BLV Tạ Biên Cương bị ghét không chỉ vì 'thảm họa bình luận'
GDVN/Thể thao số.vn
Ảnh bên: Khán giả sẽ có cái nhìn rộng lượng hơn với BLV Biên Cương nếu BLV này biết nói "Xin lỗi" mỗi khi nói sai, nói nhầm.
NQL: Tính viết một bài nghiêm chỉnh về bình luận bóng đá và BLV nói chung nhưng thôi, nước đổ đầu vịt, viết ra chỉ tổ mất thời gian người ta có cớ gây sự với mình.
Thế hệ tụi tui ai nói một câu trên báo mất ăn mất ngủ cả tuần, với các
bạn trẻ này họ bình thản như không, coi đó là những thị phi của đám "
không có chuyên môn", không chấp. Sự cao ngạo của các bạn trẻ này thật đáng sợ.
“Chỉ cần Biên Cương biết nói “xin lỗi quý vị, chính xác hơn…” thì khán
giả sẽ rộng lượng với BLV này hơn. Không ai là không bao giờ mắc sai lầm
và bản lĩnh của con người nằm ở chỗ anh ta có dám đối diện với sai lầm,
dám nhận lỗi và sửa lỗi…”
BLV nói sai phải xin lỗi khán giả
Bạn đọc Trần Huy Dũng (huydung86@gmail.com) viết: “BLV Biên Cương bình luận sôi nổi và khá thú vị. Nhưng mỗi lần nói sai, nói nhầm, BLV Biên Cương không nói được hai từ “xin lỗi” với khán giả đang dõi theo”.
Đây cũng là ý kiến chung của khá nhiều độc giả gửi về. Chẳng hạn, bạn đọc Tùng Chelsea viết: “Khi Biên Cương nói sai, anh ta không xin lỗi mà chỉ lấp liếm “chính xác hơn là…” Ngược lại, khi nói đúng thì: "Như chúng tôi đã nói từ đầu". Một người sẽ không thể trở thành BLV giỏi nếu không dám nhìn thẳng vào sự thật, nhận lỗi và sửa chữa”.
Độc giả Vũ Quốc Hoàn cũng chia sẻ nhận định này: “Chỉ cần Biên Cương biết nói “xin lỗi quý vị, chính xác hơn…” thì khán giả sẽ rộng lượng với BLV này hơn. Không ai là không bao giờ mắc sai lầm và bản lĩnh của con người nằm ở chỗ anh ta có dám đối diện với sai lầm, dám nhận lỗi và sửa lỗi…”
“Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”
Nói nhiều, nói lan man không có trọng tâm, nói sai… là những điểm yếu của các BLV trẻ đã được khán giả yêu bóng đá chỉ ra. “Khi xem bóng đá tôi muốn nghe những âm thanh thực của trận đấu: tiếng reo hò của CĐV bên ngoài, tiếng quả bóng được sút căng, tiếng í ới của cầu thủ trên sân hơn là tiếng bình luận theo kiểu khoe mẽ vốn kiến thức mà không biết kiến thức đó có chuẩn không. BLV nên nói ít thôi, tập trung vào các pha bóng, thỉnh thoảng cung cấp thêm một vài thông tin như thành tích đối đầu, trích ngang thành tích của một vài cầu thủ,” bạn đọc Phú Hưng chia sẻ nỗi lòng.
BLV nói sai phải xin lỗi khán giả
Bạn đọc Trần Huy Dũng (huydung86@gmail.com) viết: “BLV Biên Cương bình luận sôi nổi và khá thú vị. Nhưng mỗi lần nói sai, nói nhầm, BLV Biên Cương không nói được hai từ “xin lỗi” với khán giả đang dõi theo”.
Đây cũng là ý kiến chung của khá nhiều độc giả gửi về. Chẳng hạn, bạn đọc Tùng Chelsea viết: “Khi Biên Cương nói sai, anh ta không xin lỗi mà chỉ lấp liếm “chính xác hơn là…” Ngược lại, khi nói đúng thì: "Như chúng tôi đã nói từ đầu". Một người sẽ không thể trở thành BLV giỏi nếu không dám nhìn thẳng vào sự thật, nhận lỗi và sửa chữa”.
Độc giả Vũ Quốc Hoàn cũng chia sẻ nhận định này: “Chỉ cần Biên Cương biết nói “xin lỗi quý vị, chính xác hơn…” thì khán giả sẽ rộng lượng với BLV này hơn. Không ai là không bao giờ mắc sai lầm và bản lĩnh của con người nằm ở chỗ anh ta có dám đối diện với sai lầm, dám nhận lỗi và sửa lỗi…”
“Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”
Nói nhiều, nói lan man không có trọng tâm, nói sai… là những điểm yếu của các BLV trẻ đã được khán giả yêu bóng đá chỉ ra. “Khi xem bóng đá tôi muốn nghe những âm thanh thực của trận đấu: tiếng reo hò của CĐV bên ngoài, tiếng quả bóng được sút căng, tiếng í ới của cầu thủ trên sân hơn là tiếng bình luận theo kiểu khoe mẽ vốn kiến thức mà không biết kiến thức đó có chuẩn không. BLV nên nói ít thôi, tập trung vào các pha bóng, thỉnh thoảng cung cấp thêm một vài thông tin như thành tích đối đầu, trích ngang thành tích của một vài cầu thủ,” bạn đọc Phú Hưng chia sẻ nỗi lòng.
