Tuesday, April 29, 2014

Chức quyền, chức trách và từ chức

Hồng Ngọc
Khi chức vụ nặng về quyền lợi, từ chức là vô cùng hiếm. Từ chức chỉ trở thành hiện tượng bình thường, khi chức vụ mang nặng ý nghĩa trách nhiệm. sự kiện nóng
Chức quyền và chức trách

Nếu coi chính quyền là của nhân dân, thì mỗi chức vụ trong chính quyền đều là được ủy quyền từ nhân dân để quay lại phục vụ nhân dân.



 Mỗi chức vụ gắn với một trách nhiệm, và tương ứng với nó là một quyền lực, có giới hạn, để thực hiện trách nhiệm. Trách nhiệm là nền tảng, và quyền lực chỉ được trao có giới hạn để thực hiện trách nhiệm ấy.

Nhưng quyền lực khi đã được trao (ủy quyền) sẽ tạm thời độc lập với người trao quyền - nhân dân. Khuynh hướng tự nhiên của quyền lực được ủy quyền là tha hóa. "Tha hóa" là từ Hán Việt, nghĩa là "biến thành cái khác". Quyền lực là của nhân dân, được ủy quyền cho quan chức để phục vụ nhân dân, khi tha hóa thì xa rời nhân dân. Nó không còn phục vụ nhân dân nữa, mà phục vụ người cầm quyền: sử dụng quyền để trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm, hoặc sử dụng quyền vượt ra ngoài giới hạn được trao để thỏa mãn khát khao quyền lực. Trường hợp thứ nhất sinh ra tham nhũng, trường hợp thứ hai gọi là lạm quyền. Đó đều là quyền lực bị tha hóa. Trên thực tế, tham nhũng và lạm quyền luôn song hành.

Khi chức vụ chỉ được hiểu bằng ý nghĩa gắn với quyền lực - và tất nhiên, quyền lợi - thì dân gian gọi nó là "chức quyền". Quyền lực khi không được kiểm soát thì đều bị tha hóa, và chức vụ đều được coi là chức quyền.

Những thể chế tốt sẽ tổ chức quá trình giám sát quyền lực được trao. Về nguyên tắc, ai trao quyền thì có quyền giám sát, tức nhân dân có quyền đó. Nhưng nhân dân có quá nhiều việc phải lo, từ mưu sinh đến sự nghiệp, từ gia đình tới giải trí..., không thể ngày ngày soi xét các quan chức làm gì, và họ cũng không có đủ phương tiện và hiểu biết bằng các quan chức trong việc vận hành hệ thống quyền lực, nên không thể giám sát trực tiếp. Vì vậy, nhân dân lại phải ủy quyền cho những đại diện khác để giám sát các quan chức.

Nghị viện (hay quốc hội) được nhân dân trực tiếp bầu ra là một nhánh kiểm soát quyền lực của các quan chức. Nghị viện xây dựng luật pháp, và thông qua các chính sách của chính phủ để kiềm chế, không cho các quan chức muốn làm gì thì làm. Nhưng việc kiểm soát quyền lực của nghị viện đối với chính phủ chỉ thực sự hữu hiệu khi chính phủ đương nhiệm không có khả năng tác động được tới bầu cử, đảm bảo cho các ứng viên nghị viện không phải cầu cạnh các quan chức đương nhiệm; và các nghị viên không tham gia chính phủ. Khi nghị viên cũng đồng thời có chân trong chính quyền, điều khó tránh khỏi là họ sẽ ủng hộ chính phủ mà mình tham dự, thay vì kiểm soát nó.

Tư pháp là nhánh thứ hai. Vì đặc thù nghề nghiệp, các thẩm phán không được lựa chọn bởi nhân dân, mà lại thường được giới thiệu bởi các quan chức. Chỉ là giới thiệu, vì nó phải thông qua nghị viện mới được lựa chọn. Nhưng các quan chức chỉ có quyền cất nhắc (khi có vị trí trống) mà không có quyền bãi miễn các thẩm phán, nhờ vậy cơ quan tư pháp vẫn có quyền độc lập với chính phủ. Người ta có thể chống lại người đã lựa chọn mình, chứ không ai chống lại người có quyền phế truất mình, nếu còn muốn tại vị.
đề nghị phải bổ sung vào Hiến pháp quy định về vấn đề từ chức
 Từ chức là một trong những nội dung được ĐB Trần Thị Quốc Khánh đề nghị bổ sung vào sửa Hiến pháp tại kì họp Quốc hội. Ảnh Minh Thăng
Khi các quan chức phải chịu cảnh "một cổ hai tròng", quyền lực sẽ bị kiểm soát. Thay vào đó, trách nhiệm sẽ được chú trọng. Thước đo để đánh giá một chính phủ, một quan chức có thành công hay không là ở việc họ có thực hiện tốt các trách nhiệm giao phó, dựa trên quyền lực được trao có giới hạn, hay không.

Khi đó, chức vụ sẽ được dân gian gọi là "chức trách". Chức vụ là gắn với trách nhiệm, và quyền lực chỉ được trao để thực hiện trách nhiệm mà thôi.

Từ chức: chức quyền hay chức trách?

Nếu chức vụ có ý nghĩa chức quyền, thì chức vụ gắn với vô số quyền lợi và không bị giám sát. Không có ai tự dưng từ bỏ quyền lợi của mình, trừ khi thế vào đó là quyền lợi còn lớn hơn. Vì vậy, trong các chế độ mà quyền lực không bị giám sát chặt chẽ, cũng chính là các chế độ vẫn bị tố cáo là chuyên chế hay tham nhũng, từ chức là chuyện rất hiếm hoi.

Từ chức chỉ xảy ra một cách bình thường khi chức vụ đồng nghĩa với chức trách. Đó là lý do từ chức còn có cách diễn đạt khác: từ nhiệm. Khi nhiệm vụ được giao gắn với chức vụ đã trao không được hoặc không thể hoàn thành, người ta rời bỏ chức vụ hay rời bỏ trách nhiệm.

Người ta sẵn sàng rời bỏ chức vụ, khi chức vụ không gắn với đặc quyền về chính trị hay đặc lợi về kinh tế.

Thế nhưng, ngay cả khi chức vụ mang ý nghĩa chức trách, và không gắn với đặc quyền đặc lợi, một quan chức cũng không dễ dàng từ chức. Tâm lý con người là không dễ dàng thừa nhận thất bại khi chưa tới đích hay chưa hết thời gian. Và quan chức không dễ dàng thừa nhận mình không hoàn thành nhiệm vụ khi chưa hết nhiệm kỳ.

Nhưng các thể chế dân chủ phát triển không ngồi yên để đợi họ tự giác. Nhiều cơ chế đã được xây dựng để người dân lên tiếng, các thiết chế đảng phái giám sát và cạnh tranh. Ngay trong nội bộ đảng lãnh đạo cũng chịu áp lực đảm bảo vị thế và uy tín cho kì bầu cử kế tiếp...

Tóm lại, từ chức là hệ quả tất yếu trong hệ thống chính trị dân chủ có sự kiểm soát và đối trọng quyền lực. Trong khi các hệ thống phi dân chủ thì đành phải cầu nguyện đến lòng tự trọng của các quan chức. Nhưng khi quyền lực bị tha hóa thì đạo đức cũng tha hóa, lòng tự trọng là điều xa xỉ.

Thursday, April 24, 2014

Văn hóa từ chức

Nguyễn Hưng Quốc
Từ hai năm nay, dư luận dân chúng tại Việt Nam, đặc biệt trên các mạng truyền thông xã hội, chú ý một cách đặc biệt vào Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhiều người công khai lên tiếng kêu gọi bà từ chức với hai lý do chính:
Một, sự bất lực của bà trước những sự thất bại nghiêm trọng của Bộ (ví dụ, việc ngăn chận tham nhũng trong các bệnh viện, các phản ứng vụng về và bất lực trước nạn tiêm nhầm thuốc khiến trẻ em bị chết và gần đây nhất, cách đối phó với dịch sởi làm chết hơn 100 trẻ em và hàng ngàn trẻ em khác đang nằm la liệt trong các bệnh viện, v.v…); hai là, những cách trả lời ngô nghê, thậm chí vô cảm của bà trước sinh mệnh của dân chúng trong phạm vi trách nhiệm của bà.

 

Ai gào la thì mặc, bà vẫn “kiên quyết” không từ chức. Mà, thật ra, không riêng gì bà Kim Tiến. Hầu hết các Bộ trưởng tại Việt Nam, thậm chí, cả chính phủ Việt Nam, kể cả những người đứng ở vị trí cao nhất, từ Tổng bí thư đến Chủ tịch nước và Thủ tướng, từ trước đến nay, dù vẫn phạm vô số sai lầm, nhưng cũng chưa có ai từ chức cả. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lúc đã về hưu, thường than thở là trên thế giới chưa ai làm Thủ tướng lâu như ông và cũng chưa có Thủ tướng nào ít quyền lực như ông; ít đến độ, suốt cả mấy chục năm, ông chưa hề, thực chất là không thể, bãi nhiệm bất cứ một viên chức nào dưới quyền: Đó là công việc của đảng! Vậy mà ông vẫn “cắn răng” cam chịu và tiếp tục ngồi trên ghế Thủ tướng suốt cả 32 năm (1955-1987). Gần đây, Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng cũng nhiều lần than thở y như Phạm Văn Đồng, nhưng ông cũng không từ chức. Có lần, bị tra hỏi, ông đáp: Ông được đảng phân công, do đó, ông phải tiếp tục.

Ở đây, chúng ta thấy có hai vấn đề: Một, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, từ trước đến nay, chỉ có hiện tượng bãi chức hay thuyên chuyển từ chức vụ này sang chức vụ khác chứ chưa hề có hiện tượng từ chức. Hiện tượng nhất định không từ chức này phổ biến đến độ người ta gọi đó là một thứ văn hóa: văn hóa không từ chức, hoặc, diễn tả một cách khác: Việt Nam chưa có cái gọi là văn hóa từ chức. Và hai, trong cơ chế công quyền ở Việt Nam, trách nhiệm của cá nhân hầu như chưa có: Toàn bộ việc quyết định bổ nhiệm hay sa thải đều nằm hết trong tay của đảng. Ngay cả với những người bất tài và bất lực, nếu đảng chưa quyết định thuyên chuyển hay cách chức, người ta vẫn tiếp tục giữ chiếc ghế của mình dù không làm gì cả hoặc nếu làm, làm một cách qua loa, dối dá, vô hiệu quả, bất chấp sự khinh bỉ của dân chúng.

Xin nói về vấn đề thứ hai trước.

Thật ra, ở Tây phương, bất cứ chiếc ghế nào trong chính phủ cũng xuất phát từ việc bổ nhiệm. Người đứng đầu chính phủ (hoặc Tổng thống hoặc Thủ tướng) là do dân chúng bổ nhiệm qua các cuộc bầu cử. Các chức vụ phía dưới đều cho Tổng thống hoặc Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm (có nơi, ví dụ ở Mỹ, với một số chức vụ quan trọng, cần sự chấp thuận của Quốc Hội). Ở cả hai cấp, người ta đều chịu trách nhiệm trước dân chúng và trước đảng của họ. Với tinh thần trách nhiệm ấy, người ta thường từ chức với một trong hai hoặc với cả hai lý do: Một, khi không còn được đảng tín nhiệm; và hai, khi đối diện với nguy cơ mất tín nhiệm của quần chúng. Nếu một quan chức nào đó, vì bất lực hoặc vì một sai phạm nghiêm trọng nào đó có thể gây ảnh hưởng tai hại đối với chính phủ hoặc đảng, họ có thể tự nguyện từ chức hoặc bị cách chức. Hai hình thức từ chức và cách chức có khi chỉ là một: đánh hơi được là sẽ bị cách chức, người ta tự ý xin từ chức trước, hoặc để bảo vệ danh dự của người ấy, thủ lãnh của họ có thể yêu cầu họ từ chức, nếu không, sẽ bị cách chức.

Trong mọi trường hợp, một chính phủ dân chủ bao giờ cũng bị sức ép của dân chúng để phải, một, thực hiện tất cả những gì mình từng hứa hẹn bằng cách tìm kiếm và sử dụng những người tài năng nhất trong mỗi chức vụ; và hai, công minh và nghiêm túc trong việc thưởng phạt để tránh bị dân chúng trừng phạt trong cuộc bầu cử kế tiếp. Trong suốt cả thời gian cầm quyền, bất cứ chính phủ dân chủ nào cũng đều bị theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt của giới truyền thông và đặc biệt, phe đối lập. Trước sức ép và những sự theo dõi ấy, không có sai lầm nào có thể bị bỏ qua; và vì không thể bỏ qua được, người ta chỉ có một trong hai lựa chọn: từ chức hoặc bị cách chức.

Ở Việt Nam, mọi quan chức chỉ chịu trách nhiệm trước đảng chứ không hề chịu trách nhiệm trước dân chúng; và đảng Cộng sản, vì không do dân bầu, nên không hề và cũng không cần chịu trách nhiệm trước dân chúng. Thành ra, từ góc độ cá nhân cũng như từ góc độ tập thể, không ai chịu trách nhiệm với ai cả. Không ai từ chức là vì thế. Người ta chỉ thuyên chuyển công tác. Và việc thuyên chuyển ấy chỉ là việc tái bố trí lực lượng trong nội bộ đảng nên không hiếm trường hợp: một người phạm sai lầm ở chức vụ này được thuyên chuyển sang một chức vụ khác, có khi còn cao hơn hẳn chức vụ cũ. Cho nên việc không từ chức và hiếm bị cách chức ở Việt Nam phản ánh một điều: nhà cầm quyền không cần giữ niềm tin của dân chúng, hay nói cách khác, bất cần dân chúng.


