Monday, October 28, 2013

NHÌN LẠI CUỘC TRIỆT THOÁI CAO NGUYÊN NĂM 1975 QUA LĂNG KÍNH CỦA LÝ THUYẾT SỐ

Trong cái họa có che dấu cái phúc (lời cổ nhân) .

       A / Theo khoa Lý Thuyết Số (Numerology) , một nhánh của tử vi Tây phương – chuyên nghiên cứu về các số và ảnh hưởng của chúng đối với con người và sự kiện – thì mỗi chữ (letter) trong alphabet đều có một trị số tương ứng , ví dụ như a = 1 , b = 2 , c = 3 , v.v... ( xin xem bản trị số ở phần G của bài viết này ) . Từ yếu tố này , qua một vài phép tính cộng , ta có thể tính được tên họ của chúng ta bằng bao nhiêu . Con số cuối cùng này sẽ tác động lên số mạng của chúng ta .

       B / Chúng ta đều biết tên của nhửng nhân vật đã dự cuộc họp tối mật ngày 14 tháng 3 năm 1975 tại Cam Ranh – đã đưa đến một quyết định gây choáng váng cho toàn dân toàn quân VNCH , là bỏ cả vùng cao nguyên Trung phần rộng lớn , đưa các đơn vị chủ lực quân còn lại của quân đoàn 2 rút lui về vùng duyên hải (tỉnh Phú Yên) theo liên tỉnh lộ (LTL) 7 , một con đường hư hỏng nặng và đã lâu không xử dụng ; để sau đó tái trang bị , bổ sung quân số, và tái chiếm Ban Mê Thuột ! Các vị này cho rằng việc triệt thoái sẽ thành công nhờ yếu tố bất ngờ vì nghĩ rằng quân Cộng sản Bắc Việt chỉ tập trung quân để ngăn cản mọi di chuyển trên quốc lộ 21 (Nha Trang đi Ban Mê Thuột) và quốc lộ 19 (Qui Nhơn đi Pleiku) .  
     Nhưng làm sao giử được yếu tố bất ngờ khi một cuộc lui binh mà lại có sự tham dự của khoảng 180 ngàn dân thường . Chỉ vài ba ngày sau cuộc triệt thoái bắt đầu thì quân CSBV đã kéo đại pháo 130 ly tới quận lỵ Thuần Mẩn (ở phía đông bắc của Ban Mê Thuột) và từ đây pháo xối xả và chính xác vào đoàn quân xa và dân xa đang triệt thoái trên LTL 7 nhất là vào thị trấn Cheo Reo (tỉnh lỵ của tỉnh Phú Bổn ) .( Quyển Where The Domino Fell thì cho biết “đại pháo của quân CS đã cắt đoàn người và xe di tản thành nhiều khúc . . .và hơn 100 ngàn dân và 15 ngàn quân đã chết trong cuộc rút lui này “ . Các nhà báo đã gọi liên tỉnh lộ 7 là con đường của máu và nước mắt vì trong suốt cuộc chiến VN chưa bao giờ có một cuộc lui binh mà tổn thất về quân và dân lại khủng khiếp như vậy . )
     Như ta đã biết , cuộc triệt thoái này đã mở đầu cho sự sụp đổ dây chuyền – giống như các con cờ domino – của các tỉnh và thành phố còn lại của miền Nam Việt nam . Nay dựa vào cách tính toán của Lý Thuyết Số, tôi xin phân tích tên họ của những nhân vật đã quyết định cuộc lui binh đầy bi thảm này .
    
    B1/ Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu :
                                             N G U Y E  N     V A N       T  H  I E U
Thay các chữ bằng số :        5  3  6  1  5  5      6  1  5        4  5  1 5  6
Cộng các số này lại :                     25                 12                   21
Biến các số này (25 , 12 và 21)
thành hàng đơn vị bằng cách
rút gọn :                                       2 + 5             1 + 2               2 + 1
                                                        7                   3                     3
Nên nhớ : ko thể rút gọn 11 và 22 . 
Cộng lần chót :                   7 + 3 + 3 = 13 = 1+3 = 4 .

    B2 / Thủ tướng Trần Thiện Khiêm :
                                                T R A N     T H I E N      K H I E M
Thay các chữ bằng số :           4  2  1  5     4  5 1 5  5      2  5  1 5  4
Cộng các số này lại :                    12               20                   17
Biến chúng thành hàng đơn vị :    3                 2                      8
Cộng lần chót : 3 + 2 + 8 = 13 = 1+3 = 4 .
B3 / Đại tướng Cao văn Viên : (xin lược bỏ vì ko quan trọng) .
B4 / Trung tướng Đặng văn Quang : (xin lược bỏ vì ko quan trọng) :
B5 / Thiếu tướng Phạm văn Phú :
                                                      P H A M      V A N      P H U
Thay các chữ bằng số :                 8  5  1  4       6  1  5      8  5  6
Cộng các số :                                      18              12            19
Biến các số thành hàng đơn vị :           9                3              1
Cộng lần chót : 9 + 3 + 1 = 13 = 1 + 3 = 4 .

     C1 / Ta thấy các tướng Thiệu , Khiêm và Phú đều có tên họ cộng lại bằng 13 . Bà Linda Goodman , chiêm tinh gia nỗi tiếng người Mỹ trong quyển Linda Goodman's Sun Signs đã giải thích : “ Số 13 không xấu như nhiều người nghĩ . Người xưa nói ai biết xử dụng số này sẽ có được quyền lực và sự phục tùng từ kẻ khác . Số 13 liên quan đến quyền lực và nếu điều này được dùng vào mục đích vị kỷ thì sẽ mang sự hủy diệt cho chính nó “ . (Trang 251-252 của sách đã dẫn) . Các nhân vật mang số 13 trên đây đều có nhiều quyền lực nhưng vì chỉ biết lo cho mình nên cuối cùng họ đã hủy diệt cả sự nghiệp và cả đất nước mà họ đã từng sống chết bảo vệ . Trừ tướng Phú đã tự sát , hai vị còn lại đã phải sống lưu vong ở nước ngoài – với thân bại , danh liệt , cô đơn , tủi nhục – trong những năm tháng cuối đời .

