Saturday, September 13, 2014

Tướng Lãnh Việt Cộng
(Xin cống hiến độc giả bài này với dụng ý giúp quí vị có một khái niệm chung về một số tướng lãnh CSVN. Nguyễn Văn Tín, ngày 19/01/2009) 36. Đánh tráo lương tâm
Đây có thể gọi là thủ thuật đánh tráo 'lương tâm'. Lương tâm của nhà văn can đảm đấu tranh chống áp bức độc đoán được đổi bằng 'lương tâm' khác: tha tội cho kẻ tàn ác đối với mình, cư xử có 'lễ' đối với bộ máy đàn áp hà khắc, mà lương tâm vẫn cảm thấy yên ổn. Tôi nghĩ đến một trường hợp khác: tướng Trần Văn Trà. Thượng tướng Trà là một tướng có tài năng. Ông là con người gắn bó với chiến trường miền Nam, thường xuyên nhất, bền bỉ nhất, trong thời gian dài nhất. Từ khu trưởng khu 8 thời kháng chiến Pháp, ông là tư lệnh miền Nam rồi tư lệnh B2 (Nam Bộ) thời chống Mỹ. Tôi có dịp ở gần ông 60 ngày liền ở Sài gòn, trong trại Davis, sân bay Tân Sơn Nhất. Lúc ấy ông là trung tướng Trưởng đoàn đại biểu quân sự của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam, Trưởng đoàn đại biểu quân sự chính phủ Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa là thiếu tướng Lê Quang Hòa.
Hai ông trưởng đoàn khác hẳn nhau. Khác hoàn toàn, cứ như là trái ngược nhau về trình độ, tính tình, tác phong. Ông Hòa to lớn, ông Trà tầm thước. Ông Trà vui tính, xởi lởi, ông Hòa nghiêm nghị lạnh lùng. Ông Trà am hiểu chiến trường, nhiều kinh nghiệm, ông Hòa lần đầu vào phía Nam, vốn là cán bộ chính trị, chính ủy của quân khu 4. Ông Trà chăm đọc sách, xem báo, ưa nghe âm nhạc, thích dùng máy ảnh, máy ghi âm, hiểu biết nhiều loại kỹ thuật, vì vốn tốt nghiệp trường kỹ nghệ thực hành ở Huế. Ông Hòa ít đọc, ít nghe đài, văn hóa mới qua trường văn hóa Lạng Sơn học tắt, chưa đậu lớp 7, xuất thân từ nông dân. Ông Trà đọc được sách tiếng Pháp, hiểu sơ qua tiếng Anh, ham học. Ông Trà rất thông minh, đối đáp sắc sảo ở bàn hội nghị. Ông Hòa đối đáp khó khăn, thường phải do ông Lưu Văn Lợi, nhà ngoại giao ngồi cạnh, chuẩn bị cho các câu phát biểu. Tại các buổi chiêu đãi của các trưởng đoàn trong các câu lạc bộ không quân Huỳnh Hữu Bạc, ông Trà rất vui chuyện.
Đã thỏa thuận là không nói chuyện chính trị ở các buổi ăn tiệc ấy, nên ông Trà nói chuyện rất vui, linh hoạt. Chuyện phong tục, tập quán, chuyện món ăn, thể thao, chuyện ca hát, văn nghệ, cả đến chuyện vui, tiếu lầm gây cười. Ông Hòa thì giữ lặp trường rất 'vững', đến kỳ quặc. Hai buổi tiệc do hai Trưởng đoàn Mỹ và Sài Gòn khoản đãi, ông định không dự. Ông Trà thuyết phục mãi, ông mới chịu đi. Nhưng ông ngồi đó, không cầm đũa hay cầm dao, thìa, mắt nhìn thẳng, không chạm cốc, không nói một câu? Ông chỉ ăn trong bữa tiệc ông Trà khoản đãi. Còn phần ông, ông quyết đinh không mời ăn. Các trưởng phó đoàn ngày cuối còn đùa kháy ông rằng: một trưởng đoàn còn mắc nợ? Tất cả thành viên đoàn miền Bắc đều băn khoăn về thái độ cứng rắn đến kỳ quặc của một ông tướng đi làm ngoại giao! Họ quý trọng, cảm phục ông Trà bao nhiêu thì lại phàn nàn về ông Hòa bấy nhiêu.
Sau khi thống nhất đất nước, ông Trà cho ra cuốn hồi ký Kết Thúc 30 Nam Chiến Tranh, tập cuối của một loạt sách của ông viết về 30 năm chiến tranh. Ông bắt đầu từ tập cuối, rồi ngược dòng lịch sử viết các phần khác sau. Cuốn sách vừa ra được hai tuần thì ông Lê Đức Thọ triệu tập các cán bộ tuyên huấn, báo chí, xuất bản có mặt ở Sài Gòn để đưa ra nhận xét: đây là cuốn sách sai từ trang đầu đến trang cuối, viết không đúng sự thật. Tự đề cao mình. Tổng cục chính trị ra lệnh cấm lưu hành trong quân đội, thu hồi từ các thư viện trong toàn quân!
Nếu đọc kỹ hai cuốn hồi ký, Chiến thắng mùa Xuân của tướng Văn Tiến Dũng do Hồng Hà ghi và cuốn của ông Trà thì quả thật có nhiều chỗ khác nhau. Có những chỗ khác nhau do mỗi người ở một cương vị và vị trí khác nhau nên cách nhìn nhận khác nhau. Có chỗ khác nhau do mỗi người muốn nhấn nạnh những ý mà mình muốn tô đậm. Bình thường ra thì không nên cấm cuốn nào, mà nên tổ chức thảo luận lành mạnh, ngay thật nhằm đính chính những sai sót. Theo tôi nghĩ cuốn sách ông Trà bị cấm là vì cuốn sách ấy nói lên một số sự thật đúng như nó có, mà những người lãnh đạo cao nhất không muốn công nhận! Nếu nhận định một cách khách quan thì công lao trong chiến thắng mùa xuân 1975 phần lớn thuộc về Bộ tư lệnh miền Nam, và phần thuộc về ông Trà có vẻ nhỉnh hơn hẳn một số nhân vật khác. Chính ông và Bộ tư lệnh miền đã sớm chuẩn bị và mở cuộc tiến công vào Phước Long cuối tháng 12-1974, một cuộc tiến công có nhiều khó khăn nhưng bảo đảm thắng lợi. Qua trận này đã có thể tham dò khả năng phản ứng của chính phủ Ford một cách chuẩn xác cho cả thời gian sau. Mặc dầu có ý kiến ngăn ông không cần ra Hà nội, ông đã cảm thấy nhất thiết phải có mặt ở đại bản doanh để góp ý kiến vào kế hoạch cụ thể của chiến dịch mở ra ở Tây Nguyên, trong đó xác định hướng tiến công chủ yếu vào Ban Mê Thuộc là rất hệ trọng.
Giữa bộ tổng tham mưu và các bộ tư lệnh chiến trường và quân khu thường có những điểm khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn nhau. Đó là mâu thuẫn giữa bộ phận và toàn cục, giữa trung ương và địa phương. Nam bộ lại ở xa, Bộ tổng tham mưu ở Hà nội không thể hiểu hết được tình hình cụ thể của chiến trường, những khó khăn, yêu cầu của nó cũng như những khả năng và tiềm lực của nó. Sự bén nhạy với những thay đổi, những chuyển biến của ta và của địch cũng khác nhau. Hơn nữa trong hệ thống lãnh đạo và chỉ huy, không phải không có những trục trặc. Đại tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp không có toàn quyền chỉ huy. Bộ chính trị được coi là cơ quan tối cao lãnh đạo chiến tranh. Tổng bí thư có tiếng nói quyết định vì kiêm Bí thư quân ủy trung ương. ủy viên Bộ chính trị Lê Đức Thọ từ đầu những năm 70 lại tham gia quân ủy trung ương và thường ứng cử ở đại hội đảng toàn quân. Ông thường tự coi là nhân vật quan trọng thứ hai sau Tổng bí thư khi quyết định những vấn đề quân sự. Tướng Trà rất hiểu mọi ngóc ngách của việc hình thành những quyết định quân sự trong đảng, trong bộ máy quốc phòng, trong hệ thống lãnh đạo và chỉ huy. Ông đã quyết định phải có mặt ở Hà nội, tiếp cận rất quả đoán Tổng bí thư đảng, ủy viên Bộ chính trị Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, xông vào cặn cơ quan Bộ tổng tham mưu, các cục tác chiến, cục quân báo, cục thông tin liên lạc, rồi tổng cục hậu cần, tổng cục kỹ thuật để làm cho ý kiến của mình được chấp nhận, tranh thủ được sự chi viện đủ và kịp thời của bộ. Ông có những cách nhìn, cách nghĩ khác với tướng Lê Ngọc Hiền, Tổng tham mưu phó đặc trách về kế hoạch tác chiến. Ông từng tâm sự với tôi, nếu ông Phạm Hùng Bí thư đảng bộ miền Nam và bản thân ông không quyết chí ra Hà nội để tham gia những cuộc thảo luận về Đông Xuân 1974-1975 thì có thể tình hình không chuyển biến nhanh chóng, suôn sẻ như đã xảy ra. Trên hiểu dưới, dưới làm cho trên hiểu tình hình và góp ý kiến với trên, sự thông suốt trên dưới có ý nghĩa quyết định ở Bộ tham mưu, không thiếu gì những ông quan liêu (tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng đến đầu năm 1975 mới đặt chân đến miền Nam). Họ chỉ nắm tình hình chiến trường trên giấy, trong tưởng tượng, họ sống ở Hà nội, trong khung cảnh hòa bình, không sao có sự bức xúc của những người sống ở chiến trường ác liệt, lối nghĩ, lối sống, tinh cảm, lề lối làm việc rất khác nhau. Chỉ một việc làm vô trách nhiệm, tắc trách, đại khái, không nhiệt tình với chiến trường là gây ra biết bao tai hại, thậm chí dẫn đến thất bại và những hy sinh xương máu của chiến sĩ không đáng có.
