KỊCH BẢN NIXON-MAO" THẾ HỆ THỨ HAI
Nhơn cuộc gặp lịch sử Barack Obama và Tập Cận Bình tôi dịch bài này.
Bài viết của Triệu Minh Hạo(Minghao Zhao), ông là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Hoa Nghiên cứu thế giới đương đại, là chuyên gia cố vấn của Phân ban Quốc tế thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Hoa. Ông cũng là người điều hành Tạp chí đánh giá Chiến lược Quốc tế Trung Hoa và ông cũng là một thành viên không chính thức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Đại học Bắc Kinh.
Bài viết gốc: “Mao-Nixon” 2.0
BẮC KINH - "Hội nghị thượng đỉnh tại Sunnylands"(*), nơi mà Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp nhau tại một cơ ngơi tư nhân ở California cuối tuần này, có thể chứng minh được một bước ngoặt trong quan hệ giữa các nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai trên thế giới. Thật vậy, những gì Tập mong muốn từ cuộc họp - cụ thể là, "một loại mới của mối quan hệ giữa các cường quốc" – nguồn gốc khái niệm của nó là từ các cuộc họp lịch sử giữa Mao Trạch Đông và Richard Nixon vào năm 1972.
Năm 1969, những thách thức quan trọng nhất trong cuộc tổng tuyển cử cho chức vị tổng thống Mỹ của Nixon là kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam và đối phó với Liên Xô ngày càng hung hăng. Trung Hoa là quan trọng cho đề án lớn của Nixon là phải giải quyết những vấn đề nan giải này.
Thật vậy, Trung Hoa đã đóng một vai trò đặc biệt trong việc hỗ trợ Bắc Việt Nam chống lại Mỹ, trong khi đó những mối quan hệ của Trung Hoa với Liên Xô là cơm không lành canh không ngọt do những cuộc đụng độ bạo lực dọc biên giới sông Amur(**) làm chia rẻ Liên Xô và Trung Hoa. Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, cảm nhận rằng đó là thời điểm để vừa khôi phục lại mối quan hệ với Trung Hoa, vừa giải quyết lo sợ tham vọng bá quyền của Liên Xô. Nixon và Kissinger đã qua mặt Bộ Ngoại giao Mỹ và Quốc hội, và đã tạo ra mối liên lạc với Trung Hoa thông qua các kênh bí mật ở Pakistan và Romania.
Trong ba năm sau đó kể từ 1969, hai nước đã bằng mọi cách vượt qua sự khác biệt về ý thức hệ, hòng để đạt được một sự thỏa hiệp trên lưng Liên Xô, Việt Nam, và thậm chí cả Nhật Bản, trong khi đảm bảo rằng "Vấn đề Đài Loan" không trở thành một nguồn gây nguy hiểm cho lợi ích thực sự của cả hai quốc gia, khi mọi chuyển động nhằm vào việc cải thiện quan hệ. Theo như các hiệp định giữa hai bên đã nêu ra, Nixon đã đến thăm Trung Hoa vào tháng Hai năm 1972, một chuyến đi đã kết thúc với việc ký kết một văn kiện ngoại giao quan trọng nhất của thế kỷ XX, với cái gọi là "Thông cáo Thượng Hải."
Nếu hội nghị thượng đỉnh Sunnylands là để mang lại những lợi ích lâu dài của kiểu như hội nghị thượng đỉnh Mao-Nixon đã làm, thì nó phải được xem như một cột mốc ờ tầm triết lý và chiến lược tương tự. Tất nhiên, quan hệ Trung-Mỹ phải tinh tế hơn nhiều so với năm 1972, cho những ràng buộc kinh tế sâu sắc giữa hai nước. Vì vậy, chúng ta nên hy vọng cho một "Thông cáo California" có thể thiết lập một con đường cho quan hệ song phương trong những thập kỷ tới.
Mục tiêu cho Obama và Tập là làm sao hai nước phải ngăn chặn tình hình "chung sống trong cạnh tranh" ngày càng tiến triển thành cuộc đối đầu chiến lược - một cái gì đó mà không có sự thành lập quyền lực và gia tăng quyền lực đã từng kiểm soát được trong quá khứ. Mặc dù có sự lặp lại của cả hai nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của một mối quan hệ ổn định, tích cực, và hợp tác, cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục tăng trưởng khi nền kinh tế của Trung Hoa đuổi kịp và vượt Mỹ của (ít nhất là về GDP) trong những năm tới.
