Thursday, October 17, 2013

Suy nghĩ về KT miền Nam trước 1975 và bây giờ .

Nhân dịp nước Mỹ và thế giới tránh được một thảm họa về kinh tế .
(Bài này trích từ một bài viết trước đó , trên blog này , và sửa lại chút đỉnh) .

1/ Trước 1975 , phần đông những đại gia là do làm ăn giỏi giắn , nên tạo nhiều của cải . Vì miền Nam lúc đó đã là 'tủ bày hàng' (show-case) của chủ nghĩa tư bản hoàn chĩnh ; chứ ko phải thứ CNTB HOANG DÃ như hiện nay .
Vì sao tôi nói vậy , nhờ áp dụng tam quyền phân lập , dù chưa hoàn chỉnh  (do đang  có chiến tranh) , miền Nam đã có NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN : nghĩa là MỌI NG ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT và MỌI TRANH CHẤP ĐỀU GIẢI QUYẾT THEO PL .
VD 1 : Ba tôi có 1 căn nhà mặt tiền (ở SG) cho thuê . Người thuê thường xuyên thiếu tiền nhà và làm hư hỏng nhà . Ba tôi muốn lấy lại nhưng bà ta và gđ ko chịu đi . Ba tôi đành thuê LS  , bà ta cũng thuê LS . Do chế độ cũ , có phần nào ủng hộ (giúp đở) dân ABC (dân thuê nhà) , nên chánh án cứ thả nổi , ko quyết định . Mãi tới khi bà đi Mỹ (1992) , diện con lai , bà đưa mấy cây vàng để ba tôi viết giấy bán nhà . Có giấy này , bà mới đi được vì ko còn tranh chấp . (Ba tôi có dám thuê XHĐ hay nhờ CS trục xuất bà này ra khỏi nhà ,  như nhiều nơi ở VN áp dụng , có cả dân phòng + QĐ tham gia) .
VD 2 : Vừa rồi , ông NV Bình , thống đốc , xin miễn kiểm tra Hải quan đối với vàng nhập khẩu . Như vậy là VI HIẾN  , vì theo luật thương mại , (soạn thảo dựa trên luật MẸ là HP) , thì NHNN chỉ là một PHÁP NHÂN , phải chịu kiểm tra HQ như mọi pháp nhân KT khác . Dân VN ngoan ngoản , chứ ở nước dân chủ  , sẽ ko xãy ra việc này . Ông Bình có bằng TS về KinhTế tại LX  , chắc cũng thuộc loại Bovine Ph.D. , như TS có thực tài như Nguyễn văn Hiệu đã mĩa mai .
( Nếu muốn cho phép vàng nhập đc miễn thủ tục HQ thì Quốc hội phải họp lại để sửa đổi luật thương mại .
Thời gian qua , CP ưu đải các thành phần KT quốc doanh cũng vi phạm Luật TM , tức là vi phạm HP) .
2/ Các nước dân chủ  , gần như mọi lãnh vực kinh tế đều là tư nhân , như điện , nước , bưu điện , điện thoại , v.v... Vai trò của nhà nước là điều tiết (regulate) và theo dỏi (monitor) để ngăn ngừa vi phạm. VD : Giá xăng dầu do thị trường quyết định , nhà nước chỉ can thiệp khi có khủng hoảng năng lượng thế giới .
Vì nguyên tắc của thị trường tự do (free market)  là để thị trường tự điều chỉnh . Ví dụ : xăng hay lên giá bất thường thì dân mua xe hybrid (chạy xăng+điện) , xử dụng xe bus , nếu gần nhà thì đi xe đạp . Hiện nay , ở SJ có dịch vụ cho mướn xe đạp (do CP tổ chức) . Chỉ cần đóng 1 lệ phí nhỏ là bạn có thể dùng xe đạp , để sẳn tại nhiều trạm ; tránh lệ thuộc xăng dầu , giảm ô nhiễm môi trường ; CP  ko đánh thuế xe hybrid để khuyến khích  .
3/ Trong từ NGUY CƠ (risk) , có Cơ là cơ hội (opportunity) . Nói đơn giản , luôn luôn có giải pháp thay thế (alternative) cho mọi vấn đề .
Có thể nói , ở Mỹ , mọi thứ ĐỀU có thể thay thế , kể cả TỔNG THỐNG  . Không có ai hay cơ quan quan trọng nào đến mức KHÔNG THỂ thay thế , vì cho rằng làm như vậy là MẤT ỔN ĐỊNH (như các quan CS thường biện luận) .
Vừa rồi , gần như các cơ quan liên bang cũa Mỹ đóng cửa ; TT bó tay vì việc này đúng PL , do QH muốn như vậy để làm áp lực . QH do dân bầu , nhưng theo HP , lại mạnh hơn TT trong một số  trường hợp.
Những ng làm trong cơ quan LB , nghỉ 16 ngày ko lương (furlough) hay những ai cần các dịch vụ của LB , chỉ biết kêu trời vì mọi việc đều đúng PL .
(còn tiếp) .
Ngày 17 Oct 13 .
Sai lầm chết người hay kinh nghiệm nhớ đời ! (tiếp theo) 

