Thursday, August 8, 2013

Người tố cáo vụ 'nhân bản' xét nghiệm động trời

Thưa anh Thông ,
Bài 'Người tố cáo vụ 'nhân bản' xét nghiệm động trời' ở :
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/134812/nguoi-to-cao-vu--nhan-ban--xet-nghiem-dong-troi.htm
có đoạn :
. . .
"Mục đích của chị khi làm đơn tố cáo những sai phạm xảy ra tại khoa Xét nghiệm (do Giám đốc Nguyễn Trí Liêm trực tiếp chỉ đạo) là gì?
- Mục đích của tôi trước tiên là đấu tranh bảo vệ người dân huyện Hoài Đức được quyền chăm sóc, khám chữa bệnh đúng với chuyên môn và quy định của pháp luật, sau đó là bảo vệ bản thân và các cán bộ khác của bệnh viện.
Chúng tôi đã bị ông giám đốc đè nén nhiều quá, độc quyền nhiều quá.
"Chị có thể nói rõ về điều này?
- Ông Liêm là người độc đoán và không tạo được môi trường làm việc lành mạnh, tích cực.
Ngoài tôi ra, có rất nhiều người làm chứng việc ông này đã CHỬI MẮNG cả vị phó giám đốc hay TÁT VÀO MẶT một vị trưởng khoa trước mặt bệnh nhân chỉ vì trái ý."
. . .
Tôi xin góp ý :  những việc trên đã xãy ra chĩ vì hai nguyên tắc sau đây không được tuân thủ hay tôn trọng : 'mọi người đều bình đẳng trước pháp luật' và 'không ai đứng trên pháp luật' .

phi công nguyễn thành trung

Thưa anh Thụy ,
Nhân đọc bài 'Giới blogger lên tiếng bảo vệ mẹ con Đoan Trang' , tôi xin góp ý :
Nguyên tắc pháp lý từ ở hầu như mọi nước là AI LÀM NGƯỜI ẤY CHỊU .
Xin lấy một ví dụ : ngày xưa phi công VNCH Nguyễn thành Trung đã lái máy bay F-5 để ném bom dinh Độc lập rồi sau đó đáp xuống vùng đã được CS 'giải phóng' .
Trong bài 'Đại tá Nguyễn Thành Trung: Vợ con tôi 'sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn' , ông cho biết :
. . .
"Mặt khác, thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn.
Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán. Cánh an ninh không quân đưa xe đến nhà bắt vợ con tôi. Vợ tôi phản đối vì mình không biết gì về công việc của chồng. Họ từ tốn: “Thưa bà, chúng tôi không bắt bà (nếu bắt chúng tôi đã dùng còng số 8, trói bà chẳng hạn), chúng tôi tới đây mời bà vào phòng an ninh sư đoàn, với trách nhiệm bảo vệ sự an toàn tính mạng của bà và các con bà. Nếu bà có tài sản quý giá nào thì bà cứ mang theo”. Một tuần sau vợ và con tôi bị đưa từ Biên Hoà về số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sài Gòn cho đến ngày 30.4.1975. Đương nhiên, họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo. Có thể đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hoá với người thân của kẻ thù. Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung tướng không quân Trần Văn Minh đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản chiến. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến chuyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ."
. . .