Những người ngoại quốc 'lượm' rác ở Sài Gòn
Đôi tay cần mẫn quét rác dưới chân cầu
vượt, ông Edward William Lippett mỗi sáng kéo chiếc xe cút kít đi "lượm"
rác. Ở một góc phố khác, một người Nhật cũng đang làm công việc tương
tự.
> Ông lão viết thư thuê lâu nhất Sài Gòn
Edward
năm nay 65 tuổi, một người Mỹ da màu sống và làm việc ở Việt Nam đã
nhiều năm. Người dân khu phố 3B, phường Thạch Lộc (quận 12, TP HCM)
không nhớ tên tiếng Anh nên thường gọi là chàng "Đông ki sốt" quét rác.
Ông Edward đang "lượm" rác trên phố Hà Huy Giáp, dưới chân cầu vượt ngã tư Ga (quận 12, TP HCM). Ảnh: Tá Lâm.
|
Hằng
ngày vào khoảng 6h sáng, Edward với "lỉnh kỉnh" găng tay, cây chổi và
chiếc xe cút kít đi thu gom rác thải. Những con phố mà ông làm vệ sinh
ngày một nhiều hơn, ngày một dài ra. Đó là đường Thạch Lộc, Hà Huy Giáp,
khu vực dưới chân cầu vượt ngã tư Ga, thậm chí kéo dài tới quốc lộ 1A
hơn 5 km. Như chàng Đông ki sốt, thấy ở đâu trên đường có rác thải vứt
linh tinh là ông "hốt" lên xe đẩy về... nhà ở của mình chất thành bãi
rác. Công việc bình dị ấy diễn ra âm thầm lặng lẽ suốt hơn 2 năm qua.
Lúc đầu, nhiều người dân ở khu vực này thấy có một "gã
khùng" đi nhặt những túi ni lon ở nơi khác đưa về khu phố mình ở thì
nổi giận. Nhiều người còn vứt rác ra đường cho ông "lượm". Nhưng Edward
bảo ông không buồn vì điều ấy. "Họ giận vì thấy tôi như gã dở hơi không
đâu lại đưa những thứ ô nhiễm về nhà".
Ông cho biết, rác thải rơi đầy đường là do những chiếc
xe tải vứt rác xuống đường trong đêm. "Nếu phạt nặng hơn chút nữa thì
mọi người sẽ có ý thức bảo vệ vệ sinh công cộng hơn", ông bày tỏ.
Vợ của ông, chị Đỗ Thị Kim Bông, nhiều lần bực mình to
tiếng, nhưng khi hiểu việc làm của chồng giúp ích cho xã hội nên nhiều
hôm còn cùng chồng đi "lượm" rác. Chị cho biết, vài lần, Edward còn đưa
về nhà hàng loạt các loại ống tiêm, kim chích làm chị phát hoảng.
Hình ảnh một "ông Tây" cần mẫn kéo xe cút kít đi nhặt
rác khiến khu phố ngày một sạch sẽ, trong lành đã khiến nhiều người dân
thay đổi hẳn thái độ. Một phong trào "xanh sạch đẹp" trong khu phố được
thực hiện.
Từ già đến trẻ, họ yêu mến ông rồi cùng góp một tay
với ông đi "lượm" rác mỗi sáng sớm. Mấy đứa trẻ quấn quýt theo ông trên
mỗi cung đường, được ông chỉ dạy, một thời gian cũng nói được đôi từ
tiếng Anh ngộ nghĩnh: "Hello", "What your name?", "How are you?"...
"Việc làm của Edward đã thức tỉnh ý thức vệ sinh cộng
đồng của người dân trong khu phố. Là người Việt Nam mà không làm được,
để một ông Tây làm, nói thật hơi xấu hổ", một người dân sống bên cạnh
nhà Edward chia sẻ.
Nhà Edward có một quán phở nhỏ. Mỗi khi làm vệ sinh
đường phố xong ông lại về giúp vợ bán quán. Nhiều người biết tấm chân
tình của vợ chồng ông đã đến đây "góp vui" bằng những tô bún. Khách ăn
khen ngon vì trong to bún chứa cả tấm lòng của người Mỹ giàu lòng nhân
ái này.
Chị Kim Bông, nhiều lần cũng theo chồng xuống phố quét rác. Ảnh: Tá Lâm.
|
Ông
kể, tình yêu của ông với chị Kim Bông là một cái duyên do trời định.
Năm 1964, lần đầu tiên đến Việt Nam, làm việc cho không quân Mỹ ở sân
bay Biên Hòa và Tân Sơn Nhất. Nhưng chỉ 2 năm sau đó thì về nước. Đến
năm 2006, trở lại Việt Nam, ông được một cô gái người Việt, lúc ấy đang
là sinh viên trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch, làm phiên dịch và
hướng dẫn ông đi lại.
Qua những tháng ngày giúp cho Edward, chị Bông nhận
thấy ông rất am hiểu về Việt Nam và biết nhiều địa điểm và con đường Sài
Gòn. Vừa đi vừa chia sẻ cho nhau những câu chuyện, cô gái trẻ "phải
lòng" người đàn ông Mỹ lúc nào không hay. Không lâu sau đó, họ thành vợ
chồng
Ở phố Trương Định, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Diệu... (quận 3, TP HCM), sáng sớm lại thấy một người đàn ông Nhật quét rác.
Anh tên là Oshima Mitutere, quản lý Viện mẫu tóc Mano
Mano. Chàng thanh niên 34 tuổi của xứ sở hoa anh đào này đến Việt Nam từ
tháng 6/2009. Hơn một năm nay, dù nắng dù mưa, ngày nào anh cũng cùng
nhân viên của mình xuống đường làm sạch khu phố. Tất cả những túi ni
lon, vỏ chai... rơi vãi trên những khu phố này đều được anh và nhóm bạn
nhặt, quét gom lại cho vào thùng rác công cộng.
Anh cho biết: "Tôi thấy thành phố của bạn đẹp nhưng
rất nhiều rác thải. Nếu mọi người chung tay, mỗt người làm một ít, cùng
nhau 'lượm' rác thì sẽ khác đấy. Tôi nhặt rác vì tôi muốn góp một tiếng
nói cho mọi người cùng làm".
Anh chia sẻ thêm, lúc đi nhặt rác anh thấy trong những
gốc cây có các ống kim tiêm, rất dễ nguy hiểm cho người đi đường, nhất
là những đứa trẻ không biết cầm chơi.
"Không chỉ có kim tiêm, hàng ngày tôi vẫn thấy các bạn
trẻ ăn mặc rất sang trọng nhưng vô tư vứt xuống đường những thứ vừa
dùng xong như là bao thuốc lá, vỏ chai...", anh Oshima trăn trở.
Tá Lâm
No comments:
Post a Comment