Vụ "Quá 33 tuổi không được mang thai": Người đưa tin sai đã xin lỗi. (đăng trên báo TN) .
Thưa anh Thông : nếu anh thấy còm này quá 'nhạy cảm' thì đừng đăng . Cám ơn ,Vụ này xãy ra mấy ngày , sau khi bị 'ném đá' tưng bừng thì chi cục dân số và KH hóa gia đình TPHCM mới lên tiếng .
Đúng là 'chuyện chĩ
có ở VN' : chứng tỏ ở VN người ta không coi trọng việc
PHẢN HỒI (feedback) . Dưới chế độ Sài gòn , mọi cơ
quan cấp bộ , hay dưới cấp bộ đều có một phòng (hay
ban) lo về Giao tế Dân sự (Public Relations Office ) , hay còn
gọi là phòng Thông tin Báo chí (Press and Information Office)
.
Hàng ngày nhân viên
cũa phòng này phải đọc tất cã báo trong nước (kể cã
các báo cũa Mỹ , Anh , Pháp) , tuần báo như Time , Newsweek
, Paris-Match . . . hay nghe các đài như VOA , BBC , v.v... Khi
thấy có tin nào nói xấu , động chạm , v.v... đến CP ,
bộ hay nghành nghề cũa mình đều phải CẤP TỐC trình
lên bộ trưởng hay tư lịnh nghành , để :
a/ tìm cách đối phó
như họp báo giải thích , v.v... nhằm tránh hiểu lầm gây
hoang mang dư luận , v.v...
b/ các ông này ra lịnh
cho cơ quan - bị báo chí nói tới – cấp tốc chấn chĩnh
.
Tại sao họ phải làm
như vậy : vì khi một tin liên quan đến bộ hay nghành cũa
họ mà xếp (cũa họ) ko biết , nhưng xếp trên (cũa xếp)
lại biết thì xếp sẽ bị khiển trách hay mất chức .
Vì ở bộ thông tin , phủ thủ tướng , phủ tổng thống
, cũng có một phòng như vậy nên khi thấy tin này , họ
sẽ trình TT hay tổng thống ; và các ông này sẽ 'gõ đầu'
xếp cũa họ .
Dưới chế độ cũ ,
vai trò cũa BC được coi trọng , đến nổi tướng Nguyễn
Khánh , lúc làm Thủ tướng đã nói , mổi tờ báo có sức
mạnh như một sư đoàn .
Vã lại , chế độ cũ
phần nào đã áp dụng TAM QUYỀN PHÂN LẬP nên vai trò cũa
QH và BC cũng được CP coi trọng .
Hiện nay , các công ty
thương mại lớn ở VN đều có phòng 'quan hệ công chúng'
hay gọi tắt là PR – công việc cũa họ là giới thiệu
sản phẩm đến công chúng , v.v...
Còn các cơ quan công
quyền thì hình như ko để ý hay lơ là việc này . Ví dụ
, vụ tàu 'lạ' mới đây tấn công 2 tàu đánh cũa VN chĩ
thấy báo đăng nhưng bộ NG chưa lên tiếng . Hay có lên
tiếng cũng rất chậm trễ .
Cũng ko ngoài các lý
do sau :
1/ Cơ quan có sai lầm
thì xếp (cũa cơ quan) không sợ bị khiển trách vì như
TBT Trọng đã nói , đảng ta có tinh thần khoan dung , không
kỷ luật ai cã .
2/ QH chưa được độc
lập và BC (do đảng nắm) nên CP ko lo gì hết . Thĩnh
thoãng chĩ có những tin , tuy gây bức xúc như tin trên ,
nhưng ko khủng khiếp bằng tin xăng hay điện lên giá .
3/ Dân VN nói chung là
'lành' . Ở nước ngoài , với những tin như vậy thì chi
cục trưởng sẽ mất chức hay bị khiển trách nặng nề
vì gây hoang mang trong dư luận , v.v...
Kết luận : người
xưa nói , NHẤT NGÔN XUẤT KHẨU , TỨ MÃ NAN TRUY , nghĩa
là 'một lời nói ra , bốn ngựa ko đuổi kịp' .
Nhưng ở VN , do luật
pháp ko NGHIÊM MINH (như mãi dâm gần như công khai ở Đồ
sơn, mà địa phương lại nói không có , v.v...) , và có
sai cũng được cấp trên tha thứ , thành ra gần như
'không ai phải chịu trách nhiệm về việc làm cũa mình'
.
Vã lại , một số
người có chức có quyền còn nghĩ rằng , 'sai thì sửa
, có chết thằng Tây nào đâu mà phải lo !'
Đúng như vậy , chĩ
có chết dân mà thôi .