Wednesday, June 19, 2013

HẠ ĐÌNH NGUYÊN: THÀ BỊ GIẾT CHẾT CHỨ KHÔNG TỰ CHẾT
Giới thiệu : Bài viết gửi LS Cù Huy Hà Vũ của Hạ Đình Nguyên , một SV tranh đấu thân Cộng , từng bị giam ở Côn Đảo và được thả năm 1973 . Tác giả giúp ta có cái nhìn về bộ máy an ninh của chế độ cũ . Dù đang chiến tranh ác liệt , họ vẫn tôn trọng tam quyền phân lập và nhà nước pháp quyền vì lúc ấy Mỹ muốn đồng minh của họ sẽ trở thành một tủ kính chào hàng (showcase) của dân chủ tại Á Châu ; sau đây là 1 trích đoạn .-- Tài.  

HNC: Tôi đã rơi nước mắt khi đọc lá thư dưới đây của anh Hạ Đình Nguyên, một cựu tù Côn Đảo, gởi cho luật sư Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong tù.

Tâm sự của người không quen biết gởi tù nhân Cù Huy Hà Vũ: Thà bị giết chết chứ không tự chết
Hạ Đình Nguyên
Theo dõi trên mạng, tôi biết không nhiều về cuộc đấu tranh của anh, nhưng khi đọc thư tuyệt mệnh của anh về cuộc tuyệt thực mà anh đang tiến hành trong tù, tôi thật sự xúc động.

