Thursday, August 1, 2013

NƯỚC  BHUTAN TÍ HON NHƯNG KHÔN NGOAN HƠN VIỆT NAM


Nhà Vua Bhutan
TL: Quốc gia Bhutan có tên đầy đủ là Vương quốc Phật giáo Bhutan. Diện tích chỉ chiếm 47.500 km2. Dân số (phỏng đoán) năm 2006 là khoảng 2.279.723 người. Đây là quốc gia có địa hình với toàn bộ địa hình đều là đồi núi ngoại trừ một dải đồng bằng cận nhiệt đới nhỏ ở vùng viễn nam bị phân cắt bởi các thung lũng được gọi là Duars. Quốc gia này thuộc Nam Á, nằm giữa hai quốc gia: Ấn Độ và Trung Quốc. Thimphu, thủ đô với dân số khoảng 98.676 (theo điều tra năm 2005), là trung tâm lớn nhất quốc gia này. Bhutan là một trong những quốc gia biệt lập nhất thế giới nằm ẩn mình trên dãy Himalaya. Để giữ gìn bản sắc văn hóa, Bhutan chú trọng hai vấn đề chính: Bảo vệ môi trường tự nhiên (băng tuyết trên dãy Himalaya ở phía Bắc và rừng ở phía Nam) và niềm tin tôn giáo. Chính vì vậy, quốc gia Bhutan nổi tiếng về sự vô danh, bí ẩn và truyền thống của mình.
Bhutan theo chế độ quân chủ lập hiến. Có vua, thủ tướng và một Hội đồng bộ trưởng gồm 10 người. Bhutan đã trở thành nước dân chủ nghị viện vào năm 2008.
Bhutan là nước duy nhất lấy “Tổng Hạnh phúc Quốc gia” thay cho “Tổng Sản phẩm quốc nội” – Nhiều người đánh giá, với quan niệm này, Bhutan dường như đã đi trước những khám phá gần đây của các nhà tâm lý học kinh tế phương Tây, gồm cả người đoạt giải thưởng Nobel năm 2002 Daniel Kahneman rằng, vấn đề liên quan giữa mức độ thu nhập và hạnh phúc. Nó cho thấy cam kết của nhà Vua trong việc xây dựng một nền kinh tế thích hợp cho nền văn hóa độc nhất của Bhutan, dựa trên các giá trị tinh thần Phật giáo, và là định hướng thống nhất cho nền kinh tế. Chính sách này đã gặt hái được những kết quả mong muốn khi Bhutan được xếp là nước hạnh phúc thứ 8 trên thế giới…Khẩu hiệu của Bhutan là: Hạnh phúc tự nhiên cho Dân tộc"

Bhutan là một nước nhỏ, nghèo - diện tích chỉ khoảng 38 ngàn cây số vuông và dân số chưa đến 800 ngàn người - nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nước này theo thể chế Quân chủ lập hiến, nhưng chỉ từ năm 2007, Bhutan mới có luật cho phép người dân lập đảng chính trị để tranh cử Quốc hội và đảng hoặc liên đảng nào nắm đa số sẽ ngồi ghế thủ tướng điều hành quốc gia. Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 2008 đảng Druk Phuensum Tshogpa (Hòa Bình & Thịnh Vượng) thắng lớn với 45/47 ghế. Đảng People's Democratic Party (Dân Chủ Nhân Dân) chỉ được 2 ghế.

Bhutan trong nhiều thập niên trước có mối giao hảo gần gũi với Ấn độ, nhưng khi đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng lên cầm quyền, họ không muốn bị ảnh hưởng nhiều bởi Ấn Độ nên tìm cách tiếp cận Trung quốc. Tháng 6 năm 2012 khi tham dự hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về môi trường tại Rio de Janero (Brazil), Thủ tướng hai nuớc Bhutan và Trung quốc đã có một cuộc hội đàm tay đôi. Trong cuộc hội đàm này Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra 5 nguyên tắc sống chung hòa bình để thúc Thủ tướng Jigme Thinley thiết lập bang giao với Trung quốc hầu sớm "phân định biên giới giữa hai nước". Sau cuộc hội đàm này, Trung quốc liên tiếp gởi nhiều phái đoàn cấp cao sang Bhutan hứa hẹn viện trợ kinh tế và trao đổi mậu dịch. Thay vì chỉ đưa cái bánh vẽ 16 chữ vàng, 4 tốt như trường hợp cho Việt Nam, Bắc Kinh ưu ái tặng Bhutan ngay một pho tượng Phật cao 50 mét có dát vàng, dựng ngay tại thủ đô Thimphu.

