Thưa anh Nguyễn Thông và Huỳnh Ngọc Chênh,
Cách đây 1 hôm, trên blog của hai anh có một còm như sau, nhờ tôi dịch một bài về đường xe lửa Phan rang - Đà lạt. Nay tôi dịch xong, nhờ hai anh đăng để giúp cho còm-sĩ trên cũng như giúp cho chúng ta thư giản trong lúc tình hình chính trị rối ben như bây giờ. Cám ơn,
====
"Nặc danh 14:23 Ngày 02 tháng 6 năm 2013
Mới thấy cái này hay hay.Mong bác Nguyễn Hữu Viện dịch ra tiếng Việt xem là cái gì.Xin cảm ơn.
http://www.funimag.com/photoblog/index.php/20090225/da-lat-train-station-solution-of-quiz-26/ "
=====
Hình 1-2: Ga Đà lạt
Ga Đà Lạt sau khi phục hồi cho du lịch |
"Đà Lạt là một cao điểm về du lịch của Việt Nam nằm trên một cao nguyên (1500 m) ở miền Trung.
Cao nguyên này đã được khám phá năm 1893 bởi nhà bác học và thám hiểm người Thụy sĩ gốc Pháp tên Alexandre Yersin - ông đã xây dựng một viện điều dưỡng (sanatorium) ở đó. Học trò của Louis Pasteur, ông là người khám phá trực khuẩn (bacille) bịnh dịch hạch. Ở Pháp, hoàn toàn ko ai biết ông, nhưng Việt Nam ngày nay kính trọng ông.
Thật lý thú, ở VN, chỉ có 2 con đường còn giữ tên Pháp là đường Pasteur và Yersin!
Đà Lạt đã nhanh chóng trở nên một điểm nghỉ mát của những kiều dân Pháp (villégiature pour les colons francais) ở Đông dương vì khí hậu ở đó tốt và ôn hòa quanh năm. Người Pháp đã nhanh chóng quyết định xây một đường xe lửa để nối cao nguyên này với bờ biển và với tuyến (xe lửa) Saigon-Hà Nội. Bắt đầu năm 1903 từ Phan rang, đường này chỉ làm xong vào năm 1932 khi nối được với Đà Lạt. Với độ dài 84 km, và chênh lệch 1500 m về độ cao, trong đó có ba đoạn phải dùng móc (cremaillere - để xe lửa khỏi bị tuột dốc--người dịch) và năm đường hầm. Nghành Hỏa xa Đông Dương đã mua những đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước - mà sáu cái được mua lại từ công ty Thụy sĩ Furka Oberalp khi tuyến xe lửa xuyên núi Alpes này được chuyển qua chạy bằng điện.
Đường xe lửa này tồn tại sau đệ nhị T.C. và chiến tranh chống thực dân (đã buộc người Pháp rời VN năm 1955).
Nhưng chiến tranh Đông dương lần 2 thì tác hại hơn. Đường này bị quấy rối bởi các lực lượng CS và nạn nhân của nhiều vụ phá hoại. Đường vĩnh viễn ngừng chạy vào năm 1972 và tất cả đường ray và cầu kim loại được hoàn toàn tháo gở chỉ trong một năm! (theo lịnh của PTT Đỗ Mười -- người dịch).
Những đầu máy, đã bị bỏ lại tại chỗ và đã là nạn nhân của hao mòn và rỉ sét.
Hình 3-4-5: Đầu máy chụp năm 1990 tại Đà Lạt.
Năm 1990, hội Furka, (thành lập năm 1983 để phục hồi đoạn đường xe lửa vượt núi từ TP Oberwald và Realp - đã ko xử dụng từ lâu bởi công ty Furka Oberalp), đã tới Đà Lạt để thu hồi những đầu máy bỏ hoang này và đưa về Thụy Sĩ trong mục đích phục hồi và cho chạy lại trên đoạn đường này - đã ko xử dụng từ 1947! Những đầu máy, với số mệnh lạ kỳ, ngày nay là thành công của tuyến xe lửa Dampfbahn Furka Bergstrecke (DFB).
(Riêng tôi, tôi là thành viên của hội Furka từ 1991 ...)
Hình 6-7: cũng đầu máy này, chụp tại TP Gletsh, Thụy sĩ.
Ngày nay, trên tuyến Phan Rang - Đà Lạt này, chỉ còn một đoạn 6 km được xử dụng một cách tượng trưng, nhằm chỡ khách du lịch, giữa Đà Lạt và Trại Mát.
Di tích chánh của tuyến xe lửa dùng móc này, dĩ nhiên là nhà ga tuyệt đẹp ở Đà lạt. Xây dựng năm 1932, bởi các KTS Pháp, lấy cảm hứng từ nhà ga Deauville, Pháp.
(Hình của Michel C. Dupont).
=====
Tài Trần : Khoảng đầu thập niên 1990, tôi và người bạn Pháp đã đi đường bộ (từ Đà Lạt xuống Đơn Dương) dọc theo đường xe lửa bỏ hoang này : chỉ còn thấy cái nền của đường xe lửa nhưng phong cảnh hai bên thì rất đẹp, vì còn vẻ hoang sơ . Tôi rất tiếc là một đường xe lửa tuyệt đẹp như vậy mà mình không thể phục hồi, để cuối cùng những đầu máy này lại trở về đất nước Thụy Sĩ của nó để chạy trở lại (nó đã được đưa sang VN và được xử dụng khoảng năm 1932, nghĩa là SẢN XUẤT CÁCH ĐÂY KHOẢNG TRÊN DƯỚI 80 NĂM). Nghe nói trước đây có một công ty nước ngoài định phục hồi tuyến xe lửa này nhưng vì một lý do nào đó đã ko tiến hành".Đọc thêm :
Bài viết Tháp Chàm-Đà Lạt - Một tuyến đường sắt bị lãng quên:
http://daumaytoaxe.com/forum/showthread.php?t=71
http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=407320
http://hoangkimviet.blogspot.fr/search/label/%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20s%E1%BA%AFt%20th%C3%A1p%20ch%C3%A0m%20%C4%91%C3%A0%20l%E1%BA%A1t
No comments:
Post a Comment