SAO VN TA CỨ NGOAN CỐ CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH MÃI THẾ!
Em tôi đã ra sao sau cuộc diễn biến hòa bình ở nước Đức?
Nguyễn Nguyên Bình
Theo Tễu blog
Hôm nay,
nhận được lá thư của người em gái gửi từ liên bang Đức theo đường bưu
điện, tôi thấy rất vui. Đã lâu lắm mới có được một lá thư viết tay và
gửi theo đường bưu điện thế này( bao nhiêu năm nay, chúng tôi thường chỉ
thông tin cho nhau theo ‘đường trời’ internet hoặc điện thoại).
Tôi nghĩ, chắc em phải viết thư tay thế này là để chứng thực với tôi
rằng đến nay (thư viết ngày 17- 7- 2014) em đã thực sự bình phục, để tôi
và gia đình có thể yên tâm, bớt lo lắng về em. Số là năm (5) tháng
trước đây, em tôi bị một tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, bị chấn
thương não và đã bất tỉnh nhân sự trong một thời gian khá dài. Khi tai
nạn mới xảy ra, các thày thuốc thậm chí không dám chắc có thể cứu được
em khỏi cuộc sống thực vật sau này hay không. Thế mà nay, sau năm tháng
nằm viện, em đã có thể viết những dòng này cho tôi. Thật kì diệu!
Em viết: Em bị tai nạn trong khi đi làm giấy tờ chuẩn bị đi công tác ở
vùng Đông Nam Á. Do vậy, tai nạn được liệt vào ‘tai nạn lao động’ ” nên
được coi trọng hơn tai nạn thường, khi nằm viện thì được quan tâm chăm
sóc 24/ 24, khi ra viện thì được nhận tiêu chuẩn người giúp đỡ để khôi
phục sinh hoạt bình thường và có thể trở lại làm việc…Em cho biết, 5
tháng qua, em đã được tập thể bác sĩ, y tá và nhân viên bệnh viện
Charite’ nổi tiếng chăm sóc cực kì tận tình, vì vậy em đã bình phục
nhanh ngoài sự mong đợi.
Khi em còn chưa tỉnh lại, tôi có nhắn cho con gái của em, nói khi em
ra viện, trong khi chưa khôi phục hoàn toàn các sinh hoạt bình thường mà
cần phải có người giúp đỡ trong các sinh hoạt cá nhân thì tôi có thể
thu xếp bay sang giúp em. Nhưng theo em nói thì nay gia đình đã có thể
hoàn toàn yên tâm, không phải lo lắng gì. Bảo hiểm y tế bên Đức người ta
chu đáo đến thế, thật chẳng còn phải đòi hỏi gì hơn nữa.
Thưa bạn đọc, tại sao tôi lại đem việc riêng của gia đình mình ra nói
ở đây? Trả lời là, từ việc này, tôi muốn nói đến một việc khác, xa hơn
một chút. Chưa kể, có thể nói ngay rằng, cũng thì bảo hiểm y tế, mà bảo
hiểm của họ thì thế, bảo hiểm của mình thì…bệnh nhân có giấy bảo hiểm
lại còn phải giấu giấy đi để được hưởng cái gọi là ‘khám chữa bệnh tự nguyện’,
kẻo không thì các thày thuốc người ta ghét, người ta đối xử chẳng ra
gì… Còn chuyện xa hơn thì là, trước đây, khi còn hai nước Đức, em gái
tôi là giáo sư dạy ở trường đại học Humboldt, thuộc cộng hòa dân chủ
Đức; sau khi có cuộc diễn biến hòa bình, hai nước Đức
hòa hợp với nhau, chỉ còn là một, em vẫn tiếp tục dạy ở trường Humboldt
như cũ, lương bổng không bị ai cắt giảm, thậm chí còn tăng; điều kiện
làm việc thì còn tốt hơn trước. Về bảo hiểm y tế, lần trước em tôi cũng
đã bị tai nạn một lần, đã được biết đến bảo hiểm y tế của CHDC Đức, đã
cho là tốt rồi, nhưng lần này, được hưởng bảo hiểm y tế của Liên bang
Đức (mà ta cứ gọi là ‘bọn tư bản’) lại còn tốt hơn thế nhiều lần. Đấy,
tình hình em tôi sau diễn biến hòa bình là như vậy. Nếu mọi cuộc diễn biến hòa bình mà cứ như ở nước Đức, thử hỏi có gì mà phải sợ diễn biến hòa bình cơ chứ?