Vì vậy, mục tiêu trong Hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands phải làm sao đặt nền tảng cho ra các quy tắc ngăn chặn sự kình địch Trung-Mỹ bị cáo buộc như là đang sôi lên sùng sục. Tuy nhiên nghi ngờ ý định chiến lược lâu dài của mỗi bên là có thể, một mối quan hệ không đối đầu là sự lựa chọn khả thi duy nhất cho cả hai nước. Thật không may, sự cuốn theo kiểu quan hệ song phương trong hiện tại là rất nguy hiểm cho vấn đề này.
Những gì có thể ràng buộc Trung Hoa và Mỹ với nhau, phải chăng mối đe dọa của Liên Xô chia rẻ không còn tồn tại, và rằng một phần đáng kể của giới tinh hoa của cả hai nước xem phía bên kia là nguyên nhân chính của sự nguy hiểm?
Các nhà hoạch định chiến lược ở Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn phải nhìn xa hơn các mối đe dọa truyền thống và tập trung vào các vấn đề như ổn định kinh tế, tài nguyên và an ninh năng lượng, tiến bộ công nghệ, biến đổi khí hậu, thách thức nhân khẩu học, và an ninh mạng. Đây là những vấn đề không thể được giải quyết bởi chỉ một quốc gia đơn lẻ hoặc chỉ đơn giản đặt ưu tiên thứ tự các đồng minh của mình vào để đối đầu. Các đồng minh của song phương đặt ra một mối đe dọa lớn hơn Liên Xô trước đây, chắc chắn là phức tạp hơn, và chỉ có thể đáp ứng được thông qua hợp tác.
Ví dụ, Trung Hoa đã là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và là quốc gia thải ra lớn nhất của khí carbon dioxide. Cả hai nước Mỹ - Trung đã phải hứng chịu những sự kiện thời tiết khắc nghiệt trong những năm gần đây. Ngay cả khi năng lượng từ đá phiến sét(***) đã sớm giúp cho Hoa Kỳ có một nền an ninh năng lượng độc lập, nhưng nó không có khả năng làm ảnh hưởng đến toàn cầu, khi các quốc gia khác vẫn tiêu thụ, gây ô nhiễm, và ngày càng tồi tệ hơn.
Tương tự như vậy, an ninh mạng, một chủ đề mới trong quan hệ song phương, có khả năng là một vấn đề nhạy cảm - nhưng nó là vấn đề mà một trong hai bên quan tâm mạnh mẽ trong việc giải quyết hợp tác. Điều này cũng đúng trong nỗ lực ngăn chặn tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang xấu hơn, để đảm bảo sự ổn định ở Afghanistan và Pakistan, để giải quyết bài toán hóc búa Trung Đông, và để tạo ra một cấu trúc mở và toàn diện cho thương mại và đầu tư trong khu vực và toàn cầu. Xây dựng một loại mới của mối quan hệ quân sự với quân sự cũng phải là một trong những kết quả quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh Sunnylands.
Nếu cuộc họp giữa Mao Trạch Đông và Nixon 41 năm trước đây đã bắt đầu sự tan đông của một mối quan hệ đang đóng băng thì, cuộc gặp gỡ giữa Tập và Obama có khả năng định hình lại những gì đã trở thành mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới - và ngăn chặn nhu cầu cho bất kỳ sự tan rã nào trong tương lai.
Bốn thập kỷ, những gì đưa Trung Hoa và Mỹ cùng nhau gặt được một cái mà ở đó cả hai đều phản đối. Điều cần thiết là những gì mang hai quốc gia lại với nhau ngày hôm nay phải là được một cái gì đó mà cả hai đều mong muốn.
Cả hai quốc gia Mỹ Trung đều biết rằng đây là thời điểm để hợp tác và định hình tương lai. Chỉ bằng cách thể hiện chiến lược kiềm chế và ý chí chính trị để giải quyết các vấn đề và làm những gì có thể để hai quốc gia cùng nhau đối mặt với những thách thức chung và thành công.
Ghi chú:
(*)Sunnylands, vùng đất trước đây có tên là Annenberg, nằm ở thành phố du lịch Rancho Mirage với những khách sạn cao cấp và resort, thuộc bang California, Sunnylands rộng khoảng 200 mẫu Anh (0,81 km2).
(**)Sông Amur: là con sông Hắc Long Giang, nó là biên giới của Trung Hoa và Siberia của nước Nga thuộc Liên Xô cũ. Tỉnh Hắc Long Giang giáp với tỉnh Cát Lâm ở phía nam và giáp với khu tự trị Nội Mông ở phía tây; tỉnh giáp với Nga ở phía bắc và phía đông qua con sông này.
