Nhật Tuấn : 30 THÁNG TƯ – CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ.(em ruột của Nhật Tiến)
http://nhattuan2011.blogspot.com/2013/04/30-thang-tu-chuyen-bay-gio-moi-ke.html
ĐÍNH CHÍNH CỦA NHÀ VĂN NHẬT TIẾN :
Sáng 30 tháng 4
năm 1975, tôi đang ở cuối đường 14 cũ và đầu đường Trường Sơn mới, tức sông A
Vương, tỉnh Quảng Đà (cũ). Lúc đó tôi nghe BBC kể về một bức biếm hoạ đăng trên
báo Mĩ, vẽ ngôi mộ có bia khắc dòng chữ "VNCH" (Việt Nam Cộng Hoà) và
"nơi đây yên nghỉ một quốc gia vừa chết trong tức tưởi".
Tôi cũng nghe đài Sài Gòn đọc tuyên bố buông súng, giao lại
chính quyền của ông Dương văn Minh, sau đó là bài hát Giọt mưa thu của Đặng
Thế Phong - "ngoài hiên gịot mưa thu thánh thót rơi, trời vắng…u buồn…mây
hắt hiu ngừng trôi", lát sau có tiếng người đọc: "Đây là tiếng
nói của Quân Giải phóng khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn" và tôi nghĩ: chiến
tranh đã kết thúc.
Đêm đó nằm trên võng với ánh đèn hạt đậu, tôi ghi sổ tay :
“ Lịch sử dân tộc sang trang mới. Nghệ thuật với “tiếng
lòng” cáo chung . Tiếng nhạc Đặng Thế Phong như tiếng nức nở than khóc một thực
thể vừa trút hơi thở cuối cùng. Đó là tiếng kèn đưa đám chế độ Việt Nam Cộng Hòa , tiếng thở than cuối
cùng, tiếng thở hắt ra của một nền nghệ thuật tự do.
Thôi thế từ nay hết cái buồn mênh mang, hết cái sầu vạn cổ,
hết cái bơ vơ trong cõi vô cùng…Mai tới là những điệu kèn đồng hối hả thúc giục
lao động….Nghệ thuật, nghệ thuật và nghệ thuật…cũng đút tay vào còng..”
Sáng hôm sau xảy chuyện :
“ Bên trạm giao liên, cô Hoa đẻ non, con mới 15 ngày còn đỏ
hỏn, đã phải ngồi xe tải vượt Trường Sơn ra Bắc. Cô van xin ở lại để mẹ con cứng
cáp. Đâu có được. Cô và đứa con cô là biểu tượng của tội lỗi, của sự mất thanh
danh tiểu đoàn, mất danh dự quân đội.
Lòng tôi như xát muối nhìn cô ẵm con lên xe , ngoái nhìn
phương trời xa, bố đứa bé chưa biết mặt con vẫn đang lặn lội chiến trường.
Cô sẽ về một vùng quê nào đó, ôm con mỏi mắt đợi chờ . Nhưng
cô chờ ai, người đàn ông chỉ sau một lần yêu chớp nhoáng đã lại đi vào lửa đạn.
Mai sau còn sống trở về và liệu lúc đó có còn của cô ?”
10 ngày sau, tôi cùng đại úy Lê Tử Kỳ - sau này là Viện trưởng
Viện thiết kế dầu khí, chạy commăng ca
về Sàigon tìm tới nhà ông anh là nhà văn Nhật Tiến, nhờ báo Thiếu Nhi tôi biết
được địa chỉ 159 Thiệu Trị , cạnh cổng xe lửa số 6.
Vào một buổi chiều, một chiếc xe con quân sự đỗ xịch trước cửa,
hai ông “lính chiến” quân trang quân dụng đầy mình nhảy trên xe xuống gõ cửa ầm
ầm. Xấp nhỏ chạy ra, tôi hét :
“ Mở cửa…cách mạng xét nhà…” .
Ôi chao, ngày đó như thế là chuyện lớn lắm. Tôi vào phòng
khách nhìn thấy hình bố mẹ treo trên tường , yên trí nhà ông anh đây rồi. Tôi
hét :
“ Bố mẹ đâu rồi ?”
