Trần Kinh Nghị - Đôi điều tai nghe mắt thấy trên đất Lào
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 26 tháng sáu năm 2013
Rừng Lào còn rất nhiều gỗ quý |
Đã nhiều lần muốn đi cho biết nước Lào, nhưng đến giờ tôi mới thực hiện
được khi đã ở tuổi thất thập...Kể ra là quá muôn, nhưng còn hơn không!
Điều thú vị là chuyến đi toàn bằng đường bộ, nên được ngắm ngía cái
vùng "đất rộng người thưa" của nước bạn láng giềng đặc biệt. Thời gian ở
trên đất Lào thực sự chỉ 5 ngày là quá ngắn để nói về đất nước và con
người..., có lẽ chỉ đủ để ghi lại một vài cảm nhận dưới đây.
Đất nước xanh, sạch, đẹp
Đi đâu cũng thấy rừng và màu xanh cây cỏ, thích nhất là vùng đất mầu mỡ bạt ngàn từ Bắc xuống Nam dọc sông Mêkông. Bất giác mình liên tưởng đến đất nước Việt Nam- nơi mà đi đâu cũng thấy toàn người là người với núi đồi trọc lóc loang lổ và nhiều vùng đất ngập trong bụi bậm và rác phế thải...
Có một điều đáng tiếc là, đến "đất nước triệu voi" nhưng lại chưa được thấy một con voi nào. Thay vào đó mình thấy rất nhiều ô tô các loai, không chỉ tại các thành phố và thị trấn mà tận các vùng nông thôn cũng thấy nông dân dùng xe ô tô đi làm đồng...trông giống cảnh một số vùng nông thôn Châu Âu vậy! Nhà cửa bên đường cũng khá khang trang sạch đẹp ở đó người dân sống hiền hòa, thảnh thơi, không nhộn nhạo, bon chen...như ở Việt Nam. Có lẽ Lào là một trong những thiên đường còn sót lại giành cho những ai muốn sống một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
Người Việt nên sang Lào học kinh nghiệm điều hành xe bus
Hôm đi qua biên giới Thái lan lúc đầu mình rất ngại phải đi bằng xe bus
của Lào đoạn từ Vientian đến Cầu Hữu nghị I. Nhưng khi đi mới biết đó
là một tuyến xe bus hoàn hảo đến bất ngờ. Có thể nói, không chỉ xe mà
cả tài xế và phong cách phục vụ đều đạt chuẩn châu Âu. Xe rất sạch, máy
chạy êm, có điều hòa mát rượi, mọi trang thiết bị đều hợp thời và an
toàn, cửa xe đóng mở hoàn toàn tự động rất thuận tiện cho hành khách khi
lên xuống. Thật không ngờ người Lào rất có ý thức giữ trật tự, vệ sinh
và nhường nhịn lẫn nhau khi đi xe, tuyệt đối không có cảnh chen lấn ồn
ào và nạn cướp giật như xe bus ở Việt Nam.
Cả chiếc xe đồ sộ với hơn 50 ghế ngồi và khách thường xuyên lên xuống tại các bến, nhưng chỉ có một người lái xe kiêm bán vé, thu tiền đồng thời nhận và trả hành lý cho khách nếu có hàng gửi kèm. Có lẽ đây là điều chưa từng thấy với ngành xe bus ở Việt Nam thì phải(?). Thiết nghĩ người Việt không cần đi đâu xa mất thời gian và tốn kém, hãy sang Vientian mà học người Lào vận hành xe bus!
Cả chiếc xe đồ sộ với hơn 50 ghế ngồi và khách thường xuyên lên xuống tại các bến, nhưng chỉ có một người lái xe kiêm bán vé, thu tiền đồng thời nhận và trả hành lý cho khách nếu có hàng gửi kèm. Có lẽ đây là điều chưa từng thấy với ngành xe bus ở Việt Nam thì phải(?). Thiết nghĩ người Việt không cần đi đâu xa mất thời gian và tốn kém, hãy sang Vientian mà học người Lào vận hành xe bus!
Người Việt ra nước ngoài tử tế hơn trong nước?