Từng theo dõi tình hình các chiến trường, từng dự tổng kết các chiến dịch lớn, đặc biệt là chiến dịch xuân 1975, tôi có nhận thức rất sâu sắc rằng đã có lãnh đạo tập thể, đã có sự trùng hợp ý kiến trong đề xuất về kế hoạch của chiến dịch của nhiều người, nhưng giữa các vị tướng lĩnh thì ông Trà nổi lên là người có công lớn, có đóng góp nổi bật nhất. Ông là người bắt mạch được chuyển biến của tình hình. sớm và sâu sắc nhất, cũng là người gỡ được những vướng mắc và trở ngại có thể có, làm cho toàn chiến địch được thuận lợi. Tôi từng khuyến khích ông viết hồi ký, từng gửi cho ông những hồi ký của các nguyên soái và tướng lãnh Liên xô, về chiến tranh thế giới thứ hai để ông tham khảo. Tôi cũng nhận thấy sự ngăn cấm lưu hành cuốn sách của ông là vô lý, bất công. Thế nhưng cơ chế này không chấp nhận bất cứ ai có một cái nhìn riêng, có sự đánh giá cụ thể hơi khác với sự đánh giá của cơ chế.
Cơ chế vẫn là cỗ máy nghiền tai hại...
Hồi 1988, 1989 tướng Trà với nhận thức sắc sảo của mình đã tham gia Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ một cách tích cực. Trước đó, 1979 ông ra Hà nội nhận nhiệm vụ Phó tổng tham mưu trưởng, rồi Thứ trưởng quốc phòng, đặc trách về trang bị và công nghiệp quốc phòng, ông cảm thấy cơ chế quá cứng nhắc để có thể phát huy khả năng, nên lui về Sài gòn viết hồi ký và suy nghĩ. Ông đã có những phát biểu rất đáng chú ý ở một số phiên họp của Câu lạc bộ này, công khai đề xuất yêu cầu dân chủ hóa, lên án tệ quan liêu, nạn tham nhũng, vô trách nhiệm.
Lập tức ông Nguyễn Văn Linh và ông Võ Chí Công đến gặp ông. Khi ấy ông Linh là Tổng bí thư, ông Võ Chí Công là Chủ tịch Hội đồng nhà nước. Ông Công lại còn là thông gia với ông Trà; con trai ông Công lấy con gái ông Trà. Ông Linh và ông Công ra sức thuyết phục ông Trà là lúc này đang đang khó khăn, không nên để cho kẻ xấu như các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng lôi kéo vào hoạt động mang tính chất chống đảng, gây khó khăn thêm cho đảng... Thế là ông trở về với cơ chế. Ông lại còn dùng uy tín của mình để thuyết phục những người khác vì thương đảng, vì có lương tâm với đảng, mà gác lại những yêu cầu về dân chủ, dân chủ trong đảng cũng như dân chủ trong xã hội. Thương dân hay thương đảng?
Cứu dân hay cứu đảng? Khi phải lựa chọn bên nào nặng hơn thì lương tâm thật của ông có lúc nặng về người dân lầm thảm cơ cực, không có tự do, nhưng lương tâm ấy đã bị người ta đánh tráo một cách khéo léo để trở thành sự thủ tiêu đấu tranh; một sự an phận đồng lõa với sai lầm, bảo thủ và giáo điều, nhưng vẫn được ve vuốt, an ủi dưới nhãn hiệu: trung thành với chủ nghĩa xã hội, bảo vệ đảng, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh...
Tôi vẫn tin rằng một con người can trường, nhiều lúc sáng suốt quả đoán, có tư duy độc lập như thượng tướng Trần Văn Trà vẫn còn có khả năng nổi lên như một người đấu tranh cho lẽ phải và tiến bộ của đất nước, chống lại những thế lực độc đoán, bảo thủ đến mức cổ hủ lệ hại.
Một người như tướng Trà màcòn bị bịt mồm! Họ tìm mọi cách để bóp nghẹt mỏi tiếng gào thét đòi tự do một chút, đòi dân chủ một chút. Cứ như một em bé uất ức khóc nức nở nhưng bị người mẹ hung dữ bịt chặt lấy mồm! Và tiếng gào thét của em không sao cất thành tiếng. Một phản ứng tự nhiên, một đòi hỏi bình thường dể hiểu vẫn bị khước từ ở nước ta. Chúng ta vẫn còn như bắt phải sống ở một hành tinh khác, với những lối nghĩ cách sống hoàn toàn khác lạ...
37. Ông Tướng nông dân
Câu lạc bộ quân nhân ở Hà nội nằm trên đường Hoàng Diệu, ngay dưới chân cột cờ lớn của thành Thăng Long. Hồi trước tại đây có sân bóng đá Mãng Gianh của quân đội Pháp. Câu lạc bộ quân nhân là nơi tập luyện, giải trí của sĩ quan công tác tại Bộ quốc phòng. Các sĩ quan cao cấp từng chuyển ngành và về hưu cũng thường tới đây. ở đây có phòng đọc sách, báo, có bàn bi da, có nhiều bàn ping-pong, nơi tập võ thuật và đặc biệt mùa rét là có các phòng tắm nước nóng. Bạn bè cũ mới thường gặp nhau ở đây, ngồi bên cốc bia hơi, ăn lạc rang, nói chuyện đủ thứ. Từ nhắc lại kỷ niệm ở các chiến trường xưa, đến chuyện về cuộc sống hiện nay, về bè bạn, kẻ còn người mất, về tình hình xã hội.
Có lần tôi ghé chơi bóng bàn, tắm rồi ra ngồi uống nước với các bạn cũ. Họ đang vui chuyện, bàn tán đến các ông tướng. Về các tướng cũ và tướng mới, tướng trẻ và tướng già, tướng chiến trường, đơn vị và tướng cơ quan. Có người đùa chia các tướng ra thành: Hổ tướng (tướng dũng cảm), lỳ tướng (gan lỳ), thát tướng (dát ra trận), bút tướng (tướng văn phòng), hầu tướng (chuyên phục vụ cấp trên), lễ tướng (tướng thường xuất hiện trong các buổi lễ), gia tướng (tướng là gia nhân của các đại tướng), phục tướng (tướng chuyên quỳ gối, gọi dạ, bảo vâng), thọ tướng (tướng chuyên ở hậu phương)... Rồi có người nhắc đến đại tướng Nguyễn Chí Thanh, mất vào giữa năm 1967. Ông Nguyễn Chí Thanh là đảng viên cộng sản từ thời bí mật, là xứ ủy viên Trung kỳ. Ông quê ở Thừa Thiên, huyện Phong Điền, gần chợ Sịa, vốn là một cố nông lực lưỡng chuyên đi cày thuê. Là tá điền, đi hoạt động, bị bắt, ông học ở trong nhà tù. Năm 1945 sau cách mạng tháng Tám, ông là Chủ nhiệm Việt Minh Trung Bộ. Năm 1948 ông ra Việt Bắc nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quân đội nhân dân. Năm 1950 ông rất được chú ý khi viết bài trên báo Quân Đội Nhân Dân lên án mạnh mẽ việc vi phạm kỷ luật về chiến lợi phẩm trong Chiến dịch Biên giới. Sau đó một loạt cán bộ bị kỷ luật rất nặng về tội lấy cắp chiến lợi phẩm (áo quần, chăn màn, máy ảnh, thuốc lá, đồ đạc, thức ăn trong các kho của các đơn vị quân Pháp), tham ô tiền lương ăn bớt tiến ăn của các đơn vị. Tiêu biểu nhất là viên đại tá Cục trưởng Cục quân nhu Trần Dụ Châu bị án tử hình vì ăn cắp chiến lợi phẩm, chuyên gửi mua những đồ xa xỉ nhất từ Hà nội ra để dùng và ăn chơi trác táng. Tướng Nguyễn Chí Thanh là người trực tiếp đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt và y án xử tử hình Trần Dụ Châu để làm gương cho toàn quân.