Các BLV VTV được nhận xét là nói nhiều, nói dai, không nhập tâm vào diễn biến trận đấu. (Ảnh: BLV Khắc Cường) |
Bạn đọc Nguyễn Trần Đăng bình luận: “Không phải nói nhiều là làm tốt
công việc BLV. Hãy để ý BLV Quang Huy, anh không nói nhiều, không khí
của trận đấu dường như hoà cùng không khí trên sân, những kiến thức sâu
sắc về bóng đá và tập trung đi vào phân tích diễn biến trận đấu, chiến
thuật và một chút lịch sử đội bóng, cầu thủ... đủ để khán giả biết thêm
thông tin. Đó đều là thông tin được BLV chắt lọc, chứng tỏ một sự cầu
thị, yêu nghề.”
Ngay cả một người trong nghề như BLV Trần Văn Sơn (Truyền hình cáp Quy Nhơn - Bình Định) cũng chỉ ra yếu điểm của các đồng nghiệp trẻ: “Không phải khi các bạn chuẩn bị tư liệu với rất nhiều thông tin về hai đội bóng mà bạn nói hết những thông tin ấy ra, tuỳ từng hoàn cảnh mà sử dụng tư liệu cho hợp lý, không nên lạm dụng bởi như thế giống như bạn đang khoe kiến thức với khán giả.” Một độc giả khác nhắn nhủ các BLV trẻ: “Các cụ nói: “Rượu nhạt uống lắm cũng say. Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Không nhất thiết các anh phải nói, nói, nói... suốt cả trận như thế bởi ai cũng thấy như các anh cả. Người xem cần thêm BLV là bởi họ mong muốn BLV có cái nhìn sâu sắc hơn. Nếu anh chưa phát hiện ra điều gì thì tốt nhất nên im lặng.”
Một số ý kiến khác. Bạn đọc Phạm Mạnh Hùng: “Tôi biết trong đầu anh Biên Cương có quá nhiều thông tin khi bình luận mà lưỡi lại lại uốn không kịp tốc độ nghĩ nên nói sai, biết chắt lọc và đơn giản hóa đi thì sẽ chuẩn hơn.” Độc giả Nguyễn Hùng: “Có lẽ thế hệ BLV bây giờ biết nhiều thông tin nên nói nhiều hơn, mà thường thì nói nhiều hay sinh nói bậy”… Còn theo độc giả Chi Mai, thói quen nói nhiều của BLV, BTV VTV còn khiến họ bất nhã với những khách mời được phỏng vấn: “Các BLV VTV luôn cố gắng khoe mẽ, thể hiện mình trước các chuyên gia và khán giả bằng cách cướp lời, lập ngôn, dùng những từ đao to búa lớn mà chẳng ăn nhập gì. Quý vị cứ xem các cuộc phỏng vấn, bình luận của BLV Tiểu Huyền và các đồng nghiệp thì rõ. Đặt câu hỏi thì diễn giải dài dòng, áp đặt ý chủ quan, thời lượng dành cho hỏi gấp nhiều lần câu trả lời của các chuyên gia, làm cho người được phỏng vấn, bạn xem truyền hình phải chời đợi và cảm giác rất khó chịu.”
Trưởng thành từ những sai lầm
Theo bạn đọc Giáo Dục Việt Nam, các BLV trẻ không mấy quan tâm đến ý kiến phản hồi của khán giả để tự hoàn thiện mình. Bạn đọc Nguyễn Minh nhận xét: “Bình luận bóng đá không phải là dễ, nhưng đã làm nghề thì phải biết lắng nghe và học cách thay đổi. Nhiều BLV (đặc biệt là BLV Biên Cương) thường xuyên gặp sai sót, nói vô tội vạ và chắc chắn đã nhận được rất nhiều phản hồi của người xem nhưng đã qua mấy mùa bóng rồi mà vẫn như thế.”
Ngay cả một người trong nghề như BLV Trần Văn Sơn (Truyền hình cáp Quy Nhơn - Bình Định) cũng chỉ ra yếu điểm của các đồng nghiệp trẻ: “Không phải khi các bạn chuẩn bị tư liệu với rất nhiều thông tin về hai đội bóng mà bạn nói hết những thông tin ấy ra, tuỳ từng hoàn cảnh mà sử dụng tư liệu cho hợp lý, không nên lạm dụng bởi như thế giống như bạn đang khoe kiến thức với khán giả.” Một độc giả khác nhắn nhủ các BLV trẻ: “Các cụ nói: “Rượu nhạt uống lắm cũng say. Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Không nhất thiết các anh phải nói, nói, nói... suốt cả trận như thế bởi ai cũng thấy như các anh cả. Người xem cần thêm BLV là bởi họ mong muốn BLV có cái nhìn sâu sắc hơn. Nếu anh chưa phát hiện ra điều gì thì tốt nhất nên im lặng.”
Một số ý kiến khác. Bạn đọc Phạm Mạnh Hùng: “Tôi biết trong đầu anh Biên Cương có quá nhiều thông tin khi bình luận mà lưỡi lại lại uốn không kịp tốc độ nghĩ nên nói sai, biết chắt lọc và đơn giản hóa đi thì sẽ chuẩn hơn.” Độc giả Nguyễn Hùng: “Có lẽ thế hệ BLV bây giờ biết nhiều thông tin nên nói nhiều hơn, mà thường thì nói nhiều hay sinh nói bậy”… Còn theo độc giả Chi Mai, thói quen nói nhiều của BLV, BTV VTV còn khiến họ bất nhã với những khách mời được phỏng vấn: “Các BLV VTV luôn cố gắng khoe mẽ, thể hiện mình trước các chuyên gia và khán giả bằng cách cướp lời, lập ngôn, dùng những từ đao to búa lớn mà chẳng ăn nhập gì. Quý vị cứ xem các cuộc phỏng vấn, bình luận của BLV Tiểu Huyền và các đồng nghiệp thì rõ. Đặt câu hỏi thì diễn giải dài dòng, áp đặt ý chủ quan, thời lượng dành cho hỏi gấp nhiều lần câu trả lời của các chuyên gia, làm cho người được phỏng vấn, bạn xem truyền hình phải chời đợi và cảm giác rất khó chịu.”
Trưởng thành từ những sai lầm
Theo bạn đọc Giáo Dục Việt Nam, các BLV trẻ không mấy quan tâm đến ý kiến phản hồi của khán giả để tự hoàn thiện mình. Bạn đọc Nguyễn Minh nhận xét: “Bình luận bóng đá không phải là dễ, nhưng đã làm nghề thì phải biết lắng nghe và học cách thay đổi. Nhiều BLV (đặc biệt là BLV Biên Cương) thường xuyên gặp sai sót, nói vô tội vạ và chắc chắn đã nhận được rất nhiều phản hồi của người xem nhưng đã qua mấy mùa bóng rồi mà vẫn như thế.”
Các BLV cần phải rút ra bài học từ những sai lầm và tự hoàn thiện mình (Ảnh: BLV Tuấn Anh - Kênh VTV3). |
Độc giả Nguyễn Tiến Đạt cho rằng: “Sai lầm thì ai cũng sẽ mắc phải
nhưng sai lầm có hệ thống, sai lầm nhiều lần, sai lầm những lỗi căn bản
thì đó không còn là tai nạn nữa mà là do trình độ, khả năng nghề nghiệp
quá kém. Ai bảo BLV Tạ Biên Cương là một BLV trẻ khi anh ta cũng có ít
nhất 6 năm trong nghề từ World Cup 2006?” Bạn đọc Thanh Bình viết: “BLV
cũng là con người, nên việc có sai sót trong quá trình tác nghiệp là
điều tất nhiên, nhưng không phải vì vậy mà "cá mè một lứa". Những sai
sót của Biên Cương, Khắc Cường đã thành hệ thống, không phải bây giờ mà
từ khi các anh vào nghề đến nay…”
Anh Nguyễn Hải Anh, một độc giả thân thiết của báo Giáo Dục Việt Nam dành lời khuyên cho các BLV trẻ: “Khi tôi học tại Liên Xô cũ những năm 80 còn nhớ Nikolay Ozerov là BLV thể thao hàng đầu của Liên Xô. Trong một trận khúc côn cầu, vì bực mình khi các cầu thủ Liên Xô chơi kém ông đã văng tục. Sau sự kiện đấy, phải mất một thời gian ông mới được quay trở lại bình luận thể thao. Việc mắc sai sót thì không ai có thể tránh được, nhưng không có nghĩa là không rút kinh nghiệm và cho qua.”
Theo Thể thao số
Anh Nguyễn Hải Anh, một độc giả thân thiết của báo Giáo Dục Việt Nam dành lời khuyên cho các BLV trẻ: “Khi tôi học tại Liên Xô cũ những năm 80 còn nhớ Nikolay Ozerov là BLV thể thao hàng đầu của Liên Xô. Trong một trận khúc côn cầu, vì bực mình khi các cầu thủ Liên Xô chơi kém ông đã văng tục. Sau sự kiện đấy, phải mất một thời gian ông mới được quay trở lại bình luận thể thao. Việc mắc sai sót thì không ai có thể tránh được, nhưng không có nghĩa là không rút kinh nghiệm và cho qua.”
Theo Thể thao số
No comments:
Post a Comment