Friday, July 17, 2015

Hãy quên Skype và FaceTime đi, inFORM có thể trở thành tương lai của truyền thông!



Chia sẻ bài viết này
inFORM bây giờ chưa nổi tiếng, nhưng trong tương lai, công nghệ này có thể trở nên rất phổ biến.
Điều này có vẻ như đi thẳng ra từ một bộ phim khoa học viễn tưởng, Tangible Media Group – thành viên của Lab Medie của MIT – cho biết “khám phá sự biến đổi của các bit kỹ thuật số một cách hữu hình trong không gian vật chất  (Tangible Bits & Radical Atomes). inFORM kết nối hai thế giới của các bit và nguyên tử vào thông tin kỹ thuật số và đưa ra một hình dạng cụ thể năng động”.
inFORM được Tangible Media tạo ra, là một “tập hợp khả năng tiên đoán” và “gần giống như một bảng đất sét” mà có thể được tạo hình bằng tay.
Đối với nhóm nghiên cứu “inFORM là một hình thức hiển thị năng động, đưa ra hình ảnh 3D cụ thể, do đó người dùng có thể tương tác với thông tin số một cách hữu hình“.
“inFORM cũng có thể tương tác với thế giới vật chất xung quanh, ví dụ như với các đồ vật trên bề mặt của bảng di chuyển. Người dùng từ xa trong một cuộc họp video có thể thấy sự chuyển động của họ được truyền một cách rõ ràng, cứ như họ đang hiện hữu ở đó và khả năng tương tác vật lý từ khoảng cách xa”.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Hy Lạp là bài học nhắc nhở về sự mong manh của tiền bạc và nỗi khốn khó liên quan đến nợ nần

Chia sẻ bài viết này
Khi cả thế giới chờ đợi kết quả các cuộc đàm phán giữa chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ, sự chú ý của chúng ta hướng về tính mong manh của đồng tiền khi nhìn vào dòng người xếp hàng tại các cây ATM ở Hy Lạp. Dự án đồng euro vốn đã căng thẳng từ lâu thì nay có thể sớm bắt đầu rạn vỡ không cứu vãn được.
Tính mong manh này sinh ra từ sự căng thẳng không có cơ hội cứu vãn ở trung tâm của hệ thống tiền tệ hiện đại, giữa tính di động rõ ràng của đồng tiền – hầu hết các loại tiền ngày nay thường lưu thông khá dễ dàng qua các đường biên và biên giới bằng đủ mọi cách thức – và tính bất động tiềm năng của nó. Tại Hy Lạp, hình ảnh dòng người xếp hàng bên máy ATM thấp thỏm vì lượng tiền mặt bị hạn chế đã thể hiện rõ sự mong manh này. Khi thế giới công nghệ, thứ mà rất nhiều người trong chúng ta dựa vào để làm cho cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn, đột nhiên trở nên không đáng tin cậy hoặc không thể tiếp cận, chúng ta đương đầu với những hậu quả rất thực tế của những gì có thể xảy ra khi đồng tiền dừng di chuyển.
Tính mong manh của tiền sinh ra từ sự căng thẳng không có cơ hội cứu vãn ở trung tâm của hệ thống tiền tệ hiện đại.

Xuyên biên giới

Nếu các nền kinh tế hiện đại phụ thuộc vào sự biến động không ngừng của đồng tiền, khi đó, vấn đề cụ thể đối với các công dân của Hy Lạp là đồng tiền mà họ phụ thuộc vào không phù hợp với tính di động của họ. Điều này được tượng trưng bởi một tập hợp các sự cố xảy ra do hậu quả của việc hạn chế rút tiền của chính phủ Hy Lạp. Một số người Hy Lạp đã tận dụng quyền tự do di chuyển giữa các nước EU, vượt biên vào Bulgaria, nước hàng xóm gần nhất trong EU, để thử xem liệu có thể rút tiền mặt của họ từ các máy ATM dễ hơn rút tiền tại Hy Lạp không.
Lượng tiền mặt ứng trước cho người Hy Lạp được xác định không phải do vị trí của chiếc máy rút tiền mà do vị trí của tài khoản của họ. Nhưng bạn có thể thấy lý do tại sao họ đã cố thử. Tại trung tâm của đồng euro là quan niệm về sự biến động không bị trói buộc vào vật chất (dù tất nhiên chỉ dành cho các công dân EU có đặc quyền, khi số người bị chết tăng cao trong số những người di cư đang cố gắng đến châu Âu liên tục nhắc nhở chúng ta một cách rõ ràng) được hỗ trợ và gia tốc bằng dòng tiền không bị trói buộc như nhau. Các du khách Hy Lạp đến Bulgaria có đủ lý do hợp lý để thử nghiệm, chỉ để bị chạm trán với thực tế rằng – đối với họ – đồng euro chỉ đơn giản là không đủ tính linh hoạt.
Những vấn đề nhiều người Hy Lạp đang gặp phải bị một số đồng bào của họ làm cho tồi tệ hơn. Trong những tháng qua, những khoản tiền khổng lồ đã rời đất nước khi các cư dân giàu có hơn cố gắng bảo vệ tài sản của họ. Điều này đến lượt nó đã góp phần đáng kể vào việc làm suy yếu ngành ngân hàng của Hy Lạp. Trong một phản ứng cục bộ, chính phủ được cho là đang xem xét một lệnh ân xá thuế trị giá hàng tỷ euro đang được cất giấu ở Thụy Sĩ. Trong những trường hợp như vậy, nguồn tiền không chỉ di chuyển loanh quanh đâu đó, mà sẽ có ở đó khi xảy ra vấn đề.
Greeks queue in front of the National Bank to use ATM to withdraw cash, in Athens, Greece, on June 27, 2015. (Milos Bicanski/Getty Images)
Người dân Hy Lạp xếp hàng ở trước Ngân hàng Quốc gia để sử dụng máy ATM rút tiền mặt, Athens, Hy Lạp, vào ngày 27 tháng 6, 2015. (Milos Bicanski / Getty Images)

Miễn nợ

Tất nhiên, khi nói đến cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp hiện nay, vấn đề thực sự mà người Hy Lạp và chính phủ của họ đang phải đối mặt không phải là thách thức của việc đồng tiền luân chuyển ra sao hoặc nó không dịch chuyển qua không gian như thế nào, mà điều họ quan tâm ở đây là qua thời gian như thế nào. Thách thức đối với các nhà đàm phán Syriza là thuyết phục các chủ nợ của họ rằng những lời hứa trước đây của chính phủ Hy Lạp không thể và không nên gây tác hại cho đời sống của người dân Hy Lạp hiện nay. Điều này có nghĩa rằng ít nhất một số khoản nợ của họ cần phải được xoá sổ.
Đây là một tài sản nợ có thể kéo theo việc người dân và các chính phủ phải đưa ra những lời cam kết, mà cuối cùng thì lại tỏ ra hoàn toàn không có khả năng thực hiện những lời hứa đó.
Tôi học ngành công nghiệp tín dụng tiêu dùng và thực tế này là hoàn toàn không cần tranh luận. Trong khi chủ nợ có thể không thích con nợ thất hứa, họ nhận ra rằng họ làm nên, dựng nên điều này trong các mô hình phòng ngừa rủi ro của họ, và quan trọng nhất là sau đó họ phải chấp nhận giảm bớt khoản nợ khi họ bị bắt buộc.
Đó là một tài sản nợ mà nó có thể kéo theo việc người  dân và các chính phủ phải đưa ra những lời cam kết, mà cuối cùng thì lại tỏ ra hoàn toàn không có khả năng thực hiện những lời hứa đó.
Trong hầu hết các hình thức hiện đại của cho vay tiêu dùng, điều đơn giản là không đúng khi nói rằng nghĩa vụ duy nhất của các con nợ là trả nợ. Các xã hội đã dần dần phát triển một loạt các cơ chế, thậm chí nếu không sẵn lòng, đặt ra nghĩa vụ cho các chủ nợ, trong những hoàn cảnh nhất định, cho phép những con nợ được phá bỏ lời hứa. Với cơ chế như phá sản, liên quan đến khả năng cuối cùng của các con nợ rũ sạch trách nhiệm, chúng tôi đã nhận ra rằng quá khứ của một con nợ không thể được phép chi phối tương lai của họ trong tất cả mọi trường hợp.
Trong nhóm ba chủ nợ của Hy Lạp, chỉ có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra có chút cảm giác mơ hồ nhận ra điều này mặc dù khá muộn, khi đề xuất rằng giảm nợ sẽ là cần thiết để Hy Lạp hồi phục. Họ miễn cưỡng thừa nhận do sự phụ thuộc sâu sắc của họ vào những dòng nợ, đồng tiền hiện đại đòi hỏi những cơ chế như vậy về miễn nợ như một bí mật mở. Tuy vậy điều khá rõ ràng là đa số các chủ nợ của Hy Lạp sống trong sự sợ hãi khốn khổ khi bí mật mở này được thốt ra quá lớn trong tầm lắng nghe của các thành viên khu vực đồng euro mắc nợ. Đồng tiền họ bảo vệ phụ thuộc vào điều này.
Không giống như trong trường hợp tín dụng tiêu dùng, vấn đề của EU là không có cơ chế thực được đưa ra cho phép miễn nợ. Sự lựa chọn sai lầm của họ buộc cho người dân Hy Lạp phải thắt lưng buộc bụng hơn hoặc quốc gia của họ bị buộc phải rời khỏi khu vực đồng euro. Trừ khi các chủ nợ có khả năng giải quyết một cách nhanh chóng việc làm thế nào để cho phép phá vỡ những hứa hẹn về nợ nần, sau đó, có hoặc không có Hy Lạp, đồng euro sẽ vẫn mong manh một cách nguy hiểm.
Joe Deville là một giảng viên tại trường Đại học Lancaster. Bài viết này đã được xuất bản lần đầu trên trang TheConversation.com
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

Bộ ảnh tuyệt đẹp giàu tính nhân văn về người vô gia cư

Chia sẻ bài viết này
Nhiếp ảnh gia Aaron Draper đã dùng kỹ thuật chụp ảnh bằng ánh sáng đèn để lưu lại những khoảnh khắc của những người vô gia cư ở California. Những người dân địa phương và các nhà hoạt động xã hội ở California đang cố gắng để người xem thông qua trực giác sẽ thấy thương tâm nhiều hơn đối với những người sống trên đường phố trong loạt ảnh Underexposed (Thiếu sáng). Xét cho cùng thì những gì không đẹp thường bị người ta bỏ qua.
Draper nói trên trang web của mình rằng “Steinbeck ảnh hưởng đến tôi và tác động đến thế giới quan của tôi. Trong loạt ảnh Of Mice and Men và The Grapes of Wrath tôi đã được giới thiệu triết lý về xã hội, sự bất bình đẳng về kinh tế và về những nỗ lực của Steinbeck trong việc làm sáng tỏ vấn đề nghèo khổ trong xã hội. Steinbeck hi vọng sẽ mang lại thay đổi trong xã hội, cũng giống như tôi hi vọng mình có thể khiến mọi người có cái nhìn nhân văn hơn về những người vô gia cư” .
Theo trang  endhomelessness.org, tính đến năm 2014, có khoảng 578.424 người vô gia cư ở Mỹ. Trong số đó có 177.373 người “sống ở những nơi không dành cho con người sinh sống như đường phố hay một căn nhà bỏ hoang nào đó”. Khoảng 50.000 người trong số 578.424 nghìn người vô gia cư là những cựu chiến binh.

“Mục đích của loạt ảnh Underexposed là giúp những người vô gia cư trở nên gần gũi nhất có thể trong một xã hội đang đòi hỏi cao về vẻ bề ngoài”.

“Khi nói về chủ nghĩa tích cực xã hội, bạn sẽ thu hút được sự quan tâm nhiều hơn từ công chúng bằng cách truyền đạt niềm hi vọng, chứ không phải sự tuyệt vọng ”.

“ Tôi sử dụng ánh sáng như một cách thu hút sự quan tâm của người xem đến các nhân vật trong loạt ảnh Thiếu sáng này”.

“Và điều đó cho tôi hy vọng”

“Khi vật gì đó đó không được tiếp xúc đủ với ánh sáng thì nó sẽ bị thiếu sáng, và có một vài chi tiết nằm ở trong khoảng tối kia”.

“Sử dụng ánh sáng nhân tạo giúp tôi soi sáng nhân vật, đưa họ vào ánh sáng và ra khỏi khoảng tối để người khác có thể nhìn ngắm và trân trọng họ”.

“Nếu tôi có thể tác động đến cách nhìn của một người về người vô gia cư, tôi xem loạt ảnh của mình đã thành công”.

lighting-homeless-people-portraits-underexposed-aaron-draper-16
Xem thêm ảnh của Aaron Draper: aarondraper.com
Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của boredpanda.com. Đọc bản gốc tại đây
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Đổi Trục: Chiến lược triệt hạ Trung Cộng của Hoa Kỳ



Chia sẻ bài viết này
Những động thái chiến lược của Mỹ tại Biển Đông mới đây, nhất là việc Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam, Mỹ sắp bán máy bay F16 cho Việt Nam, Mỹ sẽ chính thức đưa hạm đội tàu chiến đến hải cảng Cam Ranh làm cho Trung Cộng (TC) vô cùng lo sợ. Thậm chí, Trung Cộng cho mình là ‘nạn nhân lớn nhất’ trong tranh chấp Biển Đông!
Đường băng Trung cộng mới xây trên đảo Trường sa
Đường băng Trung cộng mới xây trên đảo Trường sa

1. Trung Cộng tức giận vì Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam.

Trang web tin tức quân sự Mỹ, Strategy Page, đã đăng một bài báo vào ngày 31 tháng 5 với tiêu đề “Tàu ngầm: Trung Quốc phản đối việc mua tên lửa Klub”, tuyên bố rằng Bắc Kinh đã đưa ra lời phản đối Nga, Việt Nam và Mỹ sau khi Moscow đồng ý bán cho Việt Nam 50 tên lửa 3M54 Klub được phóng từ tàu ngầm, theo trang Global Times của Trung Quốc.
Trích dẫn VĐKN: Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam
Bài báo đăng trên Strategy Page cho biết, trong khi Nga và Việt Nam cố gắng giữ im lặng về thỏa thuận thì 28 tên lửa Klub đã được chuyển giao cho Việt Nam. Trung Quốc đặc biệt lo lắng vì tên lửa Klub có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Bài báo cho rằng các tàu ngầm ở Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện đang sử dụng những tên lửa rất hiệu quả, mặc dù tên lửa này trước đây phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến vụ thử tên lửa của Ấn Độ trong năm 2007.

2. Trung Cộng lo sợ Việt Nam sắp có máy bay F16 của Mỹ.

Thời gian qua, trong khi thông tin việc Mỹ gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Trung Quốc lo ngại trước việc Việt Nam có thể mua máy bay F-16 của Mỹ để sử dụng cho mục đích bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa.
Các bài phân tích của truyền thông Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam mua được F-16 kể cả là cũ từ Mỹ sẽ tạo ra ưu thế vượt trội so với J-15 hay Su-30MK2 của Trung Quốc.
Lâu nay, TQ thường vỗ ngực tự hào quảng bá rằng các vũ khí do họ sản xuất là có tính năng ngang ngửa thậm chí vượt trội so với vũ khí của Nga hoặc Mỹ, nhưng khi đề cập đến những vũ khí Mỹ có thể bán cho Việt Nam, trong đó có F-16C/D thì Trung Quốc cũng không khỏi giật mình lo sợ.
Mặc dù, F-16 là hàng cũ nhưng khi được tân trang sẽ có sức mạnh vượt trội và đóng vai trò xoay chuyển tương quan về lực lượng không quân ở biển Đông.

3. Tin đồn Mỹ đưa hạm đội tàu chiến đến hải cảng Cam Ranh làm cho TC hoảng hốt.

Tình hình Biển Đông liên tục nóng lên. Trung Cộng ngang nhiên đòi chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Từ tháng 3/2014, Trung Cộng bị khám phá xây đấp đảo nhân tạo với mục đích biến chúng thành căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo các bằng chứng mà Mỹ đưa ra, Trung Cộng đã cải tạo khoảng 2.000 mẫu Anh (hơn 800 ha) các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Khi hoàn thành các căn cứ quân sự tại Trường Sa, Trung Quốc sẽ trở thành mối họa đối với quân đội Hoa Kỳ.

Biết được nguyên nhân và hậu qủa của những động thái trên đây của TC có thể giúp làm sáng tỏ
chiến lược Đổi Trục của Hoa kỳ và Việt Nam.

Trước viễn tượng đen tối của nội tình Trung Cộng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã liều lĩnh chơi nước bài “vừa ăn cướp vừa la làng” nói trên, là để đánh lạc hướng, che mắt thế giới khỏi nhòm ngó vào nội tình đen tối của mình. Đó là nguyên nhân.
Còn hậu qủa là do đó mà Mỹ cũng như các đồng minh tại Á châu/Thái Bình Dương đã bị báo động khẫn cấp và sẳn sàng chuẩn bị chiến lược liên minh để đối phó. Vậy, chiến lược Đổi Trục không có gì mới lạ. Nó chỉ là một bước chiến lược hợp lý trong chiến lược toàn cầu của Ngũ Giác Đài.

4. Ngũ Giác Đài đã có sẵn kịch bản để khai triển hải quân tới khu vực này.

Nếu Hoa Kỳ–Trung Cộng rơi vào cuộc chiến trên Biển Đông, Ngũ Giác Đài đã có sẵn kịch bản để khai triển hải quân tới khu vực này. Ba thế lực quân sự của Hải Quân Hoa Kỳ từ 3 khu vực khác nhau sẽ vượt qua những điểm nóng để đến được nơi xảy ra xung đột.
Đây là những nhận định mà Viện Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao (FPRI: Foreign Policy Research Institute) đưa ra trong bài viết: “Sẵn sàng cho một cuộc chiến?: Mỹ sẽ phản ứng bằng cách nào với một cuộc khủng hoảng Biển Đông?”. (“Ready for a Fight?: How America Could Respond to a South China Sea Crisis”.)

5. Báo động biến cố mới nhất về Trung Cộng hà hiếp ngư dân Việt Nam:

11 ngư dân trên tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm đã được đưa về đến bờ an toàn ngày 15/7. Thêm một bằng chứng gây hấn nữa của TC.
Thông tin trên được ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi, xác nhận với BBC hôm 16/7.
Trước đó, báo điện tử Dân Trí hôm 10/7 dẫn lời Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết tàu cá số hiệu QNg 09559-TS của ông Trương Văn Đức, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã bị tàu Trung Quốc tấn công khi đang đánh bắt gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.
Theo đó, tối 9/7, hai tàu Trung Quốc đã “dùng còi hú, đèn công suất lớn xua đuổi các tàu cá Việt Nam”.
Các tàu cá Việt Nam được nói là đã “chạy né tránh”.
“Trong lúc tàu cá di chuyển chậm, bất ngờ tàu Trung Quốc đâm vào tàu cá QNg 90559-TS và gây chìm tàu. Sau đó, tàu Trung Quốc bỏ đi”, theo Dân Trí.
Cũng báo này cho biết các ngư dân trên tàu sau đó đã bám vào phao cứu sinh, thúng nhỏ và được tàu cá QNg 95248-TS của ngư dân Lê Văn An ở gần đó cứu giúp.
Những người này sau đó đã được chuyển lên một tàu cá khác, số hiệu QNg 95779-TS, và được đưa về bờ.
Hôm 10/7, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) đã ra thông cáo phản đối việc làm “phi nhân đạo của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam”.
“Việc làm này vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây tổn hại đến tài sản và nguy hại đến tính mạng của ngư dân Việt Nam,” thông cáo viết.
“Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt hành động phi pháp trên.”
VINAFIS cũng đề nghị các cơ quan chức năng “tăng cường lực lượng để hỗ trợ ngư dân hoạt động trên biển, ngăn chặn hành động vi phạm của phía Trung Quốc” đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường tài sản cho các ngư dân Quảng Ngãi.

Nhiều tàu cá khác từ xã Bình Châu cũng đã bị tàu Trung Quốc tấn công trong thời gian qua.
Trích dẫn: BBC tiếng Việt

Chiến lược Đổi Trục.

Đúng vào lúc Trung Cộng đang lo sơ trước những động thái quân sự mới đây của Mỹ tại Biển Đông, tiếp theo cuộc viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng mới đây, có nhiều lời đồn đoán cho rằng Việt Nam đang thảo luận với Mỹ về Chiến Lược Đổi Trục, một chiến lược liên hoàn Mỹ-Việt theo đó Mỹ muốn kéo Việt Nam ra khỏi qủy đạo Trung Cộng và Việt Nam muốn xử dụng Mỹ như là một thế lực kiềm chế Trung Cộng (TC).
Hoa kỳ muốn trở lại vùng Á châu và Thái Bình Dương vì lý do bảo vệ an ninh của thế giới đang bị Trung Cộng đe dọa. Đây là thời cơ cho VN, một tia hy vọng cho VN thoát khỏi vòng tay kiềm tỏa của Trung Cộng.
Đồng thời, những sự kiện trên xảy ra đúng vào thời điểm nội tình của TC rất là đen tối: cuộc đấu đá tranh dành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và sự suy thoái kinh tế trầm trọng của TC.

-Cuộc đấu đá tranh dành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như chỉ muốn củng cố quyền lực bằng cách thanh toán phe đối lập qua chiêu bài chống tham nhũng. Ông không thực sự muốn bất cứ cải cách gì có lợi cho người dân. Lại còn cứng rắn hơn đối với những phong trào dân chủ, nhân quyền, và tiếp tục đàn áp tôn giáo, diệt tân gốc nền văn hóa truyền thống để thay vào Văn Hóa Đảng làm cho nên tảng xã hội bị lung lay vì không có sự hậu thuẩn của dân chúng và những phong trào dân chủ đối lập, và các tôn giáo mà Trung Cộng ra tay dàn áp vì rất lo sợ thế lực chống lại chủ nghĩa vô thần của chế độ độc tài đảng trị của Trung Cộng.
Xu thế cách mạng đang xảy ra – chậm rãi nhưng chắc chắn. Xã hội Trung Quốc đang bị xói mòn, vì nhà nước sử dụng bừa bãi những nguồn lực xã hội, tạo ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp, và suy đồi đạo đức. Theo thời gian, cách mạng trong nhân dân lớn dần lên, và chờ cơ hội để bùng phát.

-Suy thoái kinh tế trầm trọng.

Thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Quốc tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp theo quả bóng địa ốc sắp vỡ tan.
Nhân tố dễ thúc đẩy cách mạng nhất ở Trung Quốc là khủng hoảng tài chính. Mặc dầu Trung Quốc đã ban hành một vài chính sách tài chính để cứu vãn thị trường chứng khoán, nhưng hiệu quả từ những chính sách này vẫn cần được xem xét. Tình trạng nền kinh tế thế giới là cực kỳ khó đoán, và có thể gây ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.
Theo bài binh luận trên mạng của Nguyễn Đình Phùng http://vuottuonglua.org/2015/07/chien-luoc-triet-ha-trung-hoa-cua-hoa-ky/, nền Kinh tế của TC đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc nổ tung ra nhưng chưa lan rộng lắm. Tuy nhiên, sự tan vỡ kinh tế của TC chính là thị trường chứng khoán sụp đổ trong mấy tuần lễ vừa qua mà chính quyền Trung Quốc không che giấu được.

Theo bài binh luận trên mạng http://vuottuonglua.org/2015/07/chien-luoc-triet-ha-trung-hoa-cua-hoa-ky/, nền Kinh tế của TC đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc nổ tung ra nhưng chưa lan rộng lắm. Tuy nhiên, sự tan vỡ kinh tế của TC chính là thị trường chứng khoán sụp đổ trong mấy tuần lễ vừa qua mà chính quyền Trung Quốc không che giấu được.
“Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80 đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.”, theo bài bình luận.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình không muốn thấy thị trường giảm sút thêm nữa, vì nó sẽ tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị có cơ hội phản công, lật ngược thế cờ trong cuộc đấu đá tranh dành quyền lực đang diễn ra. Xem chi tiết.
Tình hình xấu đi trên đây của TC là cơ hôi tốt cho cả Mỹ và Việt Nam liên kết nhau trong chién lược “Đổi Trục”.
Nhất là đối với VN, một nước nhỏ ở vị trí địa lý bất lợi có cùng biên giới với một nước CS phương bắc khổng lồ rất hiếu chiến. VN vốn đã bị TC thôn tính nhiều lần, kinh qua bao nhiêu năm tủi nhục với bài học mà Đặng Tiểu Bình dạy VN khi TC phát động cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

Sau khi cho VN “một bài học”, Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Ngậm đắng nuốt cay hơn mấy thập niên! Qủa thật là bài học đích đáng nhưng nó vạch trần bộ mặt phách láo của một đàn anh đã ăn ở với nhau qua nhiều thập kỷ thân thiết như “răng với môi”!
Đến nay mới có chút hy vọng rút ra khỏi vòng tay của TC, thì dĩ nhiên VN phải chộp lấy cơ hội. Nhưng liệu TC có để yên cho? Điều này còn qúa sớm, chưa có thể đoán trước được.

Tính khả thi của chiến lược Đổi Trục, Xoay Trục hướng về nhau.

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ mới đây, theo một vài nhà bình luận, là một chỉ dấu cho thấy sự thay đổi chiến lược, mà dư luận gọi là “xoay trục chiến lược” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh Trung Cộng đang gia tăng các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm khu vực mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Trong khi đó, truyền thông quốc tế nhận định sự kiện này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, khi Hoa Kỳ với chiến lược “xoay trục về châu Á” đang cần có sự hiện diện nhiều hơn trong khu vực Biển Đông mà Hoa Kỳ cũng đang có lợi ích trong đó.
“Chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút khá nhiều sự chú ý của dư luận tại hai nước và quốc tế. Báo chí quốc tế gọi đây là chuyến đi “lịch sử” và cho rằng Mỹ đang cố gắng lôi kéo Việt Nam về phía mình trong khi Việt Nam sử dụng Mỹ như là một lực lượng đối trọng để đối phó với Trung Quốc”. (Trích Dẫn VĐKN)

Phó Tổng thống Joe Biden trong buổi tiếp đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trưa ngày 7 tháng 7 cũng khẳng định:
“Khi chúng tôi tiếp tục chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương thì những đối tác như Việt Nam chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này. Chúng ta chia sẻ lợi ích về hòa bình và ổn định trong khu vực, chia sẻ lợi ích trong khối ASEAN thịnh vượng và tăng cường quan hệ giữa hai nước chúng ta.”
Tuy nhiên, có dư luận nghi ngờ tính khả thi của chiến lược Đổi Trục dựa trên những khó khăn sau đây của Mỹ.

-Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, để kiềm chế Trung Quốc, Mỹ phải duy trì cam kết của mình trong khu vực và phải có nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược này.
-Dân chúng Mỹ chỉ muốn Tổng Thống Obama giải quyết các vấn đề nội bộ. Nhân dân Mỹ hình như không muốn Tổng Thống dính líu vào một cuộc chiến tranh khác nữa. Bài học của chiến tranh VN cho thấy Mỹ thua trận là do phong trào phản chiến. Lịch sử có thể lặp lại chăng?
-Khó khăn tài chính và cắt giảm quốc phòng, cắt giảm nợ. Đây là một vấn đề an ninh quốc gia và cũng là vấn đề kinh tế trong nước. Câu hỏi là với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng 500 tỷ USD trong 10 năm tới, liệu Quốc hội Mỹ có thể thông qua một ngân sách để Nhà Trắng theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không?
-Các nước đồng minh Á châu-TBD còn ngần ngại, không muốn “làm mất lòng” TC, đang còn hy vọng hợp tác kinh tế với TC.

Ngoài ra, còn có yếu tố chính trị nội bộ của Việt Nam, phe thân Trung Cộng tuy yếu dần nhưng cũng là một cản trở đáng kể.
Chú thích: Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Bạn sẽ phản ứng như thế nào trước những nghịch cảnh trong đời?

Chia sẻ bài viết này

Một người con gái trong cuộc sống đã gặp nhiều khó khăn và đau khổ nên đã đến bên người cha của mình để than thở và oán trách, người cha nghe xong không nói lời nào, chỉ kéo tay cô con gái vào nhà bếp và đun nước.

A dandelion flower is pictured on April 27, 2015 in a meadow in Dresden.   AFP PHOTO / DPA / ARNO BURGI +++GERMANY OUT        (Photo credit should read ARNO BURGI/AFP/Getty Images)
Một bông hoa bồ công anh ở một đồng cỏ tại Dresden, Đức. (Ảnh: Getty Images)
Bản thân cô con gái cảm thấy mất phương hướng, tâm trạng lo lắng sợ hãi, chỉ muốn buông bỏ tất cả. Sau khi người cha làm đầu bếp của cô nghe xong, ông không nói gì, liền kéo tay cô vào nhà bếp.
Ông đang nấu ba nồi nước, sau khi nước sôi, ông bỏ củ cải vào nồi nước thứ nhất, ở nồi thứ hai ông bỏ vào một quả trứng, và ở nồi thứ ba ông bỏ cà phê vào.
Cô con gái nhìn cha với vẻ mặt đầy hoài nghi, cô không biết ông đang làm gì. Người cha chỉ nhẹ nhàng nắm tay cô, ra dấu cho cô không cần phải nói gì mà hãy nhìn nồi nước đang sôi, củ cải, trứng và cà phê đang trong nồi nước sôi sùng sục.
Một lúc sau, người cha vớt củ cải và trứng trong nồi nước ra, bỏ mỗi thứ vào trong chén, đổ cà phê vào ly, và nói với đứa con: “Con yêu dấu của ta, con nhìn thấy gì?”.
Người con gái nói : “Con thấy củ cải, trứng và cà phê”.
Người cha kéo cô con gái lại gần, đưa cho cô cầm củ cải đã nấu chín, củ cải bị nấu chín mềm nhũn, đưa cho cô cầm quả trứng, gõ nhẹ vào vỏ trứng và quan sát quả trứng luộc đó; sau đó, ông đưa cô uống thử chút cà phê. Cô gái mỉm cười, cầm ly cà phê âm ấm uống thử, lập tức hương cà phê nồng lên cổ họng cô.
Cô con gái hỏi: “Cha ơi, vậy là sao?”.
Người cha giải thích, ba thứ đó khi gặp phải cùng một nghịch cảnh, nghịch cảnh chính là nước sôi, sẽ có những phản ứng khác nhau. Bản thân củ cải vừa thô vừa cứng, khi nấu chín sẽ trở nên mềm ra, nhũn ra; còn quả trứng bên trong vốn rất lỏng, lớp vỏ trắng của nó có thể bảo vệ được chất lỏng bên trong nó, nhưng khi bỏ vào nước sôi, chất bên trong vỏ trứng đó trở nên cứng! Bột cà phê còn đặc biệt hơn nữa, sau khi nấu lên, lại biến thành nước.
“Còn con thì sao? Con gái của cha, con muốn trở thành cái gì?”.
Người cha xoa đầu đứa con gái tuy đã lớn nhưng nhất thời đã mất hết dũng khí: “Khi gặp khó khăn trước mặt, con sẽ phản ứng như thế nào? Con muốn giống như củ cải cứng rắn kia khi gặp đau khổ sẽ mềm nhũn ra, không còn sức mạnh nữa? Hay là con muốn là quả trứng, bên trong yếu đuối? Bản thân con có nhạy bén và dũng cảm không? Khi trải qua mất mát, phân ly, khó khăn, con có thể trở nên kiên cường được không?.
Xem ra biểu hiện bên ngoài của con trước đây rất kiên cường, nhưng trong tâm hồn con lại vừa cam khổ lại vừa cố chấp? Hay là, con muốn giống như ly cà phê kia: cà phê sau khi chịu khổ trong nồi nước sôi thì lại thay đổi, khi nước sôi đến 100 độ, nước biến thành cà phê thơm ngon, khi nước sôi đến nhiệt độ cao nhất, thì cà phê tỏa ra hương thơm. Nếu như con giống cà phê, thì trong nghịch cảnh con phải biến mình trở nên tốt hơn và làm cho mọi người xung quanh con cảm thấy vui vẻ, con có hiểu không?
“Con gái yêu quý của ta, con muốn cho nghịch cảnh làm con khốn đốn hay con hãy thay đổi chính mình để mọi thứ bên cạnh trở nên càng tốt đẹp, càng lương thiện hơn?”.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Thiện ác tất có báo ứng từ muôn đời nay

Chia sẻ bài viết này
Ảnh: Epochtimes
Ảnh: Epochtimes
Trong văn hóa Trung Hoa cổ truyền, người quân tử kính trời và nhận rằng bất luận phát sinh sự tình gì thì đều là có quan hệ với những tư tưởng và hành động trong quá khứ của họ. Người quân tử thiện đãi người khác và vì vậy mà tích phúc đức. Họ hiểu rõ rằng mọi sự phát sinh đều có nguyên do. Kể từ thời sơ khai, đã có vô số những ví dụ về thiện hữu thiện báo và ác giả ác báo. Dưới đây là hai câu chuyện được ghi chép trong các cổ thư Trung Quốc.

Cứu người đói và đang chết đuối

Trụ trì chùa Khánh Vân ở Đỉnh Hồ Sơn, Quảng Đông, Đại Huệ trưởng lão khoảng 70 tuổi, đã ngộ được một vài thiên cơ. Ông tinh thông y thuật và xem tướng. Khi huyện lệnh huyện Cao Yếu ghé thăm chùa Khánh Vân, ông ta mang theo một quan quân của mình mang họ Lưu. Ông Lưu là một người quen cũ của trụ trì Đại Huệ. Ông Lưu đã kể cho huyện lệnh nghe về Đại Huệ trưởng lão, vì vậy huyện lệnh đã nhờ ông xem tướng số cho mình.
Đại Huệ trưởng lão không thể chối từ thỉnh cầu và đã đồng ý. Ông mời huyện lệnh ngồi và nghỉ ngơi. Sau khi xem mặt, Đại Huệ trưởng lão nói với huyện lệnh rằng: “Trong tay ngài nắm nhiều sinh linh. Tích đức có thể duy trì thọ mệnh”.  Huyện lệnh hỏi ông về tiền đồ công danh trong tương lai. Đại Huệ trưởng lão mỉm cười nói: “Lão nạp ngu muội, không dám tiên đoán tương lai của ngài. Một người đại đức tự nhiên sẽ có phúc báo. Sự nhân từ của ngài sẽ là hạnh phúc lớn lao của dân chúng trong huyện của ngài”. Nhận thấy Đại Huệ trưởng lão đang rất tế nhị và thấy rằng ông không nói nhiều, huyện lệnh đã rời đi sau khi uống trà xong. Sau đó ông nhờ người họ Lưu dò hỏi Đại Huệ trưởng lão thêm về những điều mà trưởng lão chưa nói.
Đại Huệ trưởng lão thẳng thắn nói với người họ Lưu rằng, qua tướng mạo của huyện lệnh, ông thấy rằng huyện lệnh đã mất đi thần sắc và điềm lành: “Trên mặt huyện lệnh lộ ra hắc khí và ông có thể không sống được quá một năm. May mắn là khí sắc nguyên lai của ông ấy không hoàn toàn bị triệt tiêu, điều này có nghĩa là ông ấy vẫn còn có thể được cứu khỏi tai họa và sẽ không nhất định phải chết. Là một quan phụ mẫu của bách tính, từng động tĩnh và cách giải quyết vấn đề của ông ấy liên quan chặt chẽ đến sự an toàn và sống còn của người dân. Nếu như ông ấy bảo trì thiện tâm và cứu giúp dân chúng, thì ông ấy có thể tạo phúc cho vạn dân. Lão nạp không phải là vô cớ nói rằng tích đức có thể bảo trì thọ mệnh”.
Họ Lưu nhiều lần gật đầu. Ông không dám nói hết với huyện lệnh những gì mà Đại Huệ trưởng lão đã nói. Ông chỉ bẩm báo với huyện lệnh rằng ông ta cần phải làm một điều tốt cứu giúp nhiều sinh mệnh trong vài tháng tới để có thể kéo dài tuổi thọ của mình.
Ngay sau đó, có một trận lụt ở khu Tây Lạo. Qua một đêm, mực nước dâng cao vài thước và làm ngập hết nhà cửa và đồng ruộng xung quanh. Dân chúng nhiều người bị chết đuối và kêu cứu. Huyện lệnh nhanh chóng đi tới một sườn đồi gần đó quan sát quang cảnh. Những gì mà ông nhìn thấy thật kinh hoàng và vào lúc đó ông không thể làm được gì nhiều. Ông nhìn thấy những thanh niên trai tráng lên thuyền và chạy thoát thân nhưng không ai giúp các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đang trôi nổi trên mặt nước. Huyện lệnh bỗng ra lệnh: ai cứu được một đứa trẻ sẽ nhận được một lượng bạc, và càng cứu được nhiều, phần thưởng sẽ càng lớn. Thế là, mọi người trên những chiếc thuyền bắt đầu cứu các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, tổng cộng cứu được hơn 400 người. Sau khi trận lụt qua đi, huyện lệnh mở kho lương thực dự trữ để phát chẩn cho người dân và bố trí nơi ở cho những nạn nhân của trận lụt.
Sau đó, huyện lệnh được thăng lên chức tri phủ Huệ Châu. Khi đi qua núi Phù Sơn, ông đã gặp lại trụ trì Đại Huệ. Khi Đại Huệ trưởng lão nhìn thấy ông ta, trưởng lão nói, “Người thiện tâm cuối cũng đã nhận được phúc báo. Tuổi thọ ông đã được tăng thêm”.
Vận mệnh của con người có thể được thay đổi do làm những việc tốt và tích đức. Khi người có thiện tâm, thì vận mệnh sẽ tốt, và khi người có ác tâm, cuộc đời của người đó sẽ đầy những điều xấu. Khi một người phạm tội, thì phúc sẽ không còn và cuộc đời người đó sẽ kết thúc trong tai họa.

Người kiêu ngạo hống hách sẽ gặp ác báo

Có một viên thái thú tham lam và hung bạo. Cứ khi nào ông ta ra đường, binh lính của ông ta cưỡi ngựa đi trước. Họ sẽ quất vào bất cứ người nào mà tránh đường chậm chạp.
Một hôm, thái thú đang trên đường về phủ và có một người khuân vác đứng phía bên trái đường đang gánh hai sọt giấy, thái thú tức giận vì người khuân vác không đặt sọt của anh ta xuống. Ông ta ra lệnh cho tùy tùng đưa người khuân vác đến trước mặt và la mắng anh ta. Người khuân vác tính tình thật thà chất phác. Anh đáp lời: “Tiểu nhân không đi ở trên đường, vậy tiểu nhân phạm phải tội gì?”. Thái thú thậm chí còn giận giữ hơn vì người khuân vác dám cãi lại. Ông ta lệnh cho tùy tùng đánh người khuân vác một cách dã man và hỏi lại anh: “Ngươi có biết ngươi đã phạm tội gì không?”. Người khuân vác đáp: “Tiểu nhân quả thực không biết đã phạm tội gì mà bị đánh như vậy”. Bị cãi lại trước đám đông, viên thái thú bản tính kiên ngạo thấy vô cùng nhục nhã. Ông ta lệnh cho người của mình đánh người khuân vác một trăm côn cho đến khi máu và thịt bay tung tóe. Họ kéo lê người khuân vác đến huyện phủ Hoa Đình và muốn trị tội anh ta là cản đường. Quan lại huyện này thừa cơ vơ vét tiền của ông chủ người khuân vác, là chủ tiệm giấy. Huyện lệnh thấy người khuân vác bị thương nặng, đã không trị tội và để anh ta đi sau vài ngày. Sau khi người khuân vác trở về tiệm giấy, ông chủ của anh ta đã trách mắng và đá anh ta ra ngoài. Bị đánh đập vô cớ và bị đuổi việc, hai ngày sau người khuân vác chết.
Vài ngày sau, viên thái thú có năm khối ung nhọt mọc trên lưng, làm cho ông ta đau đớn vô cùng. Thầy thuốc nói rằng ông ta có hy vọng sẽ bình phục vì các khối ung nhọt không rữa ra. Một đêm, trong giấc chiêm bao viên thái thú nhìn thấy một người đàn ông gánh các sọt giấy đang dùng tay xé các vết ung nhọt của ông ta. Sự đau đớn tột độ khiến ông ta tỉnh giấc. Ông ta nhìn trong ánh nến thấy toàn bộ các khối ung nhọt hiện giờ đã rữa ra. Mủ và máu thấm đẫm giường. Thầy thuốc đã từ chối chữa trị cho ông ta. Viên thái thú đã cầu xin mỗi ngày nhưng không có tác dụng. Ông ta không thể nằm ngửa được nữa, mà chỉ nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Sự di chuyển dù nhỏ nhất đều khiến cho ông ta đau đớn vô cùng. Ông ta phải chịu đựng như thế trong hàng chục ngày trước khi chết.
Uông Đạo Đỉnh thời nhà Thanh đã bình về sự việc này như sau, “Thật đáng thương khi các quan lại đương quyền có xu hướng làm bất cứ điều gì họ muốn mà không suy xét đến cảnh ngộ khó khăn của những người khác. Chúng ta đều là con người. Lẽ nào có thể sẵn sàng thể hiện sự tàn nhẫn chỉ vì để làm hài lòng bản thân mình? Khi bạn đánh người khuân vác cho đến khi máu thịt bắn tung tóe, anh ta đã không thể làm gì bạn. Nhưng khi mủ và máu trào ra ngoài những khối ung nhọt của bạn, bạn sẽ không thể làm gì được anh ta. Hãy thận trọng, toàn bộ những quan lại đương quyền, đừng làm điều gì mà về sau các vị sẽ phải ân hận mà không có thể làm gì được”.
Một người nên nhất tâm hướng thiện và tuân theo Thiên lý để giúp đỡ người khác. Như thế anh ta sẽ có nhiều cơ hội và tiền đồ tốt đẹp. Thiên địa biết rõ từng việc mà chúng ta làm. Mọi việc xảy ra với chúng ta là do tâm và những việc làm của chúng ta. Vì Đạo Trời là ác giả ác báo.
Các câu chuyện được kể dựa trên hai cuốn sách của Trung Quốc, “Thái thượng cảm ứng thiên hối biên” và “Tọa hoa chí quả”.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Nghiệp báo truyền sáu đời, phúc phận 800 năm

Chia sẻ bài viết này
Ảnh: Epochtimes
Ảnh: Epochtimes
Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa mưu hại huynh đệ Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, chiếm đoạt ngôi vua, làm nhiều việc bất nghĩa, gây hại cho đời sau, con cháu bị tuyệt hậu hai lần, phải chịu nỗi nhục cả hoàng tộc bị bắt làm nô lệ nước Kim. Ngược lại, Phạm Trọng Yêm là một minh thần Bắc Tống, suốt cuộc đời ông đều lo lắng cho đất nước và tạo phúc cho trăm họ, không hề hối tiếc cho dù bị giáng chức bốn lần. Phạm Trọng Yêm sống thanh đạm suốt một đời, nhưng con cháu đời sau rất hưng vượng, phú quý tám đời, vậy bí quyết nằm ở đâu?

Chiếm đoạt giang sơn cải biến sách sử, Tống Thái Tông chịu nghiệp báo sáu đời

Mặc dù Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa nhiều lần cải biến sách sử, nhưng rất nhiều sự thật lịch sử khó có thể bị chôn vùi. Ông giết anh trai để chiếm ngôi, giết chết con trai của huynh trưởng, giết chết người em trai làm thái tử Triệu Đình Mỹ, đều là vì muốn mình là người thừa kế ngai vàng duy nhất. Ông ta còn bắn chết Hoa Nhị phu nhân, đầu độc Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục, hãm hại hoàng hậu Tiểu Chu, còn đầu độc nguyên Ngô Việt Quốc Chủ Tiền Thục,…
Ông tưởng rằng làm thế thì có thể nắm giữ giang sơn mãi mãi, không ngờ báo ứng cho những việc ác giống như một tấm lưới trời chụp lên gia tộc của ông.
Con trai cả của Thái Tông bị điên, con trai thứ làm người kế vị, kết quả là bị bệnh chết, con trai thứ ba đăng cơ chính là Chân Tông. Con cái của Chân Tông lần lượt bị chết yểu, chỉ còn lại một người con trai chính là Nhân Tông sau này. Nhân Tông không có con, dòng dõi chính bị tuyệt hậu. Ông đã nhường ngôi cho con trai của hoàng thúc, lại truyền tiếp đến đời thứ hai, đời thứ ba thì xảy ra nỗi nhục của Tĩnh Khang, hậu duệ của Thái Tông – hoàng thất kinh thành đều bị bắt làm nô lệ ở nước Kim, hậu cung bị ép thành kỹ nữ (trong đó có mẹ đẻ và vợ của Triệu Cấu), chỉ có Triệu Cấu trốn thoát, đã lập ra Nam Tống. Con cái đều chết, Triệu Cấu lại bị quân nước Kim dọa cho không đứng dậy nổi, từ đó tuyệt hậu. Sử sách ghi chép rằng, được Mẫu Nguyên Hựu thái hậu báo mộng, ông không tìm người thừa kế còn lại của Thái Tông mà tìm hậu duệ của Tống Thái Tổ làm hoàng tử, trả lại ngai vàng cho hậu duệ của Thái Tổ.
Đừng tưởng rằng khi xưa Thái Tông có thể đứng trên vương pháp, hành ác cũng có thể không chịu trừng phạt, nhưng đạo đức ước chế tất cả, Thiên lý rõ ràng, thiện ác tất báo.

Ưu quốc vi dân tạo phúc, chỉ dòng tộc Phạm Trọng Yêm phồn thịnh

2013-12-9-manzhongyan_1
Phạm Trọng Yêm là một vị minh thần thời Bắc Tống, ông còn là một nhà văn học, nhà quân sự tài ba. Tác phẩm “Lạc Dương lâu ký”  của ông được coi là tuyệt tác thiên cổ, đạt đến cảnh giới “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi nhạc nhi nhạc”(lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ), trở thành phong thái lý tưởng của bậc danh sỹ Trung Hoa.
Phạm Trọng Yêm mồ côi cha từ nhỏ, quyết tâm học tập trong cuộc sống thanh khổ, sau khi đỗ tiến sỹ, ông luôn lo lắng và tạo phúc cho bách tính trăm họ.
Khi làm huyện lệnh Hưng Hóa (nay là thành phố Hưng Hóa tỉnh Giang Tô) ông chăm lo đê điều. Một lần, một đợt thủy triều lớn đã cuốn đi hơn trăm người dân, ông đứng trên ngọn thủy triều chỉ huy tu sửa đê điều. Không lâu sau, con đê dài hàng trăm mét đã vắt ngang bờ biển Hoàng Hải. Diêm điền và nông điền đều được bảo vệ, dân cư trở về quê cũ làm ăn sinh sống, từ đó mọi người gọi con đê biển này là “Phạm Công Đê”, đến nay con đê này vẫn còn tồn tại.
Phạm Trọng Yêm không chấp hành, không phục tùng với những sai lầm của triều đình, vì thế ông đã bị giáng chức khỏi kinh thành bốn lần, nhưng vẫn không thay đổi bản chất. Ông cầm quân đánh đuổi Tây Hạ, giữ vững kinh thành. Sau khi triều đình đại bại, nhờ chiến lược của ông nên mới có được hiệu quả. Quân địch đều khâm phục tài cầm quân của Phạm Trọng Yêm, cuối cùng đã giải hòa. Phạm Trọng Yêm đã chỉ đạo xóa bỏ chính sách không đúng đắn, cải cách toàn diện, xã hội đổi mới, khi đó gọi là “Khánh lịch tân chính”. Sau khi bị giáng chức vì những lời gièm pha, ông vẫn luôn nghĩ cho bách tính trăm họ.
Khi Phạm Trọng Yêm ngã bệnh sắp ra đi, cả triều đình trên dưới đều thương tiếc. Nhân dân cả nước khóc thương, ngay cả dân tộc thiểu số Tây Hạ cũng ăn chay mấy ngày liên tục và tập trung lại để tưởng niệm ông. Triều đình đã tặng cho ông danh hiệu cao nhất của một bậc văn nhân: “Văn chính”.
Phạm Trọng Yêm sống lương thiện suốt cả cuộc đời, lúc ra đi gia đình nghèo khó. Nhưng ông đã lưu lại phúc đức cho con cháu đời sau. Con trai ông là Phạm Thuần Nhân, sau này cũng làm tể tướng. Trung Quốc có câu “Giàu không quá ba đời”, nhưng dòng họ Phạm Trọng Yêm hưng vượng hơn 800 năm, đến thời Dân Quốc, Phạm gia vẫn là một dòng họ nổi tiếng. Đây đúng là một minh chứng chân thực cho việc tích đức hành thiện, tạo phúc báo cho đời sau.
Lấy lịch sử làm gương, có thể biết được thăng trầm của lịch sử. Ở đây có sự thăng trầm của triều đại và cũng có hưng vượng của gia tộc.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

TQ : Vì sao luật an ninh mạng mới gây hại cho ngành công nghệ nước này?



Chia sẻ bài viết này

A customer passes an Apple store in Shanghai, 2012.  China's new cybersecurity law would restrict companies like Apple, and could hamper China's own economy. (Peter Parks/AFP/Getty Images)
Một hành khách đi qua cửa hàng Apple ở Thượng Hải, năm 2012. Luật an ninh mạng mới của Trung Quốc hạn chế các công ty như Apple có thể cản trở nền kinh tế Trung Quốc (Ảnh: Peter Parks/AFP/Getty Images)
Vào ngày 8 tháng 7 vừa qua, Trung Quốc vừa phê chuẩn một đạo luật an ninh không gian mạng cho phép chính quyền nước này siết chặt kiểm soát mạng Internet và các ngành công nghiệp công nghệ hơn.
Bộ luật dàn trải trên phạm vi rộng và bao gồm mọi vấn đề từ chính trị đến dữ liệu cá nhân, khiến các công ty công nghệ nước ngoài bị đặt vào thế bất lợi và có thể kiềm chế sự đổi mới của ngành công nghệ trong nước.
Văn bản gồm 68 điều khoản với mục đích là tìm cách “bảo vệ chủ quyền không gian mạng và an ninh quốc gia”. Ngoài việc củng cố an ninh, Trung Quốc còn lên kế hoạch tăng cường kiểm soát thông tin, kiểm duyệt và đàn áp tự do thông tin. Đứng đầu trong số các nguyên tắc là yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các công ty công nghệ phải lưu trữ dữ liệu ở Trung Quốc.
Những yêu cầu như vậy có thể giúp Bắc Kinh dễ dàng theo dõi những đối tượng bất đồng chính kiến – những người được xem là kẻ thù của nhà nước, hoặc bất cứ ai mà họ cho là mối đe dọa đối với chính quyền. Cho đến này, vẫn chưa rõ liệu bộ luật mới sẽ áp dụng cho tất cả các dữ liệu ở bên trong Trung Quốc hay đối với cả dữ liệu từ bên ngoài Trung Quốc mà các công ty Trung Quốc thu thập được.
Ví dụ như, Điều 50 trao cho các cơ quan có thẩm quyền quyền dập tắt truy cập Internet trên diện rộng để duy trì trật tự trong trường hợp có sự cố “đột ngột”. Nói cách khác, họ có thể sử dụng quân luật trong không gian mạng.

Các công ty nước ngoài bị thua thiệt

“Mối quan tâm chính là: cũng như nhiều bộ luật Trung Quốc khác, ngôn từ sử dụng ở đây thật mơ hồ khiến cho người dân không nắm bắt được bộ luật này sẽ được thực thi như thế nào”, Joerg Wuttke, Chủ tịch Liên minh châu Âu Phòng Thương mại Trung Quốc nói với Reuters.
Stuart Hargreaves, Giáo sư luật công nghệ và mạng Internet tại Đại học Trung Quốc của Hồng Kông, cho rằng các công ty nước ngoài kinh doanh tại Trung Quốc sẽ bị đưa vào thế bất lợi.
“Quy tắc này sẽ có lợi cho các nhà sản xuất và các lập trình viên trong nước bởi vì các đối thủ nước ngoài của họ thường không muốn giao nộp mã nguồn hoặc thiết kế kỹ thuật của họ cho chính quyền Trung Quốc, và trong một số trường hợp, thậm chí hành động này còn bị chính phủ họ nghiêm cấm”, ông Hargreaves nói với tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP).
Công ty công nghệ nước ngoài kinh doanh tại Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề về nhân quyền cũng như chiến lược kinh doanh từ các cổ đông và những người liên quan trực tiếp.

Doanh thu sụt giảm

Bộ luật công bố ngày 8 tháng 7 dấy lên nhiều thắc mắc vì từ lâu chính quyền Trung Quốc đã bị nghi ngờ đứng sau các vụ tấn công tin tặc vào các cơ quan chính phủ và tập đoàn nước ngoài. Ví dụ gần đây nhất và nghiêm trọng nhất là vụ tấn công mạng vào Văn phòng Quản lý nhân sự Mỹ, trong đó hàng triệu dữ liệu của nhân viên chính phủ đã bị đánh cắp bởi một loạt các hành vi vi phạm an ninh mạng.
Để trả đũa cho việc bị buộc tội tấn công tin tặc dưới sự bảo trợ của chính quyền, đầu năm 2015, Bắc Kinh đã loại bỏ Cisco Systems, Citrix Systems, và Apple ra khỏi danh sách các nhà cung cấp được chấp thuận của chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc đang lo ngại Hoa Kỳ trả đũa bằng cách cài đặt phần mềm gián điệp trong các sản phẩm công nghệ.
Trước khi điều luật an ninh mạng mới được công bố ngày 8 tháng 7, các công ty công nghệ nước ngoài đã phải đối mặt với doanh số bán hàng ở Trung Quốc sụt giảm
Trong một cuộc họp về doanh thu với các nhà phân tích vào tháng 5, CEO của Cisco Systems, John Chambers cho biết doanh số bán hàng tại Trung Quốc đã giảm 20% trong quý trước đó. Điều này xuất phát sau khi mối quan hệ lâu dài của Cisco với chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả sản xuất phần cứng tuân thủ theo quy tắc kiểm duyệt của Trung Quốc, đồng thời có nguồn tin cho rằng thậm chí còn có công nghệ theo dõi những thành phần bất đồng chính kiến một cách tinh vi.

Mối đe dọa đối với sự đổi mới

Trong bộ luật mới, chính quyền nước này còn kêu gọi một nền công nghệ “an toàn và kiểm soát”, trong đó nhóm ngành công nghiệp công nghệ có thể buộc tất cả các công ty hoạt động tại Trung Quốc xây dựng cửa hậu vào phần cứng.
Hành động đó sẽ đòi hỏi các công ty phải bàn giao chìa khóa mã hóa hoặc thậm chí mã nguồn, làm dấy lên mối lo ngại về sở hữu trí tuệ.
Yêu cầu này có thể được giải thích bằng nhiều cách khác nhau. Một mặt, các mã nguồn sẽ cho phép chính quyền Trung Quốc theo dõi sát sao sự phát triển của ngành công nghệ trong nước. Mở rộng ngành công nghiệp công nghệ là một nguồn tăng trưởng doanh thu và việc làm quan trọng mà chính quyền Trung Quốc đang trông đợi sẽ đáp ứng mức tăng trưởng GDP dự kiến.
Có một tiền lệ đối với các ngành công nghiệp ô tô trong nước là các hãng xe hơi nước ngoài phải thành lập liên doanh với một công ty địa phương và chuyển giao công nghệ cho địa phương để có thể đặt chân lên thị trường Trung Quốc. Trong khi hãng sản xuất ô tô nội địa Trung Quốc vẫn dẫn đầu trước các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản và châu Âu về doanh số bán hàng, việc chuyển giao công nghệ bắt buộc đã giúp ngành công nghiệp nội địa hàng thập kỷ tiết kiệm được [chi phí] Nghiên cứu & Phát triển (R&D).
Nhưng sự thua thiệt thật sự có thể sẽ ngăn cản sự phát triển của khối doanh nghiệp khởi nghiệp nội địa đang bùng nổ ở Trung Quốc. Biện pháp mạnh tay của Bắc Kinh nhằm điều tiết ngành công nghệ đã đi ngược lại những nỗ lực gần đây của họ trong việc thúc đẩy sự đổi mới và đầu tư của các doanh nghiệp Internet khởi nghiệp.
Yêu cầu kiểm toán hàng năm và giao nộp mã nguồn trong bộ luật an ninh mạng mới dấy lên lo ngại về những quy trình quan liêu, làm chậm tiến độ nghiên cứu công nghệ và gây tổn thương cho các khoản đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài. Nó cũng có thể làm tổn thương khả năng cạnh tranh của các công ty khởi nghiệp Trung Quốc trên thị trường toàn cầu – do bị nghi ngờ về tính an ninh vì mối quan hệ mật thiết của họ với chính phủ Trung Quốc.
Tương tự như các động thái can thiệp mạnh tay gần đây trên thị trường chứng khoán, biện pháp phản hồi của Bắc Kinh về an ninh mạng chỉ khiến Bắc Kinh thất bại trong tương lai.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
ĐÁNH CHÓ PHẢI NỂ MẶT CHỦ NHÀ hay CHA MẸ GIÀU CÓ THÌ CON CÁI ĐƯỢC NHỜ  .
1/ Tân học Tinh hoa : tại một xóm nọ , có 1 đứa bé có cha mẹ nghèo khổ , bê bối , mọi người khinh rẻ , nên ai cũng ăn hiếp hay chửi bới nó . Mấy đứa bé khác trong xóm , do cha mẹ giàu có hay có uy tín  , không ai dám bắt nạt chúng . Vì bất cứ ai định đánh hay bắt nạt chúng , đều phải nghĩ đến ba má chúng .
VN hiện nay giống như đứa trẻ kể trên , qua chuyện thời sự sau .
2/ Dù tàu tuần duyên , tàu quân sự , tàu đánh cá , v.v... của TQ có mặt đều khắp tại vùng biển này , nhưng họ vẫn để cho tàu chở nhà báo của Phi tiếp tế cho một tàu sắt - trên đó có 9 lính TQLC Phi trú đóng .Vì họ nghĩ rằng , Phi là đồng minh của Mỹ và Mỹ sẽ không im lặng khi Phi bị tấn công : họ đã nghĩ rằng đánh "chó" phải nể mặt "chủ nhà" , trong khi họ vẫn tiếp tục tấn công , đánh đuổi ngư phủ VN , v.v...
Hơn nữa , CP và nhân dân Phi có quyết tâm , đây là điều VN hiện nay không có !


Tại khu vực Bãi Second Thomas Shoal (tên Việt Nam : Bãi Cỏ Mây ; tên Philippines : Ayungin ; tên Trung Quốc : Nhân Ái) hiện do Manila kiểm soát , nhưng các chuyến tiếp tế thường bị TQ gây rối . . .
vi.rfi.fr
Còm của Tài  :  Ngư phủ Việt hiện nay giống như đứa con "hoang" , ko cha ko mẹ , ai cũng ăn hiếp được .
Nhờ dựa vào Mỹ nên CP Phi mới bảo vệ ngư phủ của mình : đối với ng Phi , tàu tuần duyên hay hải giám TQ chỉ dùng loa kêu gọi họ tránh xa "lãn
h hải" của họ , chứ ko dám húc gẩy đôi tàu hay đánh đập ngư dân , đập nát tàu đánh cá - như đã áp dụng với ngư dân VN . Vì TQ còn nghĩ tới anh cả Mỹ , đứng sau lưng Phi . Quân đội Phi , do tiền bạc eo hẹp , nên xài đồ cũ , phần lớn từ đệ 2 TC , nên ko thể đương đầu với TQ , nên họ buộc phải nhờ Mỹ bảo vệ .
Vì thái độ KHIẾP SỢ TQ của ban lãnh đạo VN , nên lực lượng Hải , không quân hay tuần duyên hay CS biển VN đều "án binh bất động" để mặc cho TQ "làm tình làm tội" ngư phủ VN . Tóm lại , khi TQ đã coi thường "chủ nhà" thì họ tha hồ mà đánh "chó" , mà ko kiêng sợ điều gì .