Tuy xuất thân cố nông, văn hóa thấp, ông chịu khó học trong tù, chăm đọc sách, ham mê tìm hiểu tình hình mọi mặt của xã hội, ưa tranh luận về chính trị, quân sự, cả về văn học nghệ thuật... Ông rất năng động, hoạt bát. Người ta thường thấy ông mặc quần áo bà ba nâu, đạp xe bên anh lính hộ vệ, đi ra ngoại thành Hà nội, vào ngã tư Sở, xuống Cầu Giấy... để bắt mạch cuộc sống. Ông ghé vào hàng nước bên đường, uống nước chè, ăn kẹo lạc, hỏi chuyện bà hàng nước, nói chuyện với khách hàng khác. Ông thuộc Kiều, có khi lẩy vài ba câu. Ông thông minh, có trí nhớ khá tốt. Là Chủ nhiệm chính trị, ông lại rất ưa nghiên cứu, đọc sách về quân sự, về chiến lược và chiến thuật. Ông biết khá rõ về Tôn Tử, về Clausewitz, về Napoléon, về Lâm Bưu, về Joukov...
Là cán bộ xông xáo, năng động, có trình độ khá lích lũy do tự học, ông có uy tín trong quân đội và ngoài xã hội. Sau đại hội 3 của đảng cộng sản cuối năm 1960, ông là ủy viên Bộ chính trị được số phiếu bầu rất cao, ông phụ trách thêm về nông nghiệp, về xây dựng hợp tác xã, đặc biệt là trong việc bồi dưỡng các chủ nhiệm hợp tác xã... Khi cuộc chiến đấu ở miền Nam phát triển, ông trở lại hoạt động hoàn toàn về quần sự và đầu năm 1964 ông vào chiến trường miền Nam làm đặc phái viên của Bộ chính trị rồi trực tiếp phụ trách luôn việc chỉ đạo trực tiếp toàn chiến trường phía Nam. Chính ông là người tổng kết về lý luận các trận đánh quân Mỹ đầu tiên tại ấp Bắc gần Mỹ Tho, Plây me (Tây Nguyên), tại Ba Gia, Vạn Tường ở miền Trung rồi Bình Giã (Bà Rịa) ở miền Nam.
Những bài tổng kết lớn ấy được đãng trên báo Quân Đội Nhân Dân với bút danh Trường Sơn, có tác dụng rất lớn, xây dựng niềm tin có cơ sở rằng quân Mỹ được trang bị hiện đại, huấn luyện tốt nhưng có nhiều nhược điểm lớn. Đó là họ phải chiến đấu ở một chiến trường nhiệt đới xa lạ, trong một cuộc chiến tranh không tuyên bố vì không gắn chặt với quyền lợi sinh tử của nước Mỹ, trước một đối phương có cách đánh linh hoạt, kết hợp lối đánh du kích với lối đánh hợp đồng binh chủng của 3 thứ quân trên cả 3 vòng chiến lược: nông thôn, rừng núi và đô thị.
Những tổng kết nóng hổi của các trận ấp Bắc, Plây me, Ba gia, Vạn tường, Bình giã - mỗi trận có những nét riêng bổ xung cho nhau, của tướng Nguyễn Chí Thanh đã góp phần xây dựng nên một kiểu 'binh thư đánh Mỹ', tác động rất lớn đến cuộc chiến đấu ở chiến trường. Các cán bộ quân huấn, tác chiến, quân báo, chính trị, hậu cần ở trường sĩ quan Lục quần, trường Cao cấp quân sự và Chính trị, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc đều nghiên cứu kỹ những bài tổng kết ấy. Những bài báo của Trường Sơn được đài Tiếng Nói Việt nam đọc đi đọc lại nhiều lần, lại còn được đọc chậm để các nơi ghi lại làm tài liệu và phổ biến. Khẩu hiệu 'Nắm thắt lưng lính Mỹ mà đánh' là của ông Nguyễn Chí Thanh đưa ra, cổ vũ cách giấu quân thật kín, để cho quân Mỹ đến gần mới xông ra đánh bất thần và mãnh liệt, gây bất ngờ và luôn giữ quyền chủ động. Những bài tổng kết của ông về các trận phản công mùa khô trong các chiến dịch của quân Mỹ ở miền Đông Nam bộ Junction City và Cedar Fall cũng có giá trị quan trọng về xây dựng bài bản chiến đấu cho các lực lượng vũ trang ở miền Nam.
Ông là một nhân vật chủ yếu đề xuất việc mở cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Ông từ chiến khu R lên Nom Pênh để đi máy bay ra Hà nội (qua Hồng Kông). Khi mọi việc đã bàn xong, ông quyết định trở về R cũng theo con đường đã đi thì bị đột tử vào tháng 7-1967. Một ngày trước khi lên đường, ông dự tiệc tiễn chân của Quân uỷ trung ương buổi sáng, rồi của Tổng cục Chính trị buổi chiều, tại đó ông uống hơi nhiều rượu, khi trở về nhà ở phố Lý Nam Đế, tắm xong thì bị cơn nhồi máu cơ tim. Việc cấp cứu tiến hành chậm. Ông vốn có bệnh yếu tim từ trước, cố gắng về thể lực thường hay khó thở. (Việc nói ông chết tại miền Nam trong một trận ném bom của B52 là hoàn toàn thất thiệt). Thế nhưng ở tướng Nguyễn Chí Thanh có một nét không thật bình thường. Ông có những suy nghĩ cực đoan. Ông từng viết hai bài luận văn lớn đăng kín cả 3 trang báo Quân Đội Nhân Dân. Bài thứ nhất hồi 1959 nhan đề 'Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của muôn nghìn tội ác', và năm sau là bài 'Lại bàn về chủ nghĩa cá nhân.' Hai bài này được coi như tài liệu chỉnh huấn, để cán bộ tất cả các cấp học tập, thảo luận, liên hệ và kiểm thảo. Tất cả những căn bệnh tư tưởng đều được mổ xẻ, phê phán rất nghiêm: địa vị, bảo mạng, công thần, kèn cựa, suy tính về hưởng thụ, về tiền đồ, về nặng gánh gia đình, lười biếng, tham ô, thiếu trách nhiệm, kém ý thức tổ chức và kỷ luật. Hai bài này đều viết theo cuộc nói chuyện của ông với cán bộ cao cấp của Bộ quốc phòng và các đơn vị đóng gần Hà nội trong hai ngày Chủ Nhật tại Trường chính trị trung cao cấp ở Quần Ngựa.
Điều cực đoan ở ông là nhấn mạnh quá đáng vào chủ nghĩa tập thể, ca ngợi một chiều đến mức tuyệt đối: cái gì tập thể cũng tốt, cá nhân cái gì cũng kém, và gần như coi hoàn toàn không có tác dụng những động cơ cá nhân! Tôi còn nhớ ông đã cảm thấy bí, không sao giải đáp nổi một thắc mắc đơn giản do một cán bộ quân sự cấp trung đoàn nêu lên: tại sao ở trung đoàn tôi, tuy giáo dục rất kỹ, 6 xe đạp của công của tập thể đều hư hỏng rất nhanh, còn xe của cá nhân thì đều sáng trưng, chạy rất tốt, ít hư hỏng. Vậy tập thể ưu việt ở đâu? Và tại sao nông dân sản xuất trên đất 5 phần trăm của riêng gia đinh mình thu nhập rất cao, có khi hơn cả thu nhập từ ruộng tập thể chiếm 95 phần trăm diện tích?
Gần đây, tôi được biết thêm một nét 'kín đáo' của ông tướng 4 sao này. Hồi hoạt động ở Thừa Thiên và Trung Bộ, một lần ông bị mật thám Pháp bắt cùng một đảng viên cộng sản khác, người này về sau hoạt động trong quân đội, ở Tổng Cục Chính Tri, sau này ra ủy ban khoa học xã hội. Ông này được nhiều lần xét để đưa vào Trung ương đảng. Thế nhưng ông bị kẹt vì cán bộ tổ chức biết rõ rằng trong vụ bị bắt ấy, trong hai người thì đã có một người khai báo không ít với mật thám, làm phong trào sau đó bị tổn thất. Tất nhiên không ai nghi đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Bộ Chính Trị, một người chuyên lên gân giảng dạy về lập trường giai cấp, tinh thần kiên định, coi chủ nghĩa cá nhân, tinh thần bảo mạng cầu an là tội ác! Ông cán bộ này bị nghi oan, tinh thần bị dằn vặt, đau khổ. Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông cán bộ này cố tìm cách tiếp cận những tài liệu an ninh còn lưu lại từ thời Pháp ở Huế và Sài Gòn. Hy vọng ấy được thoả mãn. Ông đã tìm thấy trong hồ sơ cũ từ hồi 1940, 1941 những biên bản hỏi cung của sở mật thám Huế. Thì ra người thật sự đã khai báo không phải là ông mà là vị đại tướng sau này! Sự khám phá của ông lập tức được lệnh giấu kín!
[…]
39. Thời của các ông tướng địa phương
