Sunday, July 19, 2015

Vì sao cách mạng ở Trung Quốc đã thực sự bắt đầu?



Tourists dressed in Red Army uniforms visit Mao Zedong’s former guerilla base in Jinggangshan, Central China, on Sept. 21, 2012. (Peter Parks/AFP/Getty Images)
Khách du lịch mặc đồng phục Hồng quân khi thăm căn cứ du kích Mao Trạch Đông từng hoạt động tại Tỉnh Cương Sơn, miền trung  Trung Quốc, vào ngày 21 tháng 9, 2012. (Peter Parks / AFP / Getty Images)
Là một tổ chức được thành lập để không ngừng làm cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc mỉa mai thay lại sợ điều đó. Nhưng cách mạng lại đang được tiến hành ở Trung Quốc, và đây là xu thế không thể đảo ngược.
Một trong những mâu thuẫn chủ yếu của chế độ hiện nay là mối quan hệ giữa hệ tư tưởng nền tảng và thực tế xã hội. Học sinh Trung Quốc phải tham gia vào những bài học chính trị về tư tưởng Mác xít (hoặc ít nhất là sự vận dụng tư tưởng Mác xít của Đảng Cộng sản Trung Quốc), Tư tưởng Mao Trạch Đông, học thuyết của Đặng Tiểu Bình và của những lãnh đạo khác của Đảng.
Thực tế, tầng lớp giàu có và nắm quyền ở Trung Quốc được đảm bảo đặc quyền khi duy trì hệ tư tưởng của Mác và Mao Trạch Đông. Đó là một dạng bảo hiểm chính trị cùng với Đảng Cộng sản, và là điểm tựa cho tính chính thống của chế độ.
Nhưng với người nghèo – chiếm khoảng 60% trong 1,4 tỉ dân của Trung Quốc – học thuyết của Đảng mang lại những lợi ích hết sức hạn chế. Và khoảng cách giàu nghèo sẽ luôn tăng khi những tỉ phủ tiếp tục tước đoạt vô độ của cải của xã hội, trong khi người nghèo bị ngăn cản tiến lên những bậc thang xã hội – và đây là một cấu trúc bất biến trong gần 20 năm qua.
Theo học thuyết Mác xít chính thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã biến chất thành giai cấp tư sản bóc lột, vốn là mục tiêu chính của cách mạng vô sản. Người dân ở dưới đáy xã hội giờ đây có quyền lật đổ Đảng Cộng sản, tổ chức chuyên chế tệ hại nhất trong lịch sử.
Trong khi học thuyết tư tưởng của Đảng hiện có tác dụng như một con dao hai lưỡi, Trung ương Đảng sẽ không bao giờ từ bỏ nó. Cựu lãnh đảo Đảng Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế và tiến hành những cải cách khác nhưng ông ta chưa bao giờ chối bỏ chủ nghĩa Mác và Tư tưởng Mao Trạch Đông.

Mong muốn có một lãnh đạo cách mạng

Người dân Trung Quốc muốn một cuộc cách mạng nhưng không phải kiểu cách mạng của chủ nghĩa Mác. Họ đã từ bỏ vũ khí lý luận của chủ nghĩa Mác, và thay thế bằng những giá trị dân chủ phổ quát.
Một số tìm kiếm cách mạng dân chủ toàn diện: tự do ngôn luận, tự do hội họp phải được công nhận ngay lập tức. Những người khác hi vọng lật đổ Đảng Cộng sản, cho phép mọi người tiếp cận bình đẳng với của cải, và muốn giữ hiến pháp của đảng dưới danh nghĩa duy trì  “sự ổn định xã hội”. Nhóm sau thể hiện nguyện vọng với khẩu hiệu “ cách mạng dân chủ”, nhưng gần như chắc chắn họ là những người có liên hệ với chế độ.
Mặc dù ngày càng có nhiều học thuyết cách mạng và nhiều nhóm quần chúng có tiềm năng tham gia – chỉ cần lướt qua Twitter và Weibo là đã có thể tìm thấy nhiều bài viết bày tỏ mong muốn cách mạng – vấn đề còn lại là chưa có một tổ chức hay một lãnh tụ nào có thể lãnh đạo cuộc cách mạng này. Vì nếu tra cứu lịch sử thành lập  của Đảng Cộng sản thì có thể thấy rằng Đảng có sự nhạy cảm một cách cực đoan với các tổ chức.
“Theo dõi, giải tán, bắt giữ” – đó là chính sách mà Đảng Cộng sản kiềm chế bất kỳ tổ chức nào ở Trung Quốc.  Để đạt được mục đích này, những kẻ báo tin được cài vào những câu lạc bộ sách, các tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học; các tổ chức dân sự và tổ chức hỗ trợ phi chính phủ của nước ngoài, ví dụ  tổ chức Sáng kiến Mở rộng Hiến pháp và Thư viện Nông thôn Trung Quốc, đã bị đóng cửa; và các nhà hoạt động – thậm chí còn ít được biết đến như Hứa Chí Vĩnh, Ngô Cam, và những người khác – bị bắt giữ, và bị hạn chế tự do sau khi được phóng thích.

Không thể ngăn cản

Bất chấp mọi kiểm duyệt nghiêm ngặt, Đảng Cộng sản vẫn thất bại trong việc ngăn chặn một nhà lãnh đạo chính trị khởi xướng một cuộc cách mạng trong quần chúng nhân dân.
Cựu quan chức Bạc Hi Lai từng là một nhân vật nổi tiếng của đại chúng khi ông ta điều hành Trùng Khánh từ năm 2007 đến 2012. Ông Bạc tuyên truyền tư tưởng cánh tả của Mao Trạch Đông và khởi xướng những chiến dịch theo phong cách của Cách mạng Văn hóa như “hát những ca khúc đỏ và đập tan các băng đảng đen”, nhất thời chấn hưng tinh thần cộng sản bị trì trệ trong quần chúng nhân dân ở Trùng Khánh. Nhiều Đảng viên và người dân bị thuyết phục bởi tài hùng biện của ông Bạc và tin rằng ông ta là vị lãnh đạo sẽ bảo vệ lợi ích của họ.
Bởi vì Đảng Cộng sản không chấp nhận đấu tranh nội bộ, nên khi danh tiếng của ông Bạc đang đi lên lãnh đạo Tập Cận Bình đã thanh trừng ông Bạc vì có “ hành vi vô tổ chức” và tham nhũng.
Nhưng ông Tập không thể dập tắt hi vọng này một cách triệt để. Quần chúng nhân dân đã trải qua cảm giác đi theo một nhà lãnh đạo nổi tiếng và có sức hút, và phong trào cách mạng này đã sẵn sàng xuất hiện tại bất cứ thời điểm nào.