Chính đây là nguyên nhân dẫn đến vấn đề thứ nhất tôi nêu ở trên: Việt Nam chưa có, hoặc không có, văn hóa từ chức. Nói đến văn hóa là nói đến một cái gì sâu xa hơn những hiện tượng vào/ra, lên/xuống những chiếc ghế trong chính phủ. Nó là một nét trong cách suy nghĩ và, từ đó, hành xử của con người. Nó gắn liền với ý niệm về trách nhiệm và danh dự cũng như, rộng hơn, ý niệm về các chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

Thứ nhất, việc thiếu văn hóa từ chức đồng nghĩa với việc thiếu tinh thần trách nhiệm. Đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội nói chung rất tự hào đã sáng chế ra nguyên tắc “làm chủ tập thể” nhưng họ lại không thấy, hoặc thấy nhưng làm ngơ, một mặt trái của nguyên tắc này: cuối cùng không ai chịu trách nhiệm về bất cứ một sai lầm nào cả. Thành công, người ta nhận công lao thuộc về mình; nhưng thất bại, người ta lại đổ hết cho tập thể; có điều, tập thể là một đám đông vô hình và vô cùng mơ hồ và trừu tượng. Đến lượt cái tập thể ấy đổ tội cho… lịch sử hoặc, nói theo chữ của Phạm Thị Hoài, khi bàn về vấn đề trí thức Việt Nam, cho “thằng khách quan” nào đó.

Thứ hai, quan trọng hơn, do thiếu ý thức trách nhiệm, người ta cũng mất hẳn ý thức về danh dự. Mất ý thức về danh dự, người ta cũng mất cả ý thức về sự xấu hổ. Ở Tây phương, khi một chính khách phạm sai lầm, dù rất nhỏ, ví dụ trường hợp Thủ hiến New South Wales Úc, ông Barry O’Farrell, mới đây, đã từ chức vì không khai báo món quà ông nhận được, một chai rượu đỏ hiệu Penfolds Grange trị giá 3000 đô theo luật định. Lỗi, thật ra, không lớn. Người ta có thể tự biện hộ một cách dễ dàng bằng một lý do khá chính đáng: quên. Mà dễ quên thật. Một lãnh tụ cỡ như vậy thường phải dự cả hàng chục cuộc họp mặt và nhận được cả chục món quà đủ loại mỗi tuần. Nhưng ông O’Farrell không sử dụng cách tự bào chữa ấy. Ông quyết định từ chức. Một là để bảo vệ uy tín của chính phủ và của đảng ông. Hai là vì… xấu hổ. Ở Việt Nam, ngược lại, dường như không có một lãnh tụ hay quan chức cao cấp nào có bất cứ một biểu hiện tự xấu hổ nào cả. Bị phê phán hay chửi bới đến mấy, họ cứ trơ ra, chờ thời gian làm mờ nhạt dần, và cuối cùng, mọi người đều quên lãng.

Nhưng khi làm vậy, họ lại xói mòn, nếu không muốn nói là làm sụp đổ, mọi chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Một xã hội bình thường bao giờ cũng có một số chuẩn mực nhất định để căn cứ vào đó người ta đánh giá và phân loại thiện/ác, tốt/xấu, hay/dở, những điều có thể chấp nhận được và những gì không thể chấp nhận. Ngày xưa, suốt cả ngàn năm, người ta viết những câu chuyện có hậu với kết thúc ở hiền gặp lành và ở dữ gặp dữ là vì vậy. Ngay cả ở Tây phương hiện nay, mỗi khi viết về những người thành công, ví dụ các tỉ phú - ở Việt Nam thường gọi là “đại gia” - người ta thường chỉ tập trung vào trí tuệ, tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của họ. Ở Việt Nam thì khác. Nhan nhản trong xã hội là hình ảnh những quan chức bất tài và bất lực, vô trách nhiệm và không có chút tự trọng nào, vẫn cứ ung dung ngồi trên những chiếc ghế cao ngất ngưởng, đi đâu cũng có thảm đỏ, người đưa kẻ đón, không những giàu có mà còn đầy quyền lực. Đối diện với những kẻ như vậy, tất cả những người thông minh, tài năng và cần cù nhưng thật thà, biết xấu hổ, lúc nào cũng muốn giữ gìn nhân cách và nhân phẩm, trở thành những kẻ thất bại, và không chừng, bị dư luận cho là dại dột.

Bởi vậy, trong một ý kiến ngắn đăng trên facebook mới đây, tôi viết:

“Nhiều người thừa nhận: Ở Việt Nam chưa có văn hóa từ chức. Dường như chưa ai phủ nhận hay cãi lại. Nhưng đó chỉ là hiện tượng. Cần lưu ý, đằng sau sự thừa nhận ấy là hai sự thú nhận khác, quan trọng hơn: Một, Việt Nam thiếu một cơ chế thưởng phạt công minh để ngay cả những người bất tài, không xứng đáng hoặc vấp phải những sai lầm nghiêm trọng vẫn tiếp tục ngồi trên những chiếc ghế cao ngất ngưởng hầu tiếp tục phá hoại đất nước. Và hai, Việt Nam thiếu (hoặc đánh mất) một yếu tố cực kỳ cao quý không những đối với cá nhân mà còn đối với cả cộng đồng: lòng tự trọng. Cái thiếu đầu là sự bất toàn về phương diện tổ chức và pháp lý. Cái thiếu sau là sự bất toàn về phương diện văn hóa và đạo đức. Hệ quả của cả hai cái thiếu ấy là sự sụp đổ của các bảng giá trị, hoặc đúng hơn, các chuẩn mực của giá trị. Khi các chuẩn mực bị sụp đổ, người ta - mọi người, bất kể là ai, dù có chức quyền hay không có chức quyền - không còn phân biệt được cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, cái hay và cái dở: Cái hư ở trên, dù muốn hay không, cũng thấm dần xuống dưới. Xã hội, do đó, bị băng hoại tận đáy.”

Nhìn vấn đề như vậy, chúng ta dễ dàng trả lời câu hỏi nhiều người đặt ra: Tại sao xã hội, văn hóa, và đạo đức tại Việt Nam cứ mỗi ngày một băng hoại như vậy?

Câu trả lời: Bao giờ những người lãnh đạo các cấp chưa biết đến văn hóa từ chức, sự băng hoại ấy vẫn sẽ tiếp tục, hơn nữa, càng ngày càng trầm trọng hơn.

NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐỊA-PHƯƠNG-QUÂN TRONG RỪNG TRÀM U-MINH (Lê Bình)