     C2 / Cũng theo bà Goodman , thì “ hình ảnh tượng trưng cho số 13 là bộ xương , là thần chết , tay cầm lưởi hái , đang tàn sát biết bao con người còn rất trẻ , đang chen lấn dẩm đạp lên nhau , tìm cách thoát thân trên một cánh đồng cỏ mới mọc . “ Một cảnh tượng gần như tương tự một cách kỳ lạ đã xảy ra tại tỉnh lỵ Cheo Reo , nơi mà dân thường và các đơn vị Thiết giáp , Pháo Binh , v.v... của VNCH đã dồn cụt trên một diện tích nhỏ hẹp và đã bị tàn sát trong tức tưởi bởi nhửng trận mưa pháo chính xác và kinh hồn của bộ đội CSBV . Một bà vợ lính Biệt động quân sau khi tới Tuy hòa nghỉ dưỡng một tuần đã đi ngược đường lên tỉnh lộ 7 để tìm chồng con bị thất lạc . Chị cho biết “. . . ngổn ngang bao nhiêu xe cộ bị đốt cháy , những bộ xương người còn vương vải đó đây , bao nhiêu nấm mộ lấp vội bên đường . Cả một vùng xông mùi tử khí . Chiếc khăn bịt miệng tẩm ướt dầu Nhị Thiên Đường đã giúp tôi và cậu em vượt qua chặng đường gần 100 cây số . . . “ . (Xin đọc Rừng Khóc Giửa Mùa Xuân của Phạm Tín An Ninh) .

     C3 / Bà Goodman lại nói  “ số này cũng cảnh báo về chuyện không ai ngờ được lại sẽ xảy ra “ .
Nào ai học được chữ ngờ vì miền Nam Việt Nam đã sụp đổ quá nhanh , với hàng trăm ngàn người vào tù , các đợt cải tạo tư sản , đổi tiền , v.v... ; hàng triệu người phải bỏ nước ra đi mà gần nửa triệu đã chết , mất tích vì hải tặc , vì bộ đội biên phòng , hoặc vùi xác trong biển sâu v.v... Một số lớn phụ nữ còn bị hảm hiếp , làm nô lệ tình dục , v.v...

     C4 /  Bà còn nói thêm “ Số 13 củng là số của đổi đời (upheaval) , để cho người ta có thể làm được điều hoàn toàn mới – mà trước đó không ai làm được . Số này dính liền với thiên tài – củng như với các nhà thám hiểm – là số phá vỡ những gì có tính chính thống và là những khám phá trên mọi lãnh vực “ .
     Sau biến cố bi thảm 30 tháng 4 , người Việt đã có mặt hầu như khắp thế giới mà phần lớn là các nước phương Tây , giàu có . Đa số đã có cuộc sống ổn định , sung túc thậm chí có người thành triệu triệu phú . Những người đến Mỷ , nếu trên 20 tuổi thì thi vào đại học cộng đồng , hoặc vừa đi làm vừa đi học nghành nghề thích hợp , để mong tiến xa hơn nửa vì nhà nước sẵn sàng giúp đở tài chánh người muốn đi học dù cho họ ở tuổi 70 hay cao hơn . Còn trẻ em thì được chăm sóc y tế toàn diện đến ít nhứt là 18 tuổi và được hấp thụ một nền giáo dục – tiên tiến , phóng khoáng , kích thích tính sáng tạo và tự lập nơi các em mà lại hoàn toàn miễn phí . Đây là những điều mà ở VN ngày nay , đất nước của câu nói “vì lợi ích trăm năm ta trồng người “ có nằm mơ củng không thấy . Thật tội nghiệp cho đa số trẻ em VN .
     Tỉ lệ người VN có trình độ đại học cũng tương đối khá cao nếu so với một số cộng đồng đã có mặt ở Mỷ trước chúng ta . Có lẽ một phần do truyền thống hiếu học . Một số đã giủ chức vụ chóp bu trong các nghành nghề kỹ thuật cao hay chỉ dành cho phái nam như nữ kỹ sư Dương Nguyệt Ánh , người phụ trách việc chế bom áp nhiệt dùng phá hang động ở A Phú Hãn . Hay một phụ nữ Việt là phi công chiến đấu trong Thủy quân Lục chiến Mỹ , v.v... (Trong cuộc chiến VN , tuy là rất khốc liệt nhưng phụ nữ dù có vào quân đội , cũng chỉ phục vụ ở hậu cứ  hay các thành phố để làm công tác không chiến đấu như y tá , cán sự xã hội , v.v..  Tôi chưa thấy ai làm tài xế  lái quân xa , huống hồ lái máy bay chiến đấu  . . . ) .Tóm lại nhân tài VN ở hải ngoại đã nở rộ như hoa mai mùa xuân , đây là niềm an ủi cho người đã phải đau khổ rời bỏ quê hương , và cũng là niềm hảnh diện cho họ ; đúng như lời người xưa “ trong cái họa có che dấu cái phúc “ .
      Trước 1975 ở miền Nam Việt Nam , ngoài một số ít được học bổng do quá xuất sắc , thành phần còn lại chỉ có thể du học với điều kiện học giỏi , hợp lệ tình trạng quân dịch và tự túc mọi chi phí ăn ở trường lớp . Cũng có một số rất là ít được du học vì là con của các ông lớn . (Bản thân người viết bài này , gia đình rất giàu nhưng do học dở nên không thể du học ; mãi đến năm 47 tuổi mới được sang Mỹ vì đả có tốt nghiệp đại học trong 6 năm về môn “lao động cải tạo” ở VN ! ) .

