Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Thursday, January 29, 2015
Loài thú bình đẳng và ko tham lam như loài người hay tại sao sói và gấu cùng nhau chia thịt nai .
Dịch từ NAT GEO May 2004 .
- Càng thấy sự LẠM QUYỀN và THAM NHŨNG của các nhà cầm quyền từ cấp xã tới trung ương tại VN , (đang đăng trên CDQL) , tôi càng yêu quí loài vật , kể cả thú dữ : vì chúng chỉ giết con vật khác giống khi đói , ko tham lam , tích trử của cải như con người , v,v... Chúng tôn trọng công bằng : để kiếm ăn chúng đều lao động như nhau , ko có con mập như cha con ông Phùng q. Thanh , Nguyễn x. Phúc , Ng Hòa Bình , v.v... ko có con ốm trơ xương như ng dân nghèo Quảng Ngải ! . . . Khi về già và bịnh nặng , chúng sẽ lủi vào xó xỉnh nào đó để chết , ko cần xây lăng lẩm như các quan CSVN . . . --- Tài .
. . .
"Trang 100-1 : Chúng tôi đc tin , cách đây khoảng tuần , đàn sói đã gây thương tích nặng cho 1 con nai sừng tấm Alaska tại công viên Danika ở Alaska . Những ngày sau đó , trong cái lạnh của 1 buổi rạng đông thấm nước (soggy), chúng tôi thấy nó ở sông Teklanika . Nó đã đi khập khễnh do vết thương dài (gash) đẫm máu ở chân phải ; hình 1 .
Mùi máu và sự lan truyền (infection) cộng với tiếng kêu ồn ào của quạ (raven) cuối cùng đã lôi kéo vài con gấu để tranh phần với 6 con chó sói . Để tranh giành (scramble) , một gấu xám (grizzly) cái đã đến gần con nai này , nhưng khi bầy sói đe dọa các gấu con , gấu mẹ xoay ra bảo vệ con ; hình 2 . Dù bị thương nặng , nai vẫn dùng chân đạp và lúc lắc sừng (antler) . Tuy vậy giết nó vẫn là phần thưởng lớn (payoff) cho các thú này . Hàng trăm cân Anh thịt và các cơ quan có thể cung cấp những calori duy trì sự sống ở vùng núi lạnh và cằn cỗi (barren) của cv Denali .
Bọn sói thường giết nai như sau : 1 con nhiều kinh nghiệm nhảy lên mông của nai (rump) và khoét ra (gouge) những bắp thịt ở đùi . Một sói khác cắn sâu vào mõm phồng ra (bulbous) của nai . Những con khác siết chặt (clinch) và xé toạc (rip) bất cứ phần nào của cơ thể nai - mà nó có thể làm - để hạ gục con mồi .
Trang 104-5 . Suốt ngày sói liên tục đuổi theo (stalk) nai hầu làm cạn (sap) sức mạnh của nó , buộc nó phải đi xuống sông lạnh lẽo . Con nai ko còn tung sừng để chống kẻ tấn công . Xương sườn nhô ra của nó phồng lên và xẹp xuống qua các hơi thở ngắn . Mắt của nó trũng xuống (sunken) và lõm vào (hollow) .
Vào cuối trưa , nai cố gắng chạy lên bờ sông để tránh lạnh . Một con sói tiến gần, thú săn và con mồi nhìn nhau . . . Con sói xông vào con nai , đã chạy ngược xuống sông và quỵ xuống (collapse) , hình 1 . Giòng nước đã đưa nó đi khoảng 100 bộ trước khi hai con sói kéo con nai bất động tới chỗ nông (shallow) . Những con sói ăn vội vã nhưng chẳng bao lâu chúng bị đuổi bởi một gấu xám lớn .
Vào buổi sáng kế , gấu này bỏ đi và 1 gấu xám mẹ trở lại và nằm dài (sprawl) bên cạnh xác nai . Sau khi ăn no bụng (eat her fill) , nó nằm lăn (roll over) để cho gấu con bú , hình 2 .
Tr. 106-7 : Sau khi gấu mẹ và gấu con no bụng đi chỗ khác , một gấu xám khác tiến gần xác chết - nhưng các con sói nhanh chóng tấn công từ mọi hướng . Với răng bén , chúng tấn công vào mông (hindquarter) của gấu , buộc nó phải xoay tròn (spin) để bảo vệ phía sau . Sau vài phút đánh nhau (spar) , sói đuổi gấu chạy xa mà ko bị gấu cắn .
Tr. 108-9 : Gấu trẻ đánh nhau với sói cái , hình 1 . Sau đó là đối đầu (standoff) , hình 2 . Quá nhanh để bị nắm bắt và bị thương bởi móng vuốt mạnh mẽ của gấu trẻ , đàn sói kiên trì (persist) , ko muốn hoàn toàn từ bỏ (relinquish) con mồi , hình 3 .
Tr. 110-11 : Trong khi gấu trẻ đánh chén (feast) , các sói đi rón rén (crept) gần hơn . Chúng đã đánh gục con nai nhưng vẫn bị ngăn ko cho tiếp cận con mồi . Mắt gắn chặt vào gấu đang ăn , 1 sói gặm (nibble) phần xa nhứt của xác nai . Chẳng bao lâu những sói khác bắt đầu ăn mà gấu ko phản ứng gì , hình 1 . Có lẽ cuối cùng các con thú này quyết định , đấu đá nguy hiểm như vậy là quá đũ , giờ cùng ăn !
. . . Tại sao những thú này cuối cùng chia xẽ thức ăn ? Chẳng lẽ do phần lớn chúng trẻ và thiếu kinh nghiệm ? Hay bởi vì lợi ích của ăn được coi trọng hơn nguy cơ đánh nhau về 1 xác chết ?
Một khi xác chỉ còn da , xương đầu , và và xương đã gặm mòn (well-gnawed) , con gấu bỏ đi , để cho đàn quạ đục khoét (peck) phần còn lại . . .
Khi mặt trời ló dạng qua mưa phùn (drizzle) , một chó sói với bụng căng đầy bỏ đi , và chúng tôi cũng vậy - dù ngạc nhiên bởi cảnh tượng này , nhưng vẫn ko thể giải thích nỗi , hình 2 " .
Subscribe to:
Posts (Atom)