Cuối triều Thanh

Kể từ khi giải Nobel Hòa bình được trao cho nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) năm 2010, Đảng Cộng sản khước từ triệt để mọi cải cách, và Bắc Kinh đặc biệt nhạy cảm với bất cứ ám chỉ nào liên quan đến “cách mạng”.
Ấn phẩm ngày 14 tháng 6 năm nay của Nhân dân Nhật báo có 5 bài viết nhấn mạnh mối nguy hại sâu sắc của “những cuộc cách mạng màu” – là những phong trào dẫn đến sự lật đổ những chính phủ áp bức nhân dân – và cho rằng hệ thống dân chủ không thể cưỡng bức áp dụng vào Trung Quốc. Các bài viết nói rằng Trung Quốc phải cảnh giác với sự xâm nhập và lan rộng của “cách mạng màu”, của các lực lượng phương Tây “thù địch”  chưa bao giờ từ bỏ ý định phá hoại và lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Trung Quốc phải xóa bỏ niềm tin “mê tín” vào chế độ phương Tây và Tây phương hóa.
Chính quyền Trung Quốc vẫn duy trì chiến lược sử dụng tiền để mua và tăng cường “ổn định xã hội” nhưng nó sẽ không hiệu quả khi kinh tế Trung Quốc bị trì trệ và thất nghiệp đang trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội. Thực tế, cụm từ “ cách mạng” bắt đầu xuất hiện trên mạng Internet của Trung Quốc với tần suất tăng dần.
Một xu hướng cách mạng đã bắt đầu. Tình hình vẫn chưa tiến xa vì sự cảnh giác cao độ của Đảng trong việc theo dõi và đàn áp những ý kiến bất đồng
Đảng Cộng sản Trung Quốc nên nhún nhường để bảo đảm sự an toàn và nếu họ suy nghĩ cho lợi ích tương lai của đất nước. Nếu không, Đảng sẽ đối mặt với hai cuộc cách mạng có khả năng xảy ra: một cuộc cách mạng màu được lãnh đạo bởi tầng lớp trung lưu và trí thức lãnh đạo, hoặc một cuộc cách mạng bạo lực, bạo động vô sản với nòng cốt là tầng lớp nhân dân nghèo.
Liệu Trung Quốc có còn cơ hội để cải thiện? Có lẽ là không. Tình hình hiện tại sẽ phát triển nhanh chóng và diễn biến tương tự như những năm cuối của triều Thanh khi cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến cai trị.

Trước những diễn biến tiếp theo

Chế độ sụp đổ khi có đảo chính, khủng hoảng tài chính, một xung đột nghiêm trọng giữa quan chức và người dân, bạo lực thường xuyên, phản kháng gây chết người hoặc một cuộc xâm lăng. Đôi khi những nhân tố này xảy ra cùng một lúc.
Nhân tố dễ thúc đẩy cách mạng nhất ở Trung Quốc là khủng hoảng tài chính. Trung Quốc đã ban hành một vài chính sách tài chính để cứu vãn thị trường chứng khoán, nhưng hiệu quả từ những chính sách này vẫn cần được xem xét. Tình trạng nền kinh tế thế giới là cực kỳ khó đoán, và có thể gây ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.
Trong khi đó, xu thế cách mạng vẫn tiếp tục – chậm rãi nhưng chắc chắn. Xã hội Trung Quốc đang bị xói mòn, vì nhà nước sử dụng bừa bãi những nguồn lực xã hội, tạo ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp, và suy đồi đạo đức. Theo thời gian, cách mạng trong nhân dân lớn dần lên, và chờ cơ hội để bùng phát.
Ai là người chịu trách nhiệm cho tình trạng này? Tất nhiên là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trật tự xã hội bình thường bị đảo lộn khi Đảng Cộng sản xóa bỏ sự tư hữu, chuyển từ tư hữu sang công hữu. Sử dụng tài nguyên quốc gia để thúc đẩy công hữu, những gia đình “đỏ” và các quan chức nhanh chóng trở thành những triệu phú và tỉ phú, trong khi Trung Quốc trở thành quốc gia có nhiều người sống trong nghèo khổ nhất và cũng là quốc gia có nhiều người giàu có dựa trên bóc lột người nghèo nhất.
Lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc là những năm tháng nô dịch và lừa dối nhân dân, cũng như đàn áp và tiêu diệt những ý kiến bất đồng. Đảng không muốn bất cứ ai dùng bạo lực cách mạng để lật đổ nó, cho dù học thuyết của Đảng Cộng sản là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng bạo lực cách mạng. Và bất chấp Đảng mong muốn như thế nào, cách mạng ở Trung Quốc đã bắt đầu.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

SỰ ĐỔ VỠ ĐANG ĐẾN VỚI TRUNG HOA



Bài viết của Dr. Shambaugh hiện là Giáo sư về Quan hệ Quốc tế đồng thời giữ chức vụ Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington, ông cũng là cộng tác viên cao cấp của Viện Brookings. Những cuốn sách của ông về Trung Quốc gồm “ ĐCS Trung Quốc : sự hao mòn và sự thích ứng”(“China’s Communist Party: Atrophy and Adaptation” and, most recently,) và gần đây nhất là cuốn “ Trung Quốc toàn cầu hóa : một thế lực cục bộ”(“China Goes Global: The Partial Power.”).


GS Divid Shambaugh là một trong số vài chục học giả think tank của Hoa Kỳ, ông cùng với các quan chức phục vụ trong Bộ Quốc phòng Mỹ, CIA, Bộ Ngoại giao, và Hội đồng an ninh quốc gia, làm ra chính sách của Mỹ đối với châu Á, và đặc biệt là đối với Trung Quốc.

Hôm trước mình có đưa nó lên facebook, nay thấy Vietstudy có bài dịch của ông Phạm Gia Minh, nên mang về lưu lại trên blog để bà con đọc chơi nhen. Há há,



Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.

Hôm thứ năm tuần này Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên vừa nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3 000 đại biểu “ được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú lịch lãm sẽ gặp mặt trong thời gian một tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.

Một số người nhìn nhận cuộc tụ họp đầy ấn tượng này là một chỉ dấu cho sức mạnh của hệ thống chính trị Trung Quốc, tuy nhiên thực chất nó lại che dấu những điểm yếu nghiêm trọng. Các chiêu trò chính trị ở Trung Quốc xưa nay thường được ngụy trang dưới lớp vỏ đầy kịch tính với những sự kiện dàn dựng trên sân khấu cho thấy dường như Quốc hội trao quyền lực bền vững cho ĐCS Trung Quốc. Cán bộ nhà nước cũng như dân thường đều biết rằng họ phải tuân thủ những nghi thức đó, tức là phải vui vẻ tham gia và nhắc lại như vẹt các khẩu hiệu chính thức. Lối hành xử như vậy ở Trung Quốc có cái tên là "biểu thái" (biaotai – biểu lộ thái độ), thực ra nó có ý nghĩa chỉ hơn một chút hành động phục tùng mang tính tượng trưng. 

Nếu không để ý tới vẻ bên ngoài thì về thực chất ĐCS Trung Quốc đang rất suy yếu và không ai biết điều này hơn chính Đảng. Con người đầy quyền lực của Trung Hoa - Tập Cận Bình đang hy vọng rằng các biện pháp trừng trị thẳng tay bất đồng chính kiến và tham nhũng sẽ giúp chống đỡ một sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng.  Tập Cận Bình xác định rằng phải tránh trở thành một Gorbachov của Trung Hoa bởi lẽ Gorbachov đã điều hành sự tan rã của Đảng CS LX. Thế nhưng thay vì trở thành nhân vật tương phản với Gorbachov, Tập Cận Bình kết cục có thể lại tạo ra cùng một hậu quả. Sự chuyên quyền của họ Tập gây sang chấn nghiêm trọng toàn bộ hệ thống xã hội Trung Quốc và đang đưa đất nước tới gần tình huống nguy kịch.

Dự đoán sự ra đi của các chế độ chuyên chế luôn là việc đầy rủi ro, phi phỏng. Một số chuyên gia Phương Tây nhìn trước sự sụp đổ của Liên Xô trước khi nó xảy ra vào năm 1991; tuy nhiên CIA lại hoàn toàn bỏ qua việc này. Sự tan rã của các quốc gia cộng sản Đông Âu hai năm trước đó cũng đã từng bị chế nhạo như một suy nghĩ mơ mộng của những kẻ chống cộng cho tới khi việc này trở thành hiện thực. Các cuộc “cách mạng màu” trong thời kỳ hậu Liên Xô ở Gruzia, Ucrain và Kyrgyzstan từ năm 2003 tới 2005 cũng như cuộc nổi dậy mùa Xuân Ả Rập năm 2011 đều bùng nổ ngoài mọi dự đoán.

Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đang rất để ý tới những dấu hiệu có tính chất làm lộ chân tướng mục ruỗng và suy đồi của chế độ đang diễn ra kể từ khi xảy ra sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi mà chế độ đã trên bờ suy vong. Từ thời điểm đó đến nay một số nhà Trung Hoa học đã đánh cược uy tín nghề nghiệp của mình khi khẳng định rằng sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo là không thể tránh khỏi. Những người khác thì tỏ ra thận trọng hơn, trong đó có tôi. Thế nhưng thời thế ở Trung Quốc đã thay đổi và những phân tích của chúng ta cũng cần bám sát thời cuộc.

Ván bài cuối cùng với sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu, tôi tin là như vậy và điều này đã tiến triển xa hơn cái mức mà nhiều người suy nghĩ. Tất nhiên chúng ta không biết con đường đi từ nay cho tới khi nó kết thúc sẽ có hình dạng ra sao. Có thể nó sẽ rất không ổn định và lộn xộn nhưng cho tới khi hệ thống bắt đầu tháo gỡ các nút thắt một cách rõ ràng,rành mạch thì các yếu tố nội tại vẫn tiếp tục đóng vai trò và vì vậy chúng sẽ ảnh hưởng tới bộ mặt của sự ổn định.

Sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc khó có thể kết thúc một cách êm ả. Một sự kiện đơn lẻ khó có thể gây nên sự khép lại hòa bình của một chế độ. Điều dễ xảy ra hơn đó là sự ra đi của nó sẽ kéo dài, hỗn độn và bạo lực. Tôi không loại trừ khả năng Tập Cận Bình bị hạ bệ trong cuộc tranh giành quyền lực hoặc bởi một cú đảo chính cung đình (un coup d’état). Chiến dịch chống tham nhũng hăng hái của họ Tập đã trở thành tiêu điểm tuần này của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy ông đang dùng quá đà sở đoản của mình và chọc tức một cách sâu sắc các cử tri là những nhân vật chủ chốt trong Đảng, Nhà nước, quân đội và giới kinh doanh.

Người Trung Hoa có câu ngạn ngữ, waiying, neiruan- ngoài cứng, trong mềm. Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo quả thực là mạnh mẽ, tràn đầy sức thuyết phục và tự tin. Thế nhưng nhân cách cứng rắn đó lại đi ngược với hệ thống Đảng và chính trị vốn hết sức mong manh trong nội bộ. Chúng ta hãy cùng xem xét 5 dấu hiệu có tính thuyết phục thể hiện tính dễ tổn thương của chế độ và yếu kém của hệ thống Đảng CS Trung Quốc. 

Thứ nhất, giới tinh hoa của nền kinh tế Trung Quốc đang đặt một chân bên ngoài cửa nhà và họ luôn sẵn sàng rời bỏ hàng loạt nếu như hệ thống thực sự bắt đầu sụp đổ. Năm 2014 Viện nghiên cứu Hurun ở Thượng hải chuyên theo dõi vấn đề người giàu Trung Quốc đã kết luận rằng 64% người có của Trung Quốc đã di cư hoặc đang lên kế hoạch di cư khỏi Trung Quốc. Người giàu Trung Quốc gửi con cái đi học ở nước ngoài với con số kỷ lục (bản thân sự việc này đã là một cáo trạng về chất lượng của hệ thống Đại học Trung Quốc).

Ngay trong tuần này báo chí đăng tin các đặc vụ Liên bang đã lục soát một số địa điểm ở Nam California nơi mà chính quyền Mỹ khẳng định rằng chúng có liên quan tới loại hình kinh doanh du lịch đạt giá trị nhiều triệu USD nhằm đưa hàng ngàn sản phụ Trung Quốc sang sinh con tại Mỹ để rồi sau đó quay trở lại Trung Quốc với đứa con là công dân Hoa Kỳ.

Người giàu Trung Quốc còn mua bất động sản ở nước ngoài ở quy mô và mức giá kỷ lục, họ chuyển tài sản ra nước ngoài, thường là những nơi được coi là dễ trốn thuế và mượn các công ty làm bình phong.

Trong khi đó, Bắc kinh đang nỗ lực đưa về nước số lượng lớn những kẻ chạy trốn mang tiền ra sống ở nước ngoài. Một khi mà giới tinh hoa của đất nước – trong đó có nhiều đảng viên CS rời bỏ tổ quốc với số lượng lớn thì chính nó đã cho thấy dấu hiệu xác đáng về sự mất lòng tin vào chế độ và tương lai của đất nước.

Thứ hai, khi lên cầm quyền năm 2012 Tập Cận Bình đã mạnh mẽ tăng cường làn sóng trấn áp chính trị vốn đã được khởi động từ năm 2009 trên khắp Trung Quốc. Mục tiêu hay đối tượng được ngắm tới là báo chí, truyền thông xã hội, phim ảnh, văn hóa - nghệ thuật, các nhóm tôn giáo, Internet, các nhà trí thức, người Tây Tạng và Uighur, những nhân vật bất đồng chính kiến, luật sư, các tổ chức phi chính phủ, sinh viên Đại học và lĩnh vực sách giáo khoa. Ban chấp hành Trung ương ĐCS đã ra một chỉ thị hà khắc được biết tới dưới cái tên Văn kiện số 9 phổ biến trong toàn hệ thống ĐCS từ trên xuống dưới năm 2013, yêu cầu mọi đơn vị phải truy tìm cho ra những biểu hiện tán đồng “ các giá trị phổ quát của phương Tây “ dù còn manh nha, đó là nền dân chủ pháp trị, xã hội dân sự, tự do báo chí và trào lưu kinh tế Tân-tự do (Neoliberal Economics).

Một nhà nước yên ổn và tự tin sẽ không phải tiến hành trấn áp, cấm đoán như vậy. Đó chính là triệu chứng của sự bất an và lo sợ của lãnh đạo ĐCS. 

Thứ ba, cho dù nhiều người trung thành với chế độ vẫn hành động xu thời nhưng khó bỏ qua những biểu hiện giả tạo mang tính diễn kịch đang lan khắp bộ máy chính trị trong mấy năm gần đây.

Mùa hè vừa qua, tôi là một trong số ít khách ngoại quốc (và cũng là người Mỹ duy nhất) tham dự cuộc hội thảo về “ Giấc mơ Trung Hoa” theo luận thuyết của Tập Cận Bình tại một cơ quan nghiên cứu của ĐCS Trung Quốc ở Bắc kinh. Chúng tôi ngồi suốt hai ngày, đầu óc bị tê liệt vì phải nghe liên tục hơn hai chục học giả của Đảng đọc tham luận, tuy nhiên bộ mặt của những người thuyết trình đều lạnh lùng vô cảm, ngôn ngữ cơ thể cho thấy một sự cứng nhắc và nỗi ngán ngẩm của họ rất dễ cảm nhận được từ bên ngoài. Họ làm ra vẻ phục tùng Đảng và những câu thần chú cuối cùng của lãnh đạo nhưng rõ ràng là công tác tuyên truyền đã mất hiệu lực cho nên Hoàng đế bây giờ chẳng còn y phục trên người.

Tháng 12, tôi trở lại Bắc kinh để dự cuộc hội thảo của trường Đảng trung ương, một định chế cao nhất của ĐCS trong việc đưa ra những chỉ đạo mang tính học thuyết. Và một lần nữa các quan chức cao cấp nhất của đất nước cùng các chuyên gia về chính sách đối ngoại lại đọc thuộc lòng kho khẩu hiệu, chính xác tới từng từ. Có lần trong bữa trưa, tôi ghé thăm gian hàng sách của trường, một địa chỉ dừng chân quan trọng để biết các cán bộ lãnh đạo Trung Quốc ngày nay được đào tạo điều gì. Những cuốn tuyển tập trên giá sách từ “các tác phẩm chọn lọc của Lê Nin” tới hồi ký của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice và trên bàn ngay cửa ra vào, những cuốn sách nhỏ của Tập Cận Bình quảng bá cho chiến dịch của ông ta về “ Công tác quần chúng” - hay mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân được xếp cao chất ngất. Tôi hỏi, “ sách này bán thế nào ?” Cô bán hàng trả lời “ Ô, không bán được nhiều, chúng tôi lại mang chúng đi ấy mà”“. Độ cao của chồng sách đã cho thấy khó có thể tin được cuốn sách đó thu hút độc giả.

Thứ tư, nạn tham nhũng làm thối nát bộ máy ĐCS, chính quyền và quân đội cũng đã thâm nhập vào toàn bộ xã hội Trung Quốc ngày nay. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình kéo dài được lâu và cũng khốc liệt hơn những đợt trước đây nhưng không một chiến dịch nào có khả năng loại trừ vấn nạn này vì nó đã bắt rễ một cách ngoan cố vào hệ thống độc Đảng, vào mạng lưới người bảo trợ - khách hàng (mang tính Mafia – ND) và một nền kinh tế hoàn toàn thiếu vắng sự minh bạch cùng một bộ máy truyền thông do Nhà nước quản lý không mang tính thượng tôn Pháp luật.

Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng, hối lộ của Tập Cận Bình được đưa ra nhằm thanh lọc có lựa chọn, chủ yếu nhắm vào các đồng sự và chiến hữu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Năm nay đã 88 tuổi họ Giang vẫn được đánh giá như Thái thượng Hoàng trong nền chính trị Trung Quốc. Truy quét mạng lưới đặt dưới sự bảo trợ của họ Giang trong khi ông ta còn sống là một sự mạo hiểm lớn đối với Tập Cận Bình, đặc biệt là khi ông có vẻ chưa tập hợp được phe phái gồm những chiến hữu trung thành tới mức đủ mạnh để củng cố quyền lực. Một vấn đề khác nữa là Tập Cận Bình là con trai của thế hệ đầu tiên các nhà cách mạng Trung Quốc, là một trong những “ Thái tử “ cho nên các mối liên hệ chính trị của ông ta chủ yếu được mở rộng đối với các “ Thái tử” khác. Thế hệ thứ 2 này đang bị xỉ vả công khai hiện nay ở Trung Quốc. 

Cuối cùng, nền kinh tế Trung Quốc dưới con mắt của phương Tây là một cỗ xe Gia Ga nát không thể dừng lại (thần thoại Ấn độ có chuyện chiếc xe chở vị Thánh tên Giaganat diễu trên phố và những người cuồng tín thường đổ xô vào xe để xe cán chết – ý bóng chỉ lực lượng khủng khiếp đi đến đâu gây chết chóc đến đó – ND). Nền kinh tế đó đang bị sa lầy trong một chuỗi những cái bẫy mang tính hệ thống mà không dễ thoát ra. Tháng 11/2013 Tập Cận Bình chủ tọa Hội nghị Trung ương 3 ĐCS Trung Quốc, Hội nghị đã công bố những chương trình cải cách kinh tế đồ sộ nhưng cho tới nay chúng vẫn còn nằm yên trên bệ phóng. Vâng, các khoản chi cho tiêu dùng có tăng, nạn thảm đỏ có giảm cùng với một số cải cách thuế được thực hiện nhưng nhìn chung các mục tiêu đầy tham vọng của Tập Cận Bình đã chết yểu. Chương trình cải cách đã thách thức các nhóm lợi ích hùng mạnh, cố thủ ở nơi thâm căn cố đế - đó là những doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ quan chức Đảng ở địa phương và họ đã không úp mở ngăn cản việc thực thi cải cách.

Năm vết rạn nứt hiển hiện và ngày một gia tăng trong hệ thống quản lý Trung Quốc chỉ có thể khắc phục thông qua cải cách chính trị. Cho tới khi và chỉ khi Trung Quốc nới lỏng việc quản lý hà khắc hệ thống chính trị, quốc gia này mới có thể trở nên một xã hội sáng tạo và một nền “kinh tế tri thức” như mục tiêu cải cách mà Hội nghị trung ương 3 đã đặt ra. Chính hệ thống chính trị hiện nay mới là trở ngại chủ yếu đối với các cải cách chính trị và xã hội Trung Quốc. Nếu như Tập Cận Bình và các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc không nới lỏng sự kìm kẹp thì họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với số phận mà họ không mong muốn.

Trong mấy thập niên sau khi Liên Xô tan rã, giới lãnh đạo của Trung Quốc luôn bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của người đồng chí cộng sản khổng lồ này. Hàng trăm bài phân tích của giới nghiên cứu Trung Quốc đã mổ xẻ các nguyên nhân dẫn tới sự tan rã đó.

“Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình trên thực tế đang cố gắng tránh cơn ác mộng Liên Xô. Vài tháng trước nhiệm kỳ lãnh đạo của mình, họ Tập đã có một bài phát biểu nội bộ về sự sụp đổ của Liên Xô, lên án sự phản bội của Gorbachov và cho rằng Moscow thiếu “ một người đàn ông đích thực” có khả năng chống lại người lãnh đạo cuối cùng mang tư tưởng cải tổ đó. Làn sóng đàn áp do Tập Cận Bình khởi xướng và chỉ đạo hiện nay cho thấy ông ta chống lại đường lối cải tổ và minh bạch kiểu Gorbachov. Thay vì cởi mở, Tập Cận Bình lại tăng cường kiểm soát tư tưởng, nền kinh tế và cả những đối thủ cạnh tranh trong nội bộ Đảng.Tuy vậy phản công và đàn áp chưa phải là lựa chọn duy nhất của họ Tập.

 Những người tiền nhiệm của ông ta như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lại rút ra những bài học rất khác từ sự sụp đổ của Liên Xô. Từ năm 2000 tới 2008 họ đã thể chế hóa một số chủ trương nhằm nới lỏng và cởi mở hệ thống cùng với việc thực hiện cải cách chính trị một cách thận trọng và có giới hạn. Họ đã củng cố các cấp ủy ở địa phương và đưa vào thử nghiệm việc bầu vị trí bí thư Đảng với nhiều ứng viên. Hai ông cũng đã thâu nạp nhiều doanh nhân và trí thức vào Đảng, mở rộng hiệp thương giữa Đảng và các nhóm ngoài Đảng đồng thời làm cho các biên bản họp Bộ chính trị thêm minh bạch. Họ đã cải thiện cơ chế phản hồi trong Đảng, thực thi nhiều hơn các tiêu chí tuyển chọn nhân tài để đánh giá và đề bạt, thiết lập hệ thống đào tạo ủy nhiệm cán bộ trung cấp cho toàn bộ 45 triệu người được quy hoạch nguồn. Các ông cũng đã làm cho có hiệu lực những quy chế về hưu trí, luân chuyển công chức và sĩ quan quân đội 2 năm một lần.

Trên thực tế họ Giang và họ Hồ đã suy nghĩ để quản lý sự thay đổi thay vì chống lại nó. Tuy nhiên Tập Cận Bình không chấp nhận một điểm nào cả. Kể từ năm 2009 (khi mà nhà lãnh đạo có đầu óc cởi mở trước đây là Hồ Cẩm Đào đã thay đổi đường lối và bắt đầu chính sách khẩn cấp), chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên bất an nên đã cho ngừng thực thi các cải cách chính trị (trừ việc cải cách đào tạo cán bộ). Những cải cách này đã được một thủ túc chính trị của Giang Trạch Dân đạo diễn, đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc Tằng Khánh Hồng (Zeng Qinghong). Ông này đã nghỉ hưu từ 2008 nhưng hiện đang bị nghi vấn tham nhũng trong chiến dịch “ đả hổ diệt ruồi “ của họ Tập. Điều này cho thấy Tập Cận Bình thù địch với các biện pháp cải cách nhằm giảm nhẹ con bệnh của một hệ thống đang đổ nát.

Một vài chuyên gia cho rằng chiến thuật tàn nhẫn của họ Tập sẽ báo trước một xu hướng cải cách cởi mở hơn trong những năm sau này trong nhiệm kỳ của ông. Riêng tôi thì không đồng tình bởi lẽ nhà lãnh đạo này và chế độ của ông ta luôn quan niệm chính trị là một cuộc chơi có tổng bằng 0 (tức là hoặc thắng hoặc thua chứ không có tình thế cả hai cùng thắng Win- Win – ND). Do vậy nới lỏng sự quản lý theo họ, chắc chắn sẽ là một bước tiến tới sự sụp đổ của cả hệ thống trong đó có họ.

Họ còn có quan điểm theo thuyết âm mưu cho rằng Hoa Kỳ đang nỗ lực hành động nhằm lật đổ sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Do vậy không có chỉ dấu nào cho thấy những cải cách sẽ quay trở lại ở Trung Quốc.  
Chúng ta không thể đoán trước khi nào thì chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc sẽ sụp đổ nhưng cũng không khó để kết luận rằng chúng ta đang làm chứng cho giai đoạn cuối cùng của nó. ĐCS Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới về thời gian cầm quyền (chỉ sau có Bắc Triều Tiên) và không có đảng chính trị nào có thể cầm quyền mãi.

Nhìn về phía trước, những nhà quan sát Trung Quốc cần phải tập trung sự chú ý vào các công cụ của chế độ phục vụ việc cai trị và những người được giao phó sử dụng các công cụ đó. Một số lớn công dân và đảng viên CS Trung Quốc đã lựa chọn bằng đôi chân để rời bỏ tổ quốc hoặc thể hiện hành động giả dối của mình bằng cách làm ra vẻ tuân thủ các chỉ thị của Đảng.

Chúng ta cần quan sát cái ngày mà những nhân viên tuyên truyền của chế độ và bộ máy an ninh nội bộ sẽ trở nên không nghiêm chỉnh hoặc lỏng lẻo trong việc thực thi các lệnh của Đảng - thảng hoặc khi mà họ bắt đầu trở nên đồng cảm với những kẻ bất đồng chính kiến như nhân viên an ninh Đông Đức trong cuốn phim “ Những cuộc đời của người khác”  khi anh này thông cảm với chính đối tượng bị theo dõi của mình.

Một khi sự thấu cảm của con người đã manh nha chiến thắng bộ máy cầm quyền cứng nhắc, giáo điều thì ván bài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc mới thực sự bắt đầu.

Phạm Gia Minh dịch từ The Coming Chinese Crackup 
Wall Street Journal (WSJ 6-3-14)
Đã đăng trên Vietstudy: http://viet-studies.info/kinhte/ChinaCrackup_Shambaugh.htm 
Thăng long - Hà nội 8 tháng 3 /2015.

Để trở thành người chồng tốt hơn: Hãy nhìn vào tổng thể bức tranh

Khi chúng ta bị mất cân bằng và không thể nhìn toàn cảnh khu rừng bởi vì có quá nhiều cây trên đường đi (Eli Christman/Flickr/CC BY 2.0)
Đôi khi tập trung vào các chi tiết cụ thể là một điều tốt cho một mối quan hệ và thật tuyệt vời khi có được kỹ năng này, nhưng có khi quá tập trung vào chi tiết khiến chúng ta quên đi điểm chính yếu hoặc là làm tăng thêm gánh nặng cho chúng ta. Khi chúng ta bị mất cân bằng và không thể nhìn toàn cảnh khu rừng bởi vì có quá nhiều cây trên đường đi thì đã đến lúc bạn phải nhìn toàn bộ bức tranh từ góc nhìn rộng và xa hơn rồi đó.
Nhiều người đàn ông, trong đó có cả tôi, có thể có xu hướng rất mạnh mẽ là tập trung vào chi tiết và xem xét từng xíu một. Đây là một kỹ năng cực kỳ tốt cho các công việc như xây dựng, sửa chữa, kiểm nghiệm và mày mò khám phá. Kỹ năng này giúp chúng ta tận dụng đầy đủ khả năng tập trung vào mỗi nhân tố hay hệ thống đơn lẻ, và thông thường thì đó chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa những người có thể “tìm ra và giải quyết vấn đề” với những người bị sự việc đó làm cho bối rối.
Giống như nhiều sự việc trong cuộc sống khi mà điểm mạnh ở một lĩnh vực nào đó lại là điểm yếu của lĩnh vực khác, khả năng phóng lớn bức tranh để nhìn vào chi tiết đôi khi khiến chúng ta mắc lỗi.

(glebchik/iStock)
Giống như nhiều sự việc trong cuộc sống khi mà điểm mạnh ở một lĩnh vực nào đó lại là điểm yếu của lĩnh vực khác (glebchik/iStock)

Chúng ta có thể để các chi tiết (hoặc sự chú ý đến chi tiết) lấn át bức tranh toàn cảnh, đặc biệt là trong các tình huống “không rõ ràng” hoặc khó xử, ví dụ như các vấn đề thường gặp trong các mối quan hệ và các khía cạnh sống động khác của cuộc sống.
Lấy ví dụ, chúng ta có thể cực kỳ thất vọng trước hành động nào đó của người bạn đời, hay bởi một thói quen nào khiến ta phải bực bội; nhưng nếu chúng ta phải đi đâu đó một vài ngày thì trước lúc được gặp lại chúng ta nhớ họ nhiều đến nỗi thói quen kia sẽ không còn là điều gì to tát nữa. Cho nên đó thực sự là do chúng ta quá để ý đến thói quen kia của đối tác mới gây ra căng thẳng, chứ không thực sự là do điều nhỏ nhặt kia.
Một cách giúp chúng ta cải thiện cách ứng xử với người vợ và học cách để trở thành người chồng tốt hơn là dành một chút thời gian để tập trung vào bức tranh lớn, toàn cảnh chứ không phải vào từng chi tiết.
Khi chúng ta không quá tập trung vào những điều tiểu tiết và nhìn từ góc nhìn rộng và xa hơn, cân nhắc các chi tiết và mối quan hệ vợ chồng một cách tổng thể thì chúng ta có thể nhận ra rằng chi tiết hay thói quen cụ thể kia thậm chí không còn là vấn đề rắc rối nữa. Có thể là khi nhìn rộng ra một chút chúng ta sẽ phát hiện ra một quy luật nào đó hoặc một nguyên nhân gốc rễ nào đó có ảnh hưởng lên tình huống đang gặp phải, mà nếu quá tập trung vào chi tiết thì chúng ta lại khó nhìn ra được, đôi khi chúng ta còn phát hiện ra một cách hiệu quả hơn để thay đổi tình hình, hơn là cứ cố gắng sửa chữa những chi tiết hay phải tìm cho ra kết quả.
(Như thường lệ, nếu điều này áp dụng cho người vợ hơn là người chồng thì bạn hãy cứ giả định tiêu đề của bài viết là: “ Làm thế nào để trở thành người vợ tốt hơn: Hãy nhìn vào tổng thể bức tranh”)
Bài được đăng lần đầu trên trang NaturalPapa.
*Hình ảnh “đôi mắt” từ nguồn Eli Christman/Flickr/CC BY 2.0
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Bí ẩn về bê tông La Mã nằm trong đá núi lửa?

The inspiration for Roman concrete likely came from observing interactions between the volcanic ash at Pozzuoli and seawater in the region. (Ignacio García/CC BY-SA 2.0)
Nguồn cảm hứng làm nên bê tông La Mã có thể đến từ việc quan sát sự tương tác giữa tro núi lửa ở Pozzuoli và nước biển trong khu vực. (Ignacio García / CC BY-SA 2.0)
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại đá cứng như bê tông trong lòng núi lửa ngưng hoạt động tại Ý, và cho rằng điều này có thể giải thích vì sao người La Mã có thể sáng tạo ra những hợp chất huyền thoại được sử dụng để xây dựng đền Pantheon và Đấu trường La Mã.
Tảng đá bê tông được tìm thấy ở núi lửa Campi Flegrei gần vịnh Naples.
“Điều này cho thấy có một quá trình tự nhiên hoạt động dưới bề mặt núi lửa Campi Flegrei khá tương đồng với quá trình sản xuất bê tông”, Tiziana Vanorio, một nhà địa vật lý thực nghiệm tại Đại học Stanford Khoa Trái đất, Năng lượng và Khoa học Môi trường cho biết.

Người La Mã là những nhà quan sát tự nhiên tỉ mỉ và là những nhà thực nghiệm kiệt xuất.

– Tiziana Vanorio
Campi Flegrei nằm ở trung tâm của một vùng trũng lớn, hoặc miệng núi lửa, với lỗ chỗ những hố núi lửa do những đợt phun trào trong quá khứ, và đợt phun trào gần đây nhất là cách đây gần 500 năm. Nằm gọn trong hõm chảo núi lửa này là thành phố cảng đầy màu sắc Pozzuoli, được người Hy Lạp xây dựng vào năm 600 trước Công nguyên.
Bắt đầu từ năm 1982, mặt đất bên dưới Pozzuoli bắt đầu nâng lên ở mức báo động. Trong vòng hai năm, mặt đất đã nâng lên đến hơn 6 feet (1,82 mét) – một điều chưa từng thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
“Đáy biển nâng lên làm cho vịnh Pozzuoli không còn đủ sâu cho những con tàu lớn”, Vanorio nói.
Kèm theo việc mặt đất trồi lên là những cơn động đất nhỏ càng làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Nhiều cơn rung lắc nhẹ không thể cảm nhận được, nhưng khi trận động đất 4 độ richter rung chuyển Pozzuoli, các quan chức buộc phải sơ tán trung tâm lịch sử của thành phố này. Chỉ qua một đêm, Pozzuoli đã trở thành một thị trấn ma.
Ở độ tuổi niên thiếu, Vanorio là một trong số 40.000 người dân buộc phải tháo chạy khỏi Pozzuoli, và định cư ở những thị trấn nằm rải rác giữa Naples và Rome. Sự kiện này đã để lại một ấn tượng mạnh trong tâm trí của Vanorio, và truyền cho cô cảm hứng theo đuổi ngành khoa học địa chất.

Các mẫu đá từ 2 dặm sâu

Vanorio – nay là trợ lý giáo sư tại Đại học Stanford – quyết định nghiên cứu xem làm thế nào mặt đất bên dưới Pozzuoli có thể chịu đựng được nhiều áp lực cong vênh trước khi nứt ra và bắt đầu những trận động đất nhỏ, áp dụng những kiến thức về sự phản ứng của đá trong lòng đất sâu đối với những thay đổi cơ học và hóa học.
“Mặt đất phồng lên ở những miệng núi lửa như Yellowstone hay Long Valley ở Hoa Kỳ, nhưng không bao giờ đến mức độ như ở Campi Flegrei. Ở những nơi khác, chỉ cần ít lực đẩy hơn nhiều là đã có thể kích hoạt những trận động đất”, Vanorio giải thích. “Ở Campi Flegrei, những trận động đất nhỏ bị trì hoãn hàng tháng mặc dù mặt đất bị biến dạng đi rất nhiều”
Để tìm hiểu lý do vì sao bề mặt miệng núi lửa có thể chịu được lực co kéo đáng kinh ngạc mà không bị nứt đột ngột, Vanorio và một cộng sự đang nghiên cứu sau tiến sĩ, Waruntorn Kanitpanyacharoen, đã tiến hành nghiên cứu những lõi đá lấy từ khu vực này.
Vào đầu những năm 1980, các nhà khoa học tiến hành một dự án khoan sâu đến 2 dặm vào lòng địa nhiệt đang hoạt động của núi lửa Campi Flegrei. Khi bộ đôi Vanorio và Kanitpanyacharoen phân tích các mẫu đất đá, họ phát hiện rằng lớp đá caprock  – lớp đá cứng nằm gần bề mặt miệng núi lửa –ở Campi Flegrei rất giàu chất pozzolana, hoặc rất nhiều tro núi lửa của khu vực.

Actinolite: Thành phần bí ẩn?

Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng lớp đá caprock chứa các khoáng chất tobermorite và ettringite – là những sợi khoáng được tìm thấy trong bê tông nhân tạo. Các khoáng chất này sẽ khiến đá caprock ở Campi Flegrei dẻo hơn, và sự hiện diện của nó giải thích lý do tại sao mặt đất bên dưới Pozzuoli có thể chịu được độ cong vênh đáng kể trước khi phá vỡ và nứt toác ra.
Nhưng làm thế nào tobermorite và ettringite lại xuất hiện trong lớp đá caprock?
Một lần nữa, các mũi khoan thăm dò đã cung cấp những đầu mối quan trọng. Các mẫu đá cho thấy nền móng sâu của miệng núi lửa – “bức tường” của vùng trũng hình phễu – gồm các loại đá có chứa cacbonat tương tự như đá vôi, và xen lẫn trong đá cacbonat là loại chất khoáng như những mũi kim gọi là actinolit.
“Actinolit là chìa khóa giải đáp tất cả các phản ứng hóa học khác cần phải diễn ra để tạo thành xi măng tự nhiên ở Campi Flegrei”, Kanitpanyacharoen thuộc Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan nói.

Người La Mã là những nhà quan sát tỉ mỉ

Từ actinolit, các nhà khoa học suy luận rằng một loại phản ứng hóa học khử CO2 đã xảy ra bên dưới Campi Flegrei. Họ tin rằng sự kết hợp của nhiệt và dòng nước giàu chất khoáng luân chuyển đã khử carbon ở lớp đá móng, hình thành actinolit cũng như khí CO2.
Khi CO2 hòa lẫn với CaCO3 và khí hidro trong lớp đá móng, nó kích hoạt một chuỗi phản ứng hóa học và tạo ra một số hợp chất, một trong số đó là canxi hydroxit Ca(OH)2. Canxi hydroxit, còn được gọi là portlandite hoặc vôi tôi, là một trong hai thành phần quan trọng trong bê tông nhân tạo, kể cả bê tông La Mã.
Một cách tự nhiên, dòng dung dịch địa nhiệt lưu đã vận chuyển hợp chất này lên đến lớp đá nông hơn, nơi đây nó kết hợp với tro pozzolana trong lớp đá caprock để tạo thành một loại đá cứng như bê tông bất khả xâm phạm và có khả năng chịu lực rất lớn.
“Đây là phản ứng hóa học tương tự như cách mà Người La Mã cổ đại đã vô tình khai thác để tạo ra loại bê tông nổi tiếng của họ, nhưng ở Campi Flegrei, nó xảy ra hoàn toàn tự nhiên”, Vanorio nói.
Thực ra, Vanorio nghi ngờ rằng nguồn cảm hứng tạo nên bê tông La Mã đến từ việc quan sát sự tương tác giữa tro núi lửa ở Pozzuoli và nước biển trong khu vực. Triết gia người La Mã, Seneca, đã ghi chép lại rằng “bụi ở Puteoli [tên Latin của thành phố Pozzuoli] biến thành đá khi nó chạm vào nước.”
“Người La Mã là những nhà quan sát thiên nhiên tỉ mỉ và là những nhà thực nghiệm kiệt xuất”, Vanorio nói. “Seneca, và trước ông là Vitruvius, nhận ra rằng có điều gì đó thật đặc biệt về tro ở Pozzuoli, và người La Mã có thể đã sử ​​dụng pozzolana để tạo ra vật liệu bê tông của riêng họ, mặc dù với một nguồn đá vôi khác”.

Sự sụp đổ của Pozzuoli

Pozzuoli là cảng thương mại và quân sự chủ chốt của đế chế La Mã, và việc các tàu thuyền sử dụng pozzolana để dằn tải trọng tàu khi giao thương hạt giống từ miền Đông Địa Trung Hải là khá phổ biến. Chính nhờ điều này, tro núi lửa từ Campi Flegrei và bê tông La Mã đã được lan truyền khắp thế giới cổ đại.

Vanorio nghi ngờ rằng nguồn cảm hứng tạo nên bê tông La Mã đến từ việc quan sát sự tương tác giữa tro núi lửa ở Pozzuoli và nước biển trong khu vực.

Gần đây, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng các bến tàu ở Alexandria, Caesarea, và Cyprus đều được làm từ bê tông La Mã và pozzolana là một thành phần chính.
Thật thú vị khi cũng cùng một phản ứng hóa học đã tạo ra tính chất độc đáo cho lớp đá caprock ở núi lửa Campi Flegrei cũng có thể kích hoạt sự tan rã của nó. Nếu quá trình khử CO2 xảy ra quá nhiều khi một số lượng lớn nước mặn được bơm vào quy trình – một lượng dư khí CO2, khí methane và hơi nước sẽ sản sinh.
Khi những chất khí này lên đến bề mặt, chúng va chạm với lớp xi măng tự nhiên của đá caprock và đẩy lớp đá caprock lên. Đây là lý do Pozzuoli bị nâng lên vào những năm 1980. Khi lực đẩy tích tụ vượt quá sức chịu đựng của lớp đá caprock, nó sẽ bị cắt và nứt, làm nên những cơn động đất nhỏ.
Khi các chất khí và chất lỏng bốc hơi vào khí quyển, hiện tượng mặt đất trồi lên được giảm dần. Vanorio và Kanitpanyacharoen nghi ngờ rằng khi càng nhiều đá vôi tự nhiên hình thành dưới lòng đất và trồi lên đến bề mặt, lớp đá caprock bị hư hỏng sẽ được sửa chữa từ từ và vết nứt của nó “tự lành lặn” nhờ xi măng tự nhiên lấp vào.
Vanorio tin rằng điều kiện và quá trình hóa học tạo nên tính năng đặc biệt cho đá ở Campi Flegrei cũng có thể xảy ra ở các miệng núi lửa khác trên khắp thế giới. Khi các nhà khoa học thấu hiểu hơn về điều kiện và quá trình hình thành lớp đá caprock ở Campi Flegrei, họ có thể tái tạo lại nó trong phòng thí nghiệm, và thậm chí cải tiến nó để thiết kế loại bê tông bền hơn và có khả năng đàn hồi tốt hơn để chịu được chấn động và rung lắc lớn hoặc có thể tự sửa chữa khi bị hư hỏng.
“Con người đang ngày càng có nhu cầu sản xuất vật liệu và bê tông thân thiện với môi trường và có khả năng chịu lực tốt hơn”, Vanorio nói. “Ví dụ như việc chiết xuất khí đốt tự nhiên bằng công nghệ fracking (kỹ thuật dùng thủy áp bẻ gãy các lớp đá phiến thạch) có thể gây ra những thay đổi áp suất nhanh chóng khiến đường ống dẫn khí bằng bê tông không chịu được áp lực và dẫn đến rò rỉ khí ga và ô nhiễm nguồn nước”.
Nguồn: Stanford University. Tái bản từ Futurity.org với bản quyền của Creative Commons 4.0.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
TRUNG QUỐC : CHỮ TÀU

1 / 6

Chữ viết đơn giản đi, lịch sử bị cắt rời

Vậy sự báng bổ thật nhẫn tâm đối với chữ viết Trung Hoa truyền thồng đã xảy ra như thế nào? Chúng ta phải nhìn vào lịch sử gần đây.
Ký tự Trung Quốc có niên đại từ thời huyền thoại và đã được hệ thống hóa vào triều đại nhà Tần (220-210 trước Công nguyên) hơn 2.000 năm trước. Mặc dù có một số phong cách thư pháp hay văn phong thư từ cho phép sử dụng lối viết tắt (không chính thống) theo sở thích cá nhân của người viết, nhưng những hình thức chính thống hầu như vẫn không thay đổi cho đến giai đoạn lịch sử gần đây.
Tuy nhiên vào thế kỷ 20, Trung Quốc đã hứng chịu những cuộc chiến tranh và cách mạng tàn phá về văn hóa. Triều đại cuối cùng, nhà Thanh (1644-1911), đã sụp đổ và được thay thế bằng một nhà nước cộng hòa chuyên đấu tranh chống lại các thủ lĩnh quân phiệt để nắm trọn quyền cai trị đất nước. Trong nỗ lực ‘chẩn bệnh’ cho Trung Quốc, một số trí thức cấp tiến đã trút nỗi thất vọng của họ vào chính nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Emblazoned with with bold sans-serif simplified Chinese, posters like this were common during communist political movements in China. (Wikipedia Commons)
Câu khẩu hiệu “Đập tan thế giới cũ, tạo ra thế giới mới” được viết nổi bật bằng kiểu chữ Trung Quốc giản thể không chân nét đậm. Những tranh áp phích như thế này rất phổ biến trong suốt thời kỳ có các phong trào chính trị cộng sản ở Trung Quốc. (Wikimedia Commons)

Trong số các học giả này, học giả Phó Tư Niên đã gọi những ký tự Trung Quốc là văn tự của “ngưu quỷ xà thần”. Tiểu thuyết gia Lỗ Tấn, người trở nên nổi tiếng sau khi đảng cộng sản được thành lập, đã tóm tắt quan điểm của mình về chữ viết của đất nước ông trong lời tuyên bố, “Nếu văn tự Trung Quốc không bị phá hủy, thì Trung Quốc sẽ diệt vong”.
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định sẽ giản lược văn tự Trung Quốc, nhiều trí thức đã phản đối những thay đổi này nhưng tất cả đều vô dụng – Chính Chủ tịch Mao trước tiên muốn đơn giản hóa, sau đó là diệt trừ tận gốc chữ viết tượng hình Trung Quốc truyền thống. Những tài liệu đầu tiên truyền bá việc sử dụng chính thức các ký tự Trung Quốc giản thể đã xuất hiện vào năm 1956 và sau đó là năm 1964.
Học giả và nhà khảo cổ học nổi tiếng Trần Mộng Gia, người đã lên tiếng phản đối sự giản thể chữ viết, đã bị gán tội là “hữu khuynh” và bị đưa đến một trại cải tạo lao động vào năm 1957. Trong năm 1966, vào lúc bắt đầu cuộc Cách mạng Văn hóa, ông đã bị chỉ trích nặng nề và bức bách đến phải tự vẫn.
Trong khi chữ giản thể đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc đại lục, những ký tự truyền thống (còn gọi là phồn thể) vẫn được sử dụng ở Đài Loan và Hồng Kông. Hơn nữa, các kế hoạch gạt bỏ hoàn toàn các ký tự Trung Quốc (như trường hợp ở Việt Nam, nơi mà chữ Hán–Việt đã được thay thế bằng một hệ thống ký tự la tinh do thực dân Pháp sáng chế) đã không bao giờ trở thành hiện thực.

Giản thể hay Phồn thể?

Khi quốc gia đông dân nhất thế giới này kết nối nhiều hơn với phần còn lại của thế giới, việc học ngoại ngữ tiếng Trung Quốc sẽ được phổ biến nhanh chóng. Thường thì người học tiếng Trung Quốc tại các trường đại học và các trường trung học ở Mỹ được phép lựa chọn giữa kiểu chữ giản thể và phồn thể, nhưng vì Trung Quốc đại lục có quy mô lớn hơn và theo đó có sự ảnh hưởng lớn hơn nên hầu hết mọi người đều học kiểu chữ giản thể mà không hề thắc mắc. Nghiên cứu chữ phồn thể có nghĩa là làm điều trái ngược với đa số.
Tuy nhiên, để có hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ Trung Quốc thì cần phải nghiên cứu về chữ viết truyền thống. Nhiều ký tự đã bị giản lược cho phù hợp với ngôn ngữ đối thoại hiện đại mà bỏ qua các phong cách cổ xưa vốn dĩ nhấn mạnh vào sự tinh tế và có nhiều hàm ý, đặc biệt là trong những cổ thư quan trọng của những nhà triết học và nhà văn vĩ đại của đời xưa thì câu chữ đều được chọn lựa sau khi đã được cân nhắc cẩn thận.
Trong lịch sử, những ký tự Trung Quốc đã giúp duy trì sự đồng nhất giữa các nhóm dân tộc khác nhau và các cộng đồng ngôn ngữ trong một quốc gia có diện tích bằng cả châu Âu. Hơn nữa văn tự Trung Quốc còn là một ngôn ngữ chung ngay cả trong số các văn nhân, giới trí thức không phải người Trung Quốc. Ngôn ngữ hàng ngày của người Nhật Bản vẫn sử dụng hàng ngàn ký tự Trung Quốc kết hợp với chữ viết ngữ âm riêng của họ, và khi các học giả Hàn Quốc và Việt Nam nghiên cứu lịch sử riêng của nước mình, trước tiên họ phải biết đọc biết viết chữ Trung Quốc cổ.