Sau khi gđ ở lại thì tài sản mất hết và các bạn cũa ba tôi cũng 'the same' :
1/ Một ông , có building , hình như là 8 hay 10 tầng ở đường Hai bà trưng SG  , bề ngang = 4 - 5 căn nhà , hình như là building Phước Lộc Thọ . Bà vợ và gđ thì được  'cấp'  1 phòng ở lầu 8 ; thời đó , thang máy đâu còn chạy . (Ông chồng thì 'nhập kho' vì tội tư sản mại bản) .
Vì mất của , bà đã nhảy lầu tự tử ; vì tôn trọng người đã chết , tôi ko nêu tên .
2/ Một nhà thầu khác , rất thân với ba tôi , có 1 KS 10 tầng ở Vũng tàu : nhà hàng ở tầng 1 , vũ trường ở tầng 2 ; tám từng còn lại là phòng ngũ . Mổi phòng đều có điện thoại , máy lạnh , tũ lạnh , TV .  Có thể đây là ks mới và lớn nhất VT thời đó .
Sau 75 , họ vẫn để ổng làm gđ , nhưng đưa người vào điều hành . Rồi một hôm , họ  bố ráp và 'phát hiện' chất nổ trong một phòng . Thế là ông bị nhốt mấy tháng chung với đĩ điếm , trộm cắp ; ra tù thì ks đã đổi chũ . Buồn quá , ông vượt biên và sống ở CND .
3/ Trước 1975 , phần đông những đại gia là do làm ăn giỏi giắn , nên tạo nhiều của cải . Vì miền Nam lúc đó đã là 'tủ bày hàng' (show-case) cũa chủ nghĩa tư bản hoàn chĩnh ; chứ ko phải thứ CNTB HOANG DÃ như hiện nay .

Người đẹp Sài gòn , năm 1970, hình trên và dưới .

Vì sao tôi nói vậy , do áp dụng tam quyền phân lập , nên dù đang có chiến tranh miền Nam đã có NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN . Nghĩa là MỌI NG ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬTMỌI TRANH CHẤP ĐỀU GIẢI QUYẾT THEO PL .
VD 1 : Ba tôi có 1 căn nhà mặt tiền cho thuê . Người thuê thường xuyên thiếu tiền nhà và làm hư hỏng nhà rất nhiều . Ba tui muốn lấy lại nhưng bà ta và các con ko chịu đi . Ba tôi thuê LS thưa , bà ta cũng thuê LS . Do chế độ cũ , có phần nào ủng hộ dân ABC (dân thuê nhà) , nên chánh án cứ thả nổi . Kéo dài tới sau 75 : mải tới khi bà đi Mỹ , diện con lai , bà  đưa mấy cây vàng để ba tôi viết giấy bán nhà . Có giấy này , bà mới đi Mỹ được vì ko còn tranh chấp .
VD 2 : Vừa rồi , ông NV Bình , thống đốc , xin miễn kiểm tra HQ đối với vàng nhập khẩu . Như vậy là PHẠM PHÁP và VI HIẾN  , vì NHNN chĩ là một pháp nhân , phải chịu kiểm tra HQ như mọi pháp nhân KT khác . Dân VN ngoan ngoãn , chứ ở nước khác , thì ông Bình sẽ bị 'ném đá' tưng bừng và mất chức . Ông có bằng TS về KT tại TX  , chắc cũng thuộc loại Bovine Ph.D. , như TS có thực học như Nguyễn văn Hiệu đã mĩa mai .
4/ Ngày xưa , muốn vay tiền :
a/phải có thế chấp .
 b/ hay có người đứng ra bảo lảnh , người này phải có tài sản tương đương với tiền vay hay lớn hơn . Nếu ng vay ko trả thì họ sẽ nắm đầu ng bão lãnh .
Đây là luật về NH áp dụng từ nhiều trăm năm nay . Tình hình KT-TC cũa VN rối ben , vô phương cứu chữa vì ko áp dụng nguyên tắc đơn giản này . Ở Mỹ , có câu nói , lúc trời nắng thì NH cho bạn mượn dù , lúc trời mưa thì họ thu lại !

Bảng hiệu quảng cáo cũa NH Chase Manhattan tại VN .
Nghành NH VN thời đấy hoạt động hiệu quả và được tin cậy : vì các giao dịch có giá trị đều qua NH và dân buôn bán làm ăn đều GD qua NH . Mua nhà cữa , xe cộ đều trả = chi phiếu . Tới năm 1975 , tuy đã 28 tuổi mà tui chưa biết một lượng vàng là gì ! Mãi tới khi ra tù năm 81 mới biết .
Tóm lại chĩ có mua bán lặt vặt mới xài cash , còn mua bán nhà cữa , xe cộ , v.v... đều dùng check . Hệ thống NH có khắp mọi nơi , dù có chiến tranh . Cần tiền thì ký check ra bank rút tiền . Theo một số thống kê , lượng tiền lưu thông (circule) qua NH ở VN thời đó ko thua bất cứ nước nào . (Ví dụ đơn giản :  bạn ký một check trị giá 200.000 đồng trả cho ông A . Ông A , dùng cái check trả cho ông B ; ông B lại chuyễn cái check qua ông C ; cứ thế mà cái check lưu thông ; vì check lúc đó ghi giao tiền cho người giử check (au porteur) chứ không ghi trả cho ai ) . Nói như vậy , bạn mới thấy sự gian dối trong NH không nhiều như bây giờ vì người cầm check ko cần phải có tên trên check như hiện nay ; đang áp dụng tại Mỹ . Trong những ngày cuối cùng , ba tôi còn vơ vét tiền mặt trong nhà để gửi NH vì an toàn hơn ở nhà . Tóm lại , dân làm ăn rất tin tưởng NH .

