Tuesday, July 23, 2013

Bài 'Tôi dạy học' phần 2 cũa H.N.Chênh (phần nói thêm) .
Và điều rất lạ là một người như ông mà vẫn được học nhiều năm ở ĐH khoa học Sài gòn cho tới ngày 30.4.75 .
Vì trong bài 'Tôi và Việt cộng' , ông viết , ' . . . ba tôi, mẹ tôi,  anh rễ tôi, cô dì chú bác, bà con họ hàng nội ngoại đều toàn là VC nằm vùng hoặc đã thoát ly . Ba tôi là bí thư chi bộ đảng cũa làng từ năm 1945 cho đến ngày ông bị đi tù lần cuối cùng vào năm 1965. . . Khi vào năm 1952 mặt trận Hòa Vang bị Pháp đánh vỡ, cả GĐ tôi cùng dân làng bỏ chạy vào chiến khu (cũa Việt minh) ở Tam Kỳ và tôi được sinh ra ở đó. . . .
Những năm ĐH , tôi cũng một hai lần tham gia biểu tình chống Mỹ Thiệu. Sau đó tôi được lôi kéo vào nhóm SV chống Mỹ ở ĐH Khoa Học mà trưởng nhóm là anh HTH, giảng nghiệm viên hướng dẫn thí nghiệm hóa của tôi . . . Năm ngày sau kết thúc chiến tranh (30.4.75) , biết lớp cao học  đang chuẩn bị thi và làm luận án tốt nghiệp của tôi bị giải tán , tôi buồn rầu vì mất học . . .'
Do vậy , ông đã đúng khi viết 'Tôi thấy mình cũng trách nhiệm không nhỏ trong chuyện nầy."


 Bài 'Tôi dạy học' cũa H.N. Chênh phần 2  , rất hợp với chũ đề cũa bài viết 'Đề nghị Bộ LĐ-TB-XH . . . quan hủ lậu này' :
"GD bổ túc VH dành cho tất cả mọi người học theo một chương trình thu gọn gồm ít bộ môn và mỗi bộ môn cũng giới hạn rất ít kiến thức. . . dành cho những người không thể vào học phổ thông. Học đã dễ, thi cử còn dễ hơn. Ra đề rất dễ, chấm điểm rộng rãi, coi thi cởi mở, thí sinh tha hồ quay cóp và dùng phao. . .
Vậy mà bổ túc cho CB còn DỄ HƠN NỮA trên mọi phương diện và do vậy bằng cấp của nó có giá trị tỷ lệ nghịch . . .
Người trên núi xuống, người từ miền Bắc vô , tùy theo bề dày thành tích, tùy theo quan hệ mà chiếm lĩnh hết tất cả các vị trí từ thấp đến cao trong bộ máy NN mà không cần bằng cấp , học hành chuyên môn gì. Sau đó NN mới lọc dần ra cho đi học. Học tại trường riêng gọi là “trường bổ túc cán bộ” từ cấp 2 trở lên. He he, chưa thấy trường bổ túc CB cấp 1 mặc dù không thiếu gì CB chưa qua tiểu học.
CB từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh đều học các trường nầy trước khi tiếp tục lên ĐH hoặc đi nghiên cứu sinh sau ĐH ; nếu như cứ tiếp tục được thăng chức, chức càng cao thì học vị sẽ càng cao. Do vậy mà từ bí thư, CT tỉnh trở lên, vị nào cũng có bằng TIẾN SĨ.
Vì trường dạy cho CB nên GV phải thật đỏ. . . . GV chi viện từ Thanh Hóa vào là chính. . . có vài GV lưu dung lý lịch thật tốt như tôi mới được vào dạy.
Trường bổ túc CB cấp 2,3 tôi vào dạy lúc đó, chưa hề có GV cấp 3 . Cứ đưa GV cấp 2 lên dạy luôn cấp 3 . Trình độ của các GV chi viện thời ấy phần lớn là 7+2 hoặc 8, 9 +1 gì đó. Do vậy chuyên môn của họ cũng chỉ nhỉnh hơn HV bên dưới chút đỉnh. Tôi nhớ mấy cô giáo dạy hóa, lý lúc đó trong tổ tôi, tôi phải kèm lại cho các cô từng kiến thức cơ bản . . .
Hồi tôi dạy ở trường phổ thông của một huyện thì ông BT huyện đoàn mời tôi qua làm việc.  Ông bảo nhờ tôi kèm toán lý hóa cho ông và vài người nữa trong thường vụ huyện đoàn trong vòng vài tháng để mấy ổng kịp thi tốt nghiệp cấp hai. Tôi hỏi thế các anh học đến lớp mấy rồi, mấy ổng ngần ngừ nói hết lớp 6, lớp 7 . Tôi ra một bài toán lớp 6 để kiểm tra, không ông nào làm được hết. Mấy ổng thú thật mới học đến lớp 4 hoặc lớp 5. Tôi lại ra một bài toán đố lớp 3 thật dễ nhưng cũng chỉ có một ông làm được. Tôi xin lỗi rút lui vì trong vòng vài tháng không thể nào kèm cho các anh thi đậu được lớp 9 .
