THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ TRONG KHOA HỌC HIỆN ĐẠI
http://nhantu.net/TrietHoc/VVDNT/VVDNT18.htm
Xưa nay, nhiều người thường cho rằng Khoa Học có cái nhìn khác biệt với các nhà Huyền học, Đạo học. Đã đành, không phải là các khoa học gia đều có cùng một đường lối như nhau, nhưng cũng đã có những khoa học gia chứng minh được rằng các nhà huyền học (Mystics) và khoa học gia đã nhận ra rằng Vũ trụ này có một bản thể duy nhất. Người đã làm được chuyện này là nhà vật lý Fritjof Capra. Năm 1976, ông cho in quyển The Tao of the physics. Sách này đã được nhiều nhà xuất bản in lại. Mới đầu là nhà xuất bản Shambala, rồi đến Quality Book Club rồi đến Bantam Edition. Từ 1976 đến 1977, Shambala in lại sách 4 lần. Quality Book in lại 1 lần năm 1977. Bantam từ 77 đến 84 in lại tất cả 9 lần.
Fritjof Capra viết rằng khoảng năm 1970, một hôm ông ngồi ngoài bãi biển đã chứng kiến thấy vũ trụ chuyển hóa trong ông và quanh mình ông, như một vũ điệu vũ trụ. Ông thấy cát, đá, nước và không khí là những phân tử, nguyên tử rung động, va chạm lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tiêu diệt lẫn nhau. Ngoài ra còn thấy những luồng vũ trụ tuyến thường xuyên phả qua làn không khí, gây nên những va chạm, những sự hủy diệt lẫn nhau. Trước đây, ông chỉ biết chuyện này trên lý thuyết, trên toán học. Bây giờ ông mới thấy thế giới quanh ông và trong thân thể ông nhảy nhót theo nhịp điệu vũ trụ. Ông cảm động đến rơi lệ và ghi chép những cảm giác ông có được xuống giấy tờ. [1]
Ông không những là một khoa học gia mà còn mê say triết học và huyền học Ái Châu. Ông càng ngày càng nhìn thấy rõ sự tương đồng giữa những cái nhìn của các nhà huyền học Bà La Môn, Phật giáo, Kinh Dịch và Lão giáo với những khám phá mới nhất của khoa Vật Lý Lượng tử (Quantum Physics) hiện đại. Ôïng chủ trương vạn vật trong vũ trụ này đồng thể và hỗ tương ảnh hưởng lẫn nhau (The unity of all things and mutual interrelation of all things). Bản thể rốt ráo ấy của Vũ trụ, Bà la Môn gọi là Brahman, Phật giáo gọi là Dharmakaya, Tathata hay Suchness (Pháp thân, Chân Như), Lão giáo gọi là Đạo.
Khoa học hiện đại cũng chủ trương y thức như vậy.[2]
Ông đã dành cả một chương The Unity of all things để bàn về Vạn vật nhất thể. Ông nhận định đại khái rằng trong đời sống bình thường, con người không biết rằng vạn vật là nhất thể mà cho rằng vũ trụ này có nhiều sự vật khác nhau, có nhiều chuyện khác nhau. Sự phân biệt này tuy cần cho đời sống hằng ngày, nhưng không đúng với thực tại. Sự phân tách này là do sự biện phân sắp xếp của khối óc chúng ta mà thôi. Tưởng rằng vũ trụ này sai biệt lẫn nhau, và có nhiều biến cố khác nhau là chuyện huyễn vọng (illusion, maya).
Đạo Bà La Môn và đạo Phật cho rằng huyễn vọng đó sinh ra là do Vô minh (Avidya) hay là sự dốt nát (ignorance) của ta. Khi con người biết định tĩnh (Samadhi), sẽ tìm thấy sự nhất quán của vũ trụ.