Vì là người cũng đã trải qua tù đày, nên tôi hiểu và tin lời lẽ trong thư của anh, anh rất quyết liệt với hành động tuyệt thực này. Tôi lo cho anh quá, và khá buồn vì nhiều lẽ.
Tôi mạo muội có đôi lời chia sẻ cùng anh.
Chắc anh đã từng nghe nói về cảnh tù tội trong Nam đối với những người kháng chiến “chống Mỹ cứu nước” của một thời gian khổ Mặt trận Giải phóng Miền Nam, mà tôi cũng là một thành viên bé mọn trong ấy. Tôi có trải qua nhưng cũng không thể nào biết hết các kiểu đau thương của cái gọi là tù tội, tuy có thể tạm biết thế nào là hậu quả của chiến tranh, một cuộc đọ sức có tính chất định mệnh, và những gì ở bên dưới các chiến thắng, dù là chiến thắng của phía nào. Tôi nghe nói về những cách tra tấn, cách giam cầm hết sức khủng khiếp của chế độ Miền Nam vào thập niên 1955-1965. Nhưng sau đó, tôi có trải qua “thực nghiệm” nên có vài ghi nhận, theo cái biết của mình, một số điều sau đây.
Khi tôi vào tù, thì “chế độ tù” được mô tả ở giai đoạn trước1965, nay đã có phần thay đổi, có cải tiến khá hơn, so với thời Ngô Đình Diệm. Tôi có hưởng được chế độ tù cải tiến ấy, không nghiệt ngã như giai đọan trước. Nhưng vì lý do gì đưa đến sửa đổi này? Do sự đấu tranh của người tù? Do sự quan tâm và áp lực của dân chúng? Do sự “tự tiến bộ” của nhà cầm quyền lúc ấy? Tôi không tin nhiều về lý do thứ ba. Hay là do sự hiện diện trực tiếp nhiều hơn của người Mỹ, từ khi họ ào ạt đổ quân vào Việt Nam từ 1965 trở về sau? Tôi không quá ngây thơ để tin rằng “Đế quốc Mỹ” là thuần khiết tốt với Việt Nam, hay “vì Việt Nam”. Họ , người Mỹ , vì chiến lược chống Chủ nghĩa Cộng sản bành trướng, họ nghĩ thế, và muốn có một cơ chế xã hội ở miền Nam tương đối giống họ, nằm trong khung Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, với lý tưởng của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. Họ muốn có một xã hội Miền Nam có tự do, dân chủ và phát triển để người dân không theo Cộng sản, họ nghĩ thế. Họ lật đổ nhà Ngô vì cho là độc tài không chinh phục được lòng dân. Họ làm nhiều việc để nâng tầm chế độ ấy lên, tuy kết quả toàn cục không đến đâu, nhưng riêng về chế độ lao tù có nhiều cải tiến. Năm 1970, một phái đoàn Nghị sĩ Mỹ qua Việt Nam điều tra và tố cáo chế độ hà khắc ở nhà tù Côn Đảo, sau đó, chế độ “chuồng cọp” khốc liệt nhất tại đây bị bãi bỏ (Tôi chỉ nêu một thí dụ sơ sài, trong phạm vi bức thư này).
Về sự tra tấn tù nhân và chế độ giam giữ tù nhân
Tôi thấy có một vài cách biệt đáng nói.
- Điều tra, tra tấn
Ngành an ninh điều tra của họ có nhiều phương pháp và thủ thuật tra tấn rất dã man, nhất là đối với đối tượng Cộng sản mà họ “đặt ra ngoài vòng pháp luật” theo Hiến pháp của họ. Họ nhằm vào tra tấn thể xác với nhiều đòn tàn độc, cũng uy hiếp và trấn áp tinh thần, cũng tấn công vào tình cảm thiêng liêng của người thân, với mục đích moi thông tin từ đối tượng cho bằng được. Họ rất cần chứng cứ. Chứng cứ thật sự đối với họ là quan trọng, vì họ phải ứng xử, đối phó với thanh tra ngành, với cấp trên, với tòa án, với báo chí, với các phe nhóm khác, bởi Miền Nam lúc bấy giờ đã bước đầu hình thành một xã hội công dân, với thiết chế chính trị cơ bản là Tam quyền phân lập, dù không thể nói là hoàn hảo. Đối với đối tượng chính trị được cho là “nguy hiểm”, tuy cấp trên có thể cho phép họ TRA TẤN ĐẾN CHẾT nhưng xác định người nào được giao quyền này, chứ KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ QUYỀN đánh, có quyền tra tấn, có quyền hành hạ tù nhân. Và khi tra khảo, họ không căm thù “con người”, mà căm tức cái đầu của đối tượng, cái niềm tin lý tưởng ở trong đó mà họ không hiểu nổi, không cảm hóa được, nên họ gọi đối tượng ấy là “bị tẩy não”. Nhưng SẨY TAY , SAI NGƯỜI , SAI QUY ĐỊNH lập tức bị cách chức, hạ cấp bậc, thi hành kỷ luật theo luật định, không có sự thu xếp tự bên trong; họ không dám hành xử cẩu thả do không có sự độc quyền lãnh đạo của một đảng nào. Họ rất dè dặt với dư luận quần chúng, rất ngại giới báo chí, rất sợ các cơ quan lập pháp (Nghị sĩ, Quốc hội) và cơ quan Tư pháp (Tòa án các cấp). Vì các cơ quan này độc lập với cơ quan Hành pháp, theo Hiến pháp quy định. Cũng có những hiện tượng chạy chọt qua mối thân quen, hoặc đút lót tiền bạc, để cứu vớt những đối tượng bị bắt có chứng cứ mơ hồ. Nhưng đối với tù chính trị có bằng chứng thì khó thoát.
Sau khi qua giai đoạn điều tra, tra tấn, kết cung ra tòa án, họ trở thành người tù chính thức thì có quy chế cho tù nhân khá rõ ràng. Họ có quy chế riêng về tù binh, về tù chính trị, về tù dân sự. Người tù bị mất quyền công dân, chứ không mất quyền làm người. Trong tù, không bị đánh đập, nhục mạ về nhân phẩm, không bị thù hằn, không bị biệt lập với gia đình. Nhưng đối với tù đặc biệt, như tù ở Côn đảo thì khó có chế độ thăm nuôi thường xuyên và nhiều hạn chế mối quan hệ xã hội. Đối với tù dân sự, thì không có sự hà khắc đặt biệt nào, càng không có chuyện người chết khơi khơi, hoặc chết thình lình trong đồn công an, khi bị “lịch sự” mời đến làm việc, bởi vi phạm nào đó, như không đội mũ bảo hiểm, chọc gái, gây lộn, ăn cắp, trộm chó, hoặc vì một sự kiện xung đột nào đó, v.v. Cái hỗn độn kiểu này ngày ấy hiếm có, dù là thời ấy đang chiến tranh, mà thời nay là hòa bình gần 40 năm.
Anh Hà Vũ,
Anh làm luật sư, chắc anh biết rành về chuyện này, thật đáng phẫn nộ!
