Wednesday, July 22, 2015

CHỮ NHỤC, THEO CỤ MẠNH TỬ .
Bài này tôi đã gửi đến Tuổi Trẻ online và Vietnamnet .
  
Mạnh Tử đã nói : " Việc lớn nhứt , quan trọng nhất của một người không gì hơn chữ NHỤC " . Vì sao ? Vì hiểu được chữ nhục này , ta có thể sửa đổi được tất cả các lỗi lầm . Nếu không hiểu được chữ nhục , ta sẽ phóng túng làm càn , đánh mất nhân cách , không khác gì cầm thú . Những lời trên chính là bí quyết chân chánh để sửa lổi . (Trích từ sách Làm Chủ Vận Mệnh của Viên Liễu Phàm đời nhà Minh bên Trung Quốc ) .

Kính thưa quý báo ,

Nhân đọc bài các cơ quan VN đã tiết kiệm như thế nào , tôi xin kể về sự tiết kiệm ngân sách trong cơ quan nhà nước cũng như các cá nhân trên thế giới .Cái gì của kẻ khác nếu hay thì ta nên nghiên cứu học tập chứ đừng vì kỳ thị, thành kiến , lợi ích cục bộ hay mặc cảm mà không dám áp dụng . Vì không có nỗi nhục nào lớn hơn khi cứ phải tiếp tục là một nước nghèo nàn , lạc hậu , dân trí thấp kém , trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt từng giờ từng phút trên thế giới ngày nay .
Ở nước Đức , bà thủ tướng Angela Merkel , sau khi rời công sở thì tự lái xe riêng của mình đi mua sắm hay việc riêng v.v... Bà nói bà rất khó khăn khi tìm chổ đậu xe . Mà chúng ta đều biết Đức là một trong hai nền kinh tế hùng mạnh nhất Âu châu , trong nhóm G-8 .
Riêng Nam Hàn ( South Korea ) trong giai đoạn xây dựng đất nước (thập niên 70 , 80 , 90) họ đã bắt buộc các cơ quan nhà nước phải dùng xe hơi sản xuất trong nước . Thời gian đó cả nước được cổ võ phải xử dụng hàng nội địa dù cho phẩm chất không bằng hàng ngoại . Báo đăng tin một nam hướng dẩn viên du lịch , chỉ vì có một gói thuốc lá ngoại để trong túi áo sau một chuyến hướng dẩn khách nước ngoài mà bị đuổi việc . Vì vậy củng không lạ gì khi khởi đi từ một nền kinh tế không hơn gì Việt nam trước năm 1975 , nay họ trở thành một trong những cường quốc về kinh tế ở Á châu mặc dù tài nguyên của họ không bằng VN như nhập cảng toàn bộ xăng dầu tiêu thụ trong nước , v.v...
Trong hệ thống chuyên chở của quân đội Mỹ ở Việt Nam trước 1975 , chỉ có các tướng lãnh giử chức chỉ huy mới có xe riêng có tài xế để đi lại . Mọi sĩ quan từ thiếu tá đến đại tá đều dùng xe taxi của quân đội ; mỗi ngày xe taxi đến nhà đón họ đến nơi làm việc và đến chiều lại đón họ về nhà . Còn sỉ quan cấp nhỏ và binh sỉ thì dùng xe buýt của quân đội . Họ đả lập một trung tâm điều động xe cộ (motor pool) để quản lý hoạt động của các loại xe . Ngoài giờ làm việc thì các SQ này phải bỏ tiền túi để kêu taxi hay xe xích lô để đi . Vì tổ chức khoa học như vậy họ tiết kiệm ngân sách rất nhiều về việc trả tiền thuê tài xế , mua xe và xăng nhớt ; ngoài ra còn giảm bớt lưu lượng xe cộ lưu thông trong thành phố .
Còn rất nhiều chuyện về tiết kiệm của nhửng người giàu có trên thế giới . Tôi thường được ba tôi kể về một người bạn ( xin được dấu tên ) là doanh nhân rất giàu có trước 1975 ở Sài Gòn . Ông này mỗi lần xé một tờ lịch thì giử lại để dùng lại mặt sau của tờ lịch . Ông này đã vừa tiết kiệm và đi trước mọi người về bảo vệ môi trường mặc dù trước 1975 , vấn đề này chưa bức xúc như bây giờ ; nó hiện nay là câu nói đầu môi chót lưởi của các lãnh tụ thế giới .
Do đó tôi xin có thiển ý như sau . Việc quản lý kinh tế trong nước phải nên tổ chức một cách khoa học , chứ đừng ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên dồi dào rồi hoang phí vì tài nguyên này nay mai sẻ cạn kiệt . Phải thực hành cần- kiệm -liêm -chính vì nước ta vẫn còn nghèo . Phải tập trung vào việc đào tạo và nâng cao kiến thức cho mọi thành phần trong xã hội hầu bắt kịp thế giới , nhất là cho giới trẻ vì đó là tài nguyên quí giá và không bị hao mòn . Phải lắng nghe ý kiến của dân để biết nỗi bức xúc của họ . ( Tôi được biết mổi tuần dù quốc sự đa đoan , quốc vương của xứ Á -Rập Sê -Út giàu có đều để riêng một ngày để trực tiếp tiếp dân ) .Nếu không cố gắng thực hiện được những điều này thì sẽ hoang tưởng khi nghĩ rằng nước ta có thể sẽ là một trong những cường quốc về kinh tế của thế giới . Vì một số nước và vùng lãnh thổ hùng mạnh về kinh tế lại không phải nhờ thiên nhiên ưu đải ( Nhật , Đức , Nam Hàn , Singapore , Đài loan , Hongkong , v.v... ) nhưng do nhờ quản lý kinh tế tốt và có nền khoa học và giáo dục tiên tiến , đẳng cấp quốc tế .
Là một người sống tha hương nhưng luôn luôn nghĩ rằng đến tương lai dân tộc , tôi xin chia xẻ những kinh nghiệm trên cho quí báo . Kính chào qúi báo ,

Ngày 9/7/2008 .
ÔNG CHA TA ĐỜI XƯA ĐÃ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG NHƯ THẾ NÀO ? 



Nguồn : Việt Nam Văn Hóa Sử Cương , được viết năm 1938 bởi cụ Đào Duy-Anh .

       I/ Ở sách đã dẩn , sau khi mô tả cách tuyển lựa quan lại dưới các triều đại phong kiến Việt Nam , ở trang 149 cụ đã viết về những quyền hạnquyền lợi của các quan như sau :
       "... Các quan tại triều là những người giúp đở vua mà đãm đang quốc chính . Các quan ngoại chức (coi các tỉnh , phủ , huyện , châu ) là những người vâng mệnh thay mặt vua để cai trị nhân dân . Bởi thế nên các quan cũng như vua , người dân thường gọi là cha mẹ dân . So với dân , các quan là một hạng người có những đặc quyền xứng đáng với tư cách “dân chi phụ mẫu” . Quan không phải chịu thuế thân ; ngoài tiền lương quan còn có tiền dưỡng liêm (cấp cho các quan địa phương những khi họ túng thiếu để họ khỏi nhũng lạm của dân) cùng lộc điền (ruộng cấp cho những người có tước lộc) . Người nào xâm phạm đến danh dự hay sinh mệnh của ông quan thì bị xử tội nặng hơn là xâm phạm người thường ; mưu hại ông quan từ ngũ phẩm trở lên là một tội thập ác (1). Quan lại phạm tội , phải có chiếu vua thì pháp quan mới được thẩm vấn . Cha mẹ quan lại cũng được phong phẩm hàm ngang với con . Đó là lược cử một ít các quyền rỏ ràng khiến quan lại tuy không phải là một giai cấp quí tộc mà cũng là một hạng người cao quí được thiên hạ tôn kính và thèm thuồng . Bởi thế người nào cho con đi học cũng hy vọng cho nó được làm quan , mà đứa trẻ đương để trái đào mới cắp sách đi học cũng đã hoài bảo một ông quan trong mộng tưởng" .
        II/ Ở trang 150 , cụ lại cho ta thấy cách phòng chống tham nhũng dưới thời phong kiến :
        " Quan lại tuy có nhiều đặc quyền , song cũng không phải ở trên pháp luật . Nhà vua sợ các quan lạm dụng những đặc quyền ấy mà vũ uy tác tệ , cho nên đã đặt nhiều điều lệ để chế tài các quan . Ví dụ pháp luật cấm quan địa phương không được thụ nhiệm ở tỉnh nhà , hay ở nơi cách tỉnh nhà dưới 500 dặm để cho thân thích bằng hửu khỏi cậy thế cậy thần mà làm ngang ; cấm không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu ; cấm không cho tậu ruộng vườn cửa ở trong trị hạt , vì sợ quan hiếp bách kẻ trị hạt để mua rẻ ; cấm không được tư giao với đàn bà con gái trị hạt để đừng treo gương xấu cho nhân dân ; cấm quan lại hồi hưu không được lui tới cửa công để thỉnh thác cầu cạnh . Ngoài ra còn nhiều trừng trị các quan hối lộ và nịch chức , nếu thi hành cho nghiêm mật thì cũng có thể tránh được những tệ tham quan ô lại mà ta thường thấy làm cực khổ nhân dân" . 

Nhận xét : tôi nghĩ ngày xưa , do bị ràng buộc hay chế tài bởi những điều lệ như trên ,  các quan ít hay khó tham nhũng như bây giờ . Thế mới thấy tổ tiên ta khi đặt ra các điều lệ này đã rất cao kiến . Nếu luật này ngày nay được áp dụng ở Việt Nam , chắc ít ai chịu đi làm quan !!!
 
Chú thích : (1) Thập ác là 10 tội lớn . Mưu loạn (mưu làm hại xã tắc) ; mưu đại nghịch (phá hủy lăng miếu) ; mưu phản (theo địch mà phản quốc) ; ác nghịch (đánh hay giết cha mẹ ông bà) ; bất đạo (giết ba người vô tội trong một họ , hay cắt da thịt người sống để làm thuốc độc hoặc bùa …) ; đại bất kính (thất kính đối với vua , như ăn trộm đồ thờ ở lăng miếu , đồ xa giá của vua …) ; bất hiếu (chưởi mắng hay nói xấu cha mẹ ông bà , không để tang cha mẹ ông bà …) ; bất mục (mưu sát hay là bán bà con trong hàng ty thôi trở lên …) ; bất nghĩa (dân giết cha mẹ của quan , binh lính và hạ lại giết quan trên …) ; nội loạn (tức là loạn luân) .

Số 13 và định mạng của VNCH .
- Trong cái họa có chứa cái phúc -- Kinh Dịch .
TT Thiệu , TT Khiêm và tướng Phú , ba người ra quyết định rút bỏ cao nguyên Trung phần , dẫn đến sự sụp đổ của VNCH , đều có tên bằng số 13 .


 "Số 13 không xấu như nhiều người nghĩ . Người xưa nói ai biết xử dụng số này sẽ có được quyền lực và sự phục tùng từ kẻ khác . Số 13 liên quan đến quyền lực và nếu điều này được dùng vào mục đích vị kỷ thì sẽ mang sự hủy diệt cho chính nó “ . (Trang 251-252 của Linda Goodman's Sun Signs) . Các nhân vật mang số 13 trên đây đều có nhiều quyền lực nhưng vì chỉ biết lo cho mình nên cuối cùng họ đã hủy diệt sự nghiệp và đất nước mà họ đã từng sống chết bảo vệ . Trừ tướng Phú tự sát , hai vị còn lại đã sống lưu vong ở nước ngoài – thân bại , danh liệt , cô đơn , tủi nhục – trong những năm cuối đời .
C2 / Cũng theo bà Goodman , thì “ hình ảnh tượng trưng cho số 13 là bộ xương , là thần chết , tay cầm lưỡi hái , đang tàn sát biết bao con người còn rất trẻ , đang chen lấn dẫm đạp lên nhau , tìm cách thoát thân trên một cánh đồng cỏ mới mọc . “ Một cảnh tượng gần như tương tự một cách kỳ lạ đã xảy ra tại tỉnh lỵ Cheo Reo , nơi mà dân thường và các đơn vị Thiết giáp , Pháo Binh , v.v... của VNCH đã dồn cụt trên một diện tích nhỏ hẹp và đã bị tàn sát trong tức tưởi bởi những trận mưa pháo chính xác và kinh hồn của bộ đội CSBV . Một bà vợ lính Biệt động quân sau khi tới Tuy Hòa nghỉ dưỡng một tuần đã đi ngược đường lên tỉnh lộ 7 để tìm chồng con bị thất lạc . Chị cho biết “. . . ngổn ngang bao nhiêu xe cộ bị đốt cháy , những bộ xương người còn vương vãi đó đây , bao nhiêu nấm mộ lấp vội bên đường . Cả một vùng xông mùi tử khí . Chiếc khăn bịt miệng tẩm ướt dầu Nhị Thiên Đường đã giúp tôi và cậu em vượt qua chặng đường gần 100 cây số . . . “ . (Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân của Phạm Tín An Ninh) . 







C3 / Bà Goodman lại nói  “ số này cũng cảnh báo về chuyện không ai ngờ được lại sẽ xảy ra “ .
Nào ai học được chữ ngờ vì miền Nam Việt Nam đã sụp đổ quá nhanh , với hàng trăm ngàn người vào tù , các đợt cải tạo tư sản , đổi tiền , v.v... ; hàng triệu người phải bỏ nước ra đi mà gần nữa triệu đã chết , mất tích vì hải tặc , vì CA/bộ đội biên phòng , hoặc vùi xác trong biển sâu v.v... Một số lớn phụ nữ còn bị hảm hiếp , làm nô lệ tình dục bởi hải tặc Thái .
C4 /  Bà còn nói thêm “ Số 13 cũng là số của đổi đời (upheaval) , để cho người ta có thể làm được điều hoàn toàn mới – mà trước đó không ai làm được . Số này dính liền với thiên tài – cũng như với các nhà thám hiểm – là số phá vở những gì có tính chính thống và là những khám phá trên mọi lãnh vực “ .
 Sau biến cố bi thảm 30 tháng 4 , người Việt đã có mặt hầu như khắp thế giới mà phần lớn là các nước phương Tây , giàu có . Đa số đã có cuộc sống ổn định , sung túc thậm chí có người thành triệu-triệu phú . Những người đến Mỹ , nếu trên 18 tuổi *** thì thi vào ĐH cộng đồng , hoặc vừa đi làm vừa đi học nghành nghề , để mong tiến xa hơn nữa vì nhà nước giúp đỡ tài chánh cho họ dù đã ở tuổi 70 hay cao hơn . Còn trẻ em thì được chăm sóc y tế toàn diện đến ít nhứt là 18 tuổi và được hấp thụ một nền giáo dục miễn phí – tiên tiến , phóng khoáng , kích thích tính sáng tạo và tự lập nơi các em . Đây là những điều mà ở VN ngày nay , đất nước của câu nói “vì lợi ích trăm năm ta trồng người “ có nằm mơ cũng không thấy . Thật tội nghiệp cho đa số trẻ em VN .
     Một số người đã giữ chức vụ chóp bu trong các nghành kỹ thuật cao hay chỉ dành cho phái nam như nữ kỹ sư Dương Nguyệt Ánh , người chế bom áp nhiệt dùng phá hang động ở A Phú Hãn . Hay nữ phi công Elizabeth Phạm (ba cô là bác sĩ ở Seattle) phục vụ trong Thủy quân Lục chiến Mỹ , v.v... (Trong cuộc chiến VN , tuy rất ác liệt nhưng phụ nữ dù tình nguyện , cũng chỉ phục vụ ở hậu cứ  hay các thành phố để làm y tá , cán sự xã hội , v.v..) .Tóm lại nhân tài VN ở hải ngoại đã nở rộ như hoa mai mùa xuân , đây là niềm an ủi cho người đã phải đau khổ rời bỏ quê hương , và cũng là niềm hãnh diện cho họ ; đúng như lời người xưa “ trong cái họa có che dấu cái phúc “ .
     *** Trước 1975 ở VNCH , ngoài một số ít được học bổng do quá xuất sắc , thành phần còn lại chỉ có thể du học với điều kiện học giỏi , hợp lệ tình trạng quân dịch và tự túc mọi chi phí . Cũng có một số rất ít được du học vì là con ông cháu cha. (Bản thân người viết bài , gia đình rất giàu nhưng do học dở nên không thể du học ; mải đến năm 47 tuổi mới được sang Mỹ nhờ tốt nghiệp đại học “lao động cải tạo” 6 năm ở VN ! .