Tuesday, August 11, 2015

Cuộc họp bên bờ biển quyết định vận mệnh của Trung Quốc như thế nào?

Cựu tướng Trung Quốc Vương Điện Minh bên cạnh một bức tượng Khổng Tử ở khu nghỉ mát bên bờ biển tại Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, vào ngày 12 Tháng 12, 2014. (Fred Dufour / AFP / Getty Images)
Cựu tướng Trung Quốc Vương Điện Minh bên cạnh một bức tượng Khổng Tử ở khu nghỉ mát bên bờ biển tại Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, vào ngày 12 Tháng 12, 2014. (Fred Dufour / AFP / Getty Images)
Hãy tưởng tượng, mỗi năm sẽ có một vài ngày mà Tổng thống, nội các, các lãnh đạo Quốc hội, Tòa án tối cao và các sĩ quan cao cấp của quân đội Mỹ nghỉ mát ở Cape Cod và lên kế hoạch – trong bí mật – con đường phát triển của Mỹ trong thời gian tới. Họ cũng quyết định ai sẽ được thăng chức và ai sẽ bị gạt bỏ.
Mặc dù không được quy định trong bất cứ chính sách hay nghi thức chính thức nào, trong nhiều thập kỷ, các lãnh đạo Trung Quốc đã làm như vậy. Họ triệu tập một cuộc họp vào mỗi mùa hè ở khu nghỉ mát ở quận Bắc Đới hà, cách Bắc Kinh vài dặm bên biển Bột Hải.
Những cơ quan và ban ngành ít thực quyển ở Bắc Kinh sẽ bị thay đổi. Với những cán bộ nòng cốt của Đảng Cộng sản, cuộc họp giống như một cuộc thảo luận bí mật, một phương thức không quá trang trọng để thảo luận và bày tỏ quan điểm từ bên trong của một hệ thống chính trị vốn vô cùng coi trọng hình ảnh thống nhất của Đảng trong mắt người dân.
Những thỏa thuận đạt được trong cuộc họp này là chủ đề được truyền thông đồn đoán. Những tin đồn và phân tích xuất hiện đẩy rẫy cho dù chính quyền đã công bố các thay đổi chính sách trong những sự kiện chính thức, tuy nhiên những tuyên bố mập mờ và đầy ẩn ý chính trị thường bị che giấu nhiều không kém những tuyên bố được công khai
Mao Trạch Đông lần đầu thăm quận Bắc Đới Hà là vào năm 1954 và lập tức yêu thích nơi này đến mức viết một bài thơ ca ngợi nó.
Quảng cáo
Những tin đồn năm nay liên quan đến việc bổ nhiệm một loạt các vị trí trong Bộ chính trị: luân chuyển một quan chức trọng yếu từ Bộ Chính trị vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị; đề bạt một quan chức từ Thượng Hải lên vị trí cao hơn ở Bắc Kinh và một số vấn đề khác nữa.
Cũng có những kẻ thất bại trong cuộc tranh luận diễn ra tại Bắc Đới Hà. Trong quá trình họp năm nay, thời gian cụ thể không được tiết lộ- các lãnh đạo Đảng bất ngờ thanh trừng một cựu lãnh đạo an ninh đầy quyền lực, Chu Bổn Thuận, chức vụ ông ta nắm giữ gần đây nhất là Bí thư tỉnh Hồ Nam, một tỉnh gần Bắc Kinh, và là tỉnh Bắc Đới Hà trực thuộc. Trước đó, ông Chu là thư ký riêng của Chu Vĩnh Khang (hai người không phải họ hàng), một quan chức thậm chí còn quyền lực hơn khi kiểm soát bộ máy an ninh quốc gia trươc khi nghỉ hưu vào năm 2012. Ông ta đã bị kết án tù chung thân vào tháng 6 năm nay.
Tóm lại, những cuộc họp chính trị ở Bắc Đới Hà luôn là tâm điểm của những đồn đoán, làm tăng thêm sức nặng cho những quyết định bắt nguồn từ cuộc họp bên bờ biển này.

Mao Trach Đông- Người thích bơi lội

Truyền thống tổ chức cuộc họp ở Bắc Đới Hà khởi nguồn từ những năm đầu của Đảng, khi các quan chức Đảng Cộng sản từ Bắc Kinh đến quận này để báo cáo công việc với Chủ tịch Mao , nơi ông ta nghỉ dưỡng trong phần lớn mùa hè. Qua nhiều năm, các quan chức cấp cao xây dựng nhà riêng ở đây và hình thành thói quen tổ chức cuộc họp ở Bắc Đới Hà để giải quyết các vấn đề quốc gia.
Hãy tưởng tượng, mỗi năm sẽ có một vài ngày mà tổng thống, nội các, các lãnh đạo Quốc hội, Tòa án tối cao và các sĩ quan cao cấp của quân đội Mỹ nghỉ mát ở Cape Cod và lên kế hoạch – trong bí mật- con đường phát triển của Mỹ đến khi cuộc họp năm sau được tổ chức
Mao Trạch Đông là một người thích bơi lội và được biết đến với những hành động liều lĩnh khi đi bơi ở biển Bột Hải. Theo tờ Trung Hoa Nhật báo, Mao Trạch Đông lần đầu thăm quận Bắc Đới Hà năm 1954 và lập tức yêu thích nơi này đến mức viết một bài thơ ca ngợi nó.
Người ta nói rằng các quyết định đã được báo cáo tại Bắc Đới Hải trước khi trở thành các chính sách bao gồm chiến dịch tai hại Đại Nhảy Vọt vào những năm 1950, mang lại nạn đói cho 40 triệu người, và thuyết “Ba Đại diện” của cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân cũng từng được giới thiệu ở đây. Gần đây, việc hạ bệ và xét xử cựu lãnh đạo an ninh Chu Vĩnh Khang, và trước đó, số phận của đồng minh Bạc Hy Lai, theo đồn đoán cũng được thảo luận tại khu nghỉ dưỡng này năm 2012 và 2013.

Kinh tế có nằm trong vấn đề nghị sự không?

