Wednesday, July 31, 2013

THƯ GỬI ANH TMĐ

THƯ GỬI ANH TMĐ :

Thưa anh chũ blog ,
Nếu anh thấy còm này quá nhạy cảm thì cứ xóa . Vì đây là thời điểm cũa SỰ THẬT , nên ko thể né tránh được .
Thưa bác TMĐ ,
Như đã nói nhiều lần , với một cơ chế đầy khuyết tật , chúng ta đừng bao giờ hay hy vọng có được sản phẩm tốt .
Bác thấy tôi có bao giờ chửi ông Dũng , ông Trọng hay ông Đỗ hữu Ca . Vì các ông ấy đều là sản phẩm cũa cơ chế này .
Sở dỉ tôi 'đụng' tới bác vì bác cứ binh vực cho cái cơ chế đầy khuyết tật này . Tôi luôn quan niệm : với cái MÁY CÁI đầy khuyết tật này , cách tốt nhứt là THAY bằng một máy cái tốt hơn .
Thế tại sao 'họ' không bắt chước Myanmar ?
Bởi vì các lẽ :
1/ Sẽ mất quyền lợi (tham quyền cố vị) .
2/ Nếu nhìn qua lăng kính tâm linh , dân VN đang chịu một cái NGHIỆP (karma) rất nặng . Chiến tranh từ 1945-54 , sau đó CT giải phóng miền Nam - xin được dùng từ cũa người CS . Sau 1975 , hòa bình được vài năm thì cuộc chiến ở phía Nam và sau đó ở phía Bắc kéo dài đến 1988 . Sau đó , 'bình thường hóa' với nước - trước đó chưa đầy 10 năm là kẽ thù cũa mình .
(Sau 1975 , có lúc ông Lê Duẫn muốn bình thường hóa với Mỹ , nhưng lại đòi bồi thường chiến tranh , Mỹ ko chịu ; lúc VN bỏ yêu cầu này , thì Mỹ đã bắt tay với TQ .
Theo ông Trần Quang Cơ , nếu VN đừng đòi hỏi quá đáng , 2 nước đã bình thường hóa vì TT Carter muốn giải quyết vấn đề MIA , như đã hứa lúc tranh cử .
Đây là trớ triu cũa lịch sữ) .
Như trong bài viết trước đây trên blog này , Myanmar đã chịu ơn TQ rất nhiều , nhưng họ không 'mắc nợ' TQ - như VN đã làm trong quá khứ . Nếu người CS TQ không làm chũ Hoa lục năm 1949 thì VN làm sao mở các chiến dịch như đường số 4 hay trận Điện biên Phũ . Hay phát động Cãi cách Ruộng đất năm 1956 , mà nạn nhân đầu tiên là bà Nguyễn thị Năm - người đã nuôi dưỡng , dấu diếm các lảnh đạo CS trong nhà . Họ đã làm theo lịnh cũa cố vấn TQ Trần Canh .
Trong cuộc chiến giải phóng miền Nam , TQ đã giúp VN rất nhiều (ngoài chiến cụ , đạn dược , xăng dầu , cã những vật dụng cho cuộc sống hàng ngày cũa nhân dân miền Bắc, TQ cũng cung cấp . . .thời tôi đi tù ở miền Bắc , cái quần lót - mà chúng tôi mặc cũng do TQ sản xuất . . . CA thì mặc áo lạnh 2 lớp cũa TQ  . . .máy nông cụ gần như là sản xuất ở TQ . . . Nhưng điều quan trọng là lệ thuộc về CHÍNH TRỊ , nhứt là sau HN Thành đô .
Xin hỏi thật bác một câu : thời bác tranh đấu chống chế độ 'Mỹ Ngụy' , bác có nghĩ rằng ngày nay nó như thế này không !
Không biết bác nghĩ như thế nào chứ Huỳnh ngọc Chênh , Huỳnh Tấn Mẫm , Hà đình Nguyên , hay Lê hiếu Đằng , và nhiều cựu SV đã từng  tranh đấu trước 1975 đã dám nói lên cãm nghĩ cũa họ .
Đặc biệt là HNC là con nhà CS nòi vì cha mẹ đều là CS (cha là bí thư chi bộ cũa một làng ở Quãng nam) ; nhưng ngày nay đã đề cao và luyến tiếc nền giáo dục đã đào tạo ông mà ko phân biệt đối xử .


TỰ CỨU LẤY MÌNH .

Thưa quí vị ,
Tôi có một đứa cháu gái 17 tuổi . Mổi lần , gọi điện thoại nói chuyện với mẹ nó đều nghe than thỡ ,  tốn kém rất nhiều với nó , ngay cã đứa giỏi nhứt lớp cũng phải học kèm , vì ko học sẽ bị thày cô 'đì' ; đôi khi , học cã thứ 7 hay CN . (Ba nó , năm nay đã 66 , mẹ nó bị bịnh ; chị nó đi làm CNV , tháng mấy triệu ) .
Tóm lại , trừ những người có cơ hội để tham nhũng (như các bạn đã biết) , thành phần còn lại chia thành các nhóm sau :
1/Phải 'tự cứu' : cô thày giáo phải ép học trò học thêm để sống còn trong lúc vật giá leo thang từng ngày , v.v...
2/ Những người có chuyên môn về KHKT (BS , KS , KTS , v.v...) , nên sống nhờ phòng mạch hay làm việc lương cao trong các công ty trong nước hay nước ngoài , v.v....
3/ Một số ít CB/ĐV , không cần tham nhũng vẫn sống khỏe do gia đình có cửa hàng buôn bán , v.v... hay có vợ hay chồng thuộc nhóm số 2 . Hay bản thân họ có nghề tay trái như họa sĩ , nhạc sĩ , KTS , v.v... hay họ sống nhờ phòng mạch riêng .
4/ Các nghệ sĩ nổi tiếng trong showbiz .
5/Cũng có các cô (dân TP và nông thôn)  kiếm chồng Đài loan , Hàn quốc , v.v... để giúp đở gia đình .
6/ Được trợ giúp hàng tháng bởi thân nhân nước ngoài hay có con cái buôn bán kinh doanh khá giả .
7/ Người  lớn tuổi ở TP hay ở nông thôn (vì bọn trẻ đã lên TP hay kiếm chồng nước ngoài) . Do ko có tham vọng , và chấp nhận cuộc sống hiện tại nên họ cảm thấy ko vất vả hay kêu ca gì hết .
8/ Người làm CN trong các nhà máy với mức lương thấp , v.v... hay  tốn tiền , nhiều ngàn đô , để được XKLĐ .
9/ Một nhóm rất nhỏ , tìm cách vượt biên , sang Úc (phần lớn là dân Nghệ an) hay mới nhứt là Đài loan . Theo báo ĐL , những người này trước đây đã làm việc tại ĐL qua chương trình XKLĐ .
10/ Một số rất nhiều , do hoàn cãnh đưa đẫy , phải tham gia 'đạo quân' gái mãi dâm (càng ngày càng đông và táo bạo hơn) , hay bị dụ dỗ ra nước ngoài để  làm nô lệ tình dục ở Nga , Malaysia , Singapore , v.v...
11/Một số khác , do hoàn cảnh đưa đẫy , đã tham gia đạo quân trộm cắp , cướp giựt , v.v... Những tên này , sau khi ra tù thường được xử dụng bởi CA . Do hoàn cảnh bắt buộc (phải làm theo lịnh CA) hay sẵn thói côn đồ , bọn xã hội đen này đã nặng tay với nhân dân hơn cã CA .
12/ Có thể còn một số nhóm khác , tôi chưa được biết hết .
Tôi phân loại như trên ko biết có đầy đũ không ?
Xin các vị góp ý .

SỰ CẦN THIẾT CŨA NNPQ .

Thưa quý vị ,
Từ ngày tham gia blog này , tôi có bao giờ chửi bới hay kêu thằng này thằng nọ , v.v... đối với các người đang cầm quyền VN .
Tôi có bao giờ kêu họ là anh y tá làng , Ba Dũng , Trọng Lú , Đỗ Caca (để gọi ông Đỗ hữu Ca) , v.v....
Vì tôi biết rằng , họ là sản phẩm cũa CƠ CHẾ , người khác lên thay họ thì cũng như vậy ; thành ra , thật là vô ích và mất thì giờ khi chửi họ .
Ta có thể xem cơ chế như một cái máy cái : với một cái máy cái đầy khuyết tật , thì ta đừng trông chờ hay hy vọng có được 100 % sản phẩm hữu ích cho xã hội .
Thời ông Nguyễn hữu Đang , do chưa có nền kinh tế tư bản HOANG DÃ - như bây giờ , nên những nhếch nhác , bê bối , lạm quyền , tham nhũng , bất công công xã hội không nhiều ; sự phân cách giàu nghèo không sâu rộng như bây giờ . Thế mà , vì tranh đấu cho những quyền căn bản cũa con người như tự do ngôn luận , tự do báo chí , tự do cư trú , quyền có được sự riêng tư cũa cá nhân , v.v... ; ông đã lên tiếng để rồi chịu sự đọa đầy như vậy .
Mới đây xãy ra vụ : "Anh Bùi Văn Khơi (SN 1990) cho biết, khoảng 17h, ngày 25.7, anh đang đứng gần cầu môn tại sân vận động xã xem giải bóng đá thiếu niên hè 2013 do xã tổ chức thì thấy ông Mười – Phó CA xã đánh 2 thanh niên tại sân.
Anh Khơi vào can, ông Mười nói “Việc của mày à mà mày vào đây?”. Sau một hồi lời quan tiếng lại, ông Mười vặn tay anh Khơi ra đằng sau, quật ngã xuống đất, đạp chân vào mặt...
Anh Khơi dậy được chạy ra gần quán nước cầm 2 chai nước tự vệ. Sau đó, rất nhiều CA xã có mặt vây anh Khơi. Một CA dùng dùi cui cao su đập vào đầu anh Khơi, khiến anh Khơi bị ngã xuống đất, bất tỉnh. . .
Theo các nhân chứng ,  viên phó CA xã còn nói , cứ đánh chết nó , có gì tao chịu."
Ngày nào mà con cháu các vị đã chửi tôi hay các DLV trẻ tuổi lâm vào hoàn cãnh cũa anh Bùi văn Khơi mới thấy sự cần thiết cũa Nhà Nước Pháp Quyền .

  TQPL là gì ?

http://www.tintuchangngayonline.com/2013/07/tam-quyen-phan-lap.html

Phân chia quyền lực là nền tảng của một bản Hiến Pháp tiến bộ với mục đính kiểm soát quyền lực của chính phủ và đảm bảo quyền lợi của công dân.
Về cơ bản, việc tâp trung nhiều hoặc toàn bộ quyền lực vào một người hoặc cơ quan sẽ dẫn đến độc tài. Quyền lực phải được chia đều giữa nhiều cơ quan, nhiều người. Mỗi cơ quan có một giới hạn quyền lực nhất định và bị kiểm soát qua lại bởi những cơ quan khác.
Hệ quả tất yếu của việc phân chia quyền lực là tốn thời gian và đòi hỏi sự đồng thuận cao để thông qua một quyết định, đạo luật. Tuy nhiên, điều này giúp quyền lợi của người dân được đảm bảo. Những chế độ độc tài thường thiết lập các thể chế chính trị rất đơn giản và ngược lại, đặc điểm của một nền dân chủ là tạo ra những hệ thống phức tạp. [3]


Có 2 dạng phân chia quyền lực:
• Theo chiều dọc: quyền lực được phân chia theo cấp độ, từ cao đến thấp. Ví dụ: những cấp bậc ở Đức gồm có Liên minh châu Âu, Chính quyền liên bang, chính quyền địa phương, chính quyền thành phố.
• Theo chiều ngang: quyền lực được phân chia đều giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp (Tam quyền phân lập)
----------------------------------
PHẦN 1: Tam quyền phân lập – phân chia quyền lực theo chiều ngang (Horizontal separation)
Ý tưởng về tam quyền phân lập được hình thành từ thời Hy Lạp cổ đại và phát triển trong thời kỳ Khai Sáng tại châu Âu. Vào thế kỷ 17, nước Anh đã hình thành được một thể chế gồm ba nhánh [1]
• Quốc hội (Parliament) giữ quyền lập pháp, gồm 2 viện là House of Commons (Hạ viện, chức năng gần tương đương với quốc hội của Việt Nam) và House of Lords (Thượng viện). Thành viên của Hạ viện được bầu trực tiếp từ nhân dân trong khi đa số ghế của Thượng viện là được kế thừa
• Quốc vương (vua hoặc nữ hoàng) thừa kế quyền lực, giữ quyền hành pháp. Một chuỗi những thoả thuận giữa quốc hội và quốc vương đã được thông qua giúp quốc hội có thể kiểm soát quyền lực của quốc vương.
• Toà án nắm quyền tư pháp. Cho đến thế kỷ 17, quan toà tại Anh vẫn phục vụ quốc vương và quốc vương có quyền sa thải thẩm phán. Vào năm 1710, quốc vương đã đống ý yêu cầu của quốc hội về việc bảo đảm tính độc lập của toà án. Quan toà sẽ được giữ chức vụ suốt đời nếu làm tốt việc xét xử. Tiền lương cho nhánh lập pháp sẽ luôn được đảm bảo và một thẩm phán chỉ có thể bị sa thải khi cả hai Viện đều đồng ý.
MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC MỸ
Tại Mỹ, phân chia quyền lực được đề cập trong Hiến Pháp như một trong những điều cơ bản để xây dựng chính quyền. Ba nhánh được phân chia quyền lực đồng đều là quốc hội, tổng thống và toà án. [1]
--- Quốc hội ---
Hiến pháp Mỹ quy định chỉ duy nhất quốc hội có quyền lập pháp (tại Đức quyền lập pháp được chia ra cho 4 cơ quan khác nhau). Quốc hội Mỹ theo chế độ lưỡng viện bao gồm Hạ viện (the House of Representatives) và thượng viện (the Senate). Một dự thảo luật được thông qua chỉ khi có sự đồng ý của cả hai viện.
• Quốc hội -> Tổng thống: Quốc hội kiểm soát ngân sách chi tiêu của nội các, có quyền thông qua một đạo luật mà không cần thông qua tổng thống (yêu cầu 2/3 số phiếu). Có quyền tố cáo và bãi nhiệm tổng thống. Danh sách các ứng cử viên cho việc bầu cử tổng thống phải có sự đồng ý của quốc hội.
• Quốc hội -> Toà án: Việc đề cử các chứ danh cho toà án phải được thông qua bởi thượng viện. Quốc hội có quyền tố cáo và cách chức thẩm phán.
Trong lịch sử Mỹ, quốc hội đã tố cáo 17 thẩm phán, nghị sỹ và 2 tổng thống. Gần đây nhất là vụ buộc tội thẩm phán Thomas Porteous vào năm 2010 vì nhận hối lộ. Kết quả ông bị cách chức và không được nhận khoản lương hưu $174000.
--- Tổng thống và nội các ---
Quyền điều hành đất nước được trao cho tổng thống. Nhiệm vụ là phải đảm bảo luật pháp được thực thi một cách minh bạch và chính xác. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các vị trí trong chính phủ. Tổng thống đồng thời cũng là tổng tư lệnh của quân đội quốc gia.
• Tổng thống -> Quốc hội: Tổng thống có quyền phủ quyết những dự thảo luật do quốc hội thông qua nếu nếu cho rằng luật này vi phạm hiến pháp. Franklin Roosevelt là tổng thống sử dụng quyền phủ quyết nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ, 635 lần (Bill Clinton 37 lần, George W.Bush 12 lần). Nguyên nhân là do ông tại vị suốt 4 nhiệm kỳ (1933-1945), và trong khoảng thời gian này, quốc hội có rất nhiều cải cách sau cuộc Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ 2. [4]
• Tổng thống -> Toà án: Tổng thống có quyền đề cử các vị trí trong toà án.
--- Toà án ---
Toà án Tối cao là cấp cao nhất trong nhánh tư pháp, đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra Hiến pháp và các bộ luật liên bang. Hiến pháp bảo vệ sự độc lập của Toà án bằng việc đảm bảo chức vụ trọn đời của thẩm phán và không thể bị cách chức nếu không phạm sai lầm.
• Toà án -> Quốc hội: Toà án có quyền phán quyết một đạo luật là vi hiến và bị bãi bỏ. Trong năm 2013, Toà án tối cao Mỹ đã tuyên bố đạo luật về bảo vệ hôn nhân (Defense of Marriage Act) là vi hiến. Đạo luật được thông qua vào năm 1996, nội dung về việc không công nhận hôn nhân đồng giới. [5]
• Toà án -> Tổng thống: Toà án có quyền phán quyết những việc làm của tổng thống là vi hiến.
Hạn chế của ngành tư pháp Mỹ là ngân sách được quyết định bởi quốc hội. Tại Đức và Ý, Toà án Hiến pháp được quyền tự quyết ngân sách của mình một cách hợp lý [2]. Quốc hội Mỹ còn có quyền phủ nhận phán quyết vi hiến của toà án, mặc dù việc này rất khó khăn, đòi hỏi 2/3 số phiếu của quốc hội và 3/4 số phiếu từ các chính quyền địa phương.
KẾT
Có thể thấy việc phân chia quyền lực theo chiều ngang tạo nên một cơ chế kiểm soát qua lại rất chặt chẽ giữa các nhánh trong nhà nước. Dù điều này sẽ tạo nên sự phức tạp trong việc điều hành quốc gia nhưng giúp hạn chế tối đa việc lạm quyền, độc tài, đảm bảo tính độc lập và minh bạch trong từng nhánh của chính phủ.
Nhà nước Việt Nam hiện nay không theo cơ chế tam quyền phân lập, quyền lực nhà nước là thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Theo lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Vĩnh Phúc ngày 25/2/2013, việc ủng hộ tam quyền phân lập tại Việt Nam được xem là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức. [6]
----------------------------------
Tài liệu tham khảo
1/ Separation of Powers: The role of an Independent – Judiciarry in Sustaining our Democracy
2/ Judicial Independence in Europe, The Swedish, Italian and German Perspective – John Adenitire
3/ Teaching the German Way of Separating Powers – Joachim Detjen
4/ The American Presidency Project – Presidential Vetoes
5/ DOMA: US Supreme Court Declares Law Defending Traditional Marrige Unconstitutional – Watching America – Matteo Winkler
6/ Chương trình Thời sự VTV1, 19h ngày 25/2/2013
(Dân luận)
ÔNG N.H.ĐANG  CÒN ĐAU KHỔ HƠN TÔI GẤP NGÀN LẦN !
Cũng trong bài 'Nguyễn Hữu Đang và Lê Công Định' có đoạn :
"Mười lăm năm sau, sau khi mãn hạn tù, không biết Thụy An và những nhân vật khác trôi dạt về đâu, riêng Nguyễn Hữu Ðang thì lủi thủi trở lại làng quê ở Thái Bình:
… Gót nhọc men về thung cũ
Qùi dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn
(”Ăn năn” - Phùng Cung)
Ông sống gần hết quãng đời còn lại nhờ vào… côn trùng và cóc rắn! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ nằm trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (Phùng Quán, “Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Ba Phút Sự Thực, xb lần thứ 2 . Nhà Xuất Bản Văn Nghệ Sài Gòn: 2007, 137).
Xử thế nhược đại mộng. Mười lăm năm tù, và mười lăm năm sống vất vưởng bên lề xã hội (kể như ) chỉ là … một giấc ngủ trưa - chắc chắn với rất nhiều ác mộng!
Cho đến khi ông nhắm mắt lìa đời, tội danh gián điệp mới được “châm chước” (chút đỉnh) thành “mắc sai lầm tham gia nhóm Nhân văn-Giai phẩm.”
Thiệt là mừng muốn chết! "
NHẬN XÉT : Chỉ vì dám lên tiếng đòi hỏi nền DÂN CHỦ PHÁP TRỊ mà ông Nguyễn hữu Đang đã TIÊU TAN CẢ CUỘC ĐỜI  , phải sống những năm cuối đời bên lề xã hội .
Thành ra , dù thường xuyên bị ném đá hay chửi bới tục tĩu hay hạ cấp vì cổ vỏ cho TAM QUYỀN PHÂN LẬP hay NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , tôi vẫn có thể tự an ủi : đừng có buồn vì những tổn thất mà mình đang chịu , KHÔNG thấm thía gì nếu so với một người từng là bạn thân thiết của các lãnh tụ CS , từng là TT bộ Thanh niên , v.v... Một người đã có công trạng với CS vì :
"Ngày nay trên sách báo người ta hay nhắc đến câu nói của Hồ Chí Minh khi giao việc dựng Lễ đài Độc lập với thời gian hết sức gấp gáp, trang thiết bị thiếu thốn: "Có khó mới giao cho chú" (tức Nguyễn Hữu Đang)." . . .


VN CÓ THIẾU ANH HÙNG KHÔNG ?
Thưa quí vị ,
Anh Thông vừa viết ,
"Anh hùng đâu hết cả
Hào kiệt vắng sân "đình"
Cuối cùng chỉ còn lại
Bà Tưng và Ngọc Trinh".
Xin trả lời : Trong quá khứ , VN không thiếu các anh hùng , và một trong những người đó là Nguyễn hữu Đang (1) : cựu TT bộ Thanh niên , người dựng lễ đài cho buổi ra mắt cũa CP cũa ông HCM ngày 2.9.1945 , người bị 15 năm tù vì đã DÁM nêu sự cần thiết cũa TAM QUYỀN PHÂN LẬP và NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN trong một chế độ toàn trị .
Trong bài 'Nguyễn Hữu Đang và Lê Công Định'  (đăng trên Talawas) có đoạn :
"Trên báo Nhân văn số 4, số ra ngày 5.11.1956, ông Đang đã viết :
'Hoà bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền Bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi tình trạng thiếu một nền PHÁP TRỊ hẳn hoi…
Do pháp trị thiếu sót mà CCRĐ hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà QĐ chưa có chế độ binh dịch hợp lý, CA hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, CB thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho CB hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của NN lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính NN đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn…”
BÌNH LUẬN :
1/ Ông đã can đãm khi dám viết những điều mình suy nghĩ trong một chế độ toàn trị  .
2/ Khi ông viết 'tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi' hay BỐN lần lập lại cụm từ 'Do pháp trị thiếu sót' , ông đã ám chỉ đến khái niệm TAM QUYỀN PHÂN LẬP và NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , là  một thể chế, trong đó mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền. . . .tôn trọng sự phân chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản. . . những người (đại biểu) được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu phải có trách nhiệm với những luật lệ mà họ ban ra.' (theo bài Nhà Nước Pháp Quyền trên Wiki) .
(1) Theo Wiki : Nguyễn Hữu Đang (1913-2007)  . . . Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm HN, ông Đang tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939) . . . hoạt động công khai ở HN , là đồng chí thân thiết của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Phan Thanh, Nguyễn Văn Tố . . .

Tuesday, July 30, 2013

LỜI CÁC LÃNH TỤ CS

Tôi không nhắc lại lời ông Nguyễn Văn Thiệu nữa. Vì đến nay không riêng gì dân miền Nam  , mà đồng bào miền Bắc từng “ được sống tự do, độc lập ” lại càng thuộc hơn. Tôi chỉ ghi lại sau đây lời các lãnh tụ trung tâm Cộng Sản thế giới, một thời bà con miền Bắc phải tôn thờ :
-Tổng Thống Nga Boris Yelsin : “ Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó” .
-Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas : “ 20 tuổi không theo Cộng sản là không có trái tim, 40 tuổi không từ bỏ Cộng Sản là không có cái đầu”.
-Tổng Thống Nga Vladimir Putin : “Kẻ nào tin những điều Cộng Sản nói là không có cái đầu, kẻ nào làm theo lới Cộng Sản nói là không có trái tim”.
-Tổng bí thư Liên xô cũ Mr Mikhail Gorbachev : “ Tôi đã bỏ ra nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng Đảng Cộng Sản chỉ có tuyên truyền và dối trá mà thôi”.
-Thủ tướng Đức Angela Merkel : “ Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối ”.

Monday, July 29, 2013

Dám so sánh TT với đĩ .
Thưa quí vị (trong đó có anh Nguyễn việt Chiến) ,
ở : http://boxitvn.blogspot.com/2013/06/thu-tuong-va-i.html  có đoạn :
. . .
"Câu chuyện một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa so sánh bà Yingluck với đĩ điếm, và bà  kiện ông họa sĩ cho thấy tính DÂN CHỦ và THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT ở đây. Họa sĩ Chai là một cây biếm họa danh tiếng của TL chuyên vẽ tranh mô tả hoạt động của hoàng gia. . . không ưa bà Thủ tướng Yingluck và người anh của bà là Thaksin Shinawatra.  Trên facebook, Chai viết rằng: “Hảy hiểu rằng những con điếm không phải là những phụ nữ xấu; họ chỉ bán thân, nhưng có một phụ nữ xấu đi lang thang cố tình bán đứng xứ sở”.
. . .
Nhưng sáng nay đọc báo tôi thấy Luật sư của bà đã nộp đơn kiện họa sĩ  tội xúc phạm danh dự. Theo LS của bà Yingluck thì bà sẵn sàng lắng nghe ý kiến và tiếp thu chỉ trích, nhưng phải là những câu chữ “phải đạo”, chứ không phải những câu chữ hạ cấp và xúc phạm như ông họa sĩ Chai.
. . .
Điều làm tôi phải so sánh với VN là các đại biểu TL  rất gần dân, họ thật sự quan tâm đến phúc lợi của những người họ đại diện, chứ không phải hành xử như là những ÔNG BÀ QUAN TRÊN  như ở nước ta. . . sinh hoạt chính trị TL không hề hổn loạn như báo chí VN mô tả, mà thật ra là một nền chính trị rất sinh động và… vui."
Chửi Mỹ nhưng lại cho con cháu sang Mỹ học . (thư trả lời anh TMD) :
Trong còm 'TMĐ 06:46 Ngày 30 tháng 7 năm 2013' , anh viết , 'Không có chi tiết nào Anh (Chiến) nói đến lúa gạo Thái Lan,Việt Nam xuất khẩu.Cũng không có chi tiết nào Anh (Chiến) bàn đến chuyện ồn ã nhàm tai tam-quyền-phân-lập.Bác Tài đang chia sẻ,cảm thụ bài thơ nhẹ nhàng,cay sâu của Nguyễn Việt Chiến hay đang mượn cái diễn đàn Bác Thông thực hiện những PHI VỤ NÉM BOM VÔ VỌNG ?'
1/ Chuyện cho đăng bài viết lạc đề là quyền cũa chũ blog .
2/ Vì VN không có TAM QUYỀN PHÂN LẬP ĐÍCH THỰC , nên nhà báo Nguyễn việt Chiến mới vào tù vì chống tham nhũng . Cũng vì ko có TQPL mà bao nhếch nhác , bê bối , tham nhũng , lạm quyền , v.v... xuất hiện nhiều như 'nấm mọc sau cơn mưa' . Nếu anh vào báo Dân trí hay Pháp luật TPHCM , anh sẽ ko muốn đọc nữa .
Ví dụ việc ông Đinh đức Lập , coi thường dư luận cã nước khi đàn áp những người chống đối y , mà vẫn 'bình chân như vại' . Anh nói đúng : tôi đang thực hiện 'những phi vọng ném bom vô vọng' . Nhưng tôi chĩ là một cá nhân , còn cã nước này , trên 90 triệu người , có ai 'đụng tới sợi lông chân' cũa ông Lập không ? Vì họ có lên tiếng cũng chẵng được cấp trên cũa ông Lập nghe tới .  
Trên blog này , tôi gần như ko thấy ai DÁM  binh cho ông Lập . Ngay cã anh , có lên tiếng cũng ko ai nghe ; ko khéo lại mang vạ vào thân vì đụng chạm đến ông Kim , người đở đầu cũa ông Lập . Thôi cứ 'mũ ni che tai' cho nó lành .
3/ Anh ko cần TQPL , đó là quyền cũa anh ; nhưng anh phải cho con cháu được hưỡng thể chế chính trị này .
Nước Mỹ , nơi đầu tiên trên thế giới áp dụng thể chế này , cũng là nơi đã đào tạo hai người con cũa BT Ngoại giao Phạm bình Minh (theo tiểu sử cũa ông trên Wiki) và hai  người  con cũa ông Lê kiên Thành (tức cháu nội cũa ông  Lê Duẫn (cũng theo Wiki) .
Tôi có một bà bạn (ở VN) có đứa con gái đang du học tại Úc (năm nay khoãng 15-16) ; bả nhờ tôi hỏi trường nào ở địa phương (nơi tôi đang ở) để cho nó sang học vì bà cho rằng bằng cấp Úc ko bằng Mỹ . Tôi trả lời , sao chị có yêu cầu quá cao , cứ để nó bên Úc , khi nào nó đũ 18 thì sang Mỹ học ĐH .
(Do du học ở Úc dễ hơn Mỹ nên nhiều gđ gửi con sang đó) .
Tại sao sản phẩm giáo dục cũa bọn 'rân chũ' , bọn 'tư bản dãy chết' như Mỹ , lại được con cháu các cụ cũng như giới trẻ ở VN hâm mộ , trân trọng đến thế ?
Thôi tôi để cho bọn trẻ giải thích việc này với anh .
Riêng cái đất nước có 'biểu tình liên miên với phe áo đỏ , áo vàng' cũng như đang có chiến tranh (người Thái theo Hồi giáo ở phía Nam đòi ly khai) , thì cũng còn lâu VN mới bắt kịp họ về giáo dục , y tế , kinh tế . . . và nông nghiệp (nên tôi mới có bài viết này) .

Thái Lan chịu lỗ để hỗ trợ nông dân

(Dân Việt) - Chính phủ Thái Lan mới đây thừa nhận đã mất hơn 4,46 tỷ USD trong 1 năm qua, trong khuôn khổ kế hoạch hỗ trợ giá thu mua gạo của nông dân, và do vậy, nước này bị mất vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới.

Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Thái Lan Warathep Rattanakorn cho biết, khoản tiền bị mất hơn 4,46 tỷ USD là do sự chênh lệch giữa giá gạo mà Chính phủ bán ra và giá thu mua của nông dân, trong chương trình hỗ trợ 2012-2013.
Trước đó, Chính phủ Thái Lan bị chỉ trích vì đã từ chối cung cấp thông tin về các khoản bù giá và số lượng gạo thu mua tích trữ.
Trong chương trình hỗ trợ, Bangkok đã mua gạo của nông dân với giá 490 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá trên thị trường. Việc Thái Lan không thể bán gạo với giá cao như vậy trên thị trường đã cho phép Ấn Độ và Việt Nam vượt qua nước này, trở thành những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Trước thực trạng này, Ủy ban phụ trách chính sách thu mua gạo của Chính phủ Thái Lan thông báo có kế hoạch giảm mức giá thu mua gạo của nông dân. Nếu được Chính phủ thông qua, kế hoạch mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 30.6. Tuy nhiên, thông báo này đã gặp phải sự phản đối gay gắt từ những người nông dân. Một nhóm đông nông dân trồng lúa do Hiệp hội Nông dân và Hội Khuyến nông Thái Lan tổ chức đã đến trước cửa tòa nhà chính phủ để đệ trình kiến nghị lên Văn phòng Thủ tướng.
Những người dân này yêu cầu Chính phủ giữ nguyên giá hỗ trợ ít nhất đến tháng 9.2013 bởi hầu hết nông dân cả nước vẫn đang tràn trề niềm tin là Chính phủ sẽ mua lúa của họ theo giá cũ. Bộ Thương mại Thái Lan cho biết Bộ cần thời gian khoảng một tuần để đưa kiến nghị lên nội các, còn cựu lãnh đạo Thaksin Shinawatra cho biết việc giảm giá chỉ là tạm thời và Chính phủ sẽ tăng giá thu mua ngay sau khi giá gạo thế giới tăng.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom cũng giải thích: “Việc điều chỉnh giá thu mua cho thấy ngay cả khi cố gắng thực thi nhiều chính sách có lợi cho người dân, Chính phủ vẫn tuân thủ kỷ luật ngân sách”.
Theo Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Chính phủ dự tính giảm bớt các khoản lỗ qua việc cắt những khoản chi, nhưng đồng thời vẫn cố gắng duy trì mức thu nhập cho nông dân.
Kế hoạch trợ giá mua gạo được áp dụng từ tháng 10.2011. Chính phủ đã mua 35,2 triệu tấn gạo, trả cho nông dân hơn 11 tỷ USD trong lúc số tiền bán lại gạo chỉ là 1,9 tỷ USD. Trong dự án này, chi phí cho việc quản lý qua ngân hàng và tích trữ gạo là 482 triệu USD.
Thủ tướng Thái Lan cho rằng “về mặt kế toán, có thể gọi đó là những khoản lỗ” nhưng đây lại chính là những khoản tiền mà nông dân được hưởng.

Saturday, July 27, 2013

MIẾN ĐIỆN  ĐỔI LUẬT CHƠI VỚI TRUNG QUỐC .
Thưa các bạn ,
Do bài viết khá dài nên tôi đã rút gọn nhưng cố gắng ko thay đổi nội dung .
http://ttxcc6.wordpress.com/2013/06/21/mien-dien-doi-luat-choi-voi-trung-quoc/
"Tháng 9 năm 2011, TT Miến Ðiện (Myanmar) Thein Sein tuyên bố ngưng HĐ xây đập Myitsone. Bang giao giữa Miến  và TQ thay đổi hoàn toàn. Vì ông  không hỏi ý kiến, cũng không báo trước cho  TQ về quyết định của mình, nói chỉ tạm ngưng (nhưng ai cũng hiểu là sẽ chấm dứt công trình hơn 3 tỷ 600 ngàn đô này).
Miến đã ký HĐ với Tập đoàn Ðầu tư Ðiện lực TQ . . . để xây đập này từ năm 2006, . . .  đập Myitsone là dự án điện lực lớn nhất mà TQ thực hiện, . . . , mà 90% điện sản xuất đáp ứng nhu cầu của tỉnh Vân Nam.
Vì thế, khi Thein Sein tuyên bố như vậy , cả TQ đã chấn động, như gs Tần Huy ở ĐH Thanh Hoa nhận xét. . . Nhất là sau khi ông Hồ Cẩm Ðào và ông vừa mới ký một Hiệp định (Hợp tác Mậu dịch Chiến lược), vào Tháng 5 năm 2011, hai tháng sau khi ông lên cầm quyền?
. . . Quyết định của ông được đọc lên tại QH . . . “CP Myanmar do dân bầu lên, phải tôn trọng  ý nguyện của ND . CP cũng có bổn phận phải giải quyết các vấn đề ND đang lo lắng. Vì vậy, . . ., tôi quyết định ngưng xây đập Myitsone .” Ông cử ngoại trưởng sang TQ  để giải thích . . .
Quyết định (cũa Thein Sein) bất ngờ và can đảm. . . , vì từ năm 1988 , (xãy ra vụ đàn áp làm hàng ngàn người chết) , Miến coi TQ là chỗ dựa an toàn duy nhất. TQ là nguồn cung cấp vốn đầu tư và ngoại thương nhiều nhất , . . .  xây xa lộ nối liền TP Mandalay và cảng Sittwe (bên bờ vịnh Bengal) với Yangoon (bên bờ Vịnh Thái Lan). . . lập hai đường ống từ vịnh Bengal, dẫn dầu , khí đốt Trung Ðông, tới tỉnh Vân nam . . . xây dựng nhiều bến cảng trên vịnh này, cả một căn cứ truyền tin ngó sang Ấn .
Tại LHQ , TQ đã phủ quyết các nghị quyết cấm vận Miến . . . cho chiến đấu cơ , xe thiết giáp, tầu chiến , huấn luyện Hải ,Lục ,Không quân Miến.
Với quyết định này , . . . ông đã thay đổi “luật chơi” trong quan hệ giữa hai nước. . . .
Trước đó, bang giao giữa hai nước hoàn toàn do các tướng  và “các ông chủ TQ” quyết định. Nay, thêm một cầu thủ mới ra sân: dân Miến . Và ông đã nhường cho cầu thủ mới quyết định cuộc chơi. . .
. . .ông đã gặp bà Aung San Suu Kyi . . . bãi bỏ kiểm duyệt BC và Internet. . . Ðảng đối lập (Liên minh Dân tộc Dân chủ) được mời tham dự bầu cử vào QH . . . bầu cử tự do và thẳng thắn, phe đối lập được 43 trong số 44 ghế tranh đua. . . . dân Miến có quyền xuất bản báo tự do,. . . quyền tự do lập công đoàn . . .
Tại sao Miến dám thay đổi nhanh như vậy? . . . Năm 1962, Tướng Newin cướp CQ , theo CNXH , đánh tư sản, . . . ; đã đưa đất nước vào tình trạng suy đồi, . . . “CNXH kiểu Miến ” hoàn toàn thất bại.
Nhưng một ưu điểm của CP là vẫn coi sứ mạng là 'bảo vệ dân, giúp nước, không nhập cảng một ý thức hệ . . . , bắt dân phải theo'. Do đó, khi thấy sai lầm về cả KT lẫn CT, họ có thể sửa đổi  chính sách . . .mà không luyến tiếc, . . .
. . . Ðến bao giờ nước VN mới có những người cầm quyền đủ can đảm như vậy? " ./.
NHẬN XÉT :
1/ Các DLV có 'ném đá' thì ném ông Ngô nhân Dụng , vì tôi chĩ là người đăng lại bài này sau khi đã rút gọn .
2/ Ngày nào mà VN đi theo con đường mà Myanmar đã đi thì :
a/ ông Triệu lương Dân , người viết còm nhiều nhứt trên blog này , Thích Đọc Còm , Dân Nam , Trần Kẽm , Trần Hùng , Hồ An , một số còm sĩ khác và tôi sẽ phải giải nghệ . Vì lúc đó ĐỘNG CƠ hay BỨC XÚC khiến mình phải viết còm không còn .
b/ các DLV sẽ chuyễn nghề : vì thật sự , ai cũng muốn chứng tỏ mình là con người lịch sự , có trách nhiệm  trong một NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN . Trong  đó , mọi người , từ dân đến CTN hay TT đều bình đẳng trước pháp luật , ko ai đứng trên PL .
Đất nước này , với bao bất công xã hội , bê bối , lạm quyền và TN , v.v... đều do KHÔNG CÓ HAI YẾU TỐ ĐÓ mà thôi .
Tôi rất mong ngày đó sẽ sớm đến với dân tộc VN . Vì thành thật mà nói , tôi thật sự ko thích viết còm ở cái tuổi gần đất xa trời , chĩ vì quá bức xúc mà phải viết mà thôi .
Mổi khi viết , tôi phải kiểm tra về hỏi ngã cũa từng chữ , sửa đi chữa lại nhiều lần trước khi gửi . Vì tôi đặt ra hai yêu cầu cho chính mình : TRÁCH NHIỆM với những gì mình viết và những gì mình viết phải có một ích lợi nào đó đối với xã hội .
Đôi khi tôi cũng có sai lầm , thường là do buồn ngũ vì lúc đó đã quá 12 giờ đêm hay do bịnh tật (người bạn đồng hành cũa tôi từ nhiều năm nay) .

Friday, July 26, 2013

Tại sao ko dùng tiền đó để xây BV ?
Góp ý sau khi đọc còm cũa Trần Kẽm và Thích Đọc Còm .
Tuy là một Phật tử , từ đời ông bà , tôi cũng ko thích việc khắp nước thi nhau  xây chùa hay đền hay nhà thờ họ KHỔNG LỒ  .
Tại sao ko dùng tiền đó để xây BV , tránh cãnh 2-3 người nằm chung một giường : ích lợi lâu dài và cho rất nhiều người MỘT CÁCH THIẾT THỰC (1) .
Như ở ngôi chùa khổng lồ Bái đính hay đền Thánh Gióng , họ còn nhờ các sư LÀM PHÉP cho mấy bức tượng  . Dưới con mắt tôi , những việc làm phép này (hình như có tượng Thánh Gióng) rất MÊ TÍN . Nếu làm phép mà Thánh linh hiễn , tại sao Thánh không bảo vệ ngư dân chống tàu 'lạ' . . .
Những việc làm trên , vừa mê tín , và cũng là một thứ BUÔN THẦN BÁN THÁNH mà thôi .
Ngoài ra , theo báo chí trong nước , rất nhiều người , có cã các quan (vì đi xe số công vụ , bảng số xanh . . . ) đến các chùa , đền để cầu xin mua may bán đắt , mau thăng quan tiến chức , v.v... Đây là một hình thức HỐI LỘ thần thánh để giúp mình trong các 'phi vụ' này hay áp-phe này . . .
Thần thánh nào lại nhận lời giúp những kẻ đã hối lộ các ngài !
Đó là chưa kể , nếu NN lại giúp đở xây các chùa khổng lồ thì tạo sự PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ về tôn giáo (bên trọng bên khinh) . /.
(1) Dưới chế độ cũ , những người giàu có , gồm người Việt và người Việt gốc Hoa đã họp nhau (qua các hội thiện nguyện như Thanh Thương hội , Lion's Club . . . ) để xây BV : ông này hiến tặng phòng mổ , ông kia phòng X-quang , v.v... Người ít tiền hơn thì ủng hộ 2-3 phòng hay ít nhứt là vài ghế đá . Sau 1975 , nếu vị nào có vào các BV như Phúc Kiến (sau đổi là TT Chấn thương Chĩnh hình) , Triều Châu , Quãng Đông , v.v... thì thấy các phòng bịnh , các phòng nói trên , hay ghế đá đều có ghi tên ân nhân đã đóng góp .
Vì là BV - do tư nhân xây dựng nên có thu phí , nhưng nếu người nào thực sự nghèo  thì họ ko lấy tiền .
Còn ở BV công (nhà thương thí , ko lấy tiền)  , thì ko có tình trạng 2-3 người nằm một giường . . .
Chú thích này , xin bác TMĐ kiểm chứng , vì trước thập niên 1970 , bác đã sống dưới chế độ cũ .

 NÓI THÊM : Sau 1975 , các BV này đều được đổi tên ; tôi đã quên tên mới . Riêng các hội thiện nguyện như Thanh Thương Hội (Jaycee) , hội Sư tử (Lion's Club) đều xuất phát từ Mỹ và du nhập vào VN vào đầu thập niên 1950 . Nhờ sự đóng góp cũa các hội này và các bang hội cũa người Việt gốc Hoa mà Sài gòn có nhiều BV tư , giảm bớt gánh nặng cho NN .
Bây giờ , ngay cã các BV mang tiếng là công , bịnh nhân phải đóng đũ mọi thứ tiền . Chĩ có giai đoạn còn BAO CẤP thì mới ko tốn tiền ; nhưng hình như khi bắt đầu ĐỔI MỚI KINH TẾ 1986 thì bỏ bao cấp .