Nhiều bạn bè và người nước ngoài hỏi: Việt nam hiện có nhiều tướng giỏi không? Xin được trả lời: có chứ! Tướng giỏi không ít. Nhưng họ bị 'rơi rụng' hết? Như trên đã kể, vào những năm từ 1963 đến 1967, Cục bảo vệ quân đội theo lệnh của Bộ nội vụ và Trưởng ban tổ chức trưng ương Đảng bắt giữ hàng loạt cán bộ ở Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, được coi là thân cận nhất của tướng Giáp. Tất cả số ấy đều xuất thân từ học sinh, sinh viên, gia đình tiểu tư sản thành thị. Không ai xuất thân từ bần cố nông cả. Đó là những sĩ quan xuất sắc. Đại tá Đỗ Đức Kiên nguyên là Kỹ sư canh nông, sang Liên xô học trường quân sự cấp cao được bằng đỏ, là cục trưởng tác chiến tài ba: Đại tá cục trưởng quân báo Lê Trọng Nghĩa vốn là sinh viên luật khoa, rất thông minh xuất sắc. Họ không đụng được đến đại tướng Võ Nguyên Giáp vì ông tỉnh táo, chặt chẽ, cẩn thận, giữ rất 'kín võ', không để 'hở sườn', lại được chủ tịch Hồ Chí Minh quý và tin cậy, thì họ cắt chân tay của ông.
Từ sau 1975, đặc biệt là mấy năm gần đây, những cận thần thân tín của ông Giáp thưa thớt dần. Số đông về hưu, một số đã chết. Cái chết của hai ông Đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn làm ông đau buồn khôn xiết. Tôi đã được thấy khá nhiều lần sự tin yêu của ông Giáp với hai ông đại tướng này. Ông Hoàng Văn Thái ở gần ông Giáp từ dạo còn ở bên Trung Quốc, và sau đó ở căn cứ Việt Bắc từ cuối năm 1944. Về Hà nội, chính ông Giáp đã chọn ông Hoàng Văn Thái làm Tổng tham mưu trưởng. Ông Thái ở Bộ Tổng tham mưu từ đó cho đến khi đột tử tháng 6 năm 1986! Trong 30 năm liền ở Bộ Tổng Tham mưu ông hàng ngày làm việc với ông Giáp với lòng quý mến nhau không suy suyển. Văn phòng Bộ quốc phòng ở ngay sát Bộ Tổng tham mưu, cùng chung một Sở chỉ huy tác chiến. Từ năm 1957 trở đi, tuy ông lui xuống làm Tổng tham mưu phó thứ nhất, 'nhường' cho ông Văn Tiến Dũng làm Tổng tham mưu trưởng nhưng trên thực tế ông vẫn là linh hồn của Bộ tổng tham mưu, cán bộ tham mưu toàn quân được đào tạo lớp này đến lớp khác đều công nhận vai trò không thể thiếu được của ông trong sự trưởng thành của mình. Như đã biết, ông với ông Giáp còn thông gia với nhau. Ông là người bạn tri kỷ mà ông Giáp có thể thổ lộ tất cả tâm tình. Mỗi lần ông Thái đến, ông Giáp lại nói: Anh Thái đấy à, vào đây? Vào đây! Với tất cả sự thân yêu.
Đúng nửa năm sau, ông Giáp lại khóc một lần nữa sau cơn đột tử vẫn lại đột tử, chết bất thần, nguyên nhân không thật rõ, của đại tướng Lê Trọng Tấn, một cán bộ quân sự có đức có tài. Trong toàn quân, ông Tấn có uy tín cực lớn, ông là lão tướng xông xáo, có mặt ở mọi nơi nóng bỏng nhất. Là sư trưởng sư đoàn Công Pháo (Công binh - Pháo binh) ở chiến dịch Điện Biên Phủ, ông còn có mặt ở chiến trường Lào, ở chiến địch Sầm Nưa, rồi năm 1966 đến 1969 ở Trung ương Cục miền Nam, rồi tư lệnh cánh Duyên Hải tiến công từ Đà Nẵng qua Cam Ranh, Bà Rịa, Biên Hòa, để vào Dinh Độc Lập... mùa xuân 1975. Ông nhớ hết mọi diễn biến, đặc điểm của các trận đánh lớn, những kinh nghiệm xử trí của người chỉ huy. Có thể nói ông không có một ham mê nào, không uống rượu, không uống bia, luôn suy nghĩ về các trận đánh. Biết rằng ông vốn xuất thân từ một 'anh đội tàu bay' ở sân bay Bạch Mai thời Pháp, lên đến Đại Tướng, sắp nhận chức Bộ Trưởng Quốc Phòng chỉ 10 ngày trước khi khai mạc Đại hội đảng lần thứ 5 (tháng 12-1986), ta sẽ hiểu rằng ông đã phải phấn đấu ra sao. Ông Giáp và ông Tấn rất quý mến nhau vì rất hợp rơ (jeu) nhau trên các bản đồ quân sự. Ông Giáp đã có lần nói: ở trận nào mà anh Tấn có mặt để đốc chiến (đôn đốc tác chiến) là mình có thể yên tâm đến hơn 50 phần trăm rồi!
Tôi đã kể về Đại hội đảng toàn quân diễn ra 3 tháng trước đại hội đảng toàn quốc lần thứ 5, tại đó bất ngờ cực lớn đã diễn ra, làm cho các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Đặng Vũ Hiệp, Mai Chí Thọ... giật mình như bị điện giật! Bất chấp sự lãnh đạo trên cơ sở dân chủ tập trung, bất chất sự hướng dẫn của đoàn Chủ tịch đại hội, đông đảo đại biểu dù đã được tuyển lựa kỹ từ cơ sở đã dứt khoát không bầu các vị Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Đặng Vũ Hiệp, hai đại tướng và một trung tướng vào danh sách đại biểu chính thức đi dự đại hội đảng toàn quốc. Ông Giáp và ông Tấn được số phiếu cao nhất. Đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ trúng là đại biểu dự khuyết; trước khi đại hội khai mạc đúng 10 ngày, ông Lê Trọng Tấn đột tử nên ông Dũng mới được bổ xung vào toàn đại biểu để vừa hân hoan vừa ngượng ngùng lọt vào hội trường Ba Đình? Mấy hôm sau đại hội toàn quân, tôi gặp các bạn cũ ở Câu lạc bộ Ba Đình, mấy viên tướng và đại tá hồ hởi: 'Có thế chứ! Đổi mới cũng có khác chứ! Các đại biểu tinh đời thật? Không thể cứ cúi đầu vâng dạ như cũ được nữa!' Các sĩ quan cấp cao đã dám kể cho nhau nghe những bê bối của các quan lớn và các bà lớn, miệng nói không ngớt: vì dân, biết ơn các liệt sĩ chiến lợi phẩm là xương máu chiến sĩ, mà vợ chồng các ngài cứ chở kìn kìn về nhà, hết hòm này đến hòm khác, để dột từ nóc xuống. Chỉ khổ cho anh lính quèn. Đi xe lửa về phép, mang về chiếc quạt máy nhỏ, chiếc máy thu thanh cũ... cũng bị hạch sách, còn các ngài thì tha hồ chồng chất trong khoang máy bay và tàu biển... Mọi người hy vọng: đại hội đảng toàn quốc dân thứ 5 chắc sẽ còn cho thấy nhiều điều mới lạ hơn! Thế mới là đổi mới chứ! Đến Đại hội 5, mọi người chưng hững! Người la lắc đầu, ngao ngán.
Sau đó, ở Bộ quốc phòng, một loạt tướng ở địa phương được gọi về. Các tướng hiện công tác ở Bộ quốc phòng không được tin cậy nữa! Cuộc 'mi-ni nổi loạn' ở đại hội toàn quân là từ các đoàn đại biểu ở các cơ quan của Bộ và các học viên, nhà trường trực thuộc bộ, đặc biệt là từ đoàn đại biểu của học viên quân sự cấp cao, nơi tập trung đông nhất những tướng và đại tá có tài, có trình độ, có nhiều kinh nghiệm nhất. Thế là từng đoàn các cán bộ của cục bảo vệ, của thanh tra quân đội, của ban kiểm tra quân uỷ trung ương ương tới tấp lao về Học viện quân sự cấp cao ở phía chợ Bưởi, ngoại ô thủ đô. Cả bộ máy an ninh, tổ chức, tuyên huấn được huy động để kiểm tra từng đoàn đại biểu, từng đại biểu khi cần, để hiện tượng 'lỏng lẻo', 'mất cảnh giác', 'dân chủ quá trớn' ở Đại Hội Đảng toàn quán tuyệt đối không được lập lại.
Một cuộc chấn chỉnh lớn trong hàng ngũ sĩ quan cấp cao diễn ra sau đó. Bộ ba quan trọng nhất đều là các tướng từ địa phương rút về: tướng Lê Đức Anh, nguyên là từ quân khu 9 trong thời chiên tranh, nơi tận cùng phía Nam, địa bàn vốn được coi là yên tĩnh hơn cả, ít ác liệt hơn cả vì không có quân Mỹ ở đó, cũng không có các đơn vị thiện chiến nhất của Sài gòn hoạt động, từ 1981 ông là tư lệnh quân Việt nam ở Cam Bốt.