Có những dấu hiệu cho thấy cuộc họp ở Bắc Đới Hà đã bắt đầu. Rõ ràng nhất là sự vắng mặt của bảy thành viên của Ban thường vụ Bộ chính trị trên báo chí từ 17 tháng 7 đến 28 tháng 7.
Ban thường vụ Bộ chính trị là cơ quan điều hành cao nhất của Đảng. Trong đó có mặt Tổng bí thư Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Theo một bài viết ngày 24 tháng 6 của tờ Hong Kong Economic Times (Thời báo kinh tế Hồng Kông), cuộc họp năm nay sẽ bàn về Kế hoạch năm năm lần thứ 13. Một số thay đổi nhân sự cũng được đồn đại, tuy nhiên dường như không có sự thay đổi lớn, theo các nhà phân tích dự đoán, dựa trên giả định rằng ông Tập Cận Bình đã lãnh đạo một chiến dịch chống tham nhũng toàn diện chống lại các đối thủ chính trị, dẫn đến những thay đổi tại nhiều vị trí như ông mong muốn.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 là vấn đề được quan tâm, theo tờ báo của Hồng Kông, vì ông Tập trở thành lãnh đạo Đảng năm 2013, ông ta đã đánh giá sự vận hành của nền kinh tế kể từ lúc Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 bắt đầu vào năm 2011.
Theo một bài báo đăng bởi Deutsche Welle, cuộc họp ở Bắc Đới Hà năm 2015 sẽ quyết định tương lai của chiến dịch chống tham nhũng, đặc biệt là việc tiếp tục truy đuổi những con hổ – những quan chức cấp nhà nước được đưa chính quyền Trung ương đưa vào tầm ngắm. Một điểm đáng quan tâm khác là cải cách quân sự: Deutsche Welle dự báo việc thành lập “ quyền chỉ huy hoạt động thống nhất” và biến những khu vực quân sự thành các “ rạp hát” ( thuật ngữ miêu tả những sự kiện quân sự quan trọng đang diễn ra).
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
Shortlink:
Từ khóa :
Chuyên mục : Chế Độ Trung Cộng
Số người thoái Đảng lên tới 200 triệu– ý kiến sử gia: có 4 nhân tố thúc đẩy sự giải thể của ĐCSTQ
Số người đăng ký trực tuyến thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên tới 200 triệu. Các nhân sĩ trí thức người Hoa đã tổ chức họp mặt tại công viên Belmore Park để chúc mừng sự kiến này. (Ảnh: Hà Úy/ Đại Kỷ Nguyên).
Số người Trung Quốc đã tiến hành “tam thoái” (thoái xuất khỏi đảng, và các tổ chức liên đới như Đoàn, Đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)) đã đạt đến con số 200 triệu, tin tức này đã gây sức ảnh hưởng to lớn lên xã hội. Ông Tân Hạo Niên, một học giả nổi tiếng về lịch sử cận đại phát biểu, sự thức tỉnh của quần chúng đã đạt đến cao độ là nhờ vào nỗ lực từ các học viên Pháp Luân Công và các nhân sĩ tri thức; đồng thời, xã hội quốc tế cũng đã nhìn thấy sự hủ bại hết thuốc chữa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có bốn nhân tố sẽ thúc đẩy quá trình giải thể ĐCSTQ, và dẫn đến sự diệt vong tất yếu của tổ chức này.
Phong trào thức tỉnh tinh thần mang tên “tam thoái” gây hiệu quả tích cực đến quá trình giải thể Đảng Cộng sản Trung Quốc
Sử gia lịch sử hiên đại Tân Hạo Niên bày tỏ, sự thức tỉnh lịch sử của người dân Trung Quốc sẽ là nhân tố quyết định cho sự giải thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Chu Phong Lâm/ Đại Kỷ Nguyên)
Vào này 14 tháng 3 năm 2015, số người tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ trên mạng đã vượt qua 200 triệu, tin tức này đã tạo thành làn sóng ảnh hưởng to lớn trên xã hội. Lúc các tình nguyện viên trên khắp thế giới nói với các du khách Trung Quốc tại các địa điểm du lịch nổi tiếng rằng, số người “tam thoái” đã lên đến 200 triệu, ngay lập tức đã có rất nhiều người Trung Quốc cùng rủ nhau đăng ký “tam thoái”.  Một tin tức khác đến từ mạng Minh Huệ nói rằng, tại một địa phương thuộc Trung Quốc đại lục có một nhân viên “phòng 610” cấp thành phố (cơ cấu phi pháp chuyên trách bức hại Pháp Luân Công) đã lén lắp đặt truyền hình vệ tinh ở nhà để xem các tiết mục của đài truyền hình Tân Đường Nhân từ hải ngoại, sau khi hiểu rõ chân tướng, anh ấy đã thức tỉnh.
Quảng cáo
Sử gia Tân Hạo Niên phát biểu, những người biết đến “tam thoái” đã vượt qua con số 200 triệu, ông cảm thấy rất phấn khởi: “Tôi nhớ rất rõ rằng hơn mười năm trước những học viên Pháp Luân Công đã bắt đầu kêu gọi thoái đảng. Lời kêu gọi này là vô cùng đúng đắn, rất có tầm nhìn xa, ngoài ra nó còn gây được hiệu quả tích cực trong xã hội.”
Ông Tân nói rằng, số người “tam thoái” trước mắt đã đạt đến số lượng nhiều như vậy, nguyên nhân ở chỗ: một là, đây là kết quả của cuộc vận động thức tỉnh tinh thần của học viên Pháp Luân Công và các nhân sĩ trí  thức, họ đã nỗ lực và trả giá rất nhiều cho Trung Quốc tự do; hai là, ĐCSTQ trong những năm gần đây càng lúc càng trở nên hủ bại, đấu đá nội bộ ngày một thêm hiểm ác.
“Mức độ hủ bại của ĐCSTQ là rất kinh người, điều này đã khiến cho bộ phận những người có lương tri, có trách nhiệm đối với quốc gia, nhân dân và xã hội hoặc ít nhất là có trách nhiệm với bản thân đều lựa chọn con đường thoái xuất khỏi đảng. Bất kể họ thoái đảng bằng phương thức nào, ít nhất về mặt tâm lý và tinh thần họ đã thoát khỏi ĐCSTQ, kết quả sau cùng là vận mệnh cũng đã thoát khỏi ĐCSTQ.” Ông Tân phân tích.
Ông Tân còn nêu ví dụ, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ có 205 người, còn có nguồn tin nói rằng hết 75% là “lõa quan”, bọn họ đã đưa toàn bộ gia quyến, vợ con, tài sản ra nước ngoài, bọn họ cũng không còn ôm hi vọng gì đối với ĐCSTQ, đây cũng là một hình thức trốn khỏi đảng. Điều này cho thấy hết ¾ quan chức cấp cao không tin tưởng gì vào ĐCSTQ, họ không tin rằng quyền lực của đảng vẫn còn chống đỡ được dài lâu, cũng không tin rằng chính quyền ấy vẫn còn duy trì được.
Đấu đá nội bộ gia tăng, khắc sâu thêm nhận thức của nhân dân và xã hội quốc tế về sự hủ bại của ĐCSTQ
Ông Tân cho rằng,  sau sự kiện Vương Lập Quân vào năm 2012, những mâu thuẫn và những bí mật hủ bại của tầng lớp cấp cao trong Đảng đã bị phơi bày trước mắt người dân và xã hội quốc tế. Điều này đã khiến các quốc gia Tây phương từng ảo tưởng về sự tồn tại của ĐCSTQ thấy được sự hủ bại của đảng này là hết thuốc chữa. Đồng thời cũng khiến cho  dân chúng và một bộ phận Đảng viên (vẫn chưa chuyển hướng sang tiêu cực) thấy rõ hơn bộ mặt thật của ĐCSTQ.
Trong tình hình này, số người tiến hành “tam thoái” trực tuyến lại tăng nhanh, đó là cách mà người ta biểu hiện sự tuyệt vọng đối với ĐCSTQ. Những ảnh hưởng tích cực đối với xã hội cũng càng lúc càng lớn dần theo con số.
Ông Tân nói, trừ những đảng viên ĐCSTQ ra, ở Trung Quốc có một bộ phận lớn những người từng bị cưỡng ép phải gia nhập các tổ chức như Đội thiếu niên, và Đoàn Thanh niên Cộng sản, cho nên “mọi người chúng ta vẫn còn phải tiếp tục nỗ lực, tiếp tục cố gắng hơn nữa để giảng rõ chân tướng, vạch trần bộ mặt tà ác của ĐCSTQ”.
Đảng Cộng sản Trung Quốc nhất định bị diệt vong, có bốn nhân tố khiến tốc độ giải thể ĐCSTQ thêm nhanh chóng
Ông Tân nói: “ĐCSTQ nhất định sẽ bị diệt vong!”. Ông nhắc lại nhiều lần ý này trong buổi diễn giảng, ĐCSTQ đã đi đến giai đoạn cuối cùng của nó, sự hủ bại của ĐCSTQ đã xác định xu hướng bị diệt vong một cách tất yếu. Có bốn nhân tố khiến ĐCSTQ giải thể nhanh chóng:
1. Sự hủ bại của ĐCSTQ đang tăng tốc.
2. Sự đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ ngày một ác liệt.
3. Người dân đang thức tỉnh.
4. Những nỗ lực của các nhân sĩ tri thức.
Ông Tân nói: “Sự hủ bại của ĐCSTQ khiến cho quá trình giải thể càng lúc càng nhanh.”
Trước mắt, trong cuộc vận động “chống tham nhũng” này, chúng ta đều thấy, tình hình tham nhũng tại tầng lớp cấp cao trong Đảng có thể nói là kinh thiên động địa. Những khoản tiền bị bòn rút được tính bằng đơn vị hàng trăm triệu, bất động sản được tính bằng hàng trăm căn.
“Hiện tại, mức độ ác liệt của cuộc đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ đã vượt qua cuộc tranh giành quyền lực thời Thái bình Thiên quốc”. Ông Tân nói, những tin tức không mấy đẹp đẽ này của ĐCSTQ khiến cho hàng triệu người Hoa trên khắp thế giới phải mất mặt.
Ông Tân còn bày tỏ, điều quan trọng hơn cả là người Trung Quốc đang thức tỉnh, đặc biệt là sự thức tỉnh của họ đối với lịch sử, đây chính là nhân tố quyết định cho sự cáo chung của ĐCSTQ.
Ông Tân phân tích sâu hơn một bước: Trung Quốc đại lục chịu sự thống trị của ĐCSTQ đã qua bao nhiêu năm, đã khiến cho đạo đức xã hội, môi trường sinh thái, môi trường kinh tế và các phương diện khác của Trung Quốc bị phá hoại đến mức không còn hình dạng. Cũng có thể nói rằng, nhân dân trong hoàn cảnh thảm hại như vậy đã thức tỉnh, họ đã hiểu ra rằng ĐCSTQ là một đảng phái tệ hại.
Ông Tân Hạo Niên lúc ở Anh quốc vào năm 2005 đã từng nói qua, ĐCSTQ từ năm 1949 đã dùng ba phương thức “đoạt mệnh, đoạt lộ, đoạt tri” để tẩy sạch chí hướng của người Trung Quốc. Năm 1949 đến năm 1976, Đảng đã giết chết mấy trăm triệu người, số người chết đói cũng là mấy trăm triệu. Lợi dụng sự sợ hãi chết chóc của con người mà xóa sạch lòng tự tin của họ. Phương thức lấy đi mạng sống còn tiến hành song song với việc chặn mất hậu lộ. ĐCSTQ đã trị quốc bằng phương pháp ngu dân, dùng lời giả dối để lừa phỉnh người dân, dùng những sách giáo khoa toàn những dối trá lịch sử để lừa gạt từng lớp người Trung Quốc. Những chiêu bài như “phong bế quốc gia”, phản đối “sự tự do hóa và ô nhiễm tinh thần từ giai cấp tư sản” để đối kháng, bôi nhọ sự phát triển và tiến bộ chân chính của các nước phương Tây. Khiến cho người Trung Quốc chìm đắm trong những lộng ngôn mà hoàn toàn không có một chút tri thức căn bản nào về truyền thống văn hóa của chính dân tộc mình hay những tinh thần văn minh tiến bộ nước ngoài. Năm 1989, ĐCSTQ đã sử dụng nòng súng và xe tăng thẳng tay tàn sát phong trào “Lục Tứ”, Đảng đã thêm một lần nữa hủy diệt nhân tâm, từ năm 1989 trở đi ĐCSTQ “trị quốc bằng con đường hủ bại”, quét sạch lòng tin của người dân không còn một chút gì.
Ông Tân Hạo Niên nói, từ năm 1985 đến năm 2015, trải qua 30 năm nhân dân đã tự có sự phản tỉnh lịch sử. Người dân đã biết được rằng, cái lịch sử mà ĐCSTQ biên diễn ra chỉ là một thứ dối trá chắp đầu vá đuôi. Cuộc cách mạng của ĐCSTQ bắt đầu từ ngày đầu tiên cho đến khi đoạt chính quyền vào năm 1949, đó là một quá trình bán rẻ lợi ích dân tộc để cướp chính quyền, ĐCSTQ từng là một ác đảng vô quốc gia, vô dân tộc, phá hoại nền cộng hòa, làm gián đoạn tiến trình dân chủ.
Ông Tân Hạo Niên tổng kết, trong lịch sử người dân Trung Quốc đã thức tỉnh và đã phủ định tính hợp pháp ĐCSTQ, từ hiện trạng hôm nay, họ cũng phủ định tính hợp pháp của chính quyền ĐCSTQ. Hai lần thức tỉnh này đã phủ định toàn bộ sự tồn tại của Đảng. Cho nên việc ĐCSTQ rớt đài là tất yếu.
Cuối cùng, ông Tân Hạo Niên nói, người Hoa trên khắp thế giới chỉ có một kẻ địch duy nhất đó chính là ĐCSTQ. Hi vọng những nhân sĩ tri thức không nên ôm ấp những ảo tưởng về ĐCSTQ hay về những nhân vật lãnh đạo trong Đảng. Mọi người cần nỗ lực đoàn kết, tích cực thúc đẩy phong trào thức tỉnh tinh thần cho người Trung Quốc, thoái xuất hết khỏi Đảng, đưa Trung Quốc đến một tương lai mà ở đó không có đảng Cộng sản.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Đảng Cộng sản Trung Quốc vùng vẫy trước nguy cơ sụp đổ đang đến gần




Trận cuồng phong báo trước ngày tận diệt của ĐCSTQ


点此看大图片
Đất nước Trung Quốc đang đứng trước thời khắc lịch sử trọng đại. (Ảnh tổng hợp của NTDTV)

Từ khi làn sóng thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu dấy lên cũng là lúc sự diệt vong tất yếu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được ấn định. Trong giai đoạn biến đổi trọng đại này của lịch sử, tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cũng đã xuất hiện một vài động thái lớn. Gần đây, giới chức cấp cao đã bỏ phiếu thông qua việc thực thi tuyên thệ trước Hiến pháp mà không đoái hoài gì đến “Đảng”, các cơ quan chính phủ còn đề xuất “dũng cảm thừa nhận, tiếp thu sự thật về sự biến chất thoái hóa của đảng”, điều này cho thấy các  cơ quan này đang phát đi một số tín hiệu nào đó. Hiện tại khí số của ĐCSTQ hầu như đã tận, cuốn sách “Cửu bình” được phổ biến rộng rãi đã giúp cho dân chúng hiểu rõ được bản chất tà ác của đảng, đây chính là thời khắc quan trọng trong sự kiện thoái xuất khỏi ĐCSTQ, sắp có sự biến hóa lớn về mặt bản chất. “Trung quốc Cộng sản Đảng vong” đã trở thành thiên ý, là quy luật của lịch sử, là trào lưu chung đại diện cho các giá trị dân chủ phổ quát của thế giới, dân tộc Trung Hoa sẽ vượt khỏi kiếp nạn và bước đến một kỷ nguyên mới của sự phục hưng vĩ đại, không ai có thể ngăn cản nổi.

