Wednesday, December 4, 2013

Nghị viện nước Anh (phần 8): Thưa Chủ tịch, tôi nghi ngờ có gián điệp.
Chỉ trong thời đại tương đối gần đây, các cuộc họp của nghị viện mới được đưa tin (report), và Viện vẫn bo bo giữ chặt (jealously guard) quyền ko cho người lạ vào nếu (người này) muốn vào.
Trong lúc chiến tranh thỉnh thoảng cần có những buổi thảo luận mật. TT Churchill, sẽ đứng dậy và nói, 'Thưa Chủ tịch, tôi nghi ngờ có gián điệp'. Nhà báo và khách được mời ra khỏi các ban-công/lô dành cho họ (gallery), và Viện đi vào họp mật.
Khi một NV nghĩ rằng đến lúc mở đèn điện sẽ nói, “ Thưa Chủ tịch, tôi yêu cầu (call for) nến.”
. . .
Các NV của QH có quyền (entitle) chặn đứng (hold up) giao thông ở khu lân cận viện Westminster như là 1 dấu hiệu rằng ko có gì đứng giữa 1 NV và nghĩa vụ của ông tại Viện Thứ dân. Các NV cũng ko bị bắt vì 1 vụ kiện dân sự miễn là ông còn trong điện Westminster, và họ ko bị kiện do phỉ báng (slander) cho bất cứ gì ông có thể nói trong khi tranh luận. (Còn tiếp) 


Nghị  viện nước Anh (phần 7): Cúi chào ghế trống. 

Bất cứ du khách đến Viện Thứ dân đều luôn ngạc nhiên (astounded) khi thấy các NV cúi chào (bow) trước ghế của Chủ tịch dù cho ông ko có mặt. Trước thời Cải Cách (Reformation) ở thế kỷ thứ 16 , Anh là một nước Công giáo La mã. Một bàn thờ (altar) và một thập tự giá đc giả định đứng sau ghế của Chủ tịch, và chiếc ghế của Nhà nguyện St. Stephen nằm ngay chỗ của bàn thờ.
NV cũng cúi chào trượng gậy quyền (mace), phải đc để trên bàn của Viện Thứ dân trước khi Viện có thể họp một cách hợp pháp (legally). Trượng gậy quyền này là biểu tượng của quyền hành ở các nghị viện (assembly) dân chủ trên toàn thế giới. Trượng hiện tại của Viện Thứ dân là trượng 'mới'; có từ 1660, vì Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở Anh và sau đó là Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland) đã chạy trốn với trượng cũ và trượng này ko bao giờ tìm thấy.
Trọng lượng của trượng mới đã mất đi 22 ounce (28.35 gr) kể từ 1660. Không ai hình như biết điều gì đã xảy cho với nó; có lẻ từ sự cọ xát (rubbing), hay đúng hơn là do cân không đúng.
NV của Viện Quý tộc mang trượng quyền (mace). Trượng là biểu tượng cho quyền lực của vua; vì vậy , nó được che khi vua vào Viện Quí tộc.
 Tôi sẽ luôn luôn nhớ về một chiều thứ Sáu khi tôi đang ngồi uống trà với vài SQ của hải quân Mỹ ở Viện. Đột nhiên, 1 cảnh sát tới phòng và la hét/thét lên (shout) vài từ gì đó. Một SQ hỏi, “ông ta đã nói gì?”. Tôi trả lời, “Ông nói, 'Ai về nhà'? "
Câu này nhắc nhớ ta về thời đại mà vùng chung quanh (environs) của Điện Westminster thì đầy rẫy trộm cướp (robber and thief), và cứ sáu NV, dẫn đầu bởi một đứa trẻ vác cuốc (linkboy) với 1 bó đuốc, sẽ quyết định cùng nhau về nhà để cùng đc bảo vệ.
Cũng có một tấm thảm nổi tiếng. Một dải (strip) thảm trên đó có hai đường, chạy trước băng ghế thấp nhứt ở hai bên của Viện. Nếu 1 NV trong lúc phát biểu sôi nổi (exuberance) có thể (chance) đưa 1 chân vượt ra khỏi đường ngoài cùng của dải thảm , tất cả đồng viện sẽ kêu, “ Trật tự! Trật tự!”, cho tới khi ông rút chân lại.
Nhiều thế kỷ trước đây, nhiều NV đã mang gươm tới phòng này, và thỉnh thoảng khi cảm xúc/giận dữ (passion) tràn dâng, có thể dẫn đến việc 1 NV rút gươm và đấu nhau với đối thủ.
Viện Thứ dân đã chán nản với việc cãi lộn (brawling) này, và đã quyết định rằng gươm sẽ để lại ở phòng giữ áo choàng ko tay (cloakroom*), nơi mà từ lúc đó dây da (thong) để giữ gươm – được cung cấp cho NV. Miễn là, ông còn trong vạch mức này, ông ko thể tới gần đối thủ. (Còn tiếp) 
* Cloak: áo choàng hay áo khoát ko tay. 
Nghị viện nước Anh (phần 6): Phong tục kỳ quặc (quaint) nhắc nhớ lịch sử của QH.
Một nghi lễ kỳ lạ xảy ra khi một dự luật (DL) cuối cùng được thông qua bởi viện Thứ dân và Quí tộc và đã có chữ ký của vua. DL được trả lại cho viện Quí tộc, điều này thường có nghĩa (signify) là vua đã chuẩn y, dù ko phải đích thân Vua, nhưng bởi ba Quý tộc, được ủy quyền bởi vua.
Nghi lễ này đc tiến hành tại Viện Quý tộc mà ko ở Viện Thứ dân. Các NV của Viện Thứ dân được mời tới Viện Quý tộc bởi Ngài Chưởng tòa (General Usher). Khi ngài Chưởng tòa sắp gặp các NV này, cánh cửa đóng sập trước mặt ông ta, và ông phải gõ cửa và nhận đc phép trước khi vào.
Hành động này chỉ rõ các NV Viện Thứ dân có thể bày tỏ quan điểm mà ko lo sợ hay cần sự ưng thuận (favor), ko bị làm khó dễ (untrammeled) bởi có mặt của Vua hay cấp dưới của ông.
Tự do ngôn luận có lẽ là tự do đc trân trọng nhứt của tất cả (các tự do) trên nước Anh. Điều này có thể giải thích 'cảnh tượng' nổi tiếng của Luân đôn: các 'diễn giả' (orator) tại công viên Hyde vào các chiều chủ nhựt.
Tôi khám phá rằng định chế cốt yếu này của Anh đã thu hút quân nhân Mỹ hơn bất cứ điều gì khác tại London . . . 
(Còn tiếp) 
Dưới đây là cảnh ở Hyde Park vào mỗi chủ nhật, mọi ng có thể nói về đề tài mình thích.