MÙA XUÂN KHÔNG ĐẾN
Dọc hai bờ kinh Cán Gáo thuộc vùng U Minh Hạ, gần một trăm chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa thuộc đại đội Biệt Lập Địa Phương Quân của Tiểu Khu Kiên Giang đã kín đáo di chuyển ra đây trước rạng đông để tránh sự theo dõi và phát giác của giao liên Cộng Sản mà chúng có thể dùng pháo gây thiệt hại trong lúc tập trung như thế.
Đại đội trinh sát này đã được trực thăng đổ xuống U Minh cách đây hơn mười tháng, theo lệnh của Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, phối hợp cùng một số đơn vị bạn, kể cả hai tiểu đoàn của sư đoàn 21, mở chiến dịch “Làm Cỏ U Minh”.
Thoáng nghe danh xưng của chiến dịch, mọi người đều cảm giác ngay một việc vô cùng khó khăn, thậm chí có kẻ bi quan rằng “không thể thực hiện được”. Bởi các yếu tố bất lợi về địa thế sình lầy, lưng đầm, cây cối um tùm mù mịt, sông rạch chi chít, các cánh rừng tràm ngút ngàn tạo thành những lợi thế thiên nhiên cho các căn cứ hậu cần hay các đơn vị Cộng Sản bị quân ta đánh tan kéo về đây dưỡng quân chờ bổ sung. Vậy mà sau hơn năm tháng kể từ ngày ông Tướng Hai Sao nổi tiếng “Tử Thủ An Lộc” phát động, chiến dịch đã thể hiện đúng nghĩa của sự “Làm Cỏ” ấy với các chiến tích vẻ vang:
-Xóa tên hai trung đoàn Cộng Sản gồm đặc công và vũ khí nặng.
-Phá hủy trăm phần trăm hai căn cứ hậu cần gồm công xưỡng chế tạo mìn bẫy, bệnh viện, kho trử gạo, cùng vô số thuốc men và vật dụng.
-Tiêu diệt gọn hai tiểu đoàn Cơ Động Quyết Thắng 1 và 2.
-Cùng một số các đơn vị cấp huyện đội bị quân Việt Nam Cộng Hòa đánh sức gọng, gãy càng khắp nơi vùng 4 về đây nương náo chờ tăng viện.
-Quét sạch mật khu mà Cộng Sản rêu rao là “Vùng Giải Phóng”, bất khả xâm phạm trước đây.
Quân đội ta đã làm chủ hoàn toàn tình hình U Minh, các rào cản Việt Cộng ngăn chận trên kinh Cán Gáo bị các Giang Đoàn Hải Quân phá sạch, giao thông đường thủy từ Kiên Giang xuống đến Vĩnh Thuận (Cà Mau) xuôi ngược tấp nập.
cangao
Cả khu rừng rộng lớn dầy đặc cây cối với các địa danh: Phượng Vĩ, Kinh Chống Mỹ, Trà Hươn, Ngã Bát, Xẻo Kè… một thời được đài Hà Nội huênh hoang là “U Minh Giải Phóng”, nay cả hai vị tướng nỏi tiếng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng xuống tận nơi để thăm viếng, ủy lạo, gắng huy chương cho các đơn vị xuất sắc cũng như kêu gọi đồng bào yên tâm làm ăn sinh sống.
Gần hai tháng nay, đại đội Trinh Sát Địa Phương Quân này có nhiệm vụ mở rộng vùng kiểm soát, đồng thời yểm trợ cho chiến dịch “Y Tế Về Làng”, khám bệnh, chữa bệnh cho đồng bào, cũng như các cơ quan hành chánh địa phương lo củng cố hạ tầng cơ sở vừa chiếm lại được.
Thế rồi, lúc 4 giờ chiều hôm qua, chiếc phi cơ quan sát L.19 mang theo mật lệnh của Bộ chỉ huy hành quân thả xuống bằng một chiếc dù nhỏ màu đỏ thắm, trong đó Đại Tá Thanh ra lệnh cho đại đội này di chuyển ra gần bờ kinh Cán Gáo, chuẩn bị cho “trực thăng bốc” đi thi hành một cuộc hành quân khác. Đó là cách an toàn nhất để VC không thể nghe lén trên hệ thống truyền tin mỗi khi có chỉ thị quan trọng.
Buổi sáng tinh sương thật yên tĩnh đến độ từng giọt sương đêm đọng trên các đuôi lá rơi thành tiếng đồm độp trong vắt. Hoa rừng tràm, đước, vẹt… rơi rụng trong đêm tạo thành màng phấn mỏng vàng nhạt phủ cả mặt sông, là đà phía trên lớp sương mù trắng như mảnh bông gòn khổng lồ lơ lững chưa tan vì hơi lạnh mùa gió Bấc. Xa xa vọng tiếng bìm bịp kêu nước lớn phá tan không khí tĩnh mịt của U Minh, thỉnh thoảng chú chim bói cá với thân hình ngắn gọn màu xanh thẩm với chiếc mỏ vàng cam phóng nhanh xuống mặt nước phẳng lỳ gắp được con cá nhỏ, hớn hở bay lên đậu trên ngọn cây khô bên bờ kênh để lại gợn sóng tròn lan nhanh rồi tan biến.
Bên cạnh những sinh động đó, sáng tinh sương của rừng U Minh hôm nay ngày 24 tháng 12 âm lịch, một nhóm chừng mười quân nhân đang xúm quanh một tấm bản đồ trải lên tấm poncho trên thảm cỏ còn đẩm ướt sương đêm, thỉnh thoảng họ rít từng hơi thuốc rồi kéo cổ áo lên phà khói vào lồng ngực, cho thêm hơi ấm vừa tránh sự phát giác của giao liên. Gần đó vài ba quân nhân mang máy PRC 25 điều chỉnh âm lượng “rè rè” thật nhỏ vừa đủ nghe. Đó là Ban Chỉ Huy của đại đội Trinh Sát Địa Phương Quân. Họ là những chiến sĩ thật trẻ, tất cả đều trạc từ 20 – 26 tuổi đời, bỏ lại sau lưng mái trường, thầy bạn, bút nghiên và một tuổi thanh niên với tương lai sán lạn đang chờ đón, để khoát chiến y cùng ba lô súng đạn, lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi non sông, ý thức bổn phận, trách nhiệm đối với tổ quốc, giờ đây họ chỉ còn bên cạnh là đồng đội thân yêu, trước mặt là kẻ thù, lấy quân trang quân dụng làm những thứ yêu thương chăm sóc. Với họ ánh đén đô thị, ly cà phê đá, bản nhạc tình là một ước vọng xa xôi hiếm có. Bên cạnh những sinh động đó, sáng tinh sương của rừng U Minh hôm nay ngày 24 tháng 12 âm lịch, một nhóm chừng mười quân nhân đang xúm quanh một tấm bản đồ trải lên tấm poncho trên thảm cỏ còn đẩm ướt sương đêm, thỉnh thoảng họ rít từng hơi thuốc rồi kéo cổ áo lên phà khói vào lồng ngực, cho thêm hơi ấm vừa tránh sự phát giác của giao liên. Gần đó vài ba quân nhân mang máy PRC 25 điều chỉnh âm lượng “rè rè” thật nhỏ vừa đủ nghe. Đó là Ban Chỉ Huy của đại đội Trinh Sát Địa Phương Quân. Họ là những chiến sĩ thật trẻ, tất cả đều trạc từ 20 – 26 tuổi đời, bỏ lại sau lưng mái trường, thầy bạn, bút nghiên và một tuổi thanh niên với tương lai sán lạn đang chờ đón, để khoát chiến y cùng ba lô súng đạn, lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi non sông, ý thức bổn phận, trách nhiệm đối với tổ quốc, giờ đây họ chỉ còn bên cạnh là đồng đội thân yêu, trước mặt là kẻ thù, lấy quân trang quân dụng làm những thứ yêu thương chăm sóc. Với họ ánh đén đô thị, ly cà phê đá, bản nhạc tình là một ước vọng xa xôi hiếm có.
Địa Phương Quân, QLVNCH
Địa Phương Quân, QLVNCH
Dù gương mặt đâu đó còn điểm nét thư sinh pha lẫn màu rạm nắng U Minh với bộ quân phục nhăn nhúm mà phèn chua của rừng lá thấp đã nhuộm vàng một phần ba phía dưới, nhưng họ đã thể hiện một điều rõ rệt bằng mọi động tác: đi, đứng, ăn nói rất lính, rất nhà binh, không còn rề rà, nhỏ nhẹ, thư thả của cậu học trò cách đây không lâu. Họ là Thiếu úy Hùng, Đại đội trưởng, sinh viên năm thứ ba Đại Học, xuất thân Trường Bộ Binh Thủ Đức, 24 tuổi đời, 3 năm tuổi lính, được đặc cách lên Thiếu úy lúc ra trường được 6 tháng, khi trung đội anh đánh ngay vào ổ súng cối 61 tịch thu trọn súng đạn, bắt sống 2 hạ sát 6. Sau đó anh làm Đại đội phó với người đàn anh Đại úy Long, Đại đội trưởng.
Với danh xưng Bravo, Thiếu úy Hùng chỉ huy 2 trung đội tác chiến 3 và 4, nhiều lần xin tình nguyện chiếm mục tiêu vì không chờ nổi phi pháo yểm trợ, vả lại sự thiếu hụt đạn dược đã giới hạn còn 8 quả pháo binh cho cấp đại đội mỗi khi chạm địch, nếu muốn được bắn thêm phải chờ lệnh trên chấp thuận, đó là một trong hàng trăm nỗi thương tâm của toàn thể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chịu đựng khi người bạn đồng minh bỏ rơi, đành đoạn cắt mạch sống của quân đội.
Họ đã nhiều lần vừa khẩn thiết vừa hăng hái xin Đại đội trưởng cho tấn công chiếm mục tiêu hơn là nằm chịu để VC bắn tỉa làm thiệt hại đơn vị. Và rốt cuộc mười lần như một, Thiếu úy Hùng đã thắng vẻ vang nhờ các yếu tố:
-Việt Cộng không ngờ phe ta dám tấn công với điều kiện yểm trợ như vậy.
-Việt Cộng chỉ có vài “chốt kiền” chuyên bắn tỉa, bắn sẻ với một ổ súng cộng đồng 12 ly 8 hay một khẩu không giật 57 ly để hù dọa.
-Thêm vào đó, Thiếu úy Hùng luôn luôn hô hào các đồng đội rằng “tụi VC có cái miệng dóc sạo, chúng nó không hơn cái đầu của mình đâu”.
Rồi với phong thái cương quyết và tự tin, Thiếu úy Hùng dỏng dạc:
-Tất cả chuẩn bị việc nhẹ để làm: 4 tác xạ tối đa phủ đầu tụi nó, 3 lựu đạn sẵn sàng xung phong.
Thế là thằng VC nào khôn hồn quăng súng tốc hố chạy bán mạng thì họa may còn sống, thằng nào nổ súng, chỗ đó lên bụi thì ăn ngay trái M.67, nó sẽ về chầu Hồ Chủ Tịch ngay. Các trận Thới Bình, Kinh Chống Mỹ, Ngã Bát, Thúy Liễu, Định An, Hóa Quản… đã chứng minh điều đó.
Có lần Đại úy Long phải cảnh cáo trong máy PRC 25:
-Đm, bất tuân cấp chỉ huy, tao truy tố ra tòa án quân sự, tử hình…
Đại úy Long giận đúng, chỉ vì ông muốn bảo vệ mạng sống của đồng đội mình.
Nhưng hỡi ôi, Thiếu úy Hùng không thể ngồi nhìn tụi VC tỉa từng người lính mình được, vả lại gunship trực thăng được tính từng phút cho mỗi đơn vị, pháo binh thì chắt chiu từng quả một.
Nhờ vào sự gan dạ và quyết tâm, những yếu tố thật đơn giản nhưng then chốt để thành công ở chiến trường. Sau mỗi lần như vậy, Đại úy Long thở phào sung sướng:
-Đm, đánh giặc 14 năm rồi, chưa bao giờ hồi hộp, vậy mà mới 3 năm với Thiếu úy Hùng biết mấy lần lọt tim ra khỏi ngực. Kỳ tới phải chờ cánh Alpha (Đại đội trưởng) lên yểm trợ rồi hãy xung phong nghe ông nội.
Thiếu úy Hùng cười mỉm : -Tuân lệnh, Alpha.
Trận chót mà Đại úy Long giả từ vũ khí khi bị thương nặng, ra loại II vĩnh viễn, Thiếu úy Hùng đã áp dụng chiến thuật thật liều lĩnh mà ngày được đi thăm Alpha Long ở quân y viện cắt bỏ chân phải tới đầu gối, hai thầy trò tâm tình qua chai bia “trâu”. Đại úy Long nói trong đau xót:
-Đm, tao mất một chân đéo tiếc gì, biết bao bạn bè, đồng đội ngã gục, chỉ thương cho tụi mày ở lại dánh với tụi nó mà đạn dược yểm trợ thế này, tụi mày chịu sao nổi.
Thiếu úy Hùng cả quyết:
-Alpha đừng lo, chiến thuật kỳ rồi mình thắng thì đàn em còn bồi cho tụi nó nhiều màn khác ngặt hơn nữa.
Trận vừa qua, đại đội họ bị một trung đoàn VC vây chặt và nhất định dứt điểm trong đêm. Lúc 3 giờ chiều được tin Gunship sắp đến, Thiếu úy Hùng sang tầng số giải tỏa III (tối mật) để nói chuyện với Đại úy Long với ý định táo bạo. Cánh Alpha dánh cầm chừng, giả như kinh hoảng gọi cấp trên la ơi ới trong hệ thống truyền tin, còn cánh Bravo của Thiếu úy Hùng bỏ tất cả ba lô cuốc xẻng, soong nồi lại, lo cố phá vòng vây – Đó là một chuyện khó – Đã vậy, khi lộn ra được, Thiếu úy Hùng dẫn hai trung đội dốc toàn hỏa lực dánh bọc hậu sau lưng Bộ chỉ huy trung đoàn Việt Cộng. Cùng lúc cánh Alpha bỏ mặc vòng vây sau lưng cho 2 Gunship vừa đến ngăn chận, dốc toàn lực đánh trực diện vào Bộ chỉ huy địch tạo thành thế trong đánh ra ngoài ập vô mà họ gọi nôm na là “thế bánh kẹp”, ép nát Bộ chỉ huy trung đoàn Việt Cộng.
Chiến thắng vẻ vang bất ngờ đến độ Đại Tá Thanh chỉ huy chiến trường vừa phát cáu vừa hết hồn:
-ĐM, đánh giặc vô kỷ luật, tao nhốt không ngày ra.
Số là khi 2 Gunship lên vùng, Đại Tá Thanh cần ra chỉ thị để tháo gỡ vòng vây gấp và triệt thoái vì 2 Gunship chỉ bao vùng cho đại đội 20 phút thôi. Thế mà trên tầng số Không lục ông kêu la om sòm, cả Đại đội trưởng và Đại đội phó lo thực hiện kế hoạch riêng không còn một giây phút nào để trả lời với Đại Tá Thanh, mặc cho âm thoại viên muốn nói sao với Đại Tá tùy tiện.