Ở xã hội miền Bắc trước 75, tội về chính trị, sai quan điểm hay lập trường thế nào đó, không bị đánh đập dã man như “Đế quốc”, mà chỉ “nhẹ nhàng” đi “cải tạo” lâu dài, hay suốt đời ở xó xỉnh nào đó, bị cô lập không được giao du với ai, “tự do” bươi kiếm cái ăn, trong một xã hội mà thực phẩm thì được phân phối và quản lý chặt chẽ. Hoặc biện pháp cô lập tại chỗ với nhiều hình thái khác nhau, từng bước giảm nguồn lương thực, giảm thiểu dần đến số không, kể cả nước uống, cho đến lúc “tự chết”, chứ không ai mó tay vào. Đối với người tù, xã hội vẫn còn đó, nhưng không chạm được vào tay, cô độc như ở trong một cảnh giới khác. Người ta hãi hùng về hai chữ “cô lập”. Sống mà là đang chết, mà sau cùng chết theo cách khốn cùng của một con vật, chứ không còn là con người, nghiệt ngã thảm thương như chuyện bên Tàu, chắc anh rõ, như chuyện Chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, là điển hình cho hàng vạn, hàng triệu con người. Cách giữ tù mà không cần nhà tù cố định, mà trong một không gian vô định, và thời gian vô định, xã hội và người thân không biết được, kể cả bản thân người tù. Đó được gọi là “nhà tù kín” mà ngày nay còn đang hiện diện nhiều ở Trung Quốc.
Miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã từng theo mô hình ấy.
Cách nào tàn độc, đau đớn, tinh vi hơn cách nào? Cách nào là sự thù hận “con người”, cách nào là bảo vệ luật pháp?
Tôi tin là thời kỳ khủng khiếp đó không còn nữa.
Những thế hệ đi trước đã để lại những dấu vết khó phai.
Nhưng ngày nay chúng ta có một chế độ lao tù rõ ràng hơn không, và sinh mạng tù nhân có được bảo vệ bởi luật pháp? Và ai có thể biết những gì xảy ra trong tù? Mọi việc chỉ có Đảng làm, Đảng biết, và Đảng xử lý. Cái ghế của Đảng ngồi có phép thuật, như Tề Thiên Đại Thánh có thể biến thành trăm vạn cái ghế khác mang nhiều khuôn mặt khi cần. Người dân mà còn bị cô lập từng cá nhân đơn lẻ (không cho tụ họp) thì nói chi đến người tù!
- Chức năng người giữ tù
Trong nhà tù, tù nhân được “tự do” trong khuôn khổ được quy định của mỗi loại tù. Chức năng của trại tù và người giữ tù được quy định, có vai trò quan trọng trong cách xử sự.
Người giữ tù, với tư cách là một viên chức, họ phải hành xử theo quy định của luật pháp. Không có vấn đề tư tưởng, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa, hay các thứ khác dính vào đây. Họ không có trách nhiệm và không có tư cách để giáo dục, dạy dỗ ai cả, về cái gì cả cho tù nhân. Họ không có quyền đánh đập, hành hạ tù nhân, truy bức tư tưởng, triệt hạ nhân cách, khủng bố tâm lý. Họ chỉ có một chức trách là giữ đúng quy chế của trại tù. Nhà tù có thể tạo điều kiện cho tù nhân được thỏa mãn một số nhu cầu tinh thần và vật chất mà không trái với luật pháp. Tùy theo điều kiện khách quan của từng nơi, họ cho phép tù nhân có thể tiến hành những nghi lễ tôn giáo, như xưng tội, cầu nguyện, lạy Phật, đọc kinh… Người giữ tù phi chính trị trong vai trò của mình. Cá nhân người giữ tù có thể có lập trường chính trị, theo đảng phái hay tôn giáo nào đó là chuyện riêng, không liên quan đến chức năng trong công việc mà họ được giao phó. Vì thế, người giữ tù cũng có được sự “tự do” theo nhân cách của mình, không bị o ép phải hành động theo xu hướng nào, ngoài quy chế của trại tù. Dĩ nhiên cũng có tiêu cực vặt vãnh trong những chuyện vặt vãnh đời thường khó tránh khỏi. Đôi khi cũng có sự lạm quyền, hà khắc do cá nhân và tư cách của anh trưởng trại tù nào đó khi chưa bị phát hiện.
Đặc biệt, đối với tù chính trị, người giữ tù thường tôn trọng về mặt tinh thần hơn đối với tù hình sự như du côn, cướp giật, hiếp dâm. Vì dù sao, người tù chính trị, cũng vì việc chung của xã hội, dù khác chính kiến với nhà cầm quyền, vẫn ở hệ giá trị cao hơn. Tù chính trị Cộng sản vẫn có một quy chế rõ ràng, nghĩa là có luật pháp bảo vệ, dù bị “đặt ngoài vòng luật pháp” như Hiến pháp của họ quy định.
Ngày nay, Điều 4 Hiến pháp là cái gốc rễ căn bản có thể xóa nhòa mọi ranh giới.
Chức năng người giữ tù cũng giống chức năng của quân đội. Người thanh niên bước chân vào quân ngũ, có hai điều phải thực hiện: hệ thống kỷ luật của quân đội, và không được phản quốc, tức là trung thành với Tổ quốc, một khái niệm chung không cụ thể, có tính chất tượng trưng và thiêng liêng. Nhân sinh quan là thuộc quyền của mỗi người. Nhưng Điều 4 Hiến pháp là gốc rễ để biến Đảng thành “Thượng Đế”, có thể đặt “ngoài vòng luật pháp” mọi thứ mà Đảng muốn.
Anh Hà Vũ quý mến,
Anh có tin rằng chế độ lao tù trong xã hội ta đang sống có hà khắc không? Sẽ được cải tổ để tốt hơn không? Tôi tin rằng có, nhưng không biết đến bao giờ! Sẽ do áp lực của quần chúng nhân dân và áp lực quốc tế, và có sự “tự chuyển biến” theo hướng tiến bộ của nhà cầm quyền?
Thời gian là quả thật vô định.
Tôi lo cho anh.
Anh Hà Vũ, anh là người tù thuộc loại nào?
Anh lớn lên trong lòng chế độ, có truyền thống yêu nước từ Ông Cha, và anh đã tiếp nối con đường ấy.
Tôi nghĩ, anh không đứng trong một tổ chức chính trị hay đảng phái nào khác, anh còn là một trí thức trưởng thành trong chế độ này – Tiến sĩ, Luật gia. Anh đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội về dân chủ, về luật pháp và nóng lòng với giặc ngoại xâm, với phương thức hòa bình, bất bạo động. Thế rồi anh bị bắt, bị xử tội về sự khác chính kiến, theo cách không sòng phẳng và trở thành người tù. Bản án của anh làm dư luận rộng rãi bất bình, và dành cho anh nhiều chia sẻ, cảm mến và kính phục.
