Tuesday, October 21, 2014

CÓ MIỆNG ĂN PHẢI CÓ MIỆNG NÓI . (bài 2) .
1/ Khoảng năm 1981 , sau khi được phóng thích về nhà cha mẹ ở SG , trên nguyên tắc trong ba ngày tôi phải trình diện Ban Quản lý ng học tập cải tạo được về TP , tại một ngôi biệt thự lớn đường Phan Thanh Giản quận 3 , SG .
Khi đến nơi , đứng từ bên kia đường , tôi thấy anh em tù cải tạo đang chen nhau nộp giấy qua 1 cửa sổ nhỏ của một vọng gác ở bên ngoài tòa nhà .
Tôi bèn chửi đổng " Đ.M. , toàn là sĩ quan , sao năm 1975 ko tranh nhau xuống tàu cho được việc , mà giờ đây lại tranh nhau nộp giấy để được xác nhận trình diện đúng hạn !"
Nói xong tôi bỏ về : một tuần sau , tôi trở lại thì thấy vắng người . Anh CA trực hỏi tôi 'tại sao trình diện trễ' ; tôi trả lời vì bị bịnh nên trình diện trễ ! .
2/ Trong thời gian trước khi đi mỹ , chúng tôi phải thường xuyên làm bản tự khai hay lý lịch trích ngang . Tôi luôn luôn khai 'sinh tại tỉnh Thủ dầu Một" . Anh CA bảo tôi ghi tên mới , tôi trả lời , thời gian đổi tên tỉnh thì tôi trong tù nên làm sao tôi biết , nếu CB biết thì ghi giùm tôi . 

3/ Khi ng dân biết luật , biết tranh luận , CA ko bắt nạt được . 
Số là trước chợ Bến Thành và đầu đường Lê lợi có tiểu đảo . Tôi vừa đạp xe đến tiểu đảo thì bị mấy anh CA ghi giấy phạt vì tội "chuẩn bị (sic) chạy ngược chiều vào đường Phan bội Châu " (xem hình) . Tôi cải , "nếu CB thấy tôi chạy ngược chiều thì phạt gấp 3 lần tôi cũng chịu , đằng này vừa tới TĐ tôi đã xuống xe và đẩy xe vào đường này" . CA nói , 'tôi cho ông đi' . Trong khi đó , nhiều ng khác chấp nhận chịu phạt (dù có ng cũng xuống xe để dẫn xe vào PBC) vì ko biết tranh luận như tôi .

3/ Khoảng đầu thập niên 1990 , tôi dẫn 1 ng Pháp đi thăm 1 làng Chàm hẻo lánh , vài chục km phía bắc Phan Thiết . (Đường rất xấu , toàn ổ voi , có lẽ do xe 'ben' đi lại nhiều , dân cư thưa thớt , phần lớn là ng Chàm . Tài xế thỉnh thoảng xuống xe , lượm mấy khúc gỗ thẩy xuống các ổ voi này để xe đi qua) . Sau khi vào làng thì dân làng hỏi thăm chúng tôi đã trình báo CA trước khi tới làng chưa ? Tôi nói , chưa . Thế là tôi ,  ng Pháp , tài xế và một ng dân , có lẽ trưởng làng , đến CA huyện . Tôi liền bịa chuyện như sau với CA : cách đây gần 40 năm  , có đại đội lính Pháp đóng đồn tại làng này và có cảm tình với họ (đoạn này là thật) . Nay các cựu chiến binh Pháp đã hội họp để giúp làng này và dự định gây quĩ để kêu gọi dân Pháp làm mới con đường từ Phan thiết đến làng . Ng Pháp này có nhiệm vụ tìm hiểu và sẽ báo cáo với CCB bên Pháp .
Các CA nghe tôi nói vậy rất tin và nói , thay mặt dân làng chúng tôi cám ơn các ông .
Trên đường ra thị xã PT tôi mừng húm , vì nếu bị CA ở cái huyện rừng rú và hẻo lánh này giữ lại sẽ rắc rối vì ng Pháp này ko xin giấy của CA ở Sài Gòn trước khi thăm làng nay (qui định thời đó là như vậy) . Lại lòi ra tôi là dân cải tạo , họ cho làm gián điệp tình báo .
3/ Thời gian đó , tôi cũng rủ một số bạn bè (học trường Tây) làm thông dịch như tôi nhưng họ đều từ chối vì sợ CA theo dỏi , ko tốt cho họ .
Riêng tôi thường xuyên dẫn Tây đến các  cơ quan CP hay VP  UNHCR ở Sài gòn , và khi gặp CA (đặc biệt là phường) tôi cứ tỉnh bơ , ko sợ sệt . Sợ thì đói à vì nhờ làm thông dịch cho họ , tôi có tiền và được du lịch nhiều nơi ở VN (cả Hà nội và Hải Phòng) .
Ng Pháp này thuộc một ONG (tổ chức phi chánh phủ) nghiên cứu về tình hình việc làm , giúp đở trường dạy nghề , v.v... cho ng Việt hồi hương . Các nước khối EU tính rất kỷ : thà họ cho một ng chịu hồi hương vài ngàn đô còn hơn để họ là gánh nặng và gây phiền toái trên xứ họ (báo chí nói nhiều về dân Việt quậy ở xứ người) .
Chúng tôi còn thăm viếng các cơ sở GD của Công giáo ở SG và Di Linh để giúp đở các nơi này . Đây là tiền do các sơ và cha đã di tản qua Pháp năm 75 + đóng góp của cộng đồng CG tại Pháp .
Sau khi có HN Geneve năm 1989 về giải pháp cho ng tị nạn thì các trại TN đều đóng cửa : tất cả phải qua thanh lọc (screening) , chỉ có ng có bằng chứng bị ngược đãi về CT hay tôn giáo mới được nhận , còn lại bị trục xuất cưởng bách hay tự nguyện HH (được 1 số tiền vài ngàn đô tùy nước) .