Sự nhất quán của vũ trụ là đặc điểm của các nhà huyền học, và cũng là sự mặc khải của khoa vật lý học hiện đại. Càng đi sâu vào lòng nguyên tử, vào đáy lòng vật chất, ta càng thấy điều đó hiện ra. Càng sánh Khoa học hiện đại với triết học Á Đông ta càng thấy vạn vật là nhất thể, và vũ trụ này có liên quan mật thiết với nhau.[3] Ông trình bày vấn đề trên rất khéo léo.
Trước tiên, ông trình bày cái nhìn của khoa học hiện đại.
Sau đó ông trình bày cái nhìn tương tự của Bà La Môn, của Phật Giáo, của Trung Hoa, của Kinh Dịch, của Lão Giáo, của Zen.
Tiếp đến, ông cho thấy những điểm tương đồng về Nhất thể, về Siêu xuất âm Dương, về Không gian Thời gian, về Vũ trụ sinh động, về Sắc Không, về Vũ điệu vũ trụ v.v...
Đại khái ông cho rằng vũ trụ này là nhất thể. Chỉ nhìn thấy mâu thuẫn là cái nhìn phiến diện. Không gian và thời gian là một, không thể tách rời nhau. Vũ trụ này biến thiên, chuyển động chứ không phải ù lì, chết chóc, rời rạc. Sắc không là một; và tất cả chúng ta đều đang nhảy múa trong một vũ điệu có lớp lang tiết tấu của vũ trụ; ông đi đến một cái nhìn chung như vậy dĩ nhiên vì ông vừa là một nhà huyền học (Mystic) vừa là một nhà khoa học.
. . .
Khoa học hiện đại
http://nhantu.net/TrietHoc/VVDNT/VVDNT18.htm
Xưa nay, nhiều người thường cho rằng Khoa Học có cái nhìn khác biệt với các nhà Huyền học, Đạo học. Đã đành, không phải là các khoa học gia đều có cùng một đường lối như nhau, nhưng cũng đã có những khoa học gia chứng minh được rằng các nhà huyền học (Mystics) và khoa học gia đã nhận ra rằng Vũ trụ này có một bản thể duy nhất. Người đã làm được chuyện này là nhà vật lý Fritjof Capra. Năm 1976, ông cho in quyển The Tao of the physics. Sách này đã được nhiều nhà xuất bản in lại. Mới đầu là nhà xuất bản Shambala, rồi đến Quality Book Club rồi đến Bantam Edition. Từ 1976 đến 1977, Shambala in lại sách 4 lần. Quality Book in lại 1 lần năm 1977. Bantam từ 77 đến 84 in lại tất cả 9 lần.
Fritjof Capra viết rằng khoảng năm 1970, một hôm ông ngồi ngoài bãi biển đã chứng kiến thấy vũ trụ chuyển hóa trong ông và quanh mình ông, như một vũ điệu vũ trụ. Ông thấy cát, đá, nước và không khí là những phân tử, nguyên tử rung động, va chạm lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tiêu diệt lẫn nhau. Ngoài ra còn thấy những luồng vũ trụ tuyến thường xuyên phả qua làn không khí, gây nên những va chạm, những sự hủy diệt lẫn nhau. Trước đây, ông chỉ biết chuyện này trên lý thuyết, trên toán học. Bây giờ ông mới thấy thế giới quanh ông và trong thân thể ông nhảy nhót theo nhịp điệu vũ trụ. Ông cảm động đến rơi lệ và ghi chép những cảm giác ông có được xuống giấy tờ. [1]
Ông không những là một khoa học gia mà còn mê say triết học và huyền học Ái Châu. Ông càng ngày càng nhìn thấy rõ sự tương đồng giữa những cái nhìn của các nhà huyền học Bà La Môn, Phật giáo, Kinh Dịch và Lão giáo với những khám phá mới nhất của khoa Vật Lý Lượng tử (Quantum Physics) hiện đại. Ôïng chủ trương vạn vật trong vũ trụ này đồng thể và hỗ tương ảnh hưởng lẫn nhau (The unity of all things and mutual interrelation of all things). Bản thể rốt ráo ấy của Vũ trụ, Bà la Môn gọi là Brahman, Phật giáo gọi là Dharmakaya, Tathata hay Suchness (Pháp thân, Chân Như), Lão giáo gọi là Đạo.
