Monday, September 15, 2014

Đời là một chuỗi ngày vương giả cho những con chó này ở San Francisco

Nguồn:  tạp chí National Geographic tháng 4 2006. Hiệu đính Nov 3 2021.


Xe Porsche đen, nhìn thấy vịnh (bayview), chủ thì hết lòng yêu thương (doting owner): đời đang là một chuỗi ngày (ride) vương giả cho những con chó ở khu vực Marin, tp San Francisco, nơi mà chó đông hơn trẻ con.

Chú chó Slick ngồi trên chiếc xe Porsche màu đen.

Bà chủ của nó. Hậu cảnh là cầu Golden Gate nổi tiếng ở San Francisco.

Chó Leo ngồi cho họa sĩ địa phương Patti Miller vẽ ; những bức tranh như vầy lấy cảm hứng từ tranh của họa sĩ Matisse, có tiền công  khoảng 1.500 đô.

"Tất cả là nhằm kéo dài (extend) tuổi thọ của chó," chuyên viên mát-xa Tanya Emes đến nhà làm mát-xa cho chó, lương giờ 75 đô. Con chó riêng của cô, được mát-xa hằng ngày, "nay15 tuổi và rất khỏe."

Số hiệu bưu điện (zip code) của nơi chụp các ảnh trên, thuộc bang California.

QUỲNH LƯU : NHẮC LẠI CUỘC NỔI DẬY CỦA DÂN QUỲNH LƯU (NGÀY 13-11-1956)



Võ thị Linh 14-9-2014
Cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu được nhân dân Sài Gòn biểu tình tuần hành ủng hộ và lên án gắt gao nhà cầm quyền CSVN trong việc đàn áp nhân dân Quỳnh Lưu, xin mời xem clip Video lịch sử nầy: 



Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị.

Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm băng số người dân đã chết. Tầm mức [mục đích] của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.

Bài hát của người dân Quỳnh Lưu trong ngày nổi dậy



Anh đi giết giặc lập công

Con thơ em gửi mẹ bồng

Ðể theo anh ra tiền tuyến

Tiêu diệt đảng cờ Hồng

Ngày mai giải phóng

Tha hồ ta bế ta bồng con ta

Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh Cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng, phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội được tuyển lựa đều là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong bộ đội.
Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10.000 người. Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ : cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏi. Nghe 1 đoạn thơ tuyên truyền của thi sĩ Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:


Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,

Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.

Cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu 13-11-1956-(Nghệ An)
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt CCRĐ đất đẫm máu  
Mục tiêu cuộc Cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau giồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng.
Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23.000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả. Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn.

Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ Cải cách ruộng đất, cho biết 1 cuộc đấu tố chụp mũ như sau :


“...Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nội. Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt động cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là 1 nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðộ. Một cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời : Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi. 
Ông trả lời cô con gái là : “Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa”. Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu “Ðả đảo tên Ðô ngoan cố” để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong“.


CS ĐÀN ÁP DÃ MAN CUỘC NỔI DẬY  


Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt Cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.


Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay sợ bị rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuê. Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ.

Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân. Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau :

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm,

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu,

- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công,

- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.

Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng. Lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi : Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.

Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva. Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9-11-1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợi. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại. Sáu thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.

Sau đó, ngày 10-11-1956, khoảng 10.000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diễn Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.

Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm đó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11-11-56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất.
Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biết cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời : “Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là nhà tu hành”. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.


Ðêm 11 rạng ngày 12-11-1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.

Rạng ngày 13-11-1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :

Anh đi giết giặc lập công

Con thơ em gửi mẹ bồng

Ðể theo anh ra tiền tuyến

Tiêu diệt đảng cờ Hồng

Ngày mai giải phóng

Tha hồ ta bế ta bồng con ta

Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty Công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu: “Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân”, “Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu”, “Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt”… Công an tỉnh lẩn trốn từ lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty Công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này. Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC.

Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13-11-1956, hơn 20.000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực, tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14-11-1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quân được truyền đi : Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc.

Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi, đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này. Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.

CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.

Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn 6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.

Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.

Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể.

Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra sao? Chỉ là sự im lặng.

Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do dân chủ tới hồi chín muồi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 60 năm về trước vẫn còn vọng về thúc giục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống : con người sinh ra phải được tự do (trích bài viết của tác gỉa Cẩm Ninh).



Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn 6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.
Blog Cuộc Sống Vươn Lên

Trí Nhân Media
Kellie Lim : xã hội và gđ đã giúp cô bé 8 t Mỹ gốc Hoa bị cụt ba chi thành BS .

- Gần như ai cũng có TIỀM NĂNG : điều quan trọng là phát hiện và biết xử dụng nó .


Lời nói đầu : Người Mỹ đã thực hiện câu nói "MÌNH VÌ MỌI NGƯỜI , MỌI NGƯỜI VÌ MÌNH" ; ở VN có thời gian dài ng CS thường hay nói câu này nhưng chỉ là KHẨU HIỆU . Cũng như HCM từng nói  " ng ta không sợ khó khăn gian khổ , nhưng chỉ sợ ko công bằng" ; tôi gần như ko thấy các quan tham VN nhắc tới câu này !!!
Sáng giờ , sau khi đọc bài về ng tàn tật tại mỹ trên FB Kelk Jr Nguyễn , tôi cố gắng dùng Google để tìm tên của "chinese-american amputee student became physician " nhưng ko được . (Tôi có cắt bài báo trên San Jose Mercury News để dành nhưng nay ko biết nằm đâu) . Mới đây tôi google " sinh viên mỹ cụt tay trở thành bác sĩ" thì sau vài lần đã có kết quả ; đó là Kellie Lim , Mỹ gốc Hoa , cụt tới 3 chi .
Ở VN , cũng có ng đạt thành tích như vậy nhưng do phấn đấu CÁ NHÂN , ở Mỹ thì lại khác : cả xã hội XÚM NHAU giúp cô ta . Bạn nào ở Mỹ đều biết thái độ của xã hội đối với ng tàn tật như thế nào . Tôi biết 1 cô cán sự xã hội mù từ nhỏ , từng làm giấy tờ cho tôi . Dù qua Mỹ khi đã 18 t , cô vẫn đi học ĐH và làm giấy tờ hay thông dịch cho ng VN sáng mắt mới qua và đánh máy chữ và nói tiếng Anh ko thua ng Mỹ !
 

(Tôi đã viết về BS KELLIE LIM dựa trên nền tảng của bài dịch từ Google Dịch . Do nhiều đoạn Google Dịch quá ngây ngô nên tôi phải sửa lại cho dễ hiểu . Tôi phải dùng 2 máy tính : một máy cho phần Anh ngữ , máy còn lại tôi dùng Microsoft Word để sửa lại bài dịch này ; và thỉnh thoảng vào Google Dịch và Vdict cho các từ tiếng Anh không hiểu hay mơ hồ - vì đã lâu ko dùng . - Tài) . 

===


GIẤC MƠ ĐÃ BẤT CHẤP BỊ CỤT CHI . (Dream defies loss of limbs)
Nguồn : LA Times 27 May 2007 (cách đây 7 năm) .
 

