Wednesday, July 31, 2013

THƯ GỬI ANH TMĐ

THƯ GỬI ANH TMĐ :

Thưa anh chũ blog ,
Nếu anh thấy còm này quá nhạy cảm thì cứ xóa . Vì đây là thời điểm cũa SỰ THẬT , nên ko thể né tránh được .
Thưa bác TMĐ ,
Như đã nói nhiều lần , với một cơ chế đầy khuyết tật , chúng ta đừng bao giờ hay hy vọng có được sản phẩm tốt .
Bác thấy tôi có bao giờ chửi ông Dũng , ông Trọng hay ông Đỗ hữu Ca . Vì các ông ấy đều là sản phẩm cũa cơ chế này .
Sở dỉ tôi 'đụng' tới bác vì bác cứ binh vực cho cái cơ chế đầy khuyết tật này . Tôi luôn quan niệm : với cái MÁY CÁI đầy khuyết tật này , cách tốt nhứt là THAY bằng một máy cái tốt hơn .
Thế tại sao 'họ' không bắt chước Myanmar ?
Bởi vì các lẽ :
1/ Sẽ mất quyền lợi (tham quyền cố vị) .
2/ Nếu nhìn qua lăng kính tâm linh , dân VN đang chịu một cái NGHIỆP (karma) rất nặng . Chiến tranh từ 1945-54 , sau đó CT giải phóng miền Nam - xin được dùng từ cũa người CS . Sau 1975 , hòa bình được vài năm thì cuộc chiến ở phía Nam và sau đó ở phía Bắc kéo dài đến 1988 . Sau đó , 'bình thường hóa' với nước - trước đó chưa đầy 10 năm là kẽ thù cũa mình .
(Sau 1975 , có lúc ông Lê Duẫn muốn bình thường hóa với Mỹ , nhưng lại đòi bồi thường chiến tranh , Mỹ ko chịu ; lúc VN bỏ yêu cầu này , thì Mỹ đã bắt tay với TQ .
Theo ông Trần Quang Cơ , nếu VN đừng đòi hỏi quá đáng , 2 nước đã bình thường hóa vì TT Carter muốn giải quyết vấn đề MIA , như đã hứa lúc tranh cử .
Đây là trớ triu cũa lịch sữ) .
Như trong bài viết trước đây trên blog này , Myanmar đã chịu ơn TQ rất nhiều , nhưng họ không 'mắc nợ' TQ - như VN đã làm trong quá khứ . Nếu người CS TQ không làm chũ Hoa lục năm 1949 thì VN làm sao mở các chiến dịch như đường số 4 hay trận Điện biên Phũ . Hay phát động Cãi cách Ruộng đất năm 1956 , mà nạn nhân đầu tiên là bà Nguyễn thị Năm - người đã nuôi dưỡng , dấu diếm các lảnh đạo CS trong nhà . Họ đã làm theo lịnh cũa cố vấn TQ Trần Canh .
Trong cuộc chiến giải phóng miền Nam , TQ đã giúp VN rất nhiều (ngoài chiến cụ , đạn dược , xăng dầu , cã những vật dụng cho cuộc sống hàng ngày cũa nhân dân miền Bắc, TQ cũng cung cấp . . .thời tôi đi tù ở miền Bắc , cái quần lót - mà chúng tôi mặc cũng do TQ sản xuất . . . CA thì mặc áo lạnh 2 lớp cũa TQ  . . .máy nông cụ gần như là sản xuất ở TQ . . . Nhưng điều quan trọng là lệ thuộc về CHÍNH TRỊ , nhứt là sau HN Thành đô .
Xin hỏi thật bác một câu : thời bác tranh đấu chống chế độ 'Mỹ Ngụy' , bác có nghĩ rằng ngày nay nó như thế này không !
Không biết bác nghĩ như thế nào chứ Huỳnh ngọc Chênh , Huỳnh Tấn Mẫm , Hà đình Nguyên , hay Lê hiếu Đằng , và nhiều cựu SV đã từng  tranh đấu trước 1975 đã dám nói lên cãm nghĩ cũa họ .
Đặc biệt là HNC là con nhà CS nòi vì cha mẹ đều là CS (cha là bí thư chi bộ cũa một làng ở Quãng nam) ; nhưng ngày nay đã đề cao và luyến tiếc nền giáo dục đã đào tạo ông mà ko phân biệt đối xử .