Khoa học hiện đại cũng chủ trương y thức như vậy.[2]
Ông đã dành cả một chương The Unity of all things để bàn về Vạn vật nhất thể. Ông nhận định đại khái rằng trong đời sống bình thường, con người không biết rằng vạn vật là nhất thể mà cho rằng vũ trụ này có nhiều sự vật khác nhau, có nhiều chuyện khác nhau. Sự phân biệt này tuy cần cho đời sống hằng ngày, nhưng không đúng với thực tại. Sự phân tách này là do sự biện phân sắp xếp của khối óc chúng ta mà thôi. Tưởng rằng vũ trụ này sai biệt lẫn nhau, và có nhiều biến cố khác nhau là chuyện huyễn vọng (illusion, maya).
Đạo Bà La Môn và đạo Phật cho rằng huyễn vọng đó sinh ra là do Vô minh (Avidya) hay là sự dốt nát (ignorance) của ta. Khi con người biết định tĩnh (Samadhi), sẽ tìm thấy sự nhất quán của vũ trụ.
Sự nhất quán của vũ trụ là đặc điểm của các nhà huyền học, và cũng là sự mặc khải của khoa vật lý học hiện đại. Càng đi sâu vào lòng nguyên tử, vào đáy lòng vật chất, ta càng thấy điều đó hiện ra. Càng sánh Khoa học hiện đại với triết học Á Đông ta càng thấy vạn vật là nhất thể, và vũ trụ này có liên quan mật thiết với nhau.[3] Ông trình bày vấn đề trên rất khéo léo.
Trước tiên, ông trình bày cái nhìn của khoa học hiện đại.
Sau đó ông trình bày cái nhìn tương tự của Bà La Môn, của Phật Giáo, của Trung Hoa, của Kinh Dịch, của Lão Giáo, của Zen.
Tiếp đến, ông cho thấy những điểm tương đồng về Nhất thể, về Siêu xuất âm Dương, về Không gian Thời gian, về Vũ trụ sinh động, về Sắc Không, về Vũ điệu vũ trụ v.v...
Đại khái ông cho rằng vũ trụ này là nhất thể. Chỉ nhìn thấy mâu thuẫn là cái nhìn phiến diện. Không gian và thời gian là một, không thể tách rời nhau. Vũ trụ này biến thiên, chuyển động chứ không phải ù lì, chết chóc, rời rạc. Sắc không là một; và tất cả chúng ta đều đang nhảy múa trong một vũ điệu có lớp lang tiết tấu của vũ trụ; ông đi đến một cái nhìn chung như vậy dĩ nhiên vì ông vừa là một nhà huyền học (Mystic) vừa là một nhà khoa học.
. . .
Khoa học hiện đại
Ba chục năm đầu
thế kỷ XX, đã hoàn toàn thay đổi cái nhìn của Vật lý. Người ta tìm ra
được Thuyết
tương đối, và
Vật lý
nguyên tử.
Hai sự kiện này đã phá tan nhãn quan của Newton.
Ngày nay không
còn không gian và thời gian tuyệt đối nữa, không còn có những hạt nguyên
tử riêng rẽ nữa, không còn nói được rằng vật chất hữu hình được khiên
dẫn bằng những nguyên nhân cố định, không còn nói được rằng có thể biết
thế giới một cách khách quan. Vật lý học mới không chấp nhận cái nhìn
trên nữa.