(***)Đá phiến sét: đọc thêm ghi chú bài: Độc lập năng lượng trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau của Joseph Nye
Asia Clinic, 17h40' ngày thứ Bảy, 08/6/2013
Posted by Hồ Hải at 5:40 PM
Hồ HảiJune 8, 2013 at 6:18 PM
Nhơn cuộc gặp lịch sử Barack Obama và Tập Cận Bình mình dịch bài này để ai còn nghi ngờ mấy nước to đầu bán đứng dân tộc Việt thì đọc cho phỉ chí tang bồng. Hờ hờ,
Thế cho nên không nên trách các vị lãnh đạo khi chưa có đầy đủ thông tin nhen các trí thức yêu nước.
Mọi người thấy không, tay Triệu Minh Hạo này 30 tuổi mà có kiến thức và tầm hiểu biết rất cao, ở Việt Nam có ai cỡ tuổi này mà có tầm hiểu biết như hắn không hử các dư lợn diên? Và có záo xư thiến xỉ nào nằm trong nhà nước đủ trình để viết một bài tiếng Anh ra ngô, ra khoai như tay 30 tuổi này của Trung Hoa để được Project Syndicate đăng không nhỉ?
Reply
Replies
Hồ HảiJune 8, 2013 at 6:40 PM
Chỉ có kẻ mạnh mới tới thăm người đang yếu đuối bệnh tật để cho quà và an ủi thôi. Trong chuyến đi này Tập đang trên cơ Obama giống như năm 1972 Nixon thăm Mao. Dù Obama chỉ còn 3 năm nhưng các đời TT Mẽo luôn đứng trên một quan điểm chiến lược toàn cầu. Không thể nói ai sẽ thắng ai trong tương lai. Bài viết có vài quan điểm tự tôn dân tộc của người viết đấy.
Thi NguyenJune 8, 2013 at 11:13 PM
Bác Hải nói quá đúng. Đừng bao giờ coi thường mấy anh Tàu. Con đọc nhiều báo thấy mấy còm sĩ nhà mình hay chê bai Trung Quốc. Có lẽ họ không hiểu? Sinh viên Trung Quốc cao hơn sinh viên Việt nam 3 cái đầu đấy. Vì sao có thể dám nói như vậy? Sinh viên Trung Quốc qua Mĩ học Master, PhD ở những trường như Princeton, Harvard, MIT, Caltech, Berkeley, Stanford... đông như kiến còn sinh viên Việt nam thử hỏi mấy ai qua học được những trường này. Ai có dịp lướt qua những trường này sẽ thấy GS Tàu rất nhiều . Họ có bằng BS, BE trong nước rồi qua Mĩ học PhD xong ở lại Mĩ xin được Job. Hiện nay, nền giáo dục Trung Quốc đào tạo được những PhD đạt chất lượng quốc tế. Họ có bằng PhD trong nước qua Úc, Singapore, Mĩ ( những trường có rank thấp) xin việc ngon lành. Còn mấy anh Việt nam học PhD trong nước xong thì ai mà nhận. Vì vậy con cũng không ngạc nhiên khi Trung Quốc có nhiều nhân tài trẻ như thế này. Đáng buồn là nền giáo dục Việt nam. Vì vậy mà chúng ta đành phải chết bởi tay Trung Quốc.
bác Hải có đọc cuốn sách này chưa?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/death-by-cn-interview-t-d-chan-ml-05312013164404.html
Reply
phong do nhat thoi dang cap mai maiJune 8, 2013 at 8:25 PM
Tất cả cuộc đi đêm xoay quanh 4 điểm như kinh tế , địa chính trị , nguy cơ và đe dọa. Tập trung ngăn chặn các hoạt động gây phương hại tác động đến kinh tế trong nước TQ và Mẻo ,VD TQ thiếu nguồn năng lượng để phát triển kinh tế và Mẻo ngăn chặn sự hiểu lầm của TQ trong vấn đề biển và chiến lược TPP của Mẻo. Tập trung phân chia lại các lợi ích và các nguồn lực từ địa chính trị mà TQ và Mẻo lấn cấn, có chung 1 sân chơi. Tập trung ngăn chặn các nguy cơ từ các đổng minh của Mẽo ở Đông bắc Á với TQ. Tập trung ngăn chặn sự khiêu khích quân sự, giửa phe thuộc tQ và Mẻo.