Còn như ở Việt Nam ta, tất nhiên mức sống mọi mặt còn quá thấp so với
CHDC Đức, lại càng thấp so với Liên bang Đức, ta chẳng thể mơ cuộc
sống bỗng nhiên cao vót ngay lên như bên nước họ. Tôi, chỉ mơ đất nước
một ngày nào đó ở Việt Nam ta bỗng ‘xảy ra một cuộc diễn biến hòa bình
’ được như bên Đức, chẳng có nổ súng, chẳng có đổ máu gì cả. Sau cuộc
diễn biến, cuộc sống chẳng có gì xáo trộn, mọi người vẫn sống và làm
việc bình thường. Càng lý tưởng hơn nữa, thì là chẳng còn chuyện công an
hùa với các đại gia đi cướp đất của dân đen dưới danh nghĩa ‘thu hồi’
; chẳng còn chuyện an ninh chuyên đi rình rập canh chừng những người
yêu nước chỉ vì họ muốn biểu thị ý chí chống bọn bành trướng bá quyền
Trung Quốc và ước vọng được thực sự làm chủ đất nước một cách ôn hòa;
chẳng còn chuyện những người trí thức tử tế, có suy nghĩ độc lập lại bị
còng tay bắt tù đày giam hãm chỉ vì viết bài trên mạng nói lên sự thật
đau lòng của đất nước và ngỏ lời khuyên can các vị lãnh đạo…
Ai chẳng biết, khi XHCN còn là cả một hệ thống thế giới và đối địch
với phe TBCN thì nước CHDC Đức thường được gọi là ‘tiền đồn phía Tây’.
CHDC Đức là đối thủ trực tiếp của CH LB Đức (trước hay gọi nôm na là
Đông Đức và Tây Đức),hai bên cạnh tranh nhau ráo riết cả về chính trị và
kinh tế.CHDC Đức có sức cạnh tranh bậc nhất đối với ‘ bọn tư bản’; về
kinh tế – xã hội là nước phát triển tốt nhất trong phe XHCN, tưởng chừng
như không bao giờ có thể nhân nhượng với Tây Đức.Ấy thế mà sự việc vẫn
cứ xảy ra khi mà thực tế cho thấy, dù có cố gắng đến mấy, Đông Đức vẫn
không địch nổi Tây Đức về mọi mặt, vì vậy không ngăn nổi lòng dân hướng
về Tây Đức. Rồi bức tường Berlin phải đổ, rồi có thể nói là Đông Đức đã
thua Tây Đức. Nhưng, bên thắng cuộc đã ‘xử đẹp’ như thế nào với bên thua
cuộc thì chỉ một ví dụ như trường hợp của em gái tôi cũng đủ thấy(đáng
nói hơn nữa là em tôi lại là một người gốc gác ở nước Việt Nam mà VN đến
tận bây giờ vẫn còn hiên ngang giữ danh xưng là XHCN !).
Một nước CHDC Đức hùng cường nhất phe XHCN còn chịu để có diễn biến hòa bình ngon lành như vậy, nước Việt Nam ta là cái đinh gì mà cứ ngoan cố chống diễn biến hòa bình mãi thế? Thật không thể hiểu nổi!
