Sunday, June 23, 2013

Thưa các bác ,
A . Bác "KHINH! 20:40 Ngày 23 tháng 6 năm 2013"trên Nguyễn Thông's blog
đã chửi tôi là 'ngu dốt , nói dai . . .' thì tôi xin LỄ ĐỘ trả lời  : những người THÔNG MINH như bác , ĐÃ BIẾT CHÚNG NÓ * BẮT TAY TỪ 1972 , thế mà sau HN Thành Đô lại chịu để cho TQ chụp VÒNG KIM CÔ (VKC) lên đầu  !!! (* Mỹ và TQ) 
1/Để VN hiện nay là nước KHIẾP NHƯỢC tại ĐNA , (thua cả  Philippines - trang bị  vũ khí đệ nhị TC , chưa bao giờ có KỲ TÍCH LẪY LỪNG ĐÁNH THẮNG BA  ĐẾ QUỐC ĐẦU SỎ CỦA THẾ GIỚI ) .
2/Để VN chịu biết bao HỆ LỤY TÁC HẠI như thực phẩm độc hại  . . . phim , sách TQ tràn ngập , sách dành cho trẻ em có bản đồ và cờ TQ , bản đồ VN ko có HS-TS . . .  kể ra cả ngày cũng ko hết .
B . Người THÔNG MINH như bác và Đảng của bác, thường  chửi những người khác ý kiến là "ngu dốt , phản động , tư tưởng phục thù , suy thoái ..." , thế mà lại vẫn tiếp tục NẮM DAO ĐẰNG LƯỡI trong quan hệ hiện nay với TQ !
Có lẽ , do QUÁ NGU nên bọn tôi :
1/ Không biết cách để có thể NẮM DAO ĐẰNG LƯỠI trong dài lâu - mà không bị đứt tay hay chết vì mất máu - như Đảng của bác đang làm .
 2/ Không dám để cho TQ chụp MKC lên đầu , vì bọn tôi , (do tối dạ) ko hiểu hết ý nghĩa CHIẾN LƯỢC của 4 TỐT và 16 CHỮ VÀNG của người láng giềng phương Bắc - như Đảng của bác đã QUÁN TRIỆT .
BỌN TÔI XIN ĐƯỢC NGU NHƯ VẬY , CHỨ KHÔNG DẠI GÌ MÀ 'KHÔN' NHƯ BÁC HAY ĐẢNG CỦA BÁC ĐÂU !
Cuộc sống sinh hoạt cá nhân có thể bị theo dõi từ chính chiếc webcam trên máy tính cá nhân trong phòng bạn.
Một cuộc điều tra do đài BBC Radio 5 thực hiện tìm thấy một vài website được các hacker thường xuyên trao đổi những hình ảnh và video của nhiều người, hầu hết là nữ giới, được ghi lại từ webcam của chính họ mà nạn nhân không hề hay biết.
Những hoạt động của bạn trước webcam có thể bị tin tặc ghi lại mà bạn không hề hay biết - Ảnh minh họa: Telegraph
Những hoạt động của bạn trước webcam có thể bị tin tặc ghi lại mà bạn không hề hay biết - Ảnh minh họa: Telegraph
Cuộc điều tra có sự phối hợp từ phía cảnh sát. Và theo một đại diện từ phía nhà chức trách, các hacker chia sẻ hình ảnh riêng tư “đánh cắp” qua webcam sẽ bị truy tố.
Các website được tìm thấy trong cuộc điều tra thuộc hệ thống “chợ đen” của thế giới ngầm, thường xuyên là nơi trao đổi các “chiến tích” của hacker. Tại đó, những máy tính đã bị hack (chiếm dụng), hình ảnh hay dữ liệu riêng tư bao gồm cả video clip quay từ webcam… đều có thể được mua – bán dễ dàng với vài đôla.
Mức giá “xem trộm webcam” của một phụ nữ trên thị trường “chợ đen” tương đương một đôla. Trong khi đó, với những webcam sở hữu bởi nạn nhân là nam giới thì “giá rẻ như bèo”, 100 máy/đôla.
Một nạn nhân cụ thể trong cuộc điều tra là nữ sinh viên Rachel Hyndman, 20 tuổi, sống tại Glasgow (Scotland). Cô cho biết webcam trên laptop của mình đã tự bật lên khi cô đang xem DVD trên laptop trong phòng tắm.
Theo các chuyên gia, không khó để hacker có thể điều khiển webcam trên thiết bị của nạn nhân. Qua nhiều cách thức như lây nhiễm mã độc dạng trojan trên các website, mở cửa truy xuất từ xa cho hacker. Nhiều loại mã độc có sẵn cả chức năng điều khiển webcam trên máy tính nạn nhân.
Các máy tính xách tay ngày nay hầu hết đều tích hợp sẵn webcam, một số còn ở chuẩn hình ảnh độ nét cao (HD). Các máy tính để bàn cũng có rất nhiều loại webcam đi kèm. Bên cạnh đó, các thiết bị di động cũng luôn có camera mặt trước và sau, thậm chí có cả tivi thông minh (Smart TV) trong danh sách thiết bị có webcam. Do đó, tuy việc hacker chiếm dụng hình ảnh và video từ webcam nạn nhân là hiếm nhưng đây vẫn là nguy cơ có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống riêng tư của mọi người.
Cập nhật bản mới nhất cho hệ điều hành và cơ sở dữ liệu cho các chương trình anti-virus tiếp tục được các chuyên gia bảo mật khuyến cáo, nhằm giảm tối đa nguy cơ trên. Thiết lập chế độ bảo mật ở mức cao để các chương trình anti-virus có thể ngăn chặn xâm nhập từ bên ngoài, và thường xuyên quét hệ thống để diệt mã độc trên thiết bị.
“Có hơn 1.000 loại virus mới được tạo ra mỗi ngày, do đó, cập nhật dữ liệu mới nhất cho chương trình anti-virus là điều rất quan trọng, giúp bạn loại bỏ được hầu hết các nguy cơ”, đó là khuyến cáo từ chuyên gia bảo mật Graham Cluley.
“Đừng click vào các liên kết (link) lạ, các website đáng nghi hoặc mở các tập tin đính kèm trong email lạ. Hãy tắt webcam khi không sử dụng đến, không nên để webcam trong phòng ngủ hay các khu vực riêng tư. Đối với laptop, nên đóng gập màn hình khi không còn sử dụng” – Will Gardner, giám đốc Childnet International.