Tuesday, September 9, 2014

Cải cách ruộng đất : Triển lãm đầu tiên về tại Hà Nội: 
Nhằm biện minh hơn là nhìn nhận sai lầm
 
Thanh Phương

Hôm qua, 08/09/2014, lần đầu tiên một cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất đã khai mạc tại Hà Nội và đã thu hút rất nhiều người đến xem. Nhưng cuộc triển lãm đầu tiên này bị đánh giá là phiến diện, tức là chỉ phản ánh một mặt của Cải cách ruộng đất, hay đúng hơn là nhằm biện minh cho chính sách này, chứ không tái hiện những sai lầm, những bi kịch của cái gọi là cuộc “Cách mạng long trời lở đất” cách đây hơn 60 năm.



Vừa đến xem triển lãm sáng nay, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội chia sẽ những suy nghĩ của ông với RFI Việt ngữ.

_________


Xem triển lãm, Blogger Lê Dũng nghi ngờ tính chân thực của một số tư liệu trưng bày: 

Chú em 9 X nào làm cái ảnh cho treo ở đây chả hiểu đếch gì về lịch sử cả, khiến người xem phì cười :
- Nồi gang thời 1958 chưa có.
- Đũa nhựa và thìa phíp trắng chưa có.
- Trẻ em béo tốt như trẻ em tây - " làm đ. ra có " một ông già chém.
- " Đ. có văn hóa bố bón cơm cho con, chỉ quát ăn nhanh không thì ..."
- " Đ. có văn hóa chồng ngồi đầu nồi lấy cơm cho cả nhà, vợ phải làm việc đấy"
- " Đ. có quần ka ki đẹp đấy đâu "
- " Đ. có sàn gỗ đâu, chỉ có nền đất" ...
 
Tôi chỉ ghi chép các nhận xét của bốn năm ông U 60 đứng xem ảnh triển lãm cải cách lúc nãy thôi nhá. 
Tôi thì nghĩ thằng nào bày ra cái này cần gỡ đi già nửa số ảnh chế sai hết lịch sử đang được bày tại đây.







Các em bày áo của địa chủ mà đem may áo mới bằng máy may công nghiệp có vô duyên không chứ ?
Chả hiểu điếu gì về áo sống thời đó cả !
Thế mà bịa ra tên của địa chủ tận Hưng yên y như thật, tài dối thế là cùng !
 

Nhà tôi 5 đời gia truyền may áo dài ta này nên chiều này mất 15 phút giải thích cho vài người già đứng xem áo, họ cám ơn nhiều về những thông tin tôi cung cấp : Áo trưng bày này là hàng fake 100 %: - May bằng máy công nghiệp, viền cứng và thô, thời đó không có máy khâu đó. Đặc biệt áo dài thời đó hoàn toàn khâu tay, mũi khéo và mềm mại. - Cụ tôi từng may áo cho Vua quan từ thời phong kiến, thêu tay đầu rồng , hổ , hoa lá tùy theo chức quan to bé, chất vải hầu hết là lụa tơ tằm, máy động vào là vứt ngay. Ai ra Lương Văn Can mà mua áo dài nếu tiệm nào dùng máy thì mang mà lau nhà luôn.  - Áo bày được thuyết minh là của địa chủ ở Văn giang, thực ra khó kiểm chứng vì không có căn cứ, cũng chẳng để làm gì. Vùng Làng tôi xưa đầy địa chủ mà họ đâu có áo hoa hòe nhiều như áo bày này, đa số áo đen ( đàn ông) áo gấm ( đàn bà ) và loại vải cũng là loại tơ tằm thường thôi. Áo có hoa văn chữ thọ hay hỉ như cái áo bày là của quan chánh tổng, lý trưởng, bá kiến chưa dám mặc huống hồ địa chủ. .






Đây là bức hình được thuyết minh là : " gia đình ông ... li tán đi làm thuê cho địa chủ, giờ cải cách xong thì đoàn tụ..."




Trên góc nhìn của dân chơi đồ xưa, đồ cổ, tôi soi bức hình này nhá : 


- Nhà gỗ cửa bức bàn gỗ quý này tôi có kiến thức vì chơi đồ cổ, nghiên cứu về đồ cổ nên biết, nó chỉ là nhà của nhà giàu, cỡ lý trưởng hay chánh tổng mới có, thềm xây gạch thất thời đó chỉ có quan mới có để xây.
 

- Cô vợ trong ảnh quá xinh, xinh hơn cả Chị Quỳnh từng đóng vai cô Nết, trẻ thế mà con giai lại là cậu thanh niên to cao dài rộng như một diễn viên điện ảnh đã tốt nghiệp !
 

- Cái ban thờ gỗ quý trạm trổ cỡ lớn to đùng ở gian giữa có khám thờ - phải là nhà quan hay địa chủ to mới có khám thờ này.
 

- Chai rượu tây có nhiều chữ ở vỏ chai thủy tinh màu trắng còn chai kia màu xanh đen thì có thể là chai tương ? Mà sao thời đó rượu là đồ quốc cấm cơ mà, ai cho bần cố nông uống rượu ?
 

- Bát tô mà không phải bát tàu - loại bát nông, cạnh vát ra như cái hình thang đáy to bên trên. (bát chiết yêu chăng? - NXD) Bát tô tận thời bao cấp sau 78 mới có dùng bán phở thôi.
 

- Bần cố nông làm gì có nồi đồng, có chiếu trải ra hè ăn cơm vậy ?
 

-Bần cố nông sao kế hoạch hóa chỉ đẻ một con lớn vậy ? Văn minh quá.
 
- Bần cố nông lão bố có áo hai túi có nắp, vậy cu cha này là lính ở Điện biên về và làm đội trưởng đội du kích bắn địa chủ nên được chia nhà của địa chủ và đồ dùng của địa chủ đây, nhìn mặt rất thát học và bất nhân.

Tóm lại tay nào sắp đặt cái ảnh này là dân vớ vẩn, không có tí kiến thức gì về lịch sử, am hiểu về đồ vật. Kiến thức về khảo cổ để giúp ta biết lịch sử, văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật tại thời điểm mà thứ đồ dùng đó được dân thời đó làm ra. Vì thế để sắp đặt một cảnh thời năm 56 mà anh cho thìa nhựa hay ca men xanh, áo may ô, áo lính K82, in ảnh bác cỡ lớn to đùng, nồi gang thì anh tự tố anh ngu kiến thức và dối trá, coi thường dân chơi bọn tôi quá.
 

Qua đây thấy rằng họ trưng bày trong bối cảnh đối phó dư luận hay chỉ để cho có nên không có các chuyên gia tư vấn về đạo cụ khiến các chú trưng bày rất ẩu, thiếu tôn trọng giới dân chơi và giới nghiên cứu về đồ xưa.

Tôi hỏi các bác làm ảnh nhá: thời 56 có in được ảnh bác cỡ to như ảnh cưới 700 x 1000 chưa? làm quái gì có, thế mà các em sửa ảnh bác to tổ bố, treo lên đầu thiếu nhi , rõ lởm !

Thậm chí họ trưng ra những văn bản đó đóng dấu đỏ choét mới tinh, há há há, cái sập gụ thì hàng chợ, cái án thờ và đôi câu đối lá chuối cũng chợ quá, rất phản cảm ! ánh sáng thì tắt đèn đi chơ đỡ điêu nhưng vẫn lộ tay nghề làm hàng giả mà không giống giả cũng chẳng giống thật.
Đôi chim lẽ ra bằng đá ngọc thì lại bằng đá chợ, đĩa men giả cổ nhưng giả lởm...nói chung rất buồn cười, xem chỉ cười khùng khục.  



Dù sao thì tôi vẫn nói với mọi người cùng xem rằng : việc có cái triển lãm này cũng hay, bọn trẻ sẽ tìm nốt nửa còn lại qua gúc gồ, thế thôi vì một nửa sự thật không phải là sự thật.
Bạn nào chưa xem thì nên tới xem, mất 15 ngàn vé và 3 ngàn gửi xe cũng không uổng được chứng kiến thêm ít dối trá và vụng về vốn đã bội thực bấy lâu.

No comments:

Post a Comment