TỰ CỨU LẤY MÌNH .

Thưa quí vị ,
Tôi có một đứa cháu gái 17 tuổi . Mổi lần , gọi điện thoại nói chuyện với mẹ nó đều nghe than thỡ ,  tốn kém rất nhiều với nó , ngay cã đứa giỏi nhứt lớp cũng phải học kèm , vì ko học sẽ bị thày cô 'đì' ; đôi khi , học cã thứ 7 hay CN . (Ba nó , năm nay đã 66 , mẹ nó bị bịnh ; chị nó đi làm CNV , tháng mấy triệu ) .
Tóm lại , trừ những người có cơ hội để tham nhũng (như các bạn đã biết) , thành phần còn lại chia thành các nhóm sau :
1/Phải 'tự cứu' : cô thày giáo phải ép học trò học thêm để sống còn trong lúc vật giá leo thang từng ngày , v.v...
2/ Những người có chuyên môn về KHKT (BS , KS , KTS , v.v...) , nên sống nhờ phòng mạch hay làm việc lương cao trong các công ty trong nước hay nước ngoài , v.v....
3/ Một số ít CB/ĐV , không cần tham nhũng vẫn sống khỏe do gia đình có cửa hàng buôn bán , v.v... hay có vợ hay chồng thuộc nhóm số 2 . Hay bản thân họ có nghề tay trái như họa sĩ , nhạc sĩ , KTS , v.v... hay họ sống nhờ phòng mạch riêng .
4/ Các nghệ sĩ nổi tiếng trong showbiz .
5/Cũng có các cô (dân TP và nông thôn)  kiếm chồng Đài loan , Hàn quốc , v.v... để giúp đở gia đình .
6/ Được trợ giúp hàng tháng bởi thân nhân nước ngoài hay có con cái buôn bán kinh doanh khá giả .
7/ Người  lớn tuổi ở TP hay ở nông thôn (vì bọn trẻ đã lên TP hay kiếm chồng nước ngoài) . Do ko có tham vọng , và chấp nhận cuộc sống hiện tại nên họ cảm thấy ko vất vả hay kêu ca gì hết .
8/ Người làm CN trong các nhà máy với mức lương thấp , v.v... hay  tốn tiền , nhiều ngàn đô , để được XKLĐ .
9/ Một nhóm rất nhỏ , tìm cách vượt biên , sang Úc (phần lớn là dân Nghệ an) hay mới nhứt là Đài loan . Theo báo ĐL , những người này trước đây đã làm việc tại ĐL qua chương trình XKLĐ .
10/ Một số rất nhiều , do hoàn cãnh đưa đẫy , phải tham gia 'đạo quân' gái mãi dâm (càng ngày càng đông và táo bạo hơn) , hay bị dụ dỗ ra nước ngoài để  làm nô lệ tình dục ở Nga , Malaysia , Singapore , v.v...
11/Một số khác , do hoàn cảnh đưa đẫy , đã tham gia đạo quân trộm cắp , cướp giựt , v.v... Những tên này , sau khi ra tù thường được xử dụng bởi CA . Do hoàn cảnh bắt buộc (phải làm theo lịnh CA) hay sẵn thói côn đồ , bọn xã hội đen này đã nặng tay với nhân dân hơn cã CA .
12/ Có thể còn một số nhóm khác , tôi chưa được biết hết .
Tôi phân loại như trên ko biết có đầy đũ không ?
Xin các vị góp ý .

SỰ CẦN THIẾT CŨA NNPQ .