Có lẽ "đất lành chim đậu" nên nhiều người Việt đã và đang sang định cư
tại Lào, không chỉ ở thành thị mà tại nhiều vùng nông thôn. Trong chặn
đi, chúng tôi đã dừng xe ăn trưa tại một quán ăn ven đường ở vùng Trung
Lào cách cửa khẩu Cầu Treo độ 200 km. Quán ăn này của một gia đình
người Nghệ An mới sang sinh sống được vài năm. Nếu không có mấy giòng
chữ Việt trước quán chắc chúng tôi không thể biết họ là người Việt, vì
trông họ rất giống người Lào
Anh chủ quán cho biết, từ khi sang đây gia đình anh được chính quyền và nhân dân địa phương chào đón và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh sống và làm ăn. Việc đăng ký cư trú vô cùng đơn giản và thuận tiện. Các quan chức chính quyền địa phương không hề có hiện tượng gây khó dễ hoặc vòi vĩnh tiền bạc... và anh này đã không quên so sánh: "...như thường thấy khi còn ở bên Việt Nam". Từ ngày bắt đầu mở cửa hàng được hơn một năm nay nhưng anh chỉ phải nộp thuế kinh doanh một lần với số tiền không đáng kể, ngoài ra chưa hề mất một thứ tiền thuế hay lệ phí gì khác. Nghĩa là mọi việc thật thuận tiện đối với họ tại nơi "đất khách quê người" chỉ cách xa quê mình vài trăm km! Đó không phải một vài trường hợp đơn lẽ mà là tình hình chung phổ biến đối với người Việt đang sinh sống tại Vientian và các nơi khác ở Lào. Trong chặng đường về, khi đi qua Pắc xế chúng tôi cũng đã chọn một cửa hàng ăn của người Việt khác mặc dù có người cảnh báo "Cửa hàng này bán đắt lắm!".
Đó là một cửa hàng mà người chủ là hậu duệ của của một gia đình từ Nam Định di cư vào Nam hồi 1954 rồi sang Lào định cư. Bản thân ông chủ quán được sinh ra tại Lào nhưng nói tiếng Việt rất sõi, vì cả nhà vẫn sử dụng tiếng Việt với nhau và vợ chồng ông cùng con cháu hàng năm vẫn trở về thăm quê tận Nam Định. Ông tự hào khoe tấm ảnh to treo trên tường có đông đủ các thành viên gia đình, trong đó có người đang định cư tại Mỹ, Úc...; riêng cặp vợ chồng anh con trai thứ vẫn ở lại Pắc xế để kế nghiệp cửa hàng ăn của bố mẹ. Bữa ăn tại cửa hàng này đúng là có đắt hơn so với mặt bằng giá ở Lào. Nhưng đó là môt cửa hàng khá chuyên nghiệp.
Qua những cuộc gặp gỡ trò chuyện với một số người Việt tại Lào, tôi lại nhớ đến những cộng đồng người Việt bên Đan Mạch và Châu Âu hay Châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng quen biết và nhận thấy một đặc điểm chung là hầu hết người Việt khi ra nước ngoài đều có cuộc sống tốt và thành đạt hơn khi ở trong nước đồng thời họ cũng luôn gìn giữa tình yêu quê quê hương sâu đậm. Nói cách khác người Việt khi ra nước ngoài thường trở nên tử tế hơn so với trong nước. Vẫn biết "mọi sự so sách đều khập khiểng", nhưng đây là một cảm nhận được chia sẻ bởi rất nhiều người, từ kiều bào đến lưu học sinh và cả những người chưa một lần ra nước ngoài. Lý do tại sao thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng đó là một sự thật.