Có lúc ông la ầm trong máy:
-ĐM, Alpha mày đâu, Bravo mày đâu trình diện ngay.
5 giờ 45 chiều, ông đã đáp trực thăng chỉ huy C&C xuống tại mặt trận còn ngút khói, xác Cộng Quân la liệt, tịch thu rất nhiều vũ khí cá nhân và cộng đồng, ông đã cho đại đội Trinh Sát của trung đoàn 33 sư đoàn 21 đổ xuống tiếp ứng để thu dọn chiến trường và truy kích trong đêm. Trực thăng “Hồng Điểu” đã vận chuyển thi hài 14 chiến sĩ hy sinh và 8 chiến sĩ bị thương trong đó có 2 sĩ quan trọng thương là Đại úy Long và Chuẩn úy Đức mới ra trường 4 tháng.
Ngưỡng phục và sung sướng, Đại Tá Thanh đứng chào thật lâu chiếc trực thăng tải thương, rồi bắt tay Thiếu úy Hùng:
-Em ráng lên , xuất sắc lắm, đáng nêu gương cho các đơn vị đàn anh. Kể từ giờ phút này em là Đại đội trưởng, tìm một sĩ quan Trung đội trưởng nào khá đưa lên làm Đại đội phó, trình cho qua rồi qua sẽ lệnh cho Phòng I Tiểu khu làm sự vụ lệnh chính thức sau. Qua sẽ theo dõi và yểm trợ tối đa cho tụi em. Ông đoạn vỗ vai thân mật cùng Thiếu úy Hùng rồi lên trực thăng C&C tiếp tục thanh sát mặt trận.
Dù khẩu lệnh của Đại Tá Thanh đặc cách Thiếu úy Hùng Đại đội trưởng, nhưng Hùng không thấy gì khác biệt. Với bao bận rộn, vừa liên miên điều động chuẩn bị phòng thủ đêm, vừa xót xa chia xẻ với các chiến sĩ thương binh vừa được tản đi, rồi cũng đau đớn chào tiển biệt từng đồng đội vị quốc vong thân, trên khuôn mặt đằm đằm căm hận, dòng lệ tuông chảy theo từng lần chào biệt.
Khi chiếc trực thăng tản thương sau cùng cất cánh, Thiếu úy Hùng ra lệnh cho Thượng sĩ Thạch, thường vụ đại đội:
-Anh cùng Thiếu úy Nam và các trung đội trưởng 1, 2, 3, 4 lo phòng thủ đêm nay.
Quay sang Trung sĩ Rạng, Tiểu đội trưởng Thám báo:
-Anh chuẩn bị đạn dược , nhất là lựu đạn, cùng tôi đi truy kích ngay.
Trung sĩ Rạng ngần ngại:
-Sẵn sàng, nhưng Alpha nên bỏ bụng chút gì đã, gần 6 giờ rồi.
Thiếu úy Hùng nghiến răng nhìn xa:
-14 anh em hy sinh thì phải bắt sống 14 thằng Việt Cộng về đây.
Dứt lời, Hùng xoay qua Thượng sĩ Thạch gỡ lấy thêm hai quả lựu đạn móc lên dây ba chạt của mình rồi chỉ thị:
-Truyền tin nội bộ và không lục theo tôi, còn lại theo Thiếu úy Nam và Thượng sĩ Thạch.
Thượng sĩ Thạch, thường vụ đại đội với 16 năm lính, chỉ biết lắc đầu khâm phục.
-Tuân lệnh, Alpha yên chí. Cẩn thận tụi nó còn lẩn trốn nhiều đấy.
Thiếu úy Hùng như không nghe lời ân cần đó, xoay người chụp lấy ông liên hợp tầng số không lục liên lạc với đại đội Trinh Sát 33:
-Tango đây Hồng Hà.
Đại đội trưởng Trinh Sát 33:
-Hồng Hà đây Tango, nghe. Chia buồn cùng mấy kilo của bạn, mình đang hốt nó gấp trước khi tối trời đây “Quan Một”.
Trung úy Phan, Đại đội trưởng Trinh Sát 33, dân võ bị Đà Lạt mến mộ sự gan dạ cũng như lối đánh bạt mạng của Thiếu úy Hùng nên thường dùng danh xưng quý mến gọi Thiếu úy Hùng là “Quan Một”.
Thiếu úy Hùng vừa hối hả tiểu đội Thám báo của mình, vừa trả lời:
-Tango né qua bên phải, tôi dẫn Thanh bạch (Thám báo) lên hốt tiếp với huynh trưởng đây.
Tango ngỡ ngàng:,p> -ĐM, vừa thôi ông nội, đánh nhừ tử chưa đủ sao, quay lại lo cho mấy đứa con “ô” đêm lấy sức. Tao hốt tụi nó đêm nay, sáng mai lôi về cho “Quan Một” trả thù, OK?
-Cám ơn huynh trưởng, nhưng tôi sắp lên ngang rồi đó, sẽ khai hỏa M 60 bên sườn trái OK.
Trung úy Phan vừa yêu thương vừa kính phục:
-OK, tao đánh hai mặt giáp công cho tụi nó què sụi, rồi dí qua “Quan Một” trói OK.
Đấy những đối thoại gan dạ, táo bạo, hùng dũng của các sĩ quan trẻ Bộ Binh, họ không bao giờ nao núng trước hỏa lực Cộng Sản dù có hơn họ gấp bội lần. Họ đang thể hiên đúng nghĩa của Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm và sẵn sàng hy sinh.
Với họ, thật đơn giản: thi hành lệnh cấp trên, chu toàn bổn phận trách nhiệm, hy sinh cho đồng đội, cho huynh đệ chi binh, họ quên cả những gần gủi yêu thương nhất của cuộc đời là cha mẹ, vợ con… đừng nói tới tiền tài danh vọng. Máu thịt họ đổ ra trên cánh đồng, trong rừng sâu nước độc, thân xác họ gục ngã trên những bờ lau sậy đầy rắn rết, đĩa vắt… những nơi mà người dân thành thị rùng mình kinh sợ khi nghe đến địa danh.
Mặc dầu sự vắng bóng người đàn anh dày dạn kinh nghiệm chiến trường, Thiếu úy Hùng rất buồn bã vừa gánh thêm trách nhiệm nặng nề của đơn vị, nhưng tinh thần chiến đấu, lòng tự tin quyết thắng vẫn không suy giảm.
Chiều nay nhận được mật lệnh, nghiền ngẫm đọc xong, xếp làm tư nhét vào túi áo trước khi ngồi vào bàn ăn được kê bằng hai thùng lựu đạn, Thiếu Úy Hùng nhìn thẳng mặt Thiếu úy Nam, người sĩ quan Đại đội phó, kém Hùng một tuổi đời cũng như một tuổi lính.
-Nam mầy chuẩn bị đi phép về thăm gia đình, sáng mai có trực thăng về Rạch Sỏi.
Thật ra, Thiếu úy Lê Quốc Nam đã có giấy đi phép 15 ngày từ 3 hôm nay, nhưng Nam đã quyết định ở lại vì Đại úy Long bị thương nặng trận vừa rồi và bây giờ với mật lệnh cho một cuộc hành quân đặc biệt sắp tới, Nam không đành lòng nào đi phép, mặc dầu hơn năm nay chưa lần nào gặp lại mẹ và đứa em trai, riêng mẹ Nam đang bị bệnh nặng. Nam vẫn biết rằng với 15 ngày phép để chăm sóc, gần gủi mẹ trong dịp Tết Nguyên Đán là một nguồn an ủi và hạnh phúc vô tận cho mẹ mình. Nhưng nhìn lại đơn vị sau một trận đánh gần 20 chiến sĩ hy sinh và trọng thương, Nam vừa đưa chén cơm ng bốc khói cho Thiếu úy Hùng, và tươi cười:
-OK Alpha, nhưng năm dài chịu được thì sá gì vài ngày nữa sau cuộc hành quân này có muộn gì đâu.
Thiếu úy Hùng nhìn Thiếu úy Nam thoáng ngỡ ngàng lượm giọng:
-Nếu mày nhất định vậy thì trong suốt cuộc hành quân này, cánh Bravo chỉ làm “trừ bị” thôi, OK.
Thiếu úy Nam vẫn tươi cười gật gù, rồi cả hai ăn vội cho qua bữa để còn bàn luận việc di chuyển ra bờ kinh Cán Gáo khuya nay và chuẩn bị cho trực thăng vận sáng mai.
Bốn chiếc trực thăng chở đầy binh sĩ thuộc đại đội Biệt Lập Địa Phương Quân do Thiếu úy Hùng Đại đội trưởng và Thiếu úy Nam Đại đội phó chỉ huy vừa nhấc bổng lên là đợt đầu chuyển quân theo lênh của Đại Tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 33 Sư đoàn 21.. Với ý định đưa đại đội Trinh Sát Địa Phương Quân này về vùng Hà Tiên thực hiện chiến thuật cầm chân một trung đoàn Việt Cộng có pháo và phòng không đang ẩn núp bên sườn núi Trầu quận Kiên Lương. Làm một tư lệnh chiến trường, Đại Tá Thanh ắt rất khổ tâm khi phải điều động như vậy, nhưng làm sao hơn khi đánh giặc trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ từ pháo binh giới hạn tới mức tối đa, đến các phi vụ trực thăng được chia từng phút, thiết giáp xé lẻ từng chi đội…
Và giờ đây 4 tiểu đoàn và đại đội Trinh Sát đều kẹt các chiến trường khắp Quân Khu 4. Ông đã cắn răng nín thở để đưa đại đội Trinh Sát Địa Phương Quân này làm một nhiệm vụ hết sức liều lĩnh một phần vì ông hy vọng thanh toán hai mặt trận khác ở Chương Thiện để rút gấp một tiểu đoàn về làm ngăn chận trước khi trung đoàn Cộng Sản này nuốt gọn đứa con Địa Phương Quân mà ông rất yêu mến này.
Hai là ông đang khẩn cấp yêu cầu Bộ Tư Lênh Không Quân cho gấp một phi tuần khu trục đánh phủ đầu trước. Sau cùng là yếu tố tâm lý, ông muốn tụi Việt Cộng hiểu lầm rằng ông đưa Trinh Sát vô có ý thăm dò trước khi đổ đại đơn vị có yểm trợ hùng hậu xuống.
Dĩ nhiên hơn ai hết, Thiếu úy Hùng đã biết được vai trò của đại đội mình phải làm theo ý thương cấp rồi. Chính vì vậy nên Thiếu úy Hùng đã cùng Bộ chỉ huy đại đội và Thám báo đi lift đầu tiên để điều nghiên tìm địa điểm đổ quân cho cả đại đội. Và cũng như bao lần, Thiếu úy Hùng vẫn miên man suy nghĩ phải làm thế nào ứng phó cho thật tốt đẹp đối với tình huống liều lĩnh này.
Tiếng động cơ lẫn gió phần phật theo nhịp cánh quạt, các trực thăng đánh vòng và lấy cao độ. Trong giây phút Thiếu úy Hùng nhìn xuống vùng U Minh Thượng dày đặt cây cối xanh rì và chằn chịt kinh rạch, lác đác đây đó vài cụm nhà lá, xa xa vài chiếc xuồng nhỏ lẻ loi của dân rừng đi tìm mật ong hay săn thú để lại một vệt sóng nhỏ sau đuôi như chiếc sao chổi, nhỏ dần… Hùng lại liên tưởng đến những người dân hiền hòa mộc mạc, suốt đời lặn lội trong rừng sâu tìm sinh kế, nay Cộng Sản lợi dụng địa thế rừng rậm ẩn núp làm căn cứ an toàn, rồi bom đạn ngày đêm nổ vang rừng, họ phải di cư, tản mát khắp nơi làm thuê, ở mướn, sống trôi nổi không định hướng, nghĩ mà thương cho dân lành.
Nghĩ lại mình, Thiếu úy Hùng chợt nhận ra: Thời thế, đất nước chiến tranh đã đưa đẩy mình thành lính trận lăn lộn đầm chua nước mặn đầy đĩa vắt, muỗi mòng rắn rết U Minh này. Vùng đất mà không lâu trước đây, dược mái học đường hình dung qua sách vở với danh từ khỉ ho cò gáy và nghĩ không có bóng người lai vãng. Vậy mà thoáng đó đã gần một năm, Thiếu úy Hùng cùng các đồng đội chia xẻ ngọt bùi, mồ hôi nước mắt lẫn máu đào và ngót 30 sinh mạng chiến hữu yêu thương đã nắm xuống đây.
Âm thanh phát ra từ máy PRC 25 không lục đã kéo Hùng về thực tai.
-Hồng Hà đây 81.
81 số hiệu của Đại Tá Thanh, Tư Lệnh chiến trường Hà Tiên. Ông đã ra lệnh cho Thiếu úy Hùng qua tần số giải tỏa III (tối mật) để trực tiếp liên lạc với ông, vì tình hình khẩn cấp nên không cần mã hóa nữa.
-81 đây Hồng Hà kính nghe.
-Khi lên Target, quan sát cẩn thận tìm bãi đáp tốt nhất theo lệnh đã nhận, rõ chưa.
-Nhận 5. Nhà lớn yên tâm.
Theo lệnh Đại Tá Thanh thì trung đoàn Cộng quân nằm ẩn núp dọc sườn núi Trầu dài khoảng 3km. Song song với sườn núi, về phía đông khoảng 500m là một hàng tràm thưa trải dọc khoảng 1km bên cạnh con kênh nhỏ, hai bên dãy cây và con kênh là hai cánh đồng trống trải ngoại trừ một hàng cây trâm bầu thẳng góc với hàng tràm chạy dài về hướng núi Trầu và chấm dứt khi còn cách núi chừng 200m. Lệnh của Đại Tá Thanh cho đại đội Địa Phương Quân đổ xuống dọc hàng cây tràm này. Dĩ nhiên Đại Tá Thanh phải chọn địa điểm duy nhất này để đại đội tạm trú, Cộng Sản tất nhiên cũng nhìn thấy điều này.
Chiếc trực thăng chở Thiếu úy Hùng đánh hai vòng bên hông phải sườn núi Trầu, tình hình yên tĩnh. Tất nhiên Việt Cộng không dại gì làm lộ mục tiêu. Thiếu úy Hùng xoay người sang phải, tiếp tục dán mắt vào hàng cây trâm bầu nằm vắt ngang phía bắc dãy cây tràm nối gần đến sườn núi Trầu, và đột nhiên nói cùng Đại úy Ban, trưởng đoàn 4 chiếc trực thăng:
-Xin Đại bàng lượn thấp hơn một vòng nữa cặp hông hàng trâm bầu phía bắc dãy tràm.
-OK, bạn cứ quan sát kỹ.