Trong 5 năm cầm quyền, đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng đã thực hiện nhiều chuyện đúng theo lời hứa, chẳng hạn như xây dựng hạ tầng cơ sở, sân bay, cung cấp đầy đủ điện nước cho người dân sử dụng và đặc biệt là tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Một đất nước nhỏ bé với dân số chưa đầy 800.000 người nhưng có đến 10 tờ báo tư nhân. Với thành tích đó, giới quan sát quốc tế, đặc biệt từ Ấn Độ, tin rằng đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng sẽ thắng lớn vì "quá được lòng dân". Theo thể thức bầu cử Quốc hội ở Bhutan, tiến trình có 2 bước: đầu tiên là cuộc bầu cử sơ bộ để chọn ra hai đảng có số phiếu bầu cao nhất; và 2 đảng này sẽ tranh trong cuộc bầu cử chung kết.


Cuộc bỏ phiếu sơ bộ đã diễn ra vào ngày 31/05/2013 với kết quả đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng và đảng Dân Chủ Nhân Dân đủ điều kiện để vào vòng nhì. Cuộc bầu chung kết đã diễn ra vào ngày 13/07/2013 vừa qua với kết quả thật bất ngờ. Đảng Dân Chủ Nhân Dân thắng lớn với 32 ghế (tức là tăng thêm 30 ghế so với lần trước). Đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng chỉ còn 15 ghế. Và thế là ghế thủ tướng được chuyển lại cho đảng Dân Chủ Nhân Dân.

Với kết quả bỏ phiếu này, giới phân tích quốc tế nay nhận ra các điểm chính sau đây về người dân Bhutan:

-Nhờ những quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, dân chúng Bhutan, với tuyệt đại đa số theo đạo Phật, đã nhìn xuyên qua được bức tượng khổng lồ để thấy tâm địa của Bắc Kinh. Họ đặc biệt nhắc nhau về những cảnh đàn áp dã man của Bắc Kinh đối với các phật tử Tây Tạng, cũng như nỗ lực tẩy xóa văn hóa Tây Tạng kể từ khi chiếm đóng nước này.

-Nhờ không có ai độc quyền viết sử hay xóa sử, dân chúng Bhutan không quên ý đồ lấn đất liên tục của Bắc Kinh dọc theo biên giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Chính vì thế mà các phủ dụ của Ôn Gia Bảo trở nên nham nhở.

-Nhờ nhìn vào tấm gương Tây Tạng, Tân Cương, dân chúng Bhutan biết chắc chắn rằng mất nước là mất hết, kể cả mất luôn những thành tựu mà đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng đã xây dựng được. Đối với họ, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quan trọng hơn hết.

Ngoài ra việc Miến Điện đang dần dần tách rời ảnh hưởng Trung quốc cũng được người dân Bhutan đặc biệt quan tâm. Chính phủ và đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng nhận ra được điều này nên Thủ tướng Jigme Thinley cố phân bua rằng họ chưa cam kết gì với Bắc Kinh trong việc thiết lập bang giao giữa hai nước cả. Mặc dù lên tiếng đó đã quá trễ; người dân Bhutan không chấp nhận việc đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng đưa đất nước vào hiểm họa mất chủ quyền từng bước, dù cố tình hay chỉ vì nhẹ dạ.

Bắc Kinh lập tức giải thích sự kiện này bằng luận điệu quen thuộc. Đó là vì đảng Dân Chủ Nhân Dân được các thế lực nước ngoài tài trợ, đặc biệt là từ Ấn Độ. Giới quan sát quốc tế lập tức đặt ngược vấn đề: nếu thế tại sao trong kỳ bầu cử trước, Ấn Độ lại không giúp và để đảng Dân Chủ Nhân Dân chỉ được 2 trong số 47 ghế quốc hội? Hơn thế nữa, trong lúc không có bằng chứng nào về sự can thiệp từ Ấn Độ, người ta chỉ thấy những trò lấy lòng lộ liễu của Trung Quốc như vụ tặng tượng Phật dát vàng, v.v...

Ngoài Bắc Kinh ra, hầu hết giới quan sát trong vùng Nam Á đều đồng ý kết quả bỏ phiếu này phản ánh đúng tâm nguyện của người dân Bhutan. Đối với người Việt Nam, có lẽ câu hỏi kế tiếp là điều gì khiến một đất nước nhỏ và yếu hơn Việt Nam rất nhiều về mọi mặt, kể cả trình độ dân trí, lại có những quyết định khiến thế giới phải giật mình như thế?

Có lẽ khác biệt căn bản giữa Việt Nam và Bhutan là tại nước đó, không có đảng phái nào dám nhân danh công trạng để độc quyền ban phát các quyền tự do căn bản của con người; và lại càng không có đảng phái nào dám viện lý do trình độ dân trí thấp để tước luôn quyền quyết định vận mạng đất nước của người dân.



