Tuesday, November 24, 2015

LỊCH SỬ CỦA NỀN DÂN CHỦ
Dịch từ nguồn : http://library.thinkquest.org/264…/history_of_democracy.html
. . .
I/ Năm 1215 sau công nguyên, hiến chương Magna Carta mở đường cho một hệ thống dân chủ hơn tại Anh. Các quí tộc đã buộc Vua John phải ký "Đại Hiến Chương" này, để lập "Quốc hội" Anh, hay cơ quan lập pháp, và nói rõ (make clear)  rằng những luật thành văn (written law) thì có quyền hơn vua, do vậy hạn chế quyền lực của Hoàng gia và chuyển một vài quyền này cho nhân dân. Sau đó, Kiến nghị về các Quyền (Petition of Rights), năm 1628, qui định (stipulate) rằng vua ko có quyền đánh thuế nếu QH ko cho phép và Đạo luật về các Quyền (Bills of Rights) năm 1689, cho phép tự do ngôn luận và cấm các hình phạt độc ác và ko bình thường (unusual). Những điều này làm cho QH mạnh hơn thêm và cho dân nhiều quyền để bày tỏ ý kiến.
Dù những cải cách này ko biến nước Anh thành một nền dân chủ thật sự, nó đã bao hàm (incorporate) những ý tưởng về dân chủ, mà sau đó được dùng để tạo nên chính quyền nước Mỹ.
Những quan niệm về DC đã tiếp tục lưu hành (prevalent) tại Âu châu với những triết lý của các triết gia John Locke người Anh và Jean- Jacques Rousseau người Pháp. Quyển sách Hai Thỏa thuận (Two Treaties) của Locke, in năm 1690, nói rõ rằng theo "xã ước" (social contract), công việc của CQ là bảo vệ những "quyền tự nhiên" (natural rights), bao gồm "quyền được sống, tự do, và làm chủ tài sản". Rousseau đã mở rộng ý này trong sách Xã Ước (The Social Contract) năm 1762. Tóm lại, 2 triết gia này nói rằng nhân dân phải chỉ đạo/chỉ dẫn (have input on) chính quyền phải như thế nào. Trường phái tư tưởng này đã mở đường cho nền Dân chủ Mỹ ngày nay.



Quốc huy của Anh dùng tại Scotland. 

II/ CON ĐƯỜNG TỚI NỀN DÂN CHỦ CẬN ĐẠI 
Cách mạng Mỹ là một biến cố quan trọng khác trong lịch sử của DC. Dĩ nhiên (of course), bước đầu tiên, trong việc theo đuổi (pursuit) DC là Tuyên ngôn Độc lập năm 1776. Trong văn kiện vĩ đại này, viết bởi Thomas Jefferson, nhiều ý tưởng được lấy từ những triết gia đã nói ở trên (aforementioned) là Locke và Rousseau. Jefferson, đã mượn ý tưởng của Locke là "mọi người sinh ra đều bình đẳng", và sửa câu "quyền được sống, tự do và sở hữu tài sản" thành "quyền được sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc". Ông cũng đã vay mượn từ Rousseau khi nói rằng "mọi người có quyền cầm vũ khí chống lại chính quyền nếu CQ ko tôn trọng những quyền này". 
Trong cuộc Cách mạng Pháp, một lý do tương tự được áp dụng (espouse). Các nhà chính trị và triết gia như Montesquieu, Voltaire, và Rousseau đã lấy cảm hứng (inspire) bằng cách dựa trên ý tưởng của Mỹ và nhấn mạnh rằng tự do chỉ có khi các nghành lập pháp, tư pháp và hành pháp của CQ được tách ra. Dân Pháp đã lật đổ (topple) vua, rồi thảo ra "Tuyên ngôn về Quyền Con Người", đã thay đổi "quyền được sống, tự do và sở hữu tài sản" của Locke thành "quyền được tự do, sở hữu tài sản, an toàn, và chống lại sự đàn áp (oppression)". (Chống lại sự đàn áp có lẽ là từ Rousseau). Những ý này, giống những ý trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, giúp cho (dân Pháp) đạt được một hệ thống dân chủ chưa đầy đủ trong đó quyền lực của vua bị giới hạn và dân có tiếng nói (say) trong CQ. 
Trên toàn thế giới, những cuộc CM bắt đầu nổi lên chống chế độ quân chủ, và những CQ dân chủ bắt đầu phát triển. Trước cuối thế kỷ 19, hầu hết các nền quân chủ Tây Âu đã chấp nhận một hiến pháp hạn chế quyền lực của Hoàng gia và trao một ít (some) cho dân. Những cơ quan lập pháp như quốc hội/nghị viện cũng đã được phát triển ở nhiều nước này, giao cho dân thêm quyền lực trong việc điều hành (đất nước). 
Với sự thành công ngày càng gia tăng của DC ở Mỹ và trong nhiều nước khắp toàn cầu, DC trở nên ngày càng phổ biến. Đến thập niên 1950, hầu như mọi nước độc lập trên hành tinh này đều có một CQ thể hiện (embody) một vài nguyên tắc và ý tưởng khởi xướng (put forth) từ DC. Đất nước kiểu mẫu (model) của những nguyên tắc này đã trở thành Mỹ quốc. 
Dân chủ tại Mỹ 
Nền DC hiện nay của Mỹ là hình thức một cộng hòa dân chủ hay một nền DC đại nghị. Nền DC này đã xảy ra (come about) tại Mỹ do người dân thuộc địa đã chán nản vì phải đóng thuế mà ko được đại diện (taxation without representation) và muốn một hệ thống sòng phẳng hơn, ở đó dân có tiếng nói trong việc điều hành đất nước. Tuy nhiên, họ đã ko muốn hình thức DC TRỰC TIẾP kiểu Athen; vì họ sợ rằng điều này sẽ trao cho dân chúng quá nhiều quyền hành và sẽ giao việc điều khiển CQ vào tay những đám đông (mass) thất học. Thay vào đó là một nền DC mà CQ sẽ được điều khiển bởi những người đại diện được dân bầu, thay vì được điều khiển trực tiếp bởi dân. Những ng đại diện này được bầu với ý tưởng rằng họ đại diện chính xác các cử tri (constituent) của họ, nhưng trong trường hợp ko làm được điều này, CQ Mỹ được chia làm 3 ngành để kềm hãm/khống chế tham nhũng (keep corruption in check). Ba ngành này là HP, LP và TP ; không ngành có quyền lực tuyệt đối, vì, mỗi ngành được cân bằng bởi những ngành khác tạo nên một hệ thống KIỂM TRA và CÂN BẰNG (checks and balances) hầu bảo vệ những nguyên tắc của DC . Hình thức này chưa được hoàn hảo, do vậy chúng ta phải theo đuổi một hình thức DC hoàn thiện hơn và một sự hợp nhứt (union) hoàn thiện hơn giữa công dân, tiểu bang và liên bang./.

No comments:

Post a Comment