Thế nhưng năm đó không hiểu nhờ phép thần nào các ông ấy cũng tốt nghiệp cấp 2 . Sau đó vài năm, ông BT huyện đoàn còn học lên đến THẠC SĨ nữa và lên làm đến GĐ một sở rất lớn của tỉnh QNĐN.
Những CB học hành tài thánh như vậy thì đầy rẫy trong bộ máy NN . Do vậy mà chẳng lạ gì, khi có hàng loạt những chủ trương sai lầm, hàng loạt những văn bản pháp quy trái khoáy đưa ra từ bộ máy cấp cao, hàng loạt quan chức làm bậy, hàng loạt những ông nghị ra QH làm trò hề… Tôi thấy mình cũng trách nhiệm không nhỏ trong chuyện nầy."
NHẬN ĐỊNH : Tôi xin lấy câu cuối cũa đoạn này làm kết luận cũa mình .
Bài  'Tôi dạy học' , phần 2 , cũa HNC , có đoạn :
"Ông Nguyễn Thiện Nhân khi mới được đưa lên điều hành cái bộ máy GD mục ruỗng ấy rất hăm hở, rất nhiệt huyết, rất muốn thay đổi. Ông tuyên bố loạn trời, ông đi dự giờ, ông ủng hộ người chống tiêu cực…Và không lâu sau đó ông xìu. Để thay đổi một bộ máy hư đốn như vậy thì dù là một nhân vật cực kỳ bản lĩnh, tài năng và đạo đức cao siêu cũng không thể làm được trong cái CƠ CHẾ  nhà nước nầy, huống chi là một tiến sỹ KH lại đi lên bằng việc lăng xăng làm CB đoàn như ông. Ông bỏ chạy mất dép, không những không làm được gì cho GD mà còn làm rối hơn lên. He he, vậy mà ông cứ đi lên, lại lên đến đỉnh cao nữa mới ghê chứ. Bái phục ông và bái phục chế độ nầy. Nhưng dầu sao cũng có chút an ủi, ông là người có học cao nhất."
Bài "Tôi đi dạy" cũa HNC : Góp ý với  còm  'Dạ Lan02:50 Ngày 24 tháng 7 năm 2013' :
Thưa quí vị ,
1/Tôi lấy làm lạ : từ nhiều năm , trong phát ngôn cũa các quan , gần như ko thấy ai nhắc tới câu nói cũa ông HCM : 'người ta ko sợ gian lao nguy hiễm , mà chĩ sợ ko có công bằng' .
Có lẽ họ cãm thấy 'nhột' hay 'có tật giật mình' khi nói như vậy .
2/ Hôm nay , qua bài viết (Tôi đi dạy) sau đây cũa anh Huỳnh ngọc Chênh - một người từng được giáo dục bởi chế độ cũ - tôi được biết thêm về nền GD xã hội chũ nghĩa sau 1975 . Tôi ko bình luận nhiều về bài viết này , vì tác giả đã nói rất đầy đũ (bởi ông là đã dạy học và trải qua những kinh nghiệm cay đắng , v.v...) . 
Xin đọc phần 1 ở : http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/07/toi-i-day.html
Và phần 2  ở :
http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/07/toi-i-day-tiep-theo.html
Qua bài này , ta có thể nhận định  những nhếch nhác , bê bối , tham nhũng , lạm quyền , v.v... HIỆN NAY  có phần 'đóng góp' rất nhiều cũa nền GD này - cũng phù hợp với chũ đề 'Đề nghị Bộ LĐ-TB-XH cho về vườn ngay ông quan hủ lậu này' trên blog này .
Vì trong mọi đất nước , nền GD , có thể xem như một cái MÁY CÁI để tạo ra những sản phẩm . Với một máy cái đầy KHUYẾT TẬT như vậy - đã mô tã rất kỷ trong bài viết cũa anh Chênh , không ai có thể trông chờ hay hy vọng có được 100 % những sản phẩm  đạt yêu cầu . 

SỮNG SỜ VỚI QUẢ BOM TẤN NÀY !
Thưa ông Dân Nam  ,
Đọc bài viết 'Dân Nam 11:08 Ngày 22 tháng 7 năm 2013' + các bài tiếp theo và một số phản hồi về các bài này , tôi có so sánh (có thể là vụng về) như sau :
Do các mặc cãm , suy nghĩ , trình độ , v.v... tôi và một số vị khác - có thể giống như đang xử dụng máy bay KIỂU CŨ (bay chậm , thùng chứa nhiên liệu nhỏ , v.v...) lại luôn luôn dè chừng hàng rào phòng thủ gồm các ra - đa , hỏa tiển phòng không , súng cao xạ  dầy đặc cũa đối phương - nên không bay sâu vào (lãnh thổ) để tấn công các cơ sở đầu não , quan trọng , v.v... ; và nếu có tấn công (các cơ sở này) cũng ko chính xác vì sợ bị bắn rơi , v.v... Một phần , do máy bay chúng tôi thường xuyên vào lãnh thổ họ nên họ đã biết cách đối phó . . .
