". . .
đạo đức giả của người Việt Nam hiện nay đang là chuẩn mực văn hóa.
Người nào không biết giả dối không biết bịa đặt thì người đó không thể
phát triển”. - TS Lương văn Kế .
(TS Kế sinh năm 1954 , từng du
học ở CHLB Đức . Một bài viết ngắn nhưng đã nói lên nhiều vấn đề từ
chính trị , văn hóa , XH và tôn giáo . Ông đã nhận xét đúng về con người VN) .
"(GDVN) - Theo TSKH Lương Văn Kế (khoa Quốc tế, ĐH KHXH&NV Hà Nội),
ông đồng tình với quan điểm của những nhà nghiên cứu xã hội học khi cho
rằng, đạo đức giả của người Việt Nam hiện nay đang là chuẩn mực văn
hóa. Người nào không biết giả dối, không biết bịa đặt thì không thể phát
triển.
TSKH Lương Văn Kế cho rằng: Nếu con người có ý thức về bản
thân mình chắc chắn sẽ có lòng tham. Trước hết làm việc gì họ phải nghĩ
xem mình có tồn tại được không bởi anh không biết yêu bản thân mình làm
sao biết yêu thương người khác?
Quá trình trưởng thành của con người
là mối tương tác giữa cá nhân và cộng đồng, giữa mình và người khác.
Khi biết thương bản thân, họ sẽ biết đặt cương vị của mình vào người
khác và thấy người đó khổ thế nào thì khi đó, con người sẽ thương lại
đồng loại. Trước mối tương quan như vậy lòng tham sẽ bị dẹp bỏ và nhường
lại lợi ích cho cộng đồng hay của những người khác.
TSKH Lương Văn
Kế dẫn chứng: “Trong hầu hết tất cả các tôn giáo đều có những lời răn
dạy chúng ta từ bỏ tham sân si, triệt tiêu được lòng tham. Lòng tham là
cái tự thân, cái bản năng có sẵn trong mỗi con người. Hai đứa trẻ sinh
ra, đứa này được mẹ cho bú còn đứa kia không được cũng đã nảy sinh sự đố
kỵ và đó cũng là lòng tham”.
TSKH Lương Văn Kế: Người nào không biết giả dối, không biết bịa đặt thì không thể phát triển.
Theo ông, chính đặc điểm về văn hóa, về thể chế sẽ giúp cho con người
giảm bớt lòng tham và điều tiết được cái đó con người có trách nhiệm hơn
với cộng đồng hay nói cách khác là điều tiết lợi ích cá nhân và cộng
đồng.
Ông cho rằng, lòng tham trong nhiều trường hợp là động lực cực
kỳ mạnh mẽ cho sự phát triển. Trong tôn giáo thế giới, đạo Tin lành,
một chi phái lớn sinh ra từ thế kỷ 16, thoát thai từ đạo Thiên chúa.
Tinh thần cơ bản là đánh vào ý thức chuộc lợi và ham muốn làm giàu vật
chất của con người, đặc biệt là những nhà tư bản.
Họ cổ vũ cho quá
trình làm giàu ấy nhưng làm giàu bằng con đường chân chính, bằng lao
động sáng tạo. Lao động ở đây không chỉ là cá nhân con người lao động mà
đồng tiền cũng phải lao động. Sức lao động của con người, của đồng
tiền, đồng vốn không lúc nào được đứng im mà phải luôn ‘cựa quậy’, phải
sinh sôi nảy nở. Nếu anh để cho đồng tiền nằm im, không tái sản xuất,
không tạo ra lợi nhuận thì coi như đồng tiền chết. Con người không lao
động, không chăm chỉ, không tiếp tục hoạt động suốt cuộc đời thì đó là
con người chết. Chúa chỉ ban phước lành cho những người nào mà bản thân
anh ta lao động không ngừng và đồng tiền của anh ta cũng sinh sôi nảy nở
không ngừng.
Đạo Tin lành cho rằng, những người càng làm giàu cho
bản thân mình, cho xã hội nhiều bao nhiều thì người đó lại gần chúa bấy
nhiều và được chúa che chở.
Như vậy, Đạo Tin lành đã mở đường cho lòng tham của con người nhưng họ biết điều tiết bằng đạo đức xã hội.
Hiện nay chúng ta thấy một loạt những nhà tỉ phú thế giới, họ có hàng
chục tỉ đô la, họ có thể mua vài cái máy bay, vài cái ô tô cũng không
hết số tiền đó nên họ tiếp tục dùng tiền để tái đầu tư cho xã hội. Họ
giác ngộ được rất rõ, của cải họ đã làm ra và giờ họ đầu tư lại cho xã
hội. Với những nhà tư bản, đấy mới là những vụ đầu tư có giá trị nhất
của cuộc đời.
Trở lại đề tài lòng tham đang hiện hữu ở không ít
người Việt Nam như các nhà nghiên cứu, các vị giáo sư... đã phân tích
trước đó, TSKH Lương Văn Kế nhận xét: “Hiện nay xét trên diện rộng, lòng
tham của con người vô cùng khủng khiếp, không loại trừ tầng lớp nào.
Thậm chí chức vụ càng cao lòng tham càng lớn và hậu quả để lại cho xã
hội rất ghê gớm”.
Ông cho rằng, hầu như tất cả giá trị thang bậc của
Việt Nam hiện nay đều bị xáo trộn giữa phải trái, đúng sai, đen trắng
lẫn lộn. Vì lòng tham người ta có thể dối trá tất cả. Ông nói: “Tôi đồng
tình với quan điểm của những nhà nghiên cứu xã hội học khi cho rằng,
đạo đức giả của người Việt Nam hiện nay đang là chuẩn mực văn hóa. Người
nào không biết giả dối không biết bịa đặt thì người đó không thể phát
triển”.
No comments:
Post a Comment