Ngày 31- 7- 2014
Nguyễn Nguyên Bình
Từ văn kiện tuyệt mật chống VN đến 600 ngày tăm tối của Mao
Published on August 19, 2014 · No Comments
Ảnh và chú thích của Tư liệu VNCH tháng 3.1974: Tuần dương hạm Lý
Thường Kiệt HQ.16 từ Hoàng Sa trở về trong sự reo mừng của hàng ngàn
người dân Việt Nam đang đón chờ
Đời Mao, có 600 ngày phải chìm trong bóng tối bởi mắt bị mờ
dần, rồi không nhìn thấy hẳn – bất hạnh đó đến liền ngay sau những ngày
đầu Mao “đụng tới” Hoàng Sa…
Cuối tháng 1.1974, mắt Mao bỗng nhiên nhòa hẳn. Khoảng mươi mười lăm
thước Mao thấy một người dường như “có hai ba”. Dụi mắt xong, lại thấy
một người “có đến bốn năm”, rồi “sáu bảy” – tựa hồ “bóng người âm” vậy.
Dần dà, Mao không thể tự xem sách báo, ngay cả khi đọc các văn kiện nếu
phải viết lời phê thì “cũng phải nhờ người khác viết thay (…) cũng không
thể thấy mặt những người quen thuộc xung quanh, thậm chí ngay cả người
đi qua sát mặt, Chủ tịch cũng không nhìn rõ” (Trần Trường Giang, sđd ở
Kỳ 8, tr. 325).
Các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu của Trung Quốc chẩn đoán và thông
báo Mao bị “đục thủy tinh thể” cả hai mắt, buộc phải phẫu thuật. Nhưng
chưa thể phẫu thuật ngay, vì dạng “mù mắt” của Mao phải đợi đến giai
đoạn phát bệnh hoàn toàn mới can thiệp “bằng dao kéo” được. Nên, Mao
phải “tiếp tục chờ đợi trong mấy trăm ngày dài u tối” nữa – Bệnh càng
nặng, đến nỗi Mao “bị mù hoàn toàn, hai chân bị phù thủng, nếu không có
người dìu thì không thể đi lại được” (Trần Trường Giang, sđd, tr. 332).
Mao không cho nói với bất kỳ ai khác về chuyện Mao “không nhìn được”
ngoài các nhân viên, thư ký, bác sĩ phải làm việc cạnh Mao hàng ngày, kể
cả Bộ Chính trị cũng chỉ có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình với vài ủy viên
nữa biết.
Tuy thị lực “gần như bằng 0”, nhưng đầu óc Mao vẫn rất tỉnh táo, sắc
sảo, tay Mao vẫn nắm chặt quân đội. Bởi quân đội là điều kiện “ắt có” để
khai sinh và bảo vệ chế độ của Mao – như Mao từng tuyên ngôn: “Chính
quyền vươn lên từ nòng súng”!
Ngón tay Mao độc quyền đặt lên cò súng “quốc gia”, bởi Mao không
nhường cho ai vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương. Mao biết, nếu rời vị
trí ấy Mao có thể đã bị Lâm Bưu thanh toán.
Trong quá khứ, Lâm Bưu không thể ra tay được, do quyền điều động quân
đội tập trung trong tay Mao, Bắc Kinh nghiêm ngặt tới mức “điều động
một trung đội cũng phải được Mao phê chuẩn – Lâm Bưu là Phó Chủ tịch
Quân ủy kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng không được điều động một trung
đội. Tổng tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng trở xuống càng không có
quyền ấy” – theo Tân Tử Lăng.
Vậy nên, Lâm Bưu không thể dùng bộ binh đánh ngược Mao. Dầu Hoàng
Vĩnh Thắng thuộc vây cánh Lâm, Thắng vẫn không dám phiêu lưu tự ý cầm
quân qua cửa ngõ thành phố lấy nửa bước, đừng nói tới “vẫy tay vung đạn”
vào Trung Nam Hải ! Lâm Bưu kế cùng, muốn qua Vương Phi (Phó Tổng tham
mưu trưởng Không quân) để “tạm mượn” tiểu đoàn cảnh vệ trực thuộc Bộ Tư
lệnh Không quân bất ngờ đánh vào Điếu Ngư Đài – theo dự kiến. Không may,
giờ chót: lực lượng không quân thân Lâm Bưu bị Chu Ân Lai khống chế, vô
hiệu hóa, cả nhà Lâm đành lao vào “đường bay tuyệt mệnh”!.
Cũng ở vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương, Mao điều hơn 40 chiến hạm
đến vùng biển Việt Nam làm “tấm lá chắn”cho quần đảo Hoàng Sa sau ngày
đánh chiếm (chúng tôi sẽ trở lại “sự kiện Hoàng Sa” trong phần viết về
quần đảo Trường Sa ở đoạn sau của loạt bài này).
Trước ngày “bùng nổ Hoàng Sa”, Quân ủy trung ương của Mao soạn thảo
một văn kiện tuyệt mật chống phá Việt Nam, lưu hành nội bộ, bị tiết lộ
bởi gián điệp Trung Quốc Lê Xuân Thành (người Quảng Đông, được Bắc Kinh
tung vào Việt Nam hoạt động và bị bắt tại Quảng Bình ngày 30.3.1973).
Văn kiện có đoạn: “Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân
tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân
chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng
ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh,
không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài
chúng ta đối xử
với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị
họ trở thành kẻ thù của chúng ta…” (theo văn kiện của Bộ Ngoại giao nước
CHXHCNVN: “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”
công bố 4.10.1979 – Phần thứ tư).
Nhìn về quá khứ, quan hệ “bất bình đẳng” giữa Việt Nam – Trung Quốc
đã xảy ra qua đàm phán Geneva 1954. Điều đó, bạn đọc có thể tìm hiểu sâu
hơn qua bài viết của Thảo Nguyên “Cố TBT Lê Duẩn: Chúng ta không được
phép sợ Trung Quốc !” (Báo điện tử Một Thế Giới 8.7.2014) – trích tham
khảo một đoạn (do thư ký của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là ông Việt
Phương kể) :
“Khi bàn thảo về Hiệp định Geneva, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy
vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa
hai miền Nam – Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng Trung Quốc
với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta chọn vĩ tuyến 17. Khi
chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Chúng tôi là
tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng
biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình quyền định đoạt
số phận của người Việt Nam”.
Sau này, vào 1972, TBT Lê Duẩn nói thẳng với Chu Ân Lai: “Năm đó,
người Trung Quốc các anh đã bán đứng chúng tôi trên bàn đàm phán” (Một
Thế Giới – tài liệu đã dẫn).
Tư tưởng “nước lớn” và “bành trướng” ngày càng bám rễ trong tư duy
của Trung Nam Hải do Mao lèo lái ngay cả khi Mao bị bóng tối giam cầm.
Bị mù, Mao vẫn bằng mọi cách trực tiếp xuất hiện trước lãnh đạo các quốc
gia đến thăm Trung Quốc như Thủ tướng nước Anh Sir Edward Health
(6.1974), Thủ tướng Vương Quốc Bỉ Leo Tindemans (19.4.1975), Thủ tướng
Thái Lan Kukrit Pramoj (1.7.1975).
Trong bóng tối, Mao sắp đặt cẩn thận và chu đáo chuẩn bị đón tổng
thống Mỹ Gerald Rudolph Ford sẽ đến Bắc Kinh (12.1975) tiếp tục bàn thêm
về thỏa hiệp Trung Mỹ – bao gồm việc Mỹ vẫn mở eo biển Đài Loan cho
những “hạm đội Đông Hải” của Mao theo con đường nhanh nhất tràn xuống
phía Nam?
THEO MỘT THẾ GIỚI