Riêng ông , do xử dụng một máy bay tàng hình , giống như B-2 (Spirit) hay , mới nhứt như , F/A -22 (Raptor) cũa Mỹ , nên đã BẤT THẦN xâm nhập dễ dàng , vào sâu lãnh thổ đối phương để thả một quả BOM TẤN (blockbuster) đánh trúng vào cơ quan ĐẦU NÃO , CHỦ CHỐT cũa họ (với sức công phá khủng khiếp) .
Tại sao tôi nói như vậy : sứ mạng cũa ông  thành công mỹ mãn mà ko bị TỔN THẤT nào , ko như bọn tôi bị 'ném đá' tơi bời (như máy bay trở về căn cứ với lỗ chỗ vết đạn lớn nhỏ . . . .) . Hy vọng ông tiếp tục những phi vụ như vậy nhưng tôi nghĩ , sẽ ko suôn sẽ (vô sự) như kỳ này vì họ đang nghiên cứu cách đánh trả (vì đó là nhiệm vụ cũa họ) .
Không biết tôi so sánh như vậy có đúng ko ? Xin các vị góp ý .
PS . Mấy lúc này , tôi dùng cụm từ 'thưa các vị' hay 'thưa quí vị' . Vì có những còm sĩ trẻ tuổi như Trần Kẽm hay Thu Hà , mà tôi dùng từ 'bác' thì quá khách sáo . Tôi bắt chước các MC trên sân khấu , cứ gọi mọi người bằng 'thưa quí vị' hay 'thưa các vị' vừa ngắn , lại thích hợp . Khi tôi trả lời một còm sĩ ,mà đoán được tuổi cũa họ , thì tôi sẽ dùng nhân xưng đại danh từ thích hợp .
"Phát triển kinh tế như những canh bạc!" Quốc Anh . 
Thưa các vị : trong bài viết trên có các đoạn sau :
"1/Khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường mà không có  : a/ sự GIÁM SÁT, KIỂM TRA hữu hiệu nào và b/ những biện pháp công khai, minh bạch tài sản của các ĐV chủ chốt,  đầu ngành - không được thực hiện đến nơi, đến chốn chỉ mang tính hình thức - thì những của cải (do kiếm được từ buôn lậu, TN , hối lộ và những TS do tước đoạt từ công sức LĐ của người khác, do tước đoạt đất đai của nông dân, do chiếm dụng của công mà có) : vô tình đã được LP công nhận tính hợp pháp của nó.
. . . những TS này . . . đã tạo nên một tầng lớp giàu có đột biến trong XH , tạo nên một hố sâu ngăn cách giữa giàu và nghèo ngày càng sâu thẩm. Họ đã trở thành những kẻ ăn trên, ngồi trước, khinh rẻ người dân LĐ, xem thường VH , đạo đức truyền thống và đã hình thành một “giai cấp tư sản kiểu mới”, bốc lột TINH VI và TÀN BẠO hơn cả thực dân, đế quốc trước đây. (Xem bài: “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Quốc Anh” ).
. . .
. . . .  VN muốn ngẩng cao đầu cùng các “cường quốc năm châu” trước hết hãy học hỏi người Nhật . . .  Mỗi gia đình CB lãnh đạo từ trung ương TW xuống đến ĐP phải làm gương : chỉ nên giử lại một ngôi nhà để ở, một căn nhà thờ họ vừa phải, một mãnh vườn nhỏ khi về hưu . . . hãy mạnh dạn trả lại tư dinh, biệt thự cho quốc gia làm công xưởng, nhà máy hiện đại . . . "
NHẬN ĐỊNH : ông đã mô tã đúng những triệu chứng mà con bịnh VN đang có cũng như nguyên nhân cũa bịnh và kết luận như trên ; nhưng ông đã ko đưa ra PHƯƠNG THUỐC .
Theo tôi , với một BN mắc bịnh nan y như vậy , cách chữa trị duy nhứt và hữu hiệu là áp dụng thể chế TAM QUYỀN PHÂN LẬP ĐÍCH THỰC - như Myanmar đã bắt đầu áp dụng và nhiều nước đã áp dụng hàng trăm năm nay . Tuy chưa phải là tối ưu , nhưng người ta chưa tìm thấy một thể chế nào tốt hơn . Các nước CS Đông âu và Nga , từ ngày áp dụng đã phát triển vượt bực  .
 Đây là điều kiện tiên quyết cũa NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , trong đó 'mọi người đều bình đẳng trước pháp luật' và 'ko ai đứng trên PL'.
PS . Tôi lấy làm lạ : từ nhiều năm , trong phát ngôn cũa các LĐ , gần như ko thấy ai nhắc tới câu nói cũa ông HCM :  'người ta ko sợ gian lao nguy hiễm , mà chĩ sợ ko có công bằng' .
Có lẽ họ cãm thấy nhột hay 'có tật giật mình' khi nói như vậy .