Đường Trung Quốc tốt hơn đường Việt Nam
Anh chủ quán cho biết, từ khi sang đây gia đình anh được chính quyền và nhân dân địa phương chào đón và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh sống và làm ăn. Việc đăng ký cư trú vô cùng đơn giản và thuận tiện. Các quan chức chính quyền địa phương không hề có hiện tượng gây khó dễ hoặc vòi vĩnh tiền bạc... và anh này đã không quên so sánh: "...như thường thấy khi còn ở bên Việt Nam". Từ ngày bắt đầu mở cửa hàng được hơn một năm nay nhưng anh chỉ phải nộp thuế kinh doanh một lần với số tiền không đáng kể, ngoài ra chưa hề mất một thứ tiền thuế hay lệ phí gì khác. Nghĩa là mọi việc thật thuận tiện đối với họ tại nơi "đất khách quê người" chỉ cách xa quê mình vài trăm km! Đó không phải một vài trường hợp đơn lẽ mà là tình hình chung phổ biến đối với người Việt đang sinh sống tại Vientian và các nơi khác ở Lào. Trong chặng đường về, khi đi qua Pắc xế chúng tôi cũng đã chọn một cửa hàng ăn của người Việt khác mặc dù có người cảnh báo "Cửa hàng này bán đắt lắm!".
Đó là một cửa hàng mà người chủ là hậu duệ của của một gia đình từ Nam Định di cư vào Nam hồi 1954 rồi sang Lào định cư. Bản thân ông chủ quán được sinh ra tại Lào nhưng nói tiếng Việt rất sõi, vì cả nhà vẫn sử dụng tiếng Việt với nhau và vợ chồng ông cùng con cháu hàng năm vẫn trở về thăm quê tận Nam Định. Ông tự hào khoe tấm ảnh to treo trên tường có đông đủ các thành viên gia đình, trong đó có người đang định cư tại Mỹ, Úc...; riêng cặp vợ chồng anh con trai thứ vẫn ở lại Pắc xế để kế nghiệp cửa hàng ăn của bố mẹ. Bữa ăn tại cửa hàng này đúng là có đắt hơn so với mặt bằng giá ở Lào. Nhưng đó là môt cửa hàng khá chuyên nghiệp.
Qua những cuộc gặp gỡ trò chuyện với một số người Việt tại Lào, tôi lại nhớ đến những cộng đồng người Việt bên Đan Mạch và Châu Âu hay Châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng quen biết và nhận thấy một đặc điểm chung là hầu hết người Việt khi ra nước ngoài đều có cuộc sống tốt và thành đạt hơn khi ở trong nước đồng thời họ cũng luôn gìn giữa tình yêu quê quê hương sâu đậm. Nói cách khác người Việt khi ra nước ngoài thường trở nên tử tế hơn so với trong nước. Vẫn biết "mọi sự so sách đều khập khiểng", nhưng đây là một cảm nhận được chia sẻ bởi rất nhiều người, từ kiều bào đến lưu học sinh và cả những người chưa một lần ra nước ngoài. Lý do tại sao thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng đó là một sự thật.
Đường Trung Quốc tốt hơn đường Việt Nam
Một tuyến đường ở ngoại ô Vientian |
Khi còn ở trong nước tôi cứ nghĩ đường sá ở Lào chắc phải kém
hơn ở Việt Nam. Nhưng từ khi bước chân qua Lào ý nghĩ có đã nhanh chóng
thay đổi. Những con đường mà xe chúng tôi đi qua nói chung đều khá
phẳng, thậm chí phẳng hơn cả đường Láng-Hòa Lạc, và rất ít ổ gà, trừ một
vài đoạn đang thi công sửa chữa. Có một nhược điểm tương tự với Việt
Nam là hệ thống biển hiệu chỉ đường thường thiếu rành mạch, khó nhận
biết từ xa, khiến người tham gia giao thông khó định hướng khi ngồi trên
xe, nên thỉnh thoảng phải dừng xe để hỏi đường cho chắc ăn. Tuy nhiên,
nhìn chung, với một đất nước có địa hình rừng núi, dân cư thưa thớt
như Lào thì việc quản lý và duy tu bảo dưỡng một hệ thống đường bộ
thuận tiện như vậy là rất đáng khích lệ. Riêng tuyến đường 13 nối Bắc
và Nam Lào phải nói là một trong những tuyến đường đẹp của Đông Nam Á
nhờ địa thế chạy dọc sông Mê công và chạy qua cao nguyên Poloven rộng
lớn. Những tuyến đường dẫn đến các cửa khẩu với Việt Nam cũng đang được
cải thiện ngày một ngày hai, nhất là từ khi có thỏa thuận thông xe
đường bộ giữa hai nước, những tuyến đường này ngày càng trở nên đông
nhộn nhịp hơn. Điều này rất thiết thực cho việc thúc đẩy quan hệ thương
mại và du lịch, đặc biệt tạo điều kiện để nhân dân Lào có thể đến với
bờ biển Việt Nam và thưởng ngoạn những thứ mà Lào không có.