Xin nói thêm về Đại úy Ban, một sĩ quan Không Quân nổi tiếng gan dạ của Vùng 4 vang danh “Anh Hùng Sát Cộng”, từng được tuyên dương trước Quân Đoàn và Quân Lực. Viên sĩ quan Không Quân trẻ tuổi này từng thực hiện nhiều pha độc đáo ngoài nhiệm vụ được chỉ định. Với biệt danh “Ban Đen” đã nhiều lần dùng số xăng còn dư tự ý truy lùng và bắt sống Việt Cộng quanh các vùng chiến trận mà đương sự gọi là “dậm cù” (sẽ nói nhiều ở những phần khác). Đại úy Ban bay thật chậm, là đà gần sát mặt đất ruộng dọc theo hàng trâm bầu. Rồi thản nhiên pha chút diễu cợt:
-Sao Thiếu úy , nữa thôi?
Thiếu úy Hùng hài lòng:
-Cám ơn Đại bàng. Xin Đại bàng cho lệnh 3 chiếc kia rà sát, chậm, dọc theo hàng cây tràm tựa như đổ quân rồi cúp qua hàng trâm bầu gần đó và đổ thật nhanh, đồng thời số nón sắt của gia đình tôi còn lại, Đại bàng đổ giống như vậy.
Đại úy Ban có kinh nghiệm nhiều lần đổ quân, chắc cũng đồng tình với Thiếu úy Hùng là không thể đổ quân xuống mục tiêu mà Việt Cộng đã chờ sẵn như vậy nên chỉ vắn tắt:
-OK, tôi làm theo ý bạn, việc báo cáo với Đại Tá Thanh bạn lo nghe.
Thiếu úy Hùng vói lấy ông liên hợp nội bộ: -1, 2 đây Alpha.
Hai trung đội tác chiến đồng thanh:
-Alpha đây 1, Alpha đây 2.
-1, 2 xuống ngay sau lưng alpha, bám sát hàng cây, di chuyển nhanh theo sau Thanh bạch (Thám báo) rõ chưa?
-Nghe 5, nghe 5.
Quả thật họ là những sĩ quan trẻ, có trình độ, mưu trí, đầy nhiệt huyết và gan dạ. Chưa đầy 15 phút, 4 chiếc đã rãi 2 trung đội tác chiến và Ban chỉ huy đại đội hoàn hảo như ý.
Thiếu úy Hùng và Đại úy Ban đã làm một cú lừa dối ngoạn mục cả bạn lẫn địch. Thiếu úy Hùng biết chắc Việt Cộng đang nghe lén hệ thống truyền tin nên lên máy:
-Cám ơn Đại bàng, còn 2 gia đình nữa xin Đại bàng rãi tiếp nối dọc theo hàng tràm.
Qua tần số bình thường không lục, báo cáo Đại Tá Thanh:
-81 đây Hồng Hà.
-Hồng Hà nói.
-Trình 81, gia đình 2 con nhỏ xuống bên hông hàng dừa xanh bình yên.
-Tốt, bám sát hàng dừa xanh, chờ lệnh. Đại Tá Thanh tiếp.
-Nghe 5, 81. Thiếu úy Hùng đáp.
Lừa địch, dối bạn xong, Thiếu Úy Hùng ra lệnh trung đội 1 và 2 kiểm soát vũ khí, lựu đạn… sẵn sàng, cũng như triệt để cấm di động ra ngoài hàng cây.
Thiếu úy Hùng vội vàng liên lạc với Thiếu úy Nam, Đại đội phó chỉ huy 2 trung đội tác chiến cánh Bravo:
-Bravo đây Alpha.
Thiếu úy Nam: -Bravo nghe 5, Alpha.
-Bravo chuẩn bị tất cả nón sắt gọn gàng để đổ bãi. Đại bàng sẽ đổ bạn nối đuôi theo Alpha, rõ chưa?
-Nghe 5, Alpha.
Phản ứng tự nhiên, Thiếu úy Hùng buông ống liên hợp, nhoài người ra khỏi nhóm cây trâm bầu để nghe ngóng tiếng depart pháo của Việt Cộng.
-Cum – Cum- Cum – Cum…
Thiếu úy Hùng ra khẩu lệnh:
-Ẩn núp bằng mọi phương tiện. – Pháo – Pháo…
Ngay sau đó: -Ầm – Ầm – Ầm…
Nhìn về hàng cây tràm với từng cụm khói đen sau mỗi trái pháo nổ, Thiếu úy Hùng một thoáng mỉm cười khoái trá… Thiếu úy Hùng liên lạc với Đại úy Ban:
-Đại bàng, đây Hồng Hà.
-Hồng Hà nghe 5. Đại úy Ban đáp.
-Đại bàng cẩn thận, tụi nó nấu phở ngay tôi ở hàng tràm xanh rồi, Đại bàng cứ cho 2 đứa con tôi ngay sau tôi. Đại bàng hiểu chưa?
-OK Hồng Hà, hiểu 5. Đại úy Ban đáp.
Lại một cú lừa địch xong, Hùng cứ để cho Việt Cộng tha hồ pháo vào hàng tràm, mà bất cứ ai cũng nghĩ là một ưu điểm duy nhất để đổ quân trên cánh đồng này.
Sang tần số Bộ chỉ huy, Thiếu úy Hùng báo cáo:
-81 đây Hồng Hà.
-Hồng Hà, mày bị tụi nó nấu phở từ hướng nào cho biết ngay. Đại Tá Thanh vặn hỏi.
-Hướng cục đó 81. Thiếu úy Hùng vắn tắt.
Lại một thoáng cười mép, Thiếu úy Hùng ra lệnh nội bộ:
-1, 2 đây Alpha, di chuyển khéo, kín đến cuối hàng trâm bầu.
Thiếu úy Hùng cho lệnh 2 trung đội di chuyển về hướng gần chân núi hơn. Sang liên lạc cùng Bravo:
-Bravo đây Alpha.
-Nghe 5, Alpha. Thiếu úy Nam đáp.
-Cho tất cả nón sát rãi thưa, bám sát vào hàng xanh thật nhanh. Tuyệt đối không được khai hỏa OK. Thiếu úy Hùng căn dặn.
-OK, Alpha.
Thiếu úy Hùng đang dồn hết tâm trí bằng mọi chiến thuật để bảo toàn đồng đội. Làm sao cho các cánh quân toàn thắng. Trong từng mạch máu li ti đến các động mạch to cứng căn thẳng khắp châu thân, để chuẫn bị cho một trận đấu trí, một trận thư hùng liều lĩnh, một chọi mười, trận chiến chọn đường hiểm nghèo, nguy hiểm nhất để lấy một đường sống và thắng lợi.
Thiếu úy Hùng nhìn một lượt suốt chân núi, nơi chứa mấy trăm cán binh cộng sản với đầy đủ hỏa lực phòng không 12.8, không giật 57 – 75, cối 61 – 82, B40, B41 v.v… với hầm hố cùng ưu tiên địa thế của núi đá. Rồi nhìn sang hàng tràm với những cụm khói đen, tiếp tục pháo nổ rền. Trong khi tại hàng trâm bầu thưa thớt với khoảng hơn 70 tay súng…
Đôi mắt vẫn sáng quắc, hai hàm răng vẫn nghiến nghiền từng chập theo sự tính toán căng thẳng, bước đi chửng chạc rắn rỏi, lệnh lạc rõ ràng, tự tin sắc bén. Chứng tỏ hỏa lực địch không nao núng nổi lòng can đảm, gan dạ của người lính trẻ Việt Nam Cộng Hòa.
Thiếu úy Hùng:
-1, 2 tất cả chỉ mang súng cá nhân, tối đa cấp số đạn dược, lực đạn trong tư thế sẵn sàng.
-1, 2 nghe 5 Alpha. Các Trung đội trưởng đáp.
Thiếu úy Hùng liên lạc cánh Bravo:
-Bravo đây Alpha.
-Bravo nghe Alpha. Thiếu úy Nam trả lời.
Thiếu úy Hùng chậm rãi như để trấn tĩnh:
-Non nước khi chạm đất cho tất cả các com ôm sát hàng xanh, kiểm soát lại “đồ nghề” ngay, để ba lô vật dụng lại. OK.
-Nghe 5 Alpha. Thiếu úy Nam tiếp.
-Còn nữa, nên nhớ chỉ “bồ cào”: mà thôi (bồ cào tiếng chỉ sự yểm trợ, trừ bị mà không trực tiếp tấn công). Thiếu úy Hùng nhấn mạnh.
Trên hệ thống, Thiếu úy Nam: -Ha ha, tuân lệnh Alpha.
Từng cơn gió bão lành lạnh thổi nhẹ làm xào xạc hàng cây trâm bầu mang cảm giác dễ chịu cho những người chiến binh nhễ nhại mồ hôi đang im lặng mai phục nhìn nhau chờ lệnh của đơn vị trưởng.
Thiếu úy Hùng nhắc chiếc nón sắt khỏi vành trán ướt đẩm mồ hôi, cho cơn gió mát lùa vào theo từng ngón tay vuốt tóc ngược về sau, trong ánh mắt đăm chiêu lo nghĩ về cánh đồng trước mặt.
Cánh đồng tháng chạp, đất khô nức nẻ của vùng Kiên Lương (Hà Tiên) còn trơ hàng góc rạ cao hơn đầu gối, màu vàng nhạt khoảng giữa hàng trâm bầu và chân núi Trầu, xa xa vài cụm rơm to cao khỏi đầu người, do các nông gia chất thành đống sau mùa gặt hái.
Cánh đồng màu vàng biểu tượng cho sự no ấm trù phú của miền Hậu Giang, đối với người dân nông thôn là mùa hưởng thụ trước Tết: nào tát đìa bắt cá cạn ở những vũng nước còn lại cuối thửa ruộng, dậm cù bắt chuột đồng, cá lóc, nướng rơm. Đối với trẻ em, là mùa lý tưởng cho các trò chơi ngoài đồng, thả diều, tìm trứng cúc, nhạn… Biết bao thi, văn sĩ thật nhiều sáng tác cho cảnh đồng lúa chín vàng thơm ngát, các chàng trai, thôn nữ trĩu gánh lúa ngoài đồng… vui cười hạnh phúc trong mùa gặt hái. Và đây, cũng cánh đồng úa vàng đầy gốc rạ như hàng ngàn ngọn chông đang làm nhức óc chàng sĩ quan Bộ binh 24 tuổi đời, mang nặng trách nhiệm cho sinh mạng gần một trăm đồng đội, một trách nhiệm nặng nề trước tuổi. Từng tế bào trong khối óc nằm gọn trong vành đay nón sắt đang căng thẳng đầy máu nóng, có lẽ sẵn sàng bung vành đay nổ tung vì áp xuất của ưu tư lo nghĩ. Không còn một khe hở nào trong các tế bào ấy rảnh rang để chứa những dữ kiện các hình ảnh thơ ấu trước cánh đồng vàng úa hấp dẫn với các thú nô đùa diều sáo… Hàng triệu mạch máu não đã được Thiếu úy Hùng tận dụng để mưu tìm an toàn và sự sống cho đồng đội.
Trên sườn núi với số cán binh cũng hơn mười lần, đầy đủ các loại vũ khí, được ẩn núp kỹ càng trong các vách đá, hầm hố che sau lưng bởi điều kiện thiên nhiên vững như thạch. Một vách núi đá khổng lồ. Dưới chân núi, một hàng trâm bầu thưa dài chưa đầy 500m, trên 70 binh sĩ Địa Phương Quân với 5 khẩu đại liên M 60, chừng 15 ống hỏa tiễn M 72, 15 khẩu phóng lực M 79 cùng lựu đạn và súng trường M 16.
Không cần đọc binh pháp, ai cũng thấy được sự kiện rõ ràng:
-Cộng Sản đang có ưu thế mọi mặt, sẽ làm chủ chiến trường, nhưng trớ trêu thay kẻ làm chủ chiến trường đang pháo lầm, pháo lộn địa chỉ kết quả của bài toán kế do Thiếu úy Hùng chủ mưu, có sự đồng tình của Đại úy Ban Không Quân, nhưng chắc chắn VC sẽ khám phá không lâu, đó là nổi ưu tư to lớn nhất của Thiếu úy Hùng.
-Còn phần đại đội, Thiếu úy Hùng đã lừa được địch nhưng tiến thoái lưỡng nan, tấn công ư? Quân số quá ít, hỏa lực quá kém, yểm trợ chưa có. Làm sao? Làm sao khi tiền sát viên VC khám phá và điều chỉnh lại pháo?
Trả lời cho hai chữ “làm sao?” với một chiến trường cấp trung đoàn Cộng Sản, không phải là Thiếu tướng Hưng, người anh hùng thị trấn An Lộc, hay Đại tá Trung đoàn trưởng, hay Đại tá Tiểu khu trưởng mà là hai sĩ quan Thiếu úy Bộ binh trẻ.
Sau một tràn pháo 82 nổ tung các gốc rạ, các nhánh trâm bầu bay lả chả đã gián tiếp trả lời cho những ưu tư và căng thẳng trong gần một giờ của Thiếu úy Hùng.
Thiếu úy Hùng báo cáo Đại tá Thanh:
-81 đây Hồng Hà, khẩn cấp cho 5 tràng phở vào sườn núi phía đông đối diện với gia đình tôi gấp, 81.
Đại tá Thanh thảng thốt:
-Hồng Hà đây 81. Mày đối diện sườn nào?
-Xin 81 thỏa mãn ngay. Đại bàng sẽ trình cho 81 rõ. Thiếu úy Hùng tiếp.
Thiếu úy Hùng chấm dứt lời báo cáo với thượng cấp một cách thiếu kỹ luật trên hệ thống truyền tin quân đội. Không phải Thiếu úy Hùng vô kỹ luật, nhưng thật ra vì những yếu tố quan trọng hơn:
-Không dông dài khiến địch có thể phát giác vị trí của đại đội Hùng sớm hơn dù 10 hay 20 phút.
-Thiếu úy Hùng phải khẩn cấp điều động toàn thể đại đội chuẩn bị cho một kế hoạch hết sức liều lĩnh và cam go.
Thiếu úy Hùng với hai ông liên hợp trên tay: -1, 2 đây Alpha.
-Alpha 1, Alpha 2, nghe 5. Các trung đội đáp.
-1, 2 kiểm soát toàn bộ hỏa lực cơ hữu, chuẩn bị sẵn sàng cho tuyến xuất phát khi có lệnh.
-Nhận 5 Alpha. Các trung đội tiếp.
Thiếu úy Hùng sang Thiếu úy Nam: -Bravo đây Alpha.
-Thiếu úy Nam đáp: -Bravo nghe 5 Alpha.
-1 và 2 hôm nay “ủi”, Bravo chỉ làm “bồ cào” yểm trợ. Thôi, sau trận này sẽ về bên mẹ ăn Tết. OK.
Như một trấn an cho Thiếu úy Nam, Đại đội phó, hay tự trấn an mình trước một trận chiến hết sức chênh lệch?
Bỗng nhiên Thiếu úy Hùng lại chen vô chuyện đi phép của Thiếu úy Nam về ăn Tết trong một tình hình đạn pháo đong nổ ì ầm và đầy chết chóc này.
Người cảm nhận và thông hiểu nhiều nhất tâm trạng này là Thiếu úy Nam. Bởi lẽ họ cùng có chung mẫu số trong nhiều vấn đề: cùng lứa tuổi, cùng trình độ, cùng hăng say lý tưởng, cùng bản lĩnh gan dạ. Và sau hết, cùng hợp “gu” trong binh pháp “xé rào” và “vô kỹ luật”.
Họ đã dùng trình độ và sáng kiến để làm chuyện “xé rào” hay “vô kỷ luật” với mục đích duy nhất là bảo toàn tối đa mạng sống các chiến sĩ yên quý của họ. Đồng thời cũng để đánh lừa địch và đã giáng lên đầu Việt cộng những trận thất điên bát đảo.
Thiếu úy Nam chỉ cách Thiếu úy Hùng non 200 mét với nỗi ưu tư căng thẳng đã lợi dụng các đám sậy, lát cao hơn đầu người mọc ven theo hàng cây trâm bầu, cùng 2 âm thoại viên bò ra sát bờ ruộng để quan sát Cộng quân đang trú đóng trên sườn núi. Như thầm hiểu trách nhiệm nặng nề của một người Alpha đàn anh đang một mình chịu đựng, Thiếu úy Nam quan sát thật kỹ để chuẩn bị cho sự “xé rào” của mình đối với người đàn anh chỉ huy trực tiếp. Thiếu úy Nam muốn làm một “cú ngặt” trước khi đi phép, muốn san sẽ gánh nặng của Alpha Hùng.
Thiếu úy Nam ra hiệu cho Chuẩn úy Phong, Trung đội trưởng trung đội 4 đến bàn tính, tìm địa thế nào lợi nhất làm mục tiêu tấn công. Bên cạnh những trái pháo 61 – 82 ly nổ chát chúa, ném những chùm gốc rạ, nhánh cây, đất bụi, khói đen mù mịt khét nghẹt, tung bay tứ phía chạm vào hàng cây tạo âm vang rào rạt như những trận mưa đá trên mái nhà tôn vào đầu mùa hạ oi bức.
Mười lăm phút trôi qua, hơn 5 tràn pháo nổ rền phía sau lưng chỗ đại đội đang trú ẩn, chứng tỏ tiền sát viên Việt cộng chưa định được vị trí của quân ta. Nhưng Thiếu úy Hùng và Nam thừa sáng suốt biết rằng chúng đang cho quan sát viên bám gần để điều chỉnh pháo ngay vào vị trí đại đội đang tập trung.
Đột nhiên, từ mỏm đá lớn ở chân núi, ít nhất hai khẩu phòng không 12.8 ly đã khai hỏa, đường đạn lửa nối đuôi nhau tuôn vào hàng cây tràm. Rõ ràng là chúng thăm dò.
Thiếu úy Hùng lập tức: – 1, 2, 3, 4 triệt để cấm tác xạ.
Dưới chân hai bên mỏm đá từng cụm bụi đất bay lên theo từng đợt khai hỏa của phòng không 12.8 ly.
Thiếu úy Hùng đã dán mắt vào mỏm đá này hơn nửa giờ qua, từng loạt đạn phòng không 12.8 ly chạm nổ trên các cây tràm chan chát, cành lá rơi lả chả.
Rồi trên tần số không lục:
-81 đây Đại bàng. Đại úy Ban gọi Đại tá Thanh.
Âm thanh rung từng chập theo nhịp gió cánh quạt trực thăng, tiếng của Đại úy Ban làm Thiếu úy Hùng sáng mắt, lộ vẻ mừng rỡ.
Đại tá Thanh:
-Gia đình Đại bàng “ăn no” sẵn sàng lên đường chưa?
-5 trên 5 sẵn sàng, trình 81 rõ. Đại uý Ban trả lời.
Như vậy là phi đoàn trực thăng đi tiếp tế nhiên liệu, đạn dược xong và trở lại trình diện Đại tá chỉ huy chiến trường. Thời đã đến, giờ đã điểm. Thiếu úy Hùng sung sướng tột cùng, sung sướng cho thế một chọi mười, sung sướng cho một lựa chọn duy nhất, nguy hiểm nhất để sống còn, sung sướng cho một quyết định táo bạo lấy “cửa tử” làm mục tiêu.
Tràng pháo binh 105 ly bắn từ quân lỵ Kiên Lương, để thăm dò địch quân, nổ cách chân núi chừng 50 mét làm thành những cụm khói đen xám bốc lên cao.
Thỉnh thoảng Thiếu úy Hùng gọi Thiếu úy Nam để lừa địch:
-Bravo cẩn thận cho các con nằm sát, tụi “cùi” nó “nấu phở” và súng 12.8 ly ngay tao rồi đó.
Mặc khác, Thiếu úy Hùng cố đưa pháo vào mục tiêu để chuẩn bị tấn công:
-Phở Bắc đây Hồng Hà.
-Hồng Hà Phở Bắc nghe. Pháo binh trả lời.
-Hướng quan sát phải 50 mét, xa 50 mét. Thiếu úy Hùng điều chỉnh.
-Hồng Hà đây Phở Bắc, phải 50 mét, xa 50 mét. Chuẩn bị tác xạ. Pháo binh tiếp.
Pháo binh 105 ly Kiên Lương:
-Hồng Hà Phở Bắc, phải 50 mét, xa 50 mét, bắn.
Thiếu úy Hùng đáp vội: -Phở Bắc Hồng Hà bắn.
Hai quả 105 ly rơi ngay trước mỏm đá, các chiến sĩ nhìn nhau lộ vẻ hân hoan trên các khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi cùng bụi đất bám thành vệt theo các nếp nhăn trên vầng trán, khóe mắt, mũi. Nhiều chiến sĩ bị cỏ lát cắt thành lằn xiên xéo trên mặt trên tay. Họ vẫn thản nhiên lăm lăm vũ khí hướng nhìn về chân núi theo dõi từng quả đạn 105 ly lóe lửa, tung khói một cách thỏa nguyện.
Bỗng người âm thoại viên tần số nội bộ chìa ông liên hợp cho Thiếu úy Hùng.
Thiếu úy Nam hấp tấp:
-Xin Alpha yểm trợ cho Bravo xuất phát, mần cái này trước khi đi phép Alpha.
Quá bất ngờ, Thiếu úy Hùng: -Trời ơi không được Bravo.
Nhưng đã trễ, cánh đồng bên phải của Thiếu úy Hùng đã lố nhố mấy chục nón sắt dàn hàng ngang chạy ra, bám lấy bờ ruộng thấp chưa quá gối.
Thiếu úy Hùng hét trực tiếp trên tần số nội bộ:
-1, 2 xuất phát ngay ra bờ ruộng. Vũ khí nặng cho hai khẩu đại liên M 60 khai hỏa yểm trợ cho 3, 4 ngay.
Chưa đầy mười phút, trên cánh đồng khô trơ gốc rạ, trên 70 chiến sĩ đại đội Địa Phương Quân dàn hàng ngang tiến ra chiếm bờ đất ruộng cách hàng trâm bầu chừng 30 mét, lập tuyến xuất phát dài chừng 200 mét.
Một cú “thất điên bát đảo” cho trung đoàn Cộng sản khi hai khẩu M 60 cùng hơn 50 tiểu liên m 16 khạc liên tục vào mỏm đá, trong lúc hai trung đội 3, 4 nhịp nhàng tiến chiếm từng bờ ruộng dược sự chỉ huy trực tiếp của Thiếu úy Nam.
Sau hai đợt chiếm hai bờ ruộng, Cộng quân chưa khai hỏa dử dội, ngoại trừ vài loạt phòng không 12.8 ly bắn chệch hướng.
Phần vì bất ngờ, phần hỏa lực xối xả của hai trung đội 1, 2 và vũ khí nặng tác xạ liên tục. Chắc chắn Cộng quân đang nằm trong các hố hay hốc đá để tránh pháo binh 105 ly của ta mà thôi. Không bao giờ chúng nghĩ có chuyện tấn công với vỏn vẹn chỉ có hai đợt trực thăng vận một đại đội như vậy. Dĩ nhiên chúng cũng cả tin rằng đại đội đang bấn xúc xích trong hàng tràm vì pháo 61 – 82 ly của chúng. Sự chống trả yếu kém trong 20 phút qua chứng tỏ cái “lầm to” của chúng.
Thiếu úy Hùng vừa xung phong lên từng bờ đất, vừa chuyền tay các ông liên hợp tần số nội bộ, rồi không lục, rồi pháo binh:
-Phở Bắc đây Hồng Hà, tiếp tục 5 tràng.
-81 đây Hồng Hà, xin lệnh tấn công. Xin tiếp tục nấu phở.
Đại tá Thanh hoảng hốt thịnh nộ: -Tấn cái gì? Mầy ở đâu mà tấn công?
Thiếu úy Hùng đã buông ống liên hợp, để mặc âm thoại viên giải thích với Đại tá. Rồi yêu cầu Đại úy Ban trực thăng:
-Đại Bàng đây Hồng Hà, gia đình tôi xung phong, xin bạn xài hết hai bó “hỏa tiễn” giúp tôi.
Lòng cảm phục và yêu mến vô biên, Thiếu úy Hùng nhìn hai trung đội 3, 4 do Thiếu úy Nam chỉ huytiến lên trong bụi đất mịt mù. Cộng quân bắt đầu khai hỏa dữ dội, đạn pháo cày xới tung tóe chung quanh tuyến trận.
Ba khẩu đại liên M 60 tác xạ liên tục, ng súng lắp vào chưa kịp nguội, phụ tác xạ vừa xung phong vừa nạp đạn, nối hết dây này đến dây khác. Chính Thiếu úy Hùng và Thiếu úy Nam đã thay đổi thế yếu của chiến trận thành một chiến trường đủ yếu tố chiến thuật bằng:
-Không trợ, dưới sự điều động độc đáo của Đại úy Ban làm các ổ súng cộng đồng của Việt cộng trong các hang đá không ngóc đầu nổi.
-Pháo yểm, được lệnh của Đại tá Thanh, tác xạ liên tục cho tới khi có lệnh mới.
Đại tá Thanh hối thúc chiếc trực thăng C&C vào vùng gấp. Nhìn từng nhóm nón sắt tiến chiếm các bờ ruộng không đủ cao che tới gối, trải dài trên một tuyến ngắn chưa tới 300 mét so với chiều dài chân núi hơn hai cây số, ông thấy đau nhói, niềm yêu thương và mến phục các chiến sĩ Địa Phương Quân đang xung trận dâng trào theo từng đợt các chiến sĩ nhỏm dậy chạy nhào lên bờ ruộng kế tiếp, rồi gục ngả, vài ba chiến sĩ xúm lại sửa thẳng người cho đồng đội nằm ngay, sát bên bờ đất trước khi tiếp tục xung phong.
Cuộc đời 21 năm đánh trận, Đại tá Thanh đã chứng kiến hàng trăm lần các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa anh dũng thi hành nhiệm vụ và hy sinh tính mạng một cách đáng kính phục và xúc động, nhưng đó là những trận đánh do mình trực tiếp chỉ huy, điều động. Đàng này, đứa con nhỏ bé Địa Phương Quân anh dũng thi hành nhiệm vụ một cách đơn độc và liều lĩnh, bên cạnh một tương quan lực lượng lớn lao như vậy.
Và chiến thuật “xé rào”, “vô kỷ luật” của hai sỉ quan trẻ cũng lây đến quan Đại tá khi ông ra lệnh cho viên cho viên sĩ quan phi công lái chiếc C&C có trang bị hai khẩu M 60:
-Xuống thật thấp để “qua” nhìn kỹ hơn.
Đồng thời ông ra hiệu cho hai xạ thủ M 60 tác xạ tối đa vào chân núi tại các ổ súng cộng đồng của Việt cộng. Như vậy bây giờ chiếc trực thăng chỉ huy chiến trường đã thành một Gunship rồi.
Hàng loạt lằn đạn lửa cam đỏ đan chéo trên bầu trời đuổi rượt các Gunship của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, tiếng gió rít lên hàng loạt, tiếng đạn nổ ấm ì chát chúa trên cánh đồng khô trụi, có nơi bốc khói vì các gốc rạ, rơm mồi lửa khi các trái không giật 57 ly của Cộng quân bắn chạm đất.
Các chiến sĩ Địa Phương Quân vẫn cang trường tiến lên nhịp nhàng, một số bị vấp ngã bởi đất ruộng khô nứt nẻ, nón sắt văng xa, nhưng vẫn hiên ngang xung phong.
Thiếu úy Hùng: -Bravo yểm trợ Alpha lấy bờ đất gần mỏm đá.
Thiếu úy Nam vẫn khoát tay cho hai trung độilên thêm một bờ ruộng nữa rồi trả lời:
-Nghe 5 Alpha.
Tuyến đầu của đại đội còn cách mỏm đá 100 mét, hỏa lực Cộng sản càng dữ dội, ít nhất hai khẩu 12.8 ly, rất nhiều CKC và AK 47 phản công quyết liệt.
Thiếu úy Hùng đã nhận rõ từng ổ súng cộng đồng của Việt cộng và nhất quyết tấn cộng tức khắc nếu không muốn đại đội mình thành các “bia thịt” cho hỏa lưc Cộng sản.
Tình hình vũ khí nặng của đại đội hơi bi đát, vì hai khẩu đại liên M 60 bất khiển dụng và vài khẩu phóng lựu M 79 bị kẹt đạn, chưa nói tới số đạn M 16 và lựu đạn M 67 còn rất ít sau 4 đợt xung phong vừa qua.
Ngoài khẩu 75 không giật của Cộng sản vẫn lẻ tẻ “xẹt” vài quả rồi di chuyển, vì chúng sợ hai Gunship của Đại úy Ban.
Điểm mà đại đội Địa Phương Quân đánh vào là Bộ chỉ huy của Việt cộng. Với kinh nghiệm dày dạn, Đại tá Thanh rải hàng tràng 105 và 155 dọc theo sườn núi khiến hai đầu tuyến của Cộng quân không thể co lại mà triệt hạ mũi dùi của đại đội Thiếu úy Hùng đang chọc vào.
Thiếu úy Nam đã nhận thấy cánh hỏa lực Alpha yểm trợ cho mình yếu dần, giờ còn một khảu M 60 cố khạc bao sân phía bên cánh phải cho Thiếu úy Nam, còn một khẩu M 60 kia lo tác xạ cánh trái của mỏm đá cố không cho họng 12.8 ly của Việt cộng khai hỏa, phóng lựu M 79 cũng thưa thớt.
Mặc dù tình hình gay go như vậy, nhưng Thiếu úy Hùng đã chuẩn bị cho một thế tấn công sau cùng, bằng cách cho một hỏa lực nhỏ chịu đựng bên cánh trái và chỉ thị trung đội 1, 2 dùng tối đa số lựu đạn còn lại để tấn công hủy diệt cây 12.8 ly của Cộng quân. Còn Thiếu úy Hùng và Thám báo với tiểu đội vũ khí nặng dồn hết hỏa lực sang phía phải hòn đá, nơi tuyến VC đối diện cánh Bravo của Thiếu úy Nam. Thiếu úy Hùng biết rằng cánh Bravo đã cạn đạn, hơn nữa mặt phải hòn đá còn tới hai khẩu 12.8 ly và nhiều CKC, B 40. Do đó Thiếu úy Hùng khẩn cấp: -
-1, 2 tấn công bên trái mỏm đá ngay.
Rồi ra lệnh Thám báo cùng mình tràn lên mỏm đá để sang bên cánh phải.
Thiếu úy Nam trên máy nội bộ:
-Alpha, tôi lấy mỏm đá ngay, tụi nó còn hỏa lực mạnh lắm. Yểm trợ gấp.
Thiếu úy Hùng tức tốc tràn ngập lên mỏm đá, cố vượt qua bờ phải, họ phải nằm rạp xuống hai lần vì hỏa lực quá gắt của Việt cộng.
Tiếng “ầm”, “ầm”, “ầm” chát chúa của M 67 vang lên, trung đội 1, 2 xung phong đợt cuối, rồi một cây 12.8 ly của Cộng sản bị khóa họng bên trái, Thiếu úy Hùng không chần chờ, xung phong cùng Thám báo.
Gần hai mươi tiếng “ầm”, “ì” khủng khiếp đồng loạt của lựu đạn M 76 thêm vào hàng tràng 155 ly do chính Đại tá Thanh điều chỉnh để bảo vệ một cách mong manh cho gần 40 chiến sĩ Địa Phương Quân còn đang xung ph đợt sau chót, hợp thành tiếng nổ long trời, rung rinh cả vùng đất núi Trầu.