Thưa quý vị ,
Từ ngày tham gia blog này , tôi có bao giờ chửi bới hay kêu thằng này thằng nọ , v.v... đối với các người đang cầm quyền VN .
Tôi có bao giờ kêu họ là anh y tá làng , Ba Dũng , Trọng Lú , Đỗ Caca (để gọi ông Đỗ hữu Ca) , v.v....
Vì tôi biết rằng , họ là sản phẩm cũa CƠ CHẾ , người khác lên thay họ thì cũng như vậy ; thành ra , thật là vô ích và mất thì giờ khi chửi họ .
Ta có thể xem cơ chế như một cái máy cái : với một cái máy cái đầy khuyết tật , thì ta đừng trông chờ hay hy vọng có được 100 % sản phẩm hữu ích cho xã hội .
Thời ông Nguyễn hữu Đang , do chưa có nền kinh tế tư bản HOANG DÃ - như bây giờ , nên những nhếch nhác , bê bối , lạm quyền , tham nhũng , bất công công xã hội không nhiều ; sự phân cách giàu nghèo không sâu rộng như bây giờ . Thế mà , vì tranh đấu cho những quyền căn bản cũa con người như tự do ngôn luận , tự do báo chí , tự do cư trú , quyền có được sự riêng tư cũa cá nhân , v.v... ; ông đã lên tiếng để rồi chịu sự đọa đầy như vậy .
Mới đây xãy ra vụ : "Anh Bùi Văn Khơi (SN 1990) cho biết, khoảng 17h, ngày 25.7, anh đang đứng gần cầu môn tại sân vận động xã xem giải bóng đá thiếu niên hè 2013 do xã tổ chức thì thấy ông Mười – Phó CA xã đánh 2 thanh niên tại sân.
Anh Khơi vào can, ông Mười nói “Việc của mày à mà mày vào đây?”. Sau một hồi lời quan tiếng lại, ông Mười vặn tay anh Khơi ra đằng sau, quật ngã xuống đất, đạp chân vào mặt...
Anh Khơi dậy được chạy ra gần quán nước cầm 2 chai nước tự vệ. Sau đó, rất nhiều CA xã có mặt vây anh Khơi. Một CA dùng dùi cui cao su đập vào đầu anh Khơi, khiến anh Khơi bị ngã xuống đất, bất tỉnh. . .
Theo các nhân chứng ,  viên phó CA xã còn nói , cứ đánh chết nó , có gì tao chịu."
Ngày nào mà con cháu các vị đã chửi tôi hay các DLV trẻ tuổi lâm vào hoàn cãnh cũa anh Bùi văn Khơi mới thấy sự cần thiết cũa Nhà Nước Pháp Quyền .

  TQPL là gì ?

http://www.tintuchangngayonline.com/2013/07/tam-quyen-phan-lap.html

Phân chia quyền lực là nền tảng của một bản Hiến Pháp tiến bộ với mục đính kiểm soát quyền lực của chính phủ và đảm bảo quyền lợi của công dân.
Về cơ bản, việc tâp trung nhiều hoặc toàn bộ quyền lực vào một người hoặc cơ quan sẽ dẫn đến độc tài. Quyền lực phải được chia đều giữa nhiều cơ quan, nhiều người. Mỗi cơ quan có một giới hạn quyền lực nhất định và bị kiểm soát qua lại bởi những cơ quan khác.
Hệ quả tất yếu của việc phân chia quyền lực là tốn thời gian và đòi hỏi sự đồng thuận cao để thông qua một quyết định, đạo luật. Tuy nhiên, điều này giúp quyền lợi của người dân được đảm bảo. Những chế độ độc tài thường thiết lập các thể chế chính trị rất đơn giản và ngược lại, đặc điểm của một nền dân chủ là tạo ra những hệ thống phức tạp. [3]