Người có công xây
dựng Vật lý học mới là Albert Einstein (1879–1955). Einstein đưa ra
thuyết Tương đối (Theory of Relativity), và đóng góp vào thuyết lượng tử
(Quantum Theory). Năm 1905, Einstein đưa ra thuyết Tương đối hẹp
(Special theory of Relativity) hợp nhất khoa Cơ Học (Mechanics), và khoa
Điện động lực học (Electrodynamics). ông cũng còn gắn liền thời gian với
không gian, coi thời gian là chiều kích thứ tư của vũ trụ. Einstein cho
rằng vạn sự tùy theo sự đo lường của mỗi người trở nên khác nhau.
Einstein còn cho rằng vật chất là năng lực, theo phương trình E=mc2.
Năm 1915 ông đưa ra thuyết Tương đối rộng (General Theory of
Relativity), và chủ trương sức hấp dẫn có thể làm cong không gian và
thời gian. Như vậy từ nay không còn không gian và thời gian tuyệt đối
của Newton nữa. Từ nay cũng không còn không gian trống rỗng nữa (Empty
space).
Hai bác học tiền
phong khác có công xây dựng khoa Vật lý học lượng tử là Werner
Heisenberg với học thuyết Matrix Mechanics mà ông phát minh ra năm 1925,
và Erwin Schrödinger với học thuyết Wave mechanics của ông. Rồi người ta
tìm ra được quang tuyến X, tìm ra được các chất phóng xạ (Radioactive
substance) và thấy rằng nguyên tử có thể biến hình, và vật chất có thế
thay hình đổi dạng được. Người ta thấy Nguyên tử còn sinh ra được các
tia Alpha, Beta, Gamma. Ernest Rutherford (1871–1927) đã dùng tia Alpha
để bắn phá trong lòng sâu nguyên tử.
Sau đó lại khám
phá thêm rằng nguyên tử được sắp xếp như những hành tinh, và người ta
tìm ra được các định luật về hóa học dựa trên vật lý nguyên tử.
Năm 1920 nhiều
khoa học gia góp sức để tìm ra các định luật đó như Niels Bohr người Đan
Mạch, Louis de Broglie người Pháp, Erwin Schrödinger và Wolfgang người
Áo, Paul Dirac người Anh, Werner Heisenberg người Đức đã chung sức nhau
để tìm ra những định luật trên. Các nhà khoa học trên thấy càng đi vào
lòng vật chất càng thấy vạn vật khó hiểu, và mâu thuẫn. Tại sao ánh sáng
lại vừa là phân tử vừa là ba động. Max Planck (1858–1947) nhận ra rằng
sức nóng chẳng hạn không phả ra đồng đều nhưng từng đợt, mà ông gọi là
những túi Năng lực (Energy packets). Einstein gọi túi năng lực đó là
quantum. Einstein còn cho rằng không cứ gì là ánh sáng mà tất cả điện từ
cũng đều phả năng lực ra như vậy. Thế là chúng ta bắt đầu đi vào Vật Lý
Lượng tử (Quantum Physics). Chúng ta không biết chắc bao giờ Ánh Sáng là
phân tử và khi nào nó là ba động, chỉ đoán chừng được mà thôi. Đó là
Nguyên lý bất định của Heisenberg
[13].
Vật lý lượng tử
như vậy đã phá tan nhãn quan của Newton, và không còn có những vật cứng
cố định, những định luật tất định nữa. Đi vào lòng vũ trụ, lòng vật
chất, nay chỉ còn thấy những ba động, sự vật tương liên tương ứng lẫn
nhau mà thôi. Thuyết lượng tử cho ta thấy bản chất vũ trụ là một, và
không còn có những nguyên tử cố định, những viên gạch căn bản xây nên vũ
trụ. Xưa người ta tưởng Nguyên tử là nhỏ nhất. Té ra không phải vậy.
Nguyên tử còn có Proton, Positron, Electron. Meson, Baryon v.v...
Năm 1935, người
ta tưởng Nguyên tử chỉ có sáu tiểu nguyên tử, đến năm 1955 người ta tìm
ra được 15 tiểu nguyên tử, nay ta đã tìm ra được hơn 200 rồi.