1. Giải thể ĐCSTQ là tất yếu của lịch sử


Gần đây, các cơ quan chính phủ Bắc Kinh đã có một động thái quan trọng, không ngừng phát đi những tín hiệu muốn vứt bỏ ĐCSTQ. Ngoài việc tầng lớp lãnh đạo cấp cao thông qua biểu quyết không tuyên thệ trước đảng, cũng có người cho rằng, ĐCSTQ nên đổi một cái tên khác. Truyền thông nhà nước cũng đưa tin rằng chính phủ đang có sự sắp xếp, sắp phải cải cách chế độ.

Ông Tập Cận Bình gần đây đã có một lời phát biểu khá hiếm hoi trong kỳ đại hội vừa rồi: “Cần dũng cảm đối mặt với thực tế khắc nghiệt; thừa nhận, tiếp thu sự thật tha hóa biến chất có nguy cơ dẫn đến vong đảng vong quốc”. Trong báo cáo của ông Tập không hề có chút “kỵ húy” mà liệt kê ra những sáu nguy cơ lớn có thể dẫn đến “vong đảng”, đồng thời chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn trong nội bộ, xã hội đã bạo phát một cách phức tạp và có chuyển biến xấu. Sáu nguy cơ bao gồm cả chính trị, kinh tế, xã hội, tín ngưỡng và nhiều lĩnh vực khác. Điều này cho thấy sự hủ bại trong thể chế ĐCSTQ đã hết thuốc chữa, cũng như không còn đủ sức để vu hồi. Các ý kiến bên ngoài cho rằng, một sự đổi thay to lớn sắp xảy ra, ĐCSTQ sắp đứng trước nguy cơ – điều này khiến đảng không thể không thực hiện những động tác vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản.

Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều có một quá trình thịnh suy nhất định, một trái táo hư thì phải vứt đi, một chính quyền cũng có quá trình sinh – hưng –thịnh – suy – nguy – vong. Thời xưa, những vương triều nào xuất hiện phong bế chuyên quyền, tàn bạo, hủ bại thì vương triều ấy không thể tồn tại lâu dài – đó chính là quy luật phát triển của lịch sử, trên thế gian không có triều đại nào là vạn cổ trường lưu. Trong lịch sử Trung Quốc, triều đại tồn tại lâu nhất là nhà Chu với hơn 800 năm trị vì, nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi cái vận diệt vong. Hiện nay, một chính quyền hủ bại bất kham như ĐCSTQ cũng đã bước vào chặng cuối của con đường phế diệt.
Quảng cáo

Tần Thủy Hoàng sau khi lập vị, đã dùng mọi phương cách để cầu trường sinh bất lão, cuối cùng cũng chỉ là vọng tưởng. Sau đó ông ta lượm lặt được một cuốn “Tiên thư”, trong sách viết “vong Tần giả, Hồ dã” (diệt nước Tần là Hồ vậy). Tần Thủy Hoàng đọc xong, cứ ngỡ “Hồ” ở đây là chỉ Hung Nô, bèn sai đại tướng Mông Điềm xuất lĩnh ba mươi vạn quân tiến về phương Bắc chinh phạt Hung Nô để diệt hậu họa vong quốc. Sau đó còn cho đắp thêm Vạn Lý Trường Thành để ngăn bước người Hồ tiến về phía Nam. Tần Thủy Hoàng băng hà, bọn Lý Tư tự sửa di chiếu, lập con thứ Hồ Hợi lên ngôi đế, tức Tần nhị thế. Tần nhị thế bạo ngược vô đạo, dẫn đến quốc phá gia vong, ứng nghiệm theo lời sấm “Vong Tần giả, Hồ dã”. Chẳng qua, “Hồ” ở đây không phải là tộc Hồ (Hung Nô) như Tần Thủy Hoàng vẫn nghĩ mà chính là “Hồ” Hợi.

Thế cho nên một triều đại tự diệt cũng là vì đó là quy luật không thể tránh khỏi, hoặc là do thiên ý, đến lúc kiếp số đã tận, không cần biết phòng bị tốt thế nào, sử dụng bao nhiêu thủ đoạn, bạo lực mạnh tay đến đâu cũng không thể kéo dài được. ĐCSTQ tự tạo kẻ địch cho mình ở khắp nơi, đó cũng là dấu hiệu bị tận diệt.

Trong lúc xã hội Trung Quốc đang xuất hiện làn sóng thoái đảng, rất tự nhiên ĐCSTQ cũng đứng trước nguy cơ diệt vong. Hệ thống chấp pháp của cơ quan Chính Pháp Ủy thậm chí còn có thể cưỡi lên đầu pháp luật, bạt mạng “duy trì ổn định”, đả kích và áp chế nhân sĩ trong mọi giới, thậm chí quay mũi giáo về đoàn thể tu luyện; dùng những phương thức vô cùng bạo lực, tà ác và lưu manh để kéo dài hơi tàn của đảng cộng sản.

Thời Minh có một bộ phận thị vệ mang tên “Đông tập sự xưởng”, gọi tắt là “Đông Xưởng”, trụ sở đặt ở một con hẻm ở Bắc Kinh, là cơ quan đặc vụ tình báo đầu tiên trên thế giới, cơ quan này đã tạo ra vô số những án oan.

Khi triều đình hội thẩm những án lớn, Cẩm y vệ ở Bắc Trấn phụ trách tra khảo trọng phạm, Đông Xưởng đều phái người đến nghe hội thẩm. Tất cả các vệ môn trong triều đình đều có người của Đông Xưởng ngồi trực, giám sát từng cử động một của quan viên. Đến cuối thời Minh, cũng là thời kỳ hoạn quan chuyên quyền lên đến đỉnh điểm trong lịch sử Trung Quốc. Tên hoạn quan Ngụy Trung Hiền được triều đình hủ bại vô năng trọng dụng, lúc hắn ta ra ngoài, xe cộ cờ phướn giống hệt (có khi còn hơn) hoàng đế. Sĩ phu đại thần các bậc đều phải quỳ hai bên đường tung hô thiên tuế. Lúc Ngụy Trung Hiền chuyên quyền, đặc vụ của các xưởng vệ càng thêm phóng túng ngạo mạn, khiến cho mâu thuẫn xã hội cuối thời Minh càng thêm kịch liệt, chính trị bại hoại, kinh tế phá sản, trật tự xã hội đảo lộn, tình thế càng lúc càng khó cứu vãn, đẩy nhanh nguy cơ sụp đổ của nhà Minh.

Hoàng đế Càn Long nhà Thanh có lời bình về triều Minh như sau: “Cái nguyên nhân diệt vong của nhà Minh không phải là vì giặc cướp, mà vì Thần tông quá hoang đường, mở đường cho hoạn quan chuyên quyền, các đại thần thì chí để ở tiền bạc, bá quan ở các chức vụ cũng a dua đục khoét. Ngôi vua vẫn còn, hoạn quan có thể trị, nhưng xét về cái thế của thiên hạ đã như chỗ đất sông lở thì không thể sửa móng, cá ươn thì không cất giữ được”.

Tuy rằng Tập Cận Bình đã hạ bệ “Chính Pháp sa vương” Chu Vĩnh Khang, người được mệnh danh là hạt nhân trung tâm quyền lực thứ hai của ĐCSTQ, thậm chí nếu cuối cùng rồi sẽ hạ bệ Giang Trạch Dân, nhưng sự chuyên quyền, ham lộc vị, tiền tài, đục khoét, a dua… đã ăn sâu vào trong mọi mắt xích, toàn bộ cơ thể ĐCSTQ đã thối rữa, chỉ dựa vào “đả hổ” không thôi cũng chẳng thể trừ được cái gốc hủ bại. Các cơ quan của hai họ Tập – Lý dù tận lực đến mấy cũng chẳng thể xoay chuyển nổi thể chế của ĐCSTQ, bởi vì thời đại cần sự tiến bộ, những giá trị phổ quát của thế giới đã dần đi sâu vào lòng người, nếu không thay đổi triệt để tất sẽ dẫn đến diệt vong.

Thật ra, Trung Quốc cũng đã từng tiến hành qua những thay đổi to lớn, Đặng Tiểu Bình đã đem cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông chuyển hóa thành “con đường đặc sắc của Trung Quốc”, nhưng trên thực chất không hề tiến hành thay đổi nào, cũng chỉ là cải cách trong nội bộ thể chế, vẫn cứ tiếp tục duy trì đảng. Do đó, đến khi “con đường đặc sắc của Trung Quốc” đi đến chặng cuối, ĐCSTQ lại đứng trước nguy cơ sụp đổ. Cuối thời Thanh, triều đình cũng từng trải qua một vài cải cách thay đổi luật pháp và duy tân, nhưng không hề tiến hành thay đổi gì về mặt bản chất, do đó, vương triều ấy cũng không tránh khỏi số mệnh diệt vong.

Những năm cuối triều Thanh, súng ống phương Tây đã bắn vỡ cánh cổng triều đình, văn hóa phương Tây và các dạng trào lưu ý thức cuồn cuộn du nhập vào. Một bộ phận quan viên và phần tử trí thức Trung Quốc đã nhận thức được: không cải cách thì Trung Quốc không có cách nào đối mặt với thách thức mới. Những người thuộc phái duy tân như Khang Hữu Vi, Lương Học Siêu chủ trương cải cách nội bộ thể chế, thay đổi chế độ xã hội chính trị dưới quyền lực của hoàng đế. Chủ trương này đã được sự ủng hộ của vua Quang Tự, phái duy tân đã triển khai cuộc cải cách Mậu Tuất. Năm 1898, khi cuộc cải cách Mậu Tuất thất bại, Từ Hy thái hậu lại tiếp tục chuyên quyền tiếm vị, hoàng đế Quang Tự bị quản thúc tại Doanh Đài ở Trung Nam Hải.

Thanh triều sụp đổ, hoàn toàn không có bóng dáng ngoại địch, không có nguy cơ kinh tế, cũng không có khởi nghĩa nông dân trên quy mô lớn. Cách mạng Tân Hợi chẳng qua chỉ là một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Vũ Xương, rồi sau đó dân chúng các nơi nườm nượp hô ứng, kết quả đế quốc Đại Thanh tan tành như ngói vỡ. Có thể nói số vận Đại Thanh đã tận, và tất nhiên, trước đó Tôn Trung Sơn cũng đã nhiều lần phát động khởi nghĩa vũ trang làm bước đệm.

Nguyên nhân chủ yếu là chế độ chính trị của nhà Thanh đã không còn phù hợp với kết cấu xã hội, không thể gánh vác sản lực của nền sản xuất tiên tiến. Đó cũng là lúc Trung Quốc dấy lên trào lưu ý thức của giai cấp tư sản đòi hỏi phải thích ứng với thế giới, ý thức này xung đột sâu sắc với sự hủ bại và bảo thủ của quý tộc Đại Thanh. Nhà Thanh đã không thích ứng được với hình thế mới, trào lưu mới. Đối diện với biết bao nguy cơ từ trong ra ngoài và cuộc cải cách không thể tránh khỏi, cuối cùng triều Thanh đã đi đến diệt vong.