Có 2 dạng phân chia quyền lực:
• Theo chiều dọc: quyền lực được phân chia theo cấp độ, từ cao đến thấp. Ví dụ: những cấp bậc ở Đức gồm có Liên minh châu Âu, Chính quyền liên bang, chính quyền địa phương, chính quyền thành phố.
• Theo chiều ngang: quyền lực được phân chia đều giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp (Tam quyền phân lập)
----------------------------------
PHẦN 1: Tam quyền phân lập – phân chia quyền lực theo chiều ngang (Horizontal separation)
Ý tưởng về tam quyền phân lập được hình thành từ thời Hy Lạp cổ đại và phát triển trong thời kỳ Khai Sáng tại châu Âu. Vào thế kỷ 17, nước Anh đã hình thành được một thể chế gồm ba nhánh [1]
• Quốc hội (Parliament) giữ quyền lập pháp, gồm 2 viện là House of Commons (Hạ viện, chức năng gần tương đương với quốc hội của Việt Nam) và House of Lords (Thượng viện). Thành viên của Hạ viện được bầu trực tiếp từ nhân dân trong khi đa số ghế của Thượng viện là được kế thừa
• Quốc vương (vua hoặc nữ hoàng) thừa kế quyền lực, giữ quyền hành pháp. Một chuỗi những thoả thuận giữa quốc hội và quốc vương đã được thông qua giúp quốc hội có thể kiểm soát quyền lực của quốc vương.
• Toà án nắm quyền tư pháp. Cho đến thế kỷ 17, quan toà tại Anh vẫn phục vụ quốc vương và quốc vương có quyền sa thải thẩm phán. Vào năm 1710, quốc vương đã đống ý yêu cầu của quốc hội về việc bảo đảm tính độc lập của toà án. Quan toà sẽ được giữ chức vụ suốt đời nếu làm tốt việc xét xử. Tiền lương cho nhánh lập pháp sẽ luôn được đảm bảo và một thẩm phán chỉ có thể bị sa thải khi cả hai Viện đều đồng ý.
MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC MỸ
Tại Mỹ, phân chia quyền lực được đề cập trong Hiến Pháp như một trong những điều cơ bản để xây dựng chính quyền. Ba nhánh được phân chia quyền lực đồng đều là quốc hội, tổng thống và toà án. [1]
--- Quốc hội ---
Hiến pháp Mỹ quy định chỉ duy nhất quốc hội có quyền lập pháp (tại Đức quyền lập pháp được chia ra cho 4 cơ quan khác nhau). Quốc hội Mỹ theo chế độ lưỡng viện bao gồm Hạ viện (the House of Representatives) và thượng viện (the Senate). Một dự thảo luật được thông qua chỉ khi có sự đồng ý của cả hai viện.
• Quốc hội -> Tổng thống: Quốc hội kiểm soát ngân sách chi tiêu của nội các, có quyền thông qua một đạo luật mà không cần thông qua tổng thống (yêu cầu 2/3 số phiếu). Có quyền tố cáo và bãi nhiệm tổng thống. Danh sách các ứng cử viên cho việc bầu cử tổng thống phải có sự đồng ý của quốc hội.
• Quốc hội -> Toà án: Việc đề cử các chứ danh cho toà án phải được thông qua bởi thượng viện. Quốc hội có quyền tố cáo và cách chức thẩm phán.
Trong lịch sử Mỹ, quốc hội đã tố cáo 17 thẩm phán, nghị sỹ và 2 tổng thống. Gần đây nhất là vụ buộc tội thẩm phán Thomas Porteous vào năm 2010 vì nhận hối lộ. Kết quả ông bị cách chức và không được nhận khoản lương hưu $174000.
--- Tổng thống và nội các ---
Quyền điều hành đất nước được trao cho tổng thống. Nhiệm vụ là phải đảm bảo luật pháp được thực thi một cách minh bạch và chính xác. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các vị trí trong chính phủ. Tổng thống đồng thời cũng là tổng tư lệnh của quân đội quốc gia.
• Tổng thống -> Quốc hội: Tổng thống có quyền phủ quyết những dự thảo luật do quốc hội thông qua nếu nếu cho rằng luật này vi phạm hiến pháp. Franklin Roosevelt là tổng thống sử dụng quyền phủ quyết nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ, 635 lần (Bill Clinton 37 lần, George W.Bush 12 lần). Nguyên nhân là do ông tại vị suốt 4 nhiệm kỳ (1933-1945), và trong khoảng thời gian này, quốc hội có rất nhiều cải cách sau cuộc Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ 2. [4]
• Tổng thống -> Toà án: Tổng thống có quyền đề cử các vị trí trong toà án.
--- Toà án ---
Toà án Tối cao là cấp cao nhất trong nhánh tư pháp, đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra Hiến pháp và các bộ luật liên bang. Hiến pháp bảo vệ sự độc lập của Toà án bằng việc đảm bảo chức vụ trọn đời của thẩm phán và không thể bị cách chức nếu không phạm sai lầm.
