“Nhóm lợi ích” suy yếu trong cơ cấu nhân sự phòng chống tham nhũng
04/02/2013
Sáng 4/2/2013, TBT Nguyễn Phú Trọng
đã chủ trì phiên họp đầu tiên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham
nhũng. Sau phần khai mạc, ông Tô Huy Rứa đã công bố Quyết định số
162-QĐ/TW ngày 1-2 của Bộ Chính trị ĐCSVN về thành phần Ban Chỉ đạo
Trung ương phòng chống tham nhũng. Nhìn vào thành phần và quan sát một
số động thái diễn ra thì thấy sự suy yếu bước đầu của “Nhóm lợi ích”.
Theo QĐ 162, Ban này được đặt trực thuộc trực tiếp Bộ Chính trị ĐCSVN, gồm 16 thành viên sau:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.
5 Phó Trưởng ban gồm:
Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư;
Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ;
Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội;
Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương (Phó thường trực, làm việc và báo cáo trự tiếp TBT)
Các ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gồm:
- Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương;
– Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương;
– Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
– Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
– Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ;
– Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước;
– Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
– Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương;
– Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
– Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
– Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ;
– Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước;
– Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Trước đó, vượt qua những bùng nhùng và
vật cản cố tình giăng ra, hai trụ cột tin cẩn và thuộc loại “cứng” đã
được điều về bọc lót cho ông Thanh, đó là các ông Phan Đình Trạc (Bí thư
Nghệ An) và Nguyễn Doãn Khánh (Bí thư Phú Thọ). Theo nguồn tin bên
trong, hai ông này đã bỏ phiếu xử lý đồng chí X trong Hội nghị TW6 vừa
qua.
Trong một nỗ lực nhằm làm “trong sạch
địa bàn”, Nguyễn Đình Phách, tức Phách “chột”, Ủy viên Trung ương đảng
CSVN, Phó ban Kiểm tra Trung ương, kiêm Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo
Trung ương phòng chống tham nhũng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên,
nguyên Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên, đã nhận được quyết định trái ý muốn là
đi làm Bí thư Thái Nguyên. Ông Phách được coi là tay trợ thủ đắc lực
giúp con gái đồng chí X có được dự án Ecopark tại Văn Giang đầy tai
tiếng. Dư luận đồn rằng đây chính là đặc tình đồng chí X cài trong cơ
quan Kiểm tra Đảng và cơ quan chống tham nhũng. Đồng chí Phách còn được
biết đến bởi lá phiếu chống xử lý đồng chí X tại Hội nghị TW6.
Một dấu hiệu bất bình thường nữa là sự
vắng mặt của Đại tướng, Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh trong cơ cấu một
cơ quan tối quan trọng như trên. Dự luận đang gắn sự vắng mặt này với
việc Đại tướng ra mặt ủng hộ đồng chí X trong thời gian qua, cũng như
đích thân bỏ một phiếu cứu đồng chí X tại Hội nghị TW6.
Tất nhiên, trong Ban vẫn còn có một số
cá nhân trước đây đã ủng hộ đồng chí X. Nay, số này sẵn sàng hoặc đã trở
cờ, hoặc nếu không thì rơi vào thế thiểu số bị cô lập.
Không biết có phải đã có thông tin bên
trong “dích” ra hay không, nhưng vài tuần qua, một số bố già cỡ bự đã
bắt đầu co vòi, rút vốn trong nỗ lực nhằm sẵn sàng rút chạy nếu ông
Thanh dám chơi mạnh tay như ông tuyên bố. Mặc dù đã có nỗ lực phản pháo
vài tuần qua nhưng những bê bối, tiêu cực nghiêm trọng mà Thanh tra CP
(dưới sự chỉ đạo của đồng chí X) từng vạch ra tại Đà Nẵng được coi là có
liên quan tới ông Nguyễn Bá Thanh thì nay đã bị Ban Chỉ đạo Trung ương
về phòng chống tham nhũng gạt ra ngoài chương trình công tác. Điều này
đồng nghĩa với việc bố bảo thì các cơ quan bên dưới cũng không dám tiếp
tục chõ mũi vào chuyện này. Có tin thêm là, giữa những cáo buộc như
vậy, ông Thanh vẫn được ưu ái “đề cử” người kế nhiệm làm Bí thư Đà
Nẵng. Đây cũng có thể coi là sự suy yếu thêm của đồng chí X, đồng thời
là thắng lợi chính trị bước đầu của ông Trưởng ban Nội chính nhằm dọn
đường cho ông này vào Bộ Chính trị tới đây.
No comments:
Post a Comment