Như vậy trong Vật
lý hiện đại, vũ trụ này được coi là cái gì linh động, là cái gì toàn
khối, toàn bích, và người quan sát không tách mình ra ngoài nó được. Từ
nay không còn không gian, thời gian riêng rẽ, không còn sự vật riêng rẽ.
Cái nhìn trên rất giống cái nhìn của các Đạo gia Á Châu. Sau khi chứng
minh đại loại như vậy rồi, ta đã thấy Capra đi vào chi tiết để chứng
minh.
Tóm lại, vật lý
học lượng tử chủ trương hoàn toàn ngược lại với Vật lý cổ điển Newton.
Nó chủ trương:
1. Không làm gì
có những nguyên tử vững chắc cố định, mà nay chỉ còn có những ba động có
thể xảy ra.
2. Không có những
định luật tất định như trong Vật lý Newton, nhưng trong thế giới Vật lý
lương tử, vẫn có tự do.
3. Không làm gì
có thế giới khách quan không cần đến người quan sát. Nhưng trong vật lý
lượng tử, vật bị quan sát bao giờ cũng liên quan đến người quan sát.
4. Cái thế giới
vạn thù của Newton đã bị vượt qua, và trong vật lý lượng tử, tất cả đều
là một.
5. Vật lý học
Newton, chỉ có giá trị cho cái thế giới hình tướng bên ngoài. Còn vật lý
lượng tử thì đi sâu vào lòng nguyên tử, lòng vật chất.[14]
Như vậy, Vật lý
học Newton nhìn thấy Vạn, và đã đi từ Nhất đến Vạn, Còn Vật lý Lượng tử
nhìn thấy Nhất, và đã đi từ Vạn về Nhất. Nhìn thấy Vạn thời ai cũng làm
được, nhưng nhìn thấy Nhất xưa nay thực không mấy ai.
Về phía Đạo Giáo chỉ có một số Đạo Gia
thượng thặng mới nhìn thấy Nhất.
Về
phía Khoa Học gia,
ta thấy phải có nhiều người hợp lại mới tìm ra được Nhất. Ta thấy chỉ có
một số khoa học gia thượng thặng như Einstein, Max Plank, Werner
Heisenberg, Schrödinger, Rutherford, Niels Bohr, Louis De Broglie,
Eugene Wigner, Fritjof Capra v.v... mới làm nổi chuyện này. Werner
Heisenberg khi quyết tâm từ giã Vật Lý Newton để đi tìm con đường vào
khoa Vật lý lượng tử đã ví mình như Kha Luân Bố đi tìm Tân Thế Giới. ông
viết đại khái rằng: Cái hay của Kha Luân Bố chính là vì đã dám rời bỏ
vùng mình đã biết, và giương buồm tiến về phía Tây, vượt xa điểm mà
lương thực đã dự trữ để đủ trở về. Đối với với Khoa học cũng vậy, nếu
muốn tìm ra đất mới, thì không thể nào cứ mãi ở yên trong bến bờ của
những học thuyết sẵn có mà phải chịu liều vọt bước ra đi.[15]
Tôi thấy Capra
hợp nhất được khoa học và đạo học không phải là công lao nhỏ. Nó có thể
giúp cho nhiều học giả tới nay chưa có lập trường sẽ hồi tâm chuyển
hướng.
Vạn vật là một đã
được Eckhart xác định. Eckhart viết: Mọi cái mà con người thấy như là
Vạn thù bên ngoài, thật ra chỉ là một. ở đây, cọng cỏ, gỗ, đá mọi sự đều
là một. Đó là cái gì thâm sâu nhất.[16]
Thảo nào mà Dịch
kinh từ mấy nghìn năm nay đã nói âm Dương tương thôi nhi sinh biến hóa.
