đi một vòng trong tỉnh Kachin để tìm hiểu. Nhà sử học này nhận thấy khu Myitsone được người dân Kachin coi như một vùng đất thiêng liêng, có người so sánh với Jerusalem của Thiên Chúa Giáo và Mecca của Hồi Giáo. Ðây là nơi giao lưu của hai con sông Mali và N’Mai trước khi đổ vào sông Irrawaddy, dòng sông chính tạo nên xứ Miến Ðiện, giống như sông Cái (Hồng Hà) của người Việt. Người Miến và người Kachin cùng xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, từ dăm ngàn năm trước đã kéo xuống đây. Myitsone nghĩa là Hợp Lưu, nơi các con sông tụ lại. Riêng người Kachin thì vẫn quy tụ trong vùng này và từ nhiều thế kỷ, vẫn tiếp tục tranh đấu đòi thêm quyền tự trị. Truyền thuyết nói rằng đây chính là nơi sinh của một “Vua Rồng, Long Quân,” vị thủy tổ của người Kachin, và các con cháu ông. Một thanh niên địa phương nói với Giáo Sư Tần Huy: “Nếu phải xây đập, tại sao họ lại chọn xây ở chỗ này? Họ không hề hỏi ý kiến chúng tôi. Chỉ có mấy ông tướng và mấy ông chủ người Trung Hoa quyết định, rồi họ ra tay làm!”
Cho tới khi Thein Sein quyết định ngưng. Vì dự án bị dân chúng Miến Ðiện phản đối. Quyết định này bất ngờ và can đảm. Vì hai nước đã kết nghĩa từ hơn 20 năm rồi. Khi bị thế giới tẩy chay vì đàn áp đối lập, từ năm 1988 chính quyền quân phiệt Miến Ðiện coi Trung Cộng là chỗ dựa an toàn duy nhất. Trung Quốc là nguồn cung cấp vốn đầu tư lớn nhất và ngoại thương nhiều nhất với Miến Ðiện, qua mặt Thái Lan từ mấy năm qua. Trung Quốc đã xây xa lộ nối liền thành phố Mandalay với Yangoon bên bờ Vịnh Thái Lan, và xa lộ nối liền Yangoon với hải cảng Sittwe bên bờ vịnh Bengal. Ðó sẽ là con đường ngắn nhất nối tỉnh Vân Nam sang Ấn Ðộ dương. Họ thiết lập hai đường ống từ bờ biển Miến ở vịnh Bengal, dẫn dầu và khí đốt nhập cảng từ Trung Ðông, lên tới tỉnh Vân Nam. Họ xây dựng nhiều bến cảng trên bờ vịnh này, cả một căn cứ truyền tin điện tử ngó thẳng sang Ấn Ðộ, một nước thù địch.
Tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Trung Quốc luôn phủ quyết các nghị quyết cấm vận Miến Ðiện. Họ cung cấp cho Miến Ðiện các phi cơ chiến đấu, xe thiết giáp, tầu chiến; và họ huấn luyện Bộ binh, Hải quân và Không quân Miến.
Thực ra phong trào phản đối xây đạp Myitsone ở Miến Ðiện thật ra không được biểu hiện mạnh mẽ và rộng lớn như phong trào phản đối việc khai thác bô xít ở Việt Nam. Dân Miến Ðiện cũng không biểu tình chống Trung Cộng nhiều lần và kéo dài nhiều năm hơn dân Việt Nam. Nhưng chính quyền Miến Ðiện không ngoan cố lên ti vi tuyên bố, “Xây đập Myitsone là một chính sách lớn của Ðảng và nhà nước” như Nguyễn Tấn Dũng đã quả quyết để hăm dọa, bịt miệng dân Việt Nam.
Quan hệ giữa hai nước đã thay đổi. Ngay khi ông Thein Sein giải thích quyết định ngưng xây đập Myitsone với một lý do duy nhất: Vì dân Miến Ðiện phản đối. Với lời giải thích đó, Thein Sein đã thay đổi “luật chơi” trong quan hệ giữa hai nước. Ông viện dẫn một quy tắc: “Chúng tôi do dân chúng bàu lên, cho nên phải tôn trọng ý nguyện của dân.”
Trước khi Thein Sein nói câu đó, cuộc bang giao giữa hai nước hoàn toàn do các tướng lãnh quân phiệt và “các ông chủ Trung Hoa” quyết định. Nay, thêm một cầu thủ mới ra sân: Dân Miến Ðiện. Và Thein Sein đã nhường cho cầu thủ mới quyết định cuộc chơi. Quyết định này còn được thể hiện trong chính sách nội bộ ở nước Miến Ðiện.
Một tháng trước quyết định Myitsone, Thein Sein đã mời lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tới gặp để bắt tay nhau, mở đầu tiến trình dân chủ hóa. Trước đó, Thein Sein đã bãi bỏ lệnh kiểm duyệt báo chí và kiểm soát các mạng Internet. Trong bản báo cáo về quyền tự do báo chí cho năm 2011-12, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã nâng Miến Ðiện từ hạng 169 lên hạng 151, cao hơn Lào, Việt Nam, chỉ thua Singapore hai bậc; và cao hơn Trung Quốc 23 bậc. Ðảng đối lập Liên minh Dân tộc Dân chủ đã được công nhận và được mời tham dự một cuộc bầu cử bổ túc vào Quốc Hội. Cuộc bỏ phiếu tự do và thẳng thắn, phe đối lập thắng 43 trong số 44 ghế tranh đua. Cả thế giới ngạc nhiên. Ngày nay dân Miến Ðiện có quyền xuất bản báo tự do, tiếng nói của người dân được cất lên. Một đạo luật mới ra đời, công nhận quyền tự do lập công đoàn của người lao động. Có thể nói, ông Thein Sein đã thay đổi luật chơi trên cả hai sân: trong nước và đối ngoại. Và ông được ngay cả các nhà tranh đấu cho dân chủ ở Miến Ðiện kính trọng và tin tưởng.
Tại sao chính quyền quân phiệt Miến Ðiện dám thay đổi nhanh như vậy? Vì họ có can đảm công nhận chính họ đã sai lầm. Từ năm 1962, Tướng Newin cướp chính quyền, công bố theo chủ nghĩa xã hội, đánh tư sản, ngưng giao thương với các nước tư bản; họ đã đưa đất nước vào tình trạng suy đồi, rõ rệt nhất là về kinh tế. Năm 1962, lợi tức theo đầu người ở Miến Ðiện lên tới 670 Mỹ kim một năm, cao gấp đôi Thái Lan và gấp ba lần Indonesia. Sau nửa thế kỷ, lợi tức bình quân của dân Miến Ðiện hiện thấp nhất vùng Ðông Nam Á, bằng một phần sáu dân Thái Lan, một phần ba dân Indonesia. “Chủ nghĩa Xã hội lối Miến Ðiện” hoàn toàn thất bại. Nhưng một ưu điểm của chính quyền quân phiệt là họ không tôn thờ chủ nghĩa Mác-LêNin, không nô lệ một ý thức hệ ngoại lai. Các tướng lãnh vẫn coi sứ mạng của họ là bảo vệ dân, giúp nước, chứ không nhập cảng một ý thức hệ như một tôn giáo mới, bắt toàn dân phải theo. Do đó, khi nhìn thấy con đường sai lầm về cả kinh tế lẫn chính trị, họ có thể sửa đổi tất cả chính sách nội trị và ngoại giao mà không luyến tiếc, rũ bỏ một quá khứ đen tối để đi theo con đường mới.
Chính phủ Miến Ðiện đã thay đổi luật chơi với Trung Cộng, nhân danh nguyện vọng và quyền lợi của người dân.
Dân Miến Ðiện đã bước vào sân cỏ, bắt đầu tham dự cuộc chơi dân chủ. Ðến bao giờ nước Việt Nam mới có những người cầm quyền đủ can đảm như vậy?
KHÔNG ACCESS ĐƯỢC VÀO YAHOO MAIL .

Nếu đang dùng Firefox thì vào Tools , chọn Options (H.1) . Chọn Clear History When Firefox Closes , chọn Settings (H.2) .  Khi bản Settings for Clearing History hiện ra , chọn OK (H.3) . Chọn OK lần nữa (H.4) .
Sau đó vào Yahoo Mail để đăng nhập lần nữa . Chúc bạn thành công .

HÌNH 1
HÌNH 2
HÌNH 3
HÌNH 4

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Hoãn thông qua Luật Đất đai là bước lùi tích cực

VIỆT NAM - PHỎNG VẤN
Như chúng tôi đã loan tin, Quốc hội Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 5 đã quyết định hoãn việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi, đồng thời thông qua nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp. RFI Việt ngữ đã phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vấn đề này.

RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, ông có nhận xét như thế nào về sự kiện Quốc hội vừa qua đã hoãn lại việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi sang kỳ họp lần tới ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người nông dân là người chịu rất nhiều thiệt thòi, và đã hy sinh rất nhiều. Trong hai cuộc chiến tranh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hứa hẹn và dùng khẩu hiệu « Người cày có ruộng » để phát động quần chúng tham gia cuộc kháng chiến. Nhưng có điều hết sức nghịch lý: Sau khi đã giành được độc lập, thống nhất đất nước rồi, thì Nhà nước lại lấy lại đất của dân, và không công nhận quyền sở hữu đất đai cho họ.
Tôi cho đây là sự phản bội rất lớn đối với người nông dân. Bởi vì nói đến đất đai, thì đại bộ phận là nông dân. Thành ra đây là một vấn đề làm cho người nông dân rất bất bình. Do đó diễn ra rất nhiều cuộc đấu tranh. Mà không chỉ người nông dân, nói chung là vấn đề đất đai lại đang trở thành vấn đề nóng. Một vấn đề rất là vô lý, đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích của quần chúng.
Nhưng Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không nghe ý kiến của nhiều chuyên gia, trí thức và kể cả không thấy hậu quả nghiêm trọng trong những cuộc có thể nói là nổi dậy của người nông dân, như của Đoàn Văn Vươn, ở Văn Giang hay nhiều vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là mối đe dọa cho sự tồn vong của chế độ.
Nhưng tôi rất ngạc nhiên là một vấn đề hiển nhiên như vậy, nhưng Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không thấy. Vẫn khăng khăng đưa vào Hiến pháp sửa đổi mới đây trình trước Quốc hội, là vẫn không công nhận quyền sở hữu về đất đai, mà vẫn là sở hữu toàn dân, đất đai do Nhà nước quản lý. Còn tệ hơn nữa, là công nhận việc giải tỏa đền bù đối với các dự án kinh tế. Đó là một bước thụt lùi rất lớn đối với Luật Đất đai mà hiện nay các vị đại biểu Quốc hội không thông qua, chưa thông qua.
RFI : Có một thực tế là đại biểu Quốc hội Việt Nam hầu hết là đảng viên, nhiều người chỉ tham gia một cách hình thức …
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Thật ra đây không phải là đại biểu Quốc hội, nhưng rõ ràng ý nguyện của người dân, và nó phản ảnh qua một phần nào đó thôi. Bởi vì có thể nói Quốc hội Việt Nam bây giờ vẫn là Quốc hội hình thức, mà chúng tôi thường nói với nhau đây là Quốc hội minh họa - minh họa cho đường lối chủ trương của Đảng. Nhưng cũng có những lúc nào đó, cái sự thật hiển nhiên đó, là đất đai phải thuộc về tay người dân, đã làm cho một số đại biểu Quốc hội phải suy nghĩ, phải công nhận cái thực tế đó. Và họ thấy rằng nếu thông qua Luật Đất đai, thì nguy cơ lớn nhất của chế độ có thể sụp đổ vì sự phẫn nộ, bất bình của nông dân.
Bởi vì dù có công nghiệp hóa thì hiện nay ở Việt Nam đại bộ phận là nông dân, hoặc con em của họ đi ra thành thị học ở các trường đại học cũng có nguồn gốc nông dân. Đa số nhân dân đều dính dáng tới vấn đề đất đai cả, thành ra vấn đề này nếu không giải quyết thì trước sau gì cũng có những cuộc bùng nổ, mà Đoàn Văn Vươn, Văn Giang hay nhiều nơi khác chỉ là một loài chim báo bão. Báo một cơn bão sẽ ập đến nếu mà không giải quyết một cách triệt để.
Do đó buộc lòng Quốc hội phải tạm thời chưa thông qua, để mà còn tính toán nữa. Mặc dù dự thảo về Luật Đất đai là Đảng và Nhà nước đã thông qua rồi, bộ máy cầm quyền đã thông qua rồi. Nhưng bây giờ Quốc hội đề nghị ngưng lại, thì đó cũng là một điều phản ảnh được rằng, đứng trước áp lực dư luận xã hội, Đảng và Nhà nước phải suy nghĩ và phải dựa trên những cơ sở mà các đại biểu của người dân – tuy là hình thức – nhưng họ cũng phải e dè. Vì vậy họ có chủ trương tạm ngưng lại, không thông qua trong kỳ họp này.
Tôi nghĩ đó là một điểm phản ánh tình hình là ở Việt Nam đang dần dần hình thành một xã hội công dân, một xã hội dân sự, trong đó các tổ chức, các đoàn thể, Quốc hội…của Nhà nước, hay là những tổ chức « ngoài luồng », báo chí « lề phải », « lề trái »… tạo thành sức mạnh.
Ví dụ như kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp, hay của 40 người phản đối dự thảo Hiến pháp – mà tôi cho kiến nghị của 40 người rất là triệt để, nói rất thẳng thắn. Rõ ràng hình thành một khối công dân dám đứng lên nói tiếng nói trung thực của mình. Cái xã hội công dân mới manh nha đó có tác động đến Quốc hội. Nó làm cho cái thành phần - có thể nói cũng tiến bộ trong Quốc hội - có những ý kiến khác với ý kiến của Đảng và Nhà nước, mặc dù những đại biểu đó cũng là đảng viên.
Thành ra tình hình hiện nay là ngay trong Đảng cũng có nhiều người phản đối lại các chủ trương chính sách hiện nay không hợp lòng dân, đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân tộc. Tôi cho đó là hiện tượng rất đáng mừng, và dù sao cũng ghi nhận một cách công bằng là, việc Quốc hội vừa rồi không thông qua cũng là một điểm son. Nó đánh dấu một điều rằng nếu Quốc hội dựa trên nguyện vọng, ý chí của người dân để thẩm định những luật, những dự án của chính phủ, thì sẽ có tác động rất tốt đến đời sống xã hội.
RFI : Như vậy theo ông, cho dù đây chỉ là một bước lùi tạm thời để hạ nhiệt tình hình, thì vẫn là một điểm tích cực phải không ạ ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Đúng rồi. Ví dụ như dự thảo Hiến pháp lần thứ tư trình ra Quốc hội rất là bảo thủ, tệ hại hơn cả ý kiến mà chính phủ và Mặt trận Tổ quốc đưa qua, có thể nói là không tiếp nhận gì hết mà thậm chí còn lạc hậu hơn cái cũ. Điều đó chứng tỏ trong bộ máy Đảng và Nhà nước hiện nay, những thế lực bảo thủ không muốn thay đổi, và không đặt lợi ích đất nước, lợi ích của tổ quốc lên trên, mà đặt lợi ích nhóm, gia đình và cá nhân của họ.
Trong tình hình như vậy thì việc Quốc hội không thông qua Luật Đất đai tôi cho cũng là điều đáng mừng. Nhưng chúng ta cũng phải cảnh giác là, đôi lúc đứng trước công luận như vậy, thì có thể những người bảo thủ trong Đảng và Nhà nước có một bước lùi, nhưng mà biết đâu cũng như dự thảo Hiến pháp vừa rồi, họ sẽ vẫn cứ giữ những điều đó. Thành ra chúng tôi nghĩ là nhiệm vụ của xã hội công dân, của nhân sĩ trí thức, của các đại biểu Quốc hội hiện nay là đấu tranh chống lại khuynh hướng bảo thủ - khuynh hướng luôn đi ngược lại lợi ích của đất nước, của tổ quốc chúng ta.
RFI : Xin cám ơn luật gia Lê Hiếu Đằng đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay.