Wednesday, October 21, 2015

NGƯỜI TUỔI HỢI/HEO
(Dịch từ quyển The Complete Book Of Chinese Horoscopes by Chris Marshall)
I / Về tổng quát người tuổi Hợi có đặc tính như sau .
Cũng như mọi việc trên đời , bạn phải chờ đến phút cuối cùng để thấy được phần tốt đẹp (you have to wait until the very end for the best bit) . Những người tuổi này là những “viên kim cương “ theo hoàng đạo Trung quốc (“diamonds” of the Chinese zodiac) . Dù cho (kim cương) có thể chưa cắt gọt bởi một nghệ nhân lành nghề (they may not have been cut by a master craftsman) , và dù cho nó có thể chưa được đánh bóng (they may be rather unpolished) , nó vẫn là kim cương (but diamonds they are nonetheless) . Nguời tuổi Hợi luôn luôn thành thật , cởi mở , ngay thẳng , nói khác đi , họ được rất nhiều người yêu mến (honest , open , and upright , in other words , immensely popular people) . Họ không biết đi cửa sau hoặc nham hiểm/đểu giả , mà lại thích giải quyết mọi việc bằng một cách thức hoàn toàn thẳng thắn và lương thiện (do not know how to be devious or underhanded , preferring to deal with all situations in a totally frank and honest manner) . Nhiều người có thể xem họ khờ dại (simple) và cố gắng lợi dụng bản tính tốt đẹp của họ - thật sự thì rất dễ gạt gẩm (cheat) họ - nhưng người tuổi Hợi thường coi trọng những mặt tốt của kẻ khác , và đặt sự ngờ vực (kẻ khác) vào hàng thứ yếu (but Boars would much rather think the very best of someone , leaving suspicion and mistrust to other signs) . Người tuổi Hợi có một dự trữ lớn lao về nội lực (internal strength) , và người khác thường đến với họ và tùy thuộc/dựa vào , một cách không chủ tâm , sức chịu đựng/nghị lực và tính chung thủy của họ (other people unwitting come to depend on their fortitude and loyalty) . Về căn bản , người tuổi Hợi rất đáng được bạn tin cậy và thuờng sẽ làm việc hết mình để đạt được điều tốt đẹp nhất cho chính họ và cho người chung quanh họ - càng nhiều người càng tốt ( In essence , Boars are highly trustworthy and will usually work very hard to achieve the best for themselves and as many people around them as possible) . Họ tin tưởng một cách mãnh liệt vào một cuộc sống thanh bình và hầu như sẽ làm hết sức mình để cố gắng giải quyết bất cứ khó khăn (They believe fervently in a peaceful life and will to almost any lengths to try to solve any problem) . Ở những người tuổi Hợi KÉM PHÁT TRIỂN (sic) , lại có khuynh hướng đắm say trong thú vui xác thịt , và một vài tác phong/cách cư xử của họ cuối cùng sẽ có thể hoàn toàn thoái hóa/suy đồi ( In less-developed Boars , there is a tendency to wallow in sensuality , and some Boars’s behaviour can end up being quite degenerate) . May mắn thay , đó chỉ là SỐ ÍT , nói chung , mặc dù họ thích hưởng thụ những điều tốt trên đời (the good things of life) , nhưng họ lại không đắm say/sa ngả vì nó (Fortunately , this is not the norm , and in general , although they enjoy the good things of life , they are not over-indulgent ) . Cái gì họ có được họ đều chia xẻ , bởi người tuổi Hợi tin rằng “ nhà của tôi cũng là nhà anh “ và sự rộng rãi/hào phóng của họ còn đi xa hơn - nếu bất cứ ai gặp khó khăn , bạn có thể nhờ người tuổi Hợi giúp một tay (What they do have they share , because Boars believe that ‘my house is your house' , and their generosity goes further - if anyone is ever in trouble , you can depend upon a Boar to lend a hand ) .
NHẬN XÉT : Trên đây là quan điểm của Trung quốc về người tuổi Hợi . Họ xem con heo có ích và CAO QUÝ nhứt trong các gia súc : trong cúng tế tổ tiên , ông bà , họ giết heo để tế lễ , chứ ko dùng con vật nào khác . Thực tế , ko có phần nào trên con heo là ko hữu ích : lông dùng làm bàn chải , phân để bón cây ; trong y khoa , rất nhiều cơ quan của heo (như da , v.v...) có thể dùng cho người vì tương thích , ko bị thải trừ như các loài vật khác .



GIÒI CỨU SỐNG NGƯỜI BỊ NHIỄM TRÙNG TIÊU HOẠI (GANGRENUOUS INFECTION) .
Dịch từ : nguyệt san India Currents , November 2008 , trang 151-2 .
Mùa hè năm 2008 , đài truyền hình Mỹ ABC có phát bộ phim 8 tập nói về một số bs và sv của bv Johns Hopkins . Bv này nằm ở thành phố Baltimore , được xem như một trong những bv tốt nhứt ( và một trong trường y khoa tốt nhứt) của thế giới .
Sau đây là đoạn phỏng vấn sv Herman Bagga ; sv người Ấn độ 26 tuổi này đã tốt nghiệp năm 2004 ở đại học dự bị Case Western tại Cleveland , với môn học chánh là Sinh vật và Kinh tế học và môn phụ là Hóa học và Tâm lý học . Và anh vừa tốt nghiệp bác sĩ vài tuần trước đây từ trường y khoa của ĐH Johns Hopkins .
Bagga là tác giả và đồng tác giả nhiều bài trong các tạp chí y khoa , cũng như các chương trong sách giáo khoa . Anh hiện ở năm đầu của 6 năm thực hành/residency về khoa niệu tại trường ĐH tiểu bang Cali ở thành phố San Francicso (University of California at San Francisco , gọi tắt là UCSF) . (Cách nơi tôi đang ở chừng 47.8 dặm Anh về phía bắc , nếu chạy xe thì 56 phút .- Tài) .
. . .
Hỏi : Bạn là đồng tác giả một bài có tựa "genitourinary myiasis" hay maggot infestation (giòi trú ngụ ở đường tiểu và sinh dục) , đăng trên tạp chí Urology ( khoa Niệu ) . Tựa này đã gây chú ý nơi tôi .
Trả lời : Bịnh viện Johns Hopkins nằm ở một khu vực có nhiều người nghèo (impoverished area) . Do vậy , ngoài chức năng là một bv chuyên trị các bịnh hiếm và nhận các bn trên khắp thế giới , chúng tôi cũng đối phó với nhiều bịnh lý (pathology) - mà chúng tôi thường gặp ở một địa điểm như vậy .
Một người đàn ông vô gia cư được tìm thấy đang bất tỉnh (unconscious) bên ngoài bv . Có nhiều lời than phiền rằng bn này hôi quá (he smelled really bad) . Theo thông lệ , nhân viên bv cởi hết áo quần của ổng , và đã khám phá vùng khung chậu (pelvic) nhung nhúc đầy giòi (infested by maggots) . Giòi bò ra từ ống tiểu (urethra) , và có mặt khắp bìu dái (scrotum). Thế là nhân viên khoa niệu phải vào cuộc .
Vì bv Hopkins là một bv có tính nghiên cứu/học thuật (academic) , chúng tôi ghi chép (document) cẩn thận những ca bịnh lạ để làm tài liệu giảng dạy sau này . Với sự đồng ý của bn này , chúng tôi đã dùng máy thu hình quay lại .
Hóa ra (it turns out) , những con giòi này thực ra đã cứu sống người này . Người này đã bị nhiễm trùng thối hoại (gangrenuous infection) , có nghĩa là một loại nhiễm trùng tiêu hũy mô (tissue) và da . Loại nhiễm trùng như vậy có thể ngày càng phát triển (can keep going further and further) và gây tổn thương lớn . Một trong những cách ngăn chận sự tiến triển này là loại bỏ phần mô bị nhiễm trùng , mà chuyên môn gọi là debriding . Một khi bạn loại bỏ tất cả phần mô bị nhiễm trùng , bạn đã ngăn chận được sự nhiểm trùng này và do vậy ko có còn thêm mô nào có thể bị hư hại . Nhưng trong trường hợp này , những con giòi này đã làm công việc này giúp chúng tôi , bằng cách ăn hết (eating away) phần mô bị nhiễm trùng . Chúng giống như những bs tí hon đã loại bỏ phần mô bị hư hại .
Tôi ko có ý nói rằng bị nhung nhúc đầy giòi trên mình là một điều tốt , hay giòi là một giải pháp điều trị nên khuyến khích (advisable) . Nhưng trong trường hợp này , chúng đã làm một điều tốt cho bn này .

Friday, October 16, 2015

ÔNG CHA TA NGÀY XƯA ĐÃ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG NHƯ THẾ NÀO? 

Wednesday, January 11, 2012
Nguồn: Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, được viết năm 1938 bởi cụ Đào Duy Anh.

       I/ Ở sách đã dẫn, sau khi mô tả cách tuyển lựa quan lại dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, ở trang 149 cụ đã viết về những quyền hạn và quyền lợi của các quan như sau:
       "... Các quan tại triều là những người giúp đỡ vua mà đảm đang quốc chính. Các quan ngoại chức (coi các tỉnh, phủ, huyện, châu) là những người vâng mệnh thay mặt vua để cai trị nhân dân. Bởi thế nên các quan cũng như vua, người dân thường gọi là cha mẹ dân. So với dân, các quan là một hạng người có những đặc quyền xứng đáng với tư cách “dân chi phụ mẫu". Quan không phải chịu thuế thân; ngoài tiền lương quan còn có tiền dưỡng liêm (cấp cho các quan địa phương những khi họ túng thiếu để họ khỏi nhũng lạm của dân) cùng lộc điền (ruộng cấp cho những người có tước lộc). Người nào xâm phạm đến danh dự hay sinh mệnh của ông quan thì bị xử tội nặng hơn là xâm phạm người thường; mưu hại ông quan từ ngũ phẩm trở lên là một tội thập ác (1). Quan lại phạm tội, phải có chiếu vua thì pháp quan mới được thẩm vấn. Cha mẹ quan lại cũng được phong phẩm hàm ngang với con. Đó là lược cử một ít các quyền rõ ràng khiến quan lại tuy không phải là một giai cấp quí tộc mà cũng là một hạng người cao quí được thiên hạ tôn kính và thèm thuồng. Bởi thế người nào cho con đi học cũng hy vọng cho nó được làm quan, mà đứa trẻ đương để trái đào mới cắp sách đi học cũng đã hoài bảo một ông quan trong mộng tưởng".
        II/ Ở trang 150, cụ lại cho ta thấy cách phòng chống tham nhũng dưới thời phong kiến:
        " Quan lại tuy có nhiều đặc quyền, song cũng không phải ở trên pháp luật. Nhà vua sợ các quan lạm dụng những đặc quyền ấy mà vũ uy tác tệ, cho nên đã đặt nhiều điều lệ để chế tài các quan. Ví dụ pháp luật cấm quan địa phương không được thụ nhiệm ở tỉnh nhà, hay ở nơi cách tỉnh nhà dưới 500 dặm để cho thân thích bằng hữu khỏi cậy thế cậy thần mà làm ngang; cấm không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu; cấm không cho tậu ruộng vườn cửa ở trong trị hạt, vì sợ quan hiếp bách kẻ trị hạt để mua rẻ; cấm không được tư giao với đàn bà con gái trị hạt để đừng treo gương xấu cho nhân dân; cấm quan lại hồi hưu không được lui tới cửa công để thỉnh thác cầu cạnh. Ngoài ra còn nhiều trừng trị các quan hối lộ và nịch chức, nếu thi hành cho nghiêm mật thì cũng có thể tránh được những tệ tham quan ô lại mà ta thường thấy làm cực khổ nhân dân". 

Nhận xét : tôi nghĩ ngày xưa, do bị ràng buộc hay chế tài bởi những điều lệ như trên,  các quan ít hay khó tham nhũng như bây giờ. Thế mới thấy tổ tiên ta khi đặt ra các điều lệ này đã rất cao kiến. Nếu luật này ngày nay được áp dụng ở Việt Nam, chắc ít ai chịu đi làm quan!
 
Chú thích : (1) Thập ác là 10 tội lớn. Mưu loạn (mưu làm hại xã tắc); mưu đại nghịch (phá hủy lăng miếu); mưu phản (theo địch mà phản quốc); ác nghịch (đánh hay giết cha mẹ ông bà); bất đạo (giết ba người vô tội trong một họ, hay cắt da thịt người sống để làm thuốc độc hoặc bùa …); đại bất kính (thất kính đối với vua, như ăn trộm đồ thờ ở lăng miếu, đồ xa giá của vua …); bất hiếu (chưởi mắng hay nói xấu cha mẹ ông bà, không để tang cha mẹ ông bà …); bất mục (mưu sát hay là bán bà con trong hàng ty thôi trở lên …); bất nghĩa (dân giết cha mẹ của quan, binh lính và hạ lại giết quan trên …); nội loạn (tức là loạn luân).

Monday, October 12, 2015



Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015 | 13.10.15



Mỹ tạm ngừng chính sách xoay trục về châu Á?




Chính sách xoay trục đã không thể buộc Mỹ hướng sự quan tâm tới Thái Bình Dương một cách thỏa đáng và lâu dài.


Trang mạng National Interest ngày 12/10 đã đăng bài viết nhận định chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á đang bị “tạm ngừng” sau 4 năm triển khai.


Bốn năm trước, vào tháng 10 và tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama, sau đó là Ngoại trưởng Hillary Clinton và tiếp theo nữa là Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon, thông qua một loạt bài phát biểu và bài luận được dàn dựng công phu, đã công bố chiến lượng xoay trục của Mỹ về châu Á.


Tại Canberra, Tổng thống Obama đã đứng trước Quốc hội Australia và tuyên bố: “Sau một thập niên chúng ta sa vào những cuộc chiến tranh khiến chúng ta hao tổn rất nhiều sinh mạng và tiền bạc, Mỹ sẽ tập trung chú ý đến tiềm năng khổng lồ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.”


Ngày nay, chính sách xoay trục về cơ bản đã được ngả hết các quân bài. Binh sỹ mới của Mỹ đang có mặt ở Darwin, Australia, và những đường dây liên lạc giữa Washington và Bắc Kinh đã được thiết lập tại những cuộc gặp kiểu như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung.



​Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến triển, tất cả đều là nhờ công lớn của chính quyền Obama. Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn một chút sẽ thấy chính sách xoay trục đã không thể buộc Mỹ hướng sự quan tâm tới Thái Bình Dương một cách thỏa đáng và lâu dài.


Cái mà ông Obama gọi là “tiềm năng khổng lồ” cho nước Mỹ tại châu Á hầu như vẫn chưa được biến thành hiện thực, và Trung Đông vẫn choán phần lớn tâm trí của Washington.


Trong 2 năm tới, chính sách của Mỹ tại châu Á, và đặc biệt là quan hệ Mỹ-Trung, có lẽ sẽ ở trạng thái “đứng yên.” Trong năm bầu cử 2016, Washington sẽ tập trung vào chính sách đối nội trong khi Bắc Kinh sẽ tập trung ổn định nền kinh tế và chuẩn bị tiến hành Đại hội Đảng lần thứ 19 vào năm 2017.


Cũng trong 2 năm tới, cách tiếp cận của Mỹ tại châu Á nhiều khả năng sẽ chỉ tránh để không bị xấu đi. Tuy nhiên, đây là một việc không dễ dàng bởi lẽ những nhân tố có thể bất ngờ làm leo thang căng thẳng an ninh khu vực đang nhiều hơn bao giờ hết.



Một ví dụ là số lần máy bay Nhật Bản phải đối phó với máy bay của Trung Quốc ở gần không phận của Nhật Bản là hơn 450 lần trong năm ngoái, tăng so với mức chưa tới 50 lần hồi năm 2009.



(Vietnam+)

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015 | 13.10.15

…Chính vào lúc này, người ta nhận ra một trống vắng kinh hoàng: không có ‘Chân dung quyền lực’.

Những bất thường của Hội nghị 12

Mùa thu năm 2015, Hội nghị Trung ương 12 đảng Cộng sản Việt Nam - được xem là có mục đích “quyết định về nhân sự chủ chốt” - bất ngờ được khai mạc vào ngày 5/10, trước thời điểm dự kiến vào tháng 11 đến cả tháng. Nếu so sánh với Hội nghị Trung ương 10 vào tháng Giêng năm 2015 (nhưng bị chậm đến gần hai tháng so với kế hoạch), thì thời điểm tổ chức sớm Hội nghị Trung ương 12 phải chăng là bất thường?

Một dấu hiệu bất thường khác là chỉ 3 ngày trước khi Hội nghị trung ương 12 của đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc vào ngày 5/10/2015, trên báo mạng The Diplomat xuất hiện một bài viết của giáo sư Carl Thayer – một chuyên gia thuộc Học viện quốc phòng Úc chuyên theo dõi tình hình chính trị VN, nay đã nghỉ hưu. Vượt trên tất cả các tin tức thời luận, bài viết này khẳng định sẽ diễn ra một hội nghị trung ương vào tháng 10, mà nếu không đi đến thống nhất thì sẽ có một hội nghị trung ương nữa vào tháng 11.

Ngay trước mắt, bài viết trên đã chính xác về thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 12, trong khi các báo đài quốc tế và các trang mạng xã hội đều chẳng có thông tin nào về sự kiện này. Thậm chí giới quan sát và truyền thông quốc tế còn tỏ ra bất ngờ trước việc chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 12 được tổ chức một cách quá kín tiếng và “vận động” trước cả chuyến thăm VN của Tập Cận Bình như thế.

Câu hỏi không thể bỏ qua là tại sao trong khi giới quan sát và truyền thông không có tin tức nào về Hội nghị Trung ương 12, giáo sư Carl Thayer lại biết về sự kiện này; thậm chí trong bài viết của mình, ông còn nêu ra hai phương án nhân sự tổng bí thư là “một trong hai người miền Nam là Trương Tấn Sang hoặc Nguyễn Tấn Dũng”, hoặc Nguyễn Phú Trọng sẽ tái nhiệm?

Cần lưu ý rằng chỉ trước Hội nghị Trung ương 12 khoảng một tuần mới xuất hiện tin ngoài lề về phương án “Nguyễn Phú Trọng sẽ tái nhiệm”. Còn trước đó hoàn toàn không có thông tin nào về kịch bản khó hình dung này.

Là một người khá có thiện cảm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Thayer thường đề cập đến những phát biểu và phát ngôn của Thủ tướng Dũng về Biển Đông và thái độ đối với Trung Quốc. Gần đây, ông Thayer cũng không giấu nhận xét của mình rằng trong số các ứng cử viên cho chức tổng bí thư tại Đại hội 12, ông Nguyễn Tấn Dũng có triển vọng hơn cả.

Tuy nhiên, cũng có một luồng dư luận cho rằng thái độ ủng hộ của ông Thayer đối với Thủ tướng Dũng là hơi hấp tấp và thiếu chiều sâu. Trong thực tế từ năm 2011 đến nay, ông Dũng chỉ nói mà chưa có một hành động cụ thể nào về Biển Đông và với Trung Quốc. Do vậy chưa có gì bảo đảm là một khi nắm được quyền lực trong tay, ông Dũng sẽ dám đối đầu với Trung Quốc và sẽ mở cửa cho dân chủ hóa đất nước.

Nếu có thể so sánh, chỉ là ông Nguyễn Tấn Dũng nói có vẻ mạnh mẽ hơn đôi chút so với ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước.

Sau bài viết của ông Thayer trên tờ The Diplomat, luồng dư luận trên cũng cho rằng ông Thayer có thể đã được “đặc cách” tiếp nhận những thông tin có tính cách hết sức nội bộ của VN và do đó vài dự đoán của ông đã trở nên xác thực.

Chân dung quyền lực chưa tái hiện

Khi năm 2014 đã kết thúc mà không diễn ra Hội nghị Trung ương 10 như dự kiến, rất nhiều dư luận đã xôn xao về thế bế tắc trong kế hoạch chuẩn bị nhân sự chủ chốt cho Đại hội 12, mà khởi đầu là tình trạng lưỡng lự trong việc tổ chức thăm dò ý kiến của 200 ủy viên Trung ương và dự khuyết về nhân sự tổng bí thư. Dư luận xã hội càng đặc biệt phân tán lẫn phấn khích khi đúng vào thời gian đó, trang blog Chân dung quyền lực phát huy chưởng lực tấn công “sân sau” của nhiều ủy viên Bộ Chính trị.