• Toà án -> Quốc hội: Toà án có quyền phán quyết một đạo luật là vi hiến và bị bãi bỏ. Trong năm 2013, Toà án tối cao Mỹ đã tuyên bố đạo luật về bảo vệ hôn nhân (Defense of Marriage Act) là vi hiến. Đạo luật được thông qua vào năm 1996, nội dung về việc không công nhận hôn nhân đồng giới. [5]
• Toà án -> Tổng thống: Toà án có quyền phán quyết những việc làm của tổng thống là vi hiến.
Hạn chế của ngành tư pháp Mỹ là ngân sách được quyết định bởi quốc hội. Tại Đức và Ý, Toà án Hiến pháp được quyền tự quyết ngân sách của mình một cách hợp lý [2]. Quốc hội Mỹ còn có quyền phủ nhận phán quyết vi hiến của toà án, mặc dù việc này rất khó khăn, đòi hỏi 2/3 số phiếu của quốc hội và 3/4 số phiếu từ các chính quyền địa phương.
KẾT
Có thể thấy việc phân chia quyền lực theo chiều ngang tạo nên một cơ chế kiểm soát qua lại rất chặt chẽ giữa các nhánh trong nhà nước. Dù điều này sẽ tạo nên sự phức tạp trong việc điều hành quốc gia nhưng giúp hạn chế tối đa việc lạm quyền, độc tài, đảm bảo tính độc lập và minh bạch trong từng nhánh của chính phủ.
Nhà nước Việt Nam hiện nay không theo cơ chế tam quyền phân lập, quyền lực nhà nước là thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Theo lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Vĩnh Phúc ngày 25/2/2013, việc ủng hộ tam quyền phân lập tại Việt Nam được xem là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức. [6]
----------------------------------
Tài liệu tham khảo
1/ Separation of Powers: The role of an Independent – Judiciarry in Sustaining our Democracy
2/ Judicial Independence in Europe, The Swedish, Italian and German Perspective – John Adenitire
3/ Teaching the German Way of Separating Powers – Joachim Detjen
4/ The American Presidency Project – Presidential Vetoes
5/ DOMA: US Supreme Court Declares Law Defending Traditional Marrige Unconstitutional – Watching America – Matteo Winkler
6/ Chương trình Thời sự VTV1, 19h ngày 25/2/2013
(Dân luận)
ÔNG N.H.ĐANG  CÒN ĐAU KHỔ HƠN TÔI GẤP NGÀN LẦN !
Cũng trong bài 'Nguyễn Hữu Đang và Lê Công Định' có đoạn :
"Mười lăm năm sau, sau khi mãn hạn tù, không biết Thụy An và những nhân vật khác trôi dạt về đâu, riêng Nguyễn Hữu Ðang thì lủi thủi trở lại làng quê ở Thái Bình:
… Gót nhọc men về thung cũ
Qùi dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn
(”Ăn năn” - Phùng Cung)
Ông sống gần hết quãng đời còn lại nhờ vào… côn trùng và cóc rắn! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ nằm trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (Phùng Quán, “Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Ba Phút Sự Thực, xb lần thứ 2 . Nhà Xuất Bản Văn Nghệ Sài Gòn: 2007, 137).
Xử thế nhược đại mộng. Mười lăm năm tù, và mười lăm năm sống vất vưởng bên lề xã hội (kể như ) chỉ là … một giấc ngủ trưa - chắc chắn với rất nhiều ác mộng!
Cho đến khi ông nhắm mắt lìa đời, tội danh gián điệp mới được “châm chước” (chút đỉnh) thành “mắc sai lầm tham gia nhóm Nhân văn-Giai phẩm.”
Thiệt là mừng muốn chết! "
NHẬN XÉT : Chỉ vì dám lên tiếng đòi hỏi nền DÂN CHỦ PHÁP TRỊ mà ông Nguyễn hữu Đang đã TIÊU TAN CẢ CUỘC ĐỜI  , phải sống những năm cuối đời bên lề xã hội .
Thành ra , dù thường xuyên bị ném đá hay chửi bới tục tĩu hay hạ cấp vì cổ vỏ cho TAM QUYỀN PHÂN LẬP hay NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , tôi vẫn có thể tự an ủi : đừng có buồn vì những tổn thất mà mình đang chịu , KHÔNG thấm thía gì nếu so với một người từng là bạn thân thiết của các lãnh tụ CS , từng là TT bộ Thanh niên , v.v... Một người đã có công trạng với CS vì :
"Ngày nay trên sách báo người ta hay nhắc đến câu nói của Hồ Chí Minh khi giao việc dựng Lễ đài Độc lập với thời gian hết sức gấp gáp, trang thiết bị thiếu thốn: "Có khó mới giao cho chú" (tức Nguyễn Hữu Đang)." . . .


