Tướng Alexander Haig phục vụ nhiều
tháng ở Việt nam năm 1966. Sau một lần bị thương, ông trở thành trợ tá
quân sự của Henry Kissinger trong National Security Council (NSC). Năm
1973, tổng thống Nixon giao cho ông nhiệm vụ thuyết phục tổng thống
Thiệu của Nam Việt Nam về Hiệp định Paris.
Tôi ở Việt Nam 1966/67 và chiến đấu ở đó
trong trận đánh lớn cuối cùng trước cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Chúng
tôi được cử vào vùng chiến thuật C. Đó là vùng có những con đường hầm Củ
Chi – “Tam giác Sắt” là tên cho vùng đất giống như cái tổ ong ở gần Sài
Gòn đó. Đó là một trung tâm tiếp tế quan trọng cho Việt Cộng, Chúng tôi
rất thành công ở đó, cho tới 1967 chúng tôi không thua cho tới một trận
đánh. Nhưng quân địch hoạt động với các lực lượng chính của họ ở
Campuchia và Lào, trong cái được gọi là lãnh thổ trung lập. Từ nơi trú
ẩn đó, họ tiến hành những cuộc tấn chông chống quân đội Mỹ, gây tổn thất
và rồi lại chạy trốn về phía bên kia biên giới.
Tổng thống Nixon đã phản ứng lại, và tôi
đã tham gia mang tính quyết định vào trong đó, việc mà tôi rất tự hào vì
nó. Chúng tôi đã mang máy bay ném bom B-52 vào tới những vùng đất trốn
tránh đó và cũng khởi động một cuộc tấn công trên mặt đất. Thời đó tôi
đã không thể, và ngày nay vẫn còn không thể thấy rằng tại sao các học
giả về luật ở Mỹ, do người dân chúng tôi bầu lên, có thể xem điều đó như
là một hành vi phạm tội. Không bao giờ trong lịch sử của Hoa Kỳ mà một
hành động như vậy được gọi là phạm tội cả. Thời đó là đúng, và ngày nay
nó vẫn còn đúng. Và tôi hy vọng những con người đó sẽ còn phải lấn cấn
vì thái độ của họ trong xung đột này như thế nào đó.
Đó là tổng thống Kennedy, người đã lôi
chúng tôi vào Việt Nam. Nhiều người – và tôi là một trong số đó – tin
rằng điều này là hậu quả của lần ông bị hạ nhục sau cuộc Khủng hoảng
Cuba. Ở đó, ông đã tiến hành bán rẻ chính trị Mỹ cho người Nga. Bây giờ
thì ông muốn phô trương sức mạnh. Điều đó đã dẫn tới hoạt động tham
chiến của chúng tôi ở Việt Nam, với khoảng 15000 người vào thời điểm cái
chết của ông.
Richard Nixon là một trong số các tổng
thống vĩ đại nhất của bảy người tổng thống mà tôi đã từng phục vụ dưới
họ. Tôi là một người hết sức thán phục chính sách đối ngoại của ông.
Nhưng ở Việt Nam thì cả ông cũng sai lầm. Khi ông bước vào cuộc chơi thì
lẽ ra ông phải giải quyết cuộc xung đột này ngay trong năm đầu tiên của
nhiệm kỳ tổng thống. Ông đã có thể làm việc đó. Thế nhưng chúng tôi
ngần ngừ không muốn đàm phán trực tiếp với Moscow và Hà Nội, và sử dụng
quyền lực mà chúng tôi có cho một giải pháp thành công Chúng tôi cần
phải nhập tâm bài học mà chúng tôi đã đau đớn học được ở Việt Nam. Chúng
tôi phung phí ba năm trời với cái được gọi là kế hoạch Việt Nam hóa, có
mục đích rút dần quân đội của chúng tôi và để cuộc chiến lại cho người
Nam Việt, nhưng với sự hỗ trợ lớn cho quân đội này. Lịch trình rút quân
luôn có định hướng ở việc chúng tôi đánh giá Sài Gòn sẵn sàng tự nhận
lấy trách nhiệm này như thế nào. Một trong những sai lầm quyết định đã
xảy ra với lần tiến quân vào nước Lào. Tại thời điểm này, khi cuộc “Việt
Nam hóa” thật ra đã tiến khiển khá tốt, chúng tôi yêu cầu người Nam
Việt phá hủy con đường mòn Hồ Chí Minh ở đó. Chúng tôi đưa ra mục tiêu
này cho họ, không có sự hỗ trợ mà họ cần để tiến hành việc đó. Chúng tôi
đã ném họ xuống nước lạnh và họ đã chìm xuống một cách thảm hại ở đó.
Đó là thảm họa, và đã phá hỏng toàn bộ chính sách Việt Nam hóa.
Việt Cộng chỉ là một huyền thoại, không
phải là một tổ chức giải phóng mà chỉ là một công cụ của Hà Nội và
Moscow. Ngay sau khi cuộc chiến chấm dứt, nó đã biến mất không dấu tích,
và Hà Nội cầm lấy dây cương. Hàng ngàn người Nam Việt Nam đã trả giá
với mạng sống của họ và tự do của họ. Hơn một triệu người ở trong các
trại tập trung, phải chịu đựng sự trả thù ghê gớm về thể chất. Nhiều
người chạy trốn bằng thuyền ra biển và chết chìm trong lúc cố tìm nơi ẩn
náu ở Hongkong, Thái Lan và các quốc gia láng giềng khác. Nhiều nước
lớn Phương Tây từ chối nhận họ và lại trục xuất họ.
Là cựu chiến binh của cuộc chiến này, tôi
rất thất vọng về cách đối xử với những người trở về, không chỉ từ chính
phủ mà cả từ người dân Mỹ và đặc biệt là từ giới truyền thông. Tất cả
những điều đó đã thay đổi với thời gian. Việc công nhận sự hy sinh và
tình yêu nước của những người này luôn tăng lên. Chúng tôi còn có cả
một cựu tù binh quan trọng mà bây giờ ra ứng cử tổng thống. Tôi nói về
John McCain mà tôi quen thân và đã làm việc chung với cha ông ấy.
Phan Ba trích dịch từ “Apokalypse Vietnam”