NGUOI MY DAY TRE MAU GIAO .
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=3016&CategoryID=6
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Thursday, November 20, 2014
Tuesday, November 18, 2014
Cuộc sống của phụ nữ khắp thế giới qua nhà vệ sinh
Nhân ngày Nhà vệ sinh thế giới 19/11, các nhiếp ảnh
gia mở buổi triển lãm với hình ảnh cuộc sống của phụ nữ cùng nhà vệ
sinh tồi tàn để nâng cao nhận thức cho mọi người.
Theo Zing News
Tuesday, November 11, 2014
Đà Nẵng và Huế “cãi nhau” quanh một dự án
TT - Một dự án du lịch nước ngoài đang triển khai
đầu tư trên núi Hải Vân. Phía Đà Nẵng cho rằng xây trên đất tranh chấp
giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế.
UBND P.Hòa Hiệp Bắc (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) vừa báo cáo UBND quận này về việc “phát hiện tại khu vực đỉnh đèo Hải Vân giáp ranh giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế có hai công trình xây dựng trái phép”.
UBND Q.Liên Chiểu cho rằng việc chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cho doanh nghiệp nước ngoài xây dựng khu du lịch trên vùng đất “chưa có sự thống nhất về phân chia địa giới giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế”, nên gây bức xúc trong người dân trên địa bàn.
Vị trí triển khai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế - Đồ họa: N.Khanh |
Khu du lịch của nhà đầu tư Trung Quốc
Ngày 28-10, phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt tại hiện trường và ghi nhận
một ngôi nhà hai tầng đã được xây dựng ngay ngã ba đường xuống bãi
Chuối (bãi biển dưới chân núi Hải Vân).Để đến được công trình này phải vượt qua đỉnh đèo Hải Vân và đi thêm 5km hướng ra biển. Nằm sát với công trình này là trạm bảo vệ rừng 251 của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân (thuộc Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế).
Ông Nguyễn Quê, phó trưởng ban phụ trách ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), xác nhận đó là các công trình xây tạm để triển khai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế do Công ty cổ phần Thế Diệu làm chủ đầu tư.
Công ty cổ phần Thế Diệu do Công ty TNHH World Shine Hong Kong đăng ký đầu tư tại Thừa Thiên - Huế từ tháng 10-2013, với thời hạn 50 năm.
Theo chứng nhận của ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Công ty TNHH World Shine Hong Kong có trụ sở chính tại đảo Virgin thuộc Anh, được đại diện bởi các doanh nhân quốc tịch Trung Quốc.
Tổng giám đốc công ty này là ông Lu Wang Sheng (quốc tịch Trung Quốc) đồng thời là giám đốc Công ty cổ phần Thế Diệu, hiện đăng ký tạm trú tại Đà Nẵng.
Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án khu du lịch này có diện tích khoảng 200ha tại khu vực mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển).
Tại đây, nhà đầu tư sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao (450 phòng), trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng (220 căn hộ cao cấp), 350 căn hộ biệt thự và khu dịch vụ du lịch, nhà hàng, bãi tắm... với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD.
Dự án này được triển khai theo ba giai đoạn trong thời gian 10 năm (2013-2023), trong đó giai đoạn 1 (tháng 10-2013 đến tháng 12-2017) với việc xây dựng các khu biệt thự và khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, tổng số vốn đầu tư khoảng 115 triệu USD.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư con đường dài 5km đi vào khu vực dự án, với tổng kinh phí khoảng 50 tỉ đồng, vừa đưa vào sử dụng.
Ông Lê Văn Tuệ, trưởng phòng xây dựng - tài nguyên - môi trường Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cho biết: “Ban quản lý đã thẩm tra dự án, công ty này có đủ năng lực tài chính, có vốn điều lệ 798 tỉ đồng. Đây là công ty lớn đã có nhiều dự án triển khai thành công tại VN”.
Hiện chủ đầu tư đang chuẩn bị việc lập đồ án thiết kế, đánh giá tác động môi trường... sau đó mới xin phép xây dựng.
Theo ông Tuệ, để phục vụ việc triển khai dự án, ngày 13-3-2014 ban quản lý đã cho phép Công ty cổ phần Thế Diệu xây dựng nhà tạm và lán trại ngoài phạm vi dự án, nhưng nằm trên phần đất do Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân quản lý.
Sau khi hoàn thành thi công khu nghỉ dưỡng, nhà đầu tư phải tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng tạm này.
Chờ Chính phủ phân định
Trả lời về thông tin cho rằng dự án này được triển khai trên đất chưa
phân định ranh giới giữa Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng, ông Phan Ngọc
Thọ, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, nói toàn bộ diện tích thực
hiện dự án này nằm trong quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng
Cô do Thủ tướng phê duyệt ngày 5-12-2008.“Khu du lịch này nằm trong diện tích quy hoạch đất phát triển du lịch Chân Mây - Lăng Cô. Trước khi cho phép dự án triển khai, UBND tỉnh đã mời đại diện các ban ngành trong tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh để lấy ý kiến, xem xét rất kỹ về an ninh, quốc phòng. Tất cả hoạt động xây dựng của khu nghỉ dưỡng nằm dưới sự quản lý chặt chẽ của ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và UBND tỉnh” - ông Thọ nói.
Trong khi đó, trả lời Tuổi Trẻ chiều 28-10, đại diện UBND TP Đà Nẵng cho biết sau khi nhận được báo cáo từ Sở Nội vụ cách đây khoảng 10 ngày, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, với quan điểm nếu dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế xây dựng trong khu vực chồng lấn giữa ranh giới của hai địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế thì đề nghị tạm dừng, bởi giữa hai địa phương vẫn chưa thống nhất về địa giới hành chính. Việc phân định sẽ do Chính phủ quyết định.
Saturday, November 8, 2014
BỊNH TỰ HÀO DÂN TỘC CỦA NG NGA .
Natalja Kljutcharjova
Natalja Kljutcharjova
Tôi
là nhà văn, và các liên tưởng tôi thường dính líu tới văn học. Sau các
sự kiện ở Krym, cuối cùng tôi đã hiểu ra rằng dân nước tôi và vị Tổng
thống do “toàn dân” bầu nên của đất nước này khiến tôi liên tưởng đến
ai. Họ giống các nhân vật của Dostoevsky, ông gọi họ là “những kẻ ở xó
hầm”. Đó là những con người sống rất lâu, thường là suốt đời, trong
trạng thái bị hạ nhục, khiến tâm lí họ hoàn toàn bị méo mó. Cả cuộc đời
họ, toàn bộ những ước mơ và nguyện vọng của họ chỉ rút gọn vào một mục
tiêu: trả thù, rửa nhục. Nỗi khao khát trả thù bệnh hoạn ấy phần lớn
không nhằm cụ thể vào những kẻ nào đó đã làm nhục họ, mà chĩa vào toàn
thế giới. Dostoevsky đã miêu tả nhiều giai đoạn phát triển của căn bệnh
mà giới tâm lí học hiện đại chắc sẽ gọi là một “chấn thương bỏ ngỏ” này.
Nó đặc biệt ăn sâu ở những người không bao giờ ra khỏi trạng thái bị hạ
nhục.
Ở Nga ngày nay cũng hệt như ở thời Dostoevsky, cả cuộc đời
người ta thường là sự hạ nhục: từ khi sinh ra trong một bệnh viện bình
dân (một chi nhánh thực thụ của địa ngục) đến lúc say xỉn ở góc đường mà
chết. Những con người sống một cuộc đời như thế thường hình thành một
lòng tự hào bệnh hoạn. Để phục hồi sự cân bằng nội tâm vốn liên tục bị
những hoàn cảnh ê chề bên ngoài tàn phá, muốn sống còn thì họ buộc phải
có một điều gì đó để tự hào. Cơ sở để tự hào có thể hoàn toàn ngớ ngẩn
và viển vông, nhiều khi đơn giản là bịa đặt và hầu như bao giờ cũng phi
lí, khiến người có tư duy bình thường, lành mạnh phải bật cười hoặc
nhún vai cho qua. Nhưng những kẻ bị hạ nhục kinh niên thì bám chặt lấy
những ảo ảnh ấy, đầy đức tin, cuồng tín, nhiệt thành và trong thâm tâm
càng bất mãn thì càng hăng say phụng sự chúng.
Từ góc nhìn này,
tôi thấy tất cả những gì đang được bộ máy tuyên truyền ở Nga mệnh danh
là “làn sóng yêu nước”, “tinh thần yêu nước” v.v. là biểu hiện của một
căn bệnh tâm hồn trầm trọng mà không ai buồn chạy chữa. Bao giờ cũng
vậy: hiện thực ngay trước mắt càng tồi tệ, đất nước càng ngập ngụa những
vấn đề không được giải quyết thì những tiếng “Hura” trong các cuộc biểu
tình càng to, dân chúng càng cuồng nhiệt hân hoan khi lãnh tụ xuất hiện
trên khán đài trước Lăng Lenin. Nếu không được “xả hơi” đều đặn, một kẻ
bị hạ nhục sớm hay muộn sẽ nổ tung, khi đó hắn sẽ giết một bà già và
làm một cuộc cách mạng, như nhân vật Raskolnikov của Dostoevsky trong
tiểu thuyết Tội ác và Hình phạt. Chế độ Nga hoàng đã không thèm đếm xỉa đến tình cảnh đó và vì thế mà tiêu vong.
Nhà
cầm quyền hiện nay biết chọn một đường lối an toàn để dân chúng quy
phục, bằng cách đều đặn cấp cho dân chúng những dịp tốt để tự hào và hô
“Hura” thật to. Với hệ thống truyền hình do nhà nước triệt để định hướng
thì việc đó không khó khăn gì. Điều này khiến tôi nhớ đến những bệnh
viện tâm thần ở Nga, tại đó bệnh nhân không được điều trị, mà được bình
trị bằng uống thuốc an thần và diệt mọi khả năng nhận thức.
Tất
nhiên người dân Nga không nên tự hào về bản thân mình như những cá nhân
độc đáo (vì các cá nhân thì khó chăn dắt hơn một bầy đàn), mà tự hào về
mình như một bộ phận của cộng đồng, họ thuộc về cộng đồng không nhờ
những cống hiến nào đó mà chỉ nhờ huyết thống. Lòng “tự hào dân tộc”
thật đắc dụng cho việc này. Nhưng cứ nghe những tiếng như “lòng yêunước”
và “ý niệm dân tộc” là trong tâm trí tôi hiện lên cảnh sau đây: Tôi còn
nhớ một người đàn ông đầu cạo trọc, xăm trổ đầy mình, bẩn thỉu, tuyệt
đối méo mó và bệ rạc, chân vòng kiềng, lảo đảo giữa một thành phố tỉnh
lẻ buồn thiu. Ông ta mặc một chiếc áo phông mới tinh, có in dòng chữ
kiêu hãnh: “Tôi là người Nga!” Người ta tự hào, chẳng hạn về Thế vận hội
Olympic hoành tráng và nhắm mắt trước thực tế là cái sự kiện rùm beng
đó đã ngốn một khoản khổng lồ trong ngân sách quốc gia (một phần lớn vì
tệ quan chức ăn cắp của công đã đạt tới những kích thước cực đại). Không
lâu nữa chúng ta sẽ được ngấm mùi hậu quả của sự phung phí ngân sách
khủng khiếp này. Nhưng phần lớn người Nga không nhìn ra tương quan giữa
những hình ảnh rực rỡ từ Sochi và những đợt tăng giá, những khoản nợ
công và thâm hụt ngân sách sắp tới. Họ lại ru mình một lúc lâu trong
giấc mơ ngọt ngào đẹp đẽ về một “cường quốc”, trong đó đời sống mỗi ngày
một “vui tươi và khấm khá”, như Stalin từng nói. Họ quên mất rằng cái
gọi là cường quốc ấy không có tiền cho những nhu cầu thiết yếu nhất của
người dân. Rằng trường học thì cũ nát, đổ sập và con cái họ sẽ vùi xác ở
đó. Rằng người già, cả đời lao động cho nhà nước để rồi phải đi ăn xin
vì lương hưu không trả nổi tiền nhà. Có thể kể vô tận những ví dụ như
vậy. Hoặc họ tự hào về một điều mà lẽ ra người ta nên hoảng sợ, chẳng
hạn về vụ sáp nhập Krym, khiến nước Nga rơi vào vị trí không mấy hay ho
là bị cô lập trên trường quốc tế và dấn sâu vào một cuộc chiến với lân
bang… Một chân dung thế lực thù địch, thật dễ dàng và tiện lợi để trút
mọi cảm xúc của một dân tộc bị hạ nhục vào đó, như trút xuống cống nước
thải. Hình ảnh đại diện cho thế lực thù địch Chechnya, một kẻ khủng bố
đeo bom tự sát, đã quá nhàm chán, cả những người mà truyền hình nói gì
đều tin hết cũng không còn tin vào đó nữa. Sau những vụ khủng bố mới đây
trong ga tàu điện ngầm ở Moskva, thậm chí cả những người về hưu và các
bà nội trợ cũng bảo nhau rằng Chechnya chẳng liên quan gì hết, đó chỉ là
trò mở màn cho chiến dịch tranh cử mà thôi. Một hình ảnh khác của thế
lực thù địch, kẻ tranh đấu cho tự do, tham gia các cuộc tuần hành của
những phần tử phẫn nộ và mang cách mạng ra đe đất nước, cũng đã hết
thời: người ta lấy đó làm ngáo ộp để dọa dân chúng và nhân tiện đả thông
luôn, rằng chỉ có Putin mới cứu nổi đất nước này khỏi nguy cơ hỗn loạn.
Và vị “cứu tinh” duy nhất ấy lại được nhất trí bầu thêm một nhiệm kì
phi pháp nữa, nhiệm kì thứ ba. Bầu xong thì những phần tử phẫn nộ bị vứt
luôn, như vứt những quân bài đã hạ, biểu tình bị dẹp, người biểu tình
bị tống vào nhà tù, những cơ quan truyền thông độc lập cuối cùng còn sót
lại bị đóng cửa. Bây giờ chúng ta có một chân dung thế lực thù địch
mới: những người anh em Ukraine và “bọn Mỹ xấu xa”, khui ra thật nhanh
từ kho đạn dược của bộ máy tuyên truyền Xô-viết. Vậy là những kẻ bị hạ
nhục có việc để bận tâm: họ tự hào về đất nước (vì cuối cùng thì “sự
công bằng của lịch sử đã được khôi phục”!) và giơ nắm đấm lên dọa thế
lực thù địch nóng hổi vừa ra lò. Vậy là họ, những kẻ bị hạ nhục, không
nguy hiểm. Trong một thời gian nhất định. Sau đó người ta sẽ dành cho họ
một chân dung thế lực thù địch mới. Tất nhiên người ta sẽ lo sao để
chiến tranh thực sự không xảy ra (nếu tình hình không đến nỗi mất kiểm
soát). Vì chiến tranh, với hậu quả của nó là chết chóc và đau thương,
tất yếu khiến dân chúng tỉnh ra và trở về với hiện thực. Nhưng chính
quyền cần những cái đầu mụ mị, dễ lái về hướng cần lái hơn. “Tự hào dân
tộc” thật là tiện. Nó chỉ bất tiện ở một điểm: phải liên tục tăng liều
lượng, nếu không thì nó hết tác dụng. Hiện tại, chính quyền Nga đã phải
dùng đến những chất rất dễ tuột khỏi tầm kiểm soát. Như một kẻ nấu rượu
đang tâm dụ cho dân uống, để rồi chính mình rơi dần vào vòng ma men và
đánh mất khả năng tỉnh táo trước hiện thực. Bất kì ai biết tư duy lành
mạnh đều thấy không thể cứ như vậy mãi được. Nhưng ở Nga, những người
còn có khả năng đánh giá đúng tình hình thật ít ỏi. Phải thắp đuốc lên
đi tìm họ. Người thì đã bỏ nước mà đi, trước khi quá muộn. Người thì
ngồi trong tù. Người thì đã khiếp nhược, rút về an phận nhà cửa ruộng
vườn. Cả trong hàng ngũ chính quyền lẫn trong dân chúng đều không có
những người biết tư duy lành mạnh như vậy. Ở Nga, những nhân vật nêu
trên của Dostoevsky cũng có mặt trong chính quyền, những kẻ bị đè nén và
vì thế mà méo mó đến vô vọng do mặc cảm. Và khi một kẻ bị đè nén leo
được lên đến đỉnh quyền lực thì điều gì sẽ xảy ra? Dostoevsky cũng đã
viết rất nhiều về chuyện đó, chẳng hạn trong tiểu thuyết Làng và dân Stepanchikovo. Điều gì sẽ xảy ra? Không có gì là tốt đẹp. Kết quả là một bạo chúa cỡ nhỏ và một nhà độc tài hèn nhát.
________
Natalja Kljutcharjova (1981) sống ở ngoại ô Moskva, là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết Nước Nga – Ga cuối và Làng dân ngu.
Nguồn: <a>Welt, 09-4-2014</a>
Bản tiếng Việt © 2014 pro&contra
Wednesday, November 5, 2014
LAPTOP VÀ MÁY TÍNH BẢNG BÁN TẠI BEST BUYS .
CÁI ASUS 15.6-IN GIÁ $329 DO CÓ CPU TỐT HƠN - CÁI HP CHỈ CÓ 11.6-IN NHƯNG GIÁ $399 . |
Subscribe to:
Posts (Atom)