       D / Tôi xin nói về ý nghĩa của số 22 đối với VN .Cũng xin nói thêm là trong cuộc chiến trước 1975 , nhân dân và chính quyền miền Nam được xem là một thực thể chính trị (political entity) của những người quốc gia . Ta thử cộng lại : năm 1975 sẽ là 1 + 9 + 7 + 5 = 22 . Theo bà Goodman thì “ số 22 được tượng trưng bởi hình ảnh một Người Tốt (Good Man) bị mờ mắt vì sự ngu dốt (folly) của những kẻ khác . . . Trên hình vẽ cho thấy người này có vẻ không phòng thủ gì trước một con cọp dữ đang bắt đầu tấn công hắn . Số này cũng cảnh báo về ảo tưởng và lừa dối . Nó cho thấy một người tốt (hoặc thực thể) đang sống trong hạnh phúc và thỏa mản , và tin tưởng không có vấn đề gì xảy ra , nhưng thực tế thì không phải vậy . Nó cho thấy một người đang nằm mơ , chỉ thức dậy khi nguy hiểm bao quanh hắn , nhưng lúc đó thì quá muộn . Nó cảnh báo về những sai lầm trong phán đoán , khi đặt lòng tin vào nhửng kẻ không đáng tin cậy . . . “ .
    Nếu 22 là ngày sanh , người này nên cẩn thận và luôn cảnh giác/canh chừng  ( caution and watchfulness )  trong những vấn đề về nghề nghiệp và cá nhân . Điều bắt buộc (karmic obligation) đối với người này phải tỉnh táo hơn  , phải kềm chế (curb) sự lười biếng về tâm linh  , và phát triển hơn sự năng nổ về tâm linh – để thực hiện khả năng riêng (của mình) nhằm thay đổi sự việc , cũng như để ngăn ngừa sự thất bại bắng cách quyết tâm đạt được sự thành công ( by simply ordaining success ) . Khi trách nhiệm cá nhân này được nhìn nhận , thực hành và cuối cùng  được  nắm vửng , người mang số 22 sẽ làm chủ mọi sự kiện , không còn bị mờ mắt bởi sự ngu dốt của kẻ khác , và sẽ thấy ý tưởng và niềm mơ ước của mình được thực hiện . Bất cứ ai sanh ngày 22 cần phải đọc đoạn nói về số 4 và 8 , bắt đầu ở trang 269 “ .
(Dịch từ trang 258-259 của sách đã dẫn) .
Xin quý bạn hảy thay thế các từ một người tốt , người này hay thực thể bằng từ miền Nam Việt Nam thì quý bạn sẻ thấy sự chính xác một cách lạ thường của những gì đã xảy ra vào năm định mệnh 1975 ở miền Nam Việt Nam .

      E / Không ai biết chính xác khoa tử vi này có từ lúc nào nhưng mọi người đều công nhận ông tổ của nó là Pythagore , nhà toán học cổ Hy Lạp (569-475 trước công nguyên) . Các bạn đã thấy sự ứng hợp một cách lạ thường giủa những giải thích từ xa xưa về ý nghĩa của số 13 và 22 và những gì đã xảy ra cho đất nước và dân tộc thân yêu của chúng ta trong và sau năm 1975 .

     F / Trị số của các chữ :
a = 1 , b = 2 , c = 3 , d = 4 , e = 5 , f = 8 , g = 3 , h = 5 , I = 1 , j = 1 , k = 2 , l = 3 , m = 4 , n = 5 , o = 7 , p = 8 , q = 1 , r = 2 , s = 3 , t = 4 , u = 6 , v = 6 , w = 6 , x = 5 , y = 1 và z = 7 .

     G / Tôi viết bài này không nhằm chỉ trích năm nhân vật đã có quyết định dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam vì tôi rất thích câu châm ngôn “ chúng ta không thể quên , nhưng chúng ta có thể tha thứ ' (we can't forget , but we can forgive) và xin nhớ rằng sự sụp đổ này không chỉ đem đến tai họa mà thôi . (Xin xem lại phần C 4 ) . Tôi chỉ muốn cùng các bạn xem lại một giai đoạn đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam qua lăng kính kỳ diệu của khoa tử vi Lý Thuyết Số . Xin chào quí bạn ./.

Chuyện ko thể xãy ra ở một NNPQ hay Sự biến mất ‘khó hiểu’ của thẩm mỹ viện Linh Nhung
Ngoài vụ tai tiếng ở thẩm mỹ viện Cát Tường, tại Thẩm mỹ viện Linh Nhung (số 255 phố Xã Đàn, P.Nam Đồng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội) xảy ra vụ SỐC PHẢN VỆ (ANAPHYLATIC SHOCK)  làm bệnh nhân tử vong khi thực hiện dịch vụ xóa sẹo.
Theo diễn biến câu chuyện, khoảng 11 giờ ngày 4.1, anh Trần Tuấn Anh (37 tuổi, ở Q.Kiến An, TP.Hải Phòng) có đưa chị gái mình là Trần Thị Thu Hương (42 tuổi, mang quốc tịch Hồng Kông) tới Thẩm mỹ viện Linh Nhung để xóa sẹo.
Đến 17 giờ cùng ngày, chị Hương được thử phản ứng của thuốc gây tê để bắt đầu xóa sẹo. Tuy nhiên, chị có những triệu chứng sốc phản vệ. Nhân viên của thẩm mỹ viện cùng người nhà đã đưa chị Hương vào BV Bạch Mai cấp cứu. Đến rạng sáng 5.1, chị Hương tử vong.
Công an quận Đống Đa đã khởi tố vụ án và bị can. Đến nay, không có bất cứ một thông tin ‘hậu tố tụng’ nào liên quan đến bác sỹ và ekip làm chết người tại đây.
http://trandaiquang.net/su-bien-mat-kho-hieu-cua-tham-my-vien-linh-nhung.html
NHẬN XÉT :
1/ Có thể GĐ cũa nạn nhân BẢI NẠI sau khi nhận tiền bồi thường . Do vậy CA đã ko tiến hành thủ tục tố tụng .
Tuy nhiên , về LP là sai : dù có bồi thường BẠC TỈ HAY NHIỀU HƠN  , tay BS này vẫn phải ra trước tòa để đối diện  với hình phạt (dù là vô ý giết nguời) .
CA cũng sai luôn .
Bên Mỹ , bất cứ vụ án lớn nhỏ , trong vòng chưa tới 1 tuần , nhiều khi chĩ 2-3 NGÀY là nghi phạm phải được CS giải ra tòa để đối diện với LP . Anh ta có luật sư bảo vệ , CQ thì có công tố viên .
VÌ Ở MỸ , MỌI VIỆC ĐỀU PHẢI ĐƯỢC GIẢI QUYẾT THEO LUẬT .
Chứ ko để chìm xuồng như vụ này .