Xấp nhỏ sợ xanh mắt, mếu máo :
“ Bố mẹ cháu ở nhà in…”
“ Gọi điện về ngay…”
Lát sau ông Nhật Tiến chạy về. Nhìn thấy hai ông bộ đội lù lù, ông tái mặt. Tôi lại gần ôm lấy ông anh :
“ Em Tuấn đây mà…”
Ông Nhật Tiến đẩy tôi ra :
“ Vâng vâng…mời hai ông ngồi chơi…”
Tới lúc đó ông Nhật Tiến vẫn chưa dám nhận thằng em xa cách
từ năm 1954. Mãi sau khi tôi vào toa lét tắm rửa , mặc bộ pyjama bước ra, hai
anh em mới ôm nhau khóc nức nở.
Chiều hôm đó sau bữa tiệc hàn huyên, tôi mặc quần tây , áo
sơ mi lẻn ra lăng cha Cả tìm … “chị em ta”.
Mãi sau này tôi khó quên được cái cảnh “vui vẻ” trên giường
với cô gái , nhìn vào cánh tủ gương thấy trên chiếc chiếu trải dưới đất đứa bé
gái chừng 3 tuổi đang ngủ mê mệt. Tôi đoán cô gái là vợ lính cộng hòa đã nằm xuống
đâu đó để lại hai mẹ con. Khi chia tay,
cô gái cười buồn :
“ Chắc anh là…bộ đội cụ Hồ ?”
Tôi trợn tròn mắt :
“ Ối trời ôi…sao em đoán hay vậy”
Cô gái lại cười :
“Thì bị hãm trên rừng lâu ngày , riết rồi thành con chó
đói….lính cộng hòa đâu có vậy !”
Tôi phải thưởng thêm cho em một tờ bạc “bác Hồ” nữa.
Tối đó mãi 10 giờ khuya chưa thấy ông em mò về , ông Nhật Tiến
đánh xe hơi đi rà rà dọc đường Võ Tánh, chợt tá hỏa thấy ông em ngồi vỉa hè nói
cười ngả ngớn , vỗ đùi vỗ vế mấy em đứng đường. Ông phóng vội xe đi sợ tôi “mặc
cảm” .
Đêm đó tôi về khuya, ông anh đã “tế nhị” để sẵn trong toa
lét một chai cồn 90 để ông em “tổng vệ sinh”. Tối hôm sau, ngồi uống càphê, hai
anh em bàn chuyện chính trị, thời sự. Ông đưa ra mấy cuốn Mác Lê, mấy cuốn nghị
quyết đại hội đảng coi y tôi ra sao. Tôi bật cười :
“ Thôi ông ơi, những cuốn
này không nhá được đâu, đến tôi cũng còn chịu nữa ông. Tốt hơn hết ông tìm cách
trốn ra nước ngoài . Người tử tế như ông sống sao được với cộng sản ….”
Ôi thôi thôi , thế là bao
nhiêu thu hoạch sau đợt thành ủy Sàigòn tổ chức học tập nghị quyết chính trị cho văn nghệ sĩ Sàigòn trôi sạch.
Thế rồi sau mấy năm nhếch nhác làm nhà giáo,
ông anh tôi mới bước chân xuống tàu di tản
sang Mỹ sau một chuyến đi trên hải đạo kinh hoàng.
30 - 4 - 2013
ĐÍNH CHÍNH CỦA NHÀ VĂN NHẬT TIẾN :
Nhật Tiến: Vài lời đính chính :
Nhân đọc bài “Chuyện
bây Giờ Mới Kể ”, tôi - Nhật Tiến người
trong cuộc - xin được đính chính vài điều như sau :
1) Người mà Nhật Tuấn gặp đầu tiên ở nhà số 159 Thiệu Trị,
Sài Gòn là nhà tôi, Đỗ Phương Khanh, khi ấy đang làm công nhân cho xưởng in
Alpha ở đường Phạm Ngũ Lão Sài Gòn, lúc nhận điện thoại ở nhà gọi báo tin
"có chú Tuấn ở ngòai Bắc vào" thì chạy ngay về gặp Nhật Tuấn. (Tháng
5 -1975, nhiều nhà tư nhân vẫn còn điện thoại).