"Nhiễm trùng tàn phá đã hủy diệt chân tay cô , biến cô thành một ng cụt 3 chi từ lúc 8 tuổi và sớm phải đối mặt với một cuộc sống với chân tay giả, xe lăn và phục hồi chức năng thường rất đau đớn.
Nhưng từ đau khổ đó, Lim tạo nên một cuộc sống thành đạt. Thứ sáu này , cô ấy sẽ tốt nghiệp trường y UCLA (University of California at Los Angeles) và sau đó sẽ bắt đầu một chương trình thường trú (residency) tại trung tâm y tế này" .
Chuyên khoa của cô ? Khoa Nhi, với sau đó có thể tập trung về dị ứng và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em .
"Chỉ cần có kinh nghiệm của một người đã từng bịnh và bị tàn phá như thế này đã có thể mang lại - không chỉ cho tôi mà còn cho gia đình tôi - một triển vọng (perspective) mà người khác không nhất thiết phải có " ng gốc bang Michigan 26 tuổi đã nói thời gian gần đây.
Trong tất cả các đề tài (topic) mà cô đã trải qua trong trường y, chỉ có công việc của cô với trẻ em để lại cho cô "mỉm cười ở cuối ngày."
Lim thực hiện việc học y khoa của mình với một quyết tâm (determination) gây kinh ngạc (awe) các giáo sư và sinh viên và giành được giải thưởng cao nhất tại trường - do xuất sắc trong khoa nhi.
Từ chối không sử dụng một cánh tay giả, cô đã cho thấy rằng cô có thể thực hiện hầu hết các thủ tục y khoa bằng một tay, bao gồm lấy máu và chích thuốc . Cô sống một mình trong một căn hộ ở Westwood không có thiết bị đặc biệt cho người khuyết tật và lái một chiếc xe chỉ với một sự thích nghi: một núm xoay trên tay lái . Cô đang học bơi, đang cố gắng cưỡi ngựa và thậm chí đã nhảy dù đôi (tandem skydiving) gần đây.
Lim, có chân được cắt bỏ khoảng 6-inch (khoảng 1,5 tấc) dưới đầu gối , đã từ bỏ chiếc xe lăn của mình năm trước và đi như vậy dọc hành lang bệnh viện dài và đông đúc - với bước đi hơi nhún lên nhún xuống (bouncy stride) - mà bạn mới cùng lớp và bệnh nhân mới thường trong nhiều tuần không biết rằng chân tay giả nằm trong đôi giày và ống quần của cô .
Trong giờ thăm bịnh , cô miễn cưỡng chấp nhận phải ngồi ghế cạnh giường BN mà loét đau đớn mọc trên da họ chạm chân tay giả của cô . (Cô đã trải qua nhiều lần ghép (graft) tay trong những năm qua để thích hợp với tay giả.)
Đồng nghiệp nói sự trầm tỉnh của Lim trong môi trường bận rộn của bệnh viện làm cho người khác thoải mái.
"Với Kellie, trước nhứt bạn nhận ra cô không có bàn tay . Nhưng sau khoảng năm phút, cô ấy rất thoải mái và có năng lực khiến bạn thấy được thực tài và không đặt nhiều câu hỏi với cô . Cô ấy có một hào quang của năng lực khiến bạn ko lo âu ", bs Elijah Wasson Wasson, người giám sát Lim tại khoa nội tại Trung tâm Y tế Olive View-UCLA tại Sylmar nói.
Lim cho rằng cô có quả quyết/dám nghĩ dám làm (gumption) nhờ thời thơ ấu khủng khiếp tạo ra từ cơn viêm màng não do vi khuẩn. Sốc do nhiễm độc, đông và chảy máu cục bộ , tàn phá (wreck) tứ chi , dẫn đến việc chi bị cắt cụt. Khi năm ngoái trở lại bệnh viện Michigan để đọc hồ sơ y tế dày cộm của mình , cô tìm thấy một đánh giá nói rằng Kellie Lim 8 tuổi có một nguy cơ tử vong 85% từ viêm màng não.
Cha mẹ cô thúc giục cô không bỏ cuộc trong thời gian bốn tháng nằm viện và những năm tiếp theo của phục hồi chức năng. Chỉ năm tháng sau khi bị bệnh, Lim trở lại trường học bình thường ở ngoại ô Detroit.