Công việc tổ chức hội nghị trung ương lại thuộc về những người bên đảng. Kết quả đợt thăm dò ý kiến trong Ban Chấp hành Trung ương vào đầu năm 2015 có lẽ đã phần nào phản ánh việc cố ý trì hoãn tổ chức Hội nghị Trung ương 10: nhiều nguồn tin cho rằng Thủ tướng Dũng đã nhận được tỷ lệ phiếu ủng hộ cao nhất cho chức vụ tổng bí thư, đứng thứ hai mới là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Phần lớn những người bên đảng có lẽ chìm sâu trong thất vọng sau kết quả này.

Tưởng như mọi chuyện đã an bài về thế cuộc cho tới Đại hội 12. Thế nhưng Hội nghị Trung ương 11 vào giữa năm 2015 lại được tổ chức đúng thời điểm, mà trước đó hai tháng đã diễn ra một đợt điều động nhân sự của “tập thể Bộ Chính trị” đối với gần 60 người là chủ tịch và bí thư tỉnh thành về trung ương, bổ sung một đội ngũ phó ban hùng hậu quá đáng cho các ban đảng, đặc biệt là Ban Tổ chức trung ương, Ban Kinh tế Trung ương và Ban Nội chính trung ương. Thậm chí có ban “cơ cấu” đến 10 phó ban hoặc hơn thế.

Tương tự, trong vòng khoảng 2 - 4 tuần trước Hội nghị Trung ương 12 năm 2015, đã diễn ra một đợt điều động nhân sự một số chủ tịch và bí thư tỉnh, tiếp tục khiến các ban đảng lạm phát nhân sự phó ban. Ngay thời điểm khai mạc Hội nghị Trung ương 12, Bộ Quốc phòng đã vọt chẵn 10 thứ trưởng. Thậm chí, công tác bố trí nhân sự chủ chốt cho một số tỉnh thành còn diễn ra trước cả đại hội đảng bộ tại các địa phương đó.

Tổ chức, tổ chức và tổ chức… Mọi chuyện đã trở nên gấp gáp, quá gấp gáp. Được tổ chức sớm hơn dự định, Hội nghị Trung ương 12 mang dáng dấp có vẻ khá tự tin thuộc về Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa và cao hơn nữa là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Khác hẳn với Hội nghị Trung ương 6 vào cuối năm 2012 với hình ảnh khăn chấm lệ trong diễn văn bế mạc, dường như TBT Trọng lại tự chủ hơn tại Hội nghị Trung ương 12. Bài diễn văn khai mạc của ông - trong khi chẳng tìm ra cụm từ kinh điển nào về “xã hội chủ nghĩa”, “chủ nghĩa xã hội” hoặc “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” - lại nhấn nhá ẩn từ trong ngoặc kép mà do đó có vẻ không mang tính đảng văn lắm: “Bộ Chính trị báo cáo về chuẩn bị nhân sự cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cho khóa tới ; đưa ra các tiêu chuẩn về cơ cấu, số lượng, độ tuổi…, nhất là xem xét trường hợp ‘đặc biệt’ đối với các ủy viên Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tái cử”.

Có người cho rằng “đặc biệt” về trần tuổi của “tứ trụ”. Nhưng cũng có người ám chỉ tính chất đặc biệt đối với vấn đề “chính trị hiện nay”.

Nụ cười của những người bên đảng cũng nở hơn cùng tần suất cao hơn so với Hội nghị Trung ương 10, cho dù không khí vẫn được mô tả là “quyết liệt”. Chính vào lúc này, người ta nhận ra một trống vắng kinh hoàng: không có Chân dung quyền lực.

Đó cũng là một dấu hiệu bất thường nói lên nhiều điều và nhiều diễn cảm.

Giằng co đến ‘phút 89’

Hẳn là vậy. Vào hai Hội nghị Trung ương 11 và 12, nhiều ủy viên Bộ Chính trị đã thở phào vì không còn bóng dáng ngự trị và tung hoành của trang Chân dung quyền lực. Thay vào đó, màn khẩu chiến trên mạng chỉ diễn ra ở vài blog và facebook, với lẻ tẻ vài bài viết chứ không dày dặn ghê gớm như chiến dịch tổng lực mà Chân dung quyền lực đã tung ra vào cuối năm ngoái.

Vốn không thông thạo các sở đoản về thông tin, truyền thông và mạng xã hội, những người bên đảng có thể cảm thấy thật may mắn vì họ không còn bị “thế lực thù địch” công kích thậm tệ, ít nhất tới Hội nghị Trung ương 12 này.

Dĩ nhiên, Hội nghị Trung ương 12 chưa phải là cao trào. Vẫn có thể diễn ra những Hội nghị Trung ương lần thứ 13 và 14 trước khi Đại hội đảng 12 đạt đỉnh vào đầu năm 2016.

Nếu chỉ nhìn trên bề mặt của hai Hội nghị Trung ương 11 và 12, một số người có thể cho rằng nội bộ “đảng ta” đã đoàn kết trở lại. Nhưng trong thực tế, mặt nước như đang trở về trạng thái phẳng lặng mù sương để tích dồn một con sóng lớn tiếp theo vào cuối năm 2015.

Chính trường Việt Nam luôn tiềm ẩn “phút 89”.

Phạm Chí Dũng
 
(VOA)
Tin Tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin Tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015 | 13.10.15

Tướng Lịch, tướng Thanh và tướng Tỵ trong lễ trao hàm đại tướng ở văn phòng chủ tịch nước.
Nguồn Hoàng Hà, báo QĐND

Bộ quốc phòng có nhiều thay đổi về nhân sự

Muốn nói gì thì nói nhưng năm 2014 vẫn là một năm quan trọng, năm " bản lề" trong chính sách ngoại giao, quốc phòng của Việt Nam. Từ sau vụ Dàn khoan Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì trục Biển Đông đã tạo ra cục diện mới trong giới lãnh đạo Việt Nam.

Trường phái " Độc lập, Chủ quyền đất nước" thắng thế. Trường phái " láng giềng 4 tốt" xem chừng hết thời.

Bộ quốc phòng đã sớm thay đổi đường lối. Điều này thể hiện đầu tiên qua đại hội thi đua toàn quân. Tướng Tỵ đã nhắc nhở quân đội " không bất ngờ với tình huống mới.."

Trong dịp đại hội Đảng toàn quân. Lúc khai mạc có đầy đủ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Nhưng chỉ đạo đại hội không phải là tướng Thanh mà là tướng Lịch.

Trong 4 nhiệm vụ mới mà quân đội được giao thì 3 nhiệm vụ có tính chất như trước, không mấy thay đổi. Chỉ có nhiệm vụ thứ 4 là khá đặc biệt. Đó là quân đội phải sẵn sàng với thay đổi của nhiệm vụ chiến lược, không được bất ngờ..

Sau đại hội tướng Lịch và tướng Tỵ đều được nâng lên hàm đại tướng. 

Tướng Vịnh không được cất nhắc, mặc dù cũng là một ứng cử viên nặng ký trong quân đội. 4 tướng khác được nhấc lên làm thứ trưởng để thay thế các vị đến tuổi về hưu.

Như vậy tướng Phùng Quang Thanh sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình vào đầu năm tới.

Ai sẽ là người thay thế tướng Phùng Quang Thanh?

Việt Nam không có tiền lệ người ngoài quân đội lãnh đạo quân đội. Như vậy là một trong hai đại tướng sẽ lên thay thế tướng Thanh.

Ông Ngô Xuân Lịch là cán bộ chính trị phụ trách về tư tưởng, đường lối chính trị. Nhưng theo tiền lệ thì Tổng bí thư đồng thời cũng là Bí thư quân ủy, như vậy người đứng đầu quân đội là một người sành sỏi về trận mạc. Ông Đỗ Bá Tỵ là người phụ trách về tham mưu, bày binh bố trận.

Vậy thì khả năng ông Đỗ Bá Tỵ lên làm Bộ trưởng quốc phòng là nhiều hơn.

Dân Choa

(FB Dân Choa)

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015 | 13.10.15

Chính quyền Thiên Tân cho biết, đây là vụ cháy một nhà kho khoảng 500 m2 ở trấn Tây Đê Đầu, khu Bắc Thần, thành phố Thiên Tân.
Chính quyền Thiên Tân cho biết, đây là vụ cháy một nhà kho khoảng 500 m2 ở trấn Tây Đê Đầu, khu Bắc Thần, thành phố Thiên Tân.

Khoảng 23:30 ngày 12/10, cư dân mạng đại lục đăng thông tin trên Weibo cho biết tại Thiên Tân lại xảy ra vụ nổ. Thông tin này được lan truyền nhanh chóng, trong hình có thể thấy lửa cao ngút trời, khói cuồn cuộn. Nhưng tin từ phía chính quyền Thiên Tân cho biết, đây là vụ cháy một nhà kho khoảng 500 m2 ở trấn Tây Đê Đầu, khu Bắc Thần, thành phố Thiên Tân, đồng thời cho biết lửa đã bị dập tắt, không có thương vong.

Theo thông tin của cư dân mạng Weibo, vào khoảng 23:30 tối ngày 12/10, tại khu Bắc Thần, thành phố Thiên Tân xảy ra vụ nổ. Trong chốc lát nhiều người đã liên tục truyền tin lên mạng, kêu gào “Thiên Tân lại nổ?” Sau đó có bạn cho biết, vụ nổ xảy ra ở khu Bắc Thần, thành phố Thiên Tân.

Rạng sáng ngày 13/10, phóng viên báo Sưu Hồ (Sohu) điện thoại cho cảnh sát Tây Đê Đầu, khu Bắc Thìn và được viên cảnh sát tiếp điện thoại xác thực thông tin trên mạng và cho biết là cháy nhà kho cho thuê của nhà máy sơn đã bị bỏ hoang chứ không phải vụ nổ, không có ai bị thương vong.

Thông tin từ CCTV cho biết, theo cơ quan phòng chữa cháy Thiên Tân, nhà kho khoảng 500 m2 ở trấn Tây Đê Đầu bị cháy vào tối ngày 12/10. Nguyên nhân vụ cháy là vì vật liệu cồn tràn ra ngoài, sau đám cháy lan ra toàn bộ nhà kho. Hiện trường vụ cháy đã được dập tắt, không có thương vong về người.

Một học sinh đã quay phim và gửi cho phóng viên báo Tân Kinh về hiện trường vụ nổ. Trong video cho thấy tại hiện trường vụ cháy ít nhất có 2 lần phát nổ và lửa phun lên cao, không gian khói cuồn cuộn. Nhiều người cũng chia sẻ: “Vụ cháy mới ở Thiên Tân có tiếng nổ.”

Một nhân viên làm việc tại công ty ở gần vụ hỏa hoạn cho biết, có vài tiếng nổ trong vụ hỏa hoạn này, tiếp theo là một quả cầu lửa lớn tỏa lên không gian. Từ hình ảnh trên mạng cũng có thể thấy thế lửa cháy vô cùng mạnh mẽ.

Vụ hỏa hoạn này xảy ra sau khoảng 2 tháng sự cố vụ nổ Thiên Tân, cách địa điểm vụ nổ trước khoảng 60km. Nhiều người suy đoán về “âm mưu” khác trong vụ nổ lần này, họ cho rằng “vụ nổ tiếp tục xảy ra tối ngày 12, chuyện này không đơn giản”, chắc hẳn có kẻ có ý đồ đứng sau chuyện này.

Vụ nổ trước đó tại bến cảng Thiên Tân xảy ra vào tối ngày 12/8 làm 165 người chết. Báo cáo điều tra sự cố vụ nổ đó cho đến nay chính quyền vẫn chưa công bố.

p6982531a469682073-ss
Khoảng 23:30 ngày 12/10, cư dân mạng đại lục đăng thông tin trên Weibo cho biết tại Thiên Tân lại xảy ra vụ nổ. Thông tin này được lan truyền nhanh chóng, trong hình có thể thấy lửa cao ngút trời, khói cuồn cuộn.

p6982532a831891362-ss
Khoảng 23:30 ngày 12/10, cư dân mạng đại lục đăng thông tin trên Weibo cho biết tại Thiên Tân lại xảy ra vụ nổ. Thông tin này được lan truyền nhanh chóng, trong hình có thể thấy lửa cao ngút trời, khói cuồn cuộn.

p6982681a903530052
Hiện trường vụ cháy ít nhất có 2 lần phát nổ và lửa phun lên cao, không gian khói cuồn cuộn. Nhiều người cũng chia sẻ: “Vụ cháy mới ở Thiên Tân có tiếng nổ.”

p6982643a924307522-ss
Hiện trường vụ cháy ít nhất có 2 lần phát nổ và lửa phun lên cao, không gian khói cuồn cuộn. Nhiều người cũng chia sẻ: “Vụ cháy mới ở Thiên Tân có tiếng nổ.”

Theo NTDTV

Tinh Vệ biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)
Tin Tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin Tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Hai, ngày 12 tháng 10 năm 2015 | 12.10.15


Tôi đã từng bị tạm giam 10 tháng tại trại tạm giam số 1 của công an thành phố Hà Nội. Nhân việc cháu Đỗ Đăng Dư bị đánh trong buồng giam tới mức trọng thương, sau đó đã qua đời trong bệnh viện. Tôi kể lại câu chuyện này để quí vị có thể hiểu được phần nào cuộc sống của những người bị tạm giam.

                                   (Hình minh họa: buồng giam dành cho phụ nữ có con nhỏ)

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 qui định như sau:

Điều 20 khoản 1: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Điều 31 khoản 1: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”

Ngày 6 tháng 3 năm 2007, tôi bị bắt và đưa vào trại giam số 1 của công an TP Hà Nội. Vào thời điểm này thì nạn đại bàng, đại ca trong buồng giam không còn nữa. Khi còn vấn nạn đại bàng, tức là những bị can có sức khỏe, bản lĩnh sẽ làm thủ lĩnh, làm trùm buồng giam. Tất cả các bị can khác phải hầu hạ phục dịch đại bàng. Những bị can trái lệnh, chống lại sẽ bị đánh đập, có nhiều trường hợp trọng thương dẫn đến tử vong.

Trong thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, các quản giáo trong các trại tạm giam cũng đua nhau làm kinh tế. Nạn đại bàng được dẹp bỏ, thay vào đó mỗi buồng giam sẽ có một bị can làm trực buồng và một bị can làm trách nhiệm.

Trực buồng có nhiệm vụ quán xuyến chung mọi việc trong buồng giam như vệ sinh, ăn uống, họp nhận chỉ thị từ quản giáo, mua thuốc lá, thuốc lào cho các bị can…., thay mặt quản giáo giám sát mọi bị can trong buồng, giúp quản giáo kiếm tiền.

Bị can trách nhiệm có nhiệm vụ dạy luật buồng giam cho bị can mới vào, trừng trị những bị can cứng đầu không chịu chấp hành trật tự, nói chung là gìn giữ trật tự buồng giam. Dạy luật cho bị can mới tức bị can cần phải học thuộc 3 điều để khi có thanh tra, kiểm tra, Viện kiểm sát tới hỏi thì biết để trả lời:

1/ Không có thuốc lá, thuốc lào;

2/ Không có tra tấn, đánh đập trong buồng giam;

3/ Không có mâm trên, mâm dưới.

Bị can muốn trở thành trực buồng hay làm trách nhiệm thì gia đình họ phải chi tiền cho quản giáo. Tùy theo lệnh tạm giam lần thứ nhất là 2,3 hay 4 tháng mà mức tiền phải chi từ 2 đến 3 triệu đồng. Hết một lệnh tạm giam mà chưa bị xét xử, có lệnh tạm giam thứ hai thì gia đình bị can lại phải tiếp tục chi tiền cho quản giáo từ 1 tới 2 triệu đồng. Nếu gia đình của bị can là trực buồng, làm trách nhiệm không tiếp tục chi tiền cho quản giáo thì sẽ bị “khật”(ngôn ngữ trong tù), tức là bị phế xuống làm bị can thường. Và bị can khác có tiền sẽ lên thay.

Ngoài trách nhiệm đã nêu ở trên, trực buồng, trách nhiệm có quyền hành tuyệt đối trong việc điều tiết và phân phát thực phẩm được các gia đình bị can gửi vào. Thực phẩm, đồ dùng các nhân mà các bị can nhận từ gia đình không được giữ sử dụng riêng. Hàng ngày, tất cả thực phẩm tiếp tế được tập chung lại, trực buồng và trách nhiệm sẽ phân phát cho các mâm khác nhau trong buồng. Bị can có tiếp tế chỉ được một phần tương ứng với vị trí mà người đó đang có trong buồng giam.

Trong mỗi buồng tạm giam được thiết kế để giam 20 bị can. Nhưng trên thực tế thì có thời điểm số bị can bị giam trong một buồng lên tới 35. Trong buồng giam được phân chia thành các giai tầng khác nhau, trong tù gọi là “mâm”.

1/ Mâm trên: để được ngồi vị trí mân trên, gia đình bị can phải chi cho quản giáo từ 2-3 triệu đồng tùy theo thời gian của lệnh tạm giam;

2/ Mâm áp trên: Ngồi vị trí này, gia đình bị can phải chi từ 1,5-2,5 triệu tùy theo thời gian lệnh tạm giam;

3/ Mâm giữa: tương tự gia đình bị can phải chi 1-2 triệu;

4/ Mâm vệ sinh: khoảng từ 500 ngàn tới 1 triệu;

5/ Dân đen: không mất gì.

(trên đây là chi phí tình tại thời từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 1 năm 2008)

Hết phần 1. Phần 2 tôi sẽ kể tiếp về cuộc sống hằng ngày trong buồng tạm giam và những mánh khóe làm tiền của quản giáo.

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2015

Luật sư Nguyễn Văn Đài

(Blog RFA)
Bài diễn thuyết sâu sắc của một vị giáo sư đã phản ánh đúng thực trạng đáng báo động của y khoa hiện nay khiến cả hội trường với hơn 300 người nghe phải tĩnh lặng.

y khoa, nhân văn, im lặng, hội trường, Hội nghị, diễn thuyết, chữa bệnh, bệnh viện, Bài chọn lọc, bac si,
                                 Giáo sư Viên Chung diễn thuyết tại hội nghị. (Ảnh: Internet)

Trong “Hội nghị quốc tế thường niên về quản lý khoa lâm sàng”, giáo sư Viên Chung, Giám đốc nhà xuất bản đại học Y khoa Dung Hợp đã phát biểu chủ đề diễn thuyết mang tên “Bác sĩ làm việc thích ứng với văn hóa”. Ngữ điệu của ông bình thường nhưng lại chỉ ra những sai lầm khắp nơi, rất nhiều ví dụ làm cho người ta phải suy nghĩ sâu sắc; hội trường với hơn 300 người nghe đều lặng ngắt như tờ. Rốt cục, giáo sư Viên Chung đã nói đến những điều gì?

Dưới đây là toàn bộ bài diễn thuyết của ông:

Một người tìm anh xem bệnh, họ đem hết những việc riêng tư của mình nói cho anh biết, cởi hết quần áo cho anh kiểm tra, đem hết những thống khổ kể cho anh, đem cả sinh mệnh mà giao cho anh, những người này (bác sĩ) chỉ đứng thứ hai sau Thần, chứ không còn là một người bình thường.

Bởi vì có thương yêu mới có việc chữa bệnh và bệnh viện, nếu như sự yêu thương này mất đi thì không thể gọi là chữa bệnh mà nó trở thành giao dịch, một giao dịch sẽ không có sự tôn nghiêm.

Khi đài Truyền hình Trung ương truyền bá những quảng cáo giả dối “Ngậm ăn đông trùng hạ thảo”, “Cuộc sống số một”…, thì chúng ta có thể nói trắng ra rằng toàn bộ các nhánh sông đều đã bị ô nhiễm, không có con cá nào có thể thoát khỏi bị ô nhiễm, phương pháp xử lý ô nhiễm chỉ có thể là xử lý từ thượng du.

Thường xuyên có nhiều sinh viên hỏi tôi tính nhân văn của y khoa có chỗ lợi ích nào? Tôi muốn từ hai mặt mà nói, mặt thứ nhất là giá trị quan, mặt thứ hai là giá trị nhân văn. Giá trị quan là đạo, giá trị nhân văn là thuật.

Sự tôn nghiêm bên trong giá trị quan      

Đầu tiên, tôi muốn nói một chút về “đạo”. Hiện nay đã đến cuối năm rồi, rất nhiều bệnh viện đều sẽ mở đại hội tổng kết trong tháng này. Tôi có nghe qua một chút khi viện trưởng bệnh viện bắt đầu đại hội, ông nói: “Một năm đã qua, trải qua nỗ lực không ngừng của toàn thể công nhân viên chức bệnh viện, bệnh nhân nằm ở viện chúng ta tăng 20%, bệnh nhân ở phòng khám bệnh của chúng ta tăng 30%, thu nhập của chúng ta tăng thêm 10%”.

Thế đấy, những lời này có phải là có vấn đề gì không? Có thể các vị chủ nhiệm và các bác sĩ ngồi đây đều sẽ cảm thấy đây là một việc rất tự nhiên. Kỳ thực, tôi nói cho mọi người biết, những lời này không nên được nói ra từ một viện trưởng, mà phải là lời của nhà kinh doanh, viện trưởng chúng ta nên nói những điều gì? Điều chúng ta nên nói là: “Chúng ta đã chữa khỏi cho bao nhiêu người, chúng ta đã giúp được cho bao nhiêu người”.

Chúng ta đã quên mất cái gì gọi là bệnh viện, chẳng phải giá trị quan đã gặp bất trắc. Cũng có bác sĩ nói cho tôi biết, bản thân anh ta làm bác sĩ là để kiếm tiền. Điều này vốn không sai, nhưng tôi muốn nói cho các vị rằng, nếu chỉ muốn kiếm tiền thì đừng bao giờ làm bác sĩ. Có nhiều công việc trong xã hội này so với nghề bác sĩ vẫn kiếm được rất nhiều tiền, buôn bán bất động sản, khai thác mỏ, tài chính, IT… Thế nhưng, chỉ có hai nghề vừa kiếm ra tiền vừa được sự tôn nghiêm, một là bác sĩ, hai là giáo viên. Ở Nhật Bản, chỉ có hai nghề có thể được gọi là “tiên sinh”, đó chính là hai nghề này, bác sĩ và giáo viên.

Tôi có một người bạn, là trưởng phòng nghiên cứu khoa học bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, ông ta là người Tân Cương. Ông ấy từng kể cho tôi một chuyện, người Duy Ngô Nhĩ tin rằng con người khi chết đi có thể lên trời, nhưng không phải ai cũng có cơ hội lên trên đó mà phải trải qua thảo luận tập thể. Tham quan, công an xấu, trật tự đô thị xấu phải bị đọa xuống địa ngục; nhưng chỉ có hai nghề có thể lên trời mà chẳng cần bàn cãi nhiều, đó chính là nghề bác sĩ và giáo viên.

Điều gì gọi là tôn nghiêm? Tôi cũng là một bác sĩ, tôi cũng có nhận thức về điều này. Một người tìm tôi xem bệnh, đem hết những tâm tư thầm kín kể cho tôi nghe, cởi hết quần áo cho tôi kiểm tra, đem hết những thống khổ nói cho tôi biết, giao cả sinh mệnh cho tôi, loại người này chỉ xếp sau Thần mà thôi, không phải người bình thường. Nếu như bác sĩ không xem thật kỹ bệnh mà chỉ xem túi tiền của người bệnh, người bệnh sẽ hận các vị đến chết.

Cơ Đốc Giáo có hai điều rất quan trọng, một là quan niệm thần thánh, hai là tinh thần bác ái. Quan niệm thần thánh cho tôi biết bác sĩ là tập thể những người ưu tú. Hội trưởng Hiệp hội bác sĩ Trung Quốc là Trương Nhạn Linh từng nói với tôi, ông ấy đến Nhật Bản vào thập niên 90. Ở Nhật lúc đó có một người thường xuyên đến thăm hỏi các bác sĩ, điều này khiến tập thể bác sĩ Trung Quốc rất lấy làm lạ, “Chúng tôi không phải đoàn đại biểu chính trị, cũng không phải đoàn đại biểu kinh tế, cũng không phải đoàn đại biểu ngoại giao, chỉ là một nhóm bác sĩ”. Cuối cùng, người kia mới nói một câu “Tôi cả đời muốn làm bác sĩ, nhưng thi không đậu, thế nên tôi tôn kính bác sĩ”.

Chủ tịch bệnh viện Hòa Mục Gia, Bắc Kinh, Lý Bích Tinh, là người Do Thái, bà từng nói với tôi vì sao người Do Thái nhiều người thành công, thông minh hơn những người khác. Kỳ thực là vì người Do Thái có quan niệm thần thánh. Người Do Thái tin rằng họ là con dân của Thượng Đế, cho nên họ so với người khác càng nỗ lực, càng chăm chỉ, cũng càng dễ thành công.

Bác sĩ nếu có được quan niệm thần thánh, họ sẽ là những người ưu tú nhất, bất kể là ở phương diện nào, dù cho là thầy thuốc làng, họ cũng sẽ là những người ưu tú nhất nơi đó. Hai ngày trước, Đài Loan có một bác sĩ rất ưu tú là Kha Văn Triết, hiện đã thành thị trưởng thành phố Đài Bắc. Không chỉ là bác sĩ, ông còn là lãnh đạo, một bác sĩ giỏi không chỉ về kỹ thuật mà còn về nhân phẩm, nó giúp ông sự ủng hộ và tán thành của mọi người.

Tuy nhiên, ai ai trong chúng ta cũng biết, mấy năm nay xã hội chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Sinh viên y khoa Đại học Phục, Thượng Hải, đầu độc chết chính bạn học cùng ký túc xá, cậu ta đã nói một câu “Tôi là ‘cái xác người trống rỗng’, không có giá trị quan”.

Tôi không biết mọi người có từng nghĩ tới chưa, tại sao cậu ta là “cái xác người trống rỗng”? Suy nghĩ một chút mấy năm nay vẫn có một số sinh viên đại học giết người, như Mã Gia Tước, Dược Gia Hâm. Những năm nay chúng ta đã sáng tạo ra tài phú vật chất cực lớn, thế nhưng chúng ta đã sáng tạo được tài phú tinh thần chưa? Mọi người có thể để tay lên ngực tự hỏi lòng mình. Quốc gia chúng ta có rất nhiều mỹ đức truyền thống, lòng yêu nước, yêu quê hương, giảng hiếu tận, giảng cần kiệm, giảng lấy đức phục người, giảng thiên hạ công bằng, giảng tiết kiệm phục lễ, khắc kỉ phục lễ (lời của Khổng Tử: ước chế tự thân khôi phục lễ nghĩa), giảng lễ nghĩa nhân trí tín, thế nhưng dường như hiện nay chẳng ai giảng về điều này nữa.

Sự cứu rỗi của tinh thần nhân văn

Thư cục Trung Hoa vừa xuất bản hai cuốn tài liệu giảng dạy cơ sở văn hóa truyền thống Trung Hoa của Đài Loan. Các bạn Đài Loan của tôi đều cho tôi biết, họ từ nhỏ đều đọc “Luận ngữ”, còn chúng ta thì làm gì? Bài học đạo đức phẩm cách tư tưởng của chúng ta ở tập thể là “bịt tai lại mà đi trộm chuông”. Có giáo sư Bắc Đại nói rằng chúng ta mấy năm nay đều bồi dưỡng rất nhiều “người tư tưởng ích kỷ một cách tinh xảo”, cái gì gọi là người tư tưởng ích kỷ một cách tinh xảo? “Tinh xảo” là thông minh, “tư lợi” là mọi thứ đều lấy tự ngã làm trung tâm.

Chúng ta nên thật sự phản tỉnh lại, có một lần tôi và Sa Beining nói chuyện tại Vũ Hán, ông ta hỏi tôi “Ngành nghề chữa bệnh như thế nào?”. Tôi liền đáp lại: “Trước hết đừng nói ngành nghề chữa bệnh như thế nào, khi Đài Truyền hình Trung ương truyền bá những quảng cáo giả dối như “Ngậm ăn đông trùng hạ thảo” “Life No.1”…, đã nói rõ toàn thể dòng sông đã bị ô nhiễm, không có con cá nào thoát khỏi ô nhiễm, cách xử lý ô nhiễm là xử lý từ thượng du. Tổng bí thư trung ương Đảng là ông Tập, hiện đang xử lý thượng du, dòng sông có lẽ rất nhanh sạch sẽ”.

Điều này kỳ thực là giá trị quan. Các vị đều là những chuyên gia lớn nắm giữ kỹ thuật tiên tiến các loại, có đầy người bản lĩnh có thể làm hai chuyện. Một là thấy việc nghĩa hăng hái làm, thấy việc bất bình ra tay tương trợ; hai là chặn đường cướp bóc. Làm tốt làm xấu, bản chất văn hóa trong nội tâm người ấy sẽ quyết định lựa chọn cuối cùng của mình.

Có vị bác sĩ cho tôi biết, ông ta trong ngày đầu tiên đi làm ở khoa tiêu hóa, mỗi ngày ít nhất phải hoàn thành chỉ tiêu là chữa bệnh được cho 1 người. Thế nhưng hôm đó ông ta cả ngày 1 bệnh nhân cũng không có, mà giờ tan ca sắp đến. Khi ấy, một nông dân bị bệnh tim mạch vì bị đeo sai số nhầm khoa và tìm đến. Do đó, ông đã làm trái lương tâm mà xem bệnh và kê thuốc cho người nông dân này. Khi bệnh nhân lấy thuốc rồi quay lại hỏi, ông ta cảm thấy nội tâm thật sự áy náy. Ông ta bèn bảo người nông dân này hãy tới lấy số lần nữa để đi khám tim mạch, người nông dân đó đột nhiên khóc ròng nói: “Tôi đã dùng hết tiền rồi”. Vị bác sĩ này sau khi đã bộc bạch chuyện của mình với đồng nghiệp, thì cảm giác xấu hổ cứ vây lấy tâm can, từ đó rời bỏ bệnh viện, không làm bác sĩ nữa.

Khi các viện trưởng, cán bộ cấp trên chế định chính sách, đừng bao giờ để bác sĩ chúng ta phải phải hi sinh sự lương thiện để đổi lấy quyền lợi chính đáng lúc đó. Vốn dĩ anh ta nên có tiền lương 1 vạn đồng nhưng chỉ phát cho anh ta 2.000, còn 8.000 đồng để anh ta tự mình kiếm lời; đây là hành vi gian ác.

Cái gì là chữa bệnh? Chữa bệnh khởi nguyên là một tấm lòng đồng cảm, con người quý ở chỗ có tâm đồng cảm, lòng thương xót. Vì chứng kiến thấy người khác bị đau khổ, chịu khổ chịu nạn mà mình cũng cảm thấy  thương xót mà giúp đỡ người ta, đây mới gọi là chữa bệnh. Cái gì là bệnh viện? Trong thời trung cổ, xã hội của Cơ Đốc giáo có rất nhiều người nghèo là ăn mày lang thang khắp nơi, không ai quản đến. Vì thế, họ đã bố trí một nơi để họ giảm bớt khổ cực, cuối cùng từ từ tạo thành bệnh viện. Bởi vì yêu thương mới có chữa bệnh và bệnh viện, nếu mất đi tinh thần này thì không thể gọi là bệnh viện, mà gọi là giao dịch, nó không có tôn nghiêm.

Chúng ta cơ hồ đem bệnh viện trở thành một cái xí nghiệp, nhóm lãnh đạo của chúng ta cả đám mở hội họp, điều thích nhất nói đến là “Bệnh viện chúng ta 500 triệu, bệnh viện chúng ta 800 triệu, bệnh viện chúng ta 900 triệu, bệnh viện chúng ta 1,2 tỷ, bệnh viện chúng ta 2 tỷ”. Tại sao chủ nhiệm khoa phụ sản bệnh viện Hiệp Hòa, Lang Cảnh, và viện sĩ nói rằng nhân viên phòng y tế mỗi tuần phải đọc một cuốn sách ngoài chuyên môn, chính là vì để mở rộng mặt tri thức. Bác sĩ chúng ta nên học được cách giao tiếp với người, chúng ta không thể chỉ học mỗi cách giao tiếp với bệnh tật.

“Có khi đi trị liệu, thường xuyên giúp đỡ, lại luôn là an ủi”, luôn là an ủi, thế nhưng chúng ta có năng lực an ủi không? Cái này hoàn toàn là nhân văn y học phải được bồi đắp. Chỗ khác biệt giữa bác sĩ Trung Quốc và bác sĩ Mỹ Quốc là ở chỗ nào? Bác sĩ Trung Quốc hiện nay kinh nghiệm lâm sàng vô cùng phong phú, chúng ta đã làm nhiều giải phẫu như thế. Thế nhưng so sánh bác sĩ Trung Quốc và Mỹ Quốc một chút, điều khác biệt ở chỗ “thương yêu”. Bác sĩ Mỹ Quốc làm bệnh nhân cảm nhận được tình yêu, bác sĩ Trung Quốc không làm được.

Không đủ tin tưởng khoa học kỹ thuật, đây là một bộ phận rất quan trọng của văn hóa truyền thống dân tộc chúng ta. Toàn thế giới đại đa số dân tộc đều tin rằng con người chết rồi có thể luân hồi, có cuộc đời sau này. Thế nhưng dân tộc chúng ta muốn truy cầu trường sinh bất tử, thế nên chúng ta phát minh ra rất nhiều phương pháp trường sinh bất tử. Chúng ta tuyệt đối là một dân tộc không có sự chuẩn bị cho cái chết. Người Trung Quốc nào cũng có thể nhẫn chịu, mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn công việc, mâu thuẫn xã hội đều có thể nhẫn, thế nhưng khi đối mặt với cái chết thì không nhẫn chịu được. Chúng ta không có chuẩn bị, đối mặt với cái chết, phản ánh tâm lý đầu tiên là phẫn nộ và khiếp sợ. Do đó, văn hóa truyền thống của chúng ta quá cần tinh thần nhân văn y học.

Tôi nói một vấn đề cuối cùng, cũng là vấn đề làm thế nào để trở thành một người bác sĩ tốt. Thứ nhất, tôi không muốn nói mọi người ai cũng phải đi học Lôi Phong, học Bạch Cầu Ân, tôi chỉ cần nói cho các vị chuyên gia và lão sư, các vị nhất định phải nghĩ đến khi mình già rồi thì cũng sẽ rơi vào trong tay một bác sĩ nào đó. Các vị trước hết làm một bác sĩ tốt, học trò của các vị mới có thể là bác sĩ tốt, đợi khi các vị già rồi, vị bác sĩ này sẽ chăm sóc các vị. Hiện nay các vị không làm được một bác sĩ tốt, đợi khi các vị già rồi, học trò của các vị sẽ chiếu theo phương pháp của các vị mà trừng phạt các vị. Chúng ta không thể khiến học trò học Lôi Phong khi chính mình đang học theo Hòa Thân.

Thứ hai, vì con cái mà làm một người tốt. Rất nhiều việc, người Trung Quốc chỉ có vì con mới làm, vì con mới cải biến. Tôi từng giảng về vấn đề cai thuốc, tuy chúng ta học người nước ngoài trên hộp thuốc lá in hình đầu lâu và phổi đen, nhưng rất nhiều người căn bản sẽ không cai thuốc. Chúng ta dưới tình huống nào mới cai được? Chỉ có khi trên bao thuốc có viết “Hút thuốc sẽ khiến cho con của các bạn biến thành dị dạng”, tôi nghĩ người đọc câu đó nhất định sẽ cai.

Thứ ba, con người cả đời này vì cái gì mà đến đây? Nếu như có cơ hội đi trong sa mạc Tân Cương để quan sát 1 lần, nếu như có một vũng nước, thì nhất định phải trồng cỏ, có cỏ mới có dê bò, có dê bò mới có người. Giá trị của cỏ là vì để cho dê bò sống tốt, giá trị của dê bò là để cho con người sống tốt, giá trị của con người là khiến cho những sinh vật khác sống tốt. Xã hội này vì có bạn mới có thêm 1 phần tốt đẹp, đừng vì có bạn mà lại thêm lại một phần thống khổ hoặc bất hảo.

Theo sina.cn

(Tinh Hoa)

Sunday, October 11, 2015

CHIẾN TRANH TẠI BIỂN ĐÔNG SẮP BÙNG NỔ?
Trong những ngày vừa qua, tình hình thế giới biến động mạnh, nhất là tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh đã lên tiếng là khó tránh khỏi cuộc chạm súng tại hai vùng biển này vì Hoa Kỳ công khai yểm trợ về quân sự cho các nước ven Thái Bình Dương để họ có thể tự vệ và chống lại được sự bành trướng ngang ngược của Trung Cộng, và đưa các hạm đội mạnh nhất của Hoa kỳ vào hai vùng Biển Đông và Hoa Đông.
1.-Hiệp ước TPP: Trong vòng một ngày qua (5 tháng 10, 2015)  thế giới chấn động khi Hiệp Định TPP được ký kết với Nhật Bản và 11 nước trong vùng Thái Bình Dương, nhưng không có Hoa Lục. TT Abe của Nhật tuyên bố đây là thắng lợi vĩ đại cho Nhật và các nước trong vùng, trong đó có CSVN, và là một thất bại to lớn nhất cho Trung Cộng (TC). TC có nguy cơ sẽ trắng tay tại Châu Á Thái Bình Dương vì tất cả các cơ xưởng kỹ nghệ của TC tại 11 nước này sẽ không còn được Châu Âu và Mỹ hợp tác và đầu tư nữa. Châu Âu và Mỹ sẽ ký các thoả hiệp đầu tư với các nước trong TPP mà thôi, như thế các cơ xưởng này của TC sẽ bị đóng cửa hoặc sẽ chuyển giao lại cho các nước trong vùng. Theo RFI, lần đầu tiên một nguyên thủ  một nước đã phát ngôn một cách rất thấp kém khi tức giận về hiệp ước TPP vừa được ký kết là Tập Cận Bình của TC đã mạt sát Hoa Kỳ vào sáng ngày 6 tháng 10  rằng Mỹ là một tên côn đồ, thương gia lưu manh, v.v... Để trả đũa, TC đã trục xuất một số người Mỹ khỏi Bắc Kinh nói họ là CIA.
2.-Công Nhận Đài Loan: Một điểm đau cho TC là Mỹ đã ngầm công nhận Đại Loan khi 6 tháng trước đã cho phép các cơ sở Trung Tâm văn hóa của Đài Loan trên đất Mỹ (TT lớn nhất của Đài Loan ngay tại New York) được treo cờ Thanh Thiên Bạch Nhật (là cờ của thời Tưởng Giới Thạch/Trung Hoa Dân Quốc). Như vậy Mỹ tuy không tuyên bố nhưng đã ngầm công nhận hai nước Tầu, và Thiệp Ước Thượng Hải ký giữa Kissinger, TT Nixon với Chu ân Lai, Mao Trạch Đông năm 1972 đã bị xé bỏ. Lúc đó năm 1972, Mỹ công nhận một nước Trung Hoa và bỏ Đài Loan, đưa TC vào LHQ (cùng với việc ký Hiệp Định Paris bỏ rơi đồng minh VNCH). Ngoài ra, Thượng Viện Mỹ đã thông qua việc viện trợ quân sự cho Đài Loan về các vũ khí, hỏa tiễn đất đối không, đất đối đất, và tầu chiến, tầu ngầm nguyên tử, v.v... để Đài Loan có khả năng tự vệ một khi bị tấn công, và chống lại áp lực bành trướng của TC. Thượng Viện HK còn thông qua việc chấp thuận yểm trợ về quân sự cho 7 nước khác trong vùng ĐNÁ trong đó có CSVN.
3.- CSVN và TC: Bắc Kinh (BK) áp lực Campuchia đưa ra LHQ đòi lại đất miền Nam, nói là trước kia của người Khmer. BK viện trợ cho Lào 40 tỷ USD để mở một thủy điện lớn nhất tại Lào để chặn nguồn nước xuống sông Cửu Long, và để mở con đường chiến lược từ Vân Nam xuống đến con đường số 9 vào VN. Ngày 4/10 tại Hà Nội, đảng CSVN lần đầu tiên công bố các điều kiện để ứng cử vào các chức vụ trong Bộ Chính Trị, Quân ủy, v.v.. hoàn tòan mới lạ khác với trước là gắn chặt vào đảng tính và giai cấp. Lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng tuyên bố con đường tiến lên XHCN đã cáo chung, và đi theo TC là diệt vong. CSVN cũng tố cáo TC tiếp tục xây các đường băng dài cả 3 km trên các đảo, đe dọa các nước trong vùng tại Biển Đông.
4.- Mỹ Chuyển Các Hạm Đội vào Biển Đông: Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) Ronald Reagan sau một thời gian ngoài khơi Cam Ranh đã đến Yokosuka, Nhật để thay thế cho HKMH George Washington. HKMH George Bush thay thế HKMH Ronald Reagan tại Biển Đông. Nhiệm vụ của HKMH Ronald Reagan là Lực Lượng Phản Ứng Nhanh có thể đổ bộ TQLC Mỹ lên đất liền trong 24 giờ để cứu nguy khi TC mở cuộc tấn công các nước ven Thái Bình Dương. Ngoài ra Hải Quân Ấn Độ cũng đã qua eo biển Malacca để vào Biển Đông thám sát, có thể khai thác dầu hỏa trên thềm lục địa của VN (theo thỏa ước đã ký kết), soái hạm của Ấn đã ghé VN trong dự tính sẽ đưa hạm đội của Ấn chính thức vào Biển Đông để cùng tuần tiễu hành quân với HQ Mỹ, Nhật, và Úc. Nhật cũng đang huấn luyện cho HQ CSVN trong 6 tháng trước khi bàn giao viện trợ tầu tuần duyên loại tối tân nhất. TC đe dọa nếu Ấn vào khai thác dầu tại VN phải xin phép TC, nếu không có thể bị tấn công. Tầu của Ấn vẫn vào Biển Đông bất chấp đe dọa. Điểm đáng chú ý là Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Độ Mỹ tuyên bố sẽ cho tầu chiến vào sát các đảo Trường Sa và Hoàng Sa sâu trong vùng 12 hải lý, bất chấp đe dọa của TC. Bắc Kinh nói nếu Mỹ vào sâu trong 12 hải lý tại TS và HS thì khó tránh khỏi chạm súng. Đệ Tam Hạm Đội của Mỹ cũng bắt đầu khởi hành từ San Diego vượt qua Thái Bình Dương để gia nhập với HĐ 7. Bắc Kinh vô cùng lo ngại trước việc Hoa Kỳ đang khai triển lực lượng tại hai vùng biển này, TC tố cáo Hoa Kỳ đang đe dọa tại Biển Đông và yêu cầu HK giảm các mối đe dọa này.
5.-Chiến Tranh Không Gian: TC hiện đang có ba vệ tinh loại GPS để hướng dẫn các hỏa tiễn liên lục địa Đông Phương 21 của họ nhắm vào Hạm Đội 7 của Mỹ và vào Hoa Kỳ. Mỹ đã phóng lên ba vệ tinh có khả năng vô hiệu hóa các vệ tinh của TC. Các bố trí cho các cuộc chiến trên không và trên biển tại Thái Bình Dương đang diễn ra trong tình hình suy sụp về kinh tế của TC qua bốn trung tâm chứng khóan  vừa bị sụp đổ lại tiếp tục bị loại ra ngoài TPP. Liệu TC có ngồi yên khi đang thất thế trên trường kinh tế và chính trị và bị bao vây về quân sự tại Biển Đông và biển Hoa Đông? Việc gì sẽ xẩy ra nếu chiến hạm Mỹ vào sát TS và HS? BK sẽ hành động như thế nào trước viễn ảnh Ấn sẽ vào VN khai thác dầu khí? TC sẽ làm gì khi CSVN đang dần ngả hẳn sang Hoa Kỳ về quân sự; và chính thức bác bỏ các luận điệu của TC nói TS và HS là của TC? (Tin Tổng Hợp).
Phạm Gia Đại


Người Việt cố giàu lên để vẫn bị coi là kẻ thất bại

Cúc Trần
2015-10-03
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
giau-ngheo-622.jpg
Ảnh minh hoạ

Tại sao quốc gia chúng ta lại thất bại?

Khi nhận được câu hỏi: Bạn (Người Việt) cố giàu lên, để làm gì? Chắc hẳn ai cũng sẽ có câu trả lời riêng của mình. Riêng tôi, sau khi đọc xong series bài Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (1,2) của nhạc sỹ Tuấn Khanh, tôi lại nhớ ngay đến cuốn sách Why Nations Fail của Daron Acemoglu và James A. Robinson. Tuy là hỏi đấy nhưng người đọc có thể câu trả lời ngay trong chính bài viết của tác giả: đa số Người Việt cố giầu lên là để tìm lối thoát cho con em họ và chính họ ra khỏi quê hương mình. Một quốc gia mà người dân lại muốn bỏ đi liệu có phải là một quốc gia bị thất bại? Và tại sao quốc gia chúng ta lại thất bại?
Theo Daron Acemoglu và James A. Robinson trong cuốn Why Nations Fail, các quốc gia thất bại ngày nay là những quốc gia đang áp dụng các thể chế kinh tế tước đoạt (extractive economic institutions) và những thể chế này không tạo ra được những động cơ cần thiết để người dân tiết kiệm, đầu tư, học tập và sáng tạo. Nhưng chính “Thể chế chính trị” mới là yếu tố quyết định thể chế kinh tế của một quốc gia. Trong thể chế chính trị tước đoạt (extractive politcal institutions), giới lãnh đạo hỗ trợ cho các thể chế kinh tế tước đoạt bằng cách gắn kết quyền lực với những người được hưởng lợi từ sự tước đoạt này. Mặc dù các thể chế kinh tế và chính trị tước đoạt hiện hữu dưới nhiều hình thức khác nhau trong những điều kiện khác nhau nhưng nó lại luôn là gốc rễ của sự thất bại của mọi quốc gia. Như chúng ta có thể thấy ở Argentina, Columbia, Ai Cập (Việt Nam?), sự thất bại này thể hiện ở sự thiếu vắng các hoạt động kinh tế thích đáng; bởi các chính trị gia lại sống sung sướng hơn khi tước đoạt đi các nguồn lực hoặc dẹp bỏ được bất kỳ hoạt động kinh tế tư nhân nào đe dọa đến quyền lợi của họ và giới kinh tế có quyền lợi gắn liền với họ (nôm na là các công ty nhà nước và công ty sân sau của giới cầm quyền). Kết quả là người dân những quốc gia này còn nghèo hơn khi họ ở vào thập niên 1960.
Theo nhận định của tác giả, Trung Hoa (một quốc gia mà Việt Nam là bản sao của họ về thể chế kinh tế và chính trị) cũng là một quốc gia phát triển dưới thể chế kinh tế tước đoạt nên sẽ không phát triển bền vững và có vẻ như một cỗ máy đang sắp hết hơi. Mặc dù gần đây Trung Quốc đã chú trọng đến đổi mới và phát triển công nghệ, nhưng sự phát triển của họ chủ yếu dựa trên việc áp dụng công nghệ có sẵn và đầu tư nóng, chứ không phải dựa trên sự hủy diệt mang tính sáng tạo*. Kinh tế của họ phát triển dựa trên sự phát triển nóng, nhập khẩu công nghệ và xuất khẩu những sản phẩm cấp thấp giá rẻ - đây là kiểu phát triển mà tác giả gọi là sự hấp dẫn của kinh tế bóc lột: các con số tăng trưởng đẹp, một tầng lớp cực giàu nổi lên, người dân cũng được no đủ hơn nhưng đại đa số vẫn nghèo mạt và không có quyền con người chính đáng. Kiểu phát triển này sẽ không thể kéo dài khi Trung Quốc đạt đến tiêu chuẩn của một quốc gia có mức thu nhập trung bình, đồng thời tỷ lệ tăng trưởng thần kỳ của họ cũng sẽ dần dần bốc hơi. Ngay cả khi đó người dân cũng không thể hi vọng rằng giới cầm quyền sẽ tạo điều kiện để quốc gia này chuyển sang kiểu phát triển dựa trên sự hủy diệt mang tính sáng tạo và đổi mới thực sự, bởi vì chăm lo cho phúc lợi và hỗ trợ cho người dân làm giàu, sáng tạo không phải là ưu tiên của giới cầm quyền mà họ chỉ quan tâm làm sao để duy trì quyền lực và lợi ích kinh tế cho họ mà thôi. Do vậy, kịch bản khả dĩ nhất sẽ là Đảng CSTQ và tầng lớp gắn bó với họ về quyền lợi kinh tế sẽ tìm cách để thắt chặt quyền lực trong vài thập kỷ tới. Các doanh nghiệp được đảng “chống lưng” vẫn sẽ được hỗ trợ để nhận được những hợp đồng với điều kiện cực kỳ ưu đãi, họ có thể ép người dân để tịch thu đất đai, vi phạm pháp luật mà không hề bị trừng phạt. Ai dám chống lại đường lối kinh doanh này của họ sẽ bị coi là phản động và thậm chí có thể bị bỏ tù hoặc ám sát.

Thuyết bất bình đẳng thế giới

51087851257508-40866-622.jpg
Ảnh minh họa chụp tối ngày 15/9/2015 tại Sài Gòn.
Quay trở lại với câu hỏi Người Việt cố giàu lên để làm gì? Họ làm giàu để có đủ phương tiện đi tìm một lối thoát tới một nơi mà họ tìm thấy sự bình đẳng hơn trước bất lực không thể thay đổi thực tại về thể chế kinh tế và chính trị gì ở quê hương mình. Thế giới chúng ta đang sống vốn đầy dãy sự bất bình mà các tác giả gọi là Thuyết bất bình đẳng thế giới, theo thuyết đó có những vùng miền chỉ cách nhau một bờ ranh giới nhưng người dân trên hai vùng đất ấy lại sống hai cuộc đời rất khác nhau. Ví dụ như Nam Hàn và Bắc Hàn, hai vùng Nagolas (một bên thuộc Arizona của Mỹ và một bên thuộc Sonora, Mexico; họ có cùng tổ tiên, tập quán ăn uống, âm nhạc giống nhau). Một bên người dân sống khỏe mạnh hơn, tuổi thọ cao hơn và được giáo dục tốt hơn. Họ được tiếp cận nhiều tiện nghi và nhiều lựa chọn trong cuộc sống, từ các kỳ nghỉ cho tới sự nghiệp mà người dân ở bên kia chỉ có thể mơ đến mà thôi. Những người sống ở quốc gia thịnh vượng hơn có thể lái xe trên những con đường không có ổ gà, nhà ở của họ có đầy đủ điện nước và tiện nghi nội thất. Quan trọng hơn là chính quyền của họ không tùy ý bắt bớ hoặc sỉ nhục họ, ngược lại chính phủ cung cấp dịch vụ gồm giáo dục, chăm sóc y tế, đường xá, đảm bảo các quy định và luật pháp. Người dân được quyền bầu cử và góp tiếng nói cho chiều hướng chính trị mà quốc gia họ theo đuổi.
Chỉ ở những quốc gia đó mới sản sinh ra được những Bill Gates hay những nhân vật huyền thoại khác trong ngành công nghệ thông tin như Paul Allen, Steve Ballmer, Steve Jobs, Larry Page, Sergey Brin, và Jeff Bezos. Tài năng và tham vọng vượt bậc của họ đã được khích lệ để bùng nổ thông qua một loạt các thể chế đem lại cho người dân một hệ thống giáo dục tốt, nền hành chính công minh bạch và không rào cản, hệ thống tài chính ngân hàng dễ tiếp cận vốn đối với người khởi nghiệp, thị trường lao động chất lượng cao, môi trường kinh doanh tương đối cạnh tranh. Những doanh nhân này tự tin ngay từ đầu rằng dự án mơ ước của họ có thể thực hiện được: họ tin vào những thể chế và quy định pháp luật do những thể chế này đặt ra mà không cần phải lo lắng về quyền sở hữu trí tuệ của mình bị đáng cắp. Quan trọng nhất, thể chể chính trị đã đảm bảo rằng không có một nhà độc tài nào có thể ngoi lên và tự ý thay đổi luật lệ của cuộc chơi theo hướng có lợi cho riêng mình, tước đoạt của cải của họ, bỏ tù họ hoặc đe dọa đến tính mạng và cuộc sống của họ.
Trong cuốn sách còn có với sự so sánh rất thú vị của các tác giả về con đường làm giàu của hai tỷ phú được xếp hàng top thế giới là Bill Gates (Mỹ) – một sản phẩm của thể chế kinh tế dung nạp (inclusive economic institutions) và Carlos Slim (Mexico) - một sản phẩm của thể chế kinh tế tước đoạt (extractive economic institutions). Khối tài sản của Gates được xây dựng từ trí tuệ và khả sáng tạo vượt bậc trong một nền kinh tế cạnh tranh bình đẳng, trong khi đó Slim cũng rất tài năng nhưng khối tài sản của ông được tạo dựng lên nhờ biết cách khai thác lợi thế độc quyền được chính phủ bảo trợ và mối quan hệ chặt chẽ với giới chính khách Mexico (rất giống với cách làm giàu của các đại gia Việt Nam). Ban đầu, ông nổi lên nhờ các thương vụ mua bán chứng khoán và khôi phục lại những công ty thua lỗ, trong đó nổi bật nhất là vụ mua lại Telmax – hãng viễn thông độc quyền ở Mexico được Tổng thống Carlos Salinas tư nhân hóa vào năm 1990. Chính phủ thông báo bán ra 51% cổ phiếu có quyền biểu quyết (chiếm 20,4% tổng số cổ phiếu) trong công ty vào Tháng Chín 1989 và nhận thầu vào Tháng Mười Một 1990. Mặc dù Slim không bỏ thầu cao nhất nhưng liên doanh do tập toàn Grupo Corso của ông dẫn đầu vẫn thắng thầu. Thay vì phải thanh toán cho cổ phiếu ngay lập tức thì ông tìm cách trì hoãn việc thanh toán, sử dụng chính lợi tức của Telmex để trả cho số cổ phiểu đó. Một hãng viễn thông trước đây thuộc độc quyền kinh doanh của nhà nước thì nay thuộc độc quyền kinh doanh của Slim với lợi nhuận khổng lồ.
Các thể chế kinh tế để tạo nên những đại gia như Carlos Slim hoàn toàn khác với các thể chế ở Mỹ, nơi sinh ra những đại gia như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zugerbeck... – những người có khả năng làm khuynh đảo thế giới bằng quyền lực mềm của mình chứ không phải bằng tiền bạc. Nếu bạn sống ở Mexico, bạn sẽ gặp phải vô số những rào cản lớn khi lập nghiệp, bao gồm chi phí đắt đỏ để xin các giấy phép cần thiết, những tệ nạn quan liêu mà bạn phải vượt qua, các chính trị gia và doanh nghiệp cùng ngành sẽ ngáng đường bạn, khó khăn khi xin vốn từ một khối các công ty tài chính thường có quan hệ móc ngoặc sẵn với các doanh nghiệp cùng ngành mà bạn đang phải cạnh tranh. Trong môi trường kinh doanh như vậy, bạn cần phải trang bị cho mình nhiều mánh mung: ai là người bạn phải thiết lập quan hệ và bạn có thể gây ảnh hưởng đến ai, và đương nhiên ai là người mà bạn có thể hối lộ. Carlos Slim, một người tài năng, tham vọng xuất thân từ một gia đình nhập cư Libăng khá khiếm tốn là bậc thầy trong việc đoạt được những hợp đồng độc quyền, ông độc quyền thống trị thị trường viễn thông Mexico rồi mở rộng sang cả các nước Mỹ Latin còn lại. Nhưng khi ông định mở rộng kinh doanh sang Mỹ – một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng thì ông đã gặp phải thất bại ngay lập tức.
Năm 1999, Tập đoàn Grupo Curso của ông mua lại hãng bán lẻ máy tính CompUSA. Trước đó CompUSA đã cấp đặc quyền cho công ty COC Services để bán hàng hóa của họ ở Mexico. Slim ngay lập tức vi phạm hợp đồng với ý định thành lập một chuỗi cửa hàng riêng của mình mà không phải cạnh tranh với COC. Nhưng COC đã khởi kiện CompUSA lên một toàn án ở Dallas. Trên đất Mỹ, Slim không được “chống lưng” và bị phạt 454 triệu USD. Luật sư của COC, Mark Werner sau đó đã giải thích rằng “thông điệp của bản án này là trong nền kinh tế toàn cầu, các công ty phải tôn trọng các quy định của Mỹ nếu họ muốn đến đây”.Kết quả là khi nằm trong các thể chế của Mỹ, các mánh khóe kiếm tiền của Slim đã bị vô hiệu. Cũng như ở Việt Nam, chúng ta luôn hô hào các doanh nghiệp Việt phải vươn ra biển lớn, vươn ra toàn cầu, nhưng ít đại gia nào của Việt Nam đủ sức; không hẳn là họ không giỏi, không tài năng, nhưng rõ ràng cách làm giàu của họ cũng rất giống Slim và những mánh khóe này chỉ được dung dưỡng trong các thể chế kinh tế tước đoạt, chúng không có đất sống khi vươn ra ngoài những thể chế đó.
Tóm lại, không có một công thức chung nào cho mọi quốc gia muốn chuyển đổi từ thể chế tước đoạt sang thể chế dung nạp vì mỗi quốc gia có lịch sử, quá khứ và hiện tại khác nhau, nhưng cuối cuốn sách tác giả đã dẫn một ví dụ về một cuộc đình công thành công của những công nhân tại Nhà máy xe tải Scânia, São Paulo, Brazil năm 1978; tạo tiền để để Brazil tái lập nền dân chủ, xóa bỏ một tập hợp các thể chế kinh tế và chính trị bóc lột ở nước này. Luiz Inácio Lula da Silva, thủ lĩnh của cuộc đình công khi đó là một nhà hoạt động xã hội 33 tuổi, sau này trở thành tổng thống Brazil năm 2002 đã nói rằng: “Tôi nghĩ chúng ta không thể tách biệt các yếu tố kinh tế khỏi chính trị. Cuộc đấu tranh của chúng tôi là vì lương bổng nhưng trong cuộc đấu tranh về lương bổng, tầng lớp lao động đã giành được một chiến thắng trên mặt trận chính trị.” Ngày nay, Brazil là quốc gia nằm trong khối BRIC, quốc gia đầu tiên ở Mỹ La Tinh có tiếng nói trọng lượng trên các diễn đàn ngoại giao và kinh tế thế giới.
Đây là một cuốn sách hay nên đọc để biết rằng ngoài việc chỉ biết cố làm giàu thì chúng ta, những người Việt còn thể làm gì khác nữa để chúng ta hoặc con cháu chúng ta “Không thể mãi là công dân của một quốc gia thất bại”.
Sách này hiện đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam dưới tựa “Tại sao các quốc gia thất bại”, nó cũng nằm trong reading list của Mark Zugerberk. Tôi chưa đọc bản dịch tiếng Việt của cuốn sách này được bán trên thị trường chính thống, nhưng với chính sách kiểm duyệt truyền thông và văn hóa phẩm ở Việt Nam thì rất có thể sách sẽ có nhiều đoạn sẽ bị cắt bỏ hoặc biên tập lại để tránh động chạm, nên sẽ không thể chuyển tại đầy đủ và đúng nội dung của bản gốc như đã từng xảy ra với nhiều cuốn sách khác. Nếu bạn nào muốn đọc có thể tải miễn phí bản tiếng Anh tại đây:
http://norayr.arnet.am/collections/books/Why-Nations-Fail-Daron-Acemoglu.pdf

Con hoang

nơi gửi Bán Nước
Xin lỗi tác giả. Tôi mạn phép được "điều chỉnh" (02) hai chữ đầu của tựa đê bài viết là "Việt cộng" hay "Việt gian"...Thay vì là : "Người Việt". Bởi lẽ, liệu lũ sâu bọ này có còn xứng đáng để gọi là "người" hay không? Ngày nay, mọi chuyện đều đã phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Ai ai cũng hiểu, cũng biết. Vẫn phải chứng kiến những điều tồi tệ nhất vẫn cứ diễn ra trước mắt mọi ngày mà có lẽ... trong từ điển cũng không đủ ngôn từ để diễn tả những tội ác do bọn Việt gian này gây ra cho dân cho nước. Rồi đây, thời gian sẽ còn cho phơi bày ra nhiều hơn nữa...những tội ác vẫn được chúng giấu kín, và chắc chắn một điều, chúng sẽ còn tiếp tục vây mượn thêm nữa...những món nợ kia vốn đã chồng chất cao hơn cả núi Thái sơn, nhiều hơn lá trong rừng. Nói có sách, mách có chứng-Ngay cả rừng cũng đã bị chúng phá sạch, ăn không chừa chú chim con sóc, rừng từ đó cũng xác xơ, lá vì thế bị lưa thưa, mà tội ác của chúng thì mỗi ngày càng nhiều hơn. Như vậy, chúng chỉ có thể sánh ngang hàng hoặc thấp hơn loài súc vật trên bình diện ngôn từ mà thôi
04/10/2015 04:10
Xem toàn trang