NHỮNG Ý NGUYỆN CUỐI CÙNG CŨA ALEXANDRE ĐẠI ĐẾ .
Tôi vừa nhận được một lá thư của một anh bạn với nội dung rất là thâm thúy . Tôi tự hỏi vua Alexandre đại đế , mà người TQ gọi là Á-lịch-sơn Đại đế , (sinh ngày 20/7 năm 355 trước Công nguyên , chết ngày 10/6 năm 323 trước Công nguyên , thọ 32 TUỔI , QUÁ TRẺ) không biết kiếp trước có phải là một cao tăng Phật giáo hay không , mà ông rất thấm nhuần triết lý ' Đời là vô thường ' của đạo Phật qua câu chuyện ngắn duới đây . Lá thư viết :
===
". . . Cho dù có sợ chết chúng ta cũng không qua khỏi cái quy luật tự nhiên của Tạo Hóa (Sinh Lão Bệnh Tử) ...
Ngài Alexandre Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...
3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexandre lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexandre đã giải thích như sau:
1 - Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, SẼ MÃI MÃI Ở LẠI trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giả cỏi đời).
3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có HAI BÀN TAY TRẮNG .
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là TÌNH YÊU THƯƠNG . " ./.
===
Chú thích : Trong suốt triều đại của ông, vị vua Hy Lạp này chủ yếu giành thời gian cho các cuộc chinh phạt,[2] và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới MÀ ÔNG BIẾT trước khi qua đời;[3] và vì thế ông thường được xem là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.[4] . . .
Sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos II[5], vua Alexandre chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận vùng Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay. . . .
Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandros_%C4%90%E1%BA%A1i_%C4%91%E1%BA%BF