THƯ NGỎ CŨA CỘNG ĐỒNG NHỮNG NGƯỜI YÊU TỰ DO DÂN CHŨ KIỂU VIỆT NAM .

Hởi những bạn đang sống ở các nước tư bản 'dảy chết' cứ nghĩ rằng VN thiếu tự do dân chũ , xin hảy lắng nghe :

Ở Việt nam chúng tôi , người dân và quan chức to nhỏ được QUYỀN làm bất cứ cái gì mình thích , kể cã VI PHẠM PHÁP LUẬT (hối lộ , nhận hối lộ , mua bằng giả , chạy chức , chạy án , mở TMV mà ko cần xin phép , . . . kể ra ba ngày không hết) miễn là thõa mãn các điều kiện , rất dể thực hiện , sau đây :
1/Việc làm hay dịch vụ đó không nhằm mục đích như CHỈ TRÍCH , LÊN ÁN hay LẬT ĐỔ chế độ ; hay cổ vỏ cho TỰ DO , DÂN CHŨ , TAM QUYỀN PHÂN LẬP , hay NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN kiểu Tây phương . Đây là điều cấm kỵ với chế độ hiện nay , do vậy nếu không thỏa mản điều kiện này , 2 điều kiện còn lại sẽ không còn giá trị .
2/ Đã chung chi đầy đủ cho CA và chính quyền địa phương , hay đã chung chi đầy đủ cho CẤP TRÊN (cấp chủ quản) .
3/ Sẳn sàng chung chi mạnh tay cho Tòa án nếu việc làm hay dịch vụ này bị đổ bể (dự phòng thôi , chứ dollar - đã chung chi - đâu phải là dollar giả) .
Nếu thỏa mản ba ĐIỀU KIỆN này thì bạn không có gì để lo lắng với việc làm hay dịch vụ này cũa mình , vì bạn đã được BẢO KÊ từ A tới Z . Ví dụ : một hội viên cũa chúng tôi đã lập một hệ thống nhà hàng có vũ sexy 100/100 và nhiều màn 'độc đáo' , còn hơn cã Pattaya cũa Thái , hoạt động từ nhiều năm tại Q. BÌNH THẠNH , TP. Hồ Chí Minh mà vẫn 'bình an vô sự' dù đã bị một tờ báo nêu tên và địa chỉ .  Đây là một nghề 'NHẤT BẢN VẠN LỢI' , không phải đầu tư nhiều mà thu lợi rất nhanh vì dựa vào 'vốn tự có' cũa một số thành viên nữ cũa nhà hàng .
Lá thư này được viết bởi Ban Lãnh đạo Cộng đồng (với trên VÀI TRIỆU thành viên lúc thành lập , và ngày càng có nhiều người gia nhập) có tên 'Cộng đồng những Người Yêu thích Tự do Dân chũ kiểu Việt Nam' , (Community of Vietnamese-Style Democracy and Freedom Lovers) nhằm trả lời những bức xúc hay 'ném đá' từ một số người trong/ngoài nước sau vụ 'dân chúng chen lấn ăn sushi miễn phí' .
Nếu bạn đang ở nước ngoài , mà muốn tìm hiểu thêm hay muốn gia nhập , xin vào :
http://www.communityofvietnamese-styleofdemocracyandfreedomlovers.com .
Xin nhớ gỏ 'freedom' chứ không là 'condom' vì nó sẽ đưa bạn sang một website khác .
Nếu bạn ko truy cập được , có lẽ do người nhận tiền (để mua domain này) đã dùng tiền đó 'tham quan' dài ngày nhà hàng kể trên . Trể lắm là 1/2 tháng , website này hoạt động .
Nếu có rảnh , bạn chịu khó đến các TĐS hay TLS nơi quốc gia bạn cư ngụ để lấy mẫu đơn . Nếu có 1 hay 2 nhân viên cau có hay hách dịch khi tiếp xúc với bạn , xin thứ lỗi vì quán tính XIN CHO ở Việt nam cũa nhân viên từ VN mới qua . Với thời gian sống ở các nước dân chũ , những tánh xấu này sẽ được khắc phục .
Cuối thơ , Cộng Đồng Những Người Yêu Tự Do Dân chũ Kiểu Việt Nam đang hân hoan trông chờ các bạn gia nhập . Trân trọng cám ơn ,
Hà nội  (河内)ngày 28.10.2013 .
T.M. Đồng chí  阮 吨 敢 Chủ tịch kiêm Sáng lập viên
Tổng thư ký

(đã ký)

Đồng chí  阮 成 子 (Bovine Ph.D. tại Liên Xô) .
Xin thứ lỗi : chưa có con dấu vì đang thương lượng về giá cã cũa con dấu với cơ quan chủ quản . Người nhà với nhau cã nhưng do văn hóa RỪNG NÀO CỌP NẤY , nên chúng tôi rất thông cảm việc này .








Bé Nguyễn Bình: “Thần đồng là thằng đần”

(Xã hội) - Báo chí và giới phê bình gọi tác giả 10 tuổi của “Cuộc chiến hành tinh Phantom” bằng hai tiếng “thần đồng”, ngay sau khi cuốn sách ra mắt tháng 11/2011.
Thật sự thì cậu bé Nguyễn Bình đã nghĩ gì về danh xưng ấy?… Vẫn là cái nhìn thế giới bằng con mắt tuổi thơ trong trẻo và ngây thơ, nhưng cuộc trò chuyện với Nguyễn Bình thật thú vị và cho người lớn nhiều suy ngẫm.
Phóng viên (PV): Em vừa viết cuốn truyện “Cuộc chiến hành tinh Phantom”, em có thấy cuộc sống của mình thay đổi?
Nguyễn Bình: Em không có bất cứ sự thay đổi nào. Chính xác thì là chưa thấy.
PV: Em đọc sách từ năm bao nhiêu tuổi?
Nguyễn Bình: Từ năm ba – bốn tuổi.
PV: Những cuốn sách thu hút em nhất ở điều gì?
Nguyễn Bình: Nó có rất nhiều kiến thức về thế giới, về các nền văn minh.
Nguyễn Bình tinh nghịch trong ngày ra mắt sách ở TP HCM. Bên cạnh là bố, nhà phê bình Nguyễn Hòa.
Nguyễn Bình tinh nghịch trong ngày ra mắt sách ở TP HCM. Bên cạnh là bố, nhà phê bình Nguyễn Hòa.
PV: Trẻ con thường thích trò chơi, phim hoạt hình, truyện tranh, thích đi đến những khu vui chơi giải trí.
Nhưng bố em kể rằng khi em được bố đưa vào TP.HCM trong đợt ra mắt cuốn sách, em không xin đến Đầm Sen, đến vườn bách thú, mà lại  xin bố đưa những địa danh văn hóa, địa danh lịch sử để tìm hiểu. Sở thích của em có vẻ hoàn toàn khác những đứa trẻ bình thường.
Đã bao giờ em thích những gì mà trẻ con bình thường thích chưa? Ví dụ như phim hoạt hình chẳng hạn?
Nguyễn Bình: Phim hoạt hình thì em thích nhất phim hoạt hình của Mỹ, sau đó đến hoạt hình của Anh và Pháp. Chỉ 3 nước đó thôi. Truyện tranh thì em chỉ đọc duy nhất Doremon, còn những chuyện khác em ko thích. Em không thích những mô típ  lặp lại quá nhiều trong truyện tranh bây giờ.
PV: Thế Doremon có gì thu hút em?
Nguyễn Bình: Bởi vì nó cho em nhiều những kiến thức: thế giới tương lai trong trí tưởng tượng của tác giả. Doremon giúp em hình dung ra cả đất nước và cuộc sống của người Nhật.
PV: Ông tác giả của cuốn truyện tranh nổi tiếng Doremon tưởng tượng ra nước Nhật trong tương lai là một nước Nhật thế này thế kia… Có bao giờ em tưởng tượng ra Việt Nam mình trong tương lai sẽ thế nào không?
Nguyễn Bình: Em nghĩ việc dự đoán tương lai là của các nhà tiên tri. Không phải của em. Em cũng thấy thật  khó tưởng tượng được tương lai VN sẽ thế nào. Vì tính đến hiện tại, em không thấy cái gì mới cả.
PV: Em bắt đầu tưởng tượng ra câu chuyện “Cuộc chiến hành tinh Phantom” đó như thế nào?
Nguyễn Bình: Em bắt đầu tưởng tượng ra câu chuyện đó từ năm 2010.
PV: Ý tưởng của câu chuyện đó bắt đầu từ đâu?
Nguyễn Bình: Em cũng không rõ nữa. Tự nhiên có một ngày nó xuất hiện trong đầu em thôi. Thế là em bắt đầu cần một cuốn sổ để ghi chép những ý tưởng đó. Sau đó em bắt đầu nghĩ đến việc viết một cuốn sách từ những ghi chép của mình.
PV: Để phục vụ cho cuốn sách đó, em bắt đầu ghi chép những cái gì và tìm kiếm thêm những thông tin gì? Chị hỏi thế bởi chị đọc cuốn sách đó và thấy từng chi tiết trong cuốn sách đó có rất nhiều thông tin?
Nguyễn Bình: Em tìm tất cả những gì em nghĩ ra. Thật may là Internet có hết.
PV: Một nhà thơ, một nhà văn coi mỗi bài thơ, mỗi truyện ngắn với họ như một đứa con tinh thần.  Còn em, em coi nó là gì? Một điều em tâm huyết hay đơn thuần chỉ là một trò chơi của một cậu bé?
Nguyễn Bình: Em chỉ coi nó là một cuốn sổ ghi chép. Đơn giản thế thôi ạ. Một cuốn sổ ghi chép để ghi lại những ý  tưởng, kiến thức của mình, để sau này mình có thể tìm lại khi mình quên đi một điều gì đó. À, chính xác thì em nghĩ như chị nói cũng đúng, có thể coi đó là trò chơi.
PV: Để viết cuốn truyện này, em đã ghi bao nhiêu cuốn sổ?
Nguyễn Bình: “Cuốn sổ” của em là những file word trên máy tính.
PV: Bố em nói em thân thiết với chiếc máy tính và coi nó như một người bạn. Em bắt đầu làm quen với máy tính từ bao giờ?
Nguyễn Bình: Từ hồi ba tuổi.
PV: Em biết chữ từ năm mấy tuổi?
Nguyễn Bình: Từ hồi hai tuổi chị ạ.
PV: Chị từng nghe một câu chuyện về em: từ năm em bốn tuổi, em đã dùng điện thoại nhắn cho bố em một cái tin nhắn mà ai đọc xong cũng cười: “Ông Hòa ơi, ông về thì mua cho tôi một cuốn từ điển Hán – Việt” – chuyện đó đúng chứ?
Nguyễn Bình: Đó là sự thật đấy ạ.
PV: Tại sao em lại thích cuốn từ điển Hán Việt đó?
Nguyễn Bình: Đó là một câu chuyện dài. Theo chị thì em có nên kể không ạ?
PV: Nên chứ.
Nguyễn Bình: Hồi đó chị Ngọc (chị gái đầu của em) vắng mặt ở nhà. Chị ấy đi thực tập ở đâu đó em cũng không nhớ rõ. Em nhớ chị ấy. Trên tường nhà hồi đó có treo một bức thư pháp.
Em mới mày mò xem chữ đó là chữ gì. Em bảo mẹ em lục máy tính thì biết đó là chữ Hán. Em thích cái kiểu chữ Hán, vì em thấy nó lạ lạ hay hay. Nên em đã nhờ bố em mua cuốn từ điển đó.
Nguyễn Bình dịch phụ đề phim tài liệu về người ngoài hành tinh.
Nguyễn Bình dịch phụ đề phim tài liệu về người ngoài hành tinh.
PV: Chị nghe nói em có thể đọc thông viết thạo chữ Hán. Mà chữ Hán học rất khó. Em học trong bao lâu thì có thể đạt đến trình độ đó?
Nguyễn Bình: Em cũng không nhớ nữa. Nói chung khoảng thời gian đó dài hơn một năm.
PV: Em học nó bằng cách nào?
Nguyễn Bình: Em nhờ bố em mua cuốn từ điển Hán – Việt. Có chữ gì khó thì em tra trong từ điển hoặc search trên máy tính.
PV: Hiện giờ em có thể viết được những ngoại ngữ nào?
Nguyễn Bình: Em cũng chẳng rõ. Em từng nói được tiếng Hán, tiếng Nhật, nhưng giờ em bỏ rồi. Giờ em biết tiếng Anh.
PV: Em có đang học thêm một loại tiếng nào không?
Nguyễn Bình: Em học chữ tượng hình Ai Cập.
PV: Em biết chữ tượng hình Ai Cập trong hoàn cảnh nào? Khi em đi nghiên cứu văn hóa cổ đại Ai Cập?
Nguyễn Bình: Đúng thế ạ.
PV: Bố mẹ em rất kỳ vọng vào em, chị nghĩ như thế không biết có đúng không? Em có bao giờ áp lực về việc sau này mình sẽ phải trở thành người như thế này, thế kia không?
Nguyễn Bình: Em có biết điều đó nhưng em không để ý lắm nên em chẳng có áp lực gì cả.
PV: Trong con mắt của em, thì bố em – một nhà phê bình và bố em – ở vai trò một ông bố thì có gì khác nhau?
Nguyễn Bình: Nhà phê bình thì thường nghiêm túc. Bố em cũng nghiêm túc nhưng trong gia đình, bố em rất hay đùa. Thỉnh thoảng bố em xuyên tạc những bài hát.
PV: Bố em có cuốn “Bàn phím và cây búa”, em đã đọc cuốn sách đó chưa?
Nguyễn Bình: Em chưa đọc. Em không hiểu về báo chí.
PV: Em có bao giờ đọc các tác phẩm văn chương không?
Nguyễn Bình: Tính đến giờ em mới chỉ đọc tiểu thuyết thôi. Từ những ông như Jules Verne (Hai vạn dặm dưới đáy biển), đến Ellison (người vô hình)  một số tác giả người Mỹ và người Anh.
PV: Cảm giác của em thế nào khi mọi người gọi em là thần đồng?
Nguyễn Bình: Em không thích mọi người gọi em là thần đồng.
PV: Nếu em tự giới thiệu chân dung của mình, em sẽ nói gì?
Nguyễn Bình: Em cũng không rõ nữa. Em thấy thật khó để biết mình là người như thế nào và nói cho mọi người biết mình thế nào.
PV: Em nghĩ sao về hai chữ thần đồng?
Nguyễn Bình: Em nghĩ thần đồng là thằng đần. Đấy là sự thật đấy ạ. Em không thích cái từ đó. Em chẳng thích gọi là gì. Chỉ thích được gọi là Nguyễn Bình thôi.
PV: Bố em rất tự hào về những gì em làm được. Nhưng chị biết bố em vẫn có những cái nhắc nhở, uốn nắn, vì bố em sợ việc mọi người ca ngợi nhiều quá sẽ khiến em kiêu ngạo. Khi em viết xong cuốn truyện này, bố em có dặn dò gì không?
Nguyễn Bình: Bố em dặn dò rất nhiều.
PV: Trong những điều bố em dặn dò, em thấy điều gì quan trọng nhất?
Nguyễn Bình: Em cũng không biết ạ.
PV: Một ngày của em, em làm những gì?
Nguyễn Bình: Em viết lách và chơi game.
PV: Em thích game gì?
Nguyễn Bình: Game Angry Bird. Cái game của Mỹ có mấy con chim bắn nhau với mấy con lợn ấy ạ. Chị cứ về search trên google sẽ cho ra một loạt kết quả. Đây, để em search cho chị luôn.
PV: Em có thích chơi các game khác nữa không? Ví dụ những game mà trẻ con bây giờ hay chơi?
Nguyễn Bình: Không ạ. Em không thích các game bạo lực.
PV: Em có tâm đắc với một cuốn sách nào không?
Nguyễn Bình: Không có cuốn nào cả. Tâm đắc nhất của em bây giờ là chó.
PV: Tại sao lại là chó mà không phải là một cuốn sách?
Nguyễn Bình: Bởi vì bây giờ em đang rất thích chó.
PV: Sở thích của em có vẻ thay đổi theo thời gian thì phải. Từ nãy đến giờ chị thấy em đã chuyển từ thích tiếng Hán, sang tiếng Anh, tiếng Nhật và chữ tượng hình Ai Cập. Em thích chó, em có nuôi chó không?
Nguyễn Bình: Em mơ ước nuôi chó nhưng không nuôi được.
PV: Tại sao?
Nguyễn Bình: Em bị hen.
PV: Em có bao giờ để ý đến cuộc sống của mọi người xung quanh?
Nguyễn Bình: Em không quan tâm.
PV: Không quan tâm đến thế giới xung quanh mình, vậy em có quan tâm đến một thế giới nào đó không?
Nguyễn Bình: Nếu là thế giới của những loài chó thì em quan tâm.
PV: Thế giới của chúng có gì thú vị?
Nguyễn Bình: Em thích loài chó vì chúng tinh khôn và trung thành với chủ. Em thích chó vùng cực vì chúng rất đẹp. Chó Tây Tạng là loài chó chiến binh dũng mãnh và cổ xưa. Còn chó Đức thì em thích vì chúng là chó cảnh sát. Chó Anh và chó Pháp thì bé và xinh xắn nên em cũng thích.
PV: Em có những tố chất đặc biệt hơn so với những đứa trẻ khác. Vậy em  có thấy bố mẹ em đối xử với em khác so với những ông bố bà mẹ bình thường đối xử với những đứa con bình thường không?
Nguyễn Bình: Dạ, khác ạ.  Hôm trước ở buổi trả lời phỏng vấn trong Sài Gòn, bố em cũng nói, các ông bà mẹ khác không  cho con sử dụng máy vi tính, nhưng bố em cho em dùng máy tính từ khi còn nhỏ.
Cũng có ông bố bà mẹ cho con dùng máy vi tính nhưng không cho con dùng internet vì sợ con vào chơi game online. Nhưng bố mẹ em cho em sử dụng internet thoải mái.
PV: Em có muốn thành một vĩ nhân, một nhà khoa học nổi tiếng…hay không?
Nguyễn Bình: Dạ không ạ. Em chỉ thấy thế này là tốt rồi và ngày ngày được trêu chó nữa ạ.Em vốn là người rất thích chó. Nhưng đừng trêu nó nhiều quá không nó sẽ tức.
PV: Khi gặp một cái gì đó khiến em quan tâm, em sẽ làm gì?
Nguyễn Bình: Ví dụ hôm trước em đi ra cửa hàng, em nhìn thấy rất nhiều con thuyền mô hình. Em lập tức về nhà search những thông tin về con thuyền đó. Thấy bất cứ cái gì lạ lạ, em cũng search cho bằng được mới thôi, bao giờ cũng thế.
PV: Những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình – nhiều người trong số đó là bạn của bố em, họ bàn luận về em rất nhiều. Họ nói rất có thể trong tương lai em sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng. Cũng có người nói lớn lên em sẽ không viết văn nữa. Em nghĩ gì khi nghe những dự đoán của mọi người về mình?
Nguyễn Bình: Em chẳng biết nữa?
PV: Em không quan tâm đến những gì người ta nói về mình?
Nguyễn Bình: Dạ không ạ. Dù khen hay chê em cũng không quan tâm. Em không muốn nghe ai khen mình, cũng chẳng quan tâm khi nghe ai chê mình.
PV: Sắp tới em sẽ nghĩ em sẽ học thêm một ngôn ngữ nào đó không?
Nguyễn Bình: Em muốn học ngôn ngữ của loài chó. Tức là tiếng chó sủa ấy ạ.
PV: Em có mơ ước  được đi đến một vùng đất nào trên thế giới không?
Nguyễn Bình: Em thích nước Mỹ. Vì lịch sử của nước Mỹ  rất hay. Nhưng đôi khi em không thích, vì nước Mỹ có nhiều ma.
PV: Em có sợ ma không?
Nguyễn Bình: Không. Nói chính xác hơn là sợ vừa vừa.
PV: Nghĩa là nếu có một con ma xuất hiện trước mặt em thì em sợ đúng không?
Nguyễn Bình: Ai nhìn thấy ma mà chẳng sợ.
PV: Nhưng có người không tin có ma?
Nguyễn Bình: Cứ đưa người ta đến chỗ có ma, người ta sẽ sợ.
PV: Em có tin là có ma không?
Nguyễn Bình: Em xem ảnh ma lâu rồi ạ. Nếu chị xem thì chị cũng thấy sợ (lập tức mở google ra để giới thiệu về các ảnh ma). Những ảnh này không phải ảnh photoshop đâu mà là ảnh thật hết. Ở Nhà Trắng  cũng có mấy con ma.
Rất nhiều nơi trên thế giới bị ma ám. Có những nơi có cả lời nguyền nữa.Như những lăng mộ Ai Cập. Gia đình Tổng thống Kennedy chết rất nhiều vì họ bị một lời nguyền.
PV: Em có tin vào tâm linh, vào lời nguyền và những bí mật cổ xưa không?
Nguyễn Bình: Những bí mật cổ xưa và những lời nguyền thì em đều lý giải rằng  đó là một dạng công nghệ của thời cổ đại đã thất truyền.
Những công nghệ này được người cổ đại sử dụng sai cách, tạo ra những lời nguyền đó.  Thật ra em cho rằng những công nghệ đó là những công nghệ của người ngoài trái đất.
PV: Có phải chính vì thường xuyên nghĩ về “những công nghệ của người ngoài trái đất” ấy mà em  bắt đầu hình dung về một thế giới ngoài trái đất không?
Nguyễn Bình: Đúng như thế ạ. Đúng là sự thật đấy. Chị nhất định phải xem những bộ phim về người ngoài hành tinh thời cổ đại.
PV: Nhất định chị sẽ xem. Thế em có bao giờ tìm hiểu về những lời nguyền cổ xưa không?
Nguyễn Bình: Hồi sáu – bảy tuổi em tìm hiểu rất nhiều.
PV: Em thấy lời nguyền cổ xưa nào đáng sợ nhất?
Nguyễn Bình: Những lời nguyền đáng sợ nhất đều liên quan đến những lăng mộ cổ ở Ai Cập. Đặc biệt là lời nguyền của Tutan – Khamun (một Pharaoh nổi tiếng của Ai Cập cổ đại). Sau đó là lời nguyền của Super man.
Chẳng hiểu sao những ai đóng Super man sau đó đều chết hoặc bị thương nặng vì một tai nạn nào đó. Còn lời nguyền của chiếc Porsche 550 Spyder tên Little Bastard do tài tử James Dean lái.
Sau khi James Dean qua đời vì một tai nạn với chiếc Porsche này, rất nhiều sự việc kì quái đã xảy ra với chiếc xe này, khiến nhiều người bị chết và bị thương nặng. Cuối cùng nó biết mất mà không ai lý giải được tại sao.
PV: Những lời nguyền – cái mà em gọi là những công nghệ cổ xưa – theo em nó tốt hay xấu?
Nguyễn Bình: Đôi khi có những cái tốt, đôi khi có những cái xấu. Nhưng em thấy hầu hết tất cả được sử dụng sai mục đích.
PV: Theo em thế nào thì mới là sử dụng đúng mục đích?
Nguyễn Bình: Ví dụ cái xe của James Dean, nếu lời nguyền được sử dụng đúng mục  đích thì khi người ta đi trên cái xe đó, người ta phải thành tỉ phú hay gặp những điều may mắn, chứ không thể gặp tai nạn.
PV: Như em nói, những công nghệ cổ xưa, nếu con người cổ đại muốn sử dụng đúng nó, thì họ phải làm gì với nó?
Nguyễn Bình: Họ luôn luôn phải tìm cách sử dụng đúng nó. Trong các truyền thuyết, ông thần này, ông thần kia sử dụng phép thuật, vũ khí. Nhưng em tin họ không phải là thần. Họ là người ngoài hành tinh.
Nhà văn nhí Nguyễn Bình
Nhà văn nhí Nguyễn Bình
PV: Vậy ngay cả những vị thần trên đỉnh Olympus trong thần thoại Hy Lạp, em cũng tin họ là người ngoài hành tinh?
Nguyễn Bình: Đúng thế. Em có rất nhiều bằng chứng.  Chẳng hạn như việc trên đỉnh Olympus có những quầng sáng và những quầng sáng đó bay lên trời. Thế thì chẳng khác gì UFO bay lên cả.
PV: Chúng ta tiếp tục nói về những lời nguyền cổ xưa một chút nhé.  Em nói rằng những lời nguyền cổ xưa được sử dụng sai mục đích.
Nhưng lời nguyền trong những lăng mộ của Pharaoh Ai Cập phục vụ để nguyền rủa những kẻ xâm phạm sự an nghỉ vĩnh hằng của các Pharaoh. Vậy em thấy lời nguyền có mặt tốt mặt xấu gì không, hay em thấy xấu cả?
Nguyễn Bình: Lời nguyền sẽ tốt  nếu ám lên những kẻ xấu, kẻ giết người, kẻ cướp, những tên trộm lăng mộ; còn sẽ là lời nguyền xấu nếu ám lên những người vô tội.
PV: Em có bao giờ sợ mình sẽ gặp phải một lời nguyền nào đó không?
Nguyễn Bình: Em không sợ. Theo em tất cả các lời nguyền đều đã thất truyền hoặc được giải mã hết rồi.
PV: Em có thấy ở Việt Nam có lời nguyền cổ xưa nào không?
Nguyễn Bình: Dạ, em không biết ạ.
PV: Chị có cảm giác em chỉ tìm hiểu về những thứ ngoài Việt Nam, còn Việt Nam thì có vẻ em không quan tâm, đúng không?
Nguyễn Bình: Vâng.Vì ở Việt Nam ít thứ bí ẩn. Khi khám phá các nước khác, em thấy dễ tưởng tượng hơn. Còn ở Việt Nam thì thật khó cho việc tưởng tượng.
Ví dụ như trận chiến trên sông Bạch Đằng chẳng hạn, em không thấy dễ tưởng tượng bằng trận chiến của quân Pháp trên sông Nile (còn được gọi là trận vịnh Aboukir).
PV: Em ấn tượng với những trận chiến nào trong lịch sử nhân loại?
Nguyễn Bình: Những trận chiến trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; cuộc xâm lăng của Napoleon; cuộc nội chiến ở Mỹ.
PV: Tại sao em lại thấy những trận chiến của những nước khác lại ấn tượng và dễ hình dung hơn những trận chiến của Việt Nam?
Nguyễn Bình: Vì nó để lại nhiều chứng tích và thông tin hơn. Lên mạng, thấy những trận chiến lớn trên thế giới search google bằng tiếng nước nào cũng có. Những trận chiến của Việt Nam chỉ có mỗi tiếng Việt.
PV: Em có vẻ say mê nước Mỹ. Tại sao nước Mỹ thu hút em?
Nguyễn Bình: Vì rất nhiều mặt. Kiến trúc độc đáo, lịch sử có nhiều sự kiện nổi bật, công nghệ phát triển từng ngày. Em cũng thích Mexico và Nhật ngày xưa. Mexico là nơi tập trung của rất nhiều nền văn hóa khác nhau.
PV: Em thích mọi người đối xử với em như thế nào? Như một đứa trẻ mười tuổi hay như một người lớn?
Nguyễn Bình: Dĩ nhiên là em thích được đối xử như một người lớn. Em không thích bị gọi là bé ơi, bé à, cưng ơi, cưng à hay đại loại thế.
(BVN)