Hai chị em nhận ra
nhau ngay, qua giọng nói còn ghi nhớ.
Như thế, chuyện “Nhìn thấy hai ông bộ đội ngồi lù lù, ông
tái mặt” là không có.
2) Nhật Tuấn (cùng đại
úy Lê Tử Kỳ) tìm đến nhà ông anh là chuyện thật, lại rất sớm, tức chỉ 10 ngày
sau khi nghe tin quân Giải phóng đã vào Sài Gòn như Nhật Tuấn đã thuật trong
bài. Mà như thế thì lúc đó chưa có Khóa Bồi dưỡng chính trị cho Văn Nghệ Sĩ do
Thành Ủy tổ chức, và câu nhận định của Nhật Tuấn trong bài kể trên :
“Ôi thôi thôi , thế
là bao nhiêu thu hoạch sau đợt thành ủy Sàigòn tổ chức học tập nghị quyết chính
trị cho văn nghệ sĩ Sàigòn trôi sạch.” là hoàn toàn vô căn cứ.
Lớp bồi dưỡng chính
trị này chỉ mở có 2 khóa, Khóa đầu (tôi có tham dự) mãi đến khoảng tháng 6
-1976 mới khai mạc, sau khi chính quyền mới đã ruồng bắt hết các văn nghệ sĩ có
tên trong danh sách cần bắt giữ như Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng
Chương, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sĩ Tế, Dương Nghiễm Mậu, Lý Đại nguyên, Duyên Anh,
Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Minh Đăng Khánh, Lê Xuyên, họa sĩ Chóe…..v...v..cùng rất
đông các nhà văn, nhà thơ, nhà báo khác nữa.
Hơn nữa, dù có theo học
khóa Bồi dưỡng chính trị kể trên, tôi cũng chẳng “thu hoạch” được gì hết nên
làm sao lại đến nỗi “bao nhiêu thu hoạch…
bị trôi sạch”.
Trong nhiều bài viết cũng như 3 cuốn Hành Trình Chữ Nghĩa do
tôi xuất bản trong năm vừa qua, tôi cũng
đã trình bầy nội dung của cái khóa học này. Nhiều độc giả chắc cũng đã biết
sau khi đọc bộ sách này.
3) Sau 30-4 qua các đợt
bắt bớ văn nghệ sĩ và các đợt Sĩ Quan, Công chức cao cấp đi trình diện cải tạo,
tâm trạng mọi người đều rất bất an, ai cũng lo cho số phận của mình, thêm nữa,
đời sống trước mặt cho thấy đầy bấp bênh khốn khó, vậy thì chỉ những kẻ nằm
vùng mới có tâm trạng an vui và tìm sách “Mác, Lê” để đọc. Cá nhân tôi, không thuộc loại người ấy nên
không thể có chuyện “Ông đưa ra mấy cuốn Mác Lê, mấy cuốn nghị quyết đại hội đảng
coi ý tôi ra sao. Tôi bật cười : “ Thôi ông ơi, những cuốn này không nhá được
đâu, đến tôi cũng còn chịu nữa ông. Tốt hơn hết ông tìm cách trốn ra nước
ngoài. Người tử tế như ông sống sao được với cộng sản ….”
Tôi chẳng là cái thớ gì mà có được những cuốn Nghị Quyết của
Đảng để đem khoe ngay sau 10 ngày Nhật Tuấn vào tìm tôi ở Sài Gòn.
Còn về mấy năm sau này, khi nhà in Alpha được cán bộ miền Bắc giao trách nhiệm in lại mấy cuốn sách
Mác, Lênin, tôi được cho mấy cuốn để đọc thì lại là chuyện khác. Quản đốc nhà
in Alpha khi đó là ông Lý Thái Thuận, bạn đồng nghiệp cùng dạy Vật Lý với tôi ở
nhiều tư thục Sài Gòn trước 1975. Chuyện cho sách như thế cũng là điều bình thường,
chứ tôi cũng chẳng bỏ tiền ra mua.
Sự kiện xẩy ra đã gần
40 năm, chuyện nhớ sai cũng là bình thường nhưng cũng xin đính chính để tránh gây ngộ nhận.
Nhật Tiến
California ngày
30-4-2013
No comments:
Post a Comment