Tôi cho đó là hạnh phúc của người đấu tranh.
Bản án của anh, được tiếp nối những bản án khác, cùng với sự đàn áp liên tục những người biểu tình, chỉ để bày tỏ sự bất bình về hành động xâm lược của Trung Quốc đang chiếm đóng biển đảo và bức hại ngư dân.
Đất nước đang đứng trước tình thế khó khăn bởi sự đe dọa chủ quyền, Nhà nước lại tự mình làm khó khăn thêm bằng những biện pháp không thích đáng, mất lòng dân, gây phẫn nộ, nó đang báo hiệu một tương lai đi xuống, chứ không “đi lên” đâu cả. Dân chúng cũng không chịu nổi như anh, mà đang ráng chịu, cũng đang quằn quại như anh, vì các chữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc có từ Tuyên ngôn Độc Lập vào mùa Thu năm 1946, mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã long trọng hứa hẹn.
Chừng nào mà Hiến pháp được thay đổi theo hướng dân chủ, tiến bộ hơn, phù hợp hơn, không còn toàn trị, hơi thở của trí tuệ nhân dân được tôn trọng, thì lúc ấy mọi sự sẽ khác đi, quyền sống của tù nhân cũng được minh định rõ ràng hơn. Nhưng điều đó chưa đến, nó đang được thử thách.
Lời bày tỏ thật tình
Tôi biết đã có bao người như anh, và đang có những người như thế, rất tâm huyết như trong lá thư anh viết, tôi hiểu như một lời tuyệt mệnh, và tôi đang xót xa.
Nhưng có đôi điều tôi suy nghĩ khác, rất chân thành với anh.
Tôi không muốn anh chết, vì không muốn mất đi một người yêu nước, biết đấu tranh cho độc lập, và tiến bộ xã hội.
Tôi muốn anh có cách chấm dứt tuyệt thực.
Không bỏ cuộc, không đầu hàng trong ý chí của mình, và anh cần giữ mạng sống. Hai điều này không mâu thuẫn nhau.
Tôi đã trải qua nhà lao Chí Hòa, Côn Đảo, học tập những người đi trước, cùng đồng đội chịu đựng qua tra tấn, không đầu hàng, nhưng sau đó nâng niu từng giọt thở, tiết kiệm từng chút năng lượng còn lại để duy trì sự sống, với tâm nguyện dành cho cuộc đấu tranh tiếp tục, lâu dài, trừ khi họ chủ động ra tay giết chết, thì chịu!
Nhưng ở đây, cuộc đấu tranh này là có tính chất nội bộ dân tộc, dù hết sức gay go, nhưng chúng ta cũng không thể hành xử theo cách bạo động. Tôi cho rằng anh đang bạo động với bản thân mình. Ông Gandhi, ông Nelson Mandela đấu tranh bất bạo động, có tuyệt thực để bày tỏ, chứ không tuyệt thực đến chết. Chúa Jesus không khuyên tín đồ của mình tự sát. Đức Phật cũng thế. Trong mọi loại đấu tranh, sự hy sinh là không tránh khỏi, nhưng phải đúng lúc. Vì mạng sống của một con người thật đáng quý. Như Ngài Thích Quảng Đức tự thiêu, là một sự cúng dường cao cả, đã làm bật nút đúng thời điểm cho một sự chuyển động đầy ý nghĩa.
Nhưng chúng ta không thể biến bán cầu não trái của ai đó thay đổi nhanh chóng được.
Những người tù Côn Đảo thuộc nằm lòng những câu thơ này:
Thân anh, anh bắc nên cầu
Để mai em bước lên lầu Tự do.
Nhưng hàng hàng lớp lớp đã trải thân ra bắt cầu, cầu vẫn chưa xong mà ngày mai thì vẫn ở tận chân trời. Bao người đã ra đi, đã chết trong giấc mơ đẹp mà đau của mình, đáng trân trọng và thân thương biết bao, nó để lại nỗi hoài cảm u uất trong lòng người sống, không thể không xót xa.
Anh Hà Vũ,
Tinh thần đấu tranh của anh được sự trân quý của nhiều người, anh không có ý định lao vào một cuộc đấu tranh “ăn thua đủ” rất không cân xứng này, phải không? Và cũng không xứng đáng với đối tượng là một anh cai tù cấp nào đó? Nhưng họ đang “ăn thua đủ” với anh, vì sự hãnh tiến quyền lực, nó đơn thuần về sức mạnh vật chất, và họ có dư thứ của cải này. Còn anh thì nặng về bày tỏ, cảnh tỉnh, và mục tiêu là sự cảm hóa. Điều này thì anh đã làm được rất nhiều rồi. Trường hợp anh Chí Đức – người bị khiêng như khiêng một con heo, lại bị giẫm giày vào mặt – để làm nhục tính cách “con người” của anh ấy, nhưng sau cùng, anh không phải là người thua cuộc, mà vẫn là con người đàng hoàng tiếp tục đấu tranh hàng ngày, và cũng vì không có mục đích là thua thắng với ai; nhưng đằng kia, ông Đại úy Minh (chứ không phải là Thanh, như anh HĐN đã nhầm) không phải là người thắng cuộc, mà là người “tự thua”, thua trắng, thua đậm và thua vĩnh viễn trong đời sống xã hội, thậm chí thua trong gia đình, trong đầu con cháu và cả trong tâm của ông ta nữa. Thái độ thù hận “con người”, thích hủy hoại “nhân phẩm” của ông ta còn là tấm gương mà đồng đội ông ta đang soi vào.
Anh Hà Vũ,
Anh nên tự tuyên bố chấm dứt cuộc tuyệt thực.
Đây thuần túy chỉ là lời đề nghị.
Nếu họ lùi cho một bước, là anh thắng cuộc sao? Là chẳng phải quyền lực và bạo hành đang lên ngôi đó sao?
Anh không nên phung phí ý chí của anh lúc này và ở chỗ này.
Nếu tôi ở phía quyền lực, tôi sẽ lùi cho anh mười bước, anh sẽ là người thua, tôi mới là người thắng.
“Thắng nhân giả hữu lực. Tự thắng giả cường”
Câu chân lý này đang thích hợp cho cả đôi bên.
Anh cần thực hành đức nhẫn nhục của một người tu sĩ lúc này, để sau đó, có thể cùng mọi người tiếp tục dấn bước trong cuộc hành trình dài hơi của dân tộc. Hãy cứ để cho họ lên ngôi và thưởng thức sự đắc thắng.
Thử xem “lòng tin chiến lược” sẽ đặt ở đâu, nếu không đặt trong lòng nhân dân qua từng sự việc cụ thể này?
Tôi trân trọng và quý mến anh.
Kính nhờ chị Dương Hà chuyển bức thư này đến tay anh Cù Huy Hà Vũ nếu có thể.
Hạ Đình Nguyên, một người Sài Gòn không quen biết.
Ngày 8-6-2013
Theo BVN

  NHẬT BẢN TIẾP  NHẬN LỆNH CỦA TƯỚNG MAC ARTHUR .






PHÁI ĐOÀN TIẾP NHẬN LỊNH CỦA TƯỚNG MACARTHUR .






TRONG KHI ĐÓ , TẠI NỘI ĐỊA NƯỚC MỸ , NẠN THẤT NGHIỆP BẮT ĐẦU .






HÒA BÌNH ĐẢ TẠO RA THẤT NGHIỆP TẠM THỜI . TẠI TP QUEENS , BANG NEW YORK MỘT NGƯỜI KHÔNG THÍCH LÀM HẦU BÀN , ĐÃ XIN MỘT VIỆC KHÁC . ĐƯỢC HỎI VIỆC GÌ , ANH TA TRẢ LỜI "VIỆC QUỐC PHÒNG (WAR JOB) " . ANH TA ĐƯỢC TRẢ LỜI RẮNG CHIẾN TRANH ĐÃ CHẤM DỨT .


NHỬNG SẢN PHẨM CỦA THỜI BÌNH ĐÃ TRỞ LẠI : BÍT TẤT DÀI (STOCKING) BẰNG NYLON  SẼ BÁN VÀO LỄ TẠ ƠN HAY GIÁNG SINH - MÁY NGHIỀN THỨC ĂN VỤN (GARBAGE-DISPOSAL UNIT) TRONG CHẬU RỬA CHÉN - MÁY GIẶT QUẦN ÁO TỰ ĐỘNG SẼ CÓ MẶT TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀO ĐẦU NĂM 1946 . NÓ CŨNG CÓ THỂ RỬA CHÉN BÁT VÀ CŨNG BÓC VỎ KHOAI TÂY .VỚI MỘT CÁI CHẬU (TUB) ĐỰNG NƯỚC ĐÁ VÀ MUỐI , NÓ CÓ THỂ LÀM ĐÔNG KEM (FREEZE ICE CREAM)  -  BÀN ỦI XOAY TRÒN CÓ THỂ ỦI KHĂN TRẢI GIƯỜNG (SHEET)  , ÁO GỐI ,  KHĂN BÀN VÀ KHĂN ĂN (TABLECLOTH) ,  SẼ ĐƯỢC BÁN TRONG 02 THÁNG TỚI . GIÁ : 51.95 ĐÔ .


NHỮNG CƠ PHẬN CŨA CHIẾN ĐẤU CƠ P-38 BỊ QUĂNG VÀO BẢI SẮT VỤN Ở NHÀ MÁY Ở NASHVILLE  , BANG TENNESSEE . NHỮNG MÁY BAY ĐÃ HOÀN THÀNH ĐƯỢC TỪ 10 ĐẾN 60 % . CÁC NHÀ BUÔN ĐỒ PHẾ THẢI ĐẾN ĐẤU THẦU ĐỂ MUA . ĐIỆN TÍN BÁO TIN HỦY BỎ HỢP ĐỒNG QUỐC PHÒNG ĐƯỢC GỬI ĐẾN CÁC NHÀ SẢN XUẤT CHĨ MỘT GIỜ SAU KHI TT TRUMAN THÔNG BÁO NHẬT ĐẦU HÀNG . TÍNH TỚI CUỐI TUẦN QUA , SỰ HỦY BỎ NÀY LÊN TỚI KHOẢNG 35 TỈ . GẦN 10 TỈ LÀ CÁC HỢP ĐỒNG MÁY BAY . 94 % CÁC HỢP ĐỒNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NĂM 1946 CỦA KHÔNG QUÂN MỸ BỊ HỦY BỎ . HẦU NHƯ CHỈ CÓ MÁY BAY DÙNG TRONG THỬ NGHIỆM MỚI ĐƯỢC SẢN XUẤT . SỐ PHẬN CỦA NHỮNG MÁY BAY KHÁC ĐƯỢC TƯỢNG TRƯNG BỞI HÌNH  PHỤ TÙNG CŨA CHIẾN ĐẤU CƠ  P-38 ĐƯỢC QUĂNG VÀO BẢI SẮT VỤN TRƯỚC KHI HOÀN THÀNH .
LỄ KÝ KẾT VĂN KIỆN ĐẦU HÀNG ĐỒNG MINH CŨA NHẬT .

NGUỒN : LIFE SEP 17 , 1945 .
VĂN KIỆN CHẤP NHẬN ĐẦU HÀNG CỦA NHỰT MANG 12 CHỮ KÝ , CÓ 2 CHỮ KÝ CỦA NHỰT . PHE NHỰT GIỬ 1 BẢN , PHE MỸ 1 BẢN .

LỄ KÝ KẾT TỔ CHỨC TRÊN CHIẾC THIẾT GIÁP HẠM LỚN NHỨT THẾ GIỚI "MISSOURI" , ĐẬU TẠI VỊNH TOKYO . TỪ LÚC ĐẾN CỦNG NHƯ LÚC RỜI TÀU , PHÁI ĐOÀN NHẬT KHÔNG ĐƯỢC CHÀO (SALUTE)  BỞI BẤT CỨ SĨ QUAN CAO CẤP NÀO CỦA ĐỒNG MINH .






TƯỚNG MACARTHUR ĐÃ DÙNG 05 CÂY BÚT ĐỂ KÝ TÊN VÀO VĂN KIỆN CHẤP NHẬN SỰ  ĐẦU HÀNG CỦA NHỰT .







ÔNG TƯỚNG HẢI QUÂN NÀY , PHỤ TRÁCH VIỆC PHÁO KÍCH VÀO LÃNH THỖ NHỰT TRONG TUẦN CUỐI CŨA CHIẾN . MỚI NHÌN SƠ QUA , CÓ THỂ LẦM ÔNG VỚI THỦ TƯỚNG ANH W. CHURCHILL .

HÌNH ẢNH HIROSHIMA SAU KHI BỊ NÉM BOM NGUYÊN TỬ
MỸ CHIẾM ĐÓNG NHẬT (BÁO LIFE 10 THÁNG 9 NĂM 1945) .







ĐẦU TIÊN , DÂN NHỰT ĐÃ ĐÓN TIẾP LÍNH MỸ TRONG SỰ IM LẶNG CỦA CĂM THÙ . SAU ĐÓ , SỰ IM LẶNG ĐÃ BỊ PHÁ VỞ . KÝ GIẢ BÁO LIFE NÓI " SỰ THÙ HẬN LÚC ĐẦU ĐÃ BIẾN MẤT . NGƯỜI NHẬT SẼ CHẤP NHẬN CHÚNG TÔI . SỰ KHÓ CHỊU NÀY SẼ TAN BIẾN TRONG MẮT HỌ VỚI THỜI GIAN NHƯNG SẼ TỒN TẠI TRONG TIM HỌ RẤT LÂU TRONG NHIỀU NĂM ."


QUAY LƯNG VỚI KẺ CHIẾN THẮNG , LÍNH NHỰT BẢO VỆ CON ĐƯỜNG ĐI YOKOHAMA . THÔNG DỊCH VIÊN GIẢI THÍCH RẰNG ĐÓ LÀ DẤU HIỆU CỦA SỰ TUÂN PHỤC .








LÂU ĐÀI NÀY Ở OSAKA VẪN ĐỨNG VỬNG TRONG SỰ SỤP ĐỔ CỦA TP HÀNG THỨ HAI CỦA NHỰT , BỊ HỦY HẠI 30 % . NÓ ĐƯỢC DÙNG LÀM DOANH TRẠI , ĐƯỢC XÂY NĂM 1928 ĐỂ KỶ NIỆM NHẬT HOÀNG HIROHIRO LÊN NGÔI . TỪ 30 ĐẾN 60 NGÀN NGƯỜI LÀM NGÀY ĐÊM TRONG 3 NĂM ĐỂ XÂY LÂU ĐÀI NÀY .








ĐỜI SỐNG Ở TOKYO SAU KHI QUÂN ĐỘI MỸ CHIẾM ĐÓNG NƯỚC NHỰT . CHIẾM ĐÓNG .

BÀI NÀY RẤT HAY VÌ THỂ HIỆN SỰ THỰC :  ĐÃ NÓI LÊN NỖI THỐNG KHỔ TỘT CÙNG CỦA  DÂN NHỰT SAU KHI THUA TRẬN. ĐÂY LÀ LẦN ĐẦU TIÊN TÔI BIẾT SỰ THỰC NÀY VÌ LÚC ẤY TÔI CHƯA RA ĐỜI . NGUỒN : LIFE 24 SEP 1945 .

LÍNH MỸ CANH GÁC ĐỀN YASUKINI Ở TOKYO TRONG KHI LÍNH NHẬT VỪA MỚI GIẢI NGŨ ĐẾN ĐỀN CẦU NGUYỆN. 
NGƯỜI NHẬT DUY TRÌ PHONG TỤC THỜI PHONG KIẾN VÀ CÚI ĐẦU CHÀO NHẬT HOÀNG. HÀNG TRÊN : NGƯỜI LÍNH NHẬT VỪA MỚI GIẢI NGŨ, VỚI HÀNH TRANG TRÊN VAI ĐANG CÚI CHÀO NHẬT HOÀNG. HÀNG DƯỚI : CHA VÀ CON MỘT NGƯỜI THUỘC GIAI CẤP THƯỢNG LƯU NGÃ MŨ CÚI CHÀO NHẬT HOÀNG  TRƯỚC HOÀNG CUNG. NGƯỜI CHỦ NÔNG TRẠI, ĐEM NÔNG PHẨM ĐẾN TOKYO, CŨNG LÀM NHƯ VẬY. DÂN NHẬT CŨNG CÚI CHÀO CẢNH SÁT, VÌ TRÊN LÝ THUYẾT CẢNH SÁT TƯỢNG TRƯNG CHO NHẬT HOÀNG.
ĐỨNG TRƯỚC NGÔI NHÀ ĐỔ NÁT CỦA MÌNH, MỘT PHỤ NỮ CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHỒNG ĐÃ CHẾT VÌ OANH TẠC. PHẦN LỚN NHỮNG SỰ CẦU NGUYỆN , ĐẶC BIỆT TẠI HOÀNG CUNG VÀ ĐẾN YASUKUNI ĐƯỢC KÈM THEO BỞI NƯỚC MẮT VÀ XÚC ĐỘNG LỚN LAO. MỘT VÀI NGƯỜI NHẬT ĐÃ ĐI RẤT XA ĐỂ CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT VÌ CUỘC CHIẾN .

"GÁI NHẬT THÌ NHIỀU NHƯNG TIỀN THÌ HIẾM ĐỐI VỚI BINH SĨ MỸ" . LÍNH MỸ DẠY GÁI NHẬT CÁC TỪ TIẾNG ANH ĐỄ CHỈ MŨI VÀ TAI ; CÔ NÀNG CŨNG DẠY ANH CHÀNG NHỮNG TỪ TIẾNG NHẬT TƯƠNG TỰ .
LÍNH MỸ VÀ GÁI NHỰT HẸN HÒ GẦN HỒ TRONG CÔNG VIÊN HIRIYA. CHÀNG VÀ NÀNG LẠI DẠY CHO NHAU NHỮNG TỪ MỚI NHƯ ÔM HÔN (HUG) HAY TRÁI TÁO. HÌNH CHỤP TẠI CÔNG VIÊN NÀY. HAI HÌNH DƯỚI : TRONG KHI ĐÓ, Ở TOKYO CÓ 250.000 NGƯỜI Ở TRONG NHỮNG NHÀ TỒI TÀN VÀ NHIỀU NGÀN NGƯỜI KHÁC THÌ KHÔNG CÓ MÁI NHÀ CHE THÂN. GẠO THÌ GIÁ 4.25 ĐÔ/NỮA KÍ SO VỚI 5 CENT NĂM 1941. CHÍNH QUYỀN NHẬT NÓI CÓ THỂ 8 TRIỆU NGƯỜI SẼ CHẾT VÌ ĐÓI VÀ LẠNH TRONG MÙA ĐÔNG ĐANG TỚI. TRONG ẢNH : HỌ NGỦ TRÊN GHẾ ĐÁ CÔNG VIÊN VÀ ĐƯỜNG PHỐ  VÀ SỐNG BẰNG ĂN XIN VÀ TRỘM CẮP. NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ẢNH THỨ TƯ TÍNH TỪ TRÊN, LÀ MỘT TRONG HÀNG NGÀN NGƯỜI CHỜ CHỰC BÊN NGOÀI GA XE LỬA TRONG VÀI NGÀY ĐÊM ĐỂ CÓ VÉ XE LỬA, ĐƯỢC PHÂN PHÁT RẤT HẠN CHẾ, ĐỂ ĐI NHỮNG ĐOÀN TÀU CHẬT NHƯ NÊM .





THÀNH VIÊN ĐCS NHẬT BIỂU TÌNH TẠI TOKYO , VÀ ĐẢ ĐẢO NHẬT HOÀNG HIROHITO, HỌ CHO BIẾT CÓ 600 ĐẢNG VIÊN; HỌ HY VỌNG KIẾM PHIẾU TRONG CUỘC BẦU CỬ. NGƯỜI ĐÀN BÀ CẦM LOA, ĐÃ TỪNG BỊ CẢNH SÁT BỎ TÙ TRONG THỜI GIAN CHIẾN TRANH 
DÂN NHẬT VẪN THEO NHỮNG PHONG TỤC CỔ XƯA . HÌNH 1/ TẠI MỘ VỢ , MỘT NGƯỜI NHỰT ĐANG CẦU NGUYỆN . PHẦN  ĐẤT NHỎ NÀY CÓ THỂ CHỨA 50 HỦ TRO CỐT . MỖI BÀI VỊ (STICK) TƯỢNG TRƯNG CHO MỘT MỘ PHẦN . HÌNH 2/ THÂN NHÂN LƯỢM XƯƠNG BẰNG ĐŨA TỪ TRO SAU HỎA TÁNG (CREMATED ASH) . HỌ BỎ VÀO HỦ KẾ BÊN ĐỂ CHÔN LẠI TRONG PHẦN ĐẤT CỦA GIA ĐÌNH HAY LÁNG GIỀNG TẠI NGHĨA ĐỊA . HÌNH 3/ TRẺ CON MỒ CÔI Ở TOKYO , ĐANG CHƠI TRÒ "UỐNG TRÀ" . CHÚNG CỐ GẮNG BẮT CHƯỚC TỪNG NGHI THỨC CỦA TRÀ ĐẠO , VÌ MỔI  CỬ ĐỘNG CỦA TAY , CỦA THÂN THỂ ĐỀU CÓ MỘT Ý NGHĨA CỔ TRUYỀN . CHÚNG CHƠI NGOÀI ĐƯỜNG MÀ KHÔNG CÓ AI CHĂM SÓC VÌ NHÀ CỬA TAN NÁT VÀ CHA MẸ ĐÃ CHẾT VÌ CÁC CUỘC KHÔNG TẬP .

NHỮNG NGƯỜI DỰ ĐÁM CƯỚI CÚI ĐẦU NHẤM NHÁP RƯỢU SAKE ĐỂ MỪNG CHO ĐÔI VỢ CHỒNG .
NHẬT BẢN : MỘT ĐẤT NƯỚC  ĐÁNG CHO CHÚNG TA KHÂM PHỤC . 

Đã từ lâu , tôi đã nhận định Nhật bản là một dân tộc vĩ đại . Lý do : năm 1945 đất nước họ là chỉ một đống gạch vụn , một số lớn phụ nữ đã phải ngủ với lính Mỹ để có được miếng ăn qua ngày , nhiều người dân nằm la liệt ở các công viên , hoặc bên ngoài các nhà ga trong lạnh lẽo và đói vì hệ thống phân phối lương thực bị tan rã  khi chiến tranh kết thúc ; lúc ấy các nhà hoạch định chính sách của Nhật và Mỹ còn  nghĩ rằng sẽ có một nạn đói khủng khiếp sẽ xảy ra trong mùa đông 1945 , v.v...(xin xem bài nước Nhật đầu hàng năm 1945 cũng trong blog này) .
Xin xem các hình sau , chụp lại từ báo Life xuất bản cách đây 66 năm nên chất lượng ko tốt .




Người dân lớp nằm ngoài công viên , lớp nằm bên ngoài các ga xe xe lửa (trong đó có nhiều người già) trong đói lạnh . Bộ máy cai trị của Mỹ lúc đó dự đoán sẽ có khoảng tám triệu người sẽ chết đói vào mùa đông năm 1945 vì hệ thống cung cấp lương thực đã tan rã khi chiến tranh chấm dứt trong khi đó hàng trăm ngàn binh sĩ rã ngũ ko có một đồng xu dính túi , công chức bị cho thôi việc , đẩy họ vào hàng ngũ các người vô gia cư , v.v... tình hình kinh tế lúc đó rất thê thảm . . .

 TỰA CỦA TRANG BÁO  : PHỤ NỮ ĐẦY RẪY NHƯNG TIỀN THÌ HIẾM ĐỐI VỚI BINH SĨ  .
Thế mà năm 1964 , nghĩa là 19 năm sau , họ đã tổ chức hội chợ quốc tế tại Osaka , khánh thành đường xe điện nhanh nhứt thế giới , đi từ Osaka đến Tokyo . Sau này họ trở thành cường quốc kinh tế chỉ sau Mỹ với những sản phẩm chất lượng cao . Họ cũng là nước viện trợ nhiều nhứt thế giới với ngân sách rất lớn . Về quản lý hành chánh họ rất xuất sắc , công chức và cảnh sát thực sự là công bộc của dân ,  chứ không phải chỉ trên giấy như ở vn ; người nào có thái độ bất xứng (như hách dịch , khó dễ , v.v...) với dân sẽ bị đuổi việc . Tôi chỉ biết tất cả các điều này qua sách vở cũng như qua mạng ; hôm nay được đọc một bài báo của nhà vật lý học Nguyễn đình Đăng , 1 VK Nhật sinh ra và lớn lên tại miền Bắc XHCN , trước khi định cư tại Nhật . Ông đã mô tả nhửng gì đã thấy sau một thời gian ở Nhật và trùng hợp với những gì tôi đã biết ,  tôi xin đăng lại cho các bạn cùng xem .--Tài) .


Cuộc sống ở Nhật bản
Nguyễn Đình Đăng
Rào trước:
Viết bài này, tôi không hề có ý định nói về cuộc sống của người Việt Nam nói chung tại Nhật. Tôi chỉ nêu nhận xét chủ quan của riêng tôi đối với những điều tai nghe mắt thấy tác động trực tiếp đến cuộc sống của cá nhân và gia đình tôi tại Tokyo. Vì thế nếu các ý kiến của tôi khiến một số quý vị không đồng tình, mong các quý vị bỏ quá.
Trước khi tới xứ sở của hoa anh đào, tôi đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên xô cũ, một thời gian tại châu Âu, và thăm một số trường đại học tại Hoa kỳ. Cuộc sống ở nhiều nước đã giúp tôi kiểm chứng trong một chừng mực nhất định độ tin cậy của câu ngạn ngữ tôi thường nghe thời còn là sinh viên tại Nga:
Ba năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga.
Năm năm ở Tây bằng một giây ở Nhật.
Theo tôi, cái “may mắn” lớn nhất của thần dân xứ Phù Tang có lẽ là nước Nhật đã thua trong Đại chiến thứ Hai. Về mặt tâm lý, thất bại đó khiến người Nhật cảm thấy nhục nhã, và quyết tâm đưa dân tộc mình vươn lên về mọi mặt để “rửa hận”. Thất bại đó cũng khiến dân tộc Nhật trở nên khiêm tốn, nhún nhường hơn trong giao tiếp vì có lẽ họ không có “chiến thắng oanh liệt” nào để họ có thể “vênh váo” với thế giới, và quá khứ thê thảm của Đệ Nhị Thế Chiến không để lại gì để họ có thể trở thành “ăn mày dĩ vãng” [1]. Về chính trị, thất bại đó khiến nước Nhật ngay sau chiến tranh “bị” đặt dưới sự kiểm soát cuả Hoa kỳ. Từ đó Nhật bản được Hoa kỳ giúp đỡ về mọi mặt và trở thành đồng minh chặt chẽ của Hoa kỳ. Bản Hiến pháp của Nhật sau Đại chiến thứ Hai là do người Mỹ viết năm 1946 [2]. Đó là một bản hiến pháp hết sức dân chủ. Người Nhật, từ ông thủ tướng (và gia đình, họ hàng ông ta) đến cậu học sinh tiểu học, tất cả đều rất tôn trọng pháp luật và thực hiện đúng Hiến pháp. Đó là điều mấu chốt đưa đến những ưu điểm dưới đây.
1)       Cuộc sống ở Nhật rất an toàn
Hồi còn đi học, tôi đọc sách thấy nói mô hình của xã hội giàu có thanh bình là thời vua Nghiêu vua Thuấn bên Tàu, tiền rơi ngoài đường không có ai thèm nhặt. Lúc đó tôi đã tự hỏi không biết bao giờ và ở đâu mới lại có được một xã hội như vậy. Nhật bản là câu trả lời khẳng định cho tôi. Ở đây nếu đi tàu mà bạn vô tình quên túi (trong đó có thể có tiền, máy ảnh, điện thoại di động v.v.) trên tàu, bạn chỉ cần báo cho nhân viên nhà ga. Sau đó họ sẽ gọi điện nhắn bạn đến nhận vì thông thường là họ sẽ tìm thấy đồ bạn để quên, do không có ai đụng đến nó cả. Một lần chúng tôi đi tàu ra sân bay. Sau khi chúng tôi lên tàu rồi, trong lúc chờ tàu khởi hành, bỗng một nhân viên nhà ga xuất hiện, tay dơ cao một cái túi và nói to đủ để tất cả hành khách đều nghe thấy: “Cái túi này của ai đây?”. Vợ tôi giật mình nhận ra đó chính là túi của mình để quên trên ghế phòng đợi tàu, vội chạy tới nhận, chỉ vài giây trước khi tàu chuyển bánh. Một lần khác, vợ tôi đi chợ và đánh rơi ví. Trong ví có tiền, giấy căn cước, chìa khóa nhà, v.v. Hai hôm sau, người gác cửa báo xuống nhận. Người nhặt được ví và mang đến trả tận nơi là một sinh viên. Con trai tôi có lần đi chơi cũng đánh rơi ví trong đó có thẻ học sinh và chìa khoá vào nhà. Mấy hôm sau, những thứ cháu đánh rơi đã được ai đó tìm thấy và gửi đến địa chỉ nhà tôi mà không đề địa chỉ người gửi. Năm 1999 chúng tôi tổ chức một hội thảo quốc tế tại viện nghiên cứu vật lý hóa học Nhật bản (gọi tắt là viện RIKEN) – nơi tôi làm việc từ 1995 tới nay. Một nhà vật lý Italia đại biểu hội nghị, trong khi đi chơi ở Tokyo, đã đánh rơi hộ chiếu của mình. Anh ta hết sức hốt hoảng vì chỉ sau hai ngày anh ta sẽ phải bay về nước. Chúng tôi nói anh cứ yên trí, gọi điện báo cho Đại sứ quán Italia, rồi ngồi chờ. Quả nhiên ngày hôm sau, Đại sứ quán Italia gọi điện nói có người đã nhặt được hộ chiếu của anh và gửi đến Đại sứ quán, anh chỉ việc đến nhận lại hộ chiếu. Anh ta thốt lên: “Thật là không thể tin được!”. Anh đã lên đường về nước đúng như lịch trình.
Mặc dù đôi khi đọc báo hay xem TV tôi cũng thấy tin nói về các vụ kẻ trộm đột nhập nhà ở, kẻ cướp cướp nhà băng, kẻ cắp móc túi người say rượu trên các chuyến tàu vắng khách về khuya, nhưng tôi chưa hề bị hoặc chứng kiến bất cứ một vụ ăn cắp vặt nào ở nơi công cộng tại Nhật, kể cả trên những chuyến tàu chật cứng người vào giờ đi làm sáng sớm. Mới đến Nhật người ta có thể lấy làm lạ là mọi người ra đường để đồ đạc của mình rất hớ hênh: ví tiền bỏ túi sau không cài, nhô cả ra ngoài, điện thoại di động nhét túi sau với cả một đám dây trang trí như mời gọi kẻ móc túi, vào tiệm ăn thì vứt túi lên ghế rồi bỏ đấy đi nhà vệ sinh, mà không hề sợ là túi sẽ “bốc hơi” lúc mình vắng mặt. Sau khi đã sống ở Nhật một thời gian, người ta hiểu rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với những “sơ ý” đó, vì xã hội ở đây rất an toàn. Hầu như không có ai động đến sở hữu của người khác. Đi chơi ban đêm mà bị trấn lột là chuyện khó xảy ra ở Tokyo.
Người Nhật không ồn ào, không nói chuyện oang oang hoặc gọi nhau í ới ngoài phố, và tất nhiên là tôn trọng luật đi đường. Nếu họ chẳng may đụng phải nhau, thì cả hai cùng cúi xuống xin lỗi nhau với một thái độ thực sự thành khẩn. Xe cộ rất nhiều nhưng hầu như không nghe thấy tiếng còi xe hơi. Nếu xe hơi hay xe máy quệt phải nhau thi họ cũng từ tốn giàn xếp hoặc chờ cảnh sát tới. Tôi có lần chứng kiến một xe hơi đi từ hẻm ra đường lớn, chẳng may đụng phải một thanh niên đang phóng xe máy phân khối lớn. May thay anh ta không việc gì, vì nhảy vọt được ra khỏi xe, như trong phim Holywood vậy. Chỉ có xe máy là bẹp. Người lái xe hơi chắc chắn là sai. Ngay cả khi đó, anh thanh niên, trông rất “ngầu”, cũng không hề to tiếng. Cả hai bên để nguyên hiện trường chờ cảnh sát tới giải quyết.
2)       Quan chức hành chính và cảnh sát thực sự là các đầy tớ của nhân dân
Điều 15 trong Hiến pháp của Nhật quy định “tất cả các quan chức và nhân viên hành chính là đầy tớ của toàn thể cộng đồng” [2].  Bộ máy hành chính của Nhật cũng khá cồng kềnh, và mọi việc giấy tờ không phải khi nào cũng nhanh. Tuy nhiên, những quan chức và nhân viên hành chính bao giờ cũng cố gắng giải quyết công việc một cách tốt nhất cho dân, với một thái độ rất lịch sự, niềm nở, kể cả khi “dân” là một cậu bé kém họ hai ba chục tuổi. Nếu không giải quyết được ngay ngày hôm đó, thì họ bao giờ cũng hẹn chính xác ngày có  kết quả, và không bao giờ sai hẹn. Họ hiểu rất rõ là họ làm việc để phục vụ nhân dân. Lương của họ là do dân đóng thuế mà có. Bất cứ người dân nào cũng có thể phát đơn kiện nếu họ phục vụ kém, và họ sẽ bị thải hồi ngay. Bất lịch sự, cửa quyền, sai hẹn, chứ chưa nói “ăn hối lộ”, là điều xa lạ đối với hệ thống hành chính cơ sở ở đây. Không bao giờ có hiện tượng nhân viên hành chính lại dám “lên lớp” cho người dân.
Con trai tôi có lần thốt lên: “Công an ở Nhật hiền thật, bố nhỉ!”. Đấy là sau cái lần cháu đi chơi đánh mất chìa khoá xe đạp. Vì lúc đó đã muộn, các hiệu chữa xe đạp đã nghỉ, nên cháu phải bê xe đến đồn cảnh sát gần đấy cầu cứu các chú cảnh sát. Họ phải dùng kìm cộng lực cắt khóa để cháu đạp xe về nhà. Nói chung, tôi chưa gặp trường hợp nào cảnh sát giao thông chặn người xét hỏi vô cớ giữa đường, huống hồ là hành hung người dân. Họ luôn từ tốn, lịch sự chỉ đường kỹ càng khi được hỏi, vì các đồn cảnh sát thông thường là nơi người đi đường vào hỏi đường. Họ có đầy đủ bản đồ chi tiết của khu vực họ. Chuyện cảnh sát tìm cách chặn xe để phạt tiền là chuyện không có ở Nhật. Người lái xe bị phạt nếu họ thật sự phạm luật, gây tai nạn, v.v. Cảnh sát Nhật không được phép dùng vũ khí nóng (như súng) để uy hiếp dân chúng. Trong những cuộc dẹp rối loạn trật tự công cộng, họ chỉ được dùng quá lắm là gậy bằng gỗ.
3)       Khách hàng thực sự là vua
Ở Nhật người bán hàng hết sức lễ phép và thực sự chiều chuộng khách hàng, cho dù khách hàng chỉ xem, không mua gì, hoặc giá trị của thứ mua chỉ vài trăm yên (vài USD). Không bao giờ người bán hàng nhận xét, bình phẩm về sự lựa chọn của khách hàng. Sau khi khách hàng mua, trả tiền xong, họ đều gói ghém hết sức cẩn thận trước khi trao hàng cho khách, sau đó chắp hai tay trước bụng cúi chào cung kính, mắt nhìn xuống. Nếu những người bán hàng đó đi mua hàng (đi chợ chẳng hạn), họ cũng là khách hàng như bạn và cũng được những người bán hàng khác phục vụ tử tế như vậy.
Ít lâu sau khi tôi vừa đến Nhật, một lần tôi ghé hiệu Yamano Music - một hiệu bán nhạc cụ nổi tiếng ở khu GinzaTokyo. Tại hiệu này có bán các đàn đại dương cầm Yamaha, Steinway, Bechstein giá hàng trăm ngàn US dollars. Nhưng thứ mà tôi mua chỉ là một miếng dạ đỏ để phủ phím đàn piano. Giá miếng dạ đó là 600 yen (khoảng 6 USD). Tôi gọi người bán hàng. Ông ta dạ ran chạy đến. Tôi lại không có tiền lẻ, nên tôi đưa ông ta 10,000 yen (khoảng 100 USD). Ông ta cúi người, hai tay đỡ lấy tờ tiền, nói: “Xin quý khách đợi cho một lát”, sau đó chạy nhanh vào phía trong. Một khoảnh khắc sau, ông ta quay lại, hai tay cầm một cái đĩa sứ nhỏ trên để miếng dạ đã được gói cẩn thận, hóa đơn thanh toán, tiền thừa. Rồi ông ta lại cung kính cúi mình hai tay nâng cái đĩa lên ngang mặt để tôi dễ lấy. Sau đó, ông ta lại cúi rạp xuống một lần nữa, miệng nói to: “Xin cảm tạ quý khách!”