Monday, July 13, 2015

 Thành Cát Tư Hãn ,khổng lồ, lăng mộ
Bức tượng khắc họa Thành Cát Tư Hãn có kích thước khổng lồ, cao 131 foot, nặng 250 tấn, cách thủ đô Mông Cổ Ulan Bator khoảng 30 dặm. (Nguồn: Giannella M. Garrett)
Gần đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một cấu trúc bị mai một theo thời gian, đó là thành trì quân sự được sử dụng bởi Thành Cát Tư Hãn và quân đội của ông trên con đường chinh phục thế giới. Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực của các nhà nghiên cứu từ Mỹ và những quốc gia khác, nơi an nghỉ cuối cùng của vị hoàng đế vĩ đại này vẫn còn là một bí ẩn.
Theo National Geographic, truyền thuyết kể rằng, tất cả 2.000 người tham dự đám tang của Thành Cát Tư Hãn đều bị giết để nơi an nghỉ của ông được giữ bí mật. 
Cho đến nay chúng ta cũng không rõ câu chuyện này có thật hay không. Nhưng sự thật là sau nhiều thập kỷ tìm kiếm tốn kém hàng triệu Đô la và ngay cả với công nghệ hình ảnh vệ tinh hiện đại như ngày nay, nơi an nghỉ cuối cùng của vị Hoàng đế này vẫn còn là một bí ẩn.
Temujin
Thành Cát Tư Hãn có nghĩa là “sắt” và cái tên đó tồn tại mãi mãi để nói về người Mông Cổ chinh phục gần như toàn bộ phía Đông của thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13. Tên thật của ông tên là Temujin.
Người Mông Cổ đã lưu lại những vết tích chiến tranh ở khắp các khu vực ngày nay được biết đến như Nga, Mông Cổ và Trung Quốc.
Sinh năm 1162, Temujin cuối cùng đã xây dựng một đế chế trải dài từ Thái Bình Dương đến tận đất nước Hungary ở Đông Âu ngày nay. 
Theo Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, đế chế này cho đến nay vẫn là lớn nhất thế giới và cũng giống như Alexander Đại đế đã mở đường hình thành thế giới phương Tây, Temujin định hình lại một phương Đông với những kỳ quan văn hóa như ngày nay.
Tuy nhiên, khác với Alexander Đại đế, nếu Thành Cát Tư Hãn không bị ngã ngựa ở tuổi 65 và thiệt mạng vào năm 1227 (có thể là hậu quả của vụ tai nạn), đế chế của ông sẽ không sớm kết thúc. Trên thực tế, đế chế của ông kéo dài qua hai thế hệ sau đó dưới triều đại của người cháu trai Kublai Khan (1260-1295).
Người Mông Cổ nhanh chóng thích nghi từ lối sống du mục thành những nhân vật cai trị cả một đế chế. Đế chế Mông Cổ đã chính thức đổi tên thành triều đại nhà Nguyên trong năm 1271, sau khi chinh phục toàn bộ Trung Quốc. Theo Bách khoa toàn thư Britannica, Hốt Tất Liệt là triều đại đầu tiên đóng đô ở Bắc Kinh và thiết lập một chính quyền mang phong cách Trung Quốc.
Với những tác động tích cực giúp thống nhất một lục địa, thiết lập các tuyến đường thương mại và văn hóa mới, người Mông Cổ đã khiến máu đổ khắp các khu vực ngày nay được biết đến như Nga, Mông Cổ và Trung Quốc. Ở thời kỳ đỉnh cao, họ thậm chí từng đe dọa cả nước Đức ở Đông Âu vào cùng thời điểm tiến hành chinh phục Nhật Bản.
Con đường chinh phục đẫm máu cũng như những tiến bộ của họ trong cuộc viễn chinh để thống nhất và cai trị đã mãi mãi thay đổi tổng thể khu vực châu Á.
Cuộc tìm kiếm
Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, Mông Cổ đã chứng kiến một số khai quật khảo cổ nhưng ít hơn so với khu vực Trung Đông. Trên thực tế, xét về mặt khảo cổ học thì Mông Cổ thực sự vô cùng rộng lớn và chưa được khám phá.
Ngày nay, Mông Cổ trưng bày một nền văn hóa phong phú và thịnh vượng, đôi khi rất khó để xin phép đào bới khu vực này bởi vấn đề bảo tồn và những truyền thống dường như đã ăn sâu ở nơi đây. 
Theo National Geographic, trong số những truyền thống của người Mông Cổ, có một niềm tin rằng xác chết nếu bị khai quật sẽ đồng nghĩa với việc hủy diệt linh hồn của người quá cố.
Theo Đại học Chicago News, năm 2001, các nhà khảo cổ của Đại học Chicago đã phát hiện ra một khu vực bị chôn vùi với khoảng 60 ngôi mộ được khai quật và khám phá này tạo động lực cho những công tác tìm kiếm tiếp theo.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã đầu tư hàng triệu Đô la Mỹ để tìm kiếm những ngôi mộ bị mất.
Giáo sư Đại học Chicago John Woods chuyên về lịch sử Iran và Trung Á cho biết trên National Geographic: 
Đó là một khám phá tuyệt vời vì nó nằm ở gần nơi diễn ra một số sự kiện quan trọng của Thành Cát Tư Hãn.
Những địa điểm này dường như là nơi chôn nhau cắt rốn của Thành Cát Tư Hãn, cũng là địa điểm mà 20.000 người đã tôn vinh ông thành Khan của các Khan (vị vua/hoàng đế theo tiếng Mông Cổ) để cai trị “tất cả dân du mục”.
Cho đến ngày nay, vẫn chưa thể xác nhận được đâu là mộ của Temujin trong số 60 ngôi mộ này, và chúng nằm cách thủ đô Ulan Bator gần 200 dặm về phía đông bắc. 
Cách đó không xa cũng có một ngôi mộ khác, mà ông Woods tin rằng đó là nơi chôn cất 100 lính của Thành Cát Tư Hãn, những chiến sĩ hy sinh để giữ bí mật cho nơi an nghỉ cuối cùng của vị hoàng đế vĩ đại này.
Chân dung của Thành Cát Tư Hãn được phác họa bởi một họa sĩ vô danh. (Tên miền công cộng trên Wikimedia Commons)
Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa rõ liệu nhà khảo cổ Woods có được phép từ văn phòng của Thủ tướng Mông Cổ để tiếp tục khai quật khu khảo cổ hay không. Mặc dù vậy, giáo sư Woods đã được hỗ trợ rất nhiều trong đầu những năm 2000.
Cụ thể, ông đã nhận được sự ủng hộ của hội luật sư Chicago, các nhà sử học, và Maury Kravitz, người đam mê nghiên cứu về Thành Cát Tư Hãn, giúp gây quỹ lên tới 1,2 triệu USD để tài trợ cho các cuộc thám hiểm trong suốt bốn năm qua.
Theo Minh Báo
Biên dịch từ Epoch Times

No comments:

Post a Comment