Monday, June 30, 2014


Hình bên: Khu mộ nhà Hoàng Trung Hải ở làng Đồng Sơn, Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình (dòng chữ trên cột vàng bên trái: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ)

Cảng Sơn Dương mà người ta đã “vô tư” dâng cho Formosa (nay đã sang nhượng toàn bộ cổ phần cho Trung Quốc) [1] lại là một trong 4 yếu huyệt của Việt Nam trên Biển Đông:

…“Ở vịnh Bắc Bộ, cảng Sơn Dương nằm phía nam Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh có vị trí khá đặc biệt. Vị trí này cùng vĩ tuyến với cảng Tam Á có hạm đội nguyên tử của Trung Quốc. Vị trí cảng Sơn Dương cũng nằm ngay phía bắc đèo Ngang nơi có quốc lộ 1A với đường đèo và hầm qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương sau khi xây đê 3.000m từ mũi Ròn đến hòn Sơn Dương thì vùng cảng kín sóng gió và đạt độ sâu đến trên -16m cùng với vùng nước rộng rãi. Vì vậy cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc Bộ, kiểm sóat đường biển và đường bộ từ Nam Bộ và Trung Bộ tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam [2]

Vậy ai đã ngây thơ đến mức “giao trứng cho ác” hay chính xác hơn là “rước voi về dày mả tổ” như vậy? 

Xin thưa, đó chính là ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” Hoàng Trung Hải, với Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa – Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”. 

Theo sự chỉ đạo đó, ngày 12/6/2008, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng đã cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư với thời hạn hoạt động 70 năm và ngày 1/10/2010 tiến hành bàn giao 33 km2 (bằng 1,2 lần diện tích Macao) trong Khu Kinh tế Vũng Áng cho Dự án Formosa 

Những biển hiệu bằng chữ Hán, không có lấy một từ
Tiếng Việt nào ở Kỳ Anh (Ảnh: Pháp luật Tp HCM)
Không những vậy, chỉ vì một dự án đầu tư nước ngoài “lợi bất cập hại” mà khoảng trên 1,3 nghìn hộ dân (tương đương 33000 dân) đã bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dùng công an cưỡng bức đi chỗ khác xa xôi, hẻo lánh, với điều kiện sinh kế hết sức khó khăn, bị đẩy vào bước đường cùng của cuộc sống. Mọi thông tin về vụ việc này đang bị bưng bít, khống chế, che đậy. Nhiều người đã bị tống vào tù chỉ vì lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình trong việc đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư.[5]

Tuy nhiên, người ta sẽ không ngạc nhiên với những gì trên đây nếu biết rằng ngay từ ngày 7/5/2007, ông Hoàng Trung Hải (lúc bấy giờ là Bộ trưởng Công nghiệp) đã bị một số cán bộ đảng viên đã và đang công tác tại “Ban Tổ chức TW, Ủy Ban KTTW, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ TW và một số cơ quan trọng yếu cơ mật khác của Đảng, Nhà nước” tố cáo là khai man lý lịch: Bố đẻ của ông ta tên là Sì Sói, sinh quán ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc.

Ấy vậy nhưng ông ta không những không bị xử lý mà còn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vào chiếc ghế Phó Thủ tướng quan trọng thứ hai trong chính phủ.
  
Nghiêm trọng hơn nữa là suốt hơn 5 năm nay, ông Phó Thủ tướng người Hán này còn bị tố cáo là trùm ma tuý, trùm băng đảng, giết hại nhiều người cũng như bán tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia cho nước ngoài.

Và điều đã giúp ông ta cho đến nay vẫn bình an vô sự chính là sự “bảo kê” của nguyên TBT Nông Đức Mạnh (trước kia) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trước kia và hiện nay).

Nhờ tài phù phép của ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu này (được Thủ tướng “ưu ái” giao nhiệm vụ phụ trách các mảng: công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… nghĩa là gần như nắm trọn cả nền kinh tế Việt Nam trong tay) mà những năm gần đây, hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Hơn 20 năm qua, FDI từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nhưng nếu là tổng thầu EPC thì tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm

Chính vì vậy mà người Tàu đã theo chân các dự án này tràn sang hầu khắp các tỉnh thành ở Việt Nam rồi tìm mọi cách để sinh cơ lập nghiệp.

Ngày 27/10 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên TW Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, sau khi đọc bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc” trên RFA đã thốt lên: “Chả lẽ mất nước từng phần và tiếp tục bởi những mưu đồ đen tối của họ ‘Bành’ phương Bắc?” 

Việc nhà lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng như vậy là rất cần thiết, nhưng chừng ấy là chưa đủ, bởi ông vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân trực tiếp của thực trạng trên. Đó chính là sự thao túng và lũng đoạn hết sức ngang ngược suốt bao năm qua của ngài Phó Thủ tướng Hán tặc Hoàng Trung Hải (với sự tiếp tay vô cùng đắc lực và hiệu quả của nguyên TBT Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

HÃY LÊN TIẾNG ĐỂ CỨU LẤY ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM NÀY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN! 
_______________________________________



[10] Ngay giữa thanh thiên bạch nhật mà ông ta dám ngang nhiên cho đàn em xã hội đen bắt cóc người tố cáo tội ác của mình rồi tra tấn, ép buộc nạn nhân ký giấy tờ phủ nhận vụ tố cáo. May thay, dư luận trong và ngoài nước kịp thời lên tiếng nên ông ta mới buộc phải ra lệnh cho đàn em thả nạn nhận của mình trước khi dở bài tiêm thuốc độc và hãm hiếp như những lần trước. Điều này càng cho thấy cả hệ thống chính trị hiện hành ở Việt Nam đã bất lực với ông ta (hay chính xác hơn là đã bị ông ta thao túng, lũng đoạn) đến thế nào. Xem các bài: (i) Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 15/10/2013: Bị khủng bố đánh đập vì tố cáo lãnh đạo; (ii) blog Lê Anh Hùng: Tường trình về vụ người tố cáo bị bắt cóc; Bauxite Việt Nam; (iii) trang Bauxite Việt Nam: Thư gửi Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
[11] Một nhận xét trên blog Nguyễn Xuân Diện về bài viết nói trên của đài RFA: Nếu hỏi các quan qui hoạch ở Hà Tĩnh rằng: "Tại sao người TQ/Đài Loan lại chọn xây dựng nhà máy thép Formosa ở đó? Họ không biết rằng xây ở đó bất lợi thế nào về địa hình địa thế, về giao thông, về thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung hay sao? Tại sao một nhà máy mà họ phải xây tường cao, hào sâu (họ đào hào sâu xung quanh nhà máy thép này như dạng hào nước ở các thành cổ ngày xưa)? Tại sao họ phải xây dựng tới 3 nhà máy điện công suất lớn trong đó? Tại sao họ phải xây dựng đủ hết hạ tầng từ nhà ở, trung tâm mua sắm, giải trí... có thể nói là gần như một pháo đài độc lập và không hề phụ thuộc một chút nhỏ nào ở bên ngoài? Khu vực biển Vũng Áng có đặc thù là bờ biển rất dốc, chỉ cần ra xa bờ chục mét là độ sâu đã đạt tới 15~20m rồi, vậy sao họ còn phải xây dựng cả một hệ thống đê vươn ra khơi cả mấy cây số, rồi nạo vét cảng Sơn Dương sâu hơn nữa? Chẳng một nhà đầu tư khôn ngoan nào lại đi làm cái việc thừa thãi, tốn kém đó chỉ để phục vụ mấy con tàu chở quặng vào và chở phôi thép của chỉ độc nhất một nhà máy thép ra?" Các ngài sẽ trả lời sao? Nhìn vào địa hình của khúc thắt nhất trên đất nước này, chỉ cần có một căn cứ hiện đại tại đây, thì hai đầu đất nước là vô phương tiếp cứu... lo lắm thay.

I don't use anti-virus software. Am I nuts?

Maybe I'm courting disaster, but my cheapskate approach to security has paid off so far. Here's my secret.
malware-warning.png
Declan McCullagh/CNET
I'm the on-call tech guy for family members, and most of my "repair" jobs involve clearing out malware infestations. You know the kind: hijacked browsers, rampant pop-ups, seriously impaired computer performance.
The irony is that there's usually some kind of security software running on their machines, be it McAfee, Norton, or the like. But after hearing me mutter under my breath about PEBKAC errors, I get the inevitable question: "Well, what security software do you use?"
Nothing.
Crazy? Crazy like a fox, thank you very much. This has been my modus operandi for years, and I swear on a stack of Wikipedias I've never had a single issue. No viruses, no spyware, no rootkits, no browser hijacking. No identity theft, no keylogging, no trojans.
Have I had to reset passwords following database breaches like this one? Of course. But that's beyond my control. What I can control is my own PC and how I interact with the Internet. After nearly a decade of running virtually no third-party security tools, here's the score: Broida, 1; Hackers, 0.
I realize this flies in the face of conventional wisdom, which insists you don't even boot your PC unless it's running a comprehensive security suite. Meh. I'm fine with it in principle, and obviously some users need it, but I balk at both the cost and the performance impact (though both have decreased admirably in recent years).

My Security Secret

How do I get away with this online offense, this browser blasphemy? There's no trick to it; it's just a simple trick.
My computer runs Windows 8, as secure an operating system as Microsoft has ever released. That's right, I said it. (Windows 7 was nearly as good, and I lived securely in it for years.) In addition to its built-in firewall, the OS offers anti-virus protection in the form of Defender (formerly the standalone Security Essentials), plus SmartScreen for protection from malware and phishing scams. Internet Explorer also provides plenty of safeguards against hijacking and the like, though I'm a Google Chrome user.
Speaking of which, all modern browsers -- IE, Chrome, Firefox -- employ robust security features of their own, and let's face it: your browser is the gateway to many, if not most, infections. Chrome, for example, will warn you about suspicious sites before letting you through to them, and its sandboxing helps prevent malware from "escaping" one tab and infecting all the others.
web-of-trust-unsafe-site.png
Web of Trust helps alert you to potentially unsafe sites.Screenshot by Rick Broida/CNET
And that's it. Seriously. Between Windows, my browser, and my router (which has its own firewall, natch), I'm good. But there's one small add-on I do use, if only to buffer myself against momentary lapses of caution, and that's Web of Trust. It vets the search results displayed by Google and other engines, the idea being to prevent you from clicking through to a site that might be unsafe. Speaking of which...

Where Others Fail

Very often I find myself scratching my head, wondering how my relatives end up with such nasty incursions when I'm sailing along unscathed. The most likely answer: they're allowing it to happen, albeit unknowingly.
The two main culprits, in my opinion, are unsafe links (like the kind found in phishing e-mails) and spyware-infested downloads. One click of the former can steer you to a site that, just by viewing it, installs malware on your PC. As for the latter, many software sites are rife with ads masquerading as download buttons. You innocently click one, thinking you're downloading a particular program, but when you go to install it, bam: malware city.
sendspace-download-buttons.png
Did someone send you a SendSpace link? Better be careful which download button you click.Screenshot by Rick Broida/CNET
I feel especially guilty about this kind of thing, as I have occasionally steered users to freebie-software deals embedded on pages like these. Despite what I think are clear instructions, some folks invariably end up clicking in the wrong place.
The moral of the story, of course, is "look before you click." Whenever possible, mouse over a link to see where it's actually going to take you, and if the URL differs from what you'd expect, don't click. Likewise, steer clear of splashy "Download" buttons; very often the program you're after is accessible via a hyperlink, not a button.
Also, learn to recognize spam when you see it. Mail services like Gmail do a great job filtering out most of it, but sometimes an errant bit of junk gets through -- and very often it's a phishing message that can lead you to trouble.
Oh, and for heaven's sake, stop trying to download pirated music and movies. It's not only illegal, but also a surefire way to end up with malware.

What's Right for You?

Let me be clear: I'm not recommending that everyone ditch their security software and do like I do. I'm merely telling you what has worked for me. The simple combination of built-in security tools and some common-sense caution has kept my computers secure for years -- and for free. How do I know for sure? Every so often I run Malwarebytes Anti-Malware Free. Never so much as a blip.
malwarebytes-quarantine.png
So far, so good.Screenshot by Rick Broida/CNET
My questions for you: what security software do you use, and has it been effective at keeping malware at bay? When was the last time it caught an incursion, and under what circumstances? Do you think I'm being an unsafe netizen, or are you intrigued by my approach?

Saturday, June 28, 2014

Vương Trí Dũng - Việt nam không mang ơn Trung quốc

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ Bảy, ngày 28 tháng 6 năm 2014

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với nhân sĩ, trí thức sáng 26/6 tại TPHCM
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu “ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”(http://dantri.com.vn/chinh-tri/viet-nam-mang-on-thi-se-tra-nhung-trung-quoc-khong-duoc-ap-dat-892943.htm). Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ mimh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc.

1. Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam.

Thiết nghĩ không ai phản bác khẳng định trên. Chúng ta chưa bàn đến giúp cái gì và giúp như thế nào. Nhưng rõ ràng nếu không có lợi thì dứt khoát lãnh đạo Trung Quốc đã không giúp Việt Nam.

2. Không phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc.

Điều này cũng quá rõ ràng. Chính quyền Mao Trạch Đông sẽ không để cho một chính phủ Việt Nam thân Pháp hay thân Mỹ tồn tại ở ngay sát nách mình. Mao Trạch Đông không chỉ không muốn mà thực sự lo sợ nếu Việt Nam là đồng minh của Pháp hay nhất là của Mỹ. Điều này chính lãnh đạo Trung Quốc bằng nhiều cách gián tiếp hay trực tiếp đã gửi đi những thông điệp rất rõ ràng cho Pháp và Hoa Kỳ biết. Bởi vậy, lãnh đạo Trung Quốc đã buộc phải giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và sau đó là trong chiến tranh chống Mỹ. Nếu không phải Pháp, không phải Mỹ, mà là một quốc gia khác chẳng hạn là Nhật hay Anh đến Việt Nam thì lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ chủ động giúp Việt Nam để chống lại.

3. Lãnh đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.

Giúp Việt Nam không chỉ không cho Pháp Mỹ đến sát nách Trung Quốc, không chỉ làm cho Pháp Mỹ sa lầy suy yếu để Trung Quốc có thời cơ hùng mạnh, mà Mao Trạch Đông còn nhiều lần trắng trợn tuyên bố với Tổng bí thư Lê Duẩn mục tiêu thống trị Việt Nam.

Cũng vì mục tiêu thống trị Việt Nam mà lãnh đạo Trung Quốc đã buộc Việt Nam luôn phải chia cắt để không lớn mạnh. Lãnh đạo Trung Quốc đã ép Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải lùi đến vĩ tuyến 17 trong Hiệp định Genève 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc tìm mọi cách ngăn cản Việt Nam giành chiến thắng. Lãnh đạo Trung Quốc chỉ đạo Việt Nam chỉ đánh Mỹ đến cấp Trung đội, ngăn cản Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô, không đồng ý để Việt Nam đàm phán với Mỹ. Bằng nhiều hình thức và dưới mọi vỏ bọc, lãnh đạo Trung Quốc đã làm suy yếu Việt Nam để thống trị Việt Nam.

4. Không chỉ vì bảo vệ lợi ích Trung Quốc trước Pháp và Mỹ, không chỉ vì thống trị Việt Nam, Mao Trạch Đông có chủ tâm thâm độc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Đây là một dã tâm diệt chủng.

Hành động diệt chủng của các bạo chúa Trung Quốc được lịch sử Trung Quốc minh chứng. Mao Trạch Đông không cần che đậy dã tâm diệt chủng ở Việt Nam bằng cách đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Dã tâm điệt chủng của lãnh đạo Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam, mà sau này họ đã thực hiện được một phần ở Campuchia thông qua chính quyền ngu xuẩn tội phạm Pol Pot.

5. Làm cho Việt Nam phải kéo dài chiến tranh với Mỹ để Trung Quốc có cơ hội chiếm đất Việt Nam. Nhân lúc Việt Nam có chiến tranh, Trung Quốc đã di dời các cột mốc biên giới, đưa dân xâm cư xâm canh, chiếm đoạt của Việt Nam nhiều trăm km vuông đất. Không chỉ chiếm đất Việt Nam bằng con đường không vũ lực, vào thời điểm Việt Nam bị chia cắt và suy yếu, Trung Quốc đã ngang nhiên mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Khi Việt Nam thống nhất, không còn cách nào khác, Trung Quốc đã trắng trợn tiến hành chiến tranh chiếm đất biên giới của Việt Nam.

Trong lúc Việt Nam phải đối phó với chiến tranh, Trung Quốc đã lợi dụng di dời các cột mốc biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi thế Ải Nam Quan lịch sử đã thuộc sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.Trắng trợn nhất là ở Thác Bản Giốc,Trung Quốc đã huy động hơn 2000 người cả lính, cấp tốc xây dựng đập bê tông cốt sắt qua nhánh sông, chiếm cồn Pò Thoong làm lãnh thổ, đồng thời di dời cột mốc 53 từ trên núi phía bên kia sông sang quá nửa Thác Bản Giốc. Bởi vậy phần đẹp nhất của Thác Bản Giốc sau Hiệp ước Biên giới 1999 đã thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cho dân xâm cư xâm canh sang đất Việt Nam nhiều năm để làm chuyện đã rồi khi phân định biên giới. Trung Quốc giành giúp Việt Nam xây đập sông biên giới để chủ ý bịt phần phía Trung Quốc, chỉ để một cống phía bờ Việt Nam, nắn hướng dòng chảy sâu vào đất Việt Nam, sau nhiều năm xói mòn đã đổi thay dòng chảy. Khi phân chia biên giới theo giữa hướng dòng chảy,Trung Quốc đã chiếm được rất nhiều lợi thế, nhất là phần trên biển theo dòng chảy cửa sông. Mưu mô chiếm đất Việt Nam của Trung Quốc không chỉ cho một vài năm, mà cho hàng chục năm, cho cả thế kỷ.

Nhân lúc Việt Nam đang bị chia cắt thành hai miền đối kháng, năm 1974 Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Liên tục suốt các năm 1980 -1989, Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Đỉnh điểm là ở Vị Xuyên Hà Giang trong các năm 1984-1985,Trung Quốc đã chiếm mất Núi Đất của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu chiếm đất Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành không chỉ bằng mưu mô nham hiểm, bằng thủ đoạn trá hình gian xảo, mà còn trắng trợn bằng chiến tranh vũ lực.

Xét về tổng thể, với mưu đồ sâu xa thâm hiểm biểu hiện qua năm điểm chủ chốt nêu trên, có thể khẳng định rằng không những Việt Nam không phải mang ơn Trung Quốc mà thực chất Trung Quốc phải chịu ơn Việt Nam. Trung Quốc phải nợ Việt Nam vì những điểm sau.

1. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc không bị sự đe dọa trực tiếp từ Pháp và Mỹ. Đặc biệt là Mỹ đã không thể biến Việt Nam thành đồng minh để đặt căn cứ quân sự sát sườn Trung Quốc.

2. Việt Nam đã làm suy yếu đối thủ Pháp và Mỹ của Trung Quốc. Nhất là Mỹ đã bị sa lầy và suy yếu trong chiến tranh Việt Nam, tạo cơ hội cho Trung Quốc dưỡng sức phát triển.

3. Việt Nam đã trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường quốc tế và đã mang đến cho Trung Quốc vai trò lãnh đạo quốc tế to lớn khi Trung Quốc dương cao lá cờ giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ.

4. Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chỉ là kinh tế và vũ khí. Còn Việt Nam đã bảo vệ lợi ích của Trung Quốc chính bằng xương máu của nhân dân Việt Nam. Đó là điều không thể so sánh. Sự viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã tạo cơ hội cho Trung Quốc phát triển kinh tế và hiện đại hóa nền công nghiệp quốc phòng.

5. Trung Quốc đã xâm chiếm cả ngàn km vuông lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo.

Khi Trung Quốc mang 60 vạn quân xâm lược Việt Nam vào ngày 17-2-1979, là thời điểm bộc lộ toàn bộ âm mưu xấu xa của lãnh đạo Trung Quốc dưới lá bài giúp đỡ Việt Nam. Từ thời điểm đó, CHXH Việt Nam và CHNDTrung Hoa không còn là anh em đồng chí, mà là kẻ thù của nhau. Từ thời điểm đó giữa hai bên đã chấm dứt mọi tình nghĩa ơn huệ. Bởi vậy, hãy đào sâu chôn chặt, và đừng bao giờ nhắc đến giúp đỡ ơn huệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Điều cần phân biệt là nhân dân hai nước.Tình nhân ái được Tạo hóa bẩm sinh trong mỗi cơ thể con người, ở tất cả các dân tộc. Đó là điều thiêng liêng quý giá phải nâng niu chăm chút.

Vương Trí Dũng

Tác giả gửi BVN

Friday, June 27, 2014

Không có Tam Quyền Phân Lập thực sự thì Tham Nhũng và Lạm Quyền ở VN không bao giờ chấm dứt .

- Nếu Dracula * sợ ánh sáng mặt trời như thế nào thì ĐCSVN cũng sợ TQPL như vậy ! 
- VN không cần báo chí TƯ NHÂN .- Nguyễn Tấn Dũng .
- Những ng cổ vỏ hay chủ trương TQPL là THOÁI HÓA . - Nguyễn Phú Trọng .

Viết sau khi đọc "Hoài Nghi và Phản Kháng" của Canh Le :
1/ Người Tây Phương đa số có tinh thần HOÀI NGHI , do vậy các cụ Locke và Montesquieu mới bày ra TAM QUYỀN PHÂN LẬP . (Tư tưởng này cũng có họ hàng với Khế ước Xã hội hay Xã Ước của cụ Rousseau) . Các cụ quan niệm , phần lớn con người đều có lòng tham (tiền của , quyền lực hay sắc đẹp ** ) , nên không thể giao phó việc nước cho ai đó NẾU chỉ dựa vào THÀNH TÍCH HỌC TẬP , CHIẾN ĐẤU hay ĐẠO ĐỨC trong QUÁ KHỨ của họ . Có thể , trong quá khứ (khi chưa có QUYỀN LỰC) họ là người có đạo đức hay đóng góp xương máu * * * , nhưng có quyền trong tay , họ lại rất THAM NHŨNG và LẠM QUYỀN .
Vì vậy , ba quyền Lập , Hành và Tư Pháp phải CÂN BẰNG và GIÁM SÁT LẪN NHAU (cũng theo tinh thần cũa Xã Ước) . Sau này , lại có thêm quyền THỨ TƯ là BÁO CHÍ . (Nhưng có người nói "VN không cần báo chí TƯ NHÂN , bạn biết là ai ko ?) .
Không có TQPL thực sự thì TN và LQ không bao giờ chấm dứt .
* Dracula là ma cà rồng trong 1 tiểu thuyết phương Tây . Y chỉ ra khỏi quan tài vào ban đêm để đi hút máu người . Y rất sợ ánh sáng mặt trời và thánh giá . Rất nhiều phim ảnh được dựa trên sách này .
* * Trong Tây du ký , 1 hòa thượng vì tham áo cà sa đẹp đã phạm tội ác .
* * * NTD đã đóng góp xương máu khi chưa có quyền lực , nhưng nay ông là vua THAM NHŨNG . Những Dương Chí Dũng hay bầu Kiên , v.v... đều là SẢN PHẨM của ông .
2/ Từ chổ HOÀI NGHI mới dẫn tới PHẢN KHÁNG/PHẢN ĐỐI hay CHỐNG ĐỐI hay BIỂU TÌNH . Trong tiếng Anh các khái niệm này có cùng gốc : động từ và danh từ PROTEST hay DISSIDENT . Từ đó có Protestant (người theo Thệ phản hay Tin Lành - chống lại Công Giáo) , Protester (ng biểu tình) , dissident (ng đối kháng , ko đồng ý với chính phủ) , v.v...
3 / Xã hội phương Tây ngày càng phát triển do họ có tinh thần HOÀI NGHI và ko bằng lòng với hiện tại . Do vậy họ tìm tòi học hỏi và có nhiều SÁNG KIẾN . Bạn thấy các triết gia hay các nhà bác học phần lớn là Tây phương .
4/ Xin lấy 1 VD : các tư tưởng Dân chủ , chế độ Đại nghị , những phát minh về KHKT phần lớn từ Anh , Pháp và Đức . Nhưng đóng góp lớn lao cho thể chế Dân chủ thế giới vẫn là nước Anh . Ng ta nhận thấy , các thuộc địa của Anh phần lớn là các nước DC như Úc , Mỹ , CND , Ấn , Sing , Malaysia , HK , các nước Phi châu , v.v...
Bạn muốn tìm lối thoát cho VN ? 

1/ Tại sao VN ko theo gương Myanmar : Quân Đội được dành 1/4 ghế trong QH ; Đảng của bà Suu Kyi và các đảng khác chiếm các ghế còn lại . Nhờ áp dụng TQPL mà Myanmar đã BÌNH ĐẲNG với TQ trong giao dịch kinh tế : tuy họ ngưng xây đập khổng lồ - làm cho nhà đầu tư TQ thiệt hại trên 1 tỉ đô , nhưng họ vẫn là nước cung cấp khí đốt cho TQ , và dự định mua chiến đấu cơ JF-7 Giao Long của TQ (sau đó sẽ sản xuất trong nước) . . . Tại sao họ làm được như vậy : vì TT Thein Sein đã nói "chúng tôi phải hành xử theo ý nguyện của nhân dân nên không thể tiếp tục xây đập này" . . . Trong khi đó , VN bị TQ ngày càng lấn lướt vì "mắc nợ TQ . . ." (theo lời Trương Tấn Sang) .
2/ Tiên trách kỷ hậu trách nhân : Tại sao TQ đối xử như vậy đối với VN mà ko dám làm điều đó với Myanmar dù : nước này có cùng biên giới với TQ , quân đội ko mạnh bằng VN , không có vũ khí "khủng" như tàu Gepard , tàu ngầm Kilo , hỏa tiển phòng vệ bờ biển Bastion , v.v...Quân đội của Myanmar , gần như xài toàn vũ khí của TQ như chiến đấu cơ , v.v... (tôi đã viết về đề tài này) .
Tất cả là vì CH Phạm văn Đồng , là những mật ước giửa 2 Đảng trong HN Thành Đô . . .phải có gì đó bí mật , mờ ám , xấu xa của VN . . . cho nên TQ dựa vào đó mà ăn hiếp , bắt nạt VN chứ ko dám làm điều đó với các LÁNG GIỀNG KHÁC .
3/ Tôi đã viết nhiều lần : trừ phi có đột biến về chính trị (tỉ lệ rất thấp) hay phép lạ , viễn ảnh "VN biến thành 1 khu tự trị như Tây tạng hay Tân cương" chỉ là thời gian . Cùng là nạn nhân của TQ về biển Đông , Philippines đã "ăn miếng trả miếng" với TQ dù vũ khí phần lớn từ đệ nhị TC vì : CP họ phải làm theo ý của dân vì họ do dân bầu lên . . . họ phần nào dựa vào Mỹ do có quan hệ lịch sử dù ko khắn khít với Mỹ như Nhật hay Nam Hàn .
Muốn THOÁT TRUNG phải THOÁT CỘNG : Nếu tiếp tục đeo Vòng Kim Cô 16 chử vàng 4 tốt thì không ai sẽ giúp VN dù VN đang chạy vạy khắp thế giới , tới cả Ai cập ! , để tìm sự ủng hộ (mà họ gọi là đối ngoại QP) .

Thursday, June 26, 2014

Trong lịch sử, người Pháp đã đánh giá người Trung Hoa như thế nào?

Lời giới thiệuĐây là một tư liệu được trích từ cuốn “Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới”. Quyển 1 tập 1. NXB Đà Nẵng – 2001. Cuốn sách này, như tên gọi của nó mục đích không phải giới thiệu những tư liệu của người Pháp nói về người Trung Hoa, mà nói về cụ Phan Châu Trinh. 

 Tuy nhiên, lí do mà chúng tôi (tức Nông dân ra phố) giới thiệu là trong một tư liệu cụ thể này, đã thể hiện rất rõ cách nhìn nhận và đánh giá của một Viện sĩ người Pháp đối với người Trung Hoa trong mối quan hệ với người An Nam cũng như Đông Dương. Hơn nữa, cũng phần nào hiểu thêm về con người Hoàng Cao Khải trong những nội dung trình bày của nhân vật còn nhiều ý kiến đánh giá này.

Trong tình hình ở Biển Đông, nước Trung Quốc hiện tại đang có những hành động gây hấn, âm mưu xâm lược biển đảo, xâm phạm vùng biển tài nguyên của Việt Nam; ở trong đất liền thì những công dân Trung Quốc liên tiếp có những hoạt động và hành động có tính gian dối, thủ đoạn, lũng đoạn thị trường như buôn bán nông sản với bà con nông dân với các chiêu ghìm giá, đẩy giá rồi chạy làng; rồi tại các phòng khám đa khoa Trung Quốc tại VN cũng có liên tiếp các vụ chết người, bác sĩ người Trung Quốc bỏ chạy,… khiến chúng ta không thể không nghĩ kĩ hơn về người Trung Hoa hiện tại cũng như trong lịch sử trong mối quan hệ với Việt Nam ta. 

Từ thực tế đó, đọc lại những gì mà viện sĩ De Brieux  viết trong cuốn Thăm Ấn Độ và Đông Dương mà chúng  tôi giới thiệu dưới đây thì thấy cái BẢN CHẤT CỐ HỮU của người Trung Quốc từ 1909 đến nay vẫn có những nét không thay đổi. Hành động, động cơ, âm mưu của họ trong một số lĩnh vực dù trong 1909 hay trong 2012 vẫn có nét tương đồng về bản chất, chỉ có khác về hiện tượng. 
Điều đó cho thấy, cảnh giác với người Trung Hoa trong bảo vệ tài nguyên, lãnh thổ,(cả về văn hóa nữa) là không thừa và cần kíp khẩn trương hơn bao giờ hết. 

Tôn trọng các tư liệu lịch sử và không quên những khó khăn của đất nước trong hoàn cảnh hiện tại, chúng tôi xin được trích lại nguyên văn đoạn trích Thăm Ấn Độ và Đông Dương của Viện sĩ De Brieux  in trong cuốn sách trên.

 Nông dân ra phố xin trân trọng giới thiệu: 



Tài liệu 26
Lưu  CAOM –A947

VIỆN SĨ DE BRIEUX VIẾT VỀ CUỘC GẶP HOÀNG CAO KHẢI

(Trích “ Thăm Ấn Độ và Đông Dương”)

…”Ông Jules Roux quan ba bộ binh đã dịch và tôi đã có được một văn kiện của ông phó vương. Ông là thành viên của Hội đồng cao cấp Đông Dương có Huy chương Bắc đẩu Bội tinh.
Ông Phó vương trước tiên đặt nguyên tắc là hiện nay các dân tộc ở vào địa vị thấp kém hơn bắt buộc phải dựa vào những nước thuân lợi hơn. Ví dụ như nước Pháp ngày xưa đã bị La Mã đô hộ 400 năm nhờ đó mà văn minh lên… Và ông nói tiếp:

“Nước chúng tôi có sai lầm là không sớm mở cửa buôn bán với các vị ngay từ thời của Louis XIV có yêu cầu. Và năm 1858 đã chống nhưng không chống nổi để mất Nam Kỳ, năm 1884 đã chống đi đến phải chịu bảo hộ.

Đất nước đã sai lầm để cho cả dân tộc phải gánh chịu. Nhưng Pháp khong đến chiếm thì chắc chắn sẽ có cường quốc khác chiếm thôi”

Sau khi kể qua quá trình thiết lập chế độ cai trị, ông kể qua những ơn nghĩa của nước Pháp:
“Nhìn chung có nhiều việc lớn và có ích: như xây dựng các thành phố Saigon, Tourance, Hải Phòng… ngày xưa chỉ là những vũng lầy và cát trắng, bây giờ thành những thành phố lớn có tàu thuyền các nước đến buôn bán. Đó là những công trình vĩ đại.

Đường sá ngày xưa rất kém, đi chủ yếu là đi bộ và chir có đường quốc lộ. Đường thủy thì trước chỉ có thuyền bè, bây giờ có đủ tàu xuồng máy đi trên sông và biển, cả tàu vượt đại dương. Lại có đường sắt, có tàu điện. Ở trên bộ, dưới nước đều có phương tiện đi lại.

Ngày xưa con cái chúng tôi khi có dịch đậu mùa thì chết hàng loạt, dân ốm đau không có nhà thương chữa trị, bây giờ có chủng đậu thường kỳ. Các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng v.v… đều có nhà thương, người bệnh không có tiền cũng được đến chữa trị không mất tiền.

Chính phủ Bảo hộ đã lập ra một trường Y cho người An nam. Trong tương lai sẽ có nhiều người An nam làm nghề chữa trị cho người An nam, sẽ giảm bớt ốm đau, tăng thêm dân số.

Ngày sưa sản vật làm ra khó tiêu thụ và phải bán rẻ.

Bây giờ đường sá thông thương, có thể bán ra cả nước ngoài như lúa gạo, Nam Kỳ xuất 732.000 tấn/năm; Bắc Kỳ xuất 114.000 tấn/năm. Và còn nhiều nông sản, sản phẩm công nghiệp khác. Ngày càng tăng tiến trong sản xuất và buôn bán.

Không cần nói, ai cũng thấy nhờ Chính phủ Bảo hộ dân được một số lợi ích…”.

“Nhưng tuy vậy, do cách cai trị chưa tốt mà cho đến nay, Chính phủ Bảo hộ không chiếm được trái tim của mọi người.

Chúng tôi thấy có 3 nguyên nhân:
  1. Thuế má quá nặng
  2. Chọn lựa quan lại Nam không đủ tiêu chuẩn bảo đảm, nhiều người không xứng đáng với chức vụ của họ.
  3. Cố gắng của chính phủ trong mở mang trường học cho dân còn kém.

Tôi thấy dân Nam cần nhìn và dựa vào nước Pháp vì: 
Trong 5 năm qua, sau khi thấy Nhật thắng Nga, người ta có tư tưởng một dân tộc nhỏ có thể thắng một cường quốc to. Từ đó mà có những hội, những đảng hoạt động trong nước, đồng thời có những hội, những đảng hoạt động ngoài nước…

Nhưng có thể khẳng định là nếu dùng bạo loạn, nước Pháp sẽ thắng, kết quả sẽ không đến đâu cả.

Vấn đề cuối cùng nóng bỏng nhất là: Chúng tôi tự hỏi, một ngày kia có thể độc lập được không?

Đã có 2 cơ hội mà đã bị bỏ qua đi rồi…

Bây giờ có cơ hội thứ 3 không biết có hi vọng được không? Đó là vấn đề dựa hẳn vào nước Pháp để cải tạo nền giáo dục của mình và tiến bộ lên.

Nếu làm được như vậy, thì nhờ sự tiến bộ của mình, chúng tôi nghĩ là nước Pháp trước tiên sẽ cho chúng tôi quyền tự trị, chỉ giữ lại quyền đại diện chúng tôi ở bên ngoài với các nước mà thôi…

Chúng tôi sẽ được như Canada và Úc vậy…”

Ông De Brieux bình luận và kết luận:

“Tôi cho là tham vọng đó hoàn toàn chính đáng, đáng khen và cao thượng. Chúng ta phải yên trí là từ nay chính phủ Pháp sẽ trả lại quyền tự trị cho họ. Để họ tự cai quản một cách hoàn toàn độc lập.

Chúng ta không thể thờ ơ trước một sự biểu thị đẹp đẽ như vậy về lòng tin cậy. Chúng ta không thể đánh lừa hi vọng đó…

Vai trò mà vị Phó vương yêu cầu ta làm là hoàn toàn hợp với truyền thống, với tinh thần đại lượng và nghĩa vụ chúng ta trước nhân loại.

Hiểu như vậy thì công cuộc chiếm thuộc địa không còn mang tính chất hành động kẻ cướp nữa.

Nếu sức mạnh và sự cao đẳng cho phép một nước có quyền can thiệp bằng vũ lực vào số mệnh của một dân tộc khác  thì quyền đó sẽ đưa lại những nghĩa vụ không thể trốn tránh được để đáp lại. Nghĩa vụ đó là làm cho dân tộc bị trị những điều kiện sớm nhất để xứng đáng được độc lập.

Một hành động chính trị cao đẹp nhất là nói với người An nam”

“Chúng ta không phải là chủ mà là kẻ đỡ đầu của các người. Khi các người đủ mạnh về tinh thần để khỏi cần sự đỡ đầu đó, đủ mạnh để không trở thành miếng mồi, đủ giàu để không thể mất mặt với thiên hạ, thì chúng ta trả lại quyền cho các người, chúng ta không cầm tay dắt đi nữa mà, như người cha thấy con đủ sức đương đầu với cuộc sống, sẽ để cho con tự mình cai quản lấy mình, để cho con mình tự đi trên con đường mà chúng ta đã chỉ lối cho. Và chúng ta sẽ nhìn theo như cha nhìn con, anh nhìn em, tự hào về các người…

Chính do các người ự quyết định lấy ngày giải thoát. Nền tự do đã ở đó, các người phải giành lấy. Đây là trường học. Đó là những vũ khí cần thiết hiện nay. Hãy cầm lấy. Chúng ta mang đến cho các người và bày cho cách sử dụng. Đừng ham độc lập quá sớm. Nếu hôm nay thoát ngay khỏi sự giúp đỡ của chúng ta, các người sẽ rơi vào tay những tên chủ không đại lượng bằng. Hãy tin chúng ta và làm việc đi. Sẽ là một ngày vinh quang cho các người mà chúng ta có thể  thôi không coi các người là con trẻ mà là những người em…”

…Phải nghĩ và làm quen với ý nghĩ là dù chúng ta có làm gì đi nữa cũng không thể mãi mãi giữ Đông Dương được.

Nếu chúng ta không trả cho người An nam thì có kẻ sẽ giành lấy.

Và kẻ đó chính là nước Trung Hoa.

Và ngày mà ở châu Âu chúng ta phải đương đầu với một cường quốc thì ngày đó người Trung Hoa sẽ nhẹ nhàng chiếm Đông Dương như người Ý năm 1870 đã chiếm lấy đất đai của Gíao hoàng. Nếu người Sài Gòn muốn chống lại thì với 100 nghìn người Trung Hoa ở chợ Lớn họ không cần súng ống cũng trị được. Ở đâu trên đất Đông Dương cũng vậy, cứ 1 người Pháp thì đã có 20 người Trung Hoa.

Và ngay người An nam, nếu ta không cảm hóa họ, cũng sẽ đưa tay ra đón những người Tàu mà họ gọi là “các chú”chưa quên những người đó đã là chủ cũ của nước này.

Nhưng Trung Quốc có cần xâm chiếm không? Đông Dương đã là của họ rồi. Chúng ta là chủ danh nghĩa, họ là chủ thật sự. Chúng ta đưa lính đến, họ đưa con buôn đến. Chúng ta mơ có thuộc địa để đến làm giàu, nhưng chính họ thực hiện giấc mơ đó. Chúng ta cai trị thuộc địa, họ khai thác nó.

Ta coi người nông dân An nam là xa lạ, họ quen biết, họ nói cùng tiếng nói, họ dùng tiền mua thốc lúa non, lúa già, mua trả sòng phẳng. Họ biết tính để cho người nông dân đủ sống để cày cuốc làm ra thóc gạo.

Thương nghiệp nằm trong tay họ. Họ tuồn thóc gạo cả xứ theo các kênh rạch về các hãng xay xát ở chợ Lớn và, bán gạo xong họ nhét tiền đầy túi, trở về xứ sở nằm nghỉ.

Sức mua bán của dân tộc này thật kỳ quặc. Trong một làng nghèo đói không mua bán gì, có một người Tàu đến, nhân làm  thuê vất vả… Chỉ 2 năm sau, y có một cửa hàng nhỏ, cả làng đều vay mượn y. Và những người Tàu khác sẽ đến theo.

Sự đoàn kết của họ ngoài sức tưởng tượng: trong cửa hàng, đến giờ ăn họ xúm lại quanh bàn, ở trần như nhau, không phân biệt chủ và người làm. Ăn xong là làm việc, kỷ luật ra trò. Họ biết chia nhau quyền lợi, không tranh chấp, đoàn kết chặt chẽ. Ví dụ ở Rangoom họ quyết định không để cho ngời Tàu kéo xe, thế là không có người Tàu kéo xe. Thợ Tàu đến được dùng vào làm việc khác.

Họ không sợ khổ, không sợ chết. Họ chèo thuyền ra đánh cá trong lúc sóng to gió lớn…
Họ bất chấp toán học và vẫn tính toán đâu vào đấy. Họ thông minh và rất nhạy cảm với cái mới. Cái gì họ không mời nước ngoài đến làm là họ tính để tự làm. Quân lính họ sử dụng vũ khí thành thạo, hành quân cả sư đoàn…

Làm sao ta có thể bảo vệ Bắc Kì khi họ cảm thấy bị chật chội hay buôn bán khó khăn và đưa một quân đoàn vượt qua Lạng Sơn? Suốt dọc biên giới chúng ta không có hành lũy pháo đài nào để chống trả cả.

Với biển người của họ, ta làm sao chống được bằng máy tiểu đoàn? Nếu có thủy quân họ sẽ vào thẳng Nam kỳ, qua Cap Saint Jacques có khó hơn chút ít thôi. Chúng ta không có phòng thủ gì hết trên sông Sài Gòn…

Trong khi tính toán tất cả các vấn đề đó, chúng ta phải cố gắng đặt dấu ấn trên người An nam, càng sâu càng tốt để sẽ còn một cái gì đó của trí tuệ chúng ta tiếp tục được duy trì…”

(Theo: Lê Thị Kinh (tức Phan Thị Kim): Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới. Quyển 1 tập 1. NXB Đà Nẵng – 2001. Từ trang 139 đến 145.)
http://nguyenvanhoc17.blogspot.com.au/2012/07/trong-lich-su-nguoi-phap-anh-gia-nguoi.html