Thiếu úy Hùng nói trên không lục:
-81, Đại Bàng yểm trợ tôi lấy cục đá ngay.
Hùng nghe rõ từng viên đạn Việt cộng bắn trúng đồng đội v len “bịch” rồi gục ngã, có người trúng ngực giật nẩy lên trước khi quỵ xuống, đau lóng lắm nhưng không thể chần chừ giây phút nào nữa, phải dứt điểm càng nhanh càng tốt. 30 mét rồi 20 mét.
Thiếu úy Hùng hét:
-Tung lựu đạn vào các lùm cây chà là. Phóng lựu M 79 liên tục vào các mỏm đá nhỏ quanh đó.
Thiếu úy Hùng phóng ống hỏa tiễn M 72 còn lại duy nhất có khẩu 12.8 ly đang khạc lửa.
Hơn nửa giờ các chiến sĩ Địa Phương Quân không một phút giây ngưng nghỉ, hỏa lực cộng đồng còn lại khẩu M 60 đang yểm trợ yếu ớt cho Thiếu úy Nam.
Hơn ai hết, trên chiếc trực thăng C&C, Đại tá Thanh sử dụng hết kinh nghiệm chiến trường để điều động 6 khẩu pháo binh tác xạ điên tục không để Cộng sản tập trung hỏa lực tiêu diệt đại đội Địa Phương Quân lẻ loi của mình.
Mặc khác, Đại tá Thanh đã ra lệnh hỏa tốc bốc một phần tiểu đoàn 2/33 Sư đoàn 21 trực thăng vận từ Chương Thiện về để tiếp hơi cho đứa con Trinh sát Địa Phương Quân này, đang đến hồi vô cùng nguy hiểm.
Thám báo đã tràn ngập lên ổ 12.8 ly bên phải mỏm đá, một cây ràng bưng gốc vì trái hỏa tiễn M 72, hai tên bộ đội Cộng sản Bắc việt nghẻo đầu ngay thân súng, một chân còn bị khóa vào chân súng.
Hưng, âm thoại viên mang máy nội bộ, bị đạn xé toạt bờ vai phải, té ngữa trên bờ ruộng, Thiếu úy Hùng nhào tới đở người lính truyền tin, gọi cứu thương cho Hưng rồi hét:
-Thám báo mang máy tiếp tục xung phong.
Trên máy nội bộ, Thiếu úy Hùng:
-Bravo, tất cả nằm xuống ngay, tụi nó có không giật. Alpha xung phong ngay.
Như vậy, sát nút trước mặt cánh Thiếu úy Nam, tụi Việt cộng còn một cây 12.8 ly và một cây không giật 75 ly đang hoạt động mạnh.
Thiếu úy Hùng gỡ trái M 67 sau cùng trên giây ba chạt ném vào bụi cây chà là vừa mới “phụt” một trái 75 ly. Thám báo phụ thêm, rồi đột nhiên cánh Bravo Thiếu úy Nan đang dàn hàng ngang tràn ngập cùng lúc.
Tiếng đạn rít, tiếng lựu đạn nổ vang ầm ầm, tiếng hò hét xung phong inh ỏi, khói bụi mùi thuốc súng khét nghẹt mù mịt… hổn độn.
Cánh Alpha và Thám báo vào giữa lưng chừng mỏm đá. Thiếu úy Hùng phản ứng tự nhiên chụp chụp trên ngực tìm lựu đạn, không cón trái nào nữa.
Riêng Thiếu úy Nam, trực diện với tuyến quân Cộng sản bên mép phải của mỏm đá đã nhận định được hỏa lực hùng hậu của địch, nên nếu không xổng lưng xung phong để chia phối hỏa lực của địch thì Cộng sản sẽ nuốt hết cả đại đội, giờ đây còn chừng 50 tay súng, do đó Thiếu úy Nam dẫn đầu trung đội 3 với hai quả luụ đạn M 67 trên tay, hét xung phong tràn ngập ổ 12.8 ly đang trực xạ dữ dội vào cánh Bravo. Trung đội 4 tràn qua hàng chà là thưa thớt, nơi có khẩu 75 ly không giật, gần sát vách đá Thám báo đã tràn ngập bộ đầu não của trung đoàn Cộng sản.
Thiếu úy Hùng giật cây phóng lựu M 79 trên tay Trung sĩ Hạnh “phụt” ngay vào họng cây CKC vừa mới khạc ra. Rồi chụp lấy ông Liên hợp nội bộ:
-Bravo đây Alpha. Chưa nhận trả lời, liền tiếp:
-Non nước đây Alpha, cẩn thận tối đa.
Không thấy trả lời, Thiếu úy Hùng buông ống liên hợp và hét lớn ra xa:
-Bravo đâu lên máy ngay.
Vài phát M 16 nổ thưa thớt vào các điểm khả nghi, họ đang tiết kiệm tối đa đạn sắp hết.
Vân, người lính truyền tin cho Thiếu úy Nam chạy sòng sọc tới trước mặt Thiếu úy Hùng, hai bàn tay đầy máu tươi, nước mắt vằn vện cùng bụi khói bám trên mặt.
Như một linh tính, Thiếu úy Hùng hét: -Thiếu úy Nam đâu, ở đâu?
Vân nghẹn ngào: -Bravo chết rồi Alpha.
Thiếu úy Hùng đưa hai tay lên chụp lấy nón sắt ném xuống đất, chiếc nón chạm đá núi thành tiếng “bum”, vỏ nón sắt và nón nhựa tách làm đôi lăn lóc trên nhưng cục đá to bằng cái thúng, rồi hét lớn:
-Nam ơi, trời ơi Nam.
Bất kể, Thiếu úy Hùng chạy về hướng cánh Bravo, các trung đội 3, 4 đang tiếp tục xung phong lục soát, nả từng loạt M 16 và M 79 sau cùng còn lại.
Dưới bờ ruộng, người y tá cắt toang áo trận để quấn từng cuộn băng trắng ngang ngực Thiếu úy Nam, như một cố gắng vô vọng vì tình yêu thương đồng đội. Viên đạn 12.8 ly xuyên ngực phá tan hai buông phổi sau lưng, còn hy vọng gì nữa.
Thiếu úy Hùng ôm chặt lấy cổ Thiếu úy Nam lay động:
-Nam, Nam ơi, mày đánh thắng trận rồi sao lại chết!
Người lính truyền tin tần số không lục chìa ông liên hợp cho Thiếu úy Hùng.
Tiếng Đại tá Thanh: -Hồng Hà đây 81.
Thiếu úy Hùng chậm chạp cầm lấy ông liên hợp, giọng nghẹn ngào:
-81, Bravo tôi kilo rồi.
Đại tá Thanh không cầm được xúc động:
-Trời ơi, Non nước kilo. Rồi lệnh tiếp:
-Hồng Hà cho các em lui ra hết, thằng 2/33 tới rồi đó, để tụi nó truy kích, “qua” xuống ngay.
Hơn một giờ giao tranh ác liệt, đại đội Địa Phương Quân đã chiếm gọn hòn đá nơi Cộng sản đặt các ổ súng cộng đồng cùng Bộ chỉ huy Trung đoàn Cộng sản Bắc việt, với sự yểm trợ gan dạ và tận tình của các Gunship cùng các phân đội 105 và 155 ly.
Mặc dù các ổ súng cộng đồng 12.8 ly, 75 không giật đã bị đại đội Địa Phương Quân phá hủy, nhưng các tuyến cộng quân còn lại vẫn bắn xuyên hông gay gắt.
Tuy nhiên, tình huynh đệ chi binh đã thể hiện hết sức cao độ khi các chiến sĩ tiểu đoàn 2/33 vừa rời càng trực thăng đã chia hai nhánh tấn kích nhanh chóng bảo vệ hai cạnh hông của đại đội Địa Phương Quân, không cho lực lượng hai đầu của giặc quặp lại tiêu diệt bạn mình, cũng như cứu cấp Bộ chỉ huy của họ bị đại đội phá tan.
Can trường thay, các chiến sĩ đại đội Địa Phương Quân vẫn xung phong truy kích dù sắp hoàn toàn hết đạn, họ sẵn sàng đánh cận chiến xáp lá cà.
Tiếng rè rè từ loa PRC 25, Thiếu úy Hùng quay lại vừa gặp Thiếu tá Hòa, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/33 hỏi han:
-Thiếu úy đánh tụi nó đẹp quá. Chia buồn cùng Bravo và các nón sắt của bạn.
Rồi tiếp lời:
-Thiếu úy cho tất cả lui xuống, lo cho các thương binh, để tụi tôi tiếp tục truy lùng, mình gặp lại ở Kiên Lương.
Các chiến sĩ quân y của tiểu đoàn 2/33 lo băng bó cứu thương cho các chiến sĩ Địa Phương Quân, đồng thời phụ di chuyển các chiến sĩ hy sinh ra khoảng bờ ruộng trống để trực thăng tản thương.
Một số khác đang lôi các khẩu súng cộng đồng ra khỏi hố, mà xích sắt còn khóa vào chân các xạ thủ, họ dùng dây võng trói gần 30 tên tù binh, mặt mày tên nào cũng lem luốc, xanh mét vì sợ sệt.
Đến trước mặt Thiếu úy Hùng, Hạ sĩ Thanh, Thám báo nói:
-Alpha, thằng này khai là Thượng úy Trung đoàn phó, cho tui bắn nó trả thù cho Thiếu úy Nam nghe Alpha.
Thiếu úy Hùng nhìn chòng chọc vào tên CS trước mặt và những tên tù binh khác một lượt, quay sang Hạ sĩ Thanh:
-Dẫn tụi nó ra bờ ruộng bắt ngồi xuống, thằng nào đứng dậy bắn bỏ, đừng làm bậy mình còn xài tụi nó. Tính sau.
Thiếu úy Hùng trong niềm đau xót tộ cùng, cúi xuống vuốt mặt từng chiến sĩ đã đền nợ nước, bàn tay áp thật lâu trên vầng trán của các đồng đội thân yêu còn đẫm ướt mồ hôi cùng cát bụi, như luyến tiếc những ánh mắt mà một giờ trước đây họ đã nhìn nhau, hiểu rõ ý định, đồng tình quyết tâm thì hành nhiệm vụ một cách hăng say, và khi bàn tay vuốt xuống họ sẽ vĩnh viễn không còn nhìn nhau được nữa, sẽ xa cách nghìn trùng. Từng khuôn mặt của 18 chiến sĩ hy sinh vẫn còn nét bình thản. Thiếu úy Nam, một dòng máu đỏ thắm trào ra từ khóe miệng, dòng máu của những đứa con yêu tổ quốc vừa nằm xuống tại chiến trận này, để bao người được yên sống.
Những đứa con yêu ở khắp nẻo đường quê hương trên 4 Vùng Chiến thuật đang thì hành nhiệm vụ mà toàn dân giao phó, với khoảng cách giữa sự sống và cái chết thật gần gủi, mong manh, khít khao nhưng cao quý ở chỗ là họ sẵn sàng chấp nhận ở trong cái khoảng cách nhỏ hẹp đó một cách thật bình thản, yên vui nhưng mến nhau, chia ngọt xẻ bùi và dám chết cho nhau.
Họ làm được những việc cao quý ấy không cần đến những văn bằng, học thức hay quyền cao chức trọng, khoa bảng, mà thật đơn giản vì họ chỉ cần nằm lòng được 6 chữ mà ai cũng có thể đọc thuộc: Tổ quốc – Danh dự – Trách nhiệm.
Vài giờ trước, cũng phi đội trực thăng này đổ họ xuống đây, và bây giờ người sĩ quan chỉ huy đoàn trực thăng xúc động nghiêm chào 18 chiến sĩ Địa Phương Quân vừa anh dũng đền nợ nước, trước khi đặt từng thi hài lên sàn trực thăng tải thương.
Bóng đã xế chiều, mặt trời nằm chếch bên kia sườn núi, tứng bầy chim sen, nhạn… vụt bay lên từ các đầm cỏ lát sau mỗi tiếng nổ long trời của pháo binh đang bắn truy kích tàn quân Cộng sản.
***
Khuôn viên chợ Tròn cách quận lỵ Kiên Lương chừng 1 km nhộn nhịp hẳn lên. Hàng trăm đồng bào đủ mọi lứa tuổi, lo phụ chuyển nước để rửa ráy thi thể các chiến sĩ thương vong. Các thầy cô, học sinh, nhân dân tự vệ lo thu dọn các băng kệ làm thành các bàn lộ thiên chuẩn bị bửa ăn cho các chiến sĩ từ mặt trận trở về.
Quý vị thương gia, chủ tiệm đèo trên Honda đủ thứ nào cơm, bánh mì, thuốc lá, bia, nước ngọt v.v… Tất cả họ đều tự nguyện, sau khi nghe tin chiến thắng từ Phòng Thông Tin của quận loan đi.
Hai bên lề đường Hai Bà Trưng dập dìu khách bộ hành chật nít, nhộn nhịp bên các quày hoa tươi đủ màu sặc sở, các hàng bánh mức đủ loại, trà rượu, bánh trái ê hề…
Chiếc taxi chầm chậm rồi dừng ngay đầu con hẻm theo địa chỉ Hùng đưa cho bác tài xế. Bước ra xe, Hùng đi vòng sang bên kia, mở cửa lách mình vào đỡ người đàn anh đang khó nhọc nâng chiếc chân giả vừa ghép vào mấy hôm mà vết thương chưa lành hẳn.
Hùng cám ơn bác tài xế, định hỏi lại cho chắc đúng là con hẻm nhà Nam nhưng kịp ngưng lại, vì ở cuối hẻm Hùng thấy lố nhố người với những âm thanh của một gia đình tang tóc bởi tiếng kinh, tiếng chuông mỏ vọng ra.
Vài ba em nhỏ đang lúi húi bên vách nhà đầu hẻm, tay cầm cây nhang nghi ngút khói thụt thò đốt pháo, bỗng một đứa kêu lên:
-Tụi bây ơi, bạn chú Nam tới kìa.
Cả bọn ngừng tay, ngẩng đầu nhìn hia người mặt quân phục đang chậm rãi bước vào. Tiếng pháo nổ làm chúng giật mình vội bịt lấy hai tai vừa chạy lại hai người lính, rồi tự nhiên:
-Hai ông là bạn chú Nam phải không? Nhà chú Nam kia kìa, sao mà ông đi cà nhắc vậy, ông cũng bị thương cùng trận với chú Nam phải không? Nghe mấy ông lính làm lễ nói chú Nam chết trận anh hùng lắm, tụi cháu thương chú Nam lắm…
Chúng vừa đi vừa ngước nhìn hai người lính, cả hai ậm ừ cho xong chuyện, vì mỗi tiếng chú Nam, chú Nam làm tim họ đau nhói. Hùng miên man nghĩ ngợi, lẽ ra giờ này Nam đang quây quần bên mẹ già, nếu Nam đi phép đúng hạn, và chắc mẹ Nam đang hưởng những ngày xuân vô cùng sung sướng, hạnh phúc bên người con lính chiến đã gần hai năm chưa gặp mặt.
Họ nghe tiếng tụng kinh rõ hơn, hòa lẫn tiếng khóc đứt nghẹn, tiếng kêu gọi tên con như những lời khẩn cầu thảm thiết, tuyệt vọng của người mẹ già.
Long và Hùng khựng lại, họ không đủ can đảm để bước thêm mười bước nữa để tận mắt chứng kiến cảnh thê lương này ư?
Ngay trên khung cửa chính có tấm bảng vải trắng với hàng chữ lớn “VỊ QUỐC VONG THÂN” như một chứng từ của sự hy sinh, hay nguyên cớ cho những tiếng khóc đau thương kia.
Mùi nhang, tiếng kinh cầu, chuông mỏ quyện vào tâm tư hai người lính chiến như một hấp lực vô hình, khiến họ quy tụ nhản quan về chiếc quan tài đặt ngay giữa nhà với lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ phủ kín.
Trên chiếc bàn thấp nhỏ kê ngay trước quan tài, tấm di ảnh Nam được rọi to, đặt giữa trước lọ nhang hương khói nghi ngút, bên cạnh một khai đồng với năm chiếc huy chương bao quanh bởi vòng Biểu chương và cặp lon Trung úy còn mới tinh đặt ngay ngắn trên mặt vải nhung đỏ thắm.
Thiếu tá Long và Trung úy Hùng cùng song bước gần hơn rồi đồng lượt như đã tập dượt, mỗi người đưa một tay lên nắm chặt một góc khung di ảnh của Nam, đôi mắt họ dán chặt trên khuôn mặt có nét cười rạng rỡ, tươi sáng, đầu trần, tóc ngắn, cổ áo trận với cấp bậc Thiếu úy, ngày Nam được đặt cách tại mặt trận năm trước.
Dòng nước mắt tuôn ra từ khóe mắt, lăn dài trên khuôn mặt gầy xanh của người thương binh, với những nét nhăn phong trần của 14 năm sa trường, khóc cho người em hai năm tuổi lính vừa nằm xuống.
Dòng nước mắt cũng tuôn trào khóc người đồng đội mới hôm qua còn chung vai gánh vác, chia xẻ ưu tư lo lắng, gian nan nguy hiểm có nhau, giờ nghìn thu vĩnh biệt. Hùng chậm rãi rút tờ phép trong túi áo cố vuốt lại cho thẳng, thận trọng đặt dưới chùm dây biểu chương như thầm nói:
-Nam ơi, mầy đã thực sự đi phép rồi đó, lần đi phép vĩnh viễn xa cách đồng đội và đơn vị.
Hai cánh tay rắn chắc đưa lên trán một cách gọn ghẽ đầy hùng khí, chào Nam. Mặt họ đanh lại, dấy lên thù hận căm gan, mắt họ sáng len cho ngưỡng phục dâng trào, họ xứng danh người anh hùng quân đội, đứa con yêu tổ quốc.
Họ vòng quanh quan tài, sờ vuốt lá quốc kỳ, họ nhận ra một điều, Nam không là riêng của họ nữa, không chỉ là Trung đội trưởng của họ, không chỉ là Đại đội phó của họ, đồng đội của họ, mà Nam giờ đây của tập thể quân đội, của đồng bào, của tổ quốc. Thật vậy, Nam được tổ quốc vinh danh, hồn thiêng sông núi đang bao phủ lấy thân xác cao quý của Nam, Nam đã về với Mẹ, với Mẹ Việt Nam.
Tấm băng lớn với hàng chữ “Tổ Quốc Ghi Ơn” của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đưa tới đã nói lên tất cả.
Cạnh quan tài, người Mẹ già khóc than đau đớn, đứt nghẹn từng cơn ho khàn. Người thiếu nữ vừa vuốt ngực an ủi cho mẹ Nam. Hương, người tình, người yêu trẻ của Nam, đã một sớm trở thành người góa phụ chưa cưới, đôi mắt ràn rụa nước mắt, u sầu uất hận. Đứa em trai chừng 16 tuổi, cặp mặt đỏ hoe lem luốc dưới vành khăn tang, thỉnh thoảng rời cánh tay trên bờ vai run rẩy của mẹ già để quẹt nước mắt.
Long, Hùng lẳng lặng cúi đầu trước mẹ Nam, như một thứ ngôn ngữ thinh không mà có sức truyền đạt mãnh liệt.
Bà cụ nất lên, hai tay vói đặt lên ngực hai chiến sĩ đồng đội của con mình, như một bấu víu, một kêu cứu, than van tận bờ vực sâu của đau khổ.
Hai người lính chiến đỡ lấy đôi bàn tay khô cằn gầy guộc, cũng bằng một thứ ngôn ngữ lặng thinh, đấy ắp chia xẻ, nỗi xót xa đau đớn tận cùng tâm cang, cảm nhận sự mất mát to lớn của người mẹ già, của người thiếu nữ mất vĩnh viễn người yêu, và của đứa em nhỏ mất cha đang khóc anh tử trận…
Người sĩ quan nghi lễ Trung tá Bộ Tổng Tham Mưu, và sĩ quan phóng viên chiến trường, ân cần thăm hỏi Thiếu tá Long và Trung úy Hùng để ghi nhận thêm những chi tiếc về sự hy sinh dũng cảm của Thiếu Nam trên chiến trường. Họ không quên cặn kẽ việc Thiếu úy Nam từ chối đi phép, ở lại chờ cuộc hành quân hoàn tất, dú giấy phép đã có trong tay, dù Nam vẫn biết mẹ già đong còm cõi trong ngóng từng ngày.
8 giờ sáng hôm sau, khi các hồi kinh chấm dứt, bà cụ xiêu vẹo len vào giữa các sĩ quan hầu quan, bấu chặt quan tài, gục đầu khóc than. Hương ngồi bệt bên cạnh, tay choàng đỡ gối chân mẹ Nam, tay kia quàng lên bảng gỗ quan tài bấu chặt lấy vải quốc kỳ, cơ hồ như bấu vào vai Nam, viền mặt Hương đỏ ửng, sưng húp sau hai ngày đêm rưng rức.
Đứa em trai chắp nén nhang trên vầng trán lâm râm khấn nguyện trong nước mặt đầm đìa.
Ngoài hiên nhà, đầy nghẹt người hàng xóm, có vài người đàn ông mặt quần áo tươm tất, còn nguyên nếp gấp do xếp cất trong tủ lâu ngày để lộ đôi tay gân guốc cùng khuôn mặt rạm nắng của người dân lao động, nghỉ ngày làm công để tiễn đưa Nam.
Họ xầm xì trong thương phương tiếc cảm phục:
-Nghe nói chú Nam đánh trận can đảm lắm, hy sinh nán lại không chịu đi phép, vã lại trận này Việt cộng đông gấp mười nên chú ấy mới chết, tội nghiệp biết mấy.
Nhiều người đàn bà, bỏ gánh bún mặc cho nồi nước sôi bốc khói, chen nhón lên nhìn quan tài rồi kéo vạt áo lau nước mắt.
Giọng trầm buồn nhưng đanh thép của sĩ quan Bộ Tổng Tham Mưu ca ngợi chiến công hiển hách và lòng hy sinh cao cả của cố Trung úy Lê Quốc Nam, khiến mẹ Nam, Hương và Việt, em Nam khóc òa tức tưởi.
Hai người đàn anh của Nam đứng nghiêm chào như hai tượng đá, đăm chiêu nhìn di ảnh người đồng đội như cố hồi tưởng những ngày sống bên nhau cận kề sinh tử, mặc hai dòng nước mắt tuôn trào theo quán tính.
Ngoài hiên nhà, Ban Quân nhạc đã vào hàng sau những lời tuyên dương của viên Trung tá:
-Tổ quốc ghi ơn cố Trung úy Lê Quốc Nam vị quốc vong thân, được trọng thưởng và tuyên dương trước QLVNCH Bảo Quốc Huân Chương.
Tiểu đội Quân cảnh ra hiệu chận ngang đại lộ Hai Bà Trưng, xe cộ đông nghẹt vào những ngày gần Tết, thanh niên thiếu nữ đèo nhau quần áo lượt là, nâng nui cành mai, chậu cúc. Vài ba quân nhân, cảnh sát, dừng xe đứng nghiêm chào quan tài. Có tiếng xầm xì:
-Lính tác chiến chết còn trẻ quá, thật tội nghiệp!
Toán Quân nhạc bước đều, chậm theo tiếng kèn chiêu hồn tử sĩ ai oán ngậm ngùi.
Việt ôm di ảnh Nam trước ngực, đi bên cạnh người sĩ quan nghi lễ với mâm huy chương đỏ thắm. Hương dìu mẹ Nam đi lê lết có lúc muốn ngã quỵ. Thiếu tá Long, Trung úy Hùng đau thương lầm lủi theo sau.
Tiểu đội hầu quan đều bước với quan tài trên vai.
Cuối góc phố, dăm ba đứa trẻ ném bỏ nhang, pháo chạy ùa mếu máo:
-Tụi bây ơi, người ta đem chú Nam đi kìa.
Người hàng xóm lủ lượt theo sau, có người khóc thúc thít kể lể. Hai bên đường những tà áo đủ màu sặc sở đang rạo rực đón xuân. Vài người đưa tay lau nước mắt.
Vòm trời trong xanh, xa xa vài áng mây mỏng trắng, bầy én liệng lên xuống xoay vòng, thỉnh thoảng giật mình vút lên vì tiếng pháo mừng xuân đâu đó.
Những phát súng tiễn đưa Nam làm Hùng giật mình từng chập, rồi miên man:
-Nam ơi, đây là những phát súng cuối cùng của cuộc đời mầy đó, những phát súng danh dự của Quân đội và Tổ quốc dành cho những đứa con yêu ngã gục vì quê hương, vì đồng bào.
Quan tài hạ xuống, mẹ Nam ngã quỵ bên mô đất mới, mô đất sẽ chôn vùi thân xác Nam vào lòng đất lạnh.
Hùng, Long đỡ bà cụ. Hương với theo vuốt lên quan tài Nam lần cuối, kêu gào thảm thiết.
Việt ôm ảnh Nam, nhìn quan tài anh mình bị ném từng xẻng đất chôn vùi mà nức nỡ:
-Anh ơi, anh Nhưng ơi sao dành bỏ mẹ, bỏ em ra đi.
Mọi người đều khóc, bạn Nam, hàng xóm, người khuân vác… khóc Nam…
Long, Hùng băng qua đường, vào quán café mua ba ly café đá, gói thuốc Captain, xin trả tiền cả cái ly.
Cô bán quán vẻ ngạc nhiên chợt hỏi:
-Hai ông là bạn anh Nam phải không?
Thiếu tá Long:- Dạ đúng, chúng tôi cùng đơn vị.
Cô tự giới thiệu:
Tôi tên Lan, bạn học với anh Nam, chúng tôi rất đau xót mất một người bạn như Nam, nhưng dù sao chúng tôi cũng hãnh diện Nam mằm xuống trong danh dự cao quý. Hân hạnh được gặp các anh. Khi nào có về phép nhớ ghé nhé.
Cô hiểu ý buộc miệng:
-Thì ra hai anh mua café sang mộ anh Nam cùng uống với Nam? Vậy Lan xin biếu luôn cả. Hai anh đi đi.
Lan xua Hùng và Long đi rồi xoay mặt lau nước mắt.
Nén nhang nghi ngút khói. Long, Hùng ngồi trước nấm mộ mới, rít từng hơi thuốc trong yên lặng, yên lặng như bao lần họ cùng nằm phục kích trong đêm đen dầy đặc, như họ đang thì thầm với Nam:
-Nam ơi, mầy uống café đá và hút thuốc Captian với tụi tao đi, những thứ từng là những thèm khát xa vời của đời lính chiến tụi mình.
Bên ngoài nghĩa trang, tiếng xe gắn máy đua nhau nổ dồn dập, những xe du lịch bóng láng lướt nhẹ cạnh những tà áo dài thướt tha, văng vẳng tiếng pháo đì đùng đón xuân.
Chiếc radio của mấy người thợ xây mộ phat thanh bản tin tức thời sự đài Sàigòn:
-Các vụ biểu tình, xuống đường, tuyệt thực, bãi khóa…
Long, Hùng nhìn nhau nhủ thầm: -Sàigòn muôn màu, muôn mặt.
Có những tà áo trắng Gia Long, Trưng Vương với cậu học trò Petrus Ký, Chu Văn An. Cũng có sinh viên học sinh bãi khóa, xuống đường, cũng có những Dân biểu, Nghị sĩ… hô hào chống chính phủ, đối lập.
Rồi Sàigòn cũng có tu sĩ tuyệt thực biểu tình… Cũng có nhiều tướng tá, viên chức tham nhũng mua quan bán tước…
Biết bao chiến sĩ QLViệt NamCH ngày đêm gục ngã để cho họ được hưởng một khoảng cách thật lớn, thật an toàn giữa cái chết và sự sống, cho họ nhận được cái giới hạn của nghèo khó và sang trọng thật xa.
Tạo hóa hẳn còn quá bất công, đời vẫn thiếu lũ khôn ngoan nhưng đầy ắp kẻ dại khờ, lắm người được ban thưởng quyền cao chức trọng, vinh hoa phú quý nhờ tài gian manh lừa đảo, còn bao kẻ hy sinh tính mạng để được tiếng ghi công.
Hai người lính đứng nhìn thật lâu ngôi mộ, đất màu vàng nâu còn thật mới, cách mấy bước mà nghìn trùng xa cách, mà vĩnh viễn không còn, duy kỷ niệm đầy trong ký ức cùng nỗi tiếc thương.
Ngày 28 Tết, nắng đã lên cao, nắng giữa trưa, hai người lính lững thững rời nghĩa trang, lòng bùi ngùi ngoái lại trước khi chiếc taxi chuyển bánh về hướng quân y viên Cộng Hòa.
Họ không nói một lời, cả hai nhìn ra khoảng kính với một ý nghĩ mông lung. Thỉnh thoảng Hùng bắt gặp người đàn anh đang nhìn mình bằng đôi mắt thương hại, hay yêu quý một thằng đàn em sắp trở lại chiến trường.
Thiếu tá Long rút một điếu rồi đưa cả gói Captain cho Hùng, giong lập bập cảm động:
-Thôi mày đi đi, về tới dược chắc tối đó.
Cả hai nhìn nhau lâu. Long đưa tay vuốt chòm tóc ngắn trên trán, thở dài nhìn Hùng như thầm nói:
-Đ m, tao mất một chân đéo tiếc gì, biết bao bạn bè đồng đội ngã gục, chỉ thương hại cho tụi mầy ở lại, đánh với tụi nó mà đạn dược yểm trợ như thế này, tụi mấy chụi sao nổi?
Người thương binh 14 năm đánh trận, khập khểnh với chiếc chân gỗ mới tháp, từng bước vào cổng quân y viên.
Người lính trẻ 24 tuổi đời, 3 năm tuổi lính mang theo hình ảnh người đàn anh thương tật và nấm mộ mới của người đồng đội vừa nằm xuống, làm hành trang trên đường trở lại chiến trường.
Pháo xuân vẫn nổ rền cho Sàigòn vui nhộn.
Lê Bình
Nguồn: