Vụ chen lấn qua cây cầu ở Sở thú Sài Gòn nhân dịp Hội chợ lễ Quốc Khánh năm 1957:
'
Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo đã được nới rộng đến 20 ha. Sang năm 1924, khuôn viên sáp nhập thêm bên bờ bắc rạch Thị Nghè 13 ha nữa; một cây cầu đúc được bắc qua rạch để nối liền hai khu vực hoàn thành năm 1927
...
"Quốc Khánh năm 1957, lần đầu tiên Thủ đô Sàigòn có Hội chợ trong vườn hoa Thị Nghè, muốn vào Hội chợ phải mua vé vào cổng Sở thú, từ Sở thú đi qua một chiếc cầu đúc mới sang chỗ Hội chợ, đêm ấy người ta nô nức đi xem Hội chợ, tôi cũng trong đám người đó, lúc ấy chừng 7 giờ đêm, tôi vừa mới bước lên đầu cầu, thì cảnh chen lấn xô đùa nhau, kêu la vang dậy bắt đầu, cảnh sát nổ súng chỉ thiên, cũng không làm sao tái lập trật tự, tôi muốn đi lui cũng chẳng được, tôi bị người ta xô, người ta lấn, khi ra đến giữa cầu tôi muốn nhảy xuống sông bơi vào bờ cũng không làm sao leo lên lan can cầu, và tôi cứ bị xô lấn qua tới bên kia cầu, quần áo xốc xếch, giày săn-đan của tôi bị đứt quai, tôi không thấy ai bị thương tích gì nặng, sáng hôm sau báo chí đăng tin, tôi mới biết rằng có đến 17 người chết và mấy chục người bị thương phải đưa đi bệnh viện, sau nầy mỗi lần vào Sở Thú, đi ngang chiếc cầu định mệnh đó, tôi vẫn còn nhớ nỗi kinh hoàng của năm kia. Người ta đồn cầu sập, cầu gãy, thật ra không có sập hay gãy gì cả, chỉ vì cảnh xô lấn mà thôi, nguyên nhân có lẽ do bọn người xấu muốn tạo ra cảnh đó để cướp giật, họ cũng không ngờ cảnh hoảng loạn đã tạo ra đến nông nổi đó!
. . . . . . . .
trích Tản mạn về Sàigòn
tác giả: Thanh Liên
nguồn: www.ahvinhnghiem.org/saigon.html
Tàc giả Thanh Liên nghĩ là có lẽ do bọn người xấu muốn tạo ra cảnh đó để cướp giật nhưng theo ông ngoại Va tui kể lại là do ai đó la lên "cọp xổng chuồng", chắc là định giỡn chơi ai dè thiên hạ ùa nhau chạy thoát thân gây nên cảnh giẫm đạp lên nhau mà chết. Sau này vụ cầu treo Cam pu chia cũng giống như vậy. Nếu như cây cầu Sở thú sau đó bị khóa lại không cho ai qua nữa thì cây cầu treo đảo Kim Cương ngay sau đó bi đập bỏ không thương tiếc để xây thành hai cây cầu bê tông vĩnh cửu thay vào.
Ngày nay có ai đi chơi Sở thú gần chuồng dê có ba cái miếu nhỏ thì đó là miếu để kỷ niệm những người đã chết năm 1957. Còn cái cầu xưa đã bị tháo bỏ mất rồi.
'
Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo đã được nới rộng đến 20 ha. Sang năm 1924, khuôn viên sáp nhập thêm bên bờ bắc rạch Thị Nghè 13 ha nữa; một cây cầu đúc được bắc qua rạch để nối liền hai khu vực hoàn thành năm 1927
...
"Quốc Khánh năm 1957, lần đầu tiên Thủ đô Sàigòn có Hội chợ trong vườn hoa Thị Nghè, muốn vào Hội chợ phải mua vé vào cổng Sở thú, từ Sở thú đi qua một chiếc cầu đúc mới sang chỗ Hội chợ, đêm ấy người ta nô nức đi xem Hội chợ, tôi cũng trong đám người đó, lúc ấy chừng 7 giờ đêm, tôi vừa mới bước lên đầu cầu, thì cảnh chen lấn xô đùa nhau, kêu la vang dậy bắt đầu, cảnh sát nổ súng chỉ thiên, cũng không làm sao tái lập trật tự, tôi muốn đi lui cũng chẳng được, tôi bị người ta xô, người ta lấn, khi ra đến giữa cầu tôi muốn nhảy xuống sông bơi vào bờ cũng không làm sao leo lên lan can cầu, và tôi cứ bị xô lấn qua tới bên kia cầu, quần áo xốc xếch, giày săn-đan của tôi bị đứt quai, tôi không thấy ai bị thương tích gì nặng, sáng hôm sau báo chí đăng tin, tôi mới biết rằng có đến 17 người chết và mấy chục người bị thương phải đưa đi bệnh viện, sau nầy mỗi lần vào Sở Thú, đi ngang chiếc cầu định mệnh đó, tôi vẫn còn nhớ nỗi kinh hoàng của năm kia. Người ta đồn cầu sập, cầu gãy, thật ra không có sập hay gãy gì cả, chỉ vì cảnh xô lấn mà thôi, nguyên nhân có lẽ do bọn người xấu muốn tạo ra cảnh đó để cướp giật, họ cũng không ngờ cảnh hoảng loạn đã tạo ra đến nông nổi đó!
. . . . . . . .
trích Tản mạn về Sàigòn
tác giả: Thanh Liên
nguồn: www.ahvinhnghiem.org/saigon.html
Tàc giả Thanh Liên nghĩ là có lẽ do bọn người xấu muốn tạo ra cảnh đó để cướp giật nhưng theo ông ngoại Va tui kể lại là do ai đó la lên "cọp xổng chuồng", chắc là định giỡn chơi ai dè thiên hạ ùa nhau chạy thoát thân gây nên cảnh giẫm đạp lên nhau mà chết. Sau này vụ cầu treo Cam pu chia cũng giống như vậy. Nếu như cây cầu Sở thú sau đó bị khóa lại không cho ai qua nữa thì cây cầu treo đảo Kim Cương ngay sau đó bi đập bỏ không thương tiếc để xây thành hai cây cầu bê tông vĩnh cửu thay vào.
Ngày nay có ai đi chơi Sở thú gần chuồng dê có ba cái miếu nhỏ thì đó là miếu để kỷ niệm những người đã chết năm 1957. Còn cái cầu xưa đã bị tháo bỏ mất rồi.
Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 10-05-2013, lúc 23:09