VN CÓ THIẾU ANH HÙNG KHÔNG ?
Thưa quí vị ,
Anh Thông vừa viết ,
"Anh hùng đâu hết cả
Hào kiệt vắng sân "đình"
Cuối cùng chỉ còn lại
Bà Tưng và Ngọc Trinh".
Xin trả lời : Trong quá khứ , VN không thiếu các anh hùng , và một trong những người đó là Nguyễn hữu Đang (1) : cựu TT bộ Thanh niên , người dựng lễ đài cho buổi ra mắt cũa CP cũa ông HCM ngày 2.9.1945 , người bị 15 năm tù vì đã DÁM nêu sự cần thiết cũa TAM QUYỀN PHÂN LẬP và NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN trong một chế độ toàn trị .
Trong bài 'Nguyễn Hữu Đang và Lê Công Định'  (đăng trên Talawas) có đoạn :
"Trên báo Nhân văn số 4, số ra ngày 5.11.1956, ông Đang đã viết :
'Hoà bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền Bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi tình trạng thiếu một nền PHÁP TRỊ hẳn hoi…
Do pháp trị thiếu sót mà CCRĐ hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà QĐ chưa có chế độ binh dịch hợp lý, CA hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, CB thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho CB hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của NN lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính NN đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn…”
BÌNH LUẬN :
1/ Ông đã can đãm khi dám viết những điều mình suy nghĩ trong một chế độ toàn trị  .
2/ Khi ông viết 'tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi' hay BỐN lần lập lại cụm từ 'Do pháp trị thiếu sót' , ông đã ám chỉ đến khái niệm TAM QUYỀN PHÂN LẬP và NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , là  một thể chế, trong đó mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền. . . .tôn trọng sự phân chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản. . . những người (đại biểu) được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu phải có trách nhiệm với những luật lệ mà họ ban ra.' (theo bài Nhà Nước Pháp Quyền trên Wiki) .
(1) Theo Wiki : Nguyễn Hữu Đang (1913-2007)  . . . Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm HN, ông Đang tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939) . . . hoạt động công khai ở HN , là đồng chí thân thiết của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Phan Thanh, Nguyễn Văn Tố . . .