Nghị viện nước Anh (phần 5): Một vài cử tri có thể bỏ phiếu hai lần.
Dù cho phụ nữ đc bỏ phiếu và đủ điều kiện vào Viện Thứ dân từ 1919, từ đó tới giờ (1946) số NV phụ nữ ko lúc nào vượt quá 5/100 của toàn viện. (Hiện nay tỉ lệ này là 23/100, ở VN 24/100, ở Mỹ 18/100). http://data.worldbank.org/indicator/SG.GEN.PARL.ZS . 
Trong một vài trường hợp, một cử tri có thể có hơn 1 lá phiếu. Ví dụ, những chủ của doanh nghiệp – mà cơ sở (premise) nằm ngoài khu vực bầu cử mà ông sống – có thể cũng bỏ phiếu ở khu vực mà cơ sở ông hoạt động. Những người tốt nghiệp ĐH cũng có thêm lá phiếu thứ 2. Họ có thể bỏ phiếu cho những người (tốt nghiệp ĐH), ứng cử vào trường ĐH, tách biệt với TP mà họ trú ngụ. . . 
TP Luân Đôn, từng đóng vai trò lớn trong những tranh đấu trước kia của QH với các vua họ Stuart, vẫn gửi 2 NV tới Viện Thứ dân – hai ng này được bầu bởi freemen của TP Luân đôn - họ lại có quyền bỏ phiếu thêm tại khu bầu cử mà họ đang sống. (Freemen of the City of London là những ng bỏ tiền để mang chức 'hàm' NV (hay NV danh dự) chứ thực sự ko do dân bầu -- người dịch).
Các NV của QH Anh, có thể ganh tị với lương bổng và tiền thù lao (emolument) của đồng nghiệp Mỹ. Hiện nay (1946), một NV được trả 1.000 bảng Anh/năm (4.000 USD), (tương đương 57.989 USD bây giờ -- người dịch), và bổng lộc (perquiste) duy nhứt là đi xe lửa miễn phí từ điện Westminster tới khu vực bầu cử.
Tất cả các chi phi khác thì tự lo; ví dụ, di chuyển, tem thư, văn phòng phẩm, điện tín, và điện thoại. Ông ta ko có VP và thư ký riêng. Một điều lạ kỳ đối với du khách Mỹ là thấy các NV của QH gặp mặt/nói chuyện (interview) cử tri hay đọc các lá thư cho các thư ký của Viện trong các hành lang thoáng khí (drafty corridor) của điện Westminster. 

NV của QH không có văn phòng riêng, họ làm trong hành lang thoáng mát (drafty corridor). Cũng như các NV khác, ông L. D. Gammans, tác giả, hình phải, phải trả bằng tiền túi cho thư ký của mình từ lương khoảng 4.000 bảng Anh/năm (1946). Các đồng nghiệp Mỹ của họ với mức lương 10.000 đô, quá hào phóng (munificient) với họ. (Còn tiếp) 
 
. . .
Nghị viện nước Anh (phần 4): Thứ dân đệ Nhứt của Đất nước (The First Commoner of the Land)

Một trong những chức vụ lớn nhứt và danh dự nhứt mà bất cứ công dân Anh nào cũng có thể đạt tới (attain) đó là Chủ tịch (Speaker) của Viện Thứ dân . Sự chọn lựa ông là điều hơi khó với những người bầu chọn cho ông (constituent), vì khi là Chủ tịch Viện, ông phải gạt bỏ (divest) sự trung thành (allegiance) với đảng của ông. (Ở QH của VN, trên 95/100 là đảng viên CSVN -- người dịch).
 . . .
Sau đây là nghi thức kỳ lạ xảy ra khi chọn Chủ tịch Viện Thứ dân ở ngày bắt đầu của mỗi QH mới. Tên ông được đề nghị bởi một NV và sau đó bởi 1 NV khác, và nếu Viện đồng ý, Chủ tịch Tân cử (Elect) này sẽ được hướng dẫn bởi 2 người này từ ghế dài (bench) của Viện tới ghế của Chủ tịch. Do truyền thống lâu đời, ông ta được giả định phải biểu lộ một sự không bằng lòng (reclutance) nào đó giống như bị ép buộc tiến lên (hustle along) với bề ngoài miễn cưỡng (apparently unwillingly).
Cử chỉ này không đơn thuần (merely) là biểu hiện (token) của cảm giác rằng ông ta ko xứng đáng (unworthiness) với chức vụ cao như vậy, nhưng cũng vì ngày xưa, Chủ tịch Viện Thứ dân đã đối mặt với nhiều nguy cơ (run risk) đáng kể từ các nhà vua tàn bạo (tyrannical) và bởi đó mà chức vụ này đã không được người ta ham muốn/thèm thuồng lắm (greatly covet).
Chủ tịch là Đệ Nhất Thứ dân của đất nước. Ngoài Vua, ông là người duy nhứt được phép tổ chức 1 buổi chiêu đãi chính thức. Ông sống trong điện Westminster (Palace of Westminster) và khi hồi hưu vẫn (gần như) luôn luôn là một NV.
Chủ tịch phải quyết định NV nào sẽ phát biểu kế tiếp. Khi một NV nói xong và ngồi xuống, những ai muốn phát biểu đứng dậy và Chủ tịch phải quyết định xem ai được phát biểu. “Điều này được gọi là “lọt vào mắt của Chủ tịch” (catch the Speaker's eye) .
Một truyền thống của Viện là các quan điểm của các đảng thiểu số sẽ được nghe và thực tế đã cho họ thêm trọng lượng – nhiều hơn Luật pháp cho phép – so với số ghế của họ trong Viện. CT là người bảo vệ/che chở của các đảng thiểu số, và đây là 1 lý do tại sao QH luôn luôn tôn trọng dân Anh ở điểm: trước khi 1 biện pháp nào trở thành luật thì mọi quan điểm có thể có, dù binh hay chống (biện pháp này) đều có thể được trình bày. (Lại một điều khó tin nhưng có thật -- người dịch).
Ở Anh, mọi người lớn, nam và nữ, trên 21 được đi bầu. Nhưng một nhóm người của nước Anh bị tước quyền bầu cử (disenfranchise), đó là các NV của Viện Quý tộc. Họ cũng ko được phép trở thành NV của Viện Thứ dân, cũng ko được làm giáo sĩ/mục sư của Giáo hội Anh quốc hay Giáo hội La mã.
Người ứng cử KHÔNG nhứt thiết phải ở trong khu vực bầu cử (constituency) – mà ông muốn được đại diện. Trong 1 nước rộng lớn như Mỹ, với sự khác nhau (divergency) quá lớn về quan điểm (outlook) và vấn đề, sự hiểu biết về địa phương hiển nhiên là cần thiết hơn một đơn vị CT nhỏ, chen chút, và thuần nhứt (homogenous) như nước Anh.
Hệ thống này của nước Anh, tuy nhiên, có thuận lợi , mà phần lớn người Mỹ khen ngợi, ấy là (namely), rằng một NV của Nghị viện có thể cảm thấy tự do khi chọn một quan điểm KHÔNG hợp với người đã bỏ phiếu cho họ, khi cho rằng (quan điểm đó) đúng ; do vậy, nếu ông biết rằng sẽ ko được tái đắc cử thì vẫn còn nơi khác để ứng cử. (Còn tiếp) 
Nghị viện nước Anh (phần 3): Ba nhóm công việc của Viện Thứ dân.
Sau Giờ của Câu hỏi thường là một tranh luận.
Nói tổng quát (roughly), công việc lập pháp có thể chia làm ba nhóm chánh.
