Thursday, December 19, 2013

Các hiện tượng như 'bảo mẩu hành hạ trẻ' , 'CA đánh dân trọng thương , thậm chí đến chết' , hay Dương chí Dũng , v.v... đều có bốn NGUYÊN NHÂN .
A . Tuy là những việc riêng rẻ nhưng lại có mẫu số chung như :
1/ Không được giáo dục "phải tôn trọng tài sản và nhân phẩm của con người" : CA coi người dân như kẻ thù , các quan coi tiền thuế của dân như 'nước sông công tù' , nghĩa là xài vô tội vạ . . . Bảo mẫu coi trẻ em như kẻ thù . . . (Từng họp phụ huynh ở cấp tiểu học tại Mỹ , tôi thấy các thày rất quí mến HS . Họ còn theo dỏi tính khí của HS để báo cáo với phụ huynh : một cô giáo nói với phụ huynh tại sao cháu hay mặc đồ cũ đi học . Em nào có vết trấy hay bầm đều được thày hỏi cặn kẻ và có thể báo với cấp trên khi nghi ngờ em bị bạo hành ở gđ . Có một bà quen tôi trông giử cháu nội , thằng nhỏ rất lì lợm nên cứ bị bắt quì . Bạn bè nói , mai mốt nó đi học mà thày thấy dấu bằm trên đầu gối là bà bị rắc rối . Người Mỹ coi trọng cấp tiểu học vì họ quan niệm , những gì mà các em được dạy ở tuổi này sẽ ĐỊNH HÌNH nhân cách tương lai của em . Do vậy , những gì tốt đẹp của xã hội , đều dành cho nhà trẻ) .
2/ Không có một chế tài chặt chẽ với các sai phạm của họ . Gần như không có trách nhiệm về việc của mình hay cấp dưới của mình .
3/ Không có sự giám sát hiệu quả nhưng thích ÔM ĐỒM NHIỀU VIỆC .
4/ Người dân không có quyền chọn lựa . Đây là nguyên nhân QUAN TRỌNG NHỨT , mẹ đẻ của 3 nguyên nhân kia :
a/ Ở nhiều nước , nhà trẻ là nhiệm ý/tự chọn (optional) , nghĩa là vào hay không cũng được . Cha mẹ có thể giử con hay gửi cho ông bà để có thể đi làm . Ở Mỹ , cha mẹ không bắt buộc phải gửi con vào tiểu học hay TH : họ có thể dạy con tại nhà với điều kiện dựa vào chương trình của bộ (1) .
b/ Về chính trị (ở Thái) : CP làm không được việc thì biểu tình để thay đổi CP , QH sẽ họp để lấy ý kiến về bất tín nhiệm . Nếu CP vẫn trụ được thì biểu tình tiếp , CP phảỉ giải tán và bầu lại QH khác theo luật định .
B . Nói thêm : vụ Vinashin đâu phải ngày 1 ngày 2 . Đã kéo dài nhiều năm , đã qua nhiều cuộc thanh tra , mà ông Dương chí Dũng vẫn bình an vô sự .
Ở Mỹ , mọi cơ quan nhà nước , ngoài sự giám sát của QH và soi mói của báo chí tự do , còn bị kiểm toán (audition) bởi 1 công ty độc lập .
Hơn nữa , ở những công trình lớn (trị giá nhiều tỉ) như xây phi trường , xe điện ngầm/cao tốc , v.v... lại còn có ủy ban Giám sát của Công dân (Citizens Watchdog Committee) . Ủy ban này họp hàng tháng để giám sát việc dùng tiền thuế của dân . Mỗi năm họ lập BẢN NHẬN XÉT về chi tiêu (của công trình này) trong tài khóa , đánh giá kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán và tổ chức một cuộc họp mỗi năm để ghi nhận ý kiến ng dân . Nhận xét này của UB này được in ra giấy , để ở các thư viện và đăng trên mạng .
C . Nhận xét : Với một cơ chế giám sát chặc chẻ như vậy , muốn sai phạm không phải dể . Đã vậy , chế tài rất nghiêm khắc (không có vùng cấm) .
Một xã hội tốt đẹp là giáo dục và ngăn ngừa con người phạm tội bằng cách giám sát lẫn nhau và soi mói bởi báo chí . Chứ không phải ÔM ĐỒM NHIỀU VIỆC (cái gì cũng muốn quản) mà không giám sát , lại còn dung dưỡng , bao che , để điều xấu xảy ra trong nhiều năm rồi vá víu , che đậy lấy lệ hay đem ra làm nhục (2 cô bảo mẩu) hay xử tử hình như D.C.D. Giờ có giết ông thì thất thoát hàng trăm triệu đô này , hay hơn nữa , cũng không lấy lại được .
Cái đáng đem ra xử là cái THỂ CHẾ chính trị đã để cho con người làm bậy ; vì VN có hàng trăm , thậm chí nhiều hơn , 'đồng chí' D.C.Dũng . (Vì ông từng bí thư đảng ủy của Vinashin) . Tất cã cã các thiệt hại này , cuối cùng dân Việt gánh chịu ./.
(1) : Ở Mỹ , các trường trung tiểu học lập thành học khu (theo địa lý) ; việc điều hành học khu là các dân cử . Các trường tự chọn sách giáo khoa mình thích , không buộc phải mua sách do bộ GD (như VN đang làm) . Dưới chế độ VNCH , các sách giáo khoa về các môn do tư nhân viết , họ chĩ dựa vào chương trình của bộ đề ra . Cũng chẳng có bộ Đại học để “quản” các trường ĐH , v.v... - như VN đang làm .

No comments:

Post a Comment