Giống như Trụ vương thời Ân, toàn bộ quá trình và nguyên nhân diệt vong đã cảnh cáo người đời là thiên ý không thể trái được, thần linh không hề biến mất. Lịch sử Trung Quốc nói với chúng ta một điều, thịnh suy của từng triều đại là đều có quy luật. Tất cả mọi điều trên thế giới đều có thiên ý. Đảng Cộng sản tồn tại trên thế giới đã hơn 100 năm, bản chất tà ác của nó đã được con người nhận thức rõ, do đó việc giải thể Đảng Cộng sản đã trở thành dòng chảy tất yếu của lịch sử, một sự thay đổi lớn đang xuất hiện trên sân khấu Trung Quốc.

2. Giải thể Đảng Cộng sản là dòng chảy chung của thế giới


Trong lịch sử tư tưởng của thế giới, một trăm năm trước, một âm hồn mang tên Cộng sản đã xuất hiện và vật vờ ở bầu trời châu Âu. Từ bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” Marx đã sáng lập ra học thuyết chủ nghĩa Cộng sản, nọc độc của học thuyết này đã được truyền đi trong suốt lịch sử cận đại, hiện đại, ảnh hưởng đến toàn cục của thế giới hiện nay. Sau khi thế giới nhận thức được bản chất bạo lực tà ác của Đảng Cộng sản, độc tố của nó vẫn còn di căn tại một số quốc gia.

Kể từ sau thế chiến thứ hai, cuộc vận động của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới đã đi đến đỉnh điểm, Liên Xô trong 10 năm ngắn ngủi đã trở thành quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu, lớn thứ hai thế giới. Nhưng đây chỉ là một biểu hiện tạm thời, theo sự thay đổi của thời gian, rất nhiều tệ đoan đã xuất hiện. Thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng Cộng sản là một thể chế tập quyền tập trung cao độ. Loại thể chế này hoàn toàn đi ngược với quy luật phát triển của nền kinh tế hiện đại, đè bẹp tính tích cực của địa phương, xí nghiệp và người lao động, lại thêm sự hủy diệt các phần tử tri thức bất đồng chính kiến và đàn áp các đảng phái đối lập chính trị, dẫn đến sự khống chế chặt chẽ về hình thái ý thức. Khiến cho xã hội sau khi có sự đột phá ở bề mặt ban đầu liền lập tức sa vào trạng thái chết cứng, phong bế và lộn xộn.

Trong cục diện của thế giới hiện đại, chủ nghĩa cộng sản đã có một trận tuyến khá rộng lớn, từ Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc len lỏi đến các quốc gia bần cùng ở thế giới thứ ba, thậm chí là thế giới Ả Rập, cho đến cả đầu giường của Saddam Hussain cũng chất đầy những tuyển tập của Stalin và Mao Trạch Đông. Hễ quốc gia nào theo bước của Liên Xô và Trung Cộng, thì đó sẽ là một quốc gia bạo lực về chính trị, bần cùng về kinh tế.

Do đó, với con đường chung của thế giới là dần hướng theo hòa bình và phát triển, dạng thể chế này khiến cho kinh tế phát triển chậm chạp, gây mất cân bằng trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng thêm nghiêm trọng. Những tệ đoan mang tính chất chế độ lần lượt nổi cộm như: hủ bại chính trị, tàn sát bằng bạo lực, bịt miệng dư luận, khống chế tín ngưỡng…, điều này đã không còn phù hợp với nhịp độ của thế giới hiện đại và các giá trị phổ quát được cộng đồng quốc tế công nhận. Chủ nghĩa cộng sản buộc phải tìm kiếm con đường thoát thân.

Một làn sóng lật đổ chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới do đó đã dần dần xuất hiện, bắt đầu từ năm 1989, bao gồm cả những quốc gia thuộc thế giới Cộng sản cùng với Trung Quốc, đã phát sinh làn sóng dân chủ lật đổ nền thống trị chuyên chế của Chủ nghĩa Cộng sản, những quốc gia Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông và Trung Âu đã phát sinh những biến đổi kịch liệt và to lớn.

Ngày 6 tháng 10 năm 1989, Đảng Công nhân Xã hội Hungari đã tổ chức sớm kỳ đại hội đại biểu lần thứ 14 (một biểu hiện bất thường). Hội nghị đã thống nhất đổi tên Đảng Công nhân Xã hội thành đảng Xã hội, đề xuất ý kiến thiết lập thể chế được gọi là “Dân chủ xã hội chủ nghĩa”.

Năm 1989 cục diện chính trị ở Đông Đức xảy ra biến động. Ngày 9 tháng 11 năm 1989, bức tường Berlin sụp đổ.

Tháng 12 năm 1989 Ủy ban Mặt trận Cứu quốc Romania đã thay thế Đảng Cộng sản Romania lên nắm quyền.

Ngày 10 tháng 11 năm 1989, Chủ tịch Zhivkov nước Bulgaria bị buộc phải từ chức. Tháng 2 năm 1990, Đảng Cộng sản Bulgaria đã bỏ cơ chế độc đảng cai trị.

Năm 1989, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc đã chứng kiến cuộc Cách mạng Nhung. Đảng Cộng sản trong cơn vô vọng vẫn tiếp tục thao túng quân đội, cảnh sát và các cơ cấu quốc gia khác, cuối cùng Đảng Cộng sản vẫn phải trao lại chính quyền.

Sau năm 1990, các quốc gia thuộc Liên bang Cộng hòa Nam Tư đều tiến hành tuyển cử đa đảng, đảng Cộng sản đã không thắng cử và đánh mất vai trò chấp chính.

Cuối năm 1990, Albania cũng bắt đầu tuyên bố thực hiện thể chế đa đảng, đất nước này cũng dần bước vào nền chính trị đa nguyên hóa cùng con đường dân chủ nghị viện.

Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Liên Xô Gorbachev tuyên bố từ chức, Hội đồng Tối cao Liên Xô trong ngày kế tiếp đã thông qua quyết định tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của khối Liên Xô, lịch sử 69 năm của Liên Xô đến đây đã kết thúc.

Tại Trung Quốc, làn sóng tư tưởng dân chủ của dân chúng đã bắt kịp cùng với nhịp đập chung, điều này đã góp phần quan trọng trong việc hình thành làn sóng bài Cộng tại đất nước này. Trong các nước cộng sản đương thời, Ba Lan là đất nước đầu tiên nổ ra cách mạng, ngày 4 tháng 6 năm 1989 họ đã tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Thủ tướng đầu tiên không thuộc thành phần trong đảng. Cũng trong ngày hôm đó, Trung Quốc cũng xảy ra cuộc vận động mang tên “Lục Tứ”, cuộc vận động này mau chóng đã biến thành một bể máu ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Sau khi những sự kiện này xảy ra, kế tiếp đó là những cuộc cách mạng và phản kháng lan rộng khắp các quốc gia Cộng sản, khiến cho các nước Đông Âu thuộc khối Liên Xô nườm nượp giải thể. Cục diện chính trị trên toàn thế giới phát sinh một sự thay đổi cực lớn, kết thúc một thời đại, cũng là dấu hiệu kết thúc chiến tranh lạnh.

Trong những quốc gia đã giải thể thành công chủ nghĩa Cộng sản, trừ cuộc tắm máu ở Romania, các quốc gia khác đều thông qua con đường tuyển cử tự do, Đảng Cộng sản tại quốc gia đó đều trao lại chính quyền một cách hòa bình. Trong số các quốc gia ở Đông Âu, Albania là quốc gia cuối cùng kết thúc chế độ Cộng sản.

Khi làn sóng giải thể chủ nghĩa cộng sản đang cuồn cuộn trên toàn thế giới, cũng là lúc mà dân ý ở Trung Quốc đòi hỏi giải thể ĐCSTQ lên đến cao độ. Là quốc gia có dân số đông nhất thế giới, nhưng Đảng Cộng sản tại Trung Quốc vẫn chưa bị giải thể. ĐCSTQ đã không thuận theo dòng chảy của lịch sử, mà đã “trông nhà” bằng những thủ đoạn bạo lực đẫm máu, thực hiện những cuộc tàn sát thảm khốc vô nhân đạo để đổi lấy sự thống trị. ĐCSTQ đã đề xuất khẩu hiệu vô nhân tính “giết 200 ngàn giữ Đảng 20 năm”. Học thuyết của Marx là một học thuyết tà giáo đầy tội ác, máu tanh và bạo lực đã chiếm lĩnh được đất Trung Hoa, thống trị và nô dịch dân tộc Trung Hoa. ĐCSTQ phải có được bản chất vô nhân tà ác ấy mới có thể phóng đao đại sát con dân xứ Trung Hoa một cách không gớm tay.

Từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ trong quá trình vận động chính trị và vì các nguyên nhân chính trị khác đã khiến cho một lượng lớn người tử vong một cách bất bình thường; đàn áp và tàn sát các dân tộc thiểu số. Tiến hành trấn áp, bức hại và tàn sát đối với các tổ chức dân vận, học viên Pháp Luân Công, tín đồ tôn giáo, nhân sĩ bất đồng chính kiến. Trong vòng hơn 60 năm, số người chết dưới tay ĐCSTQ được thống kê có đến 80 triệu sinh mạng. Con số này đã vượt quá xa so với tổng số người thiệt mạng trong Thế chiến thứ II.

Từ đó có thể thấy, chủ nghĩa Marx vốn là một tà thuyết dị đoan, phóng đao đại sát đối với sinh mệnh loài người, điều này còn tàn khốc hơn cả trận đại chiến của toàn thế giới! Bản chất của học thuyết bạo lực cách mạng đó là dùng lời dối trá và chuyên chế để thay cho dân chủ và tự do, dùng thể chế độc tài cộng sản thay cho chế độ dân chủ pháp quyền. ĐCSTQ đã thông qua con đường cưỡng chế và bạo lực để bảo vệ chính mình. ĐCSTQ đã bỏ lỡ cơ hội giải thể vào năm 1989, nhưng bản thân nó vẫn đang sống trong sự sợ hãi cực độ từ phong trào Lục Tứ.

Từ khi sự kiện Lục Tứ diễn ra cho đến nay, những cuộc cải cách mở cửa của ĐCSTQ mặc dầu trên bề mặt thể hiện sự phồn vinh phát triển nhưng nó cũng bắt đầu lộ ra những tệ đoan, đồng thời sản sinh ra một nhóm xã hội mới: giai cấp tư sản quyền quý. Nhóm này khiến cho các phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa của Trung Quốc lâm vào những nguy cơ nghiêm trọng. Tiền đồ và vận mệnh của ĐCSTQ kể từ sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa liên tục bị dồn vào những ngõ cụt, lần này ĐCSTQ lại bước đến ngõ cụt thêm lần nữa.

3. Giai cấp tư sản quyền quý Trung Quốc


Sau cuộc tàn sát Lục Tứ, ĐCSTQ hò hét khẩu hiệu “giết 200 ngàn giữ 20 năm!”, trên mạng vẫn còn lưu truyền một tin tức được tiết lộ từ một nhân vật biết rõ sự tình ở Trung Nam Hải nói rằng, Đặng Tiểu Bình vì con đường phía trước của đảng nên đã bắt tay an bài từ trước. Tháng 7 năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã triệu tập một hội nghị bí mật bao gồm con cháu trong dòng dõi nhà ông ta để nói về sự an bài tương lai 20 năm sau khi ông ta chết. Cuộc hội nghị ấy đã tuyên bố: “Chúng ta đã không còn lựa chọn nào khác, hiện giờ chỉ còn một con đường duy nhất là giải thể ĐCSTQ. Như thế mới không bị thanh toán, con cháu của chúng ta sau này mới được an toàn”. Đặng Tiểu Bình còn yêu cầu không nên ngần ngại tích cóp tiền của vì công cuộc giải thể đảng trong tương lai.

Người viết cho rằng, việc Đặng Tiểu Bình mở cuộc mật đàm để bàn về giải thể đảng có độ xác tín không cao, việc ông ta muốn giải thể ĐCSTQ cùng với việc sát hại và lấp liếm sự kiện Lục Tứ là khác nhau, công tội rõ ràng, lịch sử vẫn sẽ lưu lại món nợ Lục Tứ, tất cả những người có trách nhiệm đều phải nhận lấy phán xét. Nhưng nói bọn họ không ngại tích cóp tiền của lại là sự thật, Đặng Tiểu Bình cũng công khai đề xuất khẩu hiệu “để cho một bộ phận người giàu lên trước”. Từ sau sự kiện Lục Tứ, các gia tộc tập quyền của ĐCSTQ đã bắt đầu những hành động tích cóp điên cuồng, mà “bộ phận người giàu lên” ấy đều là những con cháu của những  người nắm quyền cao chức trọng, thái tử Đảng, ai ai cũng nứt khố đổ vách. Cũng vì chính sách “để một bộ phận người giàu lên trước”, nên sau sự kiện Lục Tứ, Trung Quốc lại sản sinh ra một nhóm mới: giai cấp tư sản quyền quý.

Đây là điều độc nhất vô nhị tại Trung Quốc, một quốc gia Cộng sản lớn nhất vẫn còn tồn tại sau Chiến tranh lạnh, tuy rằng đã vượt lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng đó cũng là quốc gia có sự cách biệt giàu nghèo nghiêm trọng nhất. ĐCSTQ vẫn còn giơ bảng hiệu của chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại thực hiện một mô hình chuyên chế tư bản quyền quí. Cải cách mở cửa chỉ tạo ra sự phồn vinh trên bề mặt, tiếp theo đó là càng nhiều những bong bóng kinh tế xuất hiện, số người thất nghiệp tăng nhanh, khoảng cách giàu nghèo thêm sâu sắc. Đối với thể chế tư bản quyền quý độc đảng mà nói, trên phương diện chính trị chỉ trọng dụng con ông cháu cha, quan trường câu kết, đồng thời cắm rễ sâu vào thế giới thương mại, ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế và xã hội.

Một bản báo cáo điều tra từ cơ quan nghiên cứu của ĐCSTQ tiết lộ. Suốt 60 năm đảng cầm quyền ở Trung Quốc đại lục, trong số hàng trăm triệu phú hào có tài sản vượt qua 100 triệu tệ, 90% đều có xuất thân là con cháu của “hồng nhị đại”, “quan nhị đại” (tiếng lóng chỉ con cái các cán bộ đảng, quan chức), những của cải ấy đều từ đồng thuế xương máu của nhân dân, từ tài sản của quốc gia.

Giai cấp tư sản quyền quý trước mắt đã nắm giữ những huyết mạch kinh tế trọng yếu của Trung Quốc, thậm chí thị trường cổ phiếu cũng có thể chịu sự khống chế của họ, cũng có nghĩa là chỉ cần họ giậm chân một cái cũng có thể đảo loạn cả một nền kinh tế, cả thị trường cổ phiếu của Trung Quốc, khiến cho bá tánh ở đất nước này lãnh đủ, thậm chí có thể giật đổ cả đảng.

ĐCSTQ dưới chiêu bài “đặc sắc riêng kiểu Trung Quốc” đã tạo ra một nhóm gia tộc – chủ nghĩa tư bản quyền quý trước giờ chưa hề có trong lịch sử, nhóm này dựa vào quyền lực có trong tay tước đoạt của cải từ mồ hôi nước mắt của dân chúng, vơ vét tài phú cho riêng mình. Công cuộc đả hổ của Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã cho người ta thấy được một sự hủ bại đã lên đến đỉnh điểm, mục rữa vô hạn độ của một đảng chấp chính.

Tình trạng này rất giống với khối Liên Xô trước ngày giải thể, trong quá trình thống trị của mình, Liên Xô cũng đã sản sinh ra một nhóm phú hào tư bản quyền quý. Nhóm này được đặt trên cả quyền lực, nảy nở ra hàng mớ hủ bại. Mối mâu thuẫn giữa dân chúng và tầng lớp tư bản quyền quý này ngày một dâng cao, chính trị, kinh tế cũng xuất hiện nhiều nguy cơ. Mâu thuẫn tích lũy đến một mức độ đỉnh điểm, khối Liên Xô liền bị giải thể trong nháy mắt.

Nhóm tư bản quyền quý Trung Quốc so với Liên Xô chỉ có chỗ hơn chứ không kém, đầu tiên là sự hủ bại của những gia tộc – tư bản quyền quý đã dẫn đến sự hủ bại của cả hệ thống đảng; những vấn đề môi trường và cung ứng năng lượng đã để lại cho xã hội những hậu họa khôn lường; số người thất nghiệp tăng cao, khoảng cách giàu nghèo thêm sâu sắc, mâu thuẫn giữa các giai tầng xã hội thêm kịch liệt. Hệ thống pháp chế của ĐCSTQ chỉ phục vụ cho nhóm tư bản quyền quý này dẫn đến mâu thuẫn quan – dân, ĐCSTQ bịt miệng ngôn luận, tùy ý trấn áp tín ngưỡng và các nhà bất đồng chính kiến. Dân chúng phản đối không ngớt, các chi phí “duy trì ổn định” vượt quá chi phí quốc phòng. Trung Quốc xuất hiện những bong bóng kinh tế và muôn vàn nguy cơ, luôn luôn ngấp nghé bờ vực đổ vỡ. Con đường chính trị lâm vào ngõ cụt, đấu đá nội bộ gay cấn chưa từng thấy.

ĐCSTQ đã đi đến con đường cuối cùng của ngày hôm nay, thậm chí còn tệ hơn cả cục diện của Liên Xô trước ngày giải thể, do vậy, ĐCSTQ cũng đã sớm ý thức được nguy cơ của chính mình. Truyền thông Hồng Kông trong năm 2008 đã tiết lộ một tin tức có liên quan về việc ĐCSTQ tính “chỉnh đốn Đảng” như thế nào, nhằm vớt vát sinh mệnh của đảng trước nguy cơ giải thể. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh, nguyên Thường ủy Bộ Chính trị, cựu chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Lý Thụy Hoàn trong buổi sinh hoạt đoàn thể phát biểu, ông ta đã suy nghĩ trong thời gian dài, không biết là nên đổi tên Đảng Cộng sản thành Đảng Nhân dân hay Đảng Xã hội.

Lần chỉnh đốn này diễn ra là vì ĐCSTQ đã nhận thức được nguy cơ chính trị, hi vọng thông qua con đường chỉnh đốn có thể cứu vãn được vận mệnh của Đảng, ngoài ra còn là để cho cuộc “tiếp quản” của ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường vào kỳ đại hội lần thứ 18 diễn ra trong năm 2012 tương đối được trơn tru. Ông Hồ Cẩm Đào trong lúc tham gia buổi tọa đàm của Trung ương Đảng với các đoàn thể dân chủ từng trả lời cho những nghi vấn về vấn đề xã hội đang dần dần hình thành “giai cấp tư sản quan liêu, giai tầng đặc quyền quan liêu”, ông Hồ nói: “Xã hội có những đánh giá như vậy, ở một mức độ nào đó cũng đã khiến cho xã hội lên tiếng, đối với Đảng Cộng sản đó là một tín hiệu báo trước nguy cơ, nếu như một ngày nào đó, Đảng Cộng sản cũng trộn lẫn với giai tầng đặc quyền quan liêu, tư sản quan liêu đó thì điều này chứng minh Đảng Cộng sản đã thoái hóa biến chất, nhất định sẽ tiêu vong”.

Gần đây, ông Tập Cận Bình lại có một bình luận hiếm thấy: “Cần dũng cảm đối diện với sự thật khắc nghiệt, thừa nhận, tiếp thu thực tế thoái hóa, biến chất, đi đến nguy cơ vong quốc vong đảng”.

Tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ hiểu rõ hiện trạng và nguy cơ của chính mình, bất cứ ai cũng không thể cứu vãn nổi, ai ai cũng đều biết không có đường lui. Sau sự kiện Lục Tứ, đành rằng ĐCSTQ đã bỏ đi bộ phận thực chất của chủ nghĩa Marx, dựng nên một chủ nghĩa tư bản hữu danh vô thực, nhưng sau quang cảnh của 20 năm, hiện tại đã đến lúc cả hai đều sụp đổ, toàn bộ thể chế ĐCSTQ đang ngấp nghé bờ vực diệt vong.

Ngoài ra, ĐCSTQ còn phát động cuộc trấn áp lên các học viên Pháp Luân Công, làm sản sinh rất nhiều hậu quả to lớn trên khắp các phương diện như chính trị, kinh tế, văn hóa và nhiều nguy cơ không thể lường trước được. Không chỉ phong trào thoái đảng được đẩy mạnh, thế đối lập với các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn còn mang lại cho dân tộc Trung Hoa những kiếp nạn liên quan đến đạo đức. ĐCSTQ không thể dẫn dắt dân chúng trong nước, cũng không thể đối diện với xã hội quốc tế, bị cả thế giới tẩy chay, không ai thông cảm nổi, ĐCSTQ bạo ngược bị toàn thế giới khoác cho chiếc áo “ác ma” phản nhân loại ngàn năm một thuở. Như thế ĐCSTQ có lý do để tồn tại trên cõi đời này chăng?

Do sự sợ hãi của các quan chức ĐCSTQ trước bờ diệt vong, rất có khả năng sẽ xuất hiện những hành động không lý trí. Trước kỳ đại hội thứ 18, ông Tập Cận Bình vẫn còn phấn chấn tự tin để tiếp quản chức chủ tịch nước do đảng giao phó, nhưng từ lúc chưa chính thức hiện diện trên vũ đài chính trị, ông Tập đã phát hiện ra rằng: tập đoàn chính biến Giang Trạch Dân đang muốn đánh sập mình xuống. Ông Tập buộc phải “lì lợm” thượng đài, điều này đã khẳng định trong nội bộ cấp cao của đảng sẽ bốn bề dậy sóng. Đây chính là khúc dạo đầu cho cuộc giải thể của ĐCSTQ.

Trong thời khắc biến đổi trọng đại của lịch sử, đứng trước xu thế tất yếu phải giải thể, những người đưa ra quyết sách của ĐCSTQ, đó là những người như ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, và những cơ quan chính phủ Bắc Kinh phải ứng đối như thế nào đã trở thành chủ đề nóng hổi thu hút sự quan tâm của mọi giới.

4. ĐCSTQ vùng vẫy trước thời khắc diệt vong


Trước kỳ đại hội thứ 18, ông Tập Cận Bình đã có những chuẩn bị để tiếp quản chiếc ghế chủ tịch, nhưng trong lúc vẫn chưa chính thức nhậm chức, ông Tập đã phát hiện những sự kiện khiến bản thân phải thất kinh biến sắc: Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đang âm mưu liên thủ với nhau để thực hiện đảo chính, đánh bật ông ta khỏi vũ đài chính trị.

Phụ thân ông Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân là một trong những nguyên lão của ĐCSTQ, trước giờ người ta vẫn cho rằng ông ta thuộc phái cải cách trong nội bộ đảng. Nhưng không ai nói đến bối cảnh của ông Tập Cận Bình, cũng không biết ông Tập có bổn ý là muốn giải thể ĐCSTQ hay không, nhưng rõ ràng là những động thái của ông Tập khi đối phó với tập đoàn chính biến này đã dấy lên những trận phong ba trong nội bộ cấp cao của Đảng, mà trận phong ba này lại là khúc dạo đầu cho cuộc giải thể ĐCSTQ.

“Quân yếu thần tử, thần bất tử bất trung” (vua bảo quan chết, quan không chết là không trung), xưa có câu như vậy. Chứ nào có cái lý “thần” bắt “quân” chết, “quân” ngồi đó đợi chết? Ông Tập Cận Bình vừa lên đài, đã lấy đoản binh mà chế trường trận, dùng con bài chống tham nhũng để xét xử những “đại thần” có mưu đồ cấu kết, “phản nghịch” như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, còn đánh gục hết mấy trăm “đại lão hổ”, nhưng ông Tập vẫn chưa có cách nào để nhổ tận gốc cả tập đoàn của Giang Trạch Dân, cũng không thể nào xóa bỏ được mưu đồ lăm lăm tiếm quyền của tập đoàn này.

Từ cổ chí kim, phương cách xử lý các tập đoàn chính biến đều là “tru sát” kẻ chủ mưu hoặc kẻ cầm đầu, nhưng canh bạc của ông Tập và tập đoàn chính biến ấy đã triển hiện ra một bức tranh muôn màu muôn vẻ. Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai những người phát động chính biến đều đã bị xét xử, đã bị tống vào nhà tù, nhưng trên thực tế bản án âm mưu lật đổ này vẫn chưa khép lại được. Bởi vì hai họ Bạc – Chu đằng sau vẫn còn cả một tập đoàn của ông Giang, khiến cho ông Tập và ông Vương phải chọn phương thức “đả hổ” để dọn đường. Mở đường máu tiến thẳng đến hổ vương Giang Trạch Dân và nhìn thấy một sự thật, Giang Trạch Dân không phải là người mà là “Đảng”. Ông Giang Trạch Dân trốn ngay sau lưng đảng nên không thể hạ thủ. Nhưng nếu không hạ thủ thì sẽ bị hổ vương vồ lại, người anh hùng đả hổ sẽ bị lâm vào tử địa, đây chính là vấn đề cốt lõi mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt.

Cái mà ông Giang Trạch Dân gọi là lý luận “ba đại biểu” đã được ĐCSTQ liệt vào “tư tưởng trọng yếu”, vào kỳ đại hội thứ 16, tháng 11 năm 2002 đã được thông qua và viết vào cương lĩnh của Đảng. Do đó, ông Giang cũng là một bộ phận quan trọng của Đảng. Nói cách khác, nếu như phán ông Giang là tội phạm, thì cương lĩnh của ĐCSTQ cũng sẽ bị xé bỏ toàn bộ, thế thì đảng sẽ thống trị bằng cái gì? Nói theo ngôn ngữ của đảng thì chính là “vong đảng”.

Các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình không thể không có những động thái nhất định, trước ngày ĐCSTQ xử kín Chu Vĩnh Khang, ngày 21 tháng 5, phương tiện truyền thông của đảng đăng bài viết “Cuộc chống tham của Đảng đang mở rộng cục diện”. Bài viết có đề cập trong vòng hai năm “đập ruồi đả hổ”, công cuộc chống tham nhũng của trung ương đang bước vào giai đoạn mới: “cần phải triệt để diệt trừ hủ bại của chế độ” như thế thì cuộc chống tham nhũng này mới có thể được lưu danh trong sử sách. Hiện tại một ván cờ lớn đang bày ra trước mặt trung ương, nó còn đáng để cho người khác quan tâm hơn là câu hỏi “lão hổ tiếp theo là ai”.

Muốn được “lưu danh sử sách” đòi hỏi phải có những hành động khá kinh thiên động địa. Nếu có dọn dẹp được Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân, chẳng qua cũng chỉ là đánh gục được một vài “lão hổ”, lịch sử cùng lắm sẽ ghi lại rằng nội bộ đảng đã có một cuộc ác đấu như thế như thế, muốn “lưu danh sử sách” trừ khi lật đổ cả ĐCSTQ.

Điều đáng chú ý ở đây là, trong ngày tuyên xử Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã hội kiến với chính trị gia người Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, là một biểu tượng mới của “dân chủ”. Lần hội ngộ này của ông Tập Cận Bình với một nhân vật đứng đầu Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ này là một động thái khá rõ ràng, đó không phải là sự câu thông giữa hai quốc gia để phát triển kinh tế, cũng không phải là giải quyết vấn đề chiến sự ở Bắc Miến, mà là một sự trông đợi hay mục đích gì đó về mặt chính trị. Ông ta dường như đang tìm kiếm một con đường và hướng đi, đồng thời cũng dò xét xem nội bộ ĐCSTQ sẽ phản ứng như thế nào trước vấn đề nhạy cảm này.

Tiếp theo đó ông Tập Cận Bình cũng chẳng nói chẳng rằng, chỉ lẳng lặng hoàn thành một loạt các hành động. Buổi trưa ngày 1 tháng 7 cũng là ngày thành lập đảng, Ủy ban Thường trực Đại hội Nhân dân Bắc Kinh đã thông qua việc thực thi tuyên thệ trước hiến pháp cho tất cả các Ủy ban trong toàn quốc. Trong đó hoàn toàn không có lời thề “trung với đảng”, cũng có thể nói các viên chức không còn tuyên thệ trước đảng nữa. Thậm chí có người còn cho rằng, ĐCSTQ nên đổi tên gọi.

Đành rằng ông Tập đã dọn dẹp khá nhiều “lão hổ” ở các cơ quan cấp quốc gia, cùng vô số “ruồi nhặng”. Nhưng tình thế của cuộc chống tham nhũng vẫn luôn luôn có sự bế tắc giữa “quân tham nhũng” và “quân chống tham nhũng” trong từng giờ từng khắc, hình thức vô cùng khốc liệt. Có thể nói rằng, hai họ Tập – Vương đang từng bước từng bước dùng kế “rút củi đáy nồi” để dập tắt tập đoàn khổng lồ Giang Trạch Dân, xem ra khá là khó khăn, so ra thì việc giải quyết tập đoàn Giang Trạch Dân từ phương diện chế độ có phần dễ hơn.

Ngày 26 tháng 6, ông Tập Cận Bình thông qua một quy định liên quan đến vấn đề quan chức “có lên chức có xuống chức”, “trọng điểm là giải quyết vấn đề xuống chức”. Có kênh truyền thông còn nói rằng, danh sách nhân sự bí mật do ông Tập Cận Bình an bài sắp được tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong Đảng “thảo luận” trong hội nghị Bắc Đới Hà, bản danh sách bí mật còn bao gồm cả những Ủy viên hiện tại trong Bộ Chính trị. Còn nói, Ủy viên Bộ Chính trị Trương Cao Lệ cũng ở trong danh sách này, còn có những tâm phúc của Giang Trạch Dân hiện ở bên ông Tập là Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang…

Nếu như ông Tập có thể sử dụng phương thức “có lên có xuống” này, thì đây quả là một nước cờ hay để rút mất quyền lực của tập đoàn ông Giang, để cho ông Giang, một nhân vật chưa xuống ngựa, có thể ngoan ngoãn với cái cớ “không đủ năng lực” mà tự động xuống yên, còn không sẽ bị Ủy ban Điều tra Kỷ luật Trung ương gõ cửa. Từ đó, hai họ Tập – Vương có thể đánh vỡ tập đoàn của ông Giang. Các cơ quan này đầu tiên sẽ gỡ bỏ cái nền mà “bầy hổ” đã vun đắp bấy lâu, đồng thời không ngớt bắn đi những lời thị uy như “án hình sự không động tới thường ủy”, “Thiết Mạo Vương tử”, “Khánh Thân Vương”, “không nể cấp bậc”… để ám chỉ Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, như thế mới khởi được một tác dụng trấn áp rộng lớn. Xem ra, “đả hổ” không phải là mục đích, mà đó là sách lược.

Đối với những người có quyền lực chống lưng như ông Giang Trạch Dân, ông Tăng Khánh Hồng mà nói, “quân sĩ” của ông ta bị mất đi quyền lực là điều rất đáng sợ. Sau những động thái lớn của ông Tập Cận Bình, hiển nhiên, tập đoàn của ông Giang Trạch Dân rất bất lợi trên trường chính trị. Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng nhất định sẽ trả đòn trong cơn quẫy chết, do đó, họ bắt đầu rút ra con bài kinh tế, làm đảo lộn nền kinh tế Trung Quốc trước thềm hội nghị Bắc Đới Hà, đó có lẽ là con át chủ bài lớn nhất mà hai họ Giang – Tăng đánh trả lại ông Tập.

Trên trường chính trị, Giang Trạch Dân không chỉ bảo vệ mình trong cái “boong-ke đỏ”; về phương diện quân sự, ông ta sử dụng phương thức “bức cung” cùng với hình thức “trưởng lão chấp chính” để tiếp tục lưu nhiệm, tiếp tục nắm giữ quyền hành. Trên phương diện kinh tế, ông ta cũng giăng ra muôn kiểu bủa vây, hi sinh những lợi ích to lớn của quốc gia, kiến lập tại trong và ngoài nước những tập đoàn cổ phiếu. Trước mắt, những thế lực chính trị và quân sự đã bị những cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình tróc rễ, hai bên đang chuẩn bị có những cuộc chiến nảy lửa trên mặt trận cổ phiếu.

Kỳ thực, hai họ Giang – Tăng sớm đã rút quân át kinh tế ra để uy hiếp. Khi bản án của Chu Vĩnh Khanh đột nhiên bị đem ra xét xử, Giang – Tăng bắt đầu đã có những động thái thật sự. Truyền thông mạng còn đồn đoán rằng, chính gia tộc của ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng đã tung ra mấy trăm tỉ cổ phiếu rỗng để đảo lộn nền kinh tế và dấy lên những bất ổn trong xã hội, như thế mới có cơ hội thực hiện sách lược chính biến đã nung nấu bấy lâu nay. Do vậy, những cơ quan của ông Tập không thể không xuất thủ, lập tức phái Thứ trưởng Bộ Công An mang lực lượng thu thập chứng cớ, điều tra làm rõ đường dây bán cổ phiếu và cổ phần rỗng. Nguồn tin cho hay, chính quan chức cấp cao trong ngành công an trực tiếp dẫn lực lượng thâm nhập vào thị trường cổ phiếu, đây là lần đầu tiên trong lịch sử cổ phiếu của Trung Quốc. Mọi thứ đang hướng về sào huyệt cũ của ông Giang Trạch Dân ở Thượng Hải.

Ông Tập Cận Bình đã đánh gục khá nhiều “hổ” lẫn “ruồi” của bang phái nhà họ Giang, nhưng vẫn chưa giành được cục diện áp đảo, huống chi tập đoàn chính biến của ông Giang vẫn đang lăm lăm lật đổ ông Tập. Hai họ Tập – Vương muốn dọn dẹp được “hổ vương” trước phải dồn đối thủ vào thế chết, sau đó xem thử đối thủ xuất chiêu gì, sau này ông Giang Trạch Dân vẫn còn âm mưu quỷ kế gì thì vẫn phải chờ hồi sau phân giải. Nhưng, bất kể đôi bên giằng co như thế nào, kết quả vẫn là ĐCSTQ tự lật đổ chính mình. ĐCSTQ đang đứng trước xu thế diệt vong, không ai có thể thay đổi được.

Đặng Tiểu Bình làm theo chủ nghĩa tư bản, nói đó là xã hội chủ nghĩa đặc sắc kiểu Trung Quốc mà cũng không dám vứt đi cái áo khoác ĐCSTQ; sau khi Lý Thụy Hoàn đề xuất sửa đổi tên đảng thì cũng biệt tăm biệt tích trong muôn vàn chướng ngại. Ngoài ra, những người như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Kiều Thạch đều là những người mang hơi hướng cải cách dân chủ kiểu phương Tây nhưng tất cả đều không thành công.

Những bước đi của ông Tập Cận Bình đến ngày hôm nay, không có máu đổ, cũng không có những động thái khuynh đảo hay kinh thiên động địa gì. Chỉ là toàn số phiếu thông qua quyết định viên chức nhà nước sẽ tuyên thệ trước hiến pháp, không tuyên thệ trước đảng nữa, đem đảng tống vào lãnh cung, trước đây điều này đã khó tưởng tượng, chứ đừng nói là có ai muốn nhắc tới. Ngoài ra, truyền thông Hồng Kông cũng đưa ra tin tức, vào tháng 6, ông Tập Cận Bình phát biểu tại đại hội của Bộ Chính trị nói rằng, ĐCSTQ đang đối mặt với vô vàn nguy cơ từ các phương diện chính trị, kinh tế, cần “dũng cảm thừa nhận, tiếp thu thực tế thoái hóa biến chất của đảng”. Câu nói này đã làm chấn kinh tứ bề hội nghị, hầu như là một dấu hiệu của việc vất bỏ đảng cộng sản.

Cũng có thể, chính phủ Bắc Kinh không có ý muốn giải thể đảng cộng sản, tiếp theo ĐCSTQ có thể đem cuộc giải thể Liên Xô nâng lên thành tiến bộ của thời đại, thành bước phát triển tất yếu của lịch sử, xem đó là một “bài học lịch sử”, không dám đề cập đến. Nhưng dòng chảy lịch sử chẳng phải là ý muốn của con người, những sự kiện phát sinh liên tiếp ở Trung Quốc trong những năm gần đây, một cuộc đọ sức giữa những âm mưu chính biến và những đòn phản kích đã phát triển qua những động thái của ông Tập Cận Bình, cuối cùng dù muốn hay không cũng sẽ dính đến những vấn đề nhạy cảm cốt lõi của ĐCSTQ. Trong trận đấu một mất một còn này, ĐCSTQ sẽ lật đổ chính mình.

Đây chính là đích đến tất yếu của lịch sử và dòng chảy chung của thế giới, số mệnh của ĐCSTQ hầu như đã tận; một mặt khác cũng là nhờ cuốn “Cửu bình” đã giúp dân chúng hiểu được bản chất tà ác của ĐCSTQ. Các cơ quan chính phủ trong thời khắc biến động của lịch sử nên thuận ứng theo dòng chảy thời đại, vứt bỏ chế độ chuyên chế của ĐCSTQ, kết thúc nền chuyên chính độc đảng, để bước vào một chế độ dân chủ với các giá trị phổ quát. Đó mới là thuận ứng theo lòng dân, mới có thể triệt để nhổ sạch hủ bại, mới có thể “lưu danh sử sách”.

Trước mắt, số người thoái xuất khỏi đảng đã vượt qua con số 200 triệu, cuộc cách mạng lịch sử phế bỏ ĐCSTQ đã bắt đầu từ sớm. Giải thể ĐCSTQ là một tất yếu của lịch sử, là dòng chảy chung của thế giới, là điều mà nhân tâm hướng đến, là con đường để dân tộc Trung Hoa thoát khỏi kiếp nạn, tiến đến một kỷ nguyên phục hưng vĩ đại, không ai có thể ngăn cản! Giải thể ĐCSTQ chính là thiên ý: “Trung Quốc Cộng sản đảng vong!”

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
Shortlink:

Di sản thất lạc của một quan chức Trung Quốc có tầm nhìn khác biệt



Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc Kiều Thạch vẫy tay chào một đám đông tụ tập tại sân bay ở Toronto vào ngày 11 tháng 4, 1996. (Carlo Allegri / AFP / Getty Images)
Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc Kiều Thạch vẫy tay chào một đám đông tụ tập tại sân bay ở Toronto vào ngày 11 tháng 4, 1996. (Carlo Allegri / AFP / Getty Images)
Khi Kiều Thạch, người từng nắm quyền lớn thứ 3 ở Trung Quốc, qua đời ngày 14 tháng 6, ông ta hẳn là một người hạnh phúc. Ông qua đời chỉ ba ngày sau khi đối thủ chính trị của ông, cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân, phải hứng chịu một đòn tấn công nặng nề.
Theo Tân Hoa Xã, ông Kiều qua đời ngày 14 tháng 6 ở tuổi 91, sau những nỗ lực cứu chữa bất thành của các y bác sĩ. Vào ngày 11, cựu lãnh đạo an ninh Chu Vĩnh Khang bị kết án tù chung thân, đánh dấu một thời điểm trọng đại trong việc triệt tiêu phe cánh của ông Giang Trạch Dân.
Mặc dù là một trong những người quyền lực nhất và là người đứng đầu của cơ quan phụ trách quản lý cảnh sát của chế độ và lực lượng an ninh nội địa của Đảng Cộng sản, Kiểu Thạch là một người ôn hòa, thậm chí phóng khoáng trên chính trường Trung Quốc trước khi ông nghỉ hưu vào năm 1998.

Đấu tranh với bạo chúa đang trỗi dậy

Suốt thập kỷ 90, Kiều Thạch là đối thủ chính trị chính của Giang Trạch Dân, người trong thời gian giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản từ năm 1989 đến 2002 đã không ngừng bao che cho tham nhũng và áp bức nhân quyền.
Quảng cáo
Ông Kiều, sinh năm 1924 tại Thượng Hải với tên khai sinh là Tưởng Chí Đồng. Trở thành Đảng viên năm 1940, ông chủ yếu làm việc trong mảng tình báo và an ninh. Như nhiều quan chức Trung Quốc, ông bị đàn áp thẳng tay trong cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976), nhưng sau đó trở lại mạnh mẽ vào những năm 1980, trở thành thành viên Bộ Chính trị và đứng đầu cơ quan kỷ luật của Đảng Cộng sản vào năm 1987.
Mặc dù ông Giang Trạch Dân đã nhận chức tổng bí thư thay cho ông Đặng Tiểu Bình vào năm 1989, ông Đặng vẫn giữ quyền kiểm soát đối với quân đội và Đảng Cộng sản thông qua mạng lưới chính trị của mình, trong mạng lưới đó có ông Kiều.
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (Wikimedia Commons)
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (Wikimedia Commons)
Một điểm nổi bật trong cách lãnh đạo của ông Kiều là sự coi trọng pháp quyền, đối lập hẳn với kiểu chính trị phe cánh và nâng đỡ cá nhân của Giang Trạch Dân.
Tại phiên họp toàn thể thứ 3 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 8, ông Kiều nói rằng xây dựng một chính phủ trong sạch đặt trọng tâm vào hệ thống pháp luật là việc làm hết sức quan trọng. Tất cả thành viên chính phủ là công bộc của dân, chứ không phải là bề trên của họ, ông Kiều đã phát biểu tại cuộc họp.
Ông Kiều là rào cản đối với Giang Trạch Dân, người xem quan hệ cá nhân chứ không phải thể chế là nguyên tắc cốt lõi trong trò chơi chính trị.

Bị buộc từ chức

Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch (trái), Thủ tướng Lí Bằng (giữa) và Chủ tịch Giang Trạch Dân (phải) tiến đến chỗ ngồi trước khi khai mạc phiên họp Đại hội Đại biẻu Nhân dân Toàn quốc tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh ngày 6 tháng 3 năm 1996. (Robyn BEC / AFP / Getty Images)
Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch (trái), Thủ tướng Lí Bằng (giữa) và Chủ tịch Giang Trạch Dân (phải) tiến đến chỗ ngồi trước khi khai mạc phiên họp Đại hội Đại biẻu Nhân dân Toàn quốc tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh ngày 6 tháng 3 năm 1996. (Robyn BEC / AFP / Getty Images)
Đầu năm 1997, Đặng Tiểu Bình qua đời, và ông Giang trở thành nhà lãnh đạo đúng nghĩa. Khi Đại hội Đảng Cộng sản Toàn quốc lần thứ 15 được tổ chức sau đó, ông Giang Trạch Dân đã có cơ hội chống lại những đối thủ chính trị, bao gồm ông Kiều.
Giang Trạch Dân đã tìm thấy một đồng minh là Bạc Nhất Ba, một Đảng viên kỳ cựu cùng thế hệ với Đặng Tiểu Bình. Họ thống nhất sẽ loại bỏ ông Kiều khỏi vị trị đầy quyền lực hiện tại. Và con của ông Bạc, Bạc Hy Lai sẽ được Giang Trạch Dân che chở.
Trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội Toàn quốc lần thứ 15 của Đảng Cộng sản, ông Bạc Nhất Ba thông báo ông Kiều rằng giới hạn tuổi cho lãnh đạo cấp cao của Đảng là 70 tuổi. Ông Kiều, lúc đó đã ở độ tuổi giữa 70, sẽ phải nghỉ hưu. Vì những lý do chưa rõ, Kiều Thạch đồng ý về giới hạn tuổi này mà không phản đối và rời khỏi vị trí của mình vào đầu năm 1998.
Trước khi nghỉ hưu, ông Kiều với tư cách là lãnh đạo lực lượng an ninh của chế độ, đã gây ảnh hưởng theo hướng ôn hòa đối với những tham vọng của Giang Trạch Dân. Giờ đây, phe cánh của ông Giang đã có toàn quyền kiểm soát.
Khuynh hướng độc tài của Giang lần đầu tiên được thể hiện khi ông ta bày tỏ sự nhiệt tình trong việc đàn áp những tiếng nói ủng hộ dân chủ trong lãnh địa của mình ở Thượng Hải. Bây giờ, Giang và vây cánh nhắm vào một nhóm người khác bên ngoài sự kiểm soát của Đảng.

“Trăm lợi mà vô hại”

Pháp Luân Công, một môn khí công tu dưỡng tinh thần được truyền dạy ra công chúng vào năm 1992, đã trở nên phổ biến rộng rãi vào những năm 1990 – và vào năm 1998, chính phủ Trung Quốc ước tính số lượng học viên của môn khí công này là từ 70 triệu đến 100 triệu người.
La Cán, một đồng minh của Giang Trạch Dân và là người thay thế Kiều Thạch làm lãnh đạo lực lượng an ninh Trung Quốc, từng ám chỉ rằng Pháp Luân Công có thể trở thành con dê tế thần cho mục đích tăng cường uy tín của Giang Trạch Dân trong Đảng. Bắt đầu từ năm 1996, Pháp Luân Công bắt đầu hứng chịu những chỉ trích chính trị trên các phương tiện truyền thông nhà nước và các học viên bị cảnh sát theo dõi. Nhiều cuộc điều tra được tiến hành để “tìm ra” sự hỗ trợ từ ngoại quốc và các hành vi phạm pháp của các học viên. Nhưng họ không tìm thấy bất cứ sai phạm nào ở Pháp Luân Công.
Năm 1998, Kiều Thạch và các thành viên khác của Quốc hội yêu cầu nhiều nghiên cứu hơn về Pháp Luân Công và các học viên. Kết luận được đưa ra là: Pháp Luân Công đối với sức khỏe người dân và xã hội là “ trăm lợi mà vô hại”.
Các học viên Pháp Luân Công tập trung tại một công viên ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc, tập công buổi sáng vào những năm 1990, trước khi cuộc đàn áp chống lại môn khí công này bắt đầu. (Faluninfo.net)
Các học viên Pháp Luân Công tập trung tại một công viên ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc, tập công buổi sáng vào những năm 1990, trước khi cuộc đàn áp chống lại môn khí công này bắt đầu. (Faluninfo.net)
Những bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ Pháp Luân Công mang lại lợi ích cho người dân và quốc gia đã không ngăn được kế hoạch tàn bạo của La Cán và Giang Trạch Dân nhằm đàn áp môn khí công này.
Sau cánh cửa bí mật, Giang gọi Pháp Luân Công là một mối đe dọa hiện hữu đối với Đảng Cộng sản vô thần, và phát động một chiến dịch toàn quốc để xóa sổ nó. Vào tháng 6, ông ta thành lập cái gọi là “Phòng 610”, một một tổ chức cảnh sát mật ngoài vòng pháp luật không bị giới hạn quyền lực, có quyền kiểm soát đối với tất cả các bộ phận của Đảng và Chính phủ, để thực hiện chiến dịch đàn áp này.
Dưới sự lãnh đạo của La Cán, Phòng 610 bắt đầu hành động vào ngày 20 tháng 7, huy động bộ máy an ninh nhà nước để bắt giữ hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công trong vòng vài ngày.
Trong suốt 16 năm đàn áp tiếp theo, con số đó tăng vọt lên hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu người, theo các cuộc điều tra về nhân quyền. Người ta ước tính hàng chục ngàn người đã bị tra tấn đến chết dưới bàn tay của chính quyền hoặc bị mổ cướp đi nội tạng.

Đàn áp dã man, tham nhũng vô hạn

Khi bức hại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân và phe cánh chính trị của ông ta mở rộng quyền lực của các cơ quan an ninh. Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), cơ quan mà Kiều Thạch từng lãnh đạo, trở thành một tổ chức đáng sợ chỉ huy hàng triệu công an, lực lượng bán quân sự, và cảnh sát mặc thường phục. Có lúc, dưới sự chỉ đạo của đồng minh của Giang là Chu Vĩnh Khang, PLAC được hưởng ngân sách cao hơn cả của Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Ngoài Pháp Luân Công, các tôn giáo và dân tộc thiểu số khác như Kitô giáo, người Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, và tất cả những người bất đồng chính kiến cũng đều phải chịu sự đàn áp tương tự dưới sự mở rộng của PLAC.
Dưới thời Kiều Thạch, Cảnh sát Vũ trang, chỉ là một lực lượng phụ trợ của PLAC, trực thuộc bộ công an. Khi Chu Vĩnh Khang nắm quyền, quy mô của Cảnh sát Vũ trang được mở rộng đáng kể. Ban đầu chỉ là một lực lượng làm các việc như cưỡng chế phá nhà dân hay kiểm tra an ninh cho các cuộc họp, Cảnh sát Vũ trang dần được sử dụng thường xuyên. Khi quyền lực của PLAC trở nên lấn át, nó thậm chí còn hoàn toàn bất chấp luật pháp.
Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc chuẩn bị xe tải trong một buổi lễ 'biểu dương lực lượng' tại Urumqi vào ngày 29 tháng 6, năm 2013. Chính quyền Trung Quốc đang xem xét ban hành luật để ngăn chặn rò rỉ thông tin quân sự. (MARK Ralston / AFP / Getty Images)
Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc chuẩn bị xe tải trong một buổi lễ ‘biểu dương lực lượng’ tại Urumqi vào ngày 29 tháng 6, năm 2013. Chính quyền Trung Quốc đang xem xét ban hành luật để ngăn chặn rò rỉ thông tin quân sự. (MARK Ralston / AFP / Getty Images)
Trong khi các tù nhân lương tâm đang chết dần chết mòn trong tù hoặc chờ đợi bị mổ sống để lấy đi nội tạng, mạng lưới lợi ích chính trị của Giang được mở rộng cả về phạm vi lẫn sự giàu có. Cùng những đồng minh quyền lực ở mọi lĩnh vực trong Đảng, chính phủ, quân đội và các công ty quốc doanh, phe cánh của Giang trở nên cực kỳ tham nhũng. Chênh lệch thu nhập gia tăng và một lượng lớn tài sản bị phung phí vào các dự án phù phiếm.

Vòng tròn nhân quả

Nhưng phe cánh này không thể cứ tồn tại mãi. Khi Giang Trạch Dân rời khỏi cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản năm 2002, Hồ Cẩm Đào thay thế ông ta. Ông Hồ tỏ ra không mấy độc lập khi lãnh đạo – phe cánh của Giang Trạch Dân mới năm quyền thực sự. Năm 2010, ông Hồ Cẩm Đào cũng đến lúc phải bước xuống.
(Từ trái sang phải) Chu Vĩnh Khang, Thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, năm 2007; Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, tháng 3 năm 2011; nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại cuộc gặp với các lãnh đạo EU tại “ Đại lễ đường Nhân dân” ở Bắc Kinh ngày 15 tháng 2 ( Từ trái sang phải: Teh Eng Koon/AFP/Getty Images, Feng Li/Getty Images, and How Hwee Young/AFP/Getty Images)
(Từ trái sang phải) Chu Vĩnh Khang, Thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, năm 2007; Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, tháng 3 năm 2011; nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại cuộc gặp với các lãnh đạo EU tại “ Đại lễ đường Nhân dân” ở Bắc Kinh ngày 15 tháng 2 ( Từ trái sang phải: Teh Eng Koon/AFP/Getty Images, Feng Li/Getty Images, and How Hwee Young/AFP/Getty Images)
Thỏa hiệp với những lãnh đạo còn lại của Đảng, phe cánh của Giang dường như chấp nhận sự thay thế của ông Tập Cận Bình, giữ quyền lực tạm thời của một tổng bí thư, nhưng với ý định sẽ loại bỏ ông Tập say đó và ủng hộ Bạc Hy Lai, con trai của đồng minh đã chết của ông Giang là Bạc Nhất Ba . Người ủng hộ chủ chốt của âm mưu đảo chính này là Chu Vĩnh Khang, giám đốc của PLAC kể từ năm 2007.
Cuộc đảo chính chưa từng xảy ra. Kế hoạch của ông Bạc và ông Chu đã bị đổ vỡ vì vụ bê bối của Vương Lập Quân, và ông Tập Cận Bình chớp lấy cơ hội phản công. Vào năm 2013, Bạc Hy Lai bị tuyên án tù chung thân, và một chiến dịch chống tham nhũng quy mô được  cơ quan kỷ luật của Đảng Cộng sản (một tổ chức Kiều Thạch từng đứng đầu) tiến hành nhằm triệt tiêu chế độ quan liêu chính trường Trung Quốc, thanh trừng những người ủng hộ Giang Trạch Dân trong thời gian qua.
Sau vụ bắt giữ và xét xử Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và các thành viên cao cấp khác của phe Giang Trạch Dân cũng đã bị bắt giữ và điều tra, chủ yếu là cáo buộc về tội phạm kinh tế. Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã chết trong tù, và Lý Đông Sinh, một những người đứng đầu bộ máy tuyền truyền của Giang và là một người nắm vai trò quan trọng trong chiến dịch chống lại Pháp Luân Công của Giang, cũng đã bị cách chức.
Vào ngày 11 tháng 6 năm 2015, tòa án xét xử Chu Vĩnh Khang, tuyên ông ta tù chung thân vì tội tham nhũng và tiết lộ bí mật nhà nước.
Ông Chu đã chứng kiến bộ máy an ninh trở thành một cơ quan có quyền lực tuyệt đối dưới thời Giang Trạch Dân, theo nhiều cách ông ta là xương sống của phe phái này từ năm 2007. Với sự sụp đổ của Chu, vị thế của Giang Trạch Dân – một cựu lãnh đạo Đảng 88 tuổi – đã mất.
Việc tuyên án Chu có lẽ chỉ là một bước thủ tục trong quá trình tước bỏ quyền lực đã diễn ra từ ba năm trước, bắt đầu vào năm 2012, nhưng với Kiều Thạch, người đã nghỉ hưu 18 năm qua và chứng kiến kẻ thù của mình giày xéo đất nước, đây có lẽ là một lời an ủi phù hợp trước khi ông qua đời.
Cùng sự nghiên cứu của Frank Fang.

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè