NGHIỆP QUẢ CỦA DÂN Việt Nam, bài 2
"Nhiều người Việt Nam (VN) cũng tin tưởng luật nhân quả khi nghĩ rằng những bất hạnh mà VN đang gánh chịu bây giờ là sự trừng phạt/báo thù cho những gì mà tổ tiên của họ đã làm với Chiêm Thành trong quá khứ".
DỊCH TỪ: Mosaic of Cultures của Peter T. White đăng trên tạp chí National Geographic March 1971, tr. 316 - 321.
. . .
"Thoát khỏi (emerge) sự khống chế của TQ từ thế kỷ thứ 10, VN nhìn xa hơn tổ quốc (homeland) của họ, một khu vực nhỏ chung quanh châu thổ sông Hồng - và bắt đầu cuộc Nam Tiến, giữa bờ biển và rặng Trường Sơn (Annam Cordillera); cuộc Nam tiến kéo dài 800 năm. Đầu tiên họ đã thôn tính (chew up) Đế quốc Chiêm Thành.
Người VN thay đổi chiến thuật của họ. Đôi khi họ đã cố gắng bành trướng một cách hòa bình, bằng cách gả con gái của họ cho giai cấp thống trị (aristocracy) của Chiêm Thành. Có một tục ngữ (saying) VN như sau,"Khi bạn có quan hệ tốt với một nước, đây là lúc tốt để sẵn sàng chiến tranh."
Rồi sau đó là hành động mãnh liệt/hung bạo (violent). Những toán lính thiện chiến gồm những trẻ mồ côi (orphan) được nuôi bởi nhà nước sẽ xâm lăng những phần đất khác của Chiêm Thành; rồi họ sẽ định cư (settle down) để trồng cấy (farm), bằng cách lấy vợ Chàm. Ngay cả ngày nay, các chữ "ba bị sáu quai" (three bags six straps) để mô tả túi đeo lưng (field pack) của họ, có nghĩa là hung dữ/ác liệt (fierceness); các cha mẹ VN đe nẹt (frighten) các con với các câu chuyện của Ông Ba Bị (Mr. Three Bags).
Trong thế kỷ 17, người VN tiếp tục cuộc Nam tiến vào châu thổ sông Cửu Long, lúc đó thuộc về người Khmer, và áp đảo (overwhelm) họ.
Khi dân Khmer ngoan ngoãn, ng VN sẽ rút đi và để lại một lực lượng có tính biểu tượng (token force). Khi người Khmer nổi loạn, người VN sẽ hành động rất tàn nhẫn (ruthlessly). Một học giả tại Saigon cho tôi một ví dụ minh họa (illustration): "Thành ngữ (phrase) Việt Nam 'làm đổ/ngã ấm đun trà' có nghĩa là trừng phạt một cách nghiêm khắc (severely), là khủng bố (terrorize), để chỉ những gì đã làm đối với tù binh Khmer. Họ bị buộc quì gối từng nhóm ba người, mỗi nhóm giữ/cầm một cái lò (stove) lớn trên đó có một ấm nước sôi. Ngay khi một người yếu sức và té, cái ấm bị đổ làm cho hắn bị phỏng lột da (scalding). Rồi hắn sẽ bị chặt đầu."
Cho tới ngày nay, người Khmer vẫn còn thù ghét người VN (xem trang 310).
Sự thù hận dai dẳng (smoldering hatred) xuất hiện tại Phnom Penh. Từng đánh nhau trong những thời trước với những nước láng giềng, người Campuchia (Cambodia) sống không thoải mái bên cạnh những người VN năng nổ/hung hăng (aggressive), mà 500.000 người sống trên đất KPC. Mùa Xuân qua, khi CSBV đưa quân vào KPC, xung khắc cũ lại bùng nổ (flare anew): người KPC tàn sát hàng trăm thường dân VN và thả trôi trên sông Cửu Long. Hàng chữ này, viết bằng phấn với tiếng KPC, Pháp và Anh - nhắm vào báo chí nước ngoài; xem hình.
. . .
Thái Lan đã thoát được sự xâm lăng của Âu châu, nhờ vua Mongkut - vị vua trong phim 'Anna and the King of Siam' và 'The King and I'. Ông cỗ vũ những cải cách, đẩy mạnh hiện đại hóa (modernization) với sự giúp đỡ của người Âu - Mỹ, và đã viết thơ cám ơn Nữ hoàng Victoria của Anh.
Trong khi các vua mạnh mẽ và đầu óc tân tiến (modern-minded) như Mongkut và Mindon của Miến điện, đã tìm kiếm thỏa hiệp (compromise) với lực lượng Âu châu xâm lăng; thì các vị vua yếu hơn, Thibaw (con của Mindon) và Hoàng đế Tự Đức của VN, vẫn giữ phong cách cũ, đã cố gắng chống lại và bị đè bẹp.
Người Pháp đã kiểm soát toàn bộ VN vào năm 1893, và cả Lào - khi nói rằng đã làm theo yêu cầu của Hoàng đế VN này. Dựa vào đó, họ áp lực Thái nhượng bộ hai tỉnh cho Lào và ba tỉnh cho Cambodia (KPC); từ đó, Cambodia bị sát nhập (tucked away) vào Đông dương thuộc Pháp. Con của Mongkut, vua Chulalongkorn chấp nhận yêu cầu này của Pháp. Vua cũng nhượng quyền khai thác gổ teak và một vài quyền khác cho người Anh. Thái đã không bị xâm lăng, nhưng đất đai bị xén bớt (shorn). (Thái Lan có địa vị như ngày nay là nhờ sự khôn ngoan của các vua như Mongkut, đã biết thỏa hiệp với các nước Âu châu xâm lược (như Pháp và Anh); trong khi vua Tự Đức, ko biết cách thỏa hiệp đã đánh nhau với Pháp, bị thua và bị Pháp cai trị . . .--Người dịch).
. . .
Nhiều người VN cũng tin tưởng luật nhân quả (law of karma) khi nghĩ rằng những bất hạnh (misfortune) mà VN đang gánh chịu bây giờ là sự trừng phạt/báo thù (retribution) cho những gì mà tổ tiên của họ đã làm với Chiêm Thành."
. . .
(Hết)
Người Chàm đã phát triển mạnh vào cuối TK thứ hai. Là những nhạc công và dân đi biển giỏi, người Chàm đã thua (succumb) người VN xâm lăng vào thế kỷ 15. Những trang sức lộng lẫy bằng vàng cả ngàn năm từ Mỹ Sơn (thánh địa của người Chàm, cách Đà Nẳng 69 km, nơi chôn cất các vua.--ND), hiện ở bảo tàng Hà Nội, đã được dùng trong các lễ hội ảnh hưởng bởi Ấn độ giáo của người Chàm. Trang sức này, có lẽ được dùng cho một bức tượng, bằng nửa người thật (half-life-size), giống như hình vẽ được tái tạo ở hình trên. Các vua Chàm đã dựng những tháp Po Nagar trên đồi, gần Nha Trang, hình dưới.