Tuy nhiên có một hiện tượng đáng buồn và đáng xấu hỗ liên quan đến chất lượng các con đường mà người Việt Nam đã giúp xây dựng trên đất Lào cũng như trên đất Cămphuchia. Trong chuyến đi này chúng tôi nhiều lần nghe người dân Lào bông đùa với hai từ "đường Việt Nam", "đường Trung Quốc" để phân biệt những đoạn đường xấu và tốt trên đất nước của họ. Vậy đấy, khi chưa có ai khác để so sánh thì chất lượng những con đường do Việt Nam xây dựng tốt/xấu bạn Lào không mấy để ý. Nhưng từ khi người Trung Quốc mở rông ảnh hưởng xuống Lào và Campuchia thì những yếu điểm của công nghệ làm đường Việt Nam vốn không chỉ cẩu thả mà còn bị "ăn bớt" đã bắt đầu bộc lộ. Mong rằng các nhà quản lý Việt Nam hãy coi đây là bài học cuối cùng đối với họ. Dân gian nói: "Ăn trước trả sau, đau hơn hoạn" quả không sai. Cách làm đường như thế không chỉ ảnh hưởng xấu đối với giao thông mà chính là sự lãng phí vốn đầu tư không thể tha thứ, và giờ đây còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của đất nước.
Thay cho lời kết
Tuy nhiên có một hiện tượng đáng buồn và đáng xấu hỗ liên quan đến chất lượng các con đường mà người Việt Nam đã giúp xây dựng trên đất Lào cũng như trên đất Cămphuchia. Trong chuyến đi này chúng tôi nhiều lần nghe người dân Lào bông đùa với hai từ "đường Việt Nam", "đường Trung Quốc" để phân biệt những đoạn đường xấu và tốt trên đất nước của họ. Vậy đấy, khi chưa có ai khác để so sánh thì chất lượng những con đường do Việt Nam xây dựng tốt/xấu bạn Lào không mấy để ý. Nhưng từ khi người Trung Quốc mở rông ảnh hưởng xuống Lào và Campuchia thì những yếu điểm của công nghệ làm đường Việt Nam vốn không chỉ cẩu thả mà còn bị "ăn bớt" đã bắt đầu bộc lộ. Mong rằng các nhà quản lý Việt Nam hãy coi đây là bài học cuối cùng đối với họ. Dân gian nói: "Ăn trước trả sau, đau hơn hoạn" quả không sai. Cách làm đường như thế không chỉ ảnh hưởng xấu đối với giao thông mà chính là sự lãng phí vốn đầu tư không thể tha thứ, và giờ đây còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của đất nước.
Thay cho lời kết
Một gia đình người Lào đi nghĩ cuối tuần tắm biển Quảng Bình |
Không biết có được mọi người chia sẻ không, nhưng với tôi, nước Lào là
một kho báu, cả theo nghĩa đen và bóng, và giữ một vị trí địa chiến lược
cực kỳ xung yếu đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tăng cường
bành trướng của siêu cường Trung Quốc. Ngược lại, người Lào cũng rất cần
dựa vào Việt Nam, đặc biệt là nhu cầu như một cửa ngõ thông ra Biển
Đông và thế giới. Cụm từ "quan hệ đặc biệt" là hoàn toàn chính xác đối
với hai quốc gia dân tộc này. Và phải chăng đã đến lúc để hai nước "cụ
thể hóa" mối quan hệ đặc biệt này theo hai hướng chính là "lên rừng và
ra biển" như vốn đã có trong truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân mà tôi
thiển nghĩ không phải chỉ của người Việt Nam mà của người Bách Việt
xưa, trong đó có cả các dân tộc Lào ?
Trần Kinh Nghị
(Blog Trần Kinh Nghị)
No comments:
Post a Comment