Thursday, October 17, 2013

CẢNH SÁT ĐƯỜNG PHỐ CỦA NHẬT : BẠN BIẾT GÌ VỀ ? 
Nguồn : TIME Aug 1 , 1983 , số đặc biệt về Nhật .  
Trông người lại nghĩ đến ta !
Con khỉ Mimi của tôi đâu rồi ? “ một bà lão quấn mình trong cái áo kimono màu hồng rực rỡ kêu rít lên . “Ai đó đã đánh cắp cái ví tôi , và tôi không thể mua vé xe lửa về nhà , “ một thiếu niên gầy và cao lêu nghêu (lanky) than thỡ . “ Chồng tôi lại say rượu và đánh tôi  “ một người đàn bà kêu thét qua điện thoại . “ Tasukete ! (cứu tôi!) Hayaku ! (nhanh lên !) “
Đối với 2 cảnh sát đang trực  tại trạm cảnh sát Ochanomizu ngay trung tâm Tokyo , những lời kêu cứu/khiếu nại  như vậy là điễn hình . Trong vòng 15 phút , họ đã dỗ dành bà cụ mất của  với lời hứa sẽ đi tìm con thú cưng cũa cụ (con vật đã được tìm thấy) , đã cho cậu thiếu niên không xu dính túi mượn 650 yen ($2.23) từ một quỹ khẩn cấp đặc biệt để nhận lại từ cậu này một  giấy "Tôi có nợ"/IOU (4/5 những tiền vay này được trả lại) và đã gọi xe tuần của CS để can thiệp vụ gây gổ cũa vợ chồng này . Trung sĩ Shigeo Takahashi , với nụ cười đầy thỏa mản nói : “ bạn hảy đứng trong trạm 15 phút thôi , và bạn có thể làm một cuộc khảo sát về cuộc sống một cách sâu rộng nếu bạn muốn . “
Thật vậy , trạm cảnh sát mini , hoặc KOBAN , là một yếu tố cấu thành đời sống người Nhật . Nó có nguồn gốc từ mạng lưới những bansho (trạm kiểm soát) lập bởi các võ sĩ đạo (samurai) có nhiệm vụ bảo vệ dân chúng ở các thời đại phong kiến . Ngày nay , khắp nước Nhật , có 15.600 trạm cảnh sát như vậy (đó là những phòng rất nhỏ chĩ có một buồng được dựng tại các góc đường) , mỗi trạm phục vụ chừng 10.000 cư dân . Chĩ riêng Tokyo đã có 1.244 trạm và họ xem đó là điều tối cần cho an sinh công cộng và được điều hành bởi 15.000 cảnh sát , chiếm 1/3 lực lượng CS của thành phố này . Ngoài nhiệm vụ truyền thống như đi tuần trong khu phố và trấn áp (apprehend) tội phạm , cảnh sát còn chỉ đường , tìm kiếm của cải/đồ đạc bị thất lạc , điều khiển lưu thông , cung cấp sự giúp đở (summon aid) cho người say rượu , giải quyết xung đột gia đình và đều đặn thăm viếng nhửng người gìa sống một mình . Ông Teiji Soeno , một trong những người điều hành hệ thống này tại Tokyo , nói : “Cảnh sát phải là một thành viên của cộng đồng , và TP sẽ không an toàn nếu không làm được điều này . “
Sự thành công của hệ thống các trạm cảnh sát mini này được phản ảnh trong thống kê đáng kinh ngạc (startle) về con số phạm pháp rất thấp tại Nhật . Vào năm 1980 có 1,4 vụ giết người mỗi 100.000 dân , so với 10,2 mỗi 100.000 tại Mỹ . Con số trộm cắp là 1.9 mỗi 100.000 người , so với 234.5 tại Mỹ . Những tội ác nghiêm trọng các loại thực tế rất hiếm . Một lý do khác : luật lệ gắt gao về kiểm soát súng , chĩ cho phép người dân mua súng đi săn mà thôi . Quá ấn tượng  với thành công này của Nhật , Singapore đã thành lập các trạm CS , và TP San Francisco đang nghiên cứu tính khả thi để áp dụng hệ thống này . Ông Soeno nghĩ rằng đó là một thành tựu mà nước Mỹ nên bắt chước . Quan điểm cũa ông : “ Nếu nước tôi là một trong những nước an toàn nhứt trên thế giới, thì trạm cảnh sát mini là một trong những lý do cốt lỏi . “ ./.
 (Dịch từ tuần báo TIME số đặc biệt về nước Nhật , ngày 1.8.1983) .
Xin xem các trạm này ở :
http://inventorspot.com/articles/top_ten_strange_unusual_japanese_6732
http://mp3.zing.vn/album/Co-Hang-Nuoc-Thu-Hien/ZWZAIF96.html

No comments:

Post a Comment