Reply
JCJune 8, 2013 at 8:32 PM
Đọc xong bài này của cậu trai 8x, chắc bà Michelle của ông Obama phải nguýt dài:"gớm, rồi, ai chả biết nước cậu giàu, phân xưởng của thế giới. Cậu muốn chúng tôi phải chia sẻ, tiến tới nhượng bộ quyền lợi với nước cậu nếu không thì nước cậu bắn súng cảnh cáo. Nhưng mà hai đứa con gái của tôi sắp tốt nghiệp, tôi phải ở nhà để trông con, việc đó quan trọng hơn việc đón tiếp bà vợ của ông chủ tịch nước của cậu nhé."
Nhìn qua, đọc qua bài viết trên PS thì tưởng là cậu này cao tay, nhưng thực ra vẫn thua váy đàn bà một vài bậc. Người Trung Quốc qua đó cũng vẫn không có gì mới: cao giọng, kẻ cả, một tay muốn ôm cả bầu trời, nhưng luôn cô độc. Cậu chàng 8x này chắc quên không kể ra đồng Minh của nước cậu là nước nào. Giống kiểu Psy làm clip Gentleman, thế hệ người già câm lặng và để những khuôn mặt búng ra sữa phát ngôn về quyền lực.
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Thursday, June 12, 2014
BS HỒ HẢI: BÀI HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VỀ CHIẾN SÁCH VẾT DẦU LOAN...
BS HỒ HẢI: BÀI HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VỀ CHIẾN SÁCH VẾT DẦU LOAN...: Bài đọc liên quan: + Kịch bản Mao Nixon thế hệ thứ hai + Ngoại giao bóng rổ lại nhớ bóng bàn + Bày binh bố trận + Biển Đông, Việt Nam...
Bài đọc liên quan:
+ Kịch bản Mao Nixon thế hệ thứ hai
+ Ngoại giao bóng rổ lại nhớ bóng bàn
+ Bày binh bố trận
+ Biển Đông, Việt Nam, Trung Hoa và những trò chơi chính tri
+ Tư tưởng Khổng Khâu và kiếp chư hầu
Có những chuyện rất gần, ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng nhớ, để có cái nhìn khách quan.
Năm 1974 trong cơn khủng hoảng của Việt Nam Cộng Hòa, thì Bắc Việt cộng câu kết với Trung Cộng, và Hoa Kỳ để Trung Cộng chiếm Hoàng Sa.
Năm 1988 khi nội bộ các phe phái của Lê Duẩn, Trường Chinh và những người cộng sản theo cải cách như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ đấu nhau, Liên Xô cắt viện trợ, nền kinh tế tự cung, tự cấp theo con đường Lý Ninh bao cấp sụp đổ, thì Trung Hoa chiến 7 đảo, bãi đá ngầm ở Trường Sa, trong đó có Gạc Ma.
Năm 2014, khi các phe phái ăn chia không đều đấu nhau trên nghị trường đang còn hăng máu, và kinh tế suy sụp thì, Trung Cộng xây cái sân bay ở đảo Gạc Ma, hòng cai quản cả biển Đông, trong đó có Trường sa và Hoàng sa. Nhưng để che đậy việc xây sân bay, Trung Cộng quậy cái HD-981 ngay thềm lục địa Việt Nam, và lệnh cho biểu tình, cấm biểu tình trong nước Việt loạn xạ, nhưng vẫn giao thương với Việt Nam bình thường.
Theo VTV sáng nay- 09/6/2014 - mọi hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt và Trung cộng không những vẫn diễn ra bình thường, mà còn tăng hơn cùng kỳ năm ngoái 26% đối với nhập khẩu, và 30% đối với xuất khẩu.
Hôm trước, có bạn trẻ hỏi một câu hỏi, mà lịch sử chiến tranh Việt Nam vẫn còn bí ẩn, ít ai để ý, và cũng ít sách vở nào trong nước có câu trả lời thích đáng trong sự kiện Mỹ thả bom 12 ngày đêm hồi tháng 12 năm 1972 - kể từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972 - như sau:
"Bác ơi cho cháu hỏi tại sao Mỹ lại ném Bom Hà Nội vậy, lịch sử của cộng sản con ko tin lắm"
Tôi đã trả lời như sau,
Cục diện chính trường thế giới lúc đó đồng minh không thể bỏ rơi của Mỹ là Israel - Do Thái - đang đơn cô thế cô, chưa đủ mạnh để chống lại một cách trường kỳ với nhóm các quốc gia Hồi giáo vùng Bắc Phi và Trung Đông. Cuộc chiến 6 ngày với khối Ả Rập của Do Thái, những tranh chấp với phong trào khủng bố Palestine do Yeser Arafat học tập kiểu khủng bố ở các thành phố ở miền nam của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam đang đe dọa nền an ninh quốc gia của Do Thái. Mỹ bắt buộc phải xoay trục từ Thái Bình Dương sang Trung Đông để đạt được 2 mục đích:
1. Nắm yết hầu năng lượng toàn cầu để chỉ huy thế giới với vai trò đại ca mà Mỹ đã nhận từ Anh vào cuối năm 1944.
2. Cứu nguy cho Do Thái, một đồng minh không thể bỏ.
Trước đó, Mỹ đã lừa nước đục thả câu khi LX và Trung Cộng hục hặc, hơn nữa Trung Cộng đang cơn chết đói sau đại nhảy vọt của Mao. Mỹ đi đêm với Romania và Pakistan suốt 3 năm để tiếp cận với Mao Trạch Đông, hòng kéo Trung Cộng về với mình để chống lại Liên Xô mới là đối thủ đáng ngại nhất vì Liên Xô đã có bom hạt nhân. Trong khi đó, Trung Hoa chưa có bom hạt nhân, và bom hạt nhân của Trung cộng có được là do Liên Xô giúp đở.
Mục tiêu tiêu diệt Liên Xô mới là cái đích chính. Nếu thắng Bắc Việt thì Trung Cộng sẽ chống Mỹ mà quên đi thù hằn với Liên Xô và giành vai trò anh cả đỏ với LX. Hơn nữa, biên giới phòng thủ của Trung Cộng sẽ nằm sát ngay đít Trung Cộng, trong khi đó đầu thị đang lo ngay ngáy Liên Xô xâm chiếm. Lúc đó Mỹ sẽ có 2 kẻ thù là cộng sản. Hơn nữa, chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đã cho Mỹ một bài học về việc tôn trọng phên giậu của Trung cộng.
Nên Mỹ phải buông VNCH như buông con tép để bắt con cá lớn là Liên Xô Đông Âu.
Sau 3 năm đi đêm, ngày 21/02/1972, Nixon gặp Mao để đưa ra Thông Cáo Thượng Hải với cái gọi là ngoại giao bóng bàn, quyết định 3 điều quan trọng:
1. Trung Hoa phải mở cửa chuyển đổi kinh tế để cho Mỹ đầu tư vào thị trường lao động rẻ mạt này, và chống Liên Xô để Mỹ đổi lại 2 việc sau,
2. Giao Đông Dương cho Trung Hoa cai quản.
3. Đồng ý Đài Loan thuộc Trung Hoa lục địa, nhưng Mỹ vẫn bảo vệ Đài Loan bằng cách còn bán vũ khí và xem là đồng minh của Mỹ.
Trước khi đi đến ký kết Hiệp Định Paris tháng 01/1973, Mỹ đã ném bom miền Bắc Việt Nam 12 ngày đêm để đạt 2 mục đích:
1. Đánh lừa Việt Nam Cộng Hòa chứng tỏ Mỹ không bỏ rơi đồng minh VNCH, hòng dụ dỗ VNCH ngồi vào bàn ký kết Hiệp Định Paris để Mỹ rút quân tránh sa lầy tại Việt Nam, chuyển trục sang Trung Đông.
2. Dằn mặt Trung Hoa rằng, tao có thể san thành bình địa bất cứ quốc gia nào bội ước với tao.
Nên cuộc đánh bom miền Bắc là có thật, và nó là bi kịch của người dân miền Bắc Việt Nam nói riêng, và cả dân tộc Việt Nam nói chung cho đến hôm nay sống trong ách đô hộ của cộng sản chưa thoát ra được. Nhưng bi kịch hơn nữa là, Mỹ không muốn thắng ở chiến trường Việt Nam, nên Mỹ ngưng thả bom vào ngày nước Mỹ nghỉ tết Tây. Vì thắng bắc Việt, thì Mỹ sẽ không đánh sụp được Liên Xô và Đông Âu vào năm 1990.
Cuộc ngoại giao bóng rổ năm 2011, và sau đó là một Nixon Mao 2.0 diễn ra năm 2013. Thay vì, cuộc ngoại giao bóng bàntháng 4/1971 đã làm nên Nixon Mao 1.0 đi đến Thông Cáo Thượng Hải, thì Nixon Mao 2.0 - Obama Tập 2013 - có cái Thông cáo California mà chưa ai biết được.
Bề ngoài ngoại giao bóng bàn 1971 êm thấm với phần thắng thuộc về đội tuyển Trung Cộng. Hơn nữa, về mặt ngoại giao, anh đến thăm tôi là, anh cầu cạnh tôi. Và kết quả Trung Cộng đã thắng trên mọi phương diện từ bành trướng phên giậu hết cả Đông Dương và Miến Điện, Pakistan, sang cả Trung Đông và Bắc Phi như, Iran, Libya ... Trên mặt trận kinh tế, Trung Cộng phát triển vượt bậc nhờ biết dựa vào dân số đông, giá nhân công rẻ mạt, từ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, để đổi lạn bán môi trường tài nguyên bị ô nhiễm. Tính đến hôm nay toàn đất nước Trung Cộng có 28.000 con sông chết! Ngoại giao bóng bàn là để Hoa Kỳ rút klui trong danh dự chuyển trục từ Thái Bình Dương sang Trung Đông.
Hơi khác ngoại giao bóng bàn, ngoại giao bóng rổ là một cuộc ẩu đả giữa 2 đội bóng, nhưng Tập phải bay sang California để cầu cạnh Obama. Ngoại giao bóng rổ là để Hoa Kỳ rút khỏi Trung Đông quay lại Thái Bình Dương. Chuyện hậu trường của bóng bàn cũng hơn 20 năm sau thiên hạ mới rõ. Và dĩ nhiên, chuyện hậu trường bóng rổ cũng thế. Việc phải biết về hậu trường của bóng rổ, là việc của lãnh đạo của các quốc gia phên giậu của cả Hoa Kỳ và Trung Cộng phải cố mà tìm hiểu và biết, để đưa ra sách lược, chiến lược ngoại giao. Nếu không, lịch sử sẽ lập lại những gì đau thương, và mất mát cho người dân không đáng có.
Nhưng rõ ràng, hễ khi kinh tế chính trị Việt vào khủng hoảng thì y như rằng Trung Cộng xâm lăng. Vết dầu của Trung Cộng cứ loang dần, loang dần, để hôm nay những cơ đồ, bờ cõi Ông Cha để lại dần co hẹp. Vì cha con chồng vợ trong nhà không thành một khối thì làm sao lo chuyện đối nhân xử thế với người đời?
Có lẽ, chưa có thời kỳ nào đất nước, và dân tộc Việt vẻ vang bằng thời Nhà Nguyễn mở mang bờ cõi, và cai trị 383 năm - 1558 - 1945. Bờ cõi và giang sơn nước Việt bị vết dầu loang Trung Cộng liếm dần kể từ khi cộng sản bành trướng từ Âu sang Á. Và chắc chắn, vết dầu đó, không chỉ ở trên bộ, trên biển như lâu nay, mà sẽ còn những vùng cấm bay sau khi sân bay ở đảo Gạc Ma xây xong và ngày 15/8/2014.
Asia Clinic, 13h37' ngày Thứ Hai, 09/6/2014
BS HỒ HẢI: BÀI HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VỀ CHIẾN SÁCH VẾT DẦU LOAN...: Bài đọc liên quan: + Kịch bản Mao Nixon thế hệ thứ hai + Ngoại giao bóng rổ lại nhớ bóng bàn + Bày binh bố trận + Biển Đông, Việt Nam...
Bài đọc liên quan:
+ Kịch bản Mao Nixon thế hệ thứ hai
+ Ngoại giao bóng rổ lại nhớ bóng bàn
+ Bày binh bố trận
+ Biển Đông, Việt Nam, Trung Hoa và những trò chơi chính tri
+ Tư tưởng Khổng Khâu và kiếp chư hầu
Có những chuyện rất gần, ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng nhớ, để có cái nhìn khách quan.
Năm 1974 trong cơn khủng hoảng của Việt Nam Cộng Hòa, thì Bắc Việt cộng câu kết với Trung Cộng, và Hoa Kỳ để Trung Cộng chiếm Hoàng Sa.
Năm 1988 khi nội bộ các phe phái của Lê Duẩn, Trường Chinh và những người cộng sản theo cải cách như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ đấu nhau, Liên Xô cắt viện trợ, nền kinh tế tự cung, tự cấp theo con đường Lý Ninh bao cấp sụp đổ, thì Trung Hoa chiến 7 đảo, bãi đá ngầm ở Trường Sa, trong đó có Gạc Ma.
Năm 2014, khi các phe phái ăn chia không đều đấu nhau trên nghị trường đang còn hăng máu, và kinh tế suy sụp thì, Trung Cộng xây cái sân bay ở đảo Gạc Ma, hòng cai quản cả biển Đông, trong đó có Trường sa và Hoàng sa. Nhưng để che đậy việc xây sân bay, Trung Cộng quậy cái HD-981 ngay thềm lục địa Việt Nam, và lệnh cho biểu tình, cấm biểu tình trong nước Việt loạn xạ, nhưng vẫn giao thương với Việt Nam bình thường.
Theo VTV sáng nay- 09/6/2014 - mọi hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt và Trung cộng không những vẫn diễn ra bình thường, mà còn tăng hơn cùng kỳ năm ngoái 26% đối với nhập khẩu, và 30% đối với xuất khẩu.
Hôm trước, có bạn trẻ hỏi một câu hỏi, mà lịch sử chiến tranh Việt Nam vẫn còn bí ẩn, ít ai để ý, và cũng ít sách vở nào trong nước có câu trả lời thích đáng trong sự kiện Mỹ thả bom 12 ngày đêm hồi tháng 12 năm 1972 - kể từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972 - như sau:
"Bác ơi cho cháu hỏi tại sao Mỹ lại ném Bom Hà Nội vậy, lịch sử của cộng sản con ko tin lắm"
Tôi đã trả lời như sau,
Cục diện chính trường thế giới lúc đó đồng minh không thể bỏ rơi của Mỹ là Israel - Do Thái - đang đơn cô thế cô, chưa đủ mạnh để chống lại một cách trường kỳ với nhóm các quốc gia Hồi giáo vùng Bắc Phi và Trung Đông. Cuộc chiến 6 ngày với khối Ả Rập của Do Thái, những tranh chấp với phong trào khủng bố Palestine do Yeser Arafat học tập kiểu khủng bố ở các thành phố ở miền nam của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam đang đe dọa nền an ninh quốc gia của Do Thái. Mỹ bắt buộc phải xoay trục từ Thái Bình Dương sang Trung Đông để đạt được 2 mục đích:
1. Nắm yết hầu năng lượng toàn cầu để chỉ huy thế giới với vai trò đại ca mà Mỹ đã nhận từ Anh vào cuối năm 1944.
2. Cứu nguy cho Do Thái, một đồng minh không thể bỏ.
Trước đó, Mỹ đã lừa nước đục thả câu khi LX và Trung Cộng hục hặc, hơn nữa Trung Cộng đang cơn chết đói sau đại nhảy vọt của Mao. Mỹ đi đêm với Romania và Pakistan suốt 3 năm để tiếp cận với Mao Trạch Đông, hòng kéo Trung Cộng về với mình để chống lại Liên Xô mới là đối thủ đáng ngại nhất vì Liên Xô đã có bom hạt nhân. Trong khi đó, Trung Hoa chưa có bom hạt nhân, và bom hạt nhân của Trung cộng có được là do Liên Xô giúp đở.
Mục tiêu tiêu diệt Liên Xô mới là cái đích chính. Nếu thắng Bắc Việt thì Trung Cộng sẽ chống Mỹ mà quên đi thù hằn với Liên Xô và giành vai trò anh cả đỏ với LX. Hơn nữa, biên giới phòng thủ của Trung Cộng sẽ nằm sát ngay đít Trung Cộng, trong khi đó đầu thị đang lo ngay ngáy Liên Xô xâm chiếm. Lúc đó Mỹ sẽ có 2 kẻ thù là cộng sản. Hơn nữa, chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đã cho Mỹ một bài học về việc tôn trọng phên giậu của Trung cộng.
Nên Mỹ phải buông VNCH như buông con tép để bắt con cá lớn là Liên Xô Đông Âu.
Sau 3 năm đi đêm, ngày 21/02/1972, Nixon gặp Mao để đưa ra Thông Cáo Thượng Hải với cái gọi là ngoại giao bóng bàn, quyết định 3 điều quan trọng:
1. Trung Hoa phải mở cửa chuyển đổi kinh tế để cho Mỹ đầu tư vào thị trường lao động rẻ mạt này, và chống Liên Xô để Mỹ đổi lại 2 việc sau,
2. Giao Đông Dương cho Trung Hoa cai quản.
3. Đồng ý Đài Loan thuộc Trung Hoa lục địa, nhưng Mỹ vẫn bảo vệ Đài Loan bằng cách còn bán vũ khí và xem là đồng minh của Mỹ.
Trước khi đi đến ký kết Hiệp Định Paris tháng 01/1973, Mỹ đã ném bom miền Bắc Việt Nam 12 ngày đêm để đạt 2 mục đích:
1. Đánh lừa Việt Nam Cộng Hòa chứng tỏ Mỹ không bỏ rơi đồng minh VNCH, hòng dụ dỗ VNCH ngồi vào bàn ký kết Hiệp Định Paris để Mỹ rút quân tránh sa lầy tại Việt Nam, chuyển trục sang Trung Đông.
2. Dằn mặt Trung Hoa rằng, tao có thể san thành bình địa bất cứ quốc gia nào bội ước với tao.
Nên cuộc đánh bom miền Bắc là có thật, và nó là bi kịch của người dân miền Bắc Việt Nam nói riêng, và cả dân tộc Việt Nam nói chung cho đến hôm nay sống trong ách đô hộ của cộng sản chưa thoát ra được. Nhưng bi kịch hơn nữa là, Mỹ không muốn thắng ở chiến trường Việt Nam, nên Mỹ ngưng thả bom vào ngày nước Mỹ nghỉ tết Tây. Vì thắng bắc Việt, thì Mỹ sẽ không đánh sụp được Liên Xô và Đông Âu vào năm 1990.
Cuộc ngoại giao bóng rổ năm 2011, và sau đó là một Nixon Mao 2.0 diễn ra năm 2013. Thay vì, cuộc ngoại giao bóng bàntháng 4/1971 đã làm nên Nixon Mao 1.0 đi đến Thông Cáo Thượng Hải, thì Nixon Mao 2.0 - Obama Tập 2013 - có cái Thông cáo California mà chưa ai biết được.
Bề ngoài ngoại giao bóng bàn 1971 êm thấm với phần thắng thuộc về đội tuyển Trung Cộng. Hơn nữa, về mặt ngoại giao, anh đến thăm tôi là, anh cầu cạnh tôi. Và kết quả Trung Cộng đã thắng trên mọi phương diện từ bành trướng phên giậu hết cả Đông Dương và Miến Điện, Pakistan, sang cả Trung Đông và Bắc Phi như, Iran, Libya ... Trên mặt trận kinh tế, Trung Cộng phát triển vượt bậc nhờ biết dựa vào dân số đông, giá nhân công rẻ mạt, từ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, để đổi lạn bán môi trường tài nguyên bị ô nhiễm. Tính đến hôm nay toàn đất nước Trung Cộng có 28.000 con sông chết! Ngoại giao bóng bàn là để Hoa Kỳ rút klui trong danh dự chuyển trục từ Thái Bình Dương sang Trung Đông.
Hơi khác ngoại giao bóng bàn, ngoại giao bóng rổ là một cuộc ẩu đả giữa 2 đội bóng, nhưng Tập phải bay sang California để cầu cạnh Obama. Ngoại giao bóng rổ là để Hoa Kỳ rút khỏi Trung Đông quay lại Thái Bình Dương. Chuyện hậu trường của bóng bàn cũng hơn 20 năm sau thiên hạ mới rõ. Và dĩ nhiên, chuyện hậu trường bóng rổ cũng thế. Việc phải biết về hậu trường của bóng rổ, là việc của lãnh đạo của các quốc gia phên giậu của cả Hoa Kỳ và Trung Cộng phải cố mà tìm hiểu và biết, để đưa ra sách lược, chiến lược ngoại giao. Nếu không, lịch sử sẽ lập lại những gì đau thương, và mất mát cho người dân không đáng có.
Nhưng rõ ràng, hễ khi kinh tế chính trị Việt vào khủng hoảng thì y như rằng Trung Cộng xâm lăng. Vết dầu của Trung Cộng cứ loang dần, loang dần, để hôm nay những cơ đồ, bờ cõi Ông Cha để lại dần co hẹp. Vì cha con chồng vợ trong nhà không thành một khối thì làm sao lo chuyện đối nhân xử thế với người đời?
Có lẽ, chưa có thời kỳ nào đất nước, và dân tộc Việt vẻ vang bằng thời Nhà Nguyễn mở mang bờ cõi, và cai trị 383 năm - 1558 - 1945. Bờ cõi và giang sơn nước Việt bị vết dầu loang Trung Cộng liếm dần kể từ khi cộng sản bành trướng từ Âu sang Á. Và chắc chắn, vết dầu đó, không chỉ ở trên bộ, trên biển như lâu nay, mà sẽ còn những vùng cấm bay sau khi sân bay ở đảo Gạc Ma xây xong và ngày 15/8/2014.
Asia Clinic, 13h37' ngày Thứ Hai, 09/6/2014
Subscribe to:
Posts (Atom)