  1. CCCC thì ko đi lính ! Tài14:36 Ngày 26 tháng 7 năm 2013
    Thưa bác ,
    Như đã nói trong còm , chiến trường KPC trong thời gian đó rất ác liệt (theo lời kể cũa các CCB với tôi ) : do vậy nhiều thanh niên tới tuổi đi lính phải vượt biên (ở Mỹ tôi đã gặp nhiều người như vậy) .
    Còn việc thanh niên bây giờ ko trốn tránh nghĩa vụ QS là điều dĩ nhiên : vì hiện VN đâu có chiến tranh .
    Khi bác viết 'Nhắc đến mọi sự hy sinh nhân 27/7 là đụng chạm đến núi xương sông máu.Và máu xương,không phải chuyện bỡn đùa.' là bác lại 'đao to búa lớn' với tôi .
    Tôi chỉ nói những gì tai nghe mắt thấy ở tổ dân phố từ năm 1981-1990 . Tôi chỉ nói lên CÔNG BẰNG và SỰ THẬT vì dưới thời đại internet , không ai có thể bịt miệng hay che mắt mọi người : nhà nước có thể quản lý báo giấy , radio và TV nhưng ko thể quản lý internet (gồm báo mạng ,v.v...) .
  2. Tiếp theo :
    Chẳng lẽ , bác cho là tôi đã nói sai hay xuyên tạc khi viết ''họ' hô hào thanh niên lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà chỉ thấy toàn dân đen hay con cháu lính chế độ cũ được 'trúng tuyển nghĩa vụ QS' mà thôi'.
    Trong khi đó , bà tổ trưởng (kiêm an ninh tổ)(chồng làm lớn ở sở XD) thì con cái toàn ở các nghành hái ra tiền (ko có đứa nào đi lính) . Ông giám đốc KS , gần nhà thì có thằng con lớn đi LĐ hợp tác ở nước ngoài , thằng em đang học trung học .
    Vậy ko phải là họ 'nói một đằng làm một nẽo sao' ?
    Nếu họ 'làm những gì họ nói' thì có lẽ cái blog này không tồn tại ; hay có tồn tại cũng chẵng có đề tài gì đáng để chủ blog đưa ra ; và tôi và bác cũng ko có cơ hội để đấu lý , như thế này

Thursday, July 25, 2013

Thành phần nào đi lính ở KPC (từ 1981 trở về sau) .
Nhân bài nói về ngày TBLS 27.7 , tôi có đóng góp sau .
Sau năm 1981 , tôi về sống với cha mẹ ở Sài gòn và được anh CA khu vực kêu làm thư ký của tổ dân phố , (mỗi lần họp tổ tôi làm biên bản) .
Từ đó , tôi thành thân quen với anh CA này ( dân Nghệ tỉnh) . Bà tổ trưởng và chồng đều là dân CS nằm vùng (hoạt động ở Sài gòn trước 1975) . Ông chồng thì làm ở sở XD TPHCM , rất có quyền thế (hôm nào tôi sẽ nói thêm về vụ này) . Trong tổ , ai cũng nói nhà bà nhiều vàng lắm .
Bà có nhiều con trai : đứa làm CA khu vực , đứa học ĐH y dược , đứa đi LĐ hợp tác nước ngoài , đứa làm hải quan , đứa đi tàu viễn dương , toàn là nghành hái ra tiền , ko thấy có đứa nào đi lính .
Một hôm , bà khoe với tôi , sắp gả vợ cho con trai . Cô dâu là con lai Mỹ trắng , ko biết bà  'mua' ở đâu . Nghe như vậy , tôi biết trước sau gì con của bà cũng đi Mỹ , để rồi sau khi có quốc tịch (sau khi có thẻ xanh 3 năm) , lại có thể bảo lãnh hai ông bà (khi ông đã nghỉ hưu) sang Mỹ .
Cũng gần nhà tôi , có một cặp vợ chồng : ông thì giám đốc KS Caravelle tại TPHCM , bà làm hiệu trưởng một trường trung học, hình như Trưng Vương . Có một chuyện vui : thỉnh thoảng có người đến nhà tôi hỏi , đây có phải là nhà của bà hiệu trưởng ko , tôi phải chỉ dẩn họ đến nhà đó . Ông có hai đứa con : một đứa đi LĐ hợp tác nước ngoài , một đứa đang học trung học . Nghe nói , ông từng làm bảo vệ cho ông lớn trong MTGPMN .
Có lần họp tổ DP , anh CA đã thậm tệ phê phán một bà trong tổ vì thằng con đã trốn trong ngày quận giao quân cho TP .
Khi làm công tác dân phòng (trung bình mỗi tuần đi tuần một đêm trong phường) thì tôi ko thấy có ai thuộc gia đình CBĐV trong tổ DP đi tuần . Chỉ thấy toàn dân đen , con lính chế độ cũ và tôi làm công tác này .
Thỉnh thoảng tôi hỏi anh CAKV , anh chỉ cho tôi trong tổ mình có gia đình CB/ĐV nào có con đi chiến đấu ở Kam -pu -chia không ? Tôi chỉ thấy toàn con cũa dân đen hay con của mấy anh lính chế độ cũ . Anh lặng im ko trả lời . (Theo lời kể của các CCB , chiến trường KPC lúc đó rất ác liệt vì bọn Khmer đỏ rất lì lợm và thiện chiến) .
Nói như vậy , cho các bạn thấy , 'họ' hô hào thanh niên lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà chỉ thấy toàn dân đen hay con cháu lính chế độ cũ được 'trúng tuyển nghĩa vụ QS' mà thôi .
Ngay cả việc đi công tác dân phòng , con cháu 'họ' cũng được miễn .
Công bằng ở chổ nào ?
Từ những gì tai nghe mắt thấy trong tổ , tôi nghĩ ở các nơi khác cũng như vậy . Và cũng có thể kết luận , rất nhiều gia đình dân đen và lính chế độ cũ trở thành gia đình LS vì có con hy sinh ở KPC .
Cựu Tổng thống vùng lãnh thổ Đài Loan Trần Thủy Biển tự sát .
"(VOV) - Ông này cố dùng khăn để tự tử trong phòng tắm nhà tù nhưng giám thị phát hiện kịp thời, Bộ Tư pháp vùng lãnh thổ cho hay.
Ông Trần chịu mức án tù 20 năm do các cáo buộc TN mà ông này tuyên bố là do động cơ CT , bởi vì ông có quan điểm chống TQ rất mạnh.
Bộ Tư pháp nói, ông Trần đã cố lấy đi mạng sống của chính mình nhằm phản đối việc kết tội ông ta TN . Thông cáo . . . không cung cấp chi tiết việc ông Trần sử dụng khăn để tự sát ra sao.
“Không thấy có bất thường nghiêm trọng nào sau khi tiến hành kiểm tra y tế,” . . . nhà tù đã bố trí một chuyên gia tâm lý đến gặp gỡ với ông Trần. “Hiện tại tâm trạng của ông ấy đang khá dần.”
Trần Thủy Biển là TT vùng lãnh thổ Đài Loan từ năm 2000 đến 2008 và là một người tích cực cổ xúy cho hòn đảo ĐL chính thức độc lập, trái ngược với quan điểm của TQ coi vùng này chỉ là một tỉnh.
Những năm cầm quyền cuối cùng của ông Trần ngập tràn những cáo buộc về TN và biển thủ. Vợ ông đã bị buộc tội như vậy vào năm 2006.
Bản thân ông Trần không bị kết tội cho đến khi Đảng Dân chủ Tiến bộ của ông ta thất bại trong cuộc bầu cử TT năm 2008, khiến ông phải “về vườn” và mất quyền miễn trừ truy tố.
. . .
Trung Hiếu/VOV online
Cựu Tổng thống Hàn Quốc : tự tử vì khó sống, xấu hổ.
- Mạnh Tử đã nói : " Việc lớn nhứt , quan trọng nhất của một người không gì hơn chữ NHỤC " . Vì sao ? Vì hiểu được chữ nhục này , ta có thể sửa đổi được tất cả các lỗi lầm . Nếu không hiểu được chữ nhục , ta sẽ phóng túng làm càn , đánh mất nhân cách , không khác gì cầm thú . Những lời trên chính là bí quyết chân chánh để sửa lỗi . (Trích từ sách Làm Chủ Vận Mệnh của Viên Liễu Phàm đời nhà Minh bên Trung Quốc ) . -- Tài .
"1/Tin mới nhất ngày 23.05.09 cho hay, cựu TT Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã chết do tự tử vì ông cảm thấy “cuộc sống thật khó khăn” và cảm thấy xấu hổ vì dính líu tham nhũng.
Ông đã thực hiện chuyến leo núi dài trên ngọn núi thuộc làng Bongha , và khi lên tới rất cao thì đã quyết định gieo mình tự tử. Ông Roh Moo-hyun chết ngay khi được đưa tới BV lớn ở TP Busan, thọ 62 tuổi.
2/ Thư tuyệt mệnh: Tự tử vì khó sống, xấu hổ . Ông Roh đắc cử TT Hàn Quốc nhờ cương lĩnh chống tham nhũng (TN) và cầm quyền từ năm 2003 đến năm 2008.
Sau khi rời chính trường, ông đã bị điều tra TN và trở thành vị cựu TT thứ 3 ở Hàn Quốc bị các công tố viên triệu tập để thẩm vấn.
. . . ông đã để lại một lá thư tuyệt mệnh, trong đó nói rằng “cuộc sống thật khó khăn” và rất xấu hổ với những vấn đề liên quan tới cáo buộc TN và muốn “xin lỗi vì đã để quá nhiều người phải hứng chịu hệ luỵ từ những vấn đề bản thân”. . .
3/ Từ nhiều tháng nay, ông Roh vẫn phải đối mặt với những chất vấn về vụ TN xoay quanh khoản hối lộ trị giá hàng triệu USD mà nhà sản xuất giày Park Eon-cha đã đưa cho các thành viên gđ ông Roh , trong đó vợ ông nhận 1 triệu USD và cháu rể là Yeon Cheol-Ho nhận 5 triệu USD.
Ông Jung Sang-Moon, một trợ lý của ông Roh , đã bị bắt giữ vì bị tình nghi nhận hàng triệu USD hối lộ từ nhà sản xuất nói trên.
Các CTV Hàn Quốc đã tiến hành thẩm vấn vợ, các con trai và cháu rể của ông Roh. Họ cũng yêu cầu ông đến trình diện để phục vụ công tác điều tra.
. . . trên trang web cá nhân vào tháng 4 vừa qua, ông thừa nhận vợ ông đã nhận một khoản tiền lớn của doanh nhân trên. Ông cho rằng đó không phải là khoản hối lộ mà là khoản giúp đỡ để vợ ông trả nợ . . .(hết) .
Thursday, July 25, 2013
NHẬN XÉT : nếu các quan tham VN ai cũng bắt chước cựu TT Roh Moo-hyun thì sẽ không còn ai "HY SINH" cho đất nước , phải ko các bạn ?

Wednesday, July 24, 2013

BÀ BT Y TẾ BỊ CÃ NƯỚC 'NÉM ĐÁ' .
Hiện nay cã nước đang sôi sục v/v bà bộ trưởng Y tế ko đi thăm GĐ các em bé chết về vaccine ở Hương hóa Quãng trị ; mà lại đi thăm nghĩa trang LS cũng ở QT .
1/ Có thể bà nghĩ rằng đi thăm các GĐ này ko an toàn : sợ họ túm áo bà chửi bới , rằng bà phải chịu trách nhiệm về các chết cũa con họ hay còn nhiều bất trắc ko ai biết trước . Thành ra né tránh (ko đến các các nơi này) mà đi thăm nghĩa trang LS cho nó 'lành' .
2/ Qua việc làm nói lên một điểm yếu kém cũa phần lớn các quan chức VN : không phải chịu TRÁCH NHIỆM  về những gì mình (hay cấp dưới cũa mình) đã làm .
Ở các nước như Hàn , Nhựt : chĩ cần một công trình bị sụp đỗ (do xây kém chất lượng hay lý do nào khác) là ông BT bộ xây dựng hay GTVT xin từ chức . Mới đây , TT Hàn quốc đã xin lỗi quốc dân v/v máy bay Asiana Airlines gặp tai nạn tại San Francisco , Mỹ (đã đăng trên blog này) ; dù đó là một công ty TƯ NHÂN . Vì bà nghĩ rằng , sẽ làm giảm UY TÍN nước Hàn trước quốc tế .
Chính vì ko có văn hóa TỪ CHỨC - mà VN khó mà bằng họ .  Khi nào mà mọi người từ dân tới CTN đều có TRÁCH NHIỆM về những gì mình làm , hay thuộc trách nhiệm cũa mình ; thì ngày đó đất nước mới khá được .
3/ Đi song song với tinh thần trách nhiệm là CÃM GIÁC XẤU HỔ hay DANH DỰ BỊ TỔN THƯƠNG khi mình bị người khác nghĩ là mình đã lấy cắp , hay vi phạm pháp luật .
Lấy một ví dụ  : hôm qua tôi đi chợ mua thức ăn và đồ dùng . Tôi mua HAI miếng vải , dùng để hút nước - cho chén bát mau khô sau khi rửa (dish drying mat) . Hôm nay , tôi lại nổi hứng  kiểm lại hàng hóa trước khi đẩy xe ra khỏi cửa hàng . Tôi phát hiện , mình chĩ bị tính tiền MỘT miếng vải (giá 4.34 đô , gồm thuế) . Tôi suy nghĩ :
a/ nếu mình lờ đi vụ này thì lời (hay tiết kiệm) được trên 4 đô .
b/Nhưng nghĩ lại , nếu ra cửa mà chuông báo động reo lên thì lại gặp rắc rối . Vì họ có thể nói , sau khi trả tiền xong , mình lại quay vào trong để lấy miếng thứ hai . (Nếu món nào chưa qua máy đọc mã vạch (bar code reader) thì chuông ở cửa sẽ reo) . Nghĩ như vậy , tôi lại sắp hàng để trả tiền món đồ - đã ko bị đọc lúc nãy .
c/Thật sự , nếu chuông reo , tôi có thể biện luận là : đây ko phải lỗi tôi mà do NV sơ sót không đọc (scan) mã vạch cũa món đồ . Và chịu chẳng chịu hình phạt nào hết .
d/ Và đây là điều QUAN TRỌNG NHỨT : cãm giác xấu hổ hay danh dự tổn thương vì bị người khác nghĩ mình là kẽ ăn cắp hay vi phạm luật pháp . Đây là yếu tố thuộc về ĐẠO ĐỨC : như ông Trần thũy Biển cũa Đài loan nhiều lần tự tử vì mặc cãm (đã từng bị kết án tham nhũng) , như cựu TT cũa Hàn quốc cũng nhãy từ vách đá xuống biển vì bị tố giác TN . Hai ông này đều đã ra tòa , như mọi công dân khác , và các vụ này đều được BC trong nước đăng tải .
5/ Nước Hàn và Nhựt , sở dĩ là cường quốc vì phần lớn dân họ coi trọng trách nhiệm và danh dự .
====
Cách đây mấy trăm năm , hai  triết gia  Locke và Montesquieu đã nhận định :
Người dân ko thể giao công việc điều hành đất nước vào tay những người - mà mình chưa biết đạo đức cũa họ như thế nào : có thể lúc là dân họ rất trong sạch , nhưng có quyền hành trong tay lại lạm quyền hay tham nhũng  vì những lý do như : vì được hối lộ hậu hĩ ,  vì đàn bà đẹp quyến rủ (nhiều quan đã gặp trường hợp này) (1) , hay nghe lời vợ con , người thân , v.v...
Với đầu óc HOÀI NGHI như vậy , hai cụ đã cổ vỏ cho thuyết TAM QUYỀN PHÂN LẬP .
(1) Khoảng thập niên 1990 , cậu tôi có quen một viên chức THANH LIÊM . Khi về hưu , ông được NN cấp cho nửa căn cũa một biệt thự (villa) đẹp - lấy từ người đi nước ngoài năm 1975 . Thời gian sau đó , có người ngỏ ý thuê lại để làm VP ; ông đã nhận tiền và kiếm căn nhà nhỏ hơn để ở . Có tiền trong tay , ko biết ma xui quỷ khiến thế nào , ông đã bị gái đẹp dụ dỗ , dù lúc ấy trên 60 .
Xui hơn nữa là sau đó NN ko đồng ý cho ông thuê nhà như vậy . Lở đưa tiền cho gái , làm sao đũ tiền để đưa người thuê nhà cũa ông (hầu lấy lại nhà) ; thế là ông đến gặp cậu tôi để mượn tiền : cậu tôi cũng bó tay vì số tiền quá lớn .
Sau này , tôi rời nước ko biết ông giải quyết ra sao với vụ này . Trong vụ này , ông có lổi là vi phạm quy định cũa NN : tự động cho thuê nhà mà NN cấp cho mình để ở , chớ chẵng cướp đoạt cũa cãi cũa ai .
Chớ ko phải như một số quan bây giờ làm nhiều chuyện TÀY TRỜI hơn nhiều .

Tuesday, July 23, 2013

Bài 'Tôi dạy học' phần 2 cũa H.N.Chênh (phần nói thêm) .
Và điều rất lạ là một người như ông mà vẫn được học nhiều năm ở ĐH khoa học Sài gòn cho tới ngày 30.4.75 .
Vì trong bài 'Tôi và Việt cộng' , ông viết , ' . . . ba tôi, mẹ tôi,  anh rễ tôi, cô dì chú bác, bà con họ hàng nội ngoại đều toàn là VC nằm vùng hoặc đã thoát ly . Ba tôi là bí thư chi bộ đảng cũa làng từ năm 1945 cho đến ngày ông bị đi tù lần cuối cùng vào năm 1965. . . Khi vào năm 1952 mặt trận Hòa Vang bị Pháp đánh vỡ, cả GĐ tôi cùng dân làng bỏ chạy vào chiến khu (cũa Việt minh) ở Tam Kỳ và tôi được sinh ra ở đó. . . .
Những năm ĐH , tôi cũng một hai lần tham gia biểu tình chống Mỹ Thiệu. Sau đó tôi được lôi kéo vào nhóm SV chống Mỹ ở ĐH Khoa Học mà trưởng nhóm là anh HTH, giảng nghiệm viên hướng dẫn thí nghiệm hóa của tôi . . . Năm ngày sau kết thúc chiến tranh (30.4.75) , biết lớp cao học  đang chuẩn bị thi và làm luận án tốt nghiệp của tôi bị giải tán , tôi buồn rầu vì mất học . . .'
Do vậy , ông đã đúng khi viết 'Tôi thấy mình cũng trách nhiệm không nhỏ trong chuyện nầy."


 Bài 'Tôi dạy học' cũa H.N. Chênh phần 2  , rất hợp với chũ đề cũa bài viết 'Đề nghị Bộ LĐ-TB-XH . . . quan hủ lậu này' :
"GD bổ túc VH dành cho tất cả mọi người học theo một chương trình thu gọn gồm ít bộ môn và mỗi bộ môn cũng giới hạn rất ít kiến thức. . . dành cho những người không thể vào học phổ thông. Học đã dễ, thi cử còn dễ hơn. Ra đề rất dễ, chấm điểm rộng rãi, coi thi cởi mở, thí sinh tha hồ quay cóp và dùng phao. . .
Vậy mà bổ túc cho CB còn DỄ HƠN NỮA trên mọi phương diện và do vậy bằng cấp của nó có giá trị tỷ lệ nghịch . . .
Người trên núi xuống, người từ miền Bắc vô , tùy theo bề dày thành tích, tùy theo quan hệ mà chiếm lĩnh hết tất cả các vị trí từ thấp đến cao trong bộ máy NN mà không cần bằng cấp , học hành chuyên môn gì. Sau đó NN mới lọc dần ra cho đi học. Học tại trường riêng gọi là “trường bổ túc cán bộ” từ cấp 2 trở lên. He he, chưa thấy trường bổ túc CB cấp 1 mặc dù không thiếu gì CB chưa qua tiểu học.
CB từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh đều học các trường nầy trước khi tiếp tục lên ĐH hoặc đi nghiên cứu sinh sau ĐH ; nếu như cứ tiếp tục được thăng chức, chức càng cao thì học vị sẽ càng cao. Do vậy mà từ bí thư, CT tỉnh trở lên, vị nào cũng có bằng TIẾN SĨ.
Vì trường dạy cho CB nên GV phải thật đỏ. . . . GV chi viện từ Thanh Hóa vào là chính. . . có vài GV lưu dung lý lịch thật tốt như tôi mới được vào dạy.
Trường bổ túc CB cấp 2,3 tôi vào dạy lúc đó, chưa hề có GV cấp 3 . Cứ đưa GV cấp 2 lên dạy luôn cấp 3 . Trình độ của các GV chi viện thời ấy phần lớn là 7+2 hoặc 8, 9 +1 gì đó. Do vậy chuyên môn của họ cũng chỉ nhỉnh hơn HV bên dưới chút đỉnh. Tôi nhớ mấy cô giáo dạy hóa, lý lúc đó trong tổ tôi, tôi phải kèm lại cho các cô từng kiến thức cơ bản . . .
Hồi tôi dạy ở trường phổ thông của một huyện thì ông BT huyện đoàn mời tôi qua làm việc.  Ông bảo nhờ tôi kèm toán lý hóa cho ông và vài người nữa trong thường vụ huyện đoàn trong vòng vài tháng để mấy ổng kịp thi tốt nghiệp cấp hai. Tôi hỏi thế các anh học đến lớp mấy rồi, mấy ổng ngần ngừ nói hết lớp 6, lớp 7 . Tôi ra một bài toán lớp 6 để kiểm tra, không ông nào làm được hết. Mấy ổng thú thật mới học đến lớp 4 hoặc lớp 5. Tôi lại ra một bài toán đố lớp 3 thật dễ nhưng cũng chỉ có một ông làm được. Tôi xin lỗi rút lui vì trong vòng vài tháng không thể nào kèm cho các anh thi đậu được lớp 9 .
Thế nhưng năm đó không hiểu nhờ phép thần nào các ông ấy cũng tốt nghiệp cấp 2 . Sau đó vài năm, ông BT huyện đoàn còn học lên đến THẠC SĨ nữa và lên làm đến GĐ một sở rất lớn của tỉnh QNĐN.
Những CB học hành tài thánh như vậy thì đầy rẫy trong bộ máy NN . Do vậy mà chẳng lạ gì, khi có hàng loạt những chủ trương sai lầm, hàng loạt những văn bản pháp quy trái khoáy đưa ra từ bộ máy cấp cao, hàng loạt quan chức làm bậy, hàng loạt những ông nghị ra QH làm trò hề… Tôi thấy mình cũng trách nhiệm không nhỏ trong chuyện nầy."
NHẬN ĐỊNH : Tôi xin lấy câu cuối cũa đoạn này làm kết luận cũa mình .
Bài  'Tôi dạy học' , phần 2 , cũa HNC , có đoạn :
"Ông Nguyễn Thiện Nhân khi mới được đưa lên điều hành cái bộ máy GD mục ruỗng ấy rất hăm hở, rất nhiệt huyết, rất muốn thay đổi. Ông tuyên bố loạn trời, ông đi dự giờ, ông ủng hộ người chống tiêu cực…Và không lâu sau đó ông xìu. Để thay đổi một bộ máy hư đốn như vậy thì dù là một nhân vật cực kỳ bản lĩnh, tài năng và đạo đức cao siêu cũng không thể làm được trong cái CƠ CHẾ  nhà nước nầy, huống chi là một tiến sỹ KH lại đi lên bằng việc lăng xăng làm CB đoàn như ông. Ông bỏ chạy mất dép, không những không làm được gì cho GD mà còn làm rối hơn lên. He he, vậy mà ông cứ đi lên, lại lên đến đỉnh cao nữa mới ghê chứ. Bái phục ông và bái phục chế độ nầy. Nhưng dầu sao cũng có chút an ủi, ông là người có học cao nhất."
Bài "Tôi đi dạy" cũa HNC : Góp ý với  còm  'Dạ Lan02:50 Ngày 24 tháng 7 năm 2013' :
Thưa quí vị ,
1/Tôi lấy làm lạ : từ nhiều năm , trong phát ngôn cũa các quan , gần như ko thấy ai nhắc tới câu nói cũa ông HCM : 'người ta ko sợ gian lao nguy hiễm , mà chĩ sợ ko có công bằng' .
Có lẽ họ cãm thấy 'nhột' hay 'có tật giật mình' khi nói như vậy .
2/ Hôm nay , qua bài viết (Tôi đi dạy) sau đây cũa anh Huỳnh ngọc Chênh - một người từng được giáo dục bởi chế độ cũ - tôi được biết thêm về nền GD xã hội chũ nghĩa sau 1975 . Tôi ko bình luận nhiều về bài viết này , vì tác giả đã nói rất đầy đũ (bởi ông là đã dạy học và trải qua những kinh nghiệm cay đắng , v.v...) . 
Xin đọc phần 1 ở : http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/07/toi-i-day.html
Và phần 2  ở :
http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/07/toi-i-day-tiep-theo.html
Qua bài này , ta có thể nhận định  những nhếch nhác , bê bối , tham nhũng , lạm quyền , v.v... HIỆN NAY  có phần 'đóng góp' rất nhiều cũa nền GD này - cũng phù hợp với chũ đề 'Đề nghị Bộ LĐ-TB-XH cho về vườn ngay ông quan hủ lậu này' trên blog này .
Vì trong mọi đất nước , nền GD , có thể xem như một cái MÁY CÁI để tạo ra những sản phẩm . Với một máy cái đầy KHUYẾT TẬT như vậy - đã mô tã rất kỷ trong bài viết cũa anh Chênh , không ai có thể trông chờ hay hy vọng có được 100 % những sản phẩm  đạt yêu cầu . 

SỮNG SỜ VỚI QUẢ BOM TẤN NÀY !
Thưa ông Dân Nam  ,
Đọc bài viết 'Dân Nam 11:08 Ngày 22 tháng 7 năm 2013' + các bài tiếp theo và một số phản hồi về các bài này , tôi có so sánh (có thể là vụng về) như sau :
Do các mặc cãm , suy nghĩ , trình độ , v.v... tôi và một số vị khác - có thể giống như đang xử dụng máy bay KIỂU CŨ (bay chậm , thùng chứa nhiên liệu nhỏ , v.v...) lại luôn luôn dè chừng hàng rào phòng thủ gồm các ra - đa , hỏa tiển phòng không , súng cao xạ  dầy đặc cũa đối phương - nên không bay sâu vào (lãnh thổ) để tấn công các cơ sở đầu não , quan trọng , v.v... ; và nếu có tấn công (các cơ sở này) cũng ko chính xác vì sợ bị bắn rơi , v.v... Một phần , do máy bay chúng tôi thường xuyên vào lãnh thổ họ nên họ đã biết cách đối phó . . .
Riêng ông , do xử dụng một máy bay tàng hình , giống như B-2 (Spirit) hay , mới nhứt như , F/A -22 (Raptor) cũa Mỹ , nên đã BẤT THẦN xâm nhập dễ dàng , vào sâu lãnh thổ đối phương để thả một quả BOM TẤN (blockbuster) đánh trúng vào cơ quan ĐẦU NÃO , CHỦ CHỐT cũa họ (với sức công phá khủng khiếp) .
Tại sao tôi nói như vậy : sứ mạng cũa ông  thành công mỹ mãn mà ko bị TỔN THẤT nào , ko như bọn tôi bị 'ném đá' tơi bời (như máy bay trở về căn cứ với lỗ chỗ vết đạn lớn nhỏ . . . .) . Hy vọng ông tiếp tục những phi vụ như vậy nhưng tôi nghĩ , sẽ ko suôn sẽ (vô sự) như kỳ này vì họ đang nghiên cứu cách đánh trả (vì đó là nhiệm vụ cũa họ) .
Không biết tôi so sánh như vậy có đúng ko ? Xin các vị góp ý .
PS . Mấy lúc này , tôi dùng cụm từ 'thưa các vị' hay 'thưa quí vị' . Vì có những còm sĩ trẻ tuổi như Trần Kẽm hay Thu Hà , mà tôi dùng từ 'bác' thì quá khách sáo . Tôi bắt chước các MC trên sân khấu , cứ gọi mọi người bằng 'thưa quí vị' hay 'thưa các vị' vừa ngắn , lại thích hợp . Khi tôi trả lời một còm sĩ ,mà đoán được tuổi cũa họ , thì tôi sẽ dùng nhân xưng đại danh từ thích hợp .
"Phát triển kinh tế như những canh bạc!" Quốc Anh . 
Thưa các vị : trong bài viết trên có các đoạn sau :
"1/Khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường mà không có  : a/ sự GIÁM SÁT, KIỂM TRA hữu hiệu nào và b/ những biện pháp công khai, minh bạch tài sản của các ĐV chủ chốt,  đầu ngành - không được thực hiện đến nơi, đến chốn chỉ mang tính hình thức - thì những của cải (do kiếm được từ buôn lậu, TN , hối lộ và những TS do tước đoạt từ công sức LĐ của người khác, do tước đoạt đất đai của nông dân, do chiếm dụng của công mà có) : vô tình đã được LP công nhận tính hợp pháp của nó.
. . . những TS này . . . đã tạo nên một tầng lớp giàu có đột biến trong XH , tạo nên một hố sâu ngăn cách giữa giàu và nghèo ngày càng sâu thẩm. Họ đã trở thành những kẻ ăn trên, ngồi trước, khinh rẻ người dân LĐ, xem thường VH , đạo đức truyền thống và đã hình thành một “giai cấp tư sản kiểu mới”, bốc lột TINH VI và TÀN BẠO hơn cả thực dân, đế quốc trước đây. (Xem bài: “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Quốc Anh” ).
. . .
. . . .  VN muốn ngẩng cao đầu cùng các “cường quốc năm châu” trước hết hãy học hỏi người Nhật . . .  Mỗi gia đình CB lãnh đạo từ trung ương TW xuống đến ĐP phải làm gương : chỉ nên giử lại một ngôi nhà để ở, một căn nhà thờ họ vừa phải, một mãnh vườn nhỏ khi về hưu . . . hãy mạnh dạn trả lại tư dinh, biệt thự cho quốc gia làm công xưởng, nhà máy hiện đại . . . "
NHẬN ĐỊNH : ông đã mô tã đúng những triệu chứng mà con bịnh VN đang có cũng như nguyên nhân cũa bịnh và kết luận như trên ; nhưng ông đã ko đưa ra PHƯƠNG THUỐC .
Theo tôi , với một BN mắc bịnh nan y như vậy , cách chữa trị duy nhứt và hữu hiệu là áp dụng thể chế TAM QUYỀN PHÂN LẬP ĐÍCH THỰC - như Myanmar đã bắt đầu áp dụng và nhiều nước đã áp dụng hàng trăm năm nay . Tuy chưa phải là tối ưu , nhưng người ta chưa tìm thấy một thể chế nào tốt hơn . Các nước CS Đông âu và Nga , từ ngày áp dụng đã phát triển vượt bực  .
 Đây là điều kiện tiên quyết cũa NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , trong đó 'mọi người đều bình đẳng trước pháp luật' và 'ko ai đứng trên PL'.
PS . Tôi lấy làm lạ : từ nhiều năm , trong phát ngôn cũa các LĐ , gần như ko thấy ai nhắc tới câu nói cũa ông HCM :  'người ta ko sợ gian lao nguy hiễm , mà chĩ sợ ko có công bằng' .
Có lẽ họ cãm thấy nhột hay 'có tật giật mình' khi nói như vậy .

Saturday, July 20, 2013

Trận Lão -Sơn , 12.7.1984 , Thưa cháu Thu hà ,
Bác xin đính chánh : cuộc chiến với TQ kéo dài tới 1988 , chứ ko phải 1984 - như bác vừa viết .
Chĩ riêng trận Lão sơn , kéo dài chĩ trong MỘT NGÀY (12.7.1984) mà quân VN bị hy sinh khoãng 3700 người ; theo bài viết thì :
"Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.
Thế nhưng kế hoạch của họ đã thất bại do bội phản "từ một sỹ quan quân báo cao cấp" ; xin xem đầy đũ ở :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100728_laoshan_battle.shtml
http://vi.wikipedia.org/wiki/Xung_%C4%91%E1%BB%99t_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t_Nam-Trung_Qu%E1%BB%91c_1979-1990
Tôi biết rất nhiều DLV rất khó chịu với còm cũa tôi vì :
1/ Dù tôi có 'phản pháo' (sau khi bị họ chửi bới) , tôi ko bao giờ dùng lời lẽ TỤC TIỄU hay HẠ CẤP .
2/ Khi họ cứ tiếp tục dùng lời lẽ như vậy với tôi , NHÂN CÁCH cũa họ bị lộ ra ; giống như họ tự 'vạch áo cho người xem lưng' . Giống như trong một trận đấu trên vỏ đài mà họ dùng bột tiêu , ám khí , v.v... ném vào mặt đối thủ , trong khi đối thủ vẫn tiếp tục tinh thần mã thượng (ko chơi xấu , chơi bẩn) . Tôi luôn luôn xử sự như vậy , ngay từ lúc  tham gia  blog này .
(Tôi biết , vì miếng ăn , quí vị đã làm DLV : nhưng tại sao quí vị ko đấu lý với kẽ khác ý kiến với mình bằng lời lẽ lịch sự ; khi quí vị chửi bới tôi như vậy , chính quí vị tự mình BÔI BẨN nhân cách cũa mình , chứ ko phải là tôi) .
3/ Tôi cũng nói nhiều lần , bất cứ ai (trong đó có tôi) ở vào địa vị cũa những người cầm quyền hiện nay ở VN , đều dễ dàng tham nhũng hay lạm quyền .
Vì họ không bị giám sát bởi một quốc hội và một nền tư pháp độc lập ; và soi mói bởi một nền báo chí tự do .
4/ Các cụ Locke và Montesquieu , từ mấy trăm nay đã nhận định :
Con người , gần như cũng THAM LAM ; đi tu chưa chắc đã hết tham (ví dụ , trong Tây du Ký kể chuyện một vị cao tăng , chĩ vì tham cái áo cà-sa hiếm quí mà đã phạm tội) . Do vậy các cụ  đã hết lòng cổ vỏ cho TAM QUYỀN PHÂN LẬP . Khi có TQPL ĐÍCH THỰC thì sẽ có NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , trong đó 'mọi người đều bình đẳng trước pháp luật' và 'không ai đứng trên PL' .
Hiện nay , tất cã các nhếch nhác , bê bối , tham nhũng , lạm quyền , v.v... là do không có TQPL .
5/ Ngày nào VN có TQPL đích thực thì blog này sẽ êm ã vì không còn có khẩu chiến ác liệt giửa các DLV và những còm sĩ dám phê phán chế độ .
Nói thì nói vậy , chứ kịch bản này cũng chưa chắc đã xãy ra trong tương lai gần , dù cho người thân cũa các DLV cũng muốn như vậy .
Cuối cùng , xin hỏi : có DLV nào dám lên tiếng ủng hộ ông Đinh Đức Lập ko ? Vì các vị đã biết lòng dân đứng về phía nào trong trận đấu giửa ông Lập với các nạn nhân cũa ông .
Nhưng họ (người dân) đành bất lực vì biết rằng ông này được bao che từ cấp trên nên họ có làm gì cũng vô ích , mà ông bà mình gọi là , 'nước đổ lá môn' .
===
CHIẾN TRANH VỚI TQ KÉO DÀI TỚI 1984 .
Thưa cháu Thu hà ,
Bác có may mắn được đọc các bài viết cũa các cựu chiến binh (có cã tướng lảnh) , từng dự các trận đánh ở biên giới phía Bắc từ 1979-84 trong đó có trận Lão sơn ; lúc ấy , do xãy ra tại vùng biên giới xa xôi và do báo chí và radio bị kiểm duyệt gắt gao nên dân thường ko biết . Theo một số blogger , thì vùng Lão sơn nay thuộc về TQ nên thân nhân cũa CCB đã chết trong trận này ko thể vào tìm hài cốt .
Các bài này đã đăng trên blog Phạm viết Đào ; giờ đây nó chĩ nằm trong trí nhớ hay ai có may mắn lắm thì đã LƯU nó vào máy tính cũa mình .
(Trước đây bác có in các bài này ra giấy - có kèm bản đồ màu theo tỉ lệ xích , nhưng nghĩ rằng nó có sẳn trên blog PVĐ  nên sau đó đã hủy bỏ các bài viết này) .
Có bài viết , có trận cã trung đoàn quân VN lọt vào trận địa pháo kinh hoàng , đã chuẫn bị kỹ lưỡng và rất chính xác cũa TQ . Theo bài báo , các CCB dự trận nghĩ rằng đã có NỘI GIÁN ở cấp cao , đã chuyễn cho đối phương kế hoạch điều động quân cũa VN .
Có trận , bộ đội đã bị thiệt hại nặng do pháo binh bắn 'lầm' vào đội hình .
Nói như trên để cho cháu biết , nhiều thanh niên VN đã hy sinh trong giai đoạn 1979-84 .

Tại sao tôi phải viết còm , để bị các DLV 'ném đá'  thậm tệ ? (còm này đã post trên blog Nguyễn Thông để trả lời các DLV) .
Còm sĩ 'Bàn dân thiên hạ' lúc 13:48 Ngày 20 tháng 7 năm 2013' đã viết :
"Thế Kẽm có phải Anh xờ Tanh {Enstein} hay Giê xờ Su{Jezus} đâu mà Kẽm dám bảo các vị ấy phát biểu lời của Kẽm? Rồi Kẽm định lừa bàn dân thiên hạ đấy là lời các vị ấy. Ở blog Nguyễn Thông tầm tri thức cao hơn Kẽm nhiều, Kẽm định lừa là Kẽm ngu rồi."
NHẬN XÉT :
Tuy ko biết còm sĩ này là dân hay quan , nhưng chĩ qua một còm rất ngắn ngủi , đã giúp tôi liên tưỡng đến các đặc tính của rất nhiều quan VN :
1/ Làm việc rất cẫu thã khi : (Albert) EINSTEIN lại viết là Enstein ; JESUS , ng sáng lập Kitô giáo , lại viết là Jezus .
2/ Tinh thần làm việc của hầu hết các quan : KHÔNG AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CŨA MÌNH.
Vì ông TBT Trọng đã nói , 'đảng ta rất khoan dung với nhau nên ko kỷ luật ai .'
Một khi TBT nói như vậy , thì các cấp dưới , sợ gì mà không tham nhũng và lạm quyền vì có ai kỷ luật được mình .
Dẫn đến : TN , LQ và mọi nhếch nhác , bê bối , v.v... xuất hiện nhiều như 'nấm mọc sau cơn mưa' trong mọi lĩnh vực từ VH , GD , YT , CT , KT , v.v...
3/ Trong bài 'vì so hotgirl bà Tưng làm điên đão showbiz Việt ' có đoạn :
". . . Đó là khi cái ÁC, khi BẠO LỰC không được kiểm soát, khi những điều NHÂN ÁI bị chìm lấp trong cái cách mà con người ỨNG XỬ VỚI NHAU , . . . Xã hội “tôn vinh” những cái xấu . . . là lúc BÁ ĐẠO hoành hành , MINH ĐẠO thất thế và là thời điểm những CÁI XẤU THỐNG TRỊ XÃ HỘI ."
Một VD khác : TBT báo Đại Đoàn Kết , dù bị cã nước 'ném đá' tơi bời nhưng ông vẫn 'bình chân như vại' ; đến nổi KHÔNG AI còn muốn ủng hộ cho nạn nhân (của ông) vì biết rằng có làm gì thì cấp trên của ông cũng chẳng quan tâm . . . đã dẫn đến sự VÔ CẢM . Và điều này đang bao phủ đất nước VN .
4/ Ngày nào mà con cháu cũa DLV hay DLV trẻ tuổi :
a/ bị bọn xã hội đen ('hợp đồng tác chiến' với CSGT) đánh đập vì coi thường 'luật' cũa CSGT .
b/ bị CA đánh chết tại đồn CA .
Vì tục ngữ có câu 'chơi dao có ngày đứt tay' hay 'kẻ nào xử dụng gươm dao sẽ chết vì gươm dao'  .
c/ Bị các quan tham , dùng CA , bộ đội , và bọn XH đen đánh đập dã man để lấy đất xây khu đô thị mới hay dự án , v.v...
d/ Là ngư dân đi biển bị tàu của ông bạn 16 'chữ vàng ' đánh đập , chặt cờ , tàn phá ngư cụ , v.v...
e/ Bị dụ dỗ ra nước ngoài để làm gái như ở Nga , mà đường dây tổ chức lại có sự giúp đở của CA và tòa ĐS , v.v...
f/ Bị thày giáo giáo hay hiệu trưởng gạ gẩm hay ép buộc 'đổi tình để được thi đậu hay điểm cao' , v.v...
i/ Đóng nhiều ngàn đô cho các tổ chức XKLĐ để ra nước ngoài làm cu-li , đôi khi bị chũ đánh đập , v.v... , mà TĐS ko ngó ngàn tới (đem con bỏ chợ , sống chết mặc bay , tiền thày bỏ túi) .
Tôi chĩ nêu vài ví dụ mà thôi (vì khuôn khổ của còm) ; KHI ĐÓ các vị mới thông cảm và ko còn chửi bới chúng tôi - bằng lời lẽ TỤC TIỄU và HẠ CẤP như ngày nay .
Các DLV , có thể đặt câu hỏi : một người đang sống những NGÀY THÁNG cuối đời của cuộc đời trong êm đềm ở hải ngoại như tôi , sao lại thích xía vào chuyện trong nước . . .
Xin trả lời : vì rất nhiều NGƯỜI THÂN cũa tôi hiện sống rải rác từ HN cho tới SG . Tôi KHÔNG muốn nghe tin một ngày nào đó , họ lại lâm vào những hoàn cảnh như tôi vừa kể (bao gồm bị bọn XHĐ đánh đập hay ném đá vì coi thường 'luật' cũa CSGT hay chết tại đồn CA) .
Chĩ có vậy thôi , không hơn không kém .



VÌ SAO HOTGIRL BÀ TƯNG LÀM ĐIÊN ĐẢO SHOWBIZ VIỆT ?
Vì bài viết khá dài , tôi chĩ đăng tãi NGUYÊN VĂN đoạn mở đầu và phần 3 . Xin xem phần 1 và 2 ở :
http://kenh13.info/vi-sao-hotgirl-ba-tung-lam-dien-dao-showbiz-viet.html
"Cái xấu, những hành vi lệch chuẩn đang được số đông người ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình. Trong khi đó những điều tốt và sự chuẩn mực thì đang mất dần sự quan tâm. Có thể nói, chưa bao giờ cái tốt phải đối mặt với thách thức rất lớn đến từ cái xấu. Đó cũng là điều đáng để các bậc phụ huynh, các nhà văn hóa, giáo dục lo ngại cho con em mình trước những tác động lệch lạc của đời sống. Xã hội ta đang có những biểu hiện lệch chuẩn, đặc biệt là trong văn hóa, ứng xử, đạo đức…
. . .
3. Tâm trạng bất thường ấy còn được thể hiện rõ ở những câu chuyện cụ thể liên quan đến những chức sắc, những con người đã học thuộc lòng chủ nghĩa duy vật biện chứng nhưng nỗi sợ hãi dị đoan vẫn nặng nề đeo bám. Cách đây chưa lâu, các chức sắc văn hóa tỉnh Phú Thọ đã phải đau đầu bởi một hòn đá trong đền Hùng, một hòn đá vô tri với những dòng chữ loằng ngoằng nhưng đã dọa được khối người.
Đem một hòn đá lên ban thờ tổ tiên để ngày đêm khấn vái mà không hề biết gì về nó là một việc có lẽ chỉ nên xảy ra vào thời… các vua Hùng. Nhưng việc thờ cúng hòn đá vô tri đó đã được kéo dài suốt 3 năm qua ở di tích cấp Quốc gia. Và những chức sắc ở di tích này hầu như đều đã tốt nghiệp đại học. Và càng khó hiểu khi ông Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, người chắc chắn đã có chứng chỉ cao cấp chính trị cũng tỏ ra “run rẩy” trước hòn đá vô tri. Đáng nói hơn, khi phát hiện ra chuyện ấu trĩ này, khi đứng trước búa rìu dư luận thì những con người duy vật bình thường hẳn phải biết việc cần làm là sửa sai, vứt hòn đá ấy ra khỏi ban thờ của tổ tiên. Nhưng, việc sửa sai vốn rất đơn giản ấy lại cần phải có một hội đồng khoa học được thành lập.
Có thể khẳng định nguồn cơn của sự ấu trĩ ấy là nỗi sợ hãi dị đoan vẫn đang tồn tại nặng nề trong những con người gọi là tri thức. Đó cũng là kết quả khi những tín điều được xác lập cho cả một xã hội có nhiều bất ổn, khi đó những cái xấu, niềm tin dị đoan đã âm thầm thức dậy, tung hoành.
Chắc chắn các nhà quản lý, nghiên cứu xã hội sẽ băn khoăn với câu hỏi phải chăng lúc xã hội ta đang “tôn vinh” cái xấu? Khi nào thì xã hội “tôn vinh” cái xấu, những hành vi lệch chuẩn? Đó là khi tình trạng cái ác, khi bạo lực không được kiểm soát, khi những điều nhân ái bị chìm lấp trong cái cách mà con người ứng xử với nhau, khi những bài học về đạo đức của học sinh tiểu học lại trở thành điều kỳ diệu trong ứng xử của người lớn… Xã hội “tôn vinh” những cái xấu thì đó cũng là lúc bá đạo hoành hành, đó là khi minh đạo thất thế và là thời điểm những cái xấu thống trị xã hội.
Sự xuất hiện của những nhân vật “nổi tiếng” vốn là những nhân vật scandal, hay những hành động bất thường kể trên chưa thể chứng minh rằng xã hội chúng ta đã tới hồi cái xấu hoành hành. Song, khi mà những hành vi lệch chuẩn, phản văn hóa nhận được đông đảo sự ủng hộ của dư luận thì xem ra cũng đã đến lúc các nhà văn hóa, các nhà quản lý xã hội nên suy nghĩ nghiêm túc về xu hướng lệch lạc này! "

Thursday, July 18, 2013

Miến điện đổi luật chơi với Trung quốc , bài 2

Thưa anh LHTC ,
Lâu quá mới thấy anh tái xuất giang hồ .
Xin anh và mọi người hãy đọc bài "Miến điện đổi luật chơi với Trung quốc" ở :
http://ttxcc6.wordpress.com/2013/06/21/mien-dien-doi-luat-choi-voi-trung-quoc/
Ở cuối bài  , tác giã viết , " Ðến bao giờ nước VN mới có những người cầm quyền đủ can đảm như vậy? "
 1/ Sở dĩ CP Myanmar  bất ngờ và can đãm vứt bỏ ảnh hưởng nặng nề cũa TQ là vì họ đã có may mắn : chưa bao giờ phải cậy cục xin 'bình thường hóa' với TQ ở thế yếu - như VN đã làm ở HN Thành đô , để rồi chịu chụp  MŨ KIM CÔ lên đầu .
2/ Như các bạn đã biết :  sau 1975 , VN đã muốn bình thường hóa với Mỹ , nhưng do đòi bồi thường chiến tranh mấy tỉ đô nên Mỹ ko chịu ; lúc bỏ điều kiện này thì Mỹ đã bắt tay với TQ (theo nhật ký Trần quang Cơ) , đúng là TRỚ TRIU CŨA LỊCH SỮ .
Cũng sau 1975 , VN đã ngã hẳn về LX qua chiến dịch 'đánh tư sản mại bản' mà phần lớn là người Việt gốc Hoa dẫn đến nạn kiều (trong đó những SQ , CB gốc Hoa đều cho về vườn dù trước có nhiều đóng góp) . . .cuộc chiến 1979 (đài HN chửi TQ như chửi chó) kéo dài đến năm 1984 (có trận thiệt hại về phía VN cã trung đoàn , hình như trận Lão sơn - đăng trên blog Phạm viết Đào bởi CCB) . . .
Do những trớ triu cũa lịch sử kể trên và thay đổi cũa cục diện thế giới (khối CS Đông âu và LX sụp đổ) , cuối cùng VN phải xin 'bình thường hóa'  với kẻ , mà trước đó chưa tới 10 năm là kẽ thù cũa mình . Đến nổi , BT Nguyễn cơ Thạch gọi đó là 'Bắc thuộc lần thứ ba' .
3/ Để rồi , một nước đã từng đánh ba đế quốc sừng sõ trên thế giới ,mà ngày nay thì 'mềm nhũn như con chi chi' (hèn yếu)  , trước sự bành trướng ngày càng tăng trên đất cũng như biển cả cũa nước láng giềng '4 tốt , 16 chữ vàng' !
4/ Để rồi phải chịu sự lệ thuộc , v.v... về VH , KT , XH , CT , v.v... (bản đồ VN ko có HS , TS ; thực phẩm độc hại TQ tràn lan ; phố Tàu khắp nơi trên đất nước với bảng hiệu bằng chữ TQ ; và còn nhiều nữa . . .) . 
5/ Để rồi , từng là 'LƯƠNG TRI cũa nhân loại' , nay phải nuôi đoàn quân DLV đông đão , nhưng phần lớn lại xử sự giống như 'đỉa phải vôi' , sẵn sàng ném những lời lẽ tục tiễu , hạ cấp (hơn cã hàng tôm hàng cá) lên những còm-sĩ nào DÁM phê phán chế độ vì bức xúc trước những tin như :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2013/07/130718_vn_malaysia_sex_workers.shtml
a/ Khi xử sự NHƯ VẬY , những DLV này , sẽ ko khác gì những tên XÃ HỘI ĐEN , sẵn sàng đánh đập hay ném đá những người ko chịu 'chung chi' cho CSGT - mà báo Thanh niên đã làm phóng sự kèm hình ảnh cũa những tên côn đồ này ở ,
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130715/bi-don-vi-cu-cai-csgt.aspx
b/ Và các người đang 'thi hành công vụ' này làm ngơ để chúng đánh người (đã dám coi thường 'luật' cũa CSGT) , ở clip :
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130715/video-clip-bi-don-vi-cu-cai-csgt.aspx
c/ Khi nào các DLV trẻ tuổi hay con cháu các vị bị bọn này đánh trọng thương hay đánh chết vì ko biết 'luật' cũa CSGT (cũng đăng trong bài báo trên) thì các vị mới thông cãm nỗi bức xúc hay sợ sệt cũa người dân khi lái xe , vì cái chết có thể đổ ập lên đầu họ vào bất cứ lúc nào .
d/ Thật là nhục nhã cho những người đang 'thi hành công vụ' mà lại dùng bọn XHĐ để 'trị' những người dám coi thường 'luật' cũa mình . Các bác DLV nào tìm một bằng chứng cho thấy nước nào trên thế giới mà nhân viên công lực (những người thực thi luật pháp) lại hành xử như vậy ; xin cám ơn trước .
MIẾN ĐIỆN  ĐỔI LUẬT CHƠI VỚI TRUNG QUỐC .
Do bài viết khá dài nên tôi đã rút gọn nhưng cố gắng ko thay đổi nội dung .
http://ttxcc6.wordpress.com/2013/06/21/mien-dien-doi-luat-choi-voi-trung-quoc/
"Tháng 9 năm 2011, TT Miến Ðiện (Myanmar) Thein Sein tuyên bố đình chỉ hợp đồng xây đập Myitsone. Bang giao giữa Miến  và TQ thay đổi hoàn toàn. Vì ông  không hỏi ý kiến, cũng không báo trước cho  TQ về quyết định của mình, nói chỉ tạm ngưng (nhưng ai cũng hiểu là sẽ chấm dứt công trình hơn 3 tỷ 600 ngàn đô này).
Miến đã ký HĐ với Tập đoàn Ðầu tư Ðiện lực TQ . . . để xây đập này từ năm 2006, . . .  đập Myitsone là dự án điện lực lớn nhất mà TQ thực hiện, . . . , mà 90% điện sản xuất đáp ứng nhu cầu của tỉnh Vân Nam.
Vì thế, khi Thein Sein tuyên bố như vậy , cả TQ đã chấn động, như ông Tần Huy, GS  ở ĐH Thanh Hoa nhận xét. . . Nhất là sau khi ông Hồ Cẩm Ðào và ông vừa mới ký một Hiệp định (Hợp tác Mậu dịch Chiến lược), vào Tháng 5 năm 2011, hai tháng sau khi ông lên cầm quyền?
. . . Quyết định của ông được đọc lên tại QH . . . “CP Myanmar do dân bầu lên, phải tôn trọng  ý nguyện của ND . CP cũng có bổn phận phải giải quyết các vấn đề ND đang lo lắng. Vì vậy, . . ., tôi quyết định ngưng xây đập Myitsone .” Ông cử ngoại trưởng sang TQ  để giải thích . . .
Quyết định (cũa Thein Sein) bất ngờ và can đảm. . . , vì từ năm 1988 , (xãy ra vụ đàn áp làm hàng ngàn người chết) , Miến coi TQ là chỗ dựa an toàn duy nhất. TQ là nguồn cung cấp vốn đầu tư và ngoại thương nhiều nhất , . . .  xây xa lộ nối liền TP Mandalay và cảng Sittwe (bên bờ vịnh Bengal) với Yangoon (bên bờ Vịnh Thái Lan). . . lập hai đường ống từ vịnh Bengal, dẫn dầu , khí đốt Trung Ðông, tới tỉnh Vân nam . . . xây dựng nhiều bến cảng trên vịnh này, cả một căn cứ truyền tin ngó sang Ấn .
Tại LHQ , TQ phủ quyết các nghị quyết cấm vận Miến . . . cho chiến đấu cơ , xe thiết giáp, tầu chiến , huấn luyện Hải ,Lục ,Không quân Miến.
Với quyết định này , . . . ông đã thay đổi “luật chơi” trong quan hệ giữa hai nước. . . .
Trước đó, bang giao giữa hai nước hoàn toàn do các tướng  và “các ông chủ TQ” quyết định. Nay, thêm một cầu thủ mới ra sân: dân Miến . Và ông đã nhường cho cầu thủ mới quyết định cuộc chơi. . .
. . .ông đã gặp bà Aung San Suu Kyi . . . bãi bỏ kiểm duyệt BC và Internet. . . Ðảng đối lập (Liên minh Dân tộc Dân chủ) được mời tham dự bầu cử vào QH . . . bầu cử tự do và thẳng thắn, phe đối lập được 43 trong số 44 ghế tranh đua. . . . dân Miến có quyền xuất bản báo tự do,. . . quyền tự do lập công đoàn . . .
Tại sao Miến dám thay đổi nhanh như vậy? . . . Năm 1962, Tướng Newin cướp CQ , theo CNXH , đánh tư sản, . . . ; đã đưa đất nước vào tình trạng suy đồi, . . . “CNXH kiểu Miến ” hoàn toàn thất bại.
Nhưng một ưu điểm của CP là vẫn coi sứ mạng là 'bảo vệ dân, giúp nước, không nhập cảng một ý thức hệ . . . , bắt dân phải theo'. Do đó, khi thấy sai lầm về cả KT lẫn CT, họ có thể sửa đổi  chính sách . . .mà không luyến tiếc, . . .
. . . Ðến bao giờ nước VN mới có những người cầm quyền đủ can đảm như vậy? " ./.

 Miến Ðiện đổi luật chơi với Trung Quốc
Tháng Chín năm 2011, Tổng Thống Miến Ðiện (Myanmar) Thein Sein tuyên bố đình chỉ hợp đồng xây dựng đập nước Myitsone. Bang giao giữa Miến Ðiện và Trung Quốc thay đổi hoàn toàn. Vì ông Thein Sein không hỏi ý kiến, cũng không báo trước cho chính phủ Trung Quốc về quyết định của mình, tuy nói chỉ tạm ngưng nhưng ai cũng hiểu là sẽ chấm dứt công trình đầu tư hơn 3 tỷ 600 ngàn Mỹ kim này.
Chính phủ Miến Ðiện đã ký hợp đồng với Tập đoàn Ðầu tư Ðiện lực Trung Quốc CPI (China Power Investment Corporation) để xây khu đập nước này từ năm 2006, sau nhiều năm nghiên cứu. Gần 500 gia đình, thuộc hai làng đã được lệnh di chuyển chỗ ở từ hai năm trước, nhiều nông dân vẫn quay trở về làng cũ để trồng trọt, vì nơi đất mới khó sống; và phần lớn vẫn chưa nhận được số tiền bồi thường mà công ty CPI hứa hẹn. Trung Quốc đã xây hơn 30 các đập thủy điện ở miền Bắc Miến Ðiện, cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam. Khu đập Myitsone là dự án điện lực lớn nhất mà Trung Quốc thực hiện, nếu được hoàn thành thì sẽ đứng trong năm nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, mà 90% điện sản xuất ra sẽ đáp ứng nhu cầu của tỉnh Vân Nam.

Vì thế, khi ông Thein Sein tuyên bố ngưng dự án xây dựng Myitsone, cả Bắc Kinh đã chấn động, như ông Tần Huy, giáo sư lịch sử ở Ðại học Thanh Hoa nhận xét. Tại sao chính phủ Miến Ðiện lại đơn phương xé bỏ một hợp đồng thương mại lớn như vậy mà không tham khảo ý kiến phía bên kia? Nhất là sau khi hai ông Hồ Cẩm Ðào và Thein Sein vừa mới ký một Hiệp định Hợp tác Mậu dịch Chiến lược, vào Tháng Năm năm 2011, hai tháng sau khi ông Thein Sein lên cầm quyền?

Câu trả lời chính thức của chính phủ Miến là: Vì việc xây dựng đập Myitsone bị dân chúng chống đối.

Vì dân chúng chống đối? Quyết định của chính phủ Miến được đọc lên trong một phiên họp của Quốc Hội ở thủ đô Naypyidaw. Bản thông báo của U Thein Sein nói: “Chính phủ Myanmar do dân chúng bầu lên, phải tôn trọng khát vọng và ý nguyện của nhân dân. Chính phủ cũng có bổn phận phải giải quyết các vấn đề dân chúng đang lo lắng. Vì vậy, trong nhiệm kỳ của tôi, tôi quyết định ngưng không xây dựng đập Myitsone nữa.” U Thein Sein cử ông ngoại trưởng sang Bắc Kinh, cũng chỉ để giải thích như vậy.

Trong cuộc bang giao giữa các nước, ít có một chính phủ nào lại giải thích với một nước láng giềng to lớn về một hành động chấm dứt hợp tác, mà lại chỉ nêu lên một lý do giản dị như vậy: Vì dân phản đối.

Quả thật, dân Miến Ðiện đã bày tỏ ý kiến, họ chống đối cả mối quan hệ ngoại giao mà họ thấy người cầm quyền nước họ giống như đã nằm trong túi của nước láng giềng. Bao nhiêu tài nguyên gỗ rừng, mỏ ngọc thạch đều do các ông chủ Trung Hoa khai thác, để bán rẻ sang Tàu. Trong các cuộc biểu tình, thanh niên Miến Ðiện trương lên những biểu ngữ viết, “Ðây là nước Myanmar! Tự Do cho Myanmar! Quỷ ÐraCuLa Trung Quốc cút đi!” (được viết bằng tiếng Anh một cách vụng về: “This is Myanmar Country! Freedom of Myanmar! Dracular (sic) China Get Out!”)

Vụ xây đập Myitsone là giọt nước sau cùng làm tràn ly. Không riêng gì nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi mà dư luận của giới trí thức, sinh viên, các người bảo vệ môi trường, các chùa Phật Giáo, cả giáo hội Báp Tít trong tiểu bang Kachin, vùng xây đập nước, cũng lên tiếng phản đối. Bắc Kinh đã cử Giáo Sư Tần Huy (Qin Hui) qua Miến Ðiện, đi một vòng trong tỉnh Kachin để tìm hiểu. Nhà sử học này nhận thấy khu Myitsone được người dân Kachin coi như một vùng đất thiêng liêng, có người so sánh với Jerusalem của Thiên Chúa Giáo và Mecca của Hồi Giáo. Ðây là nơi giao lưu của hai con sông Mali và N'Mai trước khi đổ vào sông Irrawaddy, dòng sông chính tạo nên xứ Miến Ðiện, giống như sông Cái (Hồng Hà) của người Việt. Người Miến và người Kachin cùng xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, từ dăm ngàn năm trước đã kéo xuống đây. Myitsone nghĩa là Hợp Lưu, nơi các con sông tụ lại. Riêng người Kachin thì vẫn quy tụ trong vùng này và từ nhiều thế kỷ, vẫn tiếp tục tranh đấu đòi thêm quyền tự trị. Truyền thuyết nói rằng đây chính là nơi sinh của một “Vua Rồng, Long Quân,” vị thủy tổ của người Kachin, và các con cháu ông. Một thanh niên địa phương nói với Giáo Sư Tần Huy: “Nếu phải xây đập, tại sao họ lại chọn xây ở chỗ này? Họ không hề hỏi ý kiến chúng tôi. Chỉ có mấy ông tướng và mấy ông chủ người Trung Hoa quyết định, rồi họ ra tay làm!”

Cho tới khi Thein Sein quyết định ngưng. Vì dự án bị dân chúng Miến Ðiện phản đối. Quyết định này bất ngờ và can đảm. Vì hai nước đã kết nghĩa từ hơn 20 năm rồi. Khi bị thế giới tẩy chay vì đàn áp đối lập, từ năm 1988 chính quyền quân phiệt Miến Ðiện coi Trung Cộng là chỗ dựa an toàn duy nhất. Trung Quốc là nguồn cung cấp vốn đầu tư lớn nhất và ngoại thương nhiều nhất với Miến Ðiện, qua mặt Thái Lan từ mấy năm qua. Trung Quốc đã xây xa lộ nối liền thành phố Mandalay với Yangoon bên bờ Vịnh Thái Lan, và xa lộ nối liền Yangoon với hải cảng Sittwe bên bờ vịnh Bengal. Ðó sẽ là con đường ngắn nhất nối tỉnh Vân Nam sang Ấn Ðộ dương. Họ thiết lập hai đường ống từ bờ biển Miến ở vịnh Bengal, dẫn dầu và khí đốt nhập cảng từ Trung Ðông, lên tới tỉnh Vân Nam. Họ xây dựng nhiều bến cảng trên bờ vịnh này, cả một căn cứ truyền tin điện tử ngó thẳng sang Ấn Ðộ, một nước thù địch.

Tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Trung Quốc luôn phủ quyết các nghị quyết cấm vận Miến Ðiện. Họ cung cấp cho Miến Ðiện các phi cơ chiến đấu, xe thiết giáp, tầu chiến; và họ huấn luyện Bộ binh, Hải quân và Không quân Miến.

Thực ra phong trào phản đối xây đạp Myitsone ở Miến Ðiện thật ra không được biểu hiện mạnh mẽ và rộng lớn như phong trào phản đối việc khai thác bô xít ở Việt Nam. Dân Miến Ðiện cũng không biểu tình chống Trung Cộng nhiều lần và kéo dài nhiều năm hơn dân Việt Nam. Nhưng chính quyền Miến Ðiện không ngoan cố lên ti vi tuyên bố, “Xây đập Myitsone là một chính sách lớn của Ðảng và nhà nước” như Nguyễn Tấn Dũng đã quả quyết để hăm dọa, bịt miệng dân Việt Nam.

Quan hệ giữa hai nước đã thay đổi. Ngay khi ông Thein Sein giải thích quyết định ngưng xây đập Myitsone với một lý do duy nhất: Vì dân Miến Ðiện phản đối. Với lời giải thích đó, Thein Sein đã thay đổi “luật chơi” trong quan hệ giữa hai nước. Ông viện dẫn một quy tắc: “Chúng tôi do dân chúng bàu lên, cho nên phải tôn trọng ý nguyện của dân.”

Trước khi Thein Sein nói câu đó, cuộc bang giao giữa hai nước hoàn toàn do các tướng lãnh quân phiệt và “các ông chủ Trung Hoa” quyết định. Nay, thêm một cầu thủ mới ra sân: Dân Miến Ðiện. Và Thein Sein đã nhường cho cầu thủ mới quyết định cuộc chơi. Quyết định này còn được thể hiện trong chính sách nội bộ ở nước Miến Ðiện.

Một tháng trước quyết định Myitsone, Thein Sein đã mời lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tới gặp để bắt tay nhau, mở đầu tiến trình dân chủ hóa. Trước đó, Thein Sein đã bãi bỏ lệnh kiểm duyệt báo chí và kiểm soát các mạng Internet. Trong bản báo cáo về quyền tự do báo chí cho năm 2011-12, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã nâng Miến Ðiện từ hạng 169 lên hạng 151, cao hơn Lào, Việt Nam, chỉ thua Singapore hai bậc; và cao hơn Trung Quốc 23 bậc. Ðảng đối lập Liên minh Dân tộc Dân chủ đã được công nhận và được mời tham dự một cuộc bầu cử bổ túc vào Quốc Hội. Cuộc bỏ phiếu tự do và thẳng thắn, phe đối lập thắng 43 trong số 44 ghế tranh đua. Cả thế giới ngạc nhiên. Ngày nay dân Miến Ðiện có quyền xuất bản báo tự do, tiếng nói của người dân được cất lên. Một đạo luật mới ra đời, công nhận quyền tự do lập công đoàn của người lao động. Có thể nói, ông Thein Sein đã thay đổi luật chơi trên cả hai sân: trong nước và đối ngoại. Và ông được ngay cả các nhà tranh đấu cho dân chủ ở Miến Ðiện kính trọng và tin tưởng.

Tại sao chính quyền quân phiệt Miến Ðiện dám thay đổi nhanh như vậy? Vì họ có can đảm công nhận chính họ đã sai lầm. Từ năm 1962, Tướng Newin cướp chính quyền, công bố theo chủ nghĩa xã hội, đánh tư sản, ngưng giao thương với các nước tư bản; họ đã đưa đất nước vào tình trạng suy đồi, rõ rệt nhất là về kinh tế. Năm 1962, lợi tức theo đầu người ở Miến Ðiện lên tới 670 Mỹ kim một năm, cao gấp đôi Thái Lan và gấp ba lần Indonesia. Sau nửa thế kỷ, lợi tức bình quân của dân Miến Ðiện hiện thấp nhất vùng Ðông Nam Á, bằng một phần sáu dân Thái Lan, một phần ba dân Indonesia. “Chủ nghĩa Xã hội lối Miến Ðiện” hoàn toàn thất bại. Nhưng một ưu điểm của chính quyền quân phiệt là họ không tôn thờ chủ nghĩa Mác-LêNin, không nô lệ một ý thức hệ ngoại lai. Các tướng lãnh vẫn coi sứ mạng của họ là bảo vệ dân, giúp nước, chứ không nhập cảng một ý thức hệ như một tôn giáo mới, bắt toàn dân phải theo. Do đó, khi nhìn thấy con đường sai lầm về cả kinh tế lẫn chính trị, họ có thể sửa đổi tất cả chính sách nội trị và ngoại giao mà không luyến tiếc, rũ bỏ một quá khứ đen tối để đi theo con đường mới.
Chính phủ Miến Ðiện đã thay đổi luật chơi với Trung Cộng, nhân danh nguyện vọng và quyền lợi của người dân.

Dân Miến Ðiện đã bước vào sân cỏ, bắt đầu tham dự cuộc chơi dân chủ. Ðến bao giờ nước Việt Nam mới có những người cầm quyền đủ can đảm như vậy?

Wednesday, July 17, 2013

Vì chưa tới lúc mà thôi .

Thưa các bác và các bạn trẻ ,
Do bức xúc trước tình hình đất nước , nên một số còm sĩ đã lên tiếng phản kháng và bị 'ném đá' tơi bời .
Nếu suy nghĩ kỷ, việc làm cũa chúng tôi giống như 'tiếng kêu trong sa mạc' : vì tiếng nói này chĩ quanh quẩn trong blog này , có đi xa được đâu ; chưa kể còn bị chửi bới tục tiểu .
Nhưng nếu nhìn VN qua lăng kính TÂM LINH thì ta có thể nói :
TẤT CÃ VÌ CHƯA TỚI LÚC MÀ THÔI : hãy xem CP độc tài quân phiệt Myanmar (một nước mà đạo Phật chiếm đa số) , đã từng nổ súng giết HÀNG NGÀN SƯ SẢI VÀ DÂN THƯỜNG , BẮT GIAM ĐẠI TRÀ NHỮNG NGƯỜI CHỐNG ĐỐI ; đến độ họ phải biến trường học giửa TP làm trại tù chính trị .
Nhưng 'đùng một cái' , họ đã quay phắt 180 độ , chẵng cần ĐÃO CHÍNH , NỖI LOẠN , hay CÁCH MẠNG gì hết . Để bắt đầu đi theo thể chế TAM QUYỀN PHÂN LẬP như : cho bầu cử tự do để thành lập QH , viết lại hiến pháp , đảng cầm quyền sánh vai cùng đối lập trong QH , thả tù chính trị , v.v...
Hiện nay , CP Myanmar gần như chiếm được cảm tình cũa toàn thế giới , chĩ trừ một vài nước như TQ vì mất nhiều quyền lợi sau sự thay đổi đột ngột về thể chế tại nước này .
Tóm lại , mọi việc xãy ra đều có sự SẮP XẾP CŨA TRỜI ĐẤT .
Cái nào ra cái đó , ko có nhập nhằng trắng đen lẫn lộn .

Thưa bác 'tham khảo 15:01 Ngày 17 tháng 7 năm 2013' .
1 /Hóa ra những thông tin , mà bác có, là từ 'Cục (hay Sở) Quản lý Văn thư và Văn khố cũa Tiểu bang' (State record management and archives department) cũa các bang Mỹ .
Nơi đây lưu trữ giấy khai sinh , khai tử , bằng cấp , v.v.. cũa cá nhân và các văn bản , luật lệ  mà mổi bang (bao gồm các TP) - đã có từ ngày thành lập bang .
2/ Tôi có thể khẳng định : những thông tin (mà bác đã bỏ công sức dịch ra) , chĩ 'để đọc chơi cho vui' vì :
a/ Không còn hiệu lực , (ko còn áp dụng) .
b/ Người dân Mỹ cũng ko biết và KHÔNG CẦN phải biết ; vì đó là ko phải là trách nhiệm cũa họ.
3/ Người dân chĩ CẦN BIẾT và THỰC HIỆN những luật thông thường và cần thiết cho CUỘC SỐNG như : luật giao thông (để ko bị đóng phạt , thu bằng lái hay đi tù)  , phải đóng thuế đầy đũ , không được gây tiếng động quá lớn làm phiền hàng xóm , v.v...
Chĩ riêng luật giao thông , mổi năm đều có thêm một số luật , làm người lái xe phải cập nhật liên tục như máy tính thường xuyên cần update .
4/ Họ chĩ cần biết : được làm những gì mình thích miễn là trong khuôn khổ cũa luật pháp . VD : Gần nhà tôi có một thương xá nhỏ : gồm có tiệm giặt (laundry) , tiệm ăn , tiệm tạp hóa (grocery store) , văn phòng nha sĩ , v.v... Nhưng , kế bên VP này lại là một 'quán cà phê đèn mờ' (người Việt làm chũ vì bảng hiệu tiếng Việt) thường xuyên có vũ KHỎA THÂN ; họ ko dám để bảng 'có vũ sexy' trước cửa vì tế nhị : đây là khu đông người qua lại . Họ hoạt động hợp pháp vì có đóng thuế cho TP và ko gây khó chịu (hay làm phiền) các tiệm kế bên .
5/Kết luận :
a/ VD trên chứng tỏ :  Ở đây , cái nào ra cái đó , trắng đen rỏ ràng , không NHẬP NHẰNG như VN hiện giờ . Ở VN , các nhà hàng có vũ khỏa thân ở Bình thạnh TPHCM - mà báo PetroTimes đăng - có đóng thuế cho NN không hay chĩ đóng thuế cho CA và các quan địa phương .
b/ Tuy bác cực kỳ thông minh , vì biết được những luật có được từ ngày thành lập cũa từng TP tại Mỹ - mà ngay cã TT Obama cũng ko biết vì ông ko cần tới nó để điều hành đất nước . Do vậy , những cái mà bác biết trở nên vô ích , CHẴNG ĐEM MỘT LỢI ÍCH CHO NGƯỜI VIỆT (dù sống tại Mỹ hay VN) .
c/ Vì bác nói tôi ngu dốt nên xin trả lời : tôi chĩ may mắn được nền GD (dù là trường tư) cũa chế độ cũ dạy dỗ tới hết lớp 11 , và nhập ngũ năm 1968 . Thời gian này , do đam mê nền KHKT cũa  phương Tây nên tôi đã tự học tiếng Anh để tiếp thu kiến thức .
Từ 1998-2001 , dạy toán Trung học (tại tư gia) cho trẻ em mới sang Mỹ .
Khoãng 10 năm nay , tự học computer để xử dụng và đã sửa chữa rất nhiều máy tính cho bạn bè .
Ở độ tuổi trên 65 , tôi nghĩ rằng tôi vẫn còn hửu ích đối với đồng loại trong việc giúp đỡ về vi tính hay dịch thuật đơn từ , v.v...
(còn tiếp)
----
(tiếp theo)
6/ Thưa các bác và các bạn trẻ ,
a/Khi so sánh hay đánh giá ai , ta nên dựa trên những người cùng tuổi , cùng điều kiện học hành , v.v... (như người đó) . Bạn không thể nào so sánh tôi với một kỹ sư về vi tính , trẻ tuổi , lại thường xuyên sửa chữa máy .
b/ Điều mà bạn nên đánh giá (hay so sánh) là TÁC ĐỘNG hay HIỆU QUẢ cũa việc làm cũa người đó đó đối với xã hội . Ví dụ như ông N.T. Nhân , một người thông minh vì có bằng điều khiễn học , thông thạo nhiều ngoại ngữ ,  và "ông được báo chí Việt Nam ca ngợi như một chính trị gia hàng đầu có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt. Ông nói tốt tiếng Anh" (theo Wiki) .
Từng coi bộ GD , và với chức Phó TT , nhưng đã không đem điều tốt cho nền GD , mà HIỆN NAY tồi tệ đến nổi , ngay trên blog này , ko ai DÁM binh vực : một nền GD mà lại 'bị'  lãnh đạo bởi những ông , đang được CÃ NƯỚC 'ném đá' tưng bừng , như ông Luận , ông Ga , v.v...
Tôi rất đau khổ khi viết ,  "nền GD hiện nay  là : thụt lùi, thoái hoá, suy đồi , đảo ngược , lạc hậu (retrograde) nếu so với nền GD cũa chế độ cũ - mà các ông gọi là Mỹ Ngụy .
Xin mọi người đóng góp , (bằng lời lẽ nhẹ nhàng , tôn trọng người khác : để chứng tỏ BẢN LẢNH không thua tôi , giống như tôi vừa trả lời bác 'tham khảo' dù bác đã chửi mắng tôi rất nặng nề  . ) ./.