Người thứ hai là trung tướng Đoàn Khuê , quê ở Quảng Trị, nguyên là thượng tá chính uỷ lữ đoàn giới tuyến đóng ở huyện Vĩnh Linh từ năm 1955 đến 1962, giáp với giới tuyến quân sự tạm thời. Năm 1963 ông vào chiến trường Quân khu 5 làm Phó chính ủy Quân khu, lấy tên là Trình. Sau 1975 ông lên làm Tư lệnh Quân khu 5 với quân hàm thiếu tướng rồi trung tướng. Tôi đã ghé qua quê ông, làng Gia Đẳng ven biển huyện Triệu Phong, cha ông là chánh tổng, giàu nhất làng, có rất nhiều đồ đồng ở trong nhà cũng như chôn dấu dưới những đụn cát cao. Ông đi hoạt động sớm, mới học đến lớp hai trung học thời Pháp, rồi bị bắt, đi tù ở Quảng Trị và Ban Mê Thuộc. Cha ông từ ông vì sợ liên lụy. Em ruột ông là thiếu tướng Đoàn Chương, giám đốc nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân. Cán bộ cấp cao quân sự đều biết ông Đoàn Khuê là cán bộ chính trị, hiểu biết về quân sự và kinh nghiệm chỉ huy còn ít, không hề được đào tạo về chỉ huy. Ông nổi tiếng là phát biểu cứng rắn, cực đoan, theo công thức khô khan và máy móc, tiêu biểu cho một viên chính uỷ ít học nhưng lại luôn thuộc lòng các công thức, ăn nói 'đúng' lập trường kiểu lên gân mà không hề ngượng.
Người thứ ba là thượng tướng Nguyễn Quyết, nguyên là chính uỷ quân khu 3, đóng bản doanh ở Kiến An, gần Hải Phòng. Ông người nhỏ nhắn, mặt thư sinh, tham gia tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Hà nội, vào chiến trường miền Nam một thời gian ngắn ngay sau đó. Ông vốn là cán bộ chính trị, là một chính uỷ thành nghề, đúng như hình ảnh được phác họa theo kiểu văn học dân gian hiện đại:
Ngang lưng thì thắt lập trường
Đầu đội chính sách vai quàng chủ trương
Mở miệng là nói huyên thuyên
Hết niệm cụ Mác lại truyền kinh Mao
Đời là kinh, tướng mãi cao.
Sau đại hội 6, ba ông tướng địa phương rút lên trung ương, đánh bạt tất cả hàng mấy chục tướng giỏi, tướng có văn hóa, có thực tài chỉ vì một đường lối chính trị cũ kỹ đến cổ hủ, run chân trước ý thức dân chủ vừa manh nha, ôm giữ quyền lực đến cùng vì lợi riêng. Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm tổng cục chính trị luôn là một bộ ba quyền lực lợi hại nhất nắm lực lượng quân đội. Đến Đại hội 7 (tháng 6-1991), bộ ba có thay đổi chút ít để thành bộ bốn, theo hướng củng cố cho vững thêm hạt nhân cứng rắn: Bộ trưởng Lê Đức Anh lên nắm chức vụ chủ tịch nước; chắc chắn hàng trăm vị tướng vốn là cấp trên ông phải nhún vai lắc đầu! Năm 1964 ông mới là một cục phó loại trung bình trong cục tác chiến của Bộ tổng tham mưu với cấp trung tá. Thời đánh Pháp, ông còn là một cán bộ vô danh. Nay ông ôm cả một mảng lớn quốc phòng, an ninh, ngoại giao, nội trị. Tổng tham mưu trưởng Đoàn Khuê lên thế ông ở chân Bộ trưởng quốc phòng, cuối 1974 ông còn là một phó chính uỷ với cấp đại tá, lúc ấy ở Bộ quốc phòng đã có hơn 30 ông tướng! Tướng tài, tướng giỏi lên vượt cấp là chuyện bình thường, nhưng đây chỉ là tướng 'thông suốt' với đường lối bảo thủ, thế thôi! Tổng tham mưu trưởng mới là trung tướng Đào Đình Luyện, lại mới lên thượng tướng cho tương xứng với chức vụ. Đây cũng là chuyện không bình thường, vì tướng Luyện là tướng không quân, mà thường tổng tham mưu hay tham mưu trưởng các quân đoàn, quân khu đều là tướng bộ binh, để chỉ huy hợp đồng binh chủng, lấy bộ binh làm chủ. Tướng Luyện là một trong những người lái máy bay quân sự đầu tiên của miền Bắc Việt nam, tốt nghiệp lái máy bay ở Trung Quốc hồi 1957, đến 1960 lại đi tu nghiệp thêm ở Liên xô. Ông chăm chỉ, cán thận, anh em cấp dưới mến, sống giản dị, người cao to, da ngăm đen, vốn quê vùng chiêm Thái Bình nhưng tính tình có nét khác lạ là 'như con gái' trong quan hệ với bạn bè, gặp phụ nữ là đỏ mặt, và rất 'sợ' cấp trên. Suốt trong cuộc chiến đấu chống không quân Hoa Kỳ ném bom bắn phá miền Bắc, ông là tư lệnh không quân. Có lẽ ông được chọn vào chức vụ mới tổng tham mưu trưởng là vì tính kỷ luật rất cao, trên bảo gì là 'Rõ rõ!' ngay, một tinh thần viên chức cao lấn át hết tinh thần công dân. Bảo làm gì là làm nấy, như một cỗ máy hoàn hảo, không cần suy nghĩ băn khoăn làm như thế vì sao? Để làm gì? Khi quân đội rất có thể được dùng cho một mục tiêu chính trị chống lại phong trào dân chủ của quần chúng thì cần người chỉ huy như thế. Xin đọc những lời huấn thị của bộ trưởng Đoàn Khuê thì rõ: 'Quân đội ta phải sẵn sàng bảo vệ chế độ, thẳng tay trừng trị những mưu đồ diễn biến hòa bình' được bọn đế quốc và phản động giật dây...' Tôi quen biết tướng Luyện khá rõ vì hồi chiến tranh thường lui tới sở chỉ huy không quân để theo dõi cuộc chiến đấu của anh em lái trẻ.
Người thay tướng Nguyễn Quyết ở cương vị chủ nhiệm Tổng Cục chính trị quân đội nhân dân là một bộ mặt mới, gần như không ai biết đến trước năm 1986. Đó là tướng Lê Khả Phiêu, mới ở cấp trung tá cuối năm 1974. Một cán bộ 'trẻ', hơn 50 tuổi, lại mang bản chất thuần túy nông dân. Ông là chủ nhiệm chính trị quân đoàn, cũng từ địa phương, được điều về Bộ, nhảy cóc lên thiếu tướng năm 1979, lên trung tướng năm 1989, lên thượng tướng cuối năm 1992, sau khi được bổ xung vào ban bí thư trung ương đảng. Một viên tướng 'vâng dạ địa phương về triều đình do yêu cầu chính trị mới.
Trong khi ở Bộ Quốc Phòng, không thiếu các tướng tài hơn 4 vị nói trên khá nhiều. Như Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, nguyên là sư trưởng sư đoàn 304 từ khi mới thành lập năm 1951, thông minh, có học vấn, đọc được cả sách tây, tàu, mới đây là viện trưởng học viện quân sự cấp cao; ông rất quý đại tướng Giáp, và đầu năm 1989 bị một tai nạn xe hơi bất ngờ, may mà thoát chết? Ở học viện này còn có tướng Hồng Sơn sinh viên năm 1945, em luật sư Nguyễn Thành Vinh, tên thật của ông là Nguyễn Thành Chính, là con rể nhà học giả Đặng Thai Mai, anh em cọc chèo với đại tướng Giáp; trung tướng Đỗ Trình phó viện trưởng, có trình độ nghiên cứu khá cao về lý luận và chiến lược quân sự; trung tướng Mai Trọng Tần có bằng toán học cao cấp năm 1945, rất xông xáo, lại có trình độ tổng kết...
Xuất sắc hơn cả có thể là Trung tướng Nguyễn Hữu An, hồi 1975 là tư lệnh quân đoàn 2, sau về làm Tổng Thanh tra quân đội, từ năm 1988 ông nhận chức giám đốc trường đào tạo cán bộ chỉ huy ở Đà lạt; Ông có đầy đủ các đức tính của một viên tướng, có trình độ văn hóa, sống giản dị, đàng hoàng, mực thước và chân thật, sức khỏe tốt, ông được đại tướng Giáp tin cậy giao cho nhiệm vụ đánh trận mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ chiếm căn cứ 'Độc Lập' ở phía Bắc, khi còn là trung đoàn trưởng giỏi nhất của sư đoàn 312. Trình độ quân sự và đức độ của ông vượt xa cả tướng Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Đào Đình Luyện... tín nhiệm trong quân đội cũng vượt xa các ông tướng kể trên. Thế nhưng những người lãnh đạo hiện nay cần đến những viên tướng trình độ trung bình, kém cỏi nữa, miễn là họ thuận theo một đường lối chính trị giáo điều, bảo thủ, bảo vệ một chế độ độc đoán đã đánh rơi hết niềm tin của quần chúng, bị quần chúng coi thường, không còn sợ như trước, lại còn bị khinh thường nữa.
Bùi Tín
Mặt Thật
Paris, mùa thu 1993
Nhà xuất bản SAIGON PRESS

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lãnh QLVNCH
generalhieu

Nước Úc đang giãy chết... he he!

Nước Úc: 14 điều đáng ngại
Ls Phạm Duy Khương/ baouc.com  
Ảnh Internet
NQL: Sống quen với xứ sở hạnh phúc nhất thế giới, nếu sang Úc bạn sẽ gặp ít nhất 14 điều rất khó chịu. Thật đấy, he he!

Bạn tôi vẫn hỏi là Visa vẫn còn sao không ở lại Úc thêm, tôi thì nghĩ thế là đủ. Nước Úc có gì đâu, toàn những điều ngang trái. Ai dự định sang Úc thì phải cân nhắc thật kỹ. Chuẩn bị về rồi nên cũng không thấy có gì để mất nên viết liều
.
 1. Quan niệm về tình yêu và sex: ngược đời
  
Dạo này có đọc thông tin một bạn trẻ gì đó của Việt Nam tự tin, hiên ngang tuyên bố 27 tuổi tự hào vẹn tròn trinh tiết. Nếu ở Úc thì suỵt, bạn nói nhỏ chuyện này thôi, hoặc nếu nói thì bảo mình 18 đôi mươi thôi. Thanh niên Úc thiếu thực tế lắm, họ chẳng thèm cân đo vấn đề này đâu. Thậm chí sẽ tỏ ra rụt rè nếu biết thông tin này. Tôi từng hoảng hốt khi mấy anh bạn Úc bô bô cái mồm là trước khi trở thành bạn gái tao, nàng từng yêu 2-3 anh và anh nào cũng có màn ngủ thân mật.
2. Hệ thống giao thông thật nhức mắt
Một hệ thống giao thông thừa chữ đến mức chỗ nào cũng thấy biển nhắc nhở quy định về tốc độ cho phép từng đoạn, chỗ được phép đậu xe chi tiết từng mét một, thời gian đậu xe. Nhắc nhiều và chi tiết như vậy thì người ta học và nhớ luật làm gì nữa. Chưa kể, làm giảm ngân sách khi nơi nào có gắn camera bắn Tốc độ, phạt vượt đèn đỏ, rẽ trái phải đều gắn cảnh báo từ trước đó 100-200m. 
3. Kiến trúc nhà cửa: quá nguy hiểm
 
Nhà thiết kế không đâu vào đâu cả, đầy tính rủi ro. Nhìn đâu đâu cũng thấy những ngồi nhà vườn rộng, rào thưa và thấp, cửa kính thông thoáng. Thiết kế như vậy để mời trộm vào nhà.
4. Thầy giáo: rất đáng quan ngại
Giáo sư, tiến sĩ sao lại nói với học sinh hồn nhiên đến vậy. Cứ để học sinh ăn mặc áo ba lỗ, thiếu vải, quần đùi đến lớp. Chưa kể lại hay ăn quà trong lớp, vừa ăn nhồm nhoàm vừa trả lời thầy. Thầy cũng chẳng vừa khi ngồi lên bàn, chân đưa lên ghế, đôi khí chấm phá bằng dáng người vừa bước vào lớp vừa ăn chuối.
5. Cuộc sống sinh viên
 Cuộc sống sinh viên thật khổ hết đường nói. Ở nhà đang là cành vàng, lá ngọc, cơm bưng, nước rót. Ấy vậy mà sang đây việc gì cũng kinh qua từ làm nấm, dọn vệ sinh, rửa bát, phục vụ bàn, một thời gian thì tuyên bố không cần bố mẹ cho tiền ăn, tiền nhà nữa. Làm thế bố mẹ buồn chết.
6. Xăng xe: rất mất ổn định
Đây là nguồn hàng thiết yếu thì phải ổn định thì lại cứ sáng nắng, chiều mưa. Rất là gây ức chế. Vừa mua hôm qua với giá $152/100 lít thì đùng cái hôm nay nhảy xuống $138/100 lít; ngày kia lại xuống $135/100 lít. Chưa kể, vừa mua ở trạm xăng này với giá $155/100 lít, đi được mấy trăm mét thấy trạm xăng khác giá rẻ hơn. Nghĩ mà tiếc.
7. Lý tưởng: thiếu
Gia đình Úc không biết tạo lý tưởng cho con cái. Họ không làm được cái như cha mẹ Việt Nam là mong con mình trở thành ông A, bà B. Họ không bảo con họ là học đi không thì sau này về làm công nhân, làm ruộng bởi nếu làm mấy cái đấy thì họ cũng thừa sống rồi. Thanh niên Úc cũng không quá mơ mộng về chính trị, họ suy nghĩ giản đơn lắm.
Gần đây cũng thấy ý kiến quan ngại là Việt Nam đang hình thành một lớp người lớn chưa trưởng thành khi 30 tuổi vẫn phải xin tiền bố mẹ để nuôi con mình. Úc tệ hơn, lớp người lớn 30 hoặc trên 30 chưa trưởng thành nhiều hơn nhiều, họ vẫn phải xin tiền nhà nước hàng tháng để nuôi con và bản thân mình. Cứ vậy bao giờ mới lớn chứ.
8. Không còn câu chuyện cổ tích
Thỉnh thoảng thấy báo Việt Nam có bài giới thiệu về các bác đại gia Việt Nam thường biết vượt lên hoàn cảnh khi trước đây phải làm phục vụ trong nhà hàng, chạy xe ôm, nuôi lợn. Những cái này mà giật tít bên Úc thì chẳng ai để ý vì thực chất một lượng lớn thanh niên Úc khi còn học cấp III hoặc đại học đều phải tự lập và bắt đầu kiếm tiền từ việc đứng bàn, rửa bát, phục vụ tại các quán đồ ăn nhanh, đưa pizza... Những người này không biết xấu hổ khi suốt ngày huyênh hoang kể về các công việc này. Thỉnh thoảng lại cười sung sướng. Đến là chịu với suy nghĩ ngược đời.
9. Đất: hoang phí
Kiến trúc hiện đại thì nhà nhà phải mọc lên, nhà máy, xí nghiệp khắp nơi. Như vậy mới không thấy phí đất đai. Nhìn Úc xem, thật là lãng phí, một vùng rộng lớn toàn cây cối, cỏ và chăn nuôi gia súc. Nhìn mà tiếc, mình mà được quy hoạch thì biến hết thành đất ở, khu công nghiệp.
10. Trẻ nhỏ: quá mạo hiểm với sức khoẻ
Trẻ nhỏ vừa khi mới sinh hoặc còn nhỏ là cần được chăm sóc, giữ gìn cẩn thận khỏi nắng, gió và bụi bẩn. Ngược đời ở Úc khi tôi thường bắt gặp trong các chuyến đi chơi xa hình ảnh những ông bố, bà mẹ mang con còn đỏ hỏn nằm trên đồi gió, lang thang trên biển. Làm vậy các cháu bị cảm nắng, cảm gió thì sao. Tiếp, trẻ nhỏ cho đi nhà trẻ là vấn đề hết sức nguy hại khi thấy các trò toàn tiếp xúc với cát, đất, cây cối. Về đến nhà nhìn mặt mũi, quần áo bám bẩn thôi rồi. 
11. Vai trò đàn ông: tệ hại
Ở Việt Nam đàn ông sướng, sang đây cứ cạnh tranh với hết cái này đến cái kia mới được lưu ý. Đàn ông xếp sau trẻ nhỏ, đàn bà và ... chú chó đốm. Chưa kể, tôi thường bắt gặp những ông bố túi trước, túi sau đi trên đường, đi chợ, trong mỗi túi là một bé. Nhìn thương lắm. 
12. Động vật: tình yêu động vật biến mất
Tôi vẫn thường có thói quen ngắm những chú chim trong lồng, trong vườn, trên cây khi ở Việt Nam. Tuy nhiên, thỉnh thoảng mới thấy nên lúc trước cứ thấy chim là tôi ngắm lấy được, chỉ ước tóm được một chú làm của riêng. Cái cảm giác này không còn khi hàng ngày phải nhường đường, phải tránh bom rơi từ chim. Chim chỗ nào cũng thấy, nhiều lúc doạ để chúng bay đi mà vô tác dụng. Tự nhưng tình yêu chim biến mất nhẹ nhàng như thế.
Tiếp đến, tôi cũng có thói quen khi tức cái gì thì đá thụng, đụng nia. Nạn nhân thường là con chó. Bên này nhiều lúc ức chế muốn đá cho con chó một cái nhưng chỉ sợ đá xong ức chế không hết mà lại đóng thêm tiền phạt. Và nữa, anh nuôi chó anh có thể nhịn đói nhưng để chó nhịn đói thì...
13. Xe oto: 
Oto không còn là cái thể hiện sang chảnh nữa. Vậy thì đầu tư xe siêu sang làm gì khi nhà nhà oto, không ai quá chú trọng người kia đi xe gì. Thị trường mua bán oto thì tệ hại vô cùng. Việc mua bán oto đơn giản như mua một mớ rau. Việc đặt biển số xe của Úc cũng buồn cười. Ai cũng có thể nghĩ ra biển số và đề nghị cơ quan chức năng cấp theo như vậy. Ví dụ như SKU, LOVE, hihi, hana xyz. Làm như vậy thì biển số đẹp còn gì có ý nghĩa nữa. Gu thẩm mỹ kém thật.
14. Xếp hàng
 
Từng nghe thời bao cấp của Việt Nam thì hình ảnh xếp hàng nhận phần của mình là phổ biến. Ở Úc chắc giống Việt Nam thời lạc hậu ấy, đâu đâu cũng thấy người ta xếp hàng. Ở đời có hai cái không nên cản đó đói và buồn đi vệ sinh. Nhưng Úc lại làm chận cái quyền đó khi đến việc đi vệ sinh hoặc uống cốc cà phê, ăn cái bánh mà cũng phải xếp hàng. 
Còn nhiều điều nữa mà tôi cũng không nghĩ được ra hết trong một lúc như thế này. Cứ để bao giờ có thời gian thì lại bổ sung tiếp vậy. 
Nguồn: Facebook Luật Sư Pham Duy Khuong ( Du học sinh tại Melbourne)
Theo baouc.com

Lịch sử không phải để thù hận



Thu Hà/ VnExpress 
Ảnh Internet
NQL: Bài viết hay. Tuy không đồng ý với tác giả một vài điểm nhưng thừa nhận tác giả có thái độ điềm tĩnh công bằng về một sự kiện nhức nhối của sử Việt.

Hà Nội đang có một cuộc triển lãm nhỏ, một cuộc triển lãm không có gì đồ sộ về quy mô, chỉ 150 hiện vật, trong một phòng trưng bày không lớn, về một thời gian lịch sử chưa xa, mới 60 năm.
Nhưng nó đang gây những cơn sóng không nhẹ trong ký ức nhiều thế hệ công chúng, không chỉ những người từng là nhân chứng. Vì nó là triển lãm Cải cách ruộng đất.

Trong hàng triệu người quan tâm đến cuộc triển lãm nhỏ bé này có mẹ tôi. Bà là một phụ nữ có trí nhớ khá lạ lùng. 20 năm nay, bà vẫn nhớ những gì đã xảy ra từ 40 năm trở về trước. Trong mỗi bữa cơm gia đình, nhất là những ngày giỗ chạp, lễ Tết, câu chuyện của bà cuối cùng thế nào cũng xoay về “cái hồi cải cách”.

Mẹ tôi nhớ rành rọt ngày ấy, tháng ấy, mùa đông năm ấy, bà ngoại mặc áo kép màu gì, đang vừa cho con bú vừa chia lộc cúng rằm cho mấy người đến nộp tô thế nào; ông đang đọc sách uống trà trên cái ghế nào thì “đội” đến thị uy ra sao, người ăn kẻ ở trong nhà đột nhiên hỗn láo thế nào với các cụ. Mẹ tôi nhớ đến từng củ khoai lang gày gò như đốt tay mà người họ hàng xa lén lút dúi cho khi mẹ bế em đói gần lả đứng đầu ngõ. Mẹ nhớ cái dáng nhẫn nại của ông ngoại cúi gằm xuống trên cái sân gạch bỏng rát nghe đấu tố. “Tội nghiệp, ông cả đời chỉ đọc sách và đi làm việc công, ruộng cả ao liền, tiền bạc trong nhà bà lo hết, cách mạng bảo ông đưa bao nhiêu, ông lại về khảo bà, bà lại dúi cho, ông biết gì là bóc lột đâu mà khai”. Mẹ nhớ từng cái sập lim, từng cái rương, từng cái áo cánh hoa lý, đôi xà tích bạc của cụ cố, của ông bà đã theo chân “đội” phát tán khắp làng trên xóm dưới.

Trong ký ức của một cô bé 10 tuổi là mẹ tôi khi ấy, cải cách ruộng đất là cả một nỗi buồn mênh mang u ám trùm lên suốt thời thơ ấu. Bằng cớ rõ nhất là ký ức của mẹ hình như dừng lại từ “cải cách”, những dấu mốc thời gian về sau không len được vào bộ nhớ của mẹ.

Nhưng cũng thật kỳ lạ là khi chúng tôi hỏi: "Sao mẹ suốt ngày kể về cải cách, mà thỉnh thoảng có người ở quê ra, nào khám chữa bệnh, nào đi thi đại học, nào xin việc, toàn là con cháu của những người ngày xưa đấu tố ông bà, sao mẹ vẫn niềm nở mời ở lại, nấu nướng cho ăn, dúi tiền tàu xe, quà cáp khi về? Sao mẹ không cấm cửa họ? Nhớ lâu thế sao mẹ không ghét?".

Câu trả lời nhẹ nhõm bất ngờ: “Thì toàn họ hàng làng xóm cả, không gần thì xa, ghét họ thì về quê còn nhìn ai nữa? Mình bị trời bắt phải nhớ thì cứ nhớ thế thôi, chứ cũng nên thương họ, lúc ấy, bảo họ làm thế nào thì họ làm, họ có nhận thức được như thế là bạc, là ác, là sai trái đâu”.

Khi chúng tôi trưởng thành, đi làm, tiếp xúc xã hội, quen biết thêm rất nhiều nhân chứng của cải cách, chúng tôi bắt đầu hiểu cái cuộc cách mạng long trời lở đất về tư liệu sản xuất những năm 50 của thế kỷ trước trên khắp vùng nông thôn miền Bắc - Trung bộ ấy không chỉ là ký ức buồn của những cô bé như mẹ tôi. Nó có thể là nỗi cay đắng của hàng chục nghìn gia đình từ đủ ăn đủ mặc đến tài sản “cò bay thẳng cánh”, nay trở nên tay trắng, nó có thể là niềm oan khuất của hàng nghìn người đã mở rộng cả tấm lòng lẫn hầu bao cho cách mạng thời tiền khởi nghĩa, thời kháng chiến rồi nhận về những xúc phạm, nghi kỵ, những đấu tố và thậm chí cả cái chết.

Nhưng nó cũng là niềm vui của hàng triệu bần cố nông khác khi lần đầu được dắt con trâu ra đồng với tư cách “chủ nhân ông”, lần đầu được cày trên thửa ruộng “của mình”, lần đầu được ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước, dẫu ngay mùa sau, con trâu không biết chăm đã kiệt sức mà chết, bộ tràng kỷ đã chẻ ra nấu cỗ trong một dịp liên hoan với “đội”, còn thửa ruộng chỉ sau 2-3 vụ lúa đã trở lại thành “tài sản chung” trong công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp.

Và ở phương diện khác, nó cũng là nguồn động lực không nhỏ cho những đoàn dân công hỏa tuyến, những đội Vệ quốc đoàn được thành lập vội vã từ vùng giải phóng, hào hứng băng đèo xẻ núi lên Điện Biên, tham gia vào một chiến dịch lớn chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh Đông dương, để rồi kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Những đội quân ấy ra đi, với một niềm tin lớn lao là mẹ, vợ, con họ ở nhà đã có dù chỉ một nửa hay một phần ba suất trâu cày, đã có hoa lợi từ sào ruộng giắt lưng cho qua mùa giáp hạt. Dẫu cho đến tận bây giờ, bài toán ruộng đất vẫn làm nhức nhối cả xã hội, thì ngày ấy, trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, gần 10 triệu bần cố nông Việt Nam đã chạm tay vào giấc mơ ấy.

Lịch sử không bao giờ đi bằng một chân và cũng không cá nhân nào, dù mạnh đến đâu, có thể một mình đi ngược dòng chảy của nó mà không bị cuốn phăng, không bị bầm dập.

Có nhiều tư liệu đã và đang dần dần được công bố về cải cách, về nguyên nhân, mục tiêu của công cuộc này, từ nhiều phía khác nhau, cả chính thống và phi chính thống.

Cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất nho nhỏ và chắc chắn chỉ là ban đầu này cũng đã bắt đầu gây ra những tranh cãi không nhỏ: 60 năm rồi còn khơi lại làm gì vết thương đã thành sẹo? Đã “bạch hóa” sao không bày ra cho hết, nói cho hết? Đã công nhận sai và có sửa sai, sao không công bố trọn vẹn tư liệu về kết quả, hậu quả của sai lầm? Và đã xin lỗi, sao không có chính sách ở diện rộng bù đắp cho thân nhân những người chịu oan ức?

Biết bao nhiêu câu hỏi có thể đặt từ một triển lãm bé nhỏ về một thời đau thương đã quá nửa thế kỷ. Chắc chắn chẳng cá nhân và tổ chức nào có thể đủ năng lực và thẩm quyền trả lời cũng như giải quyết ngay. Có nhiều người đã chết trong oan khuất, nhiều người có thể vẫn ôm nỗi nghẹn ngào uất hận, và cũng rất nhiều người như mẹ tôi, nhớ chỉ vì “trời bắt nhớ”, chứ chẳng giận ai, chẳng ghét ai.

Vậy thì hãy để lịch sử đã bị quên lãng hiện ra, từ từ, bằng những bắt đầu giản dị như triển lãm Cải cách ruộng đất. Người xem, dù là nhân chứng hay 2-3 thế hệ sau sẽ tự hiểu, tự đánh giá, chẳng cần nhiều lời, không thiên kiến và càng không là thù hận.











MAR 29 ,  1954 , LIFE .






LIFE MAY 17 1954 .












MỸ VIỆN TRỢ QUÂN SỰ VÀ KINH TẾ CHO ĐÔNG DƯƠNG  . NGUỒN : LIFE AUG 3 , 1953 .







QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM


ẢNH TRÊN VÀ DƯỚI : LÀM ĐƯỜNG TỪ HÀ NỘI ĐI HẢI PHÒNG

CUỘC CHIẾN BUỒN THẢM NHẤT (THE SADDEST WAR)

LIFE DEC 29 , 1947 : BÀI CỦA WILLIAM C. BULLITT, CỰU ĐS MỸ TẠI PHÁP .

Bài này giúp các bạn có 1 cái nhìn về VN thời đó qua nhãn quan của 1 ng Mỹ ; dù lúc đó MAO chưa làm chủ HOA LỤC mà tổn thất của lính Pháp đã là 600 ng/tháng .-Tài) .
Tôi chỉ dịch đoạn đầu : đoạn sau đc chụp lại từ báo LIFE .

"Trong tất cả các xung đột trên trái đất ngày này , chiến tranh tại Đông dương là thấm thiết/cảm động (pathetic) nhất . Ko điều gì tốt có thể đến từ đó (No good can come of it) . Chỉ có 1 lý do nhỏ và 1 chút hiểu biết đầy nhân bản được yêu cầu (require) để chấm dứt nó . Nhưng dọc những con đường ở Nam kỳ , Trung kỳ và Bắc kỳ , lính Pháp - nhiều ng từng là kháng chiến quân (maquisard) , tham gia cuộc chiến chống Đức Quốc xã - tiến bước cẩn thận (gingerly) , trông chờ súng máy nổ ra từ mỗi gốc cây hay nhà ; trong khi ng dân VN - vừa đói và yếu đi bởi sốt rét , hiền lành do bản chất nhưng can đãm - tung (fling) lựu đạn tự s.xuất và giết mọi lính Pháp - mà họ có thể làm , với con tim trong sáng như lòng ái quốc của những nông dân tại Lexington và Concord , Mỹ (trong chiến tranh dành độc lập Mỹ .-Tài) .
Những ng dân Việt này cũng là kháng chiến quân . Nhưng sự tranh đấu của họ là THẢM KỊCH ĐEN (black tragedy) . Vì sự lãnh đạo của cuộc tranh đấu đòi độc lập này đã bị chiếm đoạt bởi ng CS . CP và quân đội của họ bị khống chế bởi Tổng Bộ , đây là 1 sản phẩm thu nhỏ của Bộ chính trị Moscow . Không 1 ai trong 100 ng Việt là CS ; nhưng tất cả ng VN đều muốn độc lập ; và cũng như Tướng de Gaulle - được theo bởi hàng triệu ng Pháp dù ko đồng ý với quan điểm CT của ông , bởi vì ông là biểu tượng của kháng chiến chống Hitler ; cũng như vậy hôm nay Hồ Chí Minh , lãnh tụ CS của dân VN chiến đấu cho độc lập , đc đi theo bởi hàng triệu ng VN - dù ko đồng ý với quan điểm CT của ông , bởi vì ông là biểu tượng của kháng chiến chống Pháp . Hậu quả , ng VN chiến đấu và chết và giết những ng Pháp trẻ , trong cuộc chiến mà nếu chiến thắng , dưới các lãnh đạo bây giờ , có thể dẫn tới 1 sự thay thế ách thống trị của Pháp bằng ách thống trị KHỦNG KHIẾP của Stalin .
Tình hình của quân Pháp tại Đông Dương chắc chắn ko kém bi thảm hơn (scarcely less tragic) . Có 115.000 quân . Họ trang bị kém .Tinh thần chiến đấu cũng ko tốt đẹp gì dù có thanh lọc cẩn thận , nhiều cựu lính Đức đã tìm vào lính Viễn chinh Pháp (LIFE Nov 10) . Lính bản xứ ko tin vào chiến thắng . Họ tin rằng ít nhứt 500.000 lính trang bị tốt mới đũ để chinh phục 22 triệu dân VN . Họ biết CP Pháp cho phép 1 đoàn đại diện HCM đến Paris . Và họ nghi ngờ 1 thay đổi về chính trị tại Pháp sẽ khiến CP của họ ngày mai sẽ ôm hôn những ng mà họ đã ra lịnh giết hôm nay . Vì lẽ đó , họ rất đau khổ vì bị phục kích và ám sát , ngứa vì muổi cắn và nóng khó chịu , càu nhàu (mutter) , "Đây là cuộc chiến dơ bẩn" (C'est de la sale guerre) , ko chắc rằng cái chết của họ có ý nghĩa gì . Và vào khoảng 600 ng đã chết mỗi tháng .
Tuy vậy tai họa tệ hại nhứt vẫn có thể xảy ra (befall) với ng Pháp , ng VN và thế giới văn minh nếu ng Pháp , do mệt mõi , đầu hàng HCM và các đồng chí CS của ông . Bất cứ lời hứa tốt đẹp nào mà HCM đưa ra đều có thể phá vở ngay NẾU ông nhận lịnh mới từ Moscow . Dân Pháp sống tại VN sẽ bị tàn sát , và ng VN sẽ bị đô hộ bởi Moscow . . . .
Sau khi Nhật đầu hàng , ng VN ngày 2/9/1945 thành lập 1 cộng hòa độc lập mà họ gọi là VN Dân chủ Cộng Hòa . Hành động này đc sự ủng hộ của tất cả ng VN . Ng Nhật đã chấm dứt cai trị của Pháp , và ko người Việt nào muốn nó phục hồi . Tổ chức chính trị đã thành lập nước VNDCCH là VN Độc Lập Đồng Minh Hội - thông thường đc gọi là Việt Minh . Các thành viên của VM gồm mọi thành phần , khi BẮT ĐẦU (onset) chưa có tới 1/1000 là CS . Nhưng các lãnh tụ CS , phần lớn đào tạo từ Moscow , lại là những ng có 1 mạng lưới ngầm chặc chẽ (well-knit) và biết cách tổ chức 1 phong trào cách mạng trên diện rộng/quy mô lớn ; và chẵng bao lâu hàng triệu ng VN đã nhận ra rằng HẦU NHƯ (somehow) các vị trí chỉ huy (command post) của VM đều lọt vào tay CS . Tuy nhiên , vì VM đại diện cho kháng chiến chống Pháp , họ vẫn là thành viên của VM (còn tiếp) .