Tác giả: Ngô Văn - Thư viện VN

NGUYỄN HỮU ĐANG , TIẾP THEO

Thưa bác TMĐ và quí vị ,
1/ Khi tôi dùng cụm từ 'dì Tiến hay ông Ga cũa bác' là có ý nói , 'ĐẢNG  cũa bác' . Chứ đâu có ý như bác nghĩ . Báo chí hay gọi 'dì Tiến' thì tôi gọi theo .
2/ Ngay từ 1956 , sống trong chế độ toàn trị mà ông Nguyễn hữu Đang đã cổ vỏ cho Tam Quyền Phân Lập để rồi bị đọa đầy . Các cựu SV tranh đấu (dưới chế độ cũ) như Huỳnh ngọc Chênh , Hạ đình Nguyên , v.v... và các nhân sĩ Bắc Hà như Nguyễn quang A , Huệ Chi , v.v... cũng đang cổ vỏ cho TQPL và Nhà Nước Pháp Quyền  .
Bác TMĐ hay nói , tôi ko biết gì về CS nên mới cổ vỏ TQPL , vậy mấy người này cũng mù tịt về CS à . Nói như bác , chĩ có người hiểu được CS - như bác , mới được quyền nói đến TQPL .
Chẵng lẽ bác lại ác cảm , cay cú , hay sợ bốn chữ TQPL : coi nó là thuốc độc và nếu (VN) áp dụng thể chế này sẽ gây hổn loạn hay do dân trí VN quá thấp nên không thể áp dụng . Nói như vậy , Myanamar đang có hổn loạn  hay dân trí người Việt thua dân Myanmar !
Hay chĩ có đãng CS mới đủ sáng suốt lãnh đạo nhân dân VN  !
Nếu 'họ' sáng suốt thì chủ blog này đã không có đề tài để viết (cạn đề tài) ; và các còm sĩ như Trần Kẽm , Thích Đọc Còm , Luận Hay Thì Chơi , tôi và nhiều người khác đã ko tham dự blog này (có lẽ sẽ giải nghệ) .
3/ Riêng tôi , không dám kêu ai là ngu hay trẻ con . Vì chĩ có mình , mới biết mình khôn hay ngu , người lớn hay trẻ con mà thôi .
4/ Các cụ Locke , Montesquieu - với đầu óc hoài nghi - đã lập luận , không thể giao việc điều hành đất nước cho những con người , với giả định họ là người có đạo đức , đã có nhiều thành tích tốt , v.v... trong quá khứ .
Lấy gì bảo đảm những người này sẽ tiếp tục giử các đức tính tốt như trên khi có quyền hành trong tay (các bạn đã thấy điều này ở đồng chí X rồi . . .) .
Vì vậy , ngay cã họ được dân bầu lên (qua bỏ phiếu phổ thông , trực tiếp và kín) , họ sẽ vẫn phải thường xuyên bị GIÁM SÁT bởi một Quốc hội và một nền Tư Pháp độc lập ; cũng như thường xuyên bị SOI MÓI bởi một nền Báo chí tự do .
Tôi đã viết nhiều lần , tham nhũng và lạm quyền hiện nay trên mọi lãnh vực cũa đời sống xã hội , đều do không áp dụng TQPL . Thét rồi , dân  có câu , 'tập sống với lũ' , nghĩa là coi TN và LQ là chuyện ko thể tránh được ; giống như lũ lụt sau mỗi con mưa .
5/ Tôi luôn quan niệm : trong cuộc đời , có một thời gian nào đó , ta hành động trong khi bị đam mê , cuốn hút , quyến rủ , v.v... bởi một lý tưỡng chính trị  hay sắc đẹp hay đồng tiền hay  địa vị cao sang , v.v...
Nhưng hãy nhớ rằng , khi chết đi , ta sẽ bỏ lại tất cã : vợ , con , nhà cao , cửa rộng , v.v... Cái mà ta sẽ để lại trên thế gian này là TIẾNG XẤU hay TỐT , hậu quả cũa các việc làm cũa ta .
Ông bà thì có câu , 'lưu danh thiên cổ , lưu xú vạn niên' ; nghĩa là ' tiếng tốt lưu lại 1. 000 năm , tiếng xấu thì 10.000 năm' .
Nhưng trong cơn say (hay đam mê) cũa quyền lực , tiền bạc , v.v... , mấy ai đang có quyền lực trong tay đã nghĩ tới điều này .
Nếu họ (những người đang nắm quyền lực) đều nghĩ tới điều này thì 'đại phúc cho dân tộc Việt Nam' (xin chôm chĩa câu này cũa bác) .
Cám ơn bác vì đã ví tôi là 'kẻ-chăn-bò-Texas' (vì trẻ đi tới 30 tuổi , tôi rất mong được như vậy) .