Trước khi bịnh thì thuận tay phải, cô đã tập viết và làm các công việc với bàn tay trái hơi bị suy giảm của mình - đã bị mất ba đầu ngón tay , cùng như toàn bộ bàn tay và cánh tay phải bị cụt của cô. Cô đã được gắn 2 tay giả, nhưng sau này chỉ mang một tay trước công chúng và chỉ sử dụng 2 cánh tay giả ở nhà cho các nhiệm vụ hiếm, chẳng hạn như lắp ráp một bàn IKEA một mình.
"Tôi ghét thất bại", cô nói. "Đó là một trong những điều đã ăn sâu trong tôi."
Quan điểm này đã được tăng cường bởi một khuyết tật trong gia đình. Mẹ cô, Sandy, bị mù ở độ tuổi 20 và, ngoại trừ không thể lái xe, tìm cách tiếp tục một cuộc sống bình thường có thể được , để nuôi ba đứa con. Bà nấu ăn , quét dọn và dẫn các con đến trường.
"Mẹ dứt khoát (definitive) là một hình mẫu tuyệt vời cho tôi", Lim nói. "Thật khó cho mẹ khi khắc phục mù lòa của mình, và tôi nghĩ rằng mẹ cuối cùng đã truyền một sức mạnh cho tôi."
Ngay trước cái chết của mẹ cô cách đây ba năm, Lim hứa với mẹ rằng cô sẽ hoàn tất việc học y khoa - một cam kết cô sẽ thực hiện khi cô và bạn học UCLA cô nhận lời thề Hippocrate.
"Mẹ muốn tôi trở thành một bác sĩ nhi khoa", Lim nói, "và tôi biết rằng ở đâu đó trên trời, mẹ biết tôi sắp là một ng như vậy "
Lim là một người phụ nữ duyên dáng nói nhỏ nhẹ, nhưng cô có thể mãnh liệt (fierce) trong việc chống lại định kiến (của xã hội) - như một bác sĩ tàn tật chỉ nên tập trung vào y học phục hồi chức năng. Cô cũng ko muốn chấp nhận những hỗ trợ không cần thiết, ngay cả đôi khi điều này khiến cô làm chậm hơn những người khác .
Neil Parker, Phó Hiệu trưởng về các vấn đề sinh viên tại trường y khoa David Geffen của UCLA, nhớ lại Lim chống lại một số cố gắng trước đây của ông nhằm điều chỉnh hoặc thay thế thiết bị y tế cho cô ấy. "Tôi nghĩ rằng vào lúc đầu chúng tôi đã có một chút mâu thuẫn bởi tôi muốn giúp đỡ cô rất nhiều với những gì tôi cảm thấy cô cần", ông nói. "Cô ấy muốn tôi giúp cô ấy, nhưng chỉ với những gì cô ấy muốn ."
Trong một số trường hợp, đó có nghĩa là việc tìm kiếm thiết bị cũ, như máy đo huyết áp mà dường như tốt hơn cho người một tay, hoặc thực hành tiêm tỉnh mạch .
Một trở ngại liên quan đến gỏ ngực (percussing), được thực hiện bằng cách đặt một tay lên ngực của bệnh nhân và dùng tay kia để gỏ nhẹ vào nó. Parker đề nghị sử dụng một máy siêu âm cầm tay, nhưng Lim từ chối. Thay vào đó, các chuyên gia về cựu chiến binh ở Westwood thiết kế 1 miếng bằng kim loại và plastic và gắn vào phần chi còn lại của cô . Nó không đẹp, nhưng nó hoạt động tốt.
Tất nhiên, Lim là không thể thực hiện phẫu thuật hoặc đặt nội khí quản cho bệnh nhân của mình. Tuy nhiên, những kỹ năng này có thể sẽ không cần nhiều trong chuyên môn của cô . "Có những điều nhất định cô không thể làm được, nhưng có một triệu thứ cô có thể làm được," Parker nói.
Lim được chuyển về nghành dị ứng và miễn dịch học của trẻ em dưới sự giám sát của bs Robert L. Roberts. Vào một buổi chiều thứ hai gần đây , cô ấy đã tự mình diễn tập cách phỏng vấn và khám bịnh BN , khéo léo ghi chú, rọi đèn vào tai, nghe tim bằng ống nghe.
Cô đã không cố gắng che giấu phần chi còn lại, cô khéo léo để cầm giấy tờ; theo đúng qui trình (protocol) y khoa , cô đã nhanh nhẹn rửa tay phải và trái của mình trước khi chạm vào bệnh nhân hoặc dụng cụ.
Đầu tiên là một cậu bé 14 tuổi, mặc dù hen suyễn nặng, dị ứng, chảy máu cam và chứng đau nửa đầu nhưng muốn chơi bóng chày hơn. Nó nhún vai (shrug) và ít nói (close mouthed) của trẻ em cở tuổi nó , nhưng ng mẹ quan tâm của nó mô tả chi tiết về những cấp cứu giửa đêm do khó thở của nó . Lim sớm phát hiện bằng chứng trong mũi nó nhờ mô bị viêm và chảy máu gần đây. Sau khi tham khảo ý kiến với bs Roberts, thiếu niên này được cho dùng thử 1 loại thuốc suyễn mới.