Tiền này phát hành vào đầu năm 1975 .
Bây giờ , bao nhiêu tiền rút hết mua vàng . Tiền có lưu thông liên tục thì kinh tế mới tốt , tiền ko lưu thông thì giống như nước ao tù .
ĐÒNG TIỀN KHÔNG DI CHUYỄN THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG CŨA NÓ , THÌ COI NHƯ NÓ CŨNG Ở TÙ NHƯ NGƯỜI . Theo Wiki , ngày từ thời Cổ La Mã , người ta đã lập ngân hàng vì nó là nơi mọi giao dịch phải đi qua . Khi dân dùng vàng để mua bán trao đổi , ta trở lại thời kỳ HÀNG ĐỔI HÀNG như đã xãy ra cã ngàn năm nay !
CẢNH SÁT ĐƯỜNG PHỐ CỦA NHẬT : BẠN BIẾT GÌ VỀ ? 
Nguồn : TIME Aug 1 , 1983 , số đặc biệt về Nhật .  
Trông người lại nghĩ đến ta !
Con khỉ Mimi của tôi đâu rồi ? “ một bà lão quấn mình trong cái áo kimono màu hồng rực rỡ kêu rít lên . “Ai đó đã đánh cắp cái ví tôi , và tôi không thể mua vé xe lửa về nhà , “ một thiếu niên gầy và cao lêu nghêu (lanky) than thỡ . “ Chồng tôi lại say rượu và đánh tôi  “ một người đàn bà kêu thét qua điện thoại . “ Tasukete ! (cứu tôi!) Hayaku ! (nhanh lên !) “
Đối với 2 cảnh sát đang trực  tại trạm cảnh sát Ochanomizu ngay trung tâm Tokyo , những lời kêu cứu/khiếu nại  như vậy là điễn hình . Trong vòng 15 phút , họ đã dỗ dành bà cụ mất của  với lời hứa sẽ đi tìm con thú cưng cũa cụ (con vật đã được tìm thấy) , đã cho cậu thiếu niên không xu dính túi mượn 650 yen ($2.23) từ một quỹ khẩn cấp đặc biệt để nhận lại từ cậu này một  giấy "Tôi có nợ"/IOU (4/5 những tiền vay này được trả lại) và đã gọi xe tuần của CS để can thiệp vụ gây gổ cũa vợ chồng này . Trung sĩ Shigeo Takahashi , với nụ cười đầy thỏa mản nói : “ bạn hảy đứng trong trạm 15 phút thôi , và bạn có thể làm một cuộc khảo sát về cuộc sống một cách sâu rộng nếu bạn muốn . “
Thật vậy , trạm cảnh sát mini , hoặc KOBAN , là một yếu tố cấu thành đời sống người Nhật . Nó có nguồn gốc từ mạng lưới những bansho (trạm kiểm soát) lập bởi các võ sĩ đạo (samurai) có nhiệm vụ bảo vệ dân chúng ở các thời đại phong kiến . Ngày nay , khắp nước Nhật , có 15.600 trạm cảnh sát như vậy (đó là những phòng rất nhỏ chĩ có một buồng được dựng tại các góc đường) , mỗi trạm phục vụ chừng 10.000 cư dân . Chĩ riêng Tokyo đã có 1.244 trạm và họ xem đó là điều tối cần cho an sinh công cộng và được điều hành bởi 15.000 cảnh sát , chiếm 1/3 lực lượng CS của thành phố này . Ngoài nhiệm vụ truyền thống như đi tuần trong khu phố và trấn áp (apprehend) tội phạm , cảnh sát còn chỉ đường , tìm kiếm của cải/đồ đạc bị thất lạc , điều khiển lưu thông , cung cấp sự giúp đở (summon aid) cho người say rượu , giải quyết xung đột gia đình và đều đặn thăm viếng nhửng người gìa sống một mình . Ông Teiji Soeno , một trong những người điều hành hệ thống này tại Tokyo , nói : “Cảnh sát phải là một thành viên của cộng đồng , và TP sẽ không an toàn nếu không làm được điều này . “
Sự thành công của hệ thống các trạm cảnh sát mini này được phản ảnh trong thống kê đáng kinh ngạc (startle) về con số phạm pháp rất thấp tại Nhật . Vào năm 1980 có 1,4 vụ giết người mỗi 100.000 dân , so với 10,2 mỗi 100.000 tại Mỹ . Con số trộm cắp là 1.9 mỗi 100.000 người , so với 234.5 tại Mỹ . Những tội ác nghiêm trọng các loại thực tế rất hiếm . Một lý do khác : luật lệ gắt gao về kiểm soát súng , chĩ cho phép người dân mua súng đi săn mà thôi . Quá ấn tượng  với thành công này của Nhật , Singapore đã thành lập các trạm CS , và TP San Francisco đang nghiên cứu tính khả thi để áp dụng hệ thống này . Ông Soeno nghĩ rằng đó là một thành tựu mà nước Mỹ nên bắt chước . Quan điểm cũa ông : “ Nếu nước tôi là một trong những nước an toàn nhứt trên thế giới, thì trạm cảnh sát mini là một trong những lý do cốt lỏi . “ ./.
 (Dịch từ tuần báo TIME số đặc biệt về nước Nhật , ngày 1.8.1983) .
Xin xem các trạm này ở :
http://inventorspot.com/articles/top_ten_strange_unusual_japanese_6732
http://mp3.zing.vn/album/Co-Hang-Nuoc-Thu-Hien/ZWZAIF96.html