a/ Đầu tiên, công việc thông thường là điều hành việc nước (carry on the Nation). Mỗi năm một lần, từng BT phải trình bảng ước lượng chi tiêu của bộ mình cho năm tới lên Viện Thứ dân, phải chuẩn bị để bảo vệ thành tích (record) của bộ trong năm qua, và để nghe bất cứ chỉ trích và cố vấn – mà Viện có thể đưa ra. Cũng mỗi một năm 1 lần, Ngân sách, thực tế là 1 bảng kê khai về tài chánh của đất nước, được trình lên Viện, và BT bộ tài chính sẽ giải thích làm thế nào đạt được (ngân sách) này bằng cách đánh thuế (taxation).
b/ Nhóm công việc chánh thứ hai (của Viện) là những luật lệ mới mà CP chuyển tới. Ở mỗi kỳ phổ thông đầu phiếu, những đảng khác nhau trình bày chương trình của họ tại khu bầu cử (electorate). Họ nói với cử tri, 'nếu các bạn chọn chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa vào dự luật để thực hiện các CT này.' Trong những tháng gần đây, CP của Đảng Xã hội đã đưa ra nhiều biện pháp về quốc hữu hoá kỷ nghệ – do họ chiếm đa số trong bầu cử năm 1945. Những dự luật được thảo luận trên nguyên tắc hai lần, một lần được gọi là duyệt lần hai (second reading) và sau đó đi vào chi tiết ở cấp ủy ban của Viện.
c/ Nhưng cũng một loại thảo luận khác là khi một kiến/đề nghị (motion), có thể dưới dạng một đề nghị hoãn lại (adjournment), được đưa ra. Điều này không có nghĩa là Viện hoãn lại theo nghĩa là ngừng họp (sit), nhưng công việc thông thường được hoãn/đình chỉ (suspend) và một vài câu hỏi về lợi ích đặc biệt (special interest) được thảo luận. Ví dụ, có thể là một thảo luận về ngoại giao, vấn đề các thuộc địa , giải ngũ, hay vài vấn đề có tầm quan trọng đặc thù (particular import) vào thời điểm đó. (Còn tiếp)  
Nghị viện nước Anh (bài 2): Giờ Câu Hỏi/Chất Vấn (The Question Hour)
. . .
"Có lẽ đặc điểm của Viện Thứ dân mà du khách Mỹ để ý nhiều nhất (greatest interest) là Giờ của Câu Hỏi/Chất Vấn, bởi vì ko có điều tương tự tại QH Mỹ .
Giờ của Câu hỏi có nghĩa bất cứ Nghị viên (NV) nào cũng có thể đặt câu hỏi cho một Bộ trưởng liên quan đến Bộ của ông, và BT phải đến Viện Thứ dân để trả lời. Câu hỏi có thể được trả lời miệng hay viết ra giấy, tùy NV - đặt câu hỏi - muốn.
BT có thể chuẩn bị câu trả lời với sự giúp đỡ của viên chức của Bộ, nhưng ông phải trả lời, mà KHÔNG có chuẩn bị trước (extempore) bất cứ câu hỏi ĐẶT THÊM từ NV – đã đặt câu hỏi đó – hay từ bất cứ NV khác. Điều này khiến một BT có thể mất hết danh tiếng hay cuối cùng mất chức do không thể bảo vệ việc điều hành của ông trước sự soi mói QUÁ MỨC (critical) của Viện Thứ dân. (Đọc tới chỗ này, tôi phải bỏ ý định tranh cử vào Nghị viện Anh -- người dịch).
Giờ Câu Hỏi là phương cách kỳ diệu để khiến ngành Hành pháp trách nhiệm trực tiếp trước Lập pháp và đáp ứng với ý kiến của ng dân. Một câu hỏi có thể được đặt ra về vấn đề nào đó về chánh sách ngoại giao hay trong nước nhưng ảnh hưởng tới cả Dân tộc, hay liên quan đến vài người dân bình thường mà NV muốn có công lý từ chính quyền.
Trong thời gian chiến tranh, có ngày nọ, tôi đã đặt 2 câu hỏi cho CP. Một là tới Thủ tướng, ông Churchill về chính sách của Anh tới vùng Bắc Phi của Pháp. Câu hỏi thứ 2 đặt ra cho BT Bộ Hưu bổng (pension) v/v một quả phụ (trong khu vực bầu cử của tôi) mà chồng đã chết vì thương tích do bom và chưa nhận được tiền tử tuất.
Bà ta nói rằng đang đau khổ vì 1 bất công, và tôi cũng như vậy, và vì tôi không thể gửi thư KỊP THỜI đến ông BT v/v này, tôi đã đặt câu hỏi THẲNG với BT trước Viện Thứ dân để được giải thích tại sao từ chối tiền tuất cho bà.
Không có gì uyển chuyển hay dân chủ hơn, và cũng không có lưới an toàn nào lớn hơn cho tự do của cá nhân hơn, bằng định chế đặt câu hỏi này tại QH.
(còn tiếp)
Hình ảnh chụp tại trại cùi Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) và 1 trường mẩu giáo , HS vừa Kinh vừa Thượng ở gần Di Linh  . (Chụp khoảng đầu thập niên 1990 , khi làm thông dịch cho 1 tổ chức phi CP của Pháp)

Trại cùi nằm trên một ngọn đồi , cách biệt với khu dân cư - nằm ở dưới thấp . Trong trại có mộ của GM Cassaigne , từng là Đại diện Tông tòa tại Sài gòn từ 1941 , lúc Nhựt đã chiếm VN .
Các em mẫu giáo ngủ trưa trên bàn và ghế . Trường này của Công giáo tố chức , có sự giúp đở của CG Pháp nên cơ ngơi khang trang , không nhếch nhác như một số trường mẫu giáo hay tiểu học ở vùng núi miền Bắc , mà thỉnh thoảng , được post trên các blog .
Các em lễ phép khoanh tay chào đón chúng tôi .

Một số ảnh về công việc phải làm trước khi viết bài đăng trên blog .
(Bài này tôi đã viết cách đây ít nhứt là SÁU năm)
Tôi bị chứng run tay nhẹ từ nhỏ nên đã lâu không xài máy ảnh . Nhưng nay do có blog nên phải tập xử dụng máy ảnh để có hình mà post trên blog của mình .

Hình trên và hình dưới là Palmtop (máy tính bằng lòng bàn tay) do HP sản xuất 1991 . Chạy bằng 2 cục pin AA , hệ điều hành Lotus .

Hình trên và các hình dưới là những hình ảnh giá trị , cắt từ National Geographic . Sau đó tôi sẽ scan các hình ; trong lúc scan , tôi sẽ crop (cắt xén) nhửng phần thừa của trang , kế đó save (lưu) vào trong ổ cứng usb . Sau đó , mở Firefox , vào blog của mình rồi lại vào ổ cứng usb để upload (tải) hình lên mạng . Khi hình đã vào blog , tôi sẽ phóng to cho dể nhìn .

Một ốc đảo xanh tươi giửa sa mạc .
Trên bàn làm việc là những trang báo đã cắt ra để scan . 

Nhìn vào cứ tưởng là bàn làm việc của một ký giả của một tờ báo nổi tiếng như Paris-Match hay Life . Không ngờ đó là bàn làm việc của một người nhiều bịnh tật , v.v...
Báo National Geographic cũ , ở thư viện của TP San Jose bán 50 cent/cuốn . Tôi xem hình nào hay thì cắt ra và scan để sau đó post trên blog . PS . Riêng với những số quá cũ , thập niên 1940 hay trước đó thì dựa vào Index 1880-1980 của NGS để sau đó đặt mua trên Ebay hay Amazon với giá + shipping trên dưới 15 đô . Ebay có trụ sở chánh tại TP này . Riêng Amazon thì đặt ở Seattle , WA .
Chó quý tộc đang ăn uống cùng chủ ở San Francisco .