Mẹ của cậu bé, bà Karen St Louis, cho biết, bà và gia đình bà đã nói về cô trong quá trình lái xe về nhà như một khuôn mẫu (role model) "hiện tượng". "Cuộc đối thoại rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu bạn đặt tâm trí của bạn vào đó ."
Bệnh nhân tiếp theo Lim của ngày hôm đó là một chuyện thương tâm (heart-breaker) : một bé gái 5 tuổi sinh ra với suy giảm miễn dịch (immunodeficencies) nghiêm trọng và rất nhiều các vấn đề y khoa khác.
Đứa trẻ rất nhỏ (tiny child) , mặc một bộ đồ màu xanh lá cây, giày thể thao trắng và màu hồng và đeo kính dày, không làm chủ tiểu tiện và không nói được, mặc dù cháu ấy có vẻ hiểu những gì mẹ nói với cháu bằng tiếng Tây Ban Nha và Anh. Cha mẹ cô, rõ ràng tin tưởng cô , lo lắng về các cơn co giật của nó trong một kỳ nghỉ gần đây. Cháu rên rỉ một chút khi Lim khám cháu nhưng không chống đối . Roberts và Lim dự kiến thử nghiệm nhiều hơn.
Với tất cả mọi thứ đang xảy ra, cha mẹ của cháu có vẻ gần như không biết gì về cánh tay bị mất của Lim.
Trong cuộc đời , đôi khi cánh tay ko đầy đũ của Lim khiến cô nhận ý kiến khác thường (odd) và cái nhìn chằm chằm (stare) , nhưng bệnh nhân của cô chỉ vài lần phản ứng tiêu cực quá mức (overly) , cô nói. Một số trẻ nhỏ bị sợ hãi bởi điều đó và đã được xoa dịu. Lim nói , cô biết một số phụ huynh có thể cảnh giác với cô và cô sẽ phải chứng minh khả năng của mình.
. . .
Tuy nhiên, Lim xác định rõ ràng với cuộc đấu tranh của các gia đình có trẻ bị bệnh nặng.
"Thật là tuyệt vời để thấy động lực gia đình như thế," cô nói vài phút sau khi cháu bé rời. "Điều rất bi thảm, nhưng các cha mẹ yêu thương con cái của họ và sẽ làm bất cứ điều gì cho chúng và biết rất nhiều về chúng ."
Cha mẹ của chính cô , những người nhập cư từ Trung Quốc, ảnh hưởng lớn trong cuộc sống của cô. Ngoài việc nhấn mạnh ảnh hưởng của mẹ cô, cô cũng nhờ cha cô, Norman, một kỹ sư hóa học đã giúp gia đình tiếp tục đi tới - về tài chính và tình cảm - vượt qua những gánh nặng khác thường của nó.
Lim cũng ngợi chị lớn tuổi , Nellie, người che chở và ủng hộ ý muốn tiến tới độc lập của cô , chẳng hạn khuyên học đại học xa nhà, tại đh Northwestern ở Illinois.
Nellie Lim, bây giờ là một luật sư ở Michigan, nhớ lại triết lý gia đình:
"Sẽ không làm bạn khá hơn tí gì nếu chỉ ngồi và khóc . Chúng ta phải tiến tới và tiếp tục làm những gì chúng ta phải làm giống như mọi gia đình khác. Bạn cần ăn tối. Rồi chơi bóng rổ. Đi nghỉ mát."
Kellie Lim gần đây đã hoàn thành công việc (assigment) cuối cùng cho bằng y khoa của mình và trải qua 4 ngày , cùng với bạn cùng lớp , đi du lịch bằng tàu tại Mễ trước ngày tốt nghiệp .
Và mùa xuân này, cô bắt đầu học bơi tại một hồ bơi công cộng ở Westwood, mặc dù cô đã sợ nước. Trong một lần tập gần đây, Lim đã tháo chân giả của mình và đã hạ mình xuống nước trên một chiếc ghế có động cơ (mechanize) .
Lúc đầu, Lim dựa vào một phao Styrofoam màu xanh để giúp cô nổi . Sau đó, huấn luyện viên của cô lấy nó đi để Lim có thể tạo một lực đẩy -như cá heo bằng cách sử dùng thân mình (torso) , một cánh tay đầy đủ và những phần còn lại của 2 chân của cô để di chuyển trong nước với một sức mạnh (force) mà một số người bơi lội khác phải làm 2 lần (double take) . Đó là công việc khó khăn, nhưng Lim đã mỉm cười hầu hết thời gian .
larry.gordon@latimes.com