Và âm Dương luôn biến từ cái này sang cái kia, không có gì là cố định:
rốt ráo chỉ còn có Hư Vô, Không Tịch.
Niels Bohr đã
nhận Hình Thái cực làm phù hiệu của ông, và công nhận rằng Contraria
sunt complementaria (Opposites are complementary), tức là không có gì là
mâu thuẫn nhau cả.
Tuy khoa học đã
tìm ra được rằng vạn vật là nhất thể, như không biết được rằng nhất thể
đó là gì. Ngược lại các đạo gia đã thấy rằng nhất thể đó là Thực tại tối
hậu (Ultimate Reality). Người thì gọi đó là Brahman, là Chân Như, là
Pháp Thân, và Đạo, là Trời. Eckhart gọi đó là Thần của Hồn (The Spirit
of the Soul); Hugh of St. Victor gọi là Mũi nhọn tâm hồn (Acumen
mentis), Thánh Teresa of Avila gọi đó là Tâm Điểm linh hồn (Center of
the Soul); thánh Jerome gọi đó là Tàn lửa linh hồn (Spark of the Soul);
Upanishads gọi đó là Atman (Thou art that; it is Atman (Self) which is
Brahman. Ấn Độ cũng còn gọi đó là Khí Prana, hay Purusha, hay Atman hay
Brahman v.v... Như vậy Prana cũng tương đương với chữ Thần (Spirit, hay
Pneuma). Tuy nhiên các đạo gia đều đồng thanh cho rằng cái thực tại tối
hậu ấy hay con người tối hậu ấy, ta phải tìm cho ra ngay trong tâm thần
của ta, bằng Thiền định, bằng Yoga hay bằng Kundalini. Phương tiện không
quan trọng. Điều quan trọng là cái hiểu biết rốt ráo của mình.[17]
Ta phải biết
chúng ta ai cũng có 2 phần:
Một phần hằng
cửu, bất biến. Đó là Bản thể chúng ta (Noumenon, Essence).
Một phần là biến
thiên, vô thường, vô định. Đó là tất cả những hiện tượng biến thiên
trong ta (Phenomenon, Accidents). Bản thể vĩnh cửu là Niết bàn. Ảo hóa
biến thiên là Luân hồi, sinh tử.
Chúng ta phải
biết dùng đời chúng ta, dùng mọi khả năng biến hóa cúa chúng ta, để mà
thoát khỏi vòng luân hồi ảo ảnh, để mà tìm lại được Chân Nguyên, Chân
thể của Chúng ta, đó là Đạo, là Trời. Ta có thể gọi đó là Phối thiên
(Mystical Union with God), là đạt đạo Yoga (Finding Yoga), là đắc Đạo
(Finding the Tao), hay Giác Ngộ (Enlightenment, hay Self-Realisation).
Trong dĩ vãng đã có vô số người lên tới trình độ này.[18]
Mới hay ta sinh
ra đời không phải là vô mục đích. Rõ ràng là ta phải biết dùng đời ta để
biến thiên, tiến hóa. Chúng ta là những con người Biến Thiên (Becoming)
và Tiến Hóa. Gopi Krishna nói: Chúng ta, bạn cũng như tôi, chúng ta phải
tiến để thực hiện chân ngã chúng ta, để cho tâm hồn ta nhận ra được và
thực hiện được bản thể thần minh của chúng ta...[19]
Ước gì chúng ta
kẻ trước người sau đều bước được vào con đường này. Đó là bổn phận của
mỗi người chúng ta. Không làm được nó kiếp này, sẽ làm trong các kiếp
sau.
Tôi nhớ lời Kinh
Upanishads:
Từ ảo
ảnh xin đưa tôi về thực tại,
Từ tối
tăm xin đưa tôi về ánh sáng,
Từ tử vong,
xin đưa tôi về bất tử.[20]
Đó cũng chính là
nguyện vọng của tôi và của